-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ - Kinh tế chính trị Mác Lênin (SSH1121) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ - Kinh tế chính trị Mác Lênin (SSH1121) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lenin (BK)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44729304
*Chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ
- Kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua
bán chịu và do đó, xuất hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền. Thực hiện
chức năng này, tiền được dùng để chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã
hoàn thành. Ví dụ: trả tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế…
Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản
xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền, hoặc chưa có đủ tiền. Đồng thời,
khi chức năng này càng được thực hiện rộng rãi thì khả năng khủng hoảng cũng sẽ
tăng lên, vì chỉ cần một khâu nào đó trong hệ thống thanh toán không thực hiện được
sẽ làm cho toàn bộ sợi dây chuyền thanh toán bị phá vỡ. Trong quá trình thực hiện
chức năng phương tiện thanh toán, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thức
thanh toán mới không cần tiền mặt (vàng, bạc, đồng,…) như: Ký sổ, séc, chuyển
khoản, thẻ điện tử (card)…
VD: Trong một nền kinh tế ko có một chuẩn mực đo giá trị chung (ví dụ như là tiền)
thì một giao dịch thành công giưa 2 vật đòi hỏi các nhu cầu trao đổi phải phù hợp
với nhau. Một người nông dân muốn bán ngũ cốc và cần dụng cụ. Một thợ thủ công
muốn đổi dụng cụ để lấy thịt. Giữa 2 người này sẽ không bao giờ có một cuộc mua
bán trao đổi vì ý định bán của người nông dân không phù hợp với ý định mua của
người thợ thủ công. Cả hai người có thể phải tìm kiếm rất lâu cho đến khi gặp được
một người có ý định giao dịch phù hợp.
Nhờ vào chức năng thanh toán của tiền =>Người nông dân có thể bán ngũ cốc
cho một người thứ ba và dùng tiền thu được dể đổi lấy dụng cụ của người thợ thủ
công. Người thợ thủ công có thể dùng tiền thu được để mua thịt tại một người thứ tư.