Chuyên sâu về cấu trúc tế bào - Sinh đại cương | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống, là khuôn xây dựng mà từ đó mọi cơ thể sống được cấu thành. Tế bào là hệ thống sống cơ sở có cấu trúc tinh tế và hoàn chỉnh; là đơn vị cấu trúc đặc trưng cho mọi cơ thể động vật, thực vật và vi sinh vật; là trung tâm xảy ra các phản ứng hoá sinh cơ bản của cơ thể sống và là nơi chứa đựng và truyền các thông tin di truyền. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

CHUYÊN ĐỀ THÁNG 9:
CHUYÊN SÂU VỀ CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN
THỰC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đ/C Bùi Thị Thành
Tế bàođơn vị cơ bản của sự sống, là khuôn xây dựng mà từ đó mọi cơ thể sống được cấu thành.
Tế bào là hệ thống sống cơ sở có cấu trúc tinh tế và hoàn chỉnh; là đơn vị cấu trúc đặc trưng cho mọi
thể động vật, thực vật và vi sinh vật; là trung tâm xảy ra các phản ứng hoá sinh cơ bản của cơ thể sống và
nơi chứa đựng truyền các thông tin di truyền. cấp độ tế bào thể hiện đầy đủ những tính chất
bản của sự sống như: trao đổi chất, sinh trưởng, hưng phấn, tự nhân đôi, di truyền, biến dị, thích nghi...
Trong chương trình SGK Sinh học lớp 10 phần cấu trúc tế bào đã dành hẵn một chương để đề cập
tới những vần đề về tế bào với những kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, hiện nay kiến thức này có nhiều trong
các đề thi HSG sẽ trong đề thi THPT QG với những kiến thức khó hơn. vậy tôi đã lựa chọn
chuyên đề: Chuyên sâu về cấu trúc tế bào nhân thực” để hỗ trợ trong việc dạy học bồi dưỡng HSG
của giáo viên và học của học sinh được tốt hơn.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. KIẾN THỨC CHUYÊN U
1. Nhân
Nhân (nucleus) được Brawn phát hiện vào năm 1831 và được xem là thành phần bắt buộc của tất cả tế
bào động vật và thực vật.
Nhân tế bào là bào quan tối quan trọng trong tế bào sinh vật nhân chuẩn hay còn gọi là tế bào nhân thực.
Nó chứa các nhiễm sắc thể của tế bào, là nơi diễn ra quá trình nhân đôi DNA và tổng hợp RNA. Mỗi tế
bào có chứa một thể nhỏ hình cầu hoặc hình trứng gọi là nhân. Ở một số tế bào, nhân thường có vị trí khá
cố định là trung tâm tế bào, ở một số tế bào khác nó lại tự do di động và có thể thấy ở bất kỳ chỗ nào.
1.1 Cấu tạo
a) Cấu tạo Màng nhân
Màng nhân ngăn cách nhân với tế bào chất bọc xung quanh nhân. Màng nhân gồm 2 lớp màng (và đó là
những túi, những tế bào chứa). Một màng hướng vào nhân gọi là màng trong, một màng hướng vào tế
bào chất gọi là màng ngoài. Màng nhân có cấu trúc không liên tục, nó có nhiều lỗ hình trụ, qua đó mà tế
bào chất thông với nhân. Hệ thống lỗ có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất giữa nhân và
tế bào chất. Vì các chất thấm qua lỗ là kết quả hoạt động tích cực của các chất chứa trong lỗ. Ngoài ra,
hệ thống lỗ còn có chức năng nâng đỡ và cố định màng nhân. Màng nhân tham gia vào quá trình tổng
hợp và chuyên chở các chất, tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein vì mặt ngoài của màng nhân có
đính các thể ribosome.
b) Các thành phần của dịch nhân
Dịch nhân là bộ phận vô hình, trong suốt. Thành phần của dịch nhân gần giống như chất nền ngoại bào,
có nhiều men và muối vô cơ. Trong dịch nhân có hạch nhân và chất nhiễm sắc.
c) Cấu tạo của hạch nhân
Trong thời kỳ tế bào không phân chia (gian kỳ), bao giờ chúng ta cũng quan sát thấy hạch nhân. Ở tiền
kỳ, hạch nhân hoà tan vào trong nhân và biến mất; đến đầu mạt kỳ, hạch nhân lại xuất hiện ở dạng các
thể dính với nhiễm sắc thể và đến gian kỳ tiếp theo, hạch nhân được hình thành trở lại. Hạch nhân
thường có dạng hình cầu, nhưng cũng có thể biến đổi. Độ lớn của hạch nhân thay đổi tuỳ theo trạng thái
sinh lý của tế bào, chủ yếu là tuỳ thuộc vào cường độ tổng hợp protein. Ở tế bào mà cường độ tổng hợp
protein mạnh thường hạch nhân lớn hoặc nhiều hạch nhân và ở tế bào cường độ tổng hợp protein yếu thì
ngược lại. Hạch nhân tổng hợp ARN ribosom rARN, giúp việc tạo ribosom, có vai trò quan trọng trong
những tế bào sản ra nhiều protein.
d) Cấu trúc của chất nhiễm sắc
Chất nhiễm sắc (chromatine) Khi quan sát tế bào đã được nhuộm màu, người ta thấy các cấu trúc chứa
chất nhiễm sắc, đó là những chất có tính bắt màu đặc biệt đối với một số thuốc nhuộm. Ta có thể quan
sát thấy từng sợi hay búi nằm trong nhân và làm thành mạng lưới. Các búi chất nhiễm sắc được gọi là
tâm nhiễm sắc (chromocentre hoặc caryosome). Cấu trúc của chất nhiễm sắc có thể thay đổi ở các tế bào
khác nhau của cùng 1 cơ thể, hoặc ở tế bào cùng loại của các cơ thể khác nhau. Bản chất của chất nhiễm
sắc là các ADN của nhiễm sắc thể (chromosome) ở dạng tháo xoắn. Nhiễm sắc thể có hình dáng và kích
thước đặc trưng chỉ ở kỳ giữa (metaphase) của sự phân bào. Nhiễm sắc thể gồm có ADN, các protein
histone và các protein không histone của nhiễm sắc thể. Cả 3 thành phần gộp lại là chất nhiễm sắc. Như
vậy, cấu trúc chất nhiễm sắc của nhân ở gian kỳ chính là nhiễm sắc thể ở kỳ phân chia, nhưng ở trạng
thái ẩn.
1.2 .Chức năng của nhân tế o
Nhân có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình xảy ra trong tế bào. Nó chứa các yếu tố di
truyền hoặc là các gen xác định tính trạng của tế bào ấy hoặc của toàn bộ cơ thể, nó điều hòa bằng cách
gián tiếp hoặc trực tiếp nhiều mặt hoạt tính của tế bào. Nhân tách biệt với tế bào chất bao quanh bởi một
lớp màng kép gọi là màng nhân. Gọi là màng kép vì màng nhân có cấu tạo từ hai màng cơ bản. Màng
nhân dùng để bao ngoài và bảo vệ DNA của tế bào trước những phân tử có thể gây tổn thương đến cấu
trúc hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của DNA. Màng nhân điều hòa sự vận chuyển chất từ tế bào chất
vào nhân và ngược lại. Trong quá trình hoạt động, phân tử DNA được phiên mã để tổng hợp các phân tử
RNA chuyên biệt, gọi là RNA thông tin (mRNA). Các mRNA được vận chuyển ra ngoài nhân, để trực
tiếp tham gia quá trình tổng hợp các protein đặc thù
1.3. Số lượng
Tuyệt đại đa số tế bào có một nhân. Có nhiều tế bào có 2 hoặc 3 nhân (tế bào gan, tế bào tuyến nước bọt
động vật có vú,...). Có những tế bào đa nhân, có khi hàng chục như tế bào đa nhân (megacaryocyte)
trong tuỷ xương. Trái lại, cũng có những tế bào không có nhân như tế bào hồng cầu động vật có vú.
Nhưng hồng cầu không nhân chỉ ở giai đoạn trưởng thành, giai đoạn non hồng cầu có nhân.
1.4. Hình dạng
Hình dạng của nhân phụ thuộc vào hình dạng của tế bào. Tế bào hình cầu, hình khối,... nhân thường có
dạng hình cầu (tế bào limpho). Tế bào hình trụ (như tế bào cơ) thì nhân có dạng dài hình bầu dục. Tuy
vậy, trong nhiều loại tế bào nhân có hình dạng phức tạp. Ví dụ: tế bào bạch cầu có hạt nhân phân khúc
hình thuỳ.
Hình dạng của nhân có thể thay đổi tuỳ chức năng của tế bào. Ví dụ: nhân của bạch cầu có hạt phân thuỳ
phức tạp là để tăng bề mặt tiếp xúc của nhân với tế bào chất.
1.4. Kích thước vị trí
Kích thước của nhân là đặc trưng đối với từng loại tế bào nhất định. Nói chung, tế bào dạng trẻ có nhân
lớn hơn tế bào dạng già. Kích thước của nhân có liên quan đến kích thước của toàn tế bào.
Vị trí của nhân thay đổi theo trạng thái của tế bào, nhưng nói chung, vị trí của nhân là đặc trưng cho từng
loại tế bào. Trong tế bào phôi, nhân thường nằm ở trung tâm; trong tế bào đã phân hóa nhân thay đổi vị
trí tùy theo sự hình thành các chất dự trữ trong tế bào chất. Ví dụ: trong tế bào trứng giàu noãn hoàng,
nhân thường nằm ở phần nền. Tuy nhiên, trong tế bào đã phân hóa thì dù cho nhân ở vị trí nào cũng đều
được bao bởi tế bào chất.
2. RIBOSOME
Ribosome của sinh vật nhân thực có đường kính từ 25 đến 30 nm (250-300 Å) và tỷ lệ rRNA so với
protein là gần như bằng 1. a. Hình thái
- Là bào quan nhỏ không có màng bao bọc, kích thước từ 15 – 25nm
- Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng triệu ribosome.
2.1. Cấu trúc
Ribosome là một bộ máy phân tử lớn và phức tạp, có mặt trong tất cả các tế bào sống, nơi xảy ra quá
trình sinh tổng hợp protein. Ribosome liên kết các axit amin với nhau theo trật tự được quy định bởi phân
tử RNA thông tin (mRNA). Ribosome bao gồm hai tiểu đơn vị chính - tiểu đơn vị ribosome nhỏ đọc
2
mRNA, trong khi tiểu đơn vị lớn liên kết các axit amin để tạo thành một chuỗi polypeptide. Mỗi tiểu đơn
vị gồm một hoặc nhiều phân tử RNA ribosome (rRNA) và nhiều phân tử protein. Tinh thể học đã chỉ ra
rằng không có protein ribosome gần các mặt phản ứng trong quá trình tổng hợp polypeptide. Điều này
cho thấy rằng các thành phần protein của ribosome hoạt động như một lớp tạm thời, có thể tăng cường
khả năng của rRNA để tổng hợp protein thay vì trực tiếp tham gia xúc tác
Sinh vật nhân thực có 80S ribosome, mỗi ribosome bao gồm một tiểu đơn vị nhỏ (40S) và một tiểu
đơn vị lớn (60S). Tiểu đơn vị 40S có một RNA 18S (1900 nucleotide) và 33 protein.Tiểu đơn vị lớn
gồm có một tiểu đơn vị RNA 5S (120 nucleotide), một RNA 28S (4700 nucleotide), và một RNA 5.8S
(160 nucleotide) và 46 protein
2.2. Chức năng:
Ribosome là một cấu trúc của tế bào tham gia tổng hợp protein. Protein có vai trò cần thiết cho nhiều
chức năng của tế bào như sửa chữa sai hỏng hay điều phối các phản ứng hóa học. Ribosome được tìm
thấy bên ngoài nhân tế bào và trôi lơ lửng trong chất tế bào hoặc gắn với mạng lưới nội chất
3. TI TH
3.1. Cấu trúc
- Là bào quan ở tế bào nhân thực, thường có dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn.
- Bên ngoài: Bao bọc bởi màng kép (hai màng bao bọc).
+ Màng ngoài: trơn nhẵn.
+ Màng trong: ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào trong chất nền tạo ra các mào. Trên mào có nhiều
loại enzyme hô hấp.
Màng ty thể trong
Màng ty thể trong chứa nhiều loại protein, chia thành 5 nhóm sau theo chức năng từng loại
*Nhóm tham gia những phản ứng oxy hóa khử thuộc quá trình phosphoryl hóa oxy hóa
*Phức hệ ATP synthase, đảm nhận vai trò sản sinh ATP trong chất nền
*Nhóm protein vận chuyển đặc hiệu, điều hòa hoạt động chuyển tiếp chất chuyển hóa vào trong và
rời khỏi chất nền
*Bộ máy nhập dẫn protein
*Nhóm protein tham gia dung hợp và phân đôi ty th
- Bên trong:
Chứa nhiều protein và lipid, ngoài ra còn chứa acid nucleic (DNA vòng, RNA), ribosome (giống với
ribosome của vi khuẩn) và nhiếu enzyme.
Ty thể sở hữu vật chất di truyền của riêng chúng, và là bộ máy cấu tạo nên hệ RNA và protein riêng
ty thể). Người ta cho biết một trình tự DNA ty thể ở người được công bố chứa đến 16.569 cặp base
mã hóa trong 37 gen, gồm: 22 gen tRNA, 2 gen rRNA và 13 gen peptide. Ở người, 13 loại peptide ty
thể này khảm vào lớp màng trong, cùng với những protein mã hóa bởi những gen trong nhân tế bào
chủ.
3.2. Số ợng
Một ty thể đơn thường chỉ tìm thấy trong những sinh vật đơn bào. Tương phản với số lượng lớn ty thể
nằm trong các tế bào gan người, tức khoảng 1000–2000 ty thể trên một đơn vị tế bào, chiếm đến 1/5 thể
tích tế bào
3.3. Chức năng Nhà máy năng lượng hon của tế bào.
Vai trò chính yếu của ty thể là sản xuất ATP, thể hiện qua một lượng lớn protein tại màng trong phục vụ
chức năng này. Các protein này sản sinh ATP từ sản phẩm oxy hóa chính của glucose là pyruvate, tạo ra
trong bào tương cùng với các phân tử NADH. Kiểu hô hấp tế bào xảy ta ở ty thể có tên gọi hô hấp hiếu
khí, phụ thuộc vào sự hiện diện của khí oxy. Khi nồng độ oxy thấp hơn ngưỡng tối thiểu, những sản
phẩm đường phân sẽ bị chuyển hóa qua hoạt động lên men kỵ khí, một quá trình độc lập với bào quan ty
thể.Sự sản sinh ATP từ glucose trong hô hấp hiếu khí có hiệu suất cao gấp 13 lần trong quá trình lên
men.Gần đây người ta phát hiện ty thể thực vật có thể sản xuất một lượng hạn chế ATP mà không cần
oxy bằng cách sử dụng cơ chất nitrit thay thế.ATP xuyên qua màng trong với sự giúp đỡ của một loại
protein đặc hiệu, và đi xuyên màng ngoài thông qua các porin.
đồ chuỗi chuyền điện tử trong xoang gian màng ty th
Năng lượng oxy hóa từ NADH và FADH2 được chuyển đến oxy (O2) thông qua một vài giai đoạn thuộc
chuỗi chuyền điện tử. Các phân tử giàu năng lượng này sản sinh tại chất nền từ chu trình axit citric
một phần đến từ quá trình đường phân tại tế bào chất. Đương lượng khử từ tế bào chất có khả năng được
nhập cảng thông qua hệ thống con thoi malate-aspartate thuộc nhóm protein đối chuyển, hay chuyển vào
chuỗi chuyền điện tử bằng cách sử dụng con thoi glycerol phosphate. Những phức hệ protein tại màng
trong (NADH dehydrogenase (ubiquinone), cytochrome c reductase và cytochrome c oxidase) đảm nhận
khả năng truyền dẫn và gia tăng giải phóng năng lượng bằng việc bơm proton (H+) xuất ra xoang gian
màng. Tổng thể năng suất quá trình là hiệu quả, nhưng một lượng nhỏ electron có thể sớm khử oxy, tạo
nên những chủng chất hoạt động có oxy (reactive oxygen species) như superoxit. Hiện tượng này có thể
gây ra căng thẳng oxy hóa trong ty thể và góp phần suy giảm chức năng ty thể cũng như dẫn đến lão hóa.
Khi tăng nồng độ proton trong xoang gian màng, một gradient điện hóa mạnh được thiết lập hai bên
màng trong. Các proton có thể trở về chất nền thông qua phức hệ ATP synthase, và chính năng lượng thế
năng này sẽ giúp tổng hợp ATP từ ADP và phosphate vô cơ (Pi).Quá trình này được gọi là hóa thẩm
thấu (chemiosmosis)
4. LỤC LẠP
4.1. Hình thái:
- Hình bầu dục
4
- Số lượng trong mỗi tế bào không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường
sống và loài.
- Là một trong ba dạng lạp thể (vô sắc lạp, sắc lạp, lục lạp) chỉ có trong các tế bào có chức năng
quang hợp ở thực vật.
4.2. Cấu trúc
bao bọc bởi màng kép (hai màng), bên trong là khối cơ chất không màu - gọi là chất nền (stroma) và các
hạt nhỏ (grana).
-Màng lục lạp ngoài là một màng bán nhớt cho phép những phân tử nhỏ và ion khuếch tán dễ dàng
- Màng trong lục lạp trong giáp với chất nền stroma, có vai trò quản lý sự lưu thông vật chất ra vào lục
lạp
Ngoài việc quản quá trình vận chuyển các chất, màng lục lạp trong còn nơi tổng hợp các axit béo,
lipid và sắc tố carotenoid.
- Grana: Gồm các túi dẹt thylakoid xếp chồng lên nhau. Các hạt grana nối với nhau bằng lamen.
Khảm trên màng thylakoid là những phức hệ protein quan trọng thực hiện những phản ứng sáng phục vụ
quá trình quang hợp. Quang hệ II quang hệ Ihai trong số chúng, chứa những phức hệ hấp thụ ánh
sáng cấu tạo từ các sắc tố chlorophyll catenoid, chúng hấp thu năng lượng ánh sáng sau đó sử
dụng để kích hoạt các electron thành dạng hoạt động. Những phân tử trong màng thylakoid tiếp tục
dùng những electron kích hoạt này cho việc bơm ion H+ vào xoang thylakoid, làm giảm độ pH gây
axit hóa. ATP synthase một phức hệ protein lớn khác, khả năng khai thác gradient nồng độ (sự
chênh lệch nồng độ) của ion H+ giữa chất nền và xoang thylakoid, nhằm sản sinh năng lượng ATP bằng
cách lợi dụng dòng chảy H+ từ xoang khuếch tán trở lại chất nền—hoạt động chẳng khác gì một turbine.
Thylakoid gồm hai loại: thylakoid grana thylakoid stroma. Thylakoid grana những túi dẹp xấp
lên tạo nên chồng grana, còn thylakoid stroma những phiến gian tiếp xúc với chất nền stroma.
Thylakoid grana tựa như những đĩa bánh hình tròn đường kính khoảng 300–600 nanomet. Thylakoid
stroma dạng như những tấm mỏng xoắn trôn ốc bọc quanh grana.Chóp đáy của thylakoid grana
tương đối phẳng, trên đó chứa các phức hệ protein quang hệ II. Tính phẳng này cho phép chúng
thể sắp xếp khăng khít với nhau, tạo nên chồng grana với nhiều lớp màng siết chặt qua lại, gọi màng
trong grana (gồm phần mặt trên mặt dưới của màng thylakoid grana), giúp tăng tính ổn định cũng
như diện
tích bề mặt cho hoạt động "bắt giữ" ánh sáng.
Thay đặt trong lòng grana như quang hệ II, những phức hệ protein lớn khác như quang hệ I ATP
synthase lại được định vị tại những vị trí tiếp xúc chất nền stroma. Chúng không phù hợp với lớp màng
trong grana siết chặt, vậy những lớp màng tiếp xúc stroma chúng mới hiện diện được tìm thấy.
Màng tiếp xúc stroma này chính các mép thoai thoải vòng quanh của màng thylakoid grana cùng với
toàn bộ màng thylakoid stroma. Những phức hệ protein lớn này có khả năng đóng vai trò như các miếng
đệm chắp giữa các phiến gian thylakoid stroma.
Số lượng thylakoid tổng diện tích thylakoid của lục lạp chịu ảnh hưởng bởi sự tiếp nhận ánh sáng.
Những lục lạp che dưới bóng râm chứa một lượng grana lớnnhiều cùng với một diện tích màng phủ
thylakoid rộng hơn lục lạp hứng chịu ánh sáng chói lóa. Những thông số này của hệ thống thylakoid
thể thay đổi chỉ trong vài phút tiếp xúc với ánh sáng hoặc không cho tiếp xúc.
+ Trên màng thylakoid có hệ sắc tố: chất diệp lục và sắc tố vàng.
+Trong màng thylakoid có các hệ enzyme sắp xếp một cách trật t
→Tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10 – 20nm gọi là đơn vị quang hợp.
- Chất nền stroma: Chứa DNA, plasmide, hạt dự trữ, ribosome nên khả năng nhân đôi độc lập, tự
tổng hợp lượng protein cần thiết cho mình.
+Hạt tinh bột
Những hạt tinh bột có rất nhiều trong lục lạp, thường chiếm khoảng 15% thể tích bào quan.
4.3. Hệ sắc t
- Diệp lục(Chlorophyll)
+ Chlorophyll a (hay diệp lục a) sắc tố tìm thấy tất cả lục lạp, cũng như cả tổ tiên của chúng vi
khuẩn lam. Chlorophyll a một loại sắc tố màu lục lam chịu trách nhiệm cho sự hình thành màu sắc
hầu hết vi khuẩn lam lục lạp. Ngoài chlorophyll a, còn thêm một số sắc tố khác thuộc nhóm này,
bao gồm: sắc tố phụ chlorophyll b, chlorophyll c, chlorophyll d và chlorophyll f.
+ Chlorophyll bmột sắc tố màu xanh ô liu chỉ tìm thấy trong lục lạp thực vật, tảo lục, lục lạp cấp hai
nguồn gốc tảo lục một ít vi khuẩn lam . Hai loại diệp lục là chlorophyll a b đã cùng nhau tạo nên
màu xanh cho phần lớn lục lạp thực vật và tảo lục.
+ Chlorophyll c chủ yếu có mặt trong lục lạp cấp hai nguồn gốc tảo đỏ, mặc dù nó không được tìm thấy
trong chính lục lạp tảo đỏ. Ngoài ra, chlorophyll c còn xuất hiện ở vài loại tảo lục và vi khuẩn lam.
+ Chlorophyll d và f chỉ có ở một số vi khuẩn lam.
- Carotenoid
Có khoảng 30 loại sắc tố quang hợp carotenoid. Chúng hỗ trợ cho sự vận chuyển và tiêu tan năng lượng
dư thừa; màu sắc tươi sáng của chúng đôi khi cũng chèn lấp đi màu xanh diệp lục, như trong mùa thu, ta
thể bắt gặp những tán xanh bắt đầu đổi dần sang những màu sắc ấm áp hơn, như đỏ, vàng,... rồi cuối
cùng rụng đi theo những cơn gió.β-carotene một loại carotenoid đỏ vàng mặt hầu như trong tất cả
lục lạp, y như chlorophyll a.
- Phycobilin
Phycobilin nhóm sắc tố thứ ba tìm thấy trong vi khuẩn lam, lục lạp tảo lục lam, tảo đỏ tảo
cryptophyte. Phycobilin có ở mọi màu, trong đó, có loại phycoerytherin là một trong những sắc tố khiến
tảo đỏ có màu đỏ đặc trưng
4.4 Sự vận động của lục lạp
Khi lục lạp tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời, chúng bố trí men theo những cạnh lồi của thành tế bào
để giảm thiểu diện tích tiếp xúc. Còn trong bóng tối, chúng bố trí tập trung thành những mảng song song
mặt đáy nhằm tối đa hóa hiệu quả hấp thụ ánh sáng.
4.5 Chức ng
Lục lạp là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật: Chuyển hoá năng lượng ánh sáng
thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ.
- Phản ứng sáng
+ Quá trình quang phosphoryl hóa
6
Giống như ty thể, lục lạp sử dụng thế năng dự trữ trong gradient ion H+ (ion hydro) để sản sinh năng
lượng ATP. Ban đầu, hai quang hệ hấp thụ năng lượng ánh sáng nhằm kích thích các electron phân li từ
nước và chuyển chúng đến chuỗi chuyền điện tử. Những phức hệ giữa hai quang hệ sử dụng năng lượng
từ các electron kích hoạt để bơm ion H+ vào xoang thylakoid, xác lập nên một gradient, với tương quan
lượng ion H+ trong hệ thống thylakoid nhiều hơn hàng nghìn lần so với chất nền. Tiếp theo, những ion
H+ trong xoang thylakoid khuếch tán trở lại stroma theo chiều chênh lệch gradient nồng độ thông qua
ATP synthase. ATP synthase lợi dụng thế năng từ dòng chảy ion H+ trở ngược để khai thác năng lượng
và tiến hành phosphoryl hóa adenosine diphosphate (ADP) thành adenosine triphosphate (ATP).Trong
lục lạp, phần "núm xoay" (rotor) của ATP synthase nằm trong chất nền nên ATP cũng được tổng hợp tại
đây, chuẩn bị tiêu thụ cho những phản ứng pha tối
+ Sự khử NADP+
Những electron mất tích trong chuỗi chuyền điện tử thường đã chuyển đến NADP+, khử nó trở thành
NADPH. thải loại NADPH vào chất nền, cùng với ATP cung cấp năng lượng cho các phản ứng tối.
Bởi vì sự khử NADP+ liên tục lấy đi những electron từ chuỗi chuyền điện tử, nên lượng electron này
phải luôn được bổ sung. Đây chính là vai trò của quang hệ II, nơi phân li nước (H2O) cung cấp thường
xuyên electron cho pha sáng.
+ Con đường quang phosphoryl hóa vòng
Trong khi quang hệ II quang phân li nước sản sinh và kích thích các electron, quang hệ I chỉ đơn giản
khai thác triệt để năng lượng này bằng cách tái kích hoạt các electron còn sót lại ở cuối mỗi chuỗi chuyền
điện tử. Thông thường, những electron tái sinh sẽ chuyển đến tiêu thụ bởi NADP+, mặc dù đôi khi chúng
cũng có thể trở ngược cung cấp năng lượng cho các phức hệ protein chuyển vận để bơm thêm nhiều ion
H+ vào xoang thylakoid nhằm sản xuất bổ sung ATP. Tiến trình này được gọi là con đường quang
phosphoryl hóa vòng, do có sự tái sử dụng những electron. Con đường quang phosphoryl hóa vòng phổ
biến ở thực những loài có nhu cầu ATP nhiều hơn NADPH.
- Phản ứng tối
Chu trình Calvin, còn gọi là pha tối, phản ứng tối hay chính xác nhất là phản ứng không phụ thuộc ánh
sáng, là một quy trình tuần hoàn gồm hàng loạt phản ứng hóa sinh nhằm mục đích cố định CO2 hình
thành phân tử đường G3P, sử dụng năng lượng và electron cung cấp từ ATP và NADPH của pha sáng.
Chu trình Calvin diễn ra trong chất nền lục lạp
5. LƯỚI NỘI CHẤT
5.1 Cấu trúc
Mạng lưới nội chất có cấu trúc như là một hệ thống ống dẫn chằng chịt và phát triển rộng khắp tế bào
chất, được nâng đỡ bởi hệ thống khung xương của tế bào. Các ống dẫn, nhánh rẽ và các túi của mạng
lưới nội chất đều được nối thông với nhau và bản thân mạng lưới nối kết trực tiếp với lớp màng ngoài
của nhân tế bào, như hệ thống màng này hình thành một lớp vỏ bọc kín bao lấy một khoảng không gian
chiếm chừng 10 phần trăm dung tích tế bào gọi là khoang lưới nội chất (ER lumen). Mặc dù khoang lưới
nội chất chỉ chiếm 10 phần trăm dung tích tế bào, diện tích bề mặt màng sinh chất của mạng lưới chiếm
gần một nửa tổng diện tích màng sinh chất của tế bào. Ở các tế bào gan và tụy, diện tích bề mặt màng
sinh chất của mạng lưới lần lượt gấp 25 lần và 12 lần so với diện tích bề mặt màng tế bào. Mạng lưới nội
chất lại được chia thành 2 dạng: lưới nội chất có hạt (hay còn gọi là lưới nội chất nhám) và lưới nội chất
trơn. Lưới nội chất nhám có cấu tạo gồm nhiều túi dẹt thông với nhau. Các ống thông với khoảng quanh
nhân và màng sinh chất. Lưới nội chất hạt có các hạt ribosome đính trên bề mặt, phần không có hạt gọi
là đoạn chuyển tiếp. Lưới nội chất trơn có hệ thống ống chia nhánh với nhiều kích thước khác nhau và
không có ribosome trên bề mặt. Lưới nội chất trơn thông với lưới nội chất hạt, không thông với khoảng
quanh nhân và có liên kết mật thiết với bộ máy Golgi
5.2. chức năng:
- Sinh tổng hợp protein lipid : Hệ thống mạng lưới nội chất tỏa rộng khắp tế bào đóng vai trò
trung tâm trong việc sinh tổng hợp các protein và lipid cần thiết. Thật vậy, phần lớn các loại protein, lớp
màng kép lipid cùng những loại lipid của phần lớn các bào quan - bao gồm cả bộ máy Golgi, tiêu thể, nội
thể, túi tiết và ngay bản thân mạng lưới nội chất - đều được sản sinh từ lớp màng của hệ thống mạng lưới
này.
- Glycosyl hóa và cuộn gập các protein : Phần lớn các protein trước khi được chuyển đến đích cần
phải trải qua quá trình glycosyl hóa để trở thành các glycoprotein, đồng thời các protein phải được cuộn
xoắn và hình thành các liên kết disulfit đúng quy cách. Các enzyme nằm trên bề mặt trong của mạng
lưới nội chất sẽ đảm nhiệm việc thực thi và kiểm tra các quá trình này. Mạng lưới nội chất cũng chứa
các enzyme và protein có chức năng tống khứ các "sản phẩm" sai hỏng vào tế bảo chất để các tiêu thể
xử lý; nếu số lượng protein sai hỏng tăng lên quá nhiều thì các thụ thể trong mạng lưới nội chất sẽ
truyền tín hiệu về nhân tế bào để tế bào có phản ứng đối phó thích hợp.
- Chuyển vận các chất : mạng lưới nội chất là nơi đảm nhiệm quá trình trung chuyển các chất (nhất là
protein) trong tế bào. Các loại protein cần thiết cho việc bài tiết và cho các bào quan đều được chuyển từ
tế bào chất tới mạng lưới này để được trung chuyển tới đích. Như đã nói, vào cuối quá trình sinh tổng
hợp protein tại ribosome, protein sẽ được chuyển vận vào lưới nội chất thông qua quá trình chuyển dịch
đồng dịch mã (co-translational translocation) và các phân tử protein, lipid đã được sinh tổng hợp sẽ
được chuyển từ mạng lưới nội chất sang bộ máy Golgi tại các đoạn mạng lưới nội chất chuyển tiếp
(transitional ER).
- Vai trò trong bài tiết protein : Một số protein nằm trong lớp màng của mạng lưới nội chất sẽ bị cắt bỏ
phần nằm trong màng, phần còn lại sẽ được gắn vào một "cái neo" axít béo mang tên neo
glycosylphospatidyl-inositol (neo GPI) cũng được gắn vào trong màng lưới nội chất. Phần màng này sẽ
tách khỏi lưới nội chất và hình thành một túi mang protein đến một vị trí nhất định trong tế bào (thường
là tại màng tế bào hay màng của một bào quan) nhằm phản ứng với một kích thích mà tế bào nhận
được. Phần neo GPI có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho túi protein tới vị trí đích đến.
- Dự trữ ion Ca2+: Mạng lưới nội chất là nơi dự trữ các ion Ca2+ dùng trong nhiều phản ứng đáp ứng
quan trọng của tế bào trước các tín hiệu mà nó nhận được. Một bơm ion canxi đặc biệt sẽ có nhiệm vụ
đưa Ca2+ từ lưới nội chất vào tế bào chất. Nhằm lấp đầy các ion Ca2+ hao hụt trong các phản ứng này,
một bơm Ca2+ đảm nhiệm vai trò đưa ion canxi ngược từ tế bào chất vào mạng lưới nội chất. Một số
đoạn trong hệ thống lưới nội chất được thiết kế để chuyên đảm nhiệm vai trò dự trữ các ion Ca2+, tỉ
như các lưới cơ tương trong các tế bào cơ.
6. BỘ MÁY GOLGI
6.1 Cấu tạo
Thế Golgi được tạo thành bởi các túi màng dẹt xếp chồng lên nhau (còn được gọi là chồng
8
Golgi), sinh ra từ đoạn chuyển tiếp không hạt của lưới nội sinh chất có hạt. Mỗi bộ có từ 5
đến 8 túi, tuy nhiên người ta cũng từng quan sát thấy bộ Golgi có đến 60 túi. Xung quanh
chồng túi chính là một số lượng lớn các túi cầu (nang), nảy chồi ra từ chồng túi.
Chồng túi có 5 miền chức năng: mạng cis-Golgi, cis-Golgi, Golgi trung gian, trans-Golgi và
mạng trans-Golgi. Các sản phẩm tiết từ lưới nội sinh chất hòa vào mạng cis-Golgi, sau đó
vươn đến các phần khác của chồng túi cho đến khi gặp mạng trans-Golgi, nơi mà chúng được
đóng gói và chuyển đến các nơi cần chúng. Mỗi miền có chứa những loại enzymes khác nhau,
giúp chỉnh sửa phân loại các sản phẩm dựa trên điểm đến của các sản phẩm này.
6.2 Chức năng:
- Gắn nhóm carbohydrate vào protein được tổng hợp ở lưới nội chất hạt.
- Tổng hợp một số hormone, từ nó cũng tạo ra các túi có màng bao bọc (VD: túi
tiết, Lisosome).
- Thu gom, bao gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm đã được tổng hợp đến nơi cần
sử dụng trong tế bào.
- Tổng hợp các phân tử polysaccharide cấu trúc nên thành tế bào ở thực vật.
Chức năng
Tế bào tổng hợp một lượng lớn các đại phân tử khác nhau và cần thiết cho cuộc sống của nó.
Bộ máy Golgi cần thiết cho sự chỉnh sửa, phân loại và bao gói những chất này cho tế bào sử
dụng và bài tiết. Nó cơ bản chế biến protein lấy từ lưới nội sinh chất nhám, nhưng nó cũng
góp phần vào việc vận chuyển lipids trong tế bào, và sự tạo thành các lysosome. Trong khía
cạnh này thì có thể xem bộ máy Golgi như một bưu điện; nó đóng gói, dán nhãn các "bưu
kiện" và rồi chuyển chúng đến những phần khác nhau của tế bào. Enzymes trong chồng túi
Golgi có khả năng chế biến các chất nhờ vào cacbonhydrat và phosphate. Để làm được việc
này, Golgi vận chuyển các chất như các đường nucleotit vào các bào qua trong tế bào chất.
Protein cũng được dán nhãn nhờ các phân tử nhận diện, nhờ đó mà protein được chuyển đến
đúng vị trí. Lấy ví dụ, bộ máy Golgi dán nhãn mannose-6-phosphate cho protein nào được
chuyển đến các lysosome.
7. LISOSOM
7.1 Cấu tạo:
Là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm.
+ Được hình thành từ bộ máy Golgi theo cách giống như túi tiết nhưng không bài xuất ra bên
ngoài.
+ Có một lớp màng bao bọc, chứa nhiều enzyme thuỷ phân.
7.2 Chức năng:
+ Kết hợp với không bào làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào.
+ Tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các tế
bào đã hết thời hạn sử dụng : Các enzyme phân cắt nhanh chóng các đại phân tử như protein,
acid nucleic, carbohydrate, lipid.
8. KHÔNG O
8.1. Cấu trúc
- Được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy Golgi
Không bào là một bào quan gắn với màng sinh chất, có mặt ở mọi tế bào thực vật, nấm và một số sinh
vật nguyên sinh, động vật và tế bào vi khuẩnl. Không bào là những khoang đóng kín thiết yếu bên trong
chứa nước với các phân tử vô cơ và hữu cơ bao gồm các enzyme tan trong dung dịch, mặc dù một số
trường hợp nhất định chúng có thể chứa sỏi đã bị bao lấy. Không bào hình thành bằng sự dung hợp của
nhiều túi có màng bao và kích thước thường lớn hơn những túi này.Bào quan này không có hình dạng và
kích thước cơ bản; cấu trúc của nó biến đổi tuân theo nhu cầu của tế bào.
8.2. Chức ng
Chức năng và tầm quan trọng của không bào tùy thuộc vào loại tế bào mà chúng có mặt, mà sự biểu hiện
rõ nét hơn ở tế bào thực vật, nấm và một số sinh vật nguyên sinh hơn là ở tế bào động vật và vi khuẩn.
Nói chung, chức năng của không bào bao gồm:
- Cô lập vật liệu lạ có thể ảnh hưởng hoặc gây hại tới tế bào ch
- Chứa các sản phẩm thải loại
- Chứa nước ở tế bào thực vật
- Duy trì áp lực thủy tĩnh nội bào hoặc áp lực trương (turgor) bên trong tế bào
- Duy trì mức pH nội bào
- Chứa các phân tử nh
- Xuất thải những chất không cần thiết ra khỏi tế bào
- Cho phép thực vật duy trì các cấu trúc như lá và hoa bởi áp lực của không bào
Bằng cách tăng kích thước qua áp lực trương nở, cho phép thực vật nảy mầm và các cơ quan của nó (như
lá) sinh trưởng rất nhanh và sử dụng chủ yếu là nước.
Ở hạt giống, các protein dự trữ cần thiết cho sinh trưởng được giữ trong các 'thể protein', mà chính là
các không bào bị biến đổi.
- Chúng cũng hỗ trợ sự tiêu (lysis) và tái sử dụng các protein bị lỗi gập mà dùng để xây dựng lên tế bào.
-- - không bào tham gia vào tiêu hủy các vi khuẩn xâm nhập ,một số cơ quan có vai trò là 'nhà chứa' cho
vi khuẩn cộng sinh.
- Ở sinh vật nguyên sinh,có thêm một chức năng đó là lưu giữ thức ăn mà đã được hấp thụ bởi sinh vật
9. MÀNG SINH CHẤT
9.1 Cấu trúc:
Cấu trúc màng sinh chất:
Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động:
Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các
phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm
tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận
chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.
Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể
chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những
chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng.
+ Ở tế bào động vật còn có thêm các phân tử cholesterol có tác dụng tăng cường ổn định màng.
9.2 .Chức năng:
Màng tế bào (hay màng sinh chất) bao phủ xung quanh tế bào chất của các tế bào sống, về cơ bản màng
phân cách các phần nội bào với mội trường ngoại bào. Màng tế bào còn có vai trò trong việc nâng giữ
khung xương để hình thành nên hình dạng bên ngoài của tế bào và gắn kết chất nền ngoại bào với các tế
bào khác lại với nhau để hình thành nên các mô. Ở các loài nấm, vi khuẩn, vi khuẩn cổ và kể cả thực vật
đều có thành tế bào giúp cung cấp cơ chế hỗ trợ cho tế bào và ngăn cản các đại phân tử vượt qua nó.
Màng tế bào có tính thấm chọn lọc và có thể kiểm sót những gì ra và vào tế bào, do đó tạo điều kiện để
vận chuyển các chất cần thiết cho sự sống. Sự di chuyển của các chất đi qua màng có thể là "thụ động"
diễn ra mà tế bào không sản sinh ra năng lượng hoặc "chủ động" đòi hỏi tế bào phải tiêu hao năng lượng
cho việc vận chuyển các chất. Màng nhận nhiệm vụ duy trì điện thế cho tế bào và làm việc như một bộ
10
lọc chỉ cho phép những thứ thiết yếu vào và ra khỏi tế bào. Tế bào sử dụng một số các cơ chế chuyển đổi
có liên quan đến các màng sinh học:
- Vận chuyển có chọn lọc các chất( màng bán thấm)
Với các protein màng trên màng tế bào, màng tế bào còn có thể thực hiện các chức năng:
- Chức năng enzim: Xúc tác cho các phản ứng hóa học xảy ra trên màng hoặc trong tế bào
- Chức năng thu nhận, truyền đạt thông tin: các thụ quan có hình dạng đặc thù để gắn với thông tin
hóa học để kích thích hoặc ức chế các quá trình trong tế bào sao cho phù hợp với môi trường
- Chức năng nối kết: kết nối các tế bào thành một khối ổn định
- Chức năng neo màng: protein liên kết với protein sợi hoặc các sợi trong tế bào chất, tạo sự ổn định
bền chắc của màng
- Chức năng vận chuyển các chất qua màng
Ngoài ra màng còn có thể nhận biết tế bào nhờ cacbohydrat gắn trên protein.
10. THÀNH TẾ BÀO
10.1 Cấu trúc
- Tế bào thực vật:
còn gọi là xenlulozơ, xenluloza, là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ các liên kết các mắt xích β-D-
Glucose, có công thức cấu tạo là (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n trong đó n có thể nằm trong
khoảng 5000-14000, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào thực vật. Trong gỗ lá kim, cellulose
chiếm khoảng 41-49%, trong gỗ lá rộng nó chiếm 43-52% thể tích.
Cellulose do các mắt xích β-D-Glucose liên kết với nhau bằng liên kết 1.4 Glucocid do vậy liên kết này
thường không bền trong các phản ứng thủy phân.
Cellulose được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp: 6nCO2+5nH2O-Clorophin,as-
>(C6H10O5)n +6nO2
Cellulose không tan trong nước ngay cả khi đun nóng và các dung môi hữu cơ thông thường. Tan trong
một số dung dịch acid vô cơ mạnh như: HCl, HNO3,... một số dung dịch muối: ZnCl2, PbCl2,...
Là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, giúp cho các mô thực vật có độ bền cơ học và tính
đàn hồi. Cellulose có nhiều trong bông (95-98%), đay, gai, tre, nứa, gỗ... (Cellulose chiếm khoảng 40-
45% trong gỗ).
- Tế bào nấm: Phần lớn có thành chitin vững chắc.
10.2. Chức ng
+Là cellulose bao bọc ngoài cùng, có tác dụng bảo vệ tế bào, đồng thời xác định hình dạng, kích thước
của tế bào.
+Trên thành các cầu sinh chất đảm bảo cho các tế bào thể liên lạc với nhau dễ dàng.
II.CÂU HỎI
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân thực? Cho biết tế bào thực vật khác tế bào
động vật những điểm bản nào?
Hướng dẫn trả lời
Mặc dù cũng được cấu tạo từ 3 thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất và nhân nhưng các tế bào
nhân thực có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với tế bào nhân sơ.
Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên cấu trúc gọi là nhân tế bào.
Bên trong tế bào chất các hệ thống màng chia tế bào thành các xoang riêng biệt.
Nhiều bào quan trong tế bào chất cũng được bao bọc bởi lớp
màng. Tế bào động vật và tế bào thực vật có những điểm khác nhau chính sau:
Tế bào động vật Tế bào thực vật
- Không có thành tế bào
- Không có lục lạp
- Không có không bào
- Có trung th
- Có thành tế bào
- Có lục lạp
- Có không bào
- Không có trung th
Câu 2: Kể tên nêu chức năng từng thành phần của màng sinh chất?
Hướng dẫn trả lời
Câu 3: So sánh cấu trúc của ti thể lục lạp?
Hướng dẫn trả lời
* Giống nhau:
- Đều có 2 lớp màng bao bọc.
- Đều có chức năng tổng hợp ATP cho tế bào .
- Đều chứa ADN và ribôxôm.
- Cả 2 bào quan này có nhiều enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.
- Tự sinh sản bằng phân đôi.
* Khác nhau:
Ti th Lục lạp
- Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp
nếp.
- Hai lớp màng đều trơn nhẵn.
- Có enzim hô hấp đính trên màng trong (hay
các tấm răng lược crista)
- Có enzim pha sáng quang hợp đính trên các
túi tilacoit ở hạt grana.
- Năng lượng (ATP) tạo ra được sử dụng cho
tất cả các hoạt động của tế bào.
- Năng lượng (ATP) tạo ra ở pha sáng được
dùng cho pha tối để tổng hợp chất hữu cơ.
- Có mặt hầu hết ở các tế bào. - Có mặt ở trong các tế bào quang hợp.
Câu 4: Tại sao bộ máy gôngi thể phân phối các sản phẩm đích chính c?
Hướng dẫn trả lời
- Bộ máy gongi phân loại và hướng các sản phẩm đó tới đích ở các phần khác nhau của tế bào.
- Các dấu xác định phân tử ( như nhóm phot phat được thêm vào sản phẩm) nhằm phân loại sp.
- trên bề mặt túi vận chuyển có các phân tử để nhận biết “ vị trí cập cảng trên bề mặt màng các bào
quan hoặc màng sinh chất.
Câu 5: Tại sao lục lạp thường hình bầu dục?
Hướng dẫn trả lời
Thích nghi với tiếp nhận ánh sáng:
+ Khi cường độ ánh sáng mạnh, diệp lục xếp dọc theo vách tế ào để tránh tổn thương do sự đốt nóng của
nhiệt
+ Khi cường độ ánh sáng yếu thì nằm vuông góc với tia sáng để tận dụng tối đa nguồn năng lượng ánh
sáng mặt trời.
Câu 6: Các loại protein vận chuyển trên msc?
Hướng dẫn trả lời
- Chất mang: Là loại protein vận chuyển khi liên kết với chất vận chuyển đặc hiệu nó sẽ bị biến đổi
cấu hình để có thể vận chuyển được chất mang ra vào tế bào.
12
- Kênh: Là loại protein tạo nên kênh (lỗ ) trên màng phù hợp với chất vận chuyển nhất định. Khi
chất được vận chuyển có kích thước hoặc điện tích phù hợp sẽ được di chuyển qua kênh.
- Cổng: Là một loại kênh protein vận chuyển nhưng được điều khiển đóng mở bằng các tín hiệu hóa
học hay tín hiệu điện.
- Bơm: Là loại protein vận chuyển chỉ vận chuyển được các chất khi được cung cấp năng lượng (ATP).
Câu 7: a. Giải thích tại sao tế bào gan của người lại lizôxôm mạng lưới nội chất hạt
phát triển?
2. Nêu chức năng của các bộ phận, bào quan trong tế bào nhân thực trực tiếp tham gia vào
việc sản xuất vận chuyển glycoprotein ra khỏi tế bào động vật.
Hướng dẫn trả lời:
Ý Nội dung
1
- Tế bào gan có lizôxôm phát triển là có tế bào gan là nơi tái sử dụng lại prôtêin. Lizôxôm là bào
quan chức hệ enzim thủy phân, những loại prôtêin sau khi đã được thực hiện chức năng sẽ được
phân giải trong lizôxôm tạo ra các aa. Các aa sinh ra ở được đưa ra tế bào và cơ thể
- Tế bào gan mạng lưới nội chất hạt phát triển do: Mạng lưới nội chất hạt chức năng
tổng hợp các loại prôtêin của màng sinh chất prôtêin đưa ra ngoài tế bào đáp ứng cho hoạt
động sống của thể. Tế bào gan nơi tổng hợ hầu hết các loại prôtêin của huyết tương trong
máu nên cần có mạng lưới nội chất hạt phát triển
2
Bào quan Chức năng
Nhân tế bào
-Lứới nối chất hạt
-Bóng tải/túi tiết
-Bộ máy gôngi
-Màng sinh chất
- Chứa thông tin di truyền. Các gen trong nhân phiên tạo
ra mARN, tARN, rARN.
-Lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp prôtêin chuyển
prôtêin tới bộ máy Golgi.
- Tham gia vào vận chuyển prôtêin đến bộ máy Golgi.
- Tại đây, prôtêin được biến đổi gắn thêm carbohydrate,
sau khi hoàn thiện chúng lại được chuyển đến màng sinh chất
của tế bào.
- Màng sinh chất chức năng vận chuyển glycoprotein qua
màng.
Câu 8:
a. Kể tên các cấu trúc, các bào quan được cấu tạo từ màng sở trong tế bào nhân thực
? Những cấu trúc, bào quan nào không thuộc hệ thống màng nội bào? Giải thích?
b. Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện được chức năng: dung
hợp màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải thích?
Hướng dẫn trả lời
a.- Các cấu trúc, các bào quan được cấu tạo từ màng cơ sở có trong tế bào nhân thực: nhân, lưới nội chất
hạt, lưới nội chất trơn, màng sinh chất, bộ máy Golgi, Lizoxom, không bào, peroxixom, ty thể, lục lạp.
- Các bào quan, cấu trúc không thuộc hệ thống màng nội bào: ty thể, lục lạp, peroxixom vì:
+ Không có nguồn gốc từ lưới nội chất, không liên kết về mặt vật lý cũng như thông qua các túi vận
chuyển với các bào quan của hệ thống màng nội bào.
+ Ti thể và lục lạp rất khác về cấu trúc (màng kép) với các túi có nguồn gốc từ lưới nội chất (có màng
đơn).
* Dung hợp màng:
- Phospholipit: có tính phân cực, tạo thành lớp kép (các đuôi kị nước luôn quay vào nhau, đầu ưa
nước quay ra ngoài). Tính kỵ nước của lớp kép phospholipit làm màng luôn có xu hướng khép thành
túi kín
+ Khi một phần màng tách ra (nhập bào) thì phần còn lại tự động khép thành màng kín, còn phần tách ra
hình thành túi tiết kín.
+ Khi một túi tiết đến tiếp xúc với màng sinh chất (xuất bào) thì 2 màng dễ dàng hòa nhập thành một.
- Protein thụ thể: tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài (liên kết với ligand – chất gắn) hoặc từ
môi trường trong (protein tương thích trên màng túi tiết), khởi động quá trình biến dạng màng.
* Truyền tin vào trong tế bào: protein xuyên màng
- Gắn với các vi sợi, khung xương tế bào ở mặt trong, gắn với các phân tử của khối chất nền ngoại bào
ở mặt ngoài màng (Hình 7.9 trang 129 Campbell)
- Protein xuyên màng (ví dụ integrin) có thể thay đổi hình dạng khi gắn với một phân tử chất nền
ngoại bào cụ thể hoặc một phân tử tín hiệu từ môi trường (ligand). Hình dạng mới có thể làm cho phần
bên trong của protein gắn kết với protein thứ hai, loại protein tế bào chất có thể truyền thông tin vào
bên trong tế bào.
Câu 9:
1. Sự khác nhau về cấu trúc, tính chất, chức năng giữa màng sinh chất màng nhân?
2. Trong q trình truyền tin qua tế bào đối với các chất hòa tan trong nước, chúng
phải thông qua thụ quang màng.
- những loại thụ qua o?
- Với loại thụ quan liên kết với protein G, hãy nêu vai trò của protein G?
3. Trong thí nghiệm co phản co nguyên sinh cả tế bào thực vật. Thành phần cấu
trúc nào của tế bào đóng vai trò chính trong quá trình đó? Tại sao?
Hướng dẫn trả lời
1. Sự khác nhau về cấu trúc, tích chất, chức năng của màng sinh chất và màng nhân
Chỉ tiêu Màng nhân Màng sinh chất
Cấu trúc
- Cấu tạo màng kép, có xoang
gian màng (xoang quanh
nhân)
- Độ dày khoảng 40nm
- Màng nhân không liên tục
do có hệ thống lỗ.
- Mặt ngoài của màng có đính
riboxom, mặt trong có hệ
thống tấm lamina có vai trò cơ
học.
- Cấu tạo màng đơn
- Độ dày khoảng 10nm
- Liên tục không có hệ thống
lỗ.
- Mặt trong có liên kết với các
vi sợi của khung xương tế bào
Tính chất
- Không có khả năng hàn gắn
khi bị phá hủy.
- Tính thấm chọn lọc khác
nhau
Ví dụ: các protein kiềm histon
dễ dàng qua màng nhân
- Có khả năng hàn gắn khi bị
phá hủy.
- Tính thấm chọn lọc khác
nhau.
Chức năng
- Trao đổi chất giữa nhân và
tế bào chất
- Phân lập, cách li NST
ra khỏi tế bào
- Trao đổi chất giữa tế bào
và môi trường.
- Giới hạn giữa tế bào và môi
trường.
14
1. – Có 3 loại thụ quan màng: thụ quan liên kết với protein G, thụ quan- kênh ion, thụ quan
tirozinkinaza.
- Vai trò của protein G: nó có linh hoạt của GTPaza, khi ở dạng hoạt hóa nó bám vào một
enzim làm cho enzim này được hoạt hóa để kích hoạt bước tiếp theo trong con đường truyền
tín hiệu, dẫn đến một đáp ứng của tế bào. Do đó protein G hỗ trợ cho hoạt động của thụ quan
liên kết với nó.
3. – Không bào đóng vai tro chính trong thí nghiệm này.
- Do không có kích thước rất lớn, có chứa nước và dịch hòa tan, tạo ra dịch tế bào. Dịh tế bào
luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.
Câu 10. Lizoxom chức năng đối với tế bào?
Tại sao các ezim thủy phân trong lizoxom lại không làm vỡ chính ?
Hướng dẫn trả lời
Chức năng:
- Tiêu hóa, tự vệ.
- Tham gia vào quá trình phân hủy tế bào già, các tế bào bị tổn thươn, cũng như các tế bào
thoái hóa, hư hỏng.
- Lúc cơ thẻ bị đói kéo dài lizoxom tiêu hóa một số bào quan để cung cấp năng lượng cho các
hoạt động quan trọng nhất đối với sự duy trì sự sống.
* Giải thích:
Các enzim thủy phân có trong lizoxom lại không làm vỡ lizoxom vì trong điều kiện bình thường
các enzim này ở trạng thái bất hoạt.
Khi có nhu cầu sử dụng, các enzim này mới được hoạt hóa bằng cách thay đổi độ pH trong
lizoxom. Sau đó enzim lại được trở về trạng thái bất hoạt cho nên không làm vỡ lizoxom.
Câu 11: Thành tế bào thực vật vai trò gì? Nh đặc trưng giúp thành tế bào thực
hiện được vai trò trên?
Hướng dẫn trả lời
- Vai trò của thành tế bào:
+ Làm nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ cho hệ chất nguyên sinh bên trong
+ Chống lại áp suất thẩm thấu do không bào trung tâm gây nên.
- Đặc trưng của thành tế bào: Thành tế bào bền vững về mặt cơ học nhưng cũng mềm dẻo để có
thể sinh trưởng
+ Tính bền vững: nhờ vật liệu cấu trúc có tính đàn hồi và ổn định của phân tử xenlulose.
+ Tính mềm dẻo: Các vật liệu cấu trúc mềm mại dưới dạng khuôn vô định hình của propectin
và hemixenlulose.
Câu 12: Trong các bào quan thống tế bào nhân thực:
a. Những bào quan nào chứa đồng thời protein a. nucleic?
b. Những bào quan nào thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng cho tế o?
c. Ti thể lục lạp được xếp vào hệ thống nội màng không? Tại sao?
Hướng dẫn trả lời
a. Những bào quan nào chứa đồng thời protein và a. nucleic: Nhân , ti thể, lục lạp, rioxom
- Nhân: có AND( NST) và ARN
- Ti thể: có AND dạng vòng
- Lục lạp: có AND dạng vòng
- Rioxom: rARN
b. Có 2 loại bào quan thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng cho tế bào: Ti thể và lục lạp
c. Ti thể và lục lạp không được xếp vào hệ thống nội màng vì có nguồn gốc từ lưới nội chất,
không liên hệ với hệ thống nội màng và có cấu trúc khác với các màng thuộc hệ thống nội
màng Câu 13: sao người ta cho rằng ti thể” chính vi khuẩn”
Hướng dẫn trả lời
Người ta cho rằng “ ti thể” chính là “ vi khuẩn” vì:
- Khác biệt giữa vi khuẩn và tế bào chất xung quanh
+ Ở ti thể sao chép AND độc lập với nhân
+ Ti thể và lục lạp có màng đôi, còn ào quan khác có màng đơn
- Ti thể có nhiều đặc điểm giống vi khuẩn:
+ Kích thước chúng tương tự nhau khoảng 1-5 micromet
+ Ti thể có nhiễm sắc thể riêng, các AND này giống với NST của tế bào nhân sơ là có dạng vòng
không liên kết với pr và không có màng bao.
+ Riboxom của ti thể giống riboxom của tế bào nhân sơ
+ AND của ti thể ở nhiều động vật là vòng kép kín như vi khuẩn.
+ AND của ti thể và vi khuẩn không có histon đính vào vách
Câu 14: Hoạt tính của lizoxom được điều hòa bởi chế nào?
Hướng dẫn trả lời
Duy trì độ Ph = 5, trong môi trường axít yếu nhờ hoạt động của bơm prôton định khu ở màng lizoxôm
Câu 15:
1. Theo hình khảm-động màng sinh chất được cấu tạo bởi những thành phần hóa
học nào? Nêu chức năng của từng thành phần hóa học cấu tạo nên màng sinh chất?
2. Căn cứ vào đâu thuyết cộng sinh cho rằng: sự mặt của ti thể trong tế bào
nhân chuẩn kết quả cộng sinh của một dạng vi khuẩn hiếu khí với tế bào?
Hướng dẫn trả lời
1.- Thành phần hóa học của màng sinh chất:
+ Lipit màng: lớp photpholipit kép
+ Các phân tử colesrol
+ Protein màng
+ Cacbonhidrat màng
- Chức năng của các thành phần:
+ Lớp photpholipit tạo nên tính mềm dẻo, linh hoạt của màng
+ Các phân tử colestrol tạo nên khung ổn định của màng nếu tỉ lệ photpholipit / colestrol cao màng
sẽ mềm dẻo, còn tỉ lệ này thấp (lượng colestrol cao), màng bền chắc và kém linh động.
+ protein màng: phân bố khảm vào màng lipit ở dạng bám màng hay xuyên màng và có những
chức năng: vận chuyển, xúc tác, thu nhận và truyền đạt thông tin, nhận biết tế bào, kết nối…
+ Cacbonhidrat màng: liên kết với protein bám ngoài màng tạo chất nền ngoại bào lipoprotein vừa
có chức năng kết dính giữa các tế bào vừa có chức năng thu nhận thông tin
2
- Dựa vào những bằng chứng:
+ Cấu trúc AND và kích thước ribosome của ti thể giống vi khuẩn
+ Cơ chế tổng hợp protein của ti thể có nhiều đặc điểm giống vi khuẩn
+ Màng ti thể có cấu tạo giống màng vi khuẩn
+ Ti thể được hình thành do sự sự phân chia của ti thể trước đó
Câu 16 : hai thành phần của tế bào thực vật khi chúng thay đổi cấu trúc đều làm thay
đổi kích thước tế bào, đó những thành phần nào? Nêu điểm khác nhau mối liên hệ của các
thành phần đó trong chế làm tăng kích thước tế bào thực vật.
Hướng dẫn trả lời
Thành phần trong tế bào, điểm khác nhau và mối liên hệ:
- Không bào và thành tế bào.
- Khác nhau:
+ Không bào: hút nước để tăng thể tích, không cần ATP.
+ Thành tế bào: đứt liên kết hidro và giãn dài, cần ATP để hoạt hóa bơm prôton.
- Mối liên hệ: Khi các sợi xenlulôzơ trong thành tế bào bị đứt gãy các liên kết hidro do bơm prôton
bơm H
+
vào thành, không bào hút nước tăng thể tích, tạo lực đẩy các sợi xenlulôse trượt trên nhau, thành
tế bào giãn, tế bào tăng kích thước.
16
Câu 17: Trình bày thí nghiệm dung hợp hai tế bào của hai loài động vật khác nhau để chứng minh
các phân tử prôtêin của màng sinh chất khả năng di chuyển .
Hướng dẫn trả lời
- Trước tiên người ta phải đánh dấu prôtêin màng của hai loài khác nhau sao cho có thể phân biệt được
chúng (đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ hoặc bằng chất phát quang), sau đó cho các tế bào của hai loài
tiếp xúc và dung hợp với nhau (nhờ sự trợ giúp của các chất nhất định). - Sau từng khoảng thời gian
một, quan sát các dấu chuẩn của từng loài trên "tế bào lai" dưới kính hiển vi. Nếu prôtêin màng của các
loài đan xen với nhau trên tế bào lai thì chứng tỏ các prôtêin màng đã dịch chuyển. Tuy nhiên, nếu các
prôtêin của từng loài không pha trộn vào nhau mà vẫn nằm ở hai phía riêng biệt của tế bào lai thì ta vẫn
chưa thể kết luận chắc chắn là prôtêin màng không di chuyển. Vì prôtêin của cùng một loài có thể vẫn
di chuyển trong loại tế bào đó nhưng khó có thể di chuyển sang màng tế bào của loài khác
Câu 18:
Các tế bào nhận biết nhau bằng các dẫu chuẩn trên màng sinh chất. Theo em, dấu chuẩn
hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp vận chuyển tới màng sinh chất như thế
o?
Hướng dẫn trả lời
Dấu chuẩn là hợp chất glycoprotein
Protein được tổng hợp ở các ribosome trên màng lưới nội chất hạt, sau đó được đưa vào trong
xoang của lưới nội chất hạt tạo thành túi bộ máy gonghi. Tại đây protein được hoàn thiện cấu
trúc. Gắn thêm hợp chất saccarit glycoprotein hoàn chỉnh đóng gói đưa ra bên ngoài màng
bằng xuất bào.
Câu 19
a.Kể tên các thành phần của hệ thống màng nội bào?
b. Cho các tế bào sau người: Đại thực bào, tế bào tuyến sinh dục, tế bào β- đảo tụy (tế bào nội
tiết tuyến tụy). mỗi tế bào đều một loại màng nội bào rất phát triển. Cho biết tên gọi chức
năng của loại màng nội bào đó mỗi tế bào?
c. Ty thể lục lạp đều ADN bộ máy phiên mã, dịch riêng nhưng chúng lại không
khả năng tồn tại, hoạt động sinh nhân lên môi trường ngoại bào? Hãy giải thích?
Hướng dẫn trả lời
a. Các thành phần của hệ thống màng nội bào: màng nhân, lưới nội chất, bộ máy gongi, lizoxom, các
loại không bào khác nhau, màng sinh chất.
b. Tên gọi và chức năng của loại màng nội bào ở mỗi tế bào:
- Đại thực bào: Lizoxom phát triển, tiết enzym phân giải các thành phần có trong túi thực bào gắn
với nó.
- Tế bào tuyến sinh dục: Lưới nội chất trơn rất phát triển, có chức năng tổng hợp lipit, từ đó hình
thành nên các hoocmon sinh dục như ơstrogen, tesrosteron,…
- Ở tế bào β- đảo tụy: Lưới nội chất hạt rất phát triển, có chức năng tổng hợp nên các protein
tiền thân của các hoocmon Insulin và Glucagon.
c. Vì: - Trong quá trình phát sinh ti thể và lục lạp, một số gen trong ADN ti thể và lục lạp được sát
nhập với hệ gen nhân. Những gen này quy định một số sản phẩm tham gia cấu trúc, hoạt động chức
năng và sinh sản của ti thể và lục lạp.
- Vì thế khi tách ra khỏi tế bào, ti thể và lục lạp không thể tự tổng hợp được và các sản phẩm bị thiếu
sót đó dẫn đến chúng không thực hiện được chức năng một cách đầy đủ, cũng như
Câu 20. Vào các dịp tết, người dân thường làm mứt bí, mứt rốt bằng cách luộc qua nước sôi sau
đó tẩm đường. Theo em tại sao phải luộc qua nước sôi?
Hướng dẫn trả lời
Khi luộc qua nước sôi làm TB mất khả năng sống:
+ Làm mất tính thấm chọn lọc của màng TB, quá trình vận chuyển chủ động không diễn ra, TB không bị
mất nước khi đó sẽ giữ được hình dạng mức quả.
+ Đường dễ dàng thấm vào bên trong.
Câu 21.
a. Bào quan lizôxôm tế bào động vật được hình thành từ đâu? Tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào
hồng cầu, tế bào bạch cầu loại tế bào nào chứa nhiều lizôxôm nhất? Giải thích.
b. Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ 1 lớp kép phôtpholipit, không prôtêin) với
màng sinh chất, người ta dùng glixerol Na
+
. Hãy cho biết glixerol Na
+
đi qua màng nào? Giải
thích.
Hướng dẫn trả lời
Ý Nội dung
a
* Bào quan lizôxôm tế bào nhân thực được hình thành từ bộ máy golgi. Cấu
tạo dạng túi, màng đơn, chứa nhiều enzim thủy phân làm nhiệm vụ tiêu hóa nội
o.
* Tế bào bạch cầu chứa lizôxôm nhiều nhất đảm nhiệm chức năng tiêu
diệt vi khuẩn, tế bào già, tế bào bị tổn thương.
b So sánh tính thấm giữa 2 loại màng với glyxêrol và Na
+
:
- Glixeron đi qua cả 2 màng vì glixeron là chất không phân cực có thể đi qua lớp
phôtpholipit kép.
- Ion Na
+
chỉ đi qua màng sinh chất, không đi qua màng nhân tạo vì Na
+
chất
tích điện nên chỉ có thể đi qua kênh prôtêin của màng sinh chất, còn màng nhân
tạo không có kênh prôtêin nên không thể đi qua được.
Câu 22
a. Dựa vào chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích sao các nhóm
carbohydrate của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện bề mặt phía ngoài tế bào
không nằm bề mặt phía tế bào chất?
b. Quan sát thấy 1 tế bào động vật màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham gia quá
trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy protein xuất bào. Đề xuất giả thuyết
trong trường hợp trên. Thiết kế thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết?
Hướng dẫn trả lời
a. - Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi polypeptid được gắn vào màng
lưới nội chất nhờ protein tín hiệu, phần còn lại của chuỗi sẽ chui vào trong lưới nội chất.
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang bộ máy Golgi nhờ túi tiết.
Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm carbohydrate, sau khi hoàn thiện chúng lại được chuyển
đến màng tế bào. Vì nhóm carbohydrate của glycoprotein nằm ở trong túi tiết nên khi túi tiết dung hợp
với màng tế bào thì nhóm carbohydrate trong túi sẽ lộn ra phía ngoài màng tế bào.
b. - Giả thuyết: Tế bào đó bị hỏng bộ khung xương tế bào.
- Thí nghiệm chứng minh giả thuyết:
+ Lấy 1 tế bào bình thường và 1 tế bào bị hỏng khung xương nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng.
+ Sau 1 thời gian quan sát: Tế bào bị hỏng bộ khung xương không xảy ra quá trình phân chia tế bào nên
số lượng tế bào không thay đổi. Tế bào bình thường xảy ra hiện tượng phân chia tế bào nên số lượng tế
bào tăng lên.
Câu 23: Phân biệt hệ enzim trong lizôxôm perôxixôm về nguồn gốc chức năng. Giải thích
tại sao trog nước tiểu của người linh trưởng chứa axit uric còn các động vật khác thì không?
Hướng dẫn trả lời
Hệ enzim trong lizôxôm: được tổng hợp từ lưới nội chất hạt, xúc tác các phản ứng thủy
phân.
Hệ enzim trong perôxixôm: được tổng hợp từ ribôxôm tự do trong tế bào, xúc tác các phản
ứng ôxi hóa khử.
Ở người và linh trưởng, trong perôxixôm không có các thể đặc hình ống tổng hợp các enzim
uricaza để phân giải axit uric còn các động vật khác thì có.
Câu 24: Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong thể phải làm việc để thể khỏi bị nhiễm
độc?
18
Hướng dẫn trả lời
Gan nhiều vai trò quan trọng trong thể trong đó chức năng khử độc. vậy khi
uống rượu thì các tế bào gan phải hoạt động mạnh để khử tác động độc hại của rượu giúp cho
cơ thể
khỏi bị nhiễm độc. Trong tế bào gan hệ thống lưới nội chất trơn phát triển để sản xuất các
enzim khử độc.
Uống rượu nhiềuhại cho sức khỏe, mặc dù đã có các tế bào gan hoạt động để khử tác động
độc hại của rượu nhưng khả năng của gan cũng có hạn, vì vậy cần hạn chế uống rượu để tránh gây
tổn hại cho gan.
Câu 25: a. Giả sử cho một tế bào nhân tạo chứa dung dịch lỏng bao trong màng tính thấm chọn lọc
được ngâm vào cốc chứa một loại dung dịch khác. Màng thấm cho nước đường đơn đi qua nhưng
không cho đường đôi đi qua.
- Kích thước tế bào nhân tạo thay đổi hay
không? Giải thích.
- Các chất tan đã cho trên khuếch tán như thế
o?
b. Chức năng chủ yếu của ty thể là: Sinh nhiệt cho thể; Thúc đẩy tế bào chết theo chương trình;
Sản sinh ATP; Trao đổi axit béo.
Cho các tế bào sau: tế bào tuyến thượng thận, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào tuyến tụy.
- Em hãy cho biết trong các tế bào trên, tế bào nào nhiều ty thể?
- Chức năng chủ yếu của ty thể tương ứng với mỗi loại tế bào trên gì?
Hướng dẫn trả lời
Ý Nội dung
A - Dung dịch trong bình là nhược trương so với tế bào nhân tạo.
- Kích thước tế bào nhân tạo sẽ to ra do nước di chuyển từ ngoài bình vào trong tế bào
nhân tạo.
- Sucrose là đường đôi không thấm qua màng chọn lọc.
- Glucose là đường đơn khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài môi trường còn fructose là
đường đơn khuếch tán từ ngoài môi trường vào trong tế bào.
b -Tế bào có nhiều ty thể: tế bào tuyến thượng thận, tế bào gan, tế bào cơ.
- Tế bào tuyến thượng thận: Sinh nhiệt cho cơ thể
- Tế bào gan: thúc đẩy tế bào chết theo chương trình, trao đổi axit béo.
- Tế bào cơ: sản sinh ATP.
Câu 26:
a. Em hãy giải thích nguyên nhân gây các bệnh: viêm phổi các thợ mỏ, Chadiak
streinbrink, Pompe.
b. Những người đàn ông mắc hội chứng claifenter bị sinh do tinh trùng không chuyển động
được, thường bị nhiễm khuẩn đường hấp các quan nội tạng sai lệch vị trí. Em hãy giải
thích nguyên nhân dẫn đến các bệnh dị tật trên.
Hướng dẫn trả lời
u Ý Nội dung
2 1
* Cả 3 bệnh trên đều liên quan đến sự bất bình thường trong cấu trúc màng hoặc hệ
enzim của lizôxôm. Màng lizôxôm thường được bảo vệ khỏi tác động của các enzim
bản thân nhờ lớp glicoprotein phủ phía trong, nhưng có thể bị phá hủy do tác động
của nhiều nhân tố như sốc, co giật, ngạt oxi, các nội độc tố, virut, các kim loại nặng,
silic, tia UV, …
- Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi các thợ mỏ: Khi lizôxôm cấp 2 tích lũy các
hạt bụi silic, amiăng,…dẫn đến màng lizôxôm bị hư hỏng do đó các enzim lizôxôm bị
giải phóng tác động lên các phế nang gây nên bệnh viêm phổi.
- Nguyên nhân gây bệnh Chadiak streinbrink: Màng lizôxôm có thể bị sai lệch
do di truyền đã dẫn đến biến đổi tính thấm của màng lizôxôm gây nên bệnh Chadiak
– streinbrink. Biểu hiện của bệnh là giảm sức đề kháng, to tỳ, gan, hạch limpho, sợ
ánh sáng và bị bạch tạng.
- Nguyên nhân gây bệnh Pompe ( bệnh tim mạch thừa glicogen II ): Nguyên
nhân do thiếu enzim glucogidaza trong lizôxôm nên glicogen không được phân
hủy, tích lũy lại trong lizôxôm dẫn tới các biểu hiện lâm sàng như sai lệch về tim,
hô hấp và dẫn tới tử vong.
2 - Nguyên nhân: do khuyết tật vận động dựa trên vi ống của lông roi và lông nhung.
+ Tinh trùng không chuyển động được vì lông roi hoạt động kém.
+ Thường bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và có các cơ quan nội tạng sai lệch vị trí là
do các đường dẫn khí bị tổn thương và các sự kiện truyền tín hiệu trong quá trình
phát triển phôi không diễn ra chính xác. Suy cho cùng là do các lông nhung kém hoạt
động chức năng.
Câu 27:
a. Trong tế bào cơ, một bào quan giữ vai trò quan trọng đối với sự trượt của các sợi actin
myôzin, bào quan này gì? Nêu chế hoạt động của đối với sự co dãn của tế bào cơ.
b. Giả sử người ta tạo ra các kênh H
+
màng trong của ti thể đồng thời cung cấp đủ glucôzơ
O
2
cho các ti thể này thì sự tổng hợp ATP trong ti thể quá trình đường phân của tế bào bị ảnh
hưởng như thế nào? Giải thích.
Hướng dẫn trả lời
a. - Bào quan đó là lưới nội chất trơn.
- Điện thế hoạt động xuất hiện ở màng tế bào cơ (màng sau xinap) kích hoạt bơm Ca
2+
trên màng LNCT
bơm Ca
2+
từ xoang LNCT ra bào tương.
- Ca
2+
hoạt hóa trôpolin, kéo trôpomiozin ra khỏi vị trí liên kết giữa actin và miozin, miozin trượt trên
actin làm cơ co.
- Khi điện thế hoạt động ở màng tế bào cơ tắt – kênh Ca
2+
trên màng LNCT mở
Ca
2+
từ bào tương
đi vào xoang LNCT.
b. - Sự tổng hợp ATP trên màng trong ti thể bị giảm.
- Giải thích: H
+
từ xoang gian màng qua kênh H
+
đi vào chất nền ti thể làm triệt tiêu gradien H
+
giữa
hai bên màng trong.
- Quá trình đường phân tăng lên.
- Giải thích: Do thiếu ATP nên tế bào phải tăng phân giải đường đề bù lại lượng ATP bị thiếu hụt.
Câu 28:Trong tế bào nhân thực, ti thể màng kép trong khi đó bộ máy gongi lai màng đơn.
Nếu ti thể mất đi một lớp màng còn bộ máy gongi màng kép thì thể ảnh hưởng như thế nào
đến chức năng của chúng?
Hướng dẫn trả lời
- Ti thể còn một lớp màng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp năng lượng ở chuỗi chuyền điện tử: Mất
màng trong thì không tổng hợp được ATP còn nếu mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp ATP giảm.
- Nếu bộ máy gongi có màng kép có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành các túi tiết để bao gói sản
phẩm.
Câu 29: Dựa vào kiến thức về cấu trúc tế bào, hãy cho biết các phương thức tiến hoá tạo nên các
bào quan cấu tạo màng tế bào nhân thực?
Hướng dẫn trả lời
Sự tạo nên các bào quan có cấu tạo màng ở tế bào nhân thực có thể được hình thành bằng 2 con đường
chủ yếu :
20
| 1/26