Chứng minh vai trò phương pháp luận của triết học Mác – Lênin trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
Chứng minh vai trò phương pháp luận của triết học Mác – Lênin trong nhận thức và hoạt động thực tiễn học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chứng minh vai trò phương pháp luận của triết học Mác – Lênin trong nhận thức và hoạt động thực tiễn? Bài làm I. Phương pháp luận: 1. Khái niệm:
- Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát chỉ đạo
chủ thể trong việc xác định phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả
năng áp dụng chúng một cách hợp lý, có hiệu quả tối đa.
2. Các cấp độ của phương pháp luận của triết học:
- Phương pháp luận ngành: là phương pháp luận sử dụng cho từng ngành khoa học cụ thể.
- Phương pháp luận chung: là phương pháp luận được sử dụng chung cho một nhóm
ngành có đặc điểm chung và mối liên hệ chung có cơ sở để áp dụng.
- Phương pháp luận chung nhất: là phương pháp luận khái quát các quan điểm, nguyên
tắc chung nhất. Phương pháp luận này được sử dụng cho các phương pháp luận
chung, phương pháp luận cho tất cả các ngành khoa học và được các phương pháp cụ thể sử dụng
3. Vai trò của phương pháp luận: -
Phương pháp luận có chức năng định hướng con người, gợi mở cho hoạt động
nhận thức và thực tiễn, còn phương pháp là cách thức, thao tác hoạt động cụ thể mà chủ
thể phải tuân thủ và thực hiện nhằm đạt được kết quả nhất định. -
Phương pháp luận đóng vai trò định hướng trong quá trình tìm tòi, lựa chọn, vận
dụng phương pháp, định hướng, gợi mở trong phương pháp luận là nó đưa ra những quan
điểm, nguyên tắc chỉ đạo để chúng ta tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng phương pháp. II.
Phương pháp luận Mác- Lênin:
1. Khái niệm: Phương pháp luận Mác- Lênin thuộc thể loại phương pháp luận
chung nhất và là phương pháp luận duy vật biện chứng.
2. Những vấn đề cơ bản của triết học Mác- Lênin:
- Những vấn đề cơ bản của phương pháp luận triết học Mác Lê nin bao gồm 2 nguyên
lý, 6 cặp phạm trù, 3 quy luật và những quan điểm, nguyên tắc được rút ra, gồm có:
toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
- Phương pháp luận này muốn xác lập ở người học thể hiện ở chỗ người học phải nắm
được hai nguyên lý đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến (trong thế giới này sự vật
hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa cái riêng – cái
chung, nguyên nhân – kết quả, con người phải nhận thức sự vật, hiện tượng trong mối
liên hệ phổ biến) và nguyên lý về sự phát triển (vì khi nhận thức sự vật, hiện tượng
trong mối liên hệ phổ biến còn phải nhận thức trong sự chuyển đổi, chuyển hóa, phát
triển, biến đổi không ngừng). Nếu chúng ta không nhận thức thông qua hai nguyên lý
đó chúng ta sẽ đi vào quan điểm sai lầm.
- Thông qua hai nguyên lý trên, hình thành nên các nguyên tắc, quan điểm, chỉ đạo
chúng ta trong hoạt động nhận thức và thực tiễn đó là nguyên tắc toàn diện. Nếu
chúng ta vi phạm nguyên tắc toàn diện, sẽ rơi vào quan điểm đối lập, quan điểm sai
lầm và đó là rơi vào phiến diện trong đánh giá.
- Phương pháp luận biện chứng duy vật trang bị cho chúng ta nguyên tắc, quan điểm
chỉ đạo là chúng ta phải nhìn nhận sự vật, hiện tượng thông qua nguyên lý, quy luật
phạm trù, phải tuân thủ nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện. III.
Chức năng phương pháp luận của triết học Mác- Lênin trong nhận thức và thực tiễn:
1. Chức năng phương pháp luận của triết học Mác- Lênin trong nhận thức: Trong nhận thức khoa học:
- Phép biện chứng duy vật trở thành cơ sở của thế giới quan và phương pháp luận khoa
học, vì nó là một hệ thống lý luận phản ánh những mối liên hệ, những quá trình biến
đổi của bản thân thế giới hiện thực, căn cứ vào những kết quả khoa học đã được đúc
kết, kết hợp với sự tổng kết, khái quát thực tiễn hoạt động của con người.
- - Ví dụ: Phương pháp luận Mác- Lênin phủ nhận sự tạo ra thế giới của Chúa Trời
hay các thế lực tâm linh khác, thay vào đó nó khẳng định Trái Đất được tạo thành từ
các đám mây bụi khổng lồ được tích tụ lại với nhau do tác động của trọng lực cách đây khoảng 4,6 tỉ năm.
Trong nhận thức xã hội:
- Nhận thức xã hội: Phép biện chứng duy vật không chỉ là một lý luận khoa học cho
phép phản ánh đúng đắn các sự vật, hiện tượng, nó còn là một công cụ sắc bén để mổ
xẻ, phân tích các vấn đề xã hội và tìm ra các giải pháp thích hợp cho từng giai đoạn
phát triển lịch sử cụ thể.
- Ví dụ: Phương pháp luận của triết học Mác- Lenin chỉ ra sự vận động, phát triển theo
thời gian của các kiểu Nhà nước với 4 kiểu nhà nước phát triển từ thấp đến cao là
Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, nhà nước tư bản và nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Cùng với đó là 5 loại hình xã hội được hình thành trong suốt quá trình phát
triển của xã hội loài người lần lượt từ thuở sơ khai là: xã hội cộng sản nguyên thủy,
xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội xã hội chủ nghĩa.
2. Chức năng của phương pháp luận cảu triết học Mác- Lênin trong thực tiễn:
- Phương pháp luận của Mác Lênin đã đem đến hệ thống những nguyên tắc phương
pháp luận chung nhất cho hoạt động thực tiễn.
- Những vấn đề do cuộc sống, do hoạt động thực tiễn đặt ra bao giờ cũng là những vấn
đề hết sức cụ thể, nhưng để giải quyết những vấn đề ấy một cách có hiệu quả thì
không ai có thể lảng tránh việc giải quyết những vấn đề chung có liên quan.
- Thiếu cơ sở lý luận đúng đắn, người ta sẽ luôn phải hành động trong tình trạng mò
mẫm và các chính sách sẽ không tránh khỏi rơi vào trạng thái tùy tiện. → Việc nghiên
cứu và giải quyết các vấn đề triết học do thực tiễn cuộc sống đặt ra không phải là một
việc làm vô ích mà chính là sự đóng góp thiết thực vào giải quyết những vấn đề rất
thiết thực, cụ thể, bức bách của cuộc sống.
- VD1: Kết luận của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng: “lực lượng sản
xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi
quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất”
—> đây chính là cơ sở cho việc xác định hàng loạt chính sách mới, đúng đắn
hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. - VD2: Xu thế toàn cầu hóa:...