Chương 1 Quản trị học đại cương - Các bài tập tình huống | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chương 1 Quản trị học đại cương - Các bài tập tình huống | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Preview text:
Họ và tên: TRỊNH BẢO NGỌC
CHƯƠNG 1 QUẢN TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG MSSV: 20181680
CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Yêu cầu: Các anh/chị làm các bài tập tình huống sau và nộp lại cho giảng viên trên hệ thống Microsoft Teams. Chú ý:
- Đây là các bài tập nhằm giúp sinh viên ôn lại và vận dụng các kiến thức đã học vào các tình huống đã học, cho giảng viên biết sinh viên nắm bắt bài học ra sao, ý
thức học tập thế nào. Do vậy, sinh viên có ý thức tự giác, chủ động làm bài với năng lực học tập cao nhất của bản thân thay vì tìm tòi các bài giải để copy hoặc sử
dụng bài làm của người khác. Sinh viên phải nêu được phần kiến thức liên quan để giải thích, lý luận cho việc giải quyết vấn đề.
- Hình thức trình bày: Sinh viên trình bày đúng thể thức văn bản hành chính được quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư ngày 05/3/2020 (Khổ
trang: A4; Cách lề trái 2,5 - 3 cm, cách lề phải 2 - 2,5 cm, cách mép trên, cách mép dưới 2 - 2,5 cm; căn đoạn: Justify; căn dòng…).
BÀI TẬP 1: THẾ NÀO LÀ QUẢN TRỊ
Tại một đợt tập huấn cho giám đốc bệnh viện trực thuộc sở y tế thành phố X, một giáo sư quản
trị được mời đến để trình bày một số vấn đề căn bản trong việc quản trị ở các tổ chức. Bài báo
cáo của giáo sư kéo dài gần hai ngày, ông đó trình bày những khía cạnh cơ bản như: mục tiêu
của quản trị, các kỹ thuật quản trị, các chức năng cơ bản của quản trị, ngoài ra vị giáo sư cũng
giới thiệu một số xu hướng mới trong quản trị hiện nay trên thế giới.
Sau khi bài báo cáo của giáo sư kết thúc, bác sỹ Nguyễn Văn Hùng là học viên của lớp học, hiện
tại ông giữ chức Giám đốc bệnh viện A, có một phát biểu như sau : ‘‘Thưa giáo sư, chúng tôi rất
thú vị về những gì mà ngài nói và thậm chí trong đó có một số nội dung tri thức rộng lớn. Nhưng
thưa ngài những vấn đề mà ngài nói chỉ thực sự cần cho các tổ chức kinh doanh, ở đây chúng
tôi là bệnh viện. Mục tiêu của chúng tôi là cứu người và điều mà chúng tôi quan tâm là cần có
bác sĩ giỏi về chuyên môn và những phương tiện thiết bị hiện đại, những vấn đề mà ngài nói
không cần đối với chúng tôi ’’. Câu hỏi:
1/ Anh (chị) đánh giá thế nào về ý kiến của ông Hùng?
2/ Nếu anh (chị) là vị giáo sư, anh chị sẽ trả lời ông Hùng như thế nào? Bài làm
1/ Ý kiếm của ông Hùng thể hiện việc ông chưa hiểu được thế nào là quản trị và ảnh
hưởng của quản trị đối với một tập thể, cụ thể ở đây là cả một bệnh viện trực thuộc sở y tế thành phố.
2/ Ở vị trí của vị giáo sư, em sẽ thông qua khái niệm của quản trị ứng dụng vào thực tế
công việc của các bệnh viện để giải thích cho ông Hùng:
Khái niệm quản trị: Quản trị là tiến trình làm việc với và thông qua người khác để đạt
được các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trọng tâm của tiến trình này là
phải đạt được kết quả và có hiệu quả trong khi phải sử dụng các nguồn lực bị giới hạn.
Đối với bệnh viện của ông Hùng:
- Các bác sĩ và nhân viên duy trì hoạt động của bệnh viện với những công việc khác nhau
nhưng đều hưới sự chỉ đạo và thông qua của ông Hùng (giám đốc bệnh viện).
- Mỗi bác sĩ, y tá, nhân viên đều có nhiệm vụ và chức năng cụ thể, làm việc với mục tiêu
chung là tạo một môi trường tốt nhất để khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.
- Môi trường làm việc của bệnh viện là một môi trường nhiều biến động với các bệnh
nhân có thể nhập viện trong bất kỳ thời điểm nào với bất kỳ lý do gì, không thể lường trước
được. Và vấn đề bệnh dịch, giá cả, vật lực, nguồn máu bổ sung, các loại virus mới, thuốc mới, …
tất cả đều cực kỳ biến động.
- Nguồn nhân lực, vật lực, trang bị và vật phẩm y tế dự trữ, giường bệnh của tất cả các
bệnh viện nhìn chung đều chỉ có giới hạn. Việc điều tiết bệnh nhân, trường hợp cần ưu tiên hay ít
được ưu tiên hơn rõ ràng cần đến tư duy quản trị.
Như vậy việc làm giám đốc của một bệnh viện chính là tham gia một hoạt động quản trị.
Hơn nữa, hoạt động quản trị này còn cần kĩ năng cao hơn quản trị doanh nghiệp do vấn đề thành
bại liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con người. Tóm lại, hiểu hơn về quản trị học là
điều vô cùng cần thiết đối với các giám đốc bệnh viện như ông Hùng. BÀI TẬP 2:
Hiệu sách của ông Nam là một hiệu sách duy nhất ở thị xã A – một thị xã đang trong giai đoạn
phát triển. Việc bán sách đó mang lại cho ông lợi nhuận, tuy không nhiều lắm nhưng ổn định.
Cách đây vài tháng, một công ty phát hành sách có tiếng trong nước đă khai trương một hiệu
sách đối diện với hiệu sách ông Nam. Thoạt đầu, ông Nam không lo lắng gì mấy vì ông cảm thấy
có thể tiếp tục cạnh tranh. Nhưng rồi hiệu sách mới bắt đầu bán nhiều tựa sách với giá giảm và
cũng khuyến mãi cho các khách quen. Mặc dù có cố gắng hết sức, nhưng trong một thời gian
ngắn hiệu sách của ông cũn chỉ đạt được nửa doanh thu so với trước. Sau gần 6 tháng, do doanh
thu tương đối thấp không đủ để trang trải chi phí, nên ông Nam đó phải quyết định đóng cửa hiệu sách của mình? Câu hỏi:
1/ Theo anh (chị) nguyên nhân nào dẫn đến việc ông Nam phải đóng cửa hiệu sách?
2/ Nếu anh (chị) là chủ hiệu sách, anh (chị) sẽ làm gì để hiệu sách tồn tại và phát triển? Bài làm
1/ Nguyên nhân chính dẫn đến việc đóng cửa hiệu sách của ông Nam là do không cạnh
tranh được với hiệu sách mới. Chính xác hơn là ông không có bất kì động thài hay kế hoạch nào
để tiến hành cạch tranh khi hiệu sách mới xuất hiện và liên tục tung ra các chiêu bài lôi kéo và
giữ chân khách hàng như việc giảm giá và ưu đãi đối với khách quen.
2/ Để hiệu sách tồn tại và phát triển, câng có 1 kế hoạch cạnh tranh hợp lý: -
Mục tiêu của kế hoạch tất nhiên là duy trì hoạt động và cạnh tranh lâu dài với hiệu sách mới mở. - Phân tích thực trạng:
+ Hiệu sách của ông Nam từ trước là một hiệu sách duy nhất ở thị xã do vậy ông đã
có một lượng lớn khách hàng biết đến và có thể có cả khách quen. Do vậy ưu tiên đầu
tiên là cần có những hoạt động giữ chân những khách hàng ấy.
+Hiệu sách của ông An đặt tại một thị xã đang phát triển, đối tượng khách hàng rất đa
dạng, bao gồm cả những tầng lớp có điều kiện kinh tế và những người có ít điều kiện
hơn, gồm cả học sinh và sinh viên.
+ Hiệu sách mới mở là của một công ty phát hành sách, như vậy đối thủ có nguồn
hàng ổn định và nguồn vốn dồi dào hơn một hiệu sách tư nhân, chưa kể có thể nắm
ưu thế độc quyền cho những đầu sách mới xuất bản của công ty phát hành này. - Nội dung kế hoạch:
+ Triển khai các chương trình ưu đãi khách quen để giữ chân lượng khách quen trước đây.
+ Thay vì cùng kinh doanh sách mới với một đối thủ áp đảo hoàn toàn về nguồn lực
như đã phân tích ở trên, ông Nam có thể kinh doanh theo hướng mua bán và trao đổi
sách cũ và ăn chênh lệch. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi có thể tiếp cận tất cả các
tập khách hàng đã kể trên, những người không có điều kiện để mua sách mới nhưng
vẫn muốn đọc sách – đây là những đối tượng khách hàng khó có thể sử dụng dịch vụ
của cửa hàng sách mới khai trương kia. Thêm vào đó, việc thu mua lại sách cũ của
mọi người trong khu vực, bao gồm cả những khách hàng của hiệu sách mới, sẽ giúp
hiệu sách của ông Nam sở hữu được đa dạng những đầu sách, bao gồm cả những đầu
sách độc quyền của đối thủ mà không cần bỏ ra quá nhiều vốn.
BÀI TẬP 3: Đặng Lê Nguyên Vũ - Tôi chiến đấu vì thương hiệu Việt
Xuất thân là một sinh viên y khoa nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ khoái cà phê hơn cầm dao mổ.
Năm 1996, Vũ tự làm ra những gói cà phê và tự bán. Tám năm sau, Vũ tự tạo ra việc làm cho gần 15.000 nhân công.
Vượt qua nhiều ứng viên khác trong nước, Đặng Lê Nguyên Vũ được Hiệp hội Các nhà doanh
nghiệp trẻ Asean chọn là nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất Asean. Đây là một danh hiệu được
trao năm năm một lần cho những doanh nhân có thành tích kinh doanh xuất sắc, đóng góp nhiều
cho xã hội. Và trên thương trường, cái tên này cũng luôn gắn với hình ảnh một nhà quản trị đầy bản lĩnh.
Vào thời điểm hiện tại, Trung Nguyên đã và đang tạo cho mình một vị thế cách biệt với các hãng
cà phê trong nước. Nhưng không bằng lòng với điều đó, nhà quản trị trẻ đầy bản lĩnh này còn thể
hiện sự quyết tâm cạnh tranh với đối thủ nước ngoài. Trung Nguyên đã thể hiện được sức mạnh
của mình trong một “cuộc chiến” với một “đại gia” nuớc ngoài vốn khuynh đảo thị phần đóng
gói ở Việt Nam – một cuộc chiến mà theo Vũ là không hề giấu giếm. Và chỉ với một thời gian
ngắn thôi, sản phẩm G7 của Trung Nguyên đã làm cho họ có khó khăn.
Thành công của G7 ngày nay là một điều không tầm ai phủ nhận được, ấy vậy mà không mấy ai
biết rằng khi bắt đầu “cuộc chiến” với những tập đoàn đa quốc gia, Đặng Lê Nguyên Vũ mời hai công ty quảng cáo tới.
Khi nghe Vũ trình bày ý định, một người nói “Gậy vông mà đòi chơi với xe tăng, thiết giáp!”
Người kia kể: “ở nhà tôi có nuôi hồ cá. Thả miếng bánh vào, con cá lớn táp trước. Những mẩu
bánh vụn vung vãi dành cho lũ cá nhỏ”.
Nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ không chấp nhận sự khiếp nhược đó.
“Tại sao tôi không thắng một kẻ mạnh hơn tôi ngay trên đất nước mình? Mục tiêu của chúng tôi
đầy tham vọng: không chỉ chiếm thị phần mà đánh bại “đại gia” đó tại Việt Nam trước đã. Đã
đến lúc chủ động “chơi” chứ không đợi người ta “đánh” rồi mới loay hoay phản kích”
“Đứng lên “chơi” với những tập đoàn đa quốc gia. Tại sao không?”
Đúng là khí phách của một doanh nhân trẻ đất Việt- nhanh nhạy, sáng tạo và tràn đầy niềm tin chiến thắng! Câu hỏi:
1/ Những phẩm chất nhà quản trị nào bạn nhận thấy ở Đặng Lê Nguyên Vũ qua câu chuyện nhỏ
này? Đó có phải là phẩm chất cần có hàng đầu đối với Nhà Quản Trị không?
2/ Một vài nhận xét của bạn về thê hệ “Nhà quản trị trẻ tuổi Việt Nam” hiện nay? Theo bạn, đâu
là “lợi thế so sánh” của họ?
3/ Để trở thành “Nhà quản trị” thành công trong tương lai, bản thân bạn cần tích luỹ những “hành trang” gì? Bài làm
1/ Phẩm chất nhà quản trị của Đặng Lê Nguyên Vũ thể hiện ở câu chuyện này là việc
dám đặt mục tiêu lớn và nhìn nhận môi trường một cách toàn diện, biết sử dụng lợi thế so sánh.
Mục tiêu được đặt ra không hề viển vông hay quá xa vời. Khi đa phần các nhà quản trị thời đó
( đại diện ở đây là 2 công ty quảng cáo) chỉ biết nhìn vào điểm yếu của mình thì Đặng Lê
Nguyên Vũ đã biết phân tích tình hình và dựa vào điểm mạnh để đặt mục tiêu. Cụ thể: Các công
ty quảng cáo luôn coi các tập đoàn đa quốc gia như “ xe tăng, thiết giáp, con cá lớn” còn các
doanh nghiệp Việt Nam chỉ là những “Con cá nhỏ, gậy tầm vông”. Rõ ràng họ chỉ nhìn vào điểm
mạnh về lợi thế kinh tế và quy mô của các tập đoàn trên. Còn Đặng Lê Nguyên Vũ đã chỉ ra một
lợi thế cơ bản nhất, đó là lợi thế sân nhà, lợi thế về thị trường tiêu thụ và nguyên liệu, yếu tố
nhiều khi quyết định thành bại của các cuộc cạnh tranh. Điều đó cho thấy Đặng Lê Nguyên Vũ
có cái nhìn xa hơn và rộng hơn rất nhiều so với các nhà quản trị đương thời.
2/ Hiện nay, các nhà quản trị trẻ Việt Nam đã nhạy bén hơn trong việc sử dụng lợi thế so
sánh, cụ thể là lợi thế sân nhà và lợi thế về nguồn thông tin để hoạch định các mục tiêu, chiến
lược cho bản thân và tập thể mà họ lãnh đạo. Ngoài ra, việc phân tích môi trường và tiếp cận các
nguồn lực, các công nghệ kỹ thuật mới của người trẻ ngày nay cũng nhanh hơn và tốt hơn rất
nhiều. Nhiều người trẻ đã dám đặt mục tiêu, lập kế hoạch và theo đuổi mục tiêu của mình từ rất
sớm. Một lợi thế nữa của các nhà quản trị trẻ tuổi Việt Nam hiện nay là họ được hỗ trợ, ủng hộ
rất nhiều từ chính nhủ, các tập đoàn lớn và các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp; họ được đào tạo và
dễ dàng tiếp cận với các chương trình đào tạo phục vụ cho mục tiêu của họ. Vì vậy có rất nhiều
người đã đạt được thành công khi còn rất trẻ.
3/ Để trở thành một nhà quản trị thành công trong tương lai, đầu tiên cần có một tư duy
quản trị tốt với những kỹ năng cơ bản của một nhà quản trị; Trong thời buổi hội nhập hiện nay,
ngoại ngữ là một hành trang quan trọng. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sử dụng, vận
dụng công nghệ thông tin cũng là những hành trang cần thiết cho một nhà quản trị hiện đại. Bên
cạnh đó, khi đã có mục tiêu và định hướng rõ ràng, cần trau dồi thêm kiến thức hỗ trợ cho mục tiêu ấy.