-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chương 4 Giải Phẫu Và Sinh Lý Hệ Hô Hấp | Đại học Y dược Huế
Hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Trong đó có việc vận chuyển khí O2 từ không khí tới các tế bào của cơ thể và vận chuyển ngược lại khí CO2 từ các tế bào của cơ thể ra môi trường bên ngoài.. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Giải phẫu (DHY) 15 tài liệu
Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Chương 4 Giải Phẫu Và Sinh Lý Hệ Hô Hấp | Đại học Y dược Huế
Hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Trong đó có việc vận chuyển khí O2 từ không khí tới các tế bào của cơ thể và vận chuyển ngược lại khí CO2 từ các tế bào của cơ thể ra môi trường bên ngoài.. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Giải phẫu (DHY) 15 tài liệu
Trường: Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Y dược Huế
Preview text:
Chương 4
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỆ HÔ HẤP
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ HÔ HẤP
• Hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Trong đó có việc vận
chuyển khí O từ không khí tới các tế bào của cơ thể và vận chuyển ngược lại khí từ các tế bào 2 CO2
của cơ thể ra môi trường bên ngoài. Các tế bào cần cung cấp oxy (oxygen) để oxy hóa chất dinh
dưỡng, tạo thân nhiệt và năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống. Như vậy bản chất của quá
trình hô hấp là những quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong tế bào để chuyển dạng năng lượng
tích trữ trong các chất dinh dưỡng thành ATP – năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động. .
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ HÔ HẤP
Sự tiến hóa của hệ hô hấp
• Ở các động vật đơn bào và đa bào bâc thấp không khí được trao đổi trực tiếp qua màng tế bào.
Hô hấp trực tiếp qua màng tế bào
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ HÔ HẤP
• Ở động vật đa bào bậc cao đã hình thành cơ quan chuyên hóa cho việc trao đổi khí (cơ quan hô hấp).
Cơ quan hô hấp phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và thích nghi với môi trường sống. Hô hấp bằng mang Hô hấp bằng khí quản Hô hấp bằng phổi và da
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ HÔ HẤP
Hô hấp bằng phổi và các túi khí Hô hấp bằng phổi
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ HÔ HẤP Hệ hô hấp của người
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ HÔ HẤP
Chức năng của hệ hô hấp ĐIỀU HÒA pH MÁU TRAO ĐỔI KHÍ PHÁT ÂM CHỨC NĂNG HỆ HÔ HẤP BẢO VỆ KHỨU GIÁC
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ HÔ HẤP
• Chức năng trao đổi khí: Hệ hô hấp đưa O từ không khí vào máu và CO từ máu ra không 2 2
khí. Hệ tuần hoàn vận chuyển O từ phổi đến các tế bào và CO từ các tb của cơ thể đến 2 2
phổi như vậy chức năng TĐK thực hiện được là nhờ sự phối hợp giữa hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.
• Điều hòa độ pH máu: Hệ hô hấp có thể làm thay đổi pH máu bằng cách thay đổi hàm lượng CO trong máu. 2
• Chức năng phát âm: sự chuyển động của không khí qua các nếp gấp thanh quản đã tạo ra âm thanh và lời nói.
• Chức năng khứu giác: khoang mũi có nhiều tế bào thụ cảm khứu giác thực hiện chức năng
cảm nhận mùi từ thức ăn và không khí.
• Chức năng bảo vệ: Hệ hô hấp bảo vệ cơ thể chống lại một số vsv khi chúng xâm nhập vào
cơ thể bằng cách đưa chúng ra khỏi bề mặt cơ quan hô hấp.
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ HÔ HẤP HỆ HÔ HẤP Khoang mũi Hầu ĐƯỜNG DẪN PHỔI CÁC CƠ Thanh quản KHÍ QUAN HỖ (khoang mũi, TRỢ HÔ HẤP Khí quản hầu,
(cơ hoành, các thanh quản, khí cơ vùng ngực Phế quản quản, phế và thành quản) bụng) Phổi
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ HÔ HẤP 1. Đường dẫn khí Khoang mũi •
Khoang mũi kéo dào từ 2 lỗ mũi trước đến lỗ mũi sau. Lỗ mũi sau thông
với hầu ở phía dưới, đồng thời thông với 2 tai bởi 2 vòi Eustache. •
Phía trên khoang mũi có nhiều tế bào thụ cảm khứu giác làm chức năng khứu giác. •
Khoang phía dưới còn gọi là khoang hô hấp, có nhiều tế bào tiết dịch
nhầy, dịch nhày này kết dính với các hạt bụi trong không khí và được các
lông mao đẩy vào hầu, sau đó được nuốt vào ống tiêu hóa và được loại
bỏ qua đường tiêu hóa hoặc qua quá trình khạc nhổ, hắt hơi. Dưới màng
nhầy là mạng mạch máu dày có chức năng sưởi ấm không khí. •
Trong khoang mũi còn có ba đôi sụn xoăn chia khoang mũi ra ba ngách: ngách thông trên, ngách thông giữa và
ngách thông dưới, các ngách này thông với xoang trán, xoang hàm trên và xoang sàng, xoang bướm làm rộng
thêm cho xoang hô hấp và còn có tác dụng như cơ quan cộng hưởng khi phát âm.
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ HÔ HẤP Hầu
• Hầu còn gọi là cổ họng, là phần mở chung của đường tiêu hóa và hô hấp. Ở phía dưới họng
được hết nối với hệ thống hô hấp bằng thanh quản và hệ thống tiêu hóa bằng thực quản.
• Hầu được chia thành 3 vùng: + vùng mũi hầu, + họng hầu + hầu thanh quản
• Hầu nhận không khí từ mũi và thức ăn, nước uống từ khoang miệng.
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ HÔ HẤP Thanh quản
• Thanh quản cấu tạo bởi các sụn như sụn giáp, sụn
nhẫn, sụn phễu, sụn thanh thiệt. Sụn thanh thiết hoạt
động như cái van, đóng lại khi nuốt không cho thức ăn vào khí quản.
• Niêm mạc lót mặt trong thanh quản có nhiều tuyến
chùm tiết nhầy. Trên lớp tế bào thượng bì cũng có các
lông thịt rung để đẩy vật lạ ra khỏi đường hô hấp.
• Trong lòng thanh quản có khe thanh môn và dây thanh âm, dây thanh âm cấu tạo gồm hai bó mô liên
kết. Khi phát âm, không khí đi ra làm rung dây thanh âm. Mức độ căng của dây làm tần số rung của
dây thay đổi tạo thành âm cao hay âm thấp.
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ HÔ HẤP Khí quản
• Khí quản là một ống màng gồm các mô liên kết đặc và cơ trơn cùng
với 15-20 vòng sụn hình chữ C. Các vòng sụn ở khí quản giúp khí
quản luôn mở để không khí có thể lưu thông ra vào.
• Lớp màng nhày của khí quản gồm các biểu mô trụ phân tầng giả có
các lông rung cùng với các tế bào tiết chất nhày. Sự chuyển động của
các lông rung giúp đẩy chất nhày và các hạt bụi về phía thanh quản
để đưa vào họng và nuốt vào thực quản. Ngoài ra việc co cơ trơn ở
khí quản khi ho đã làm không khí di chuyển nhanh hơn qua khí quản,
giúp trục xuất chất nhày và các vật lạ ra bên ngoài.
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ HÔ HẤP phế quản
• Khí quản phân chia để tạo thành 2 phế quản gốc: phế quản gốc trái
và phế quản gốc phải
• Phế quản gốc tiếp tục phân chia thành các phế quản thùy (cấp 2) trong mỗi lá phổi.
• Các phế quản thùy lại tiếp tục phân nhánh thành các phế quản phân
thùy (cấp 3), cuối cùng dẫn đến tiểu phế quản có đường kính nhỏ hơn 1mm.
• Các tiểu phế quản cũng phân chia thành các tiểu phế quản nhỏ hơn.
• Chức năng của phế quản: + dẫn khí
+ bảo vệ: Lớp dịch nhày và sự chuyển động của hệ thống lông rung trên bề mặt các biểu mô lát mặt
trong của phế quản có tác dụng bám dính các hạt bui, vi khuẩn… và đẩy chúng ra khỏi đường hô hấp
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ HÔ HẤP 2. Phổi
Phổi nằm trong lồng ngực. Phổi là cơ
quan chính của hô hấp. Gồm có 2 lá phổi
(phổi phải và phổi trái)
• Các thùy phổi: Phổi phải có 3 thùy,
phổi bên trái có 2 thùy. Các thùy được
phân cách bằng các rãnh sâu trên bề
mặt phổi và mỗi thùy có 1 nhánh của phế quản.
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ HÔ HẤP
• Phế nang là đơn vi cấu tạo và chức năng của phổi
+ Có khoảng 300 triệu phế nang ở trong 2 lá phổi. Đường kính trung bình của
phế nang – 250micromet. Bên ngoài thành phế nang được bao bọc bởi mạng lưới mao
mạch. Quá trình trao đổi khí được diễn ra ở các phế nang thông qua mạng lưới mao mạch. Chùm phế nang
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ HÔ HẤP
+ Thành phế nang mỏng và gồm 2 loại tế bào:
TB loại I – đây là các tb biểu mô dẹt, chiếm khoảng 90% bề mặt phế nang. Quá trình trao đổi
khí trong phế nang giữa không khí và máu chủ yếu qua các tb này.
TB loại II – là những tế bào tiết tròn hoặc hình khối, giúp phế nang giãn nở trong quá trình hô hấp. Cấu tạo phế nang
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ HÔ HẤP
• Màng phổi: mỗi lá phổi được bao bọc bởi 1
xoang màng phổi riêng biệt. Màng phổi gồm
2 lớp: Lớp bên trong – lá tạng (màng phổi
tạng) và Lớp bên ngoài – lá thành (màng
phổi thành). Giữa 2 lớp màng có 1 khe hẹp
chứa chất dịch, chất dịch này có tác dụng
như chất bôi trơn, làm giảm ma sát khi phổi
co giản và giữ cho 2 lớp màng không dính vào nhau.
• Áp suất trong khoang màng phổi thấp hơn áp
suất khí quyển nên được gọi là áp suất âm. III. SINH LÝ HÔ HẤP
1. Các động tác thở
• Sự đổi mới không khí thực hiện được thông qua các động tác thở nhờ cử động của các cơ hô hấp, đó
là động tác hít vào và thở ra. CÁC ĐỘNG TÁC THỞ ĐỘNG TÁC HÍT VÀO CÁC ĐỘNG THỞ RA HÍT VÀO THỞ RA HÍT VÀO THỞ RA THÔNG THÔNG GẮNG SỨC GẮNG SỨC THƯỜNG THƯỜNG III. SINH LÝ HÔ HẤP
Hít vào thông thường
Chủ yếu là do cơ hoành và cơ liên sườn thực hiện
và cần tiêu hao năng lượng. Khi hít vào, cơ liên
sườn ngoài co, nâng xương sườn lên và chuyển
sang trạng thái nằm ngang, đẩy xương ức về phía
trước làm cho thể tích lồng ngực tăng theo chiều
ngang và chiều trước sau. Thể tích lồng ngực tăng,
áp lực trong phổi giảm và nhỏ hơn áp lực của
không khí, nên không khí từ môi trường bên ngoài tràn vào trong phổi.