-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (ĐHCN) 27 tài liệu
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội 262 tài liệu
Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (ĐHCN) 27 tài liệu
Trường: Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội 262 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐỘC LẬP DÂN TỘC & CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
a. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con
đường Cách mạng vô sản
- HCM đã căn cứ vào lý luận và thực tiễn để rút ra được luận điểm này.
+ Điều đó thể hiện việc Người đã rút ra được bài học thất bại từ
các con đường cứu nước của cha ông. Như chúng ta đã biết khi
thực dân Pháp xâm lược VN thì chúng đã đối diện với nhiều cuộc
đtranh gpdt, những phong trào yêu nước của dt VN. Bản thân cha
ông chúng ta thì đã sử dụng nhiều con đường gắn với những
khuynh hướng chính trị khác nhau, những vũ khí tư tưởng khác
nhau. Tất cả các phong trào cứu nước của cha ông chúng ta diễn ra
vô cùng anh dũng nhưng cuối cùng vẫn bị thực dân Pháp dìm trong
biển máu => khủng khoảng về đường lối cứu nước của giai cấp
lãnh đạo VN ở đầu thế kỷ XX => con đường cứu nước mới
+ Điểm thứ hai mà chúng ta thấy là các cuộc CM dân chủ tư sản
theo qđ của NAQ là không triệt để cách mạng. Chúng ta đều biết
trong khoảng 10 năm Người đã kết hợp tìm hiểu lý luận và khảo sát
thực tiễn ở 3 nước tư bản phát triển lúc bấy giờ: Anh – Pháp – Mỹ
để xem đời sống của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân
lao động ntn. Người nhận ra rằng CM Pháp & CM Mỹ là không
đến nơi. Mang tiếng là “cộng hòa” & “dân chủ” nhưng trong thì
đàn áp “công – nông” ngoài thì áp bức thuộc địa chính vì lẽ đó mà HCM đã để cho
CM VM không đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản
+ HCM đã nghiên cứu học thuyết Mác – Lenin & CM T10 Nga để
tìm ra con đường gpdt. Chúng ta đều biết cuộc CM T10 Nga không
chỉ là cuộc CM vô sản mà còn là cuộc CM gpdt – là tấm gương
sáng cho các nước thuộc địa đứng lên chống đế quốc. Người kđ
rằng muốn cứu nước không có con đường nào khác ngoài con
đường Cách mạng vô sản & chỉ có CNXH – CNCS mới gp được
các dt bị áp bức và những người lđ thoát khỏi ách nô lệ.
b. Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam,
muốn thắng lợi phải do Đảng cộng sản lãnh đạo
- Chúng ta đã học trong CNXH Mác – Lênin và biết được rằng giai
cấp công nhân chỉ có thể thực hiện sứ mệnh lịch sử khi họ phát huy
đc vai trò của nhân tố chủ quan đặc biệt phải tổ chức ra chính đảng
cách mạng và đảng chân chính nhất của gc công nhân chính là
Đảng cộng sản. NAQ đã vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào đk
cụ thể của VN để lãnh đạo Cách mạng GPDT. Sự ra đời của
ĐCSVN + đường lối CM của ĐCSVN đã đưa dt VN từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác. 1930.../1945.../1954.../1975.../ >1975: quá độ lên CNXH...
- ĐCSVN là người duy nhất lãnh đạo Cách mạng Việt nam – là đội
tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam
=> Theo tư tưởng HCM, muốn đưa dt VN lên CNXH và tiến lên
CNCS thì ĐCSVN phải vai trò lãnh đạo duy nhất
c. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết
dân tộc, lấy liên minh công – nông làm nền tảng
- Cm gpdt là sự nghiệp của toàn thể dt không phải của 1 – 2 người.
Qđ “lấy dân làm gốc” xuyên suốt trong qt chỉ đạo, lạnh đạo CM
của Người. Theo Người “Có dân là có tất cả” – “Dễ trăm lần không
dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Và theo Triết học
Mác – Lênin thì CM là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, quần
chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử =>Chính vì thế mà
cm gpdt chính là sự nghiệp của toàn dân
- Lực lượng của cuộc cm với nòng cốt ở đây chính là giai cấp công
– nông. Các giai cấp tầng lớp: sĩ – nông – công – thương – binh
đều đồng lòng chống lại pk & thực dân
- Vấn đề “đại đoàn kết toàn dân tộc” là vấn đề chiến lược của cuộc
cm, qđ sự thắng hay bại của cuộc cm
d. Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động , sáng tạo, có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
- CM gpdt cần được chủ động sáng tạo: cm gp nhân dân thuộc địa
chỉ có thể thực hiện được bằng việc tự giải phóng. Đây chính là tinh
thần tự chủ, tự lực CM của cuộc cm gp dt thuộc địa. người cho rằng
sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng nhưng không được ỷ lại, mong chờ sự giúp đỡ
- CM gpdt có khả năng giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc:
+ Chúng ta biết rằng khi CNTB => CNĐQ thì kinh tế hàng hóa
phát triển mạnh đặt ra yêu cầu bức thiết về hàng hóa thị trường. Đó
chính là nguyên nhân sâu xa của tư bản, biến các nước thành thuộc
địa, phụ thuộc vào CNĐQ.
+ HCM chỉ ra rằng cm thuộc địa không những k phụ thuộc vào cm
vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước với những cơ sở sau:
* thuộc địa có vị trí đặc biệt qt vs CNĐQ, là nơi duy trì sự tồn tại và pt của CNĐQ
* tinh thầm đấu tranh cm hết sức quyết liệt của dt thuộc địa mà theo
Bác nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một lực lượng khổng lồ
khi được tập hợp, hướng dẫn & giác ngộ cách mạng.
e. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương
pháp bạo lực cách mạng
- Tính tất yếu của bạo lực cách mạng
+ Là bạo lực của quần chúng nd
+ Kết hợp lực lượng chịnh trị của quần chúng với lực lượng vũ trang nhân dân
- Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó với tư tưởng hòa bình
- Hình thái của bạo lực CM theo tư tưởng HCM