Cơ cấu tổ chức và hoạt động của báo giáo dục và thời đại | Bài tập Tổ chức và hoạt động cơ quan báo chí

Cùng với bước chuyển biến mạnh mẽ của sự nghiệp Đổi mới theo con đường Chủ  nghĩa xã hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua, hệ thống  báo chí trong cả nước ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần  xây dựng và củng cố đường lối của Đảng, phát triển kinh tế của đất nước và hoàn  thiện hơn trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
28 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của báo giáo dục và thời đại | Bài tập Tổ chức và hoạt động cơ quan báo chí

Cùng với bước chuyển biến mạnh mẽ của sự nghiệp Đổi mới theo con đường Chủ  nghĩa xã hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua, hệ thống  báo chí trong cả nước ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần  xây dựng và củng cố đường lối của Đảng, phát triển kinh tế của đất nước và hoàn  thiện hơn trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

26 13 lượt tải Tải xuống
BÀI TẬP LỚN
MÔN: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN BÁO CHÍ
ĐỀ TÀI: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO GIÁO DỤC &
THỜI ĐẠI
SINH VIÊN: ĐỖ THỊ THÙY MỴ
LỚP: BÁO IN K32 – A1
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................3
1. Tính cấp thiết..........................................................................................................3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
5. Ý nghĩa thực tiễn, lý luận.......................................................................................4
6. Kết cấu.....................................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN BÁO
CHÍ.................................................................................................................................5
1. Kiến thức cần nắm vững.....................................................................................5
2. Cơ cấu tổ chức hoạt động tòa soạn.....................................................................6
CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO GIÁO DỤC &
THỜI ĐẠI....................................................................................................................10
1. Giới thiệu về Báo Giáo dục & Thời đại...........................................................10
2. Tổ chức bộ máy tòa soạn...................................................................................19
3. Chuyên mục báo................................................................................................22
4. Quy trình sản xuất báo......................................................................................22
5. Doanh thu...........................................................................................................23
CHƯƠNG III. GIẢI QUYẾT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐƯA TÒA SOẠN PHÁT
TRIỂN..........................................................................................................................24
1. Thành tựu và khó khăn của Báo Giáo dục & Tòa soạn.................................24
2. Giải pháp và kiến nghị nhằm đưa tòa soạn phát triển...................................24
3. Xây dựng mô hình tổ chức tòa soạn.................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................28
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Cùng với bước chuyển biến mạnh mẽ của sự nghiệp Đổi mới theo con đường
Chủ nghĩa hội do Đảng ta khởi xướng lãnh đạo, trong những năm qua, hệ
thống báo chí trong cả nước ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp
phần xây dựng củng cố đường lối của Đảng, phát triển kinh tế của đất nước
hoàn thiện hơn trong lĩnh vực văn hóa, hội. Chính thế, được tôn thờ như
một thứ “Quyền lực thứ tư” , sánh ngang với các quyền lực tuyệt đối như Lập pháp,
Hành pháp và Tư pháp.
Khi nền kinh tế, khoa học kĩ thuật phát triển đã kéo theo sự phát triển của Báo
chí. Báo chí ngày càng bám sát đời sống, xã hội; thông tin nhanh chóng các tin tức,
sự kiện, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Nhà nước tới quần chúng
nhân dân, góp phần xây dựng, củng cố và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh những cơ quan
báo chí, những nhà báo chân chính được xã hội tôn vinh, những bài báo có tác động
tích cực đối với hội thì cũng xảy ra những vấn đề tiêu cực trong nghề báo: viết
sai sự thật, tống tiền,….
Hiện nay, trên thế giới cũng như nước ta đang tồn tại nhiều loại hình báo
chí, như: Báo in, Báo truyền hình, Báo phát thanh, Báo mạng điện tử Báo đa
phương tiện. Mỗi loại hình báo chí nói riêng quan báo chí nói chung đều
sự phát triển, thay đổi đề phù hợp với nhu cầu tiếp nhận tông tin của công chúng.
Với danh nghĩamột nhà báo tương lai, em đã đi sâu vào khai thác tổ chức,
hoạt động, vai trò báo chí trong đời sống, hội hiện nay để hình thành cho mình
những tư tưởng và nhận thức về nghề. Lựa chọn Báo Giáo dục & Thời đại, tìm hiểu
về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Báo Giáo dục & Thời đại giúp em có cơ hội tìm
3
hiểu thực tế một hình tòa soạn cụ thể cùng với những hướng đi mới của tờ báo
đó.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này em muốn nắm rõ về cơ cấu tổ chức và hoạt của một tòa
soạn điển hình tòa soạn Báo Giáo dục & Thời đại. Từ đó, đưa ra những giải
pháp, định hướng trong tổ chức, hoạt động của báo trong thời gian sắp tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này cấu tổ chức, hoạt động của một
cơ quan Báo chí.
Phạm vi nghiên cứu là khảo sát cơ cấu tổ chức và hoạt động của báo Giáo dục
& Thời đại.
4. Phương pháp nghiên cứu: Tìm hiểu về Báo Giáo dục, em đã sử dụng
những phương pháp điển hình như: khảo sát, phân tích, đánh giá, nhận xét, bình
luận.
5. Ý nghĩa thực tiễn, lý luận
Qua đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu cấu tổ chức, hoạt động của báo Giáo dục
& Thời đại” em đã những trải nghiêm thực tế sâu sắc, được tìm hiểu về các
phòng ban chuyên môn, quy trình sản xuất báo của tòa soạn,…. Từ những kiến
thức được học trên lớp, kết hợp với chuyến đi thực tế này giúp cho em hiểu biết
hơn về một cơ quan báo chí cụ thể.
6. Kết cấu
Bài tập lớn gồm có 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động tòa soạn Báo Chí .
Chương II: Cơ cấu tổ chức hoạt động của báo Giáo dục & Thời đại.
4
Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Báo Giáo dục
& Thời đại.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN
BÁO CHÍ
1. Kiến thức cần nắm vững
1.1. Khái niệm
- “Cơ quan báo chí là nơi thực hiện một số loại hình báo chí như: báo in, báo
điện tử, các cơ quan phát thanh truyền hình ở Trung ương và địa phương…” (Theo
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí tháng 6/1999)
- quan báo chí quan ngôn luận của Đảng, của chính quyền, của các
tổ chức đoàn thể hội lập ra và tôn trọng chấp hành pháp luật. Nónhiệm vụ
cơ quan ngôn luận của tổ chức đó, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích mà tổ chức đặt
ra.
- Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị sự xắp đặt theo một
trật tự nào đó của các bộ phận trong tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng.
- cấu tổ chức hoạt động của một quan báo chí hình thức tồn tại
của tổ chức đó, biểu thị sự sắp xếp theo một trật tự nào đó của các bộ phận trong tổ
chức, đồng thời thể hiện hoạt động và mối liên hệ giữa chúng.
1.2. Điều kiện thành lập một cơ quan báo chí
Điều 18 – Chương V – Luật Báo chí quy định rõ
1- Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định tại Điều
13 của Luật này ;
2- Xác định tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát
hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng ngôn ngữ thể hiện
của cơ quan báo chí ;
5
3- trụ sở chính các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động
của cơ quan báo chí.
1.3. Điều kiện hoạt động của cơ quan báo chí
Để cơ quan báo chí có thể đi vào hoạt động cần có những điều kiện chính sau :
- quan báo chí phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhà nước ,
cũng như tuân thủ mọi hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, Luật Báo chí , tôn chỉ,
mục đích của quan chủ quản . Phải chế hoạt động hơp lý, đúng định
hướng.
- Có đội ngũ lãnh đạo , nhà báo, phóng viên , biên tập viên có bản lĩnh chính
trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao, sử dụng thành thạo các phương tiện tác nghiệp báo chí (máy ảnh, máy quay
phim, máy ghi âm…)
- Luôn đảm bảo nguồn tin phong phú, hấp dẫn, thời sự, chính xác, bám sát
vào thực tế đời sống xã hội – những gì mà công chúng hướng tới và quan tâm.
- Đảm bảo tính tương tác giữa báo chí và công chúng.
- Trong tòa soạn phải sự tương tác giữa các phòng ban , hoạt động đồng
bộ, nhịp nhàng và có hiệu quả.
- Đảm bảo môi trường tác nghiệp tốt cho đội ngũ người làm báo.
2. Cơ cấu tổ chức hoạt động tòa soạn
2.1. Mô hình chung của tòa soạn báo in
6
7
Bộ (Ban biên tập)
- Tổng biên tập
- Các Phó tổng biên tập
- Thư ký tòa soạn
- Các ủy viên
Bộ phận ngoài tòa
soạn
- Nhà in
- Văn phòng
đại diện
- Phóng viên
thường trú
Bộ phận hành
chính – dịch vụ
- Văn phòng
- Thư viện
- Tổ chức cán
bộ
- Quảng cáo
và phát hành
- Tài vụ
- Các ban
khác
Các ban/phòng
chuyên môn
- Ban xây dựng
Đảng
- Ban nội chính
- Ban kinh tế
- Ban văn hóa
xã hội
- Ban Quốc tế
- Ban khoa giáo
- Ban thể thao
- Ban bạn đọc
- Ban thư ký
- Ban quản lý
phóng viên
- Bộ (Ban biên tập) làquan đầu não của một cơ quan báo chí,bộ
phận lãnh đạo quản toàn soạn do quan chủ quản tòa soạn lập ra
để điều hành hoạt động tòa soạn. Về chức năng, khái niệm thì không khác
nhau nhưng trong cấu, vị trí mức độ quan trọng của Bộ biên tập thì
khác biệt lớn so với Ban biên tập.
- Bộ biên tập là cơ quan trực thuộc trung ương, có Tổng giám đốc điều
hành chính, giúp việc cho tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc. Sau đó là
các Giám đốc khu vực chịu trách nhiệm từng đơn vị sự nghiệp. Các trưởng
ban phụ trách ban quan trọng và thư ký tòa soạn.
- Với Ban biên tập thì đứng đầu Tổng biên tập chịu trách nhiệm
chính, cùng với các Phó tổng biên tập giúp việc, Thư ký tòa soạn.
- Việt Nam, các quan báo chí như: Báo Nhân dân, Tạp chí cộng
sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông Tấn xã Việt Nam , Đài tiếng nói Việt
Nam được quản lý bởi Bộ Biên tập. Các tòa soạn còn lại gọi là Ban biên tập.
- Thư tòa soạn “cánh tay phải của Tổng biên tập”, chịu trách
nhiệm biên tập chính trong tòa soạn, cùng với TBT kiểm duyệt tin, bài khi
xuất bản.
- Đứng đầu các phòng ban chuyên môn các Trưởng ban, chịu trách
nhiệm nội dung chính của ban mình. Trong ban gồm Phó ban, các phóng
viên, biên tập viên.
- Phòng hành chính dịch vụ nơi chịu trách nhiệm về in ấn, phát
hành và dịch vụ, đồng thời cũng nơi giao lưu bạn đọc, là cầu nối giữa bạn
đọc và tòa soạn.
8
- Các tòa soạn có thể có trụ sở ở các thành phố lớn trong cả nước nhằm
đưa thông tin tới công chúng nhanh chóng hơn, chính xác hơn phù hợp
với nhu cầu công chúng tùy theo vị trí địa lý.
2.2. Tòa soạn hội tụ
Trong bài viết Tòa soạn hội tụ xu thế phát triển Việt Nam hiện
nay”, TS Trương Thị Kiên cho rằng: “Tòa soạn hội tụ một trung tâm sản
xuất phân phối tin tức đa phương tiện”, hoạt động theo ý tưởng về một
phòng tin tức hội tụ.
Thực chất, tòa soạn hội tụ “một trung tâm sản xuất phân phối tin
tức” không các bức tường ngăn cách giữa báo in, truyền hình, đài phát
thanh và các web, từ tổng biên tập đến phóng viên đều làm việc trên một mặt
phẳng, thể trực tiếp điều hành giám sát các hoạt động chung của tòa
soạn.
“Hội tụ” đây bao gồm về không gian làm việc; về phương thức tác
nghiệp của nhà báo; sự phối hợp giữa các phóng viên, tức khi làm việc
trong tòa soạn hội tụ, phóng viên, nhà báo sẽ phải làm việc “đa năng”; sự hội
tụ về nội dung (các tác phẩm báo chí được trình bày dưới dạng đa phương
tiện, kết hợp chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video, blog, liên kết đến các trang
video, audio trực tuyến…). Cuối cùng thúc đẩy sự tham gia tích cực của
công chúng, tận dụng tối đa nguồn cung thông tin từ độc giả, độc giả không
chỉ người tiếp nhận còn người sản xuất, cung cấp thông tin cho tòa
soạn.
Hiện nay, trên thế giới đã vươn tới mô hình tòa soạn hội tụ 3.0
Trong cuốn Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thồn hiện đại,
TS. Nguyễn Thành Lợi khẳng định: “Tòa soạn hội tụ phải phụ thuộc vào các
quy định cũng như luật báo chí của từng quốc gia, đặc biệt nền tảng khoa
9
học và công nghệ, cũng như văn hóa tòa soạn. Do đó, sự ra đời và phát triển
tòa soạn hội tụ là một tất yếu khách quan của đời sống truyền thông hiện đại.
Và sự tích hợp giữa các phương tiện truyền thông mớitrong cùng một
tòa soạn là đặc điểm nổi bật nhất của tòa soạn hội tụ. người cho rằng, sự
tích hợp này giống như như một cuộc “hôn nhân”, bao gồm nhiều chủ thể:
báo in, báo mạng, phát thanh, truyền hình tạp chí. Các chủ thể phải điều
tiết lẫn nhau, kết hợp linh hoạt với nhau để tạo ra “những đứa con tinh thần”
mà công chúng dễ dàng đón nhận trong bất kỳ hình thức nào”.
CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO GIÁO DỤC
& THỜI ĐẠI
1. Giới thiệu về Báo Giáo dục & Thời đại
- Báo Giáo dục & Thời đại là cơ quan thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo.
- Địa chỉ: 29B Ngô Quyền – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Nam.
1.1. Báo Giáo dục thời đại: Hành trình 55 năm vững bước đi lên
(1959 – 2014)
Ngày 5/12/2014, Báo Giáo dục và Thời đại tròn 55 năm ngày xuất bản số đầu
tiên. Đây sự kiện ý nghĩa đối với quan Báo, với bạn đọc của báo, ngành
Giáo dục cũng dịp để chúng ta nhìn lại hành trình 55 năm vững bước đi lên
với tên gọi đầu tiên là Người giáo viên nhân dân rồi tiếp đến là Giáo viên nhân dân
và nay là Giáo dục & Thời đại.
Trước sự phát triển lớn mạnh của giáo dục, của đội ngũ nhà giáo, năm 1953
Chính phủ quyết định cho ra đời tạp chí Giáo dục nhân dân, quan của Bộ Giáo
dục, đánh dấu mốc son lịch sử báo chí của ngành giáo dục Việt Nam. Tờ tạp chí trở
thành nguồn thông tin quý báu, là nơi bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho nhà báo.
10
1954, hòa bình lập lại miền Bắc, tạp chí Giáo dục nhân dân về Nội tiếp
tục xuất bản, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành. Sau hơn 4 năm miền Bắc đã
bản hoàn thành công cuộc cải tạo hội chủ nghĩa (XHCN), đang bước vào kế
hoạch dài hạn đầu tiên xây dựng chủ nghĩa hội, đồng thời cùng đồng bào miền
Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Nhiệm vụ tuyên truyền, động
viên, giáo dục cho nhân dân, đặc biệt cho thế hệ trẻ nắm vững thực hiện 2
nhiệm vụ chiến lược này được coi một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất
của Đảng Nhà nước. Thời điểm đã chín muồi để ngành Giáo dục một tờ báo
mới… Bởi vậy, kết thúc năm học 1958 – 1959, Chính phủ đã quyết định cho ra
đời tuần báo Người giáo viên nhân dân thay cho tờ tạp chí Giáo dục nhân dân. Đây
là tờ báo ngành ra đời sớm nhất cùng với một số báo chính trị của các đoàn thể, tạp
chí, nội san của các ngành, tạo nên bộ mặt sôi động mới của làng báo Việt Nam.
Từ khi quyết định, sau một thời gian ngắn tích cự chuẩn bị, ngày 5 12
1959, báo Người giáo viên nhân dân đã ra mắt bạn đọc số đầu tiên. Chủ nhiệm báo
Giáo Nguyễn Khánh Toàn Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ
trưởng, Bí thứ Đảng đoàn Bộ Giáo dục.
Báo Người giáo viên nhân dân mới ra đời đã nhanh chóng hòa mình trở
thành người anh em sinh đôi của phong trào thi đua Hai tốt (Dạy tốt – Học tốt) của
ngành giáo dục. Báo người giáo viên nhân dân như “bà đỡ” của nhiều ngọn cờ thi
đua, nguồn cổ mạnh mẽ, nguồn lực dồi dào đóng góp vào việc phát triển,
bồi dưỡng nhân các điển hình tiên tiến trong ngành Giáo dục. “Vì chủ nghĩa
hội, vì thống nhất đất nước, tất cả vì học sinh thân yêu” khẩu hiệu chiến đấu ấy của
nhà trường, khởi nguồn từ phong trào thi đua Hai tốt (dạy tốt, học tốt), cũng nội
dung chủ đạo, thường xuyên của báo, cho đến khi đất nước đã hoàn toàn thống
nhất, miền Nam bắt tay vào cải tạo xây dựng chủ nghĩa hội, Báo Người giáo
viên nhân dân lập tức bắt tay vào nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp giáo dục cả nước,
11
đưa các kinh nghiệm hay của các trường điển hình tiên tiến miền Bắc phổ biến tới
các trường miền Nam mới giải phóng, cổ công cuộc xây dựng nhà trường
XHCN ở miền Nam.
Đầu những năm 80, đất nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - hội
nghiệm trọng, đời sống nhân dân cực khó khăn, các tệ nạn tiêu cực hoành hành,
các thể lực thù địch trong và ngoài nước ra sức tấn công trên các lĩnh vực tư tưởng,
tâm lí; lòng tin vào chế độ bị xói mòn. Ngành giáo dục cũng không ngoài thực
trạng ấy, hàng loạt giáo viên chủ yếu các trường phía Nam bỏ việc, số học
sinh giảm nghiêm trọng, nhiều trường chuyên nghiệp nguy bị đóng cửa
không học sinh. Tờ báo Người giáo viên nhân dân đã nhận ra phản ánh thực
trạng ấy. Đúng vào lúc khó khăn đã lên đến tột đỉnh thì Đảng đề ra đường lối đổi
mới. Một luồng gió trong lành lan tỏa nhanh chóng khắp các hoạt động hội,
trước hết lực lượng báo chí, đội quân đã tự đổi mới mình và trở thành lực lượng
xung kích. Báo Giáo viên nhân dân có thể tự hào vì đã đứng trong hàng ngũ những
tờ báo sớm đổi mới và góp tiếng nói quan trọng vào đời sống xã hội, đặc biệt là đổi
mới sự nghiệp giáo dục đào tạo, cũng chính trong quá trình đổi mới này, Báo
Giáo viên nhân dân mang một tên mới: Giáo dục & Thời đại (1991) để phấn đấu tự
hoàn thiện mình về mọi mặt, xứng đáng tờ báo đồng hành cùng giai đoạn cách
mạng của đất nước.
Sự đổi mới của tờ báo trước hết được thể hiện qua việc mở rộng nội dung báo,
trọng tâm vẫn là chức năng báo chí, tìm và giới thiệu các làm giáo dục mới phù hợp
với yêu cầu của đất nước, xu thế của thời đại, từng bước hòa nhập nền giáo dục của
nước ta với thế giới; đồng thời từng bước đáp ứng những vấn đề bạn đọc quan
tâm trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - hội, tác động sâu sắc đến đời sống
giáo dục; tạo nên luận rộng rãi thực hiện hội hóa giáo dục với mục tiêu làm
12
cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trở thành công việc của mọi người, mọi nhà, mọi
đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội và quản lý Nhà nước.
Vào giai đoạn này, tính chiến đấu của tờ báo đã được nâng cao hơn. Việc đấu
tranh không khoan nhượng, tình, đúng mực với những tệ nạn tiêu cực
trong ngoài ngành Giáo dục đã làm cho Bóa GD & một chỗ đứng mới
trong lòng bạn đọc và ngoài ngành Giáo dục.
Việc mở rộng nội dung trong giai đoạn này đòi hỏi Báo phải những ấn
phẩm mới, mở đầu bằng việc ra phụ san Thế giới mới. Rồi liên tiếp các ấn phẩm
mới ra đời, Tài hoa trẻ chuyên sâu về bồi dưỡng nhân tài, GD & TĐ Chủ nhật cùng
với báo chính trương ra tăng kỳ nhằm đáp ững nhu cầu tinh thần nhiều mặt của bạn
đọc cũng như giúp bạn đọc cập nhật thông tin.
Đổi mới nội dung kéo theo đổi mới về đề tài, về phương thức làm báo, tạo nên
một sức sống mới, mỗi trang báo đều ngập tràn hơi thở của cuộc sống đang chuyển
động, sự đổi mới của Báo GD & TĐ trong giai đoạn này còn phải kể đến một mảng
đổi mới rất đặc thù của Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới, mà Báo GD & TĐ sớm
thực hiệnhiệu quả, đómảng sản xuất – kinh doạnh của báo. Từ chỗtờ báo
được Nhà nước bao cấp, rồi đơn vị sự nghiệp cia thu, lấy thu chi tiến lên hạch
toán độc lập (1988) rồi từ 1993 trở thành một doạnh nghiệp (báo chí) hiện chưa
phải là nhiều hệ thống báo chí hiện nay. Năm 1999, Báo đã được công nhân là một
doanh nghiệp đúng với chức năng báo chí, Báo đã phát huy tối đa năng lực tiềm
tàng của đội ngũ phóng viên, cán bộ của Báo, đảm bảo tốt đời sống cho cán bộ,
phóng viên. Đồng thời Bóa cũng tự trang bị sở vật chất, các phương tiện kỹ
thuật nhằm nâng cao chất lượng báo, từng bước hiện đại hóa công tác báo chí.
thể nói, sự đổi mới của Báo GD &đường nét, được luận các quan
quản coi một trong những tờ báo đầu tiên mạnh dạn đổi mới, đúng hướng
có hiệu quả.
13
Những năm đầu của thế kỉ 21, Báo vẫn tiếp tục sự nghiệp báo chí với cách
pháp nhân là một doanh nghiệp Nhà nước, không vì lợi nhuận để chạy theo thị hiếu
tầm thường, phi giáo dục, Báo vẫn bám sát tôn chỉ, mục đích làm tốt nhiệm vụ
tuyên truyền sự nghiệp Giáo dục Đào tạo theo định hướng: Bám sát các chủ
trương, đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục
Đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; phản ánh các sự kiện chính trị lớn của
đất nước những vấn đề nổi cộm của kinh tế, văn hóa, hội liên quan đến
giáo dục, đào tạo.
Bên cạnh việc chính biểu dương các điển hình tiên tiến trong giáo dục thì
việc đấu tranh chống tiêu cực cũng được đặt ra thường xuyên nhưng trọng tâm
bảo vệ nhà trường, bảo vệ nhân phẩm và danh dự nhà giáo.
Cùng với việc kiên trì làm bài vở theo định hướng trên, Báo còn tổ chức nhiều
hoạt động xã hội để phát huy ảnh hưởng và nâng cao vị thế trong bạn đọc và xã hội.
Đến năm 2005, Báo chuyển về đơn vị sự nghiệp nhà nước.
Năm cuối của thập niên (2008 – 2009), trong tình hình đất nước và thế giới
nhiều biến động, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt
động của Báo nhưng tập thể cán bộ, viên chức của Báo đã đề ra phương châm:
“Đoàn kết, ổn định, đổi mới phát triển” quyết tâm nâng cao chất lượng các ấn
phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc cũng như sự phát triển chung
của toàn xã hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Báo đã thực hiện là: Đổi
mới nội dung hình thức, nâng cao tính chiến đấu, phản ánh nhanh sâu các sự
kiện thời sự của Ngành và xã hội, đáp ứng yêu cầu của bạn đọc; đưa công nghệ tiên
tiến vào việc trình bày báo. Đấy mạnh phát hành, quảng cáo, dịch vụ. Xây dựng
chuyên mục cho các ấn phẩm, bám sát các sự kiện, tăng cường các bài đinh, bài
viết ngắn gọn, tăng lượng thông tin của mỗi số báo,…
14
Báo đã củng cố, ổn định bộ máy nhân sự, dựa vào chuyên môn năng lực
của từngnhân, nâng cao trình độ cán bộ phóng viên, đáp ứng yêu cầu phát triển
ngày càng cao của Báo, tạo điều kiện để cán bộ, viên chức phát huy được tiềm năng
chuyên môn, từng bước hình thành những tiềm năng chuyên môn, từng bước hình
thành những cây bút “có thương hiệu”; tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức đào tạo
bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; tiếp tục cải thiện điều kiện
làm việc nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức; tạo nên sức cạnh tranh mới
cho tờ báo, mở rộng phạm vi độc giả; tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng
chính quyền các đoàn thể… Xây dựng môi trường làm việc thân thiện trong
quan; đẩy mạnh các hoạt động xã hội, từ thiện như xây nhà công vụ tình nghĩa cho
giáo viện, vận động học bổng cho học sinh…
Sự phát triển của Báo thể hiện không chỉ việc nâng cao chất lượng các ấn
phẩm đã có mà còn ở sự ra đời ấn phẩm mới. Với sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo
Bộ, báo đã xây dựng thành công Báo Giáo dục Thời đại điện tử với nội dung
phong phú, hình thức hấp dẫn, ra mắt bạn đọc vào ngày 08/7/2009. Báo điện tử
được xây dựng trên nền tảng công nghiệp tiên tiến, có giao diện hiện đại, khả năng
tương tác cao, chưa lượng thông tin lớn, được quản trị kỹ thuật tốt, bảo đảm an
ninh mạng, bảo đảm số lượng được người truy cập lớn tại một thời điểm với tốc độ
truy cập nhanh.
Những thành tựu Báo Giáo dục thời đại đạt được nhờ đường lối báo
chí đúng đắn của Đảng, sự quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện của các cơ quan Đảng,
Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đài tạo, sự cộng tác nhiệt tình của đội ngũ cộng tác
viên, thông tin viên; sự hưởng ứng, cổ của đông đảo bạn đọc trong ngoài
ngành giáo dục. Nhưng trước hết đó là công lao của các thế hệ phóng viên, biên tập
viên, họa sĩ, cán bộ trị sự của Báo đã năng động, sáng tạo, lao động hết mình tờ
báo, vì sự nghiệp giáo dục, trong đó, mỗi chặng đường của Báo đều ghi đậm dấu ấn
15
của các Tổng biên tập, với Giáo Nguyễn Khánh Toàn, Văn Của, Hoàng
Trọng Hanh phát hiện, cổ vũ, bồi dưỡng nhân các điển hình tiên tiến; với
Trường Giang đổi mới tờ báo, khai sinh ra các phụ san của Báo; với Trần Đức
Tam, Nguyễn Ngọc Chụ, Trần Đăng Thao đến nay Tổng biên tập thứ 8
Nguyễn Danh Bình tiếp tục sự nghiệp đổi mới, làm cho Báo Giáo dục & Thời đại
ngày càng phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, từ đó đóng góp xứng đáng vào sự
nghiệp đổi mới giáo dục.
Mặc trải qua nhiều thời kỳ gian khó, nhưng Báo Giáo dục & Thời đại vẫn
vững bước trên con đường phát triển. Với bề dày truyền thống 55 năm, được sự ủng
hộ của Lãnh đạo Bộ và toàn ngành Giáo dục cũng như của đội ngũ cộng tác viên và
đông đảo bạn đọc trong toàn quốc cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, viên chức,
Báo nhất định sẽ tiếp tục đạt được những thành công mới chặng tiếp theo để đưa
vị thế của Báo lên ngang tầm thời đại, như kì vọng của các thể hệ những người làm
báo và lớp bạn đọc yêu mến đã gửi gắm vào chính tên gọi của nó: Giao dục & Thời
đại.
1.2. Những trang vàng truyền thống
1.2.1. Một số thành tích đạt được
Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2004
Huân chương Độc lập hạng Ba năm 1999
Huân chương Lao động hạng Nhât 1989
Huân chương Lao động hạng Nhìa 1980
Nhiều năm liền được nhận cờ thi đua dành cho đơn vị tiên tiến xuất sắc.
Nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục Đào tạo, Công đoàn
Giáo dục Việt Nam trao tặng cho tập thể các nhân của Báo cùng nhiều phần
thưởng khác.
16
1.2.2. Các cuộc thi sáng tạo do báo tổ chức
Cuộc thi viết về “thầy giáo và nhà trường” (20/11/1960 – 20/11/1961)
Cuộc thi viết về “Thầy giáo nhà trường do Báo Người giáo viên nhân dân
cùng Nhà xuất bản Giáo dục phát động từ ngày 20/11/1960 đến 20/11/1961 (riêng
các bài của các bạn miền Nam gửi ra được thêm thời hạn 2 tháng). Cuộc thi đã
nhận được 1483 bài thơ và tập thơ, 315 truyện ngắn và hồi ký, bút ký, 15 vở kịch, 4
truyện dài và 2 kịch bản phim của 1287 tác giả.
Cuộc vận động viết về “thầy giáo và nhà trường”
Cuộc vận động viết về “Thầy giáo và nhà trường” đã được sự hưởng ứng nhiệt
tình của đông đảo các bạn trong ngoài ngành giáo dục trong cả nước. Số sáng
tác gửi về hưởng ứng cuộc vận động 1021 truyện ký, 3125 bài thơ, 57 kịch bản
sân khấu và kịch bản điện ảnh.
Ban sơ khảo và chung khảo đã làm việc nghiệm túc, thận trọng, chọn lọc và đề
nghị trao tặng phẩm cho 12 truyện ký, 27 bài thơ và 10 kịch bản.
Ban vận động Trung ương cũng quyết định trao tặng phẩm cho 5 tỉnh, thành
phong trào tốt nhiều tác phẩm chất lượng như: Hải Hưng, Thái Bình,
TP. Hà Nội, Vĩnh Phúc và Hà Nam Ninh.
Cuộc thi sáng tác thơ lục bát (5/1996 – 5/1998)
Ban tổ chức đã nhận được 32.862 bài dự thu của 6.861 tác giả trong ngoài
nước. Tham gia Hội đồng chung khảo các nhà thơ: Tố Hữu, Hữu Thỉnh, Quang
Huy,Vũ Quần Phương, Vương Trọng, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Bùi Vợi.
Cuộc thi sáng tác văn học “Tài hoa trẻ”
Cuộc thi sáng tác văn học “Tài hoa trẻ” được tổ chức trên Tạp chí Tài hoa trẻ,
số chuyên đề của Báo GD&TĐ. Trong 2 năm (1996 1997) cuộc thi đã thu hút
17.069 lượt tác giả trong cả nước đã gửi 15.813 bài thơ và 1.256 truyện ngắn dự thi
17
hàng vạn lượt độc giả say mê, khuyến khích nhiệt liệt hưởng ứng cuộc thi
thông qua việc chọn truyện, bình thơ hay. Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Lê Vũ Hùng đã
dự lễ tổng kết trao giải thưởng cho các tác giả đoạt được tổ chức trọng thể tại
TP. HCM (26 – 8 – 1998)
1.3. Lãnh đạo qua các thời kỳ
1.3.1. Tổng biên tập
Giáo Nguyễn Khánh Toàn: Ủy viên dự khuyết Trung Ương Đảng, Thứ
trưởng Bộ Giáo dục, Bí thư Đảng đoàn Bộ Giáo dục.
Chủ nhiệm: 1959 – 1965
Đồng chí Tô Văn Của
Phó chủ nhiệm (1959 – 1971)
Chủ nhiệm (1971 – 1975)
Đồng chí Hoàng Trọng Hanh
Phó Tổng biên tập (1972 – 1981)
Tổng biên tập (1981 – 1987)
Đồng chí Trường Giang: Tổng biên tập (1987 – 1994)
Đồng chí Trần Đức Tam: Quyền Tổng biên tập (1994 – 1995)
Đồng chí Nguyễn Ngọc Chụ: Tổng biên tập (1995 – 2004)
Đồng chí Trần Đăng Thao
Phó Tổng biên tập (1999 – 2004)
Tổng biên tập (2004 – 2008)
Đồng chí Nguyễn Danh Bình (2008 – 2012)
18
Đồng chí Nguyễn Ngọc Nam (2012 – nay)
1.3.2. Phó Tổng biên tập
Đồng chí Bùi Xuân Các (1962 – 1967)
Đồng chí Hoàng Tuấn ( 1986 – 1987)
Đồng chí Lê Khắc Hoan (1992 – 1987)
Đồng chí Đỗ Quốc Anh ( 1994 – 1996)
Đồng chí Đào Thị Khương (1995 – 1999)
Đồng chí Nguyễn Quốc Chính (2004 – nay)
Đồng chí Triệu Ngọc Lâm: đang nhiệm kỳ.
2. Tổ chức bộ máy tòa soạn
Báo Giáo dục & Thời đại bao gồm các phòng, ban
- Phòng Trị sự: thực hiện chức năng, nhiệm vụ các lĩnh vực sau: Hành
chính – tổ chức; Kế toán – tài vụ; Kế hoạch – phát hành; Kỹ thuật chế bản; quản trị
đời sống.
- Ban báo ngày: nhiệm vụ tổ chức, thực hiện các số báo thường ký phát hành
vào thứ 3, 4, 5, 6 hàng tuần.
- Ban Chủ nhật số Đặc biệt tháng: đảm nhiệm việc tổ chức, thực hiện các
số báo Chủ nhật 1 kỳ/ tuần và số Đặc biệt hàng tháng.
- Ban báo điện tử: đơn vị chuyên trách về thông tin, thương mại điện tử
của cơ quan báo , chịu trách nhiệm về nội dung, hiệu quả hoạtGiáo dục & Thời đại
động trong lĩnh vực thông tin, thương mại điện tử. Ban Báo Điện tử nhận sự chỉ
đạo trực tiếp từ Tổng Biên tập phối hợp hiệu quả với các phòng, ban, đơn vị
trong cơ quan.
19
- Phòng Kinh doanh – Quảng cáo: có nhiệm vụ khai thác các hợp đồng tuyên
truyền, quảng cáo đăng trên các ấn phẩm của Báo.
- quan thường trú các tỉnh phía Nam, trụ sở tại 322 Điện Biên Phủ, quận
10, TP. Hồ Chí Minh: nhiệm vụ tổ chức, thực hiện số chuyên đề Tài hoa trẻ 1
kỳ/ tuần và tham gia đưa tin, phản ánh về các hoạt động giáo dục và kinh tế - xã hội
của các tỉnh phía Nam trên các ấn phẩm của báo Giáo dục và Thời đại.
- Văn phòng đại diện miền Trung Tây Nguyên, tr sở tại 265B Hoàng
Diệu, quận Hải Châu, Đà Nẵng: Phản ánh, đưa tin về các hoạt động giáo dục
kinh tế - xã hội tại Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Văn phòng đại diện Bắc Trung Bộ trụ sở tại cơ sở 2 trường CĐSP Nghệ An,
phường Hưng Bình, TP. Vinh, Nghệ An: có nhiệm vụ đưa tin, phản ánh về các hoạt
động giáo dục và kinh tế - xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Có thể khái quát bộ máy tổ chức của Báo Giáo dục & Thời đại qua sơ đồ sau:
20
| 1/28

Preview text:

BÀI TẬP LỚN
MÔN: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN BÁO CHÍ
ĐỀ TÀI: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO GIÁO DỤC & THỜI ĐẠI
SINH VIÊN: ĐỖ THỊ THÙY MỴ
LỚP: BÁO IN K32 – A1 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................3
1. Tính cấp thiết..........................................................................................................3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
5. Ý nghĩa thực tiễn, lý luận.......................................................................................4
6. Kết cấu.....................................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN BÁO
CHÍ
.................................................................................................................................5
1. Kiến thức cần nắm vững.....................................................................................5
2. Cơ cấu tổ chức hoạt động tòa soạn.....................................................................6
CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO GIÁO DỤC &
THỜI ĐẠI
....................................................................................................................10
1. Giới thiệu về Báo Giáo dục & Thời đại...........................................................10
2. Tổ chức bộ máy tòa soạn...................................................................................19
3. Chuyên mục báo................................................................................................22
4. Quy trình sản xuất báo......................................................................................22
5. Doanh thu...........................................................................................................23
CHƯƠNG III. GIẢI QUYẾT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐƯA TÒA SOẠN PHÁT
TRIỂN
..........................................................................................................................24
1. Thành tựu và khó khăn của Báo Giáo dục & Tòa soạn.................................24
2. Giải pháp và kiến nghị nhằm đưa tòa soạn phát triển...................................24
3. Xây dựng mô hình tổ chức tòa soạn.................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................28 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết
Cùng với bước chuyển biến mạnh mẽ của sự nghiệp Đổi mới theo con đường
Chủ nghĩa xã hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua, hệ
thống báo chí trong cả nước ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp
phần xây dựng và củng cố đường lối của Đảng, phát triển kinh tế của đất nước và
hoàn thiện hơn trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. Chính vì thế, nó được tôn thờ như
một thứ “Quyền lực thứ tư” , sánh ngang với các quyền lực tuyệt đối như Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.
Khi nền kinh tế, khoa học kĩ thuật phát triển đã kéo theo sự phát triển của Báo
chí. Báo chí ngày càng bám sát đời sống, xã hội; thông tin nhanh chóng các tin tức,
sự kiện, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới quần chúng
nhân dân, góp phần xây dựng, củng cố và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh những cơ quan
báo chí, những nhà báo chân chính được xã hội tôn vinh, những bài báo có tác động
tích cực đối với xã hội thì cũng xảy ra những vấn đề tiêu cực trong nghề báo: viết
sai sự thật, tống tiền,….
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở nước ta đang tồn tại nhiều loại hình báo
chí, như: Báo in, Báo truyền hình, Báo phát thanh, Báo mạng điện tử và Báo đa
phương tiện. Mỗi loại hình báo chí nói riêng và cơ quan báo chí nói chung đều có
sự phát triển, thay đổi đề phù hợp với nhu cầu tiếp nhận tông tin của công chúng.
Với danh nghĩa là một nhà báo tương lai, em đã đi sâu vào khai thác tổ chức,
hoạt động, vai trò báo chí trong đời sống, xã hội hiện nay để hình thành cho mình
những tư tưởng và nhận thức về nghề. Lựa chọn Báo Giáo dục & Thời đại, tìm hiểu
về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Báo Giáo dục & Thời đại giúp em có cơ hội tìm 3
hiểu thực tế một mô hình tòa soạn cụ thể cùng với những hướng đi mới của tờ báo đó.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này em muốn nắm rõ về cơ cấu tổ chức và hoạt của một tòa
soạn mà điển hình là tòa soạn Báo Giáo dục & Thời đại. Từ đó, đưa ra những giải
pháp, định hướng trong tổ chức, hoạt động của báo trong thời gian sắp tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này là cơ cấu tổ chức, hoạt động của một cơ quan Báo chí.
Phạm vi nghiên cứu là khảo sát cơ cấu tổ chức và hoạt động của báo Giáo dục & Thời đại.
4. Phương pháp nghiên cứu: Tìm hiểu về Báo Giáo dục, em đã sử dụng
những phương pháp điển hình như: khảo sát, phân tích, đánh giá, nhận xét, bình luận.
5. Ý nghĩa thực tiễn, lý luận
Qua đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hoạt động của báo Giáo dục
& Thời đại” em đã có những trải nghiêm thực tế sâu sắc, được tìm hiểu về các
phòng ban chuyên môn, quy trình sản xuất báo của tòa soạn,…. Từ những kiến
thức được học trên lớp, kết hợp với chuyến đi thực tế này giúp cho em hiểu biết
hơn về một cơ quan báo chí cụ thể. 6. Kết cấu
Bài tập lớn gồm có 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động tòa soạn Báo Chí .
Chương II: Cơ cấu tổ chức hoạt động của báo Giáo dục & Thời đại. 4
Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Báo Giáo dục & Thời đại. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN BÁO CHÍ
1. Kiến thức cần nắm vững 1.1. Khái niệm
- “Cơ quan báo chí là nơi thực hiện một số loại hình báo chí như: báo in, báo
điện tử, các cơ quan phát thanh truyền hình ở Trung ương và địa phương…” (Theo
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí tháng 6/1999)
- Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, của chính quyền, của các
tổ chức đoàn thể xã hội lập ra và tôn trọng chấp hành pháp luật. Nó có nhiệm vụ là
cơ quan ngôn luận của tổ chức đó, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích mà tổ chức đặt ra.
- Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị sự xắp đặt theo một
trật tự nào đó của các bộ phận trong tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng.
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của một cơ quan báo chí là hình thức tồn tại
của tổ chức đó, biểu thị sự sắp xếp theo một trật tự nào đó của các bộ phận trong tổ
chức, đồng thời thể hiện hoạt động và mối liên hệ giữa chúng. 1.2.
Điều kiện thành lập một cơ quan báo chí
Điều 18 – Chương V – Luật Báo chí quy định rõ
1- Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định tại Điều 13 của Luật này ;
2- Xác định rõ tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát
hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng và ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí ; 5
3- Có trụ sở chính và có các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí. 1.3.
Điều kiện hoạt động của cơ quan báo chí
Để cơ quan báo chí có thể đi vào hoạt động cần có những điều kiện chính sau :
- Cơ quan báo chí phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ,
cũng như tuân thủ mọi hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, Luật Báo chí , tôn chỉ,
mục đích của cơ quan chủ quản . Phải có cơ chế hoạt động hơp lý, đúng định hướng.
- Có đội ngũ lãnh đạo , nhà báo, phóng viên , biên tập viên có bản lĩnh chính
trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao, sử dụng thành thạo các phương tiện tác nghiệp báo chí (máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm…)
- Luôn đảm bảo nguồn tin phong phú, hấp dẫn, thời sự, chính xác, bám sát
vào thực tế đời sống xã hội – những gì mà công chúng hướng tới và quan tâm.
- Đảm bảo tính tương tác giữa báo chí và công chúng.
- Trong tòa soạn phải có sự tương tác giữa các phòng ban , hoạt động đồng
bộ, nhịp nhàng và có hiệu quả.
- Đảm bảo môi trường tác nghiệp tốt cho đội ngũ người làm báo.
2. Cơ cấu tổ chức hoạt động tòa soạn 2.1.
Mô hình chung của tòa soạn báo in 6 Bộ (Ban biên tập) - Tổng biên tập - Các Phó tổng biên tập - Thư ký tòa soạn - Các ủy viên Các ban/phòng Bộ phận hành Bộ phận ngoài tòa chuyên môn chính – dịch vụ soạn - Ban xây dựng - Văn phòng - Nhà in Đảng - Thư viện - Văn phòng - Ban nội chính - Tổ chức cán đại diện - Ban kinh tế bộ - Phóng viên - Ban văn hóa - Quảng cáo thường trú xã hội và phát hành - Ban Quốc tế - Tài vụ - Ban khoa giáo - Các ban - Ban thể thao khác - Ban bạn đọc - Ban thư ký - Ban quản lý phóng viên 7
- Bộ (Ban biên tập) là cơ quan đầu não của một cơ quan báo chí, là bộ
phận lãnh đạo và quản lý toàn soạn do cơ quan chủ quản và tòa soạn lập ra
để điều hành hoạt động tòa soạn. Về chức năng, khái niệm thì không khác
nhau nhưng trong cơ cấu, vị trí và mức độ quan trọng của Bộ biên tập thì
khác biệt lớn so với Ban biên tập.
- Bộ biên tập là cơ quan trực thuộc trung ương, có Tổng giám đốc điều
hành chính, giúp việc cho tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc. Sau đó là
các Giám đốc khu vực chịu trách nhiệm từng đơn vị sự nghiệp. Các trưởng
ban phụ trách ban quan trọng và thư ký tòa soạn.
- Với Ban biên tập thì đứng đầu là Tổng biên tập chịu trách nhiệm
chính, cùng với các Phó tổng biên tập giúp việc, Thư ký tòa soạn.
- Ở Việt Nam, các cơ quan báo chí như: Báo Nhân dân, Tạp chí cộng
sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông Tấn xã Việt Nam , Đài tiếng nói Việt
Nam được quản lý bởi Bộ Biên tập. Các tòa soạn còn lại gọi là Ban biên tập.
- Thư ký tòa soạn là “cánh tay phải của Tổng biên tập”, chịu trách
nhiệm biên tập chính trong tòa soạn, cùng với TBT kiểm duyệt tin, bài khi xuất bản.
- Đứng đầu các phòng ban chuyên môn là các Trưởng ban, chịu trách
nhiệm nội dung chính của ban mình. Trong ban gồm có Phó ban, các phóng viên, biên tập viên.
- Phòng hành chính – dịch vụ là nơi chịu trách nhiệm về in ấn, phát
hành và dịch vụ, đồng thời cũng là nơi giao lưu bạn đọc, là cầu nối giữa bạn đọc và tòa soạn. 8
- Các tòa soạn có thể có trụ sở ở các thành phố lớn trong cả nước nhằm
đưa thông tin tới công chúng nhanh chóng hơn, chính xác hơn và phù hợp
với nhu cầu công chúng tùy theo vị trí địa lý. 2.2.
Tòa soạn hội tụ
Trong bài viết “Tòa soạn hội tụ và xu thế phát triển ở Việt Nam hiện
nay”, TS Trương Thị Kiên cho rằng: “Tòa soạn hội tụ là một trung tâm sản
xuất và phân phối tin tức đa phương tiện”, hoạt động theo ý tưởng về một phòng tin tức hội tụ.
Thực chất, tòa soạn hội tụ là “một trung tâm sản xuất và phân phối tin
tức” không có các bức tường ngăn cách giữa báo in, truyền hình, đài phát
thanh và các web, từ tổng biên tập đến phóng viên đều làm việc trên một mặt
phẳng, có thể trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động chung của tòa soạn.
“Hội tụ” ở đây bao gồm về không gian làm việc; về phương thức tác
nghiệp của nhà báo; sự phối hợp giữa các phóng viên, tức là khi làm việc
trong tòa soạn hội tụ, phóng viên, nhà báo sẽ phải làm việc “đa năng”; sự hội
tụ về nội dung (các tác phẩm báo chí được trình bày dưới dạng đa phương
tiện, kết hợp chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video, blog, liên kết đến các trang
video, audio trực tuyến…). Cuối cùng là thúc đẩy sự tham gia tích cực của
công chúng, tận dụng tối đa nguồn cung thông tin từ độc giả, độc giả không
chỉ là người tiếp nhận mà còn là người sản xuất, cung cấp thông tin cho tòa soạn.
Hiện nay, trên thế giới đã vươn tới mô hình tòa soạn hội tụ 3.0
Trong cuốn Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thồn hiện đại,
TS. Nguyễn Thành Lợi khẳng định: “Tòa soạn hội tụ phải phụ thuộc vào các
quy định cũng như luật báo chí của từng quốc gia, đặc biệt là nền tảng khoa 9
học và công nghệ, cũng như văn hóa tòa soạn. Do đó, sự ra đời và phát triển
tòa soạn hội tụ là một tất yếu khách quan của đời sống truyền thông hiện đại.
Và sự tích hợp giữa các phương tiện truyền thông mới và cũ trong cùng một
tòa soạn là đặc điểm nổi bật nhất của tòa soạn hội tụ. Có người cho rằng, sự
tích hợp này giống như như một cuộc “hôn nhân”, bao gồm nhiều chủ thể:
báo in, báo mạng, phát thanh, truyền hình và tạp chí. Các chủ thể phải điều
tiết lẫn nhau, kết hợp linh hoạt với nhau để tạo ra “những đứa con tinh thần”
mà công chúng dễ dàng đón nhận trong bất kỳ hình thức nào”.
CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO GIÁO DỤC & THỜI ĐẠI
1. Giới thiệu về Báo Giáo dục & Thời đại
- Báo Giáo dục & Thời đại là cơ quan thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo.
- Địa chỉ: 29B Ngô Quyền – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Nam. 1.1.
Báo Giáo dục và thời đại: Hành trình 55 năm vững bước đi lên (1959 – 2014)
Ngày 5/12/2014, Báo Giáo dục và Thời đại tròn 55 năm ngày xuất bản số đầu
tiên. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với cơ quan Báo, với bạn đọc của báo, ngành
Giáo dục và cũng là dịp để chúng ta nhìn lại hành trình 55 năm vững bước đi lên
với tên gọi đầu tiên là Người giáo viên nhân dân rồi tiếp đến là Giáo viên nhân dân
và nay là Giáo dục & Thời đại.
Trước sự phát triển lớn mạnh của giáo dục, của đội ngũ nhà giáo, năm 1953
Chính phủ quyết định cho ra đời tạp chí Giáo dục nhân dân, cơ quan của Bộ Giáo
dục, đánh dấu mốc son lịch sử báo chí của ngành giáo dục Việt Nam. Tờ tạp chí trở
thành nguồn thông tin quý báu, là nơi bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho nhà báo. 10
1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, tạp chí Giáo dục nhân dân về Hà Nội tiếp
tục xuất bản, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành. Sau hơn 4 năm miền Bắc đã
cơ bản hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa (XHCN), đang bước vào kế
hoạch dài hạn đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời cùng đồng bào miền
Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Nhiệm vụ tuyên truyền, động
viên, giáo dục cho nhân dân, đặc biệt là cho thế hệ trẻ nắm vững và thực hiện 2
nhiệm vụ chiến lược này được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất
của Đảng và Nhà nước. Thời điểm đã chín muồi để ngành Giáo dục có một tờ báo
mới… Bởi vậy, kết thúc năm học 1958 – 1959, Chính phủ đã có quyết định cho ra
đời tuần báo Người giáo viên nhân dân thay cho tờ tạp chí Giáo dục nhân dân. Đây
là tờ báo ngành ra đời sớm nhất cùng với một số báo chính trị của các đoàn thể, tạp
chí, nội san của các ngành, tạo nên bộ mặt sôi động mới của làng báo Việt Nam.
Từ khi có quyết định, sau một thời gian ngắn tích cự chuẩn bị, ngày 5 – 12 –
1959, báo Người giáo viên nhân dân đã ra mắt bạn đọc số đầu tiên. Chủ nhiệm báo
là Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ
trưởng, Bí thứ Đảng đoàn Bộ Giáo dục.
Báo Người giáo viên nhân dân mới ra đời đã nhanh chóng hòa mình và trở
thành người anh em sinh đôi của phong trào thi đua Hai tốt (Dạy tốt – Học tốt) của
ngành giáo dục. Báo người giáo viên nhân dân như “bà đỡ” của nhiều ngọn cờ thi
đua, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ, là nguồn lực dồi dào đóng góp vào việc phát triển,
bồi dưỡng và nhân các điển hình tiên tiến trong ngành Giáo dục. “Vì chủ nghĩa xã
hội, vì thống nhất đất nước, tất cả vì học sinh thân yêu” khẩu hiệu chiến đấu ấy của
nhà trường, khởi nguồn từ phong trào thi đua Hai tốt (dạy tốt, học tốt), cũng là nội
dung chủ đạo, thường xuyên của báo, cho đến khi đất nước đã hoàn toàn thống
nhất, miền Nam bắt tay vào cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Báo Người giáo
viên nhân dân lập tức bắt tay vào nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp giáo dục cả nước, 11
đưa các kinh nghiệm hay của các trường điển hình tiên tiến miền Bắc phổ biến tới
các trường miền Nam mới giải phóng, cổ vũ công cuộc xây dựng nhà trường XHCN ở miền Nam.
Đầu những năm 80, đất nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội
nghiệm trọng, đời sống nhân dân cực kì khó khăn, các tệ nạn tiêu cực hoành hành,
các thể lực thù địch trong và ngoài nước ra sức tấn công trên các lĩnh vực tư tưởng,
tâm lí; lòng tin vào chế độ bị xói mòn. Ngành giáo dục cũng không ngoài thực
trạng ấy, hàng loạt giáo viên – chủ yếu ở các trường phía Nam – bỏ việc, số học
sinh giảm nghiêm trọng, nhiều trường chuyên nghiệp có nguy cơ bị đóng cửa vì
không có học sinh. Tờ báo Người giáo viên nhân dân đã nhận ra và phản ánh thực
trạng ấy. Đúng vào lúc khó khăn đã lên đến tột đỉnh thì Đảng đề ra đường lối đổi
mới. Một luồng gió trong lành lan tỏa nhanh chóng khắp các hoạt động xã hội, mà
trước hết là lực lượng báo chí, đội quân đã tự đổi mới mình và trở thành lực lượng
xung kích. Báo Giáo viên nhân dân có thể tự hào vì đã đứng trong hàng ngũ những
tờ báo sớm đổi mới và góp tiếng nói quan trọng vào đời sống xã hội, đặc biệt là đổi
mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo, cũng chính trong quá trình đổi mới này, Báo
Giáo viên nhân dân mang một tên mới: Giáo dục & Thời đại (1991) để phấn đấu tự
hoàn thiện mình về mọi mặt, xứng đáng là tờ báo đồng hành cùng giai đoạn cách mạng của đất nước.
Sự đổi mới của tờ báo trước hết được thể hiện qua việc mở rộng nội dung báo,
trọng tâm vẫn là chức năng báo chí, tìm và giới thiệu các làm giáo dục mới phù hợp
với yêu cầu của đất nước, xu thế của thời đại, từng bước hòa nhập nền giáo dục của
nước ta với thế giới; đồng thời từng bước đáp ứng những vấn đề mà bạn đọc quan
tâm trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội, có tác động sâu sắc đến đời sống
giáo dục; tạo nên dư luận rộng rãi thực hiện xã hội hóa giáo dục với mục tiêu làm 12
cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trở thành công việc của mọi người, mọi nhà, mọi
đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội và quản lý Nhà nước.
Vào giai đoạn này, tính chiến đấu của tờ báo đã được nâng cao hơn. Việc đấu
tranh không khoan nhượng, có lý có tình, đúng mực với những tệ nạn tiêu cực
trong và ngoài ngành Giáo dục đã làm cho Bóa GD & TĐ có một chỗ đứng mới
trong lòng bạn đọc và ngoài ngành Giáo dục.
Việc mở rộng nội dung trong giai đoạn này đòi hỏi Báo phải có những ấn
phẩm mới, mở đầu bằng việc ra phụ san Thế giới mới. Rồi liên tiếp các ấn phẩm
mới ra đời, Tài hoa trẻ chuyên sâu về bồi dưỡng nhân tài, GD & TĐ Chủ nhật cùng
với báo chính trương ra tăng kỳ nhằm đáp ững nhu cầu tinh thần nhiều mặt của bạn
đọc cũng như giúp bạn đọc cập nhật thông tin.
Đổi mới nội dung kéo theo đổi mới về đề tài, về phương thức làm báo, tạo nên
một sức sống mới, mỗi trang báo đều ngập tràn hơi thở của cuộc sống đang chuyển
động, sự đổi mới của Báo GD & TĐ trong giai đoạn này còn phải kể đến một mảng
đổi mới rất đặc thù của Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới, mà Báo GD & TĐ sớm
thực hiện có hiệu quả, đó là mảng sản xuất – kinh doạnh của báo. Từ chỗ là tờ báo
được Nhà nước bao cấp, rồi đơn vị sự nghiệp cia thu, lấy thu bù chi tiến lên hạch
toán độc lập (1988) rồi từ 1993 trở thành một doạnh nghiệp (báo chí) hiện chưa
phải là nhiều hệ thống báo chí hiện nay. Năm 1999, Báo đã được công nhân là một
doanh nghiệp đúng với chức năng báo chí, Báo đã phát huy tối đa năng lực tiềm
tàng của đội ngũ phóng viên, cán bộ của Báo, đảm bảo tốt đời sống cho cán bộ,
phóng viên. Đồng thời Bóa cũng tự trang bị cơ sở vật chất, các phương tiện kỹ
thuật nhằm nâng cao chất lượng báo, từng bước hiện đại hóa công tác báo chí. Có
thể nói, sự đổi mới của Báo GD & TĐ có đường nét, được dư luận và các cơ quan
quản lý coi là một trong những tờ báo đầu tiên mạnh dạn đổi mới, đúng hướng và có hiệu quả. 13
Những năm đầu của thế kỉ 21, Báo vẫn tiếp tục sự nghiệp báo chí với tư cách
pháp nhân là một doanh nghiệp Nhà nước, không vì lợi nhuận để chạy theo thị hiếu
tầm thường, phi giáo dục, Báo vẫn bám sát tôn chỉ, mục đích làm tốt nhiệm vụ
tuyên truyền sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo theo định hướng: Bám sát các chủ
trương, đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; phản ánh các sự kiện chính trị lớn của
đất nước và những vấn đề nổi cộm của kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến giáo dục, đào tạo.
Bên cạnh việc chính là biểu dương các điển hình tiên tiến trong giáo dục thì
việc đấu tranh chống tiêu cực cũng được đặt ra thường xuyên nhưng trọng tâm là
bảo vệ nhà trường, bảo vệ nhân phẩm và danh dự nhà giáo.
Cùng với việc kiên trì làm bài vở theo định hướng trên, Báo còn tổ chức nhiều
hoạt động xã hội để phát huy ảnh hưởng và nâng cao vị thế trong bạn đọc và xã hội.
Đến năm 2005, Báo chuyển về đơn vị sự nghiệp nhà nước.
Năm cuối của thập niên (2008 – 2009), trong tình hình đất nước và thế giới có
nhiều biến động, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt
động của Báo nhưng tập thể cán bộ, viên chức của Báo đã đề ra phương châm:
“Đoàn kết, ổn định, đổi mới và phát triển” quyết tâm nâng cao chất lượng các ấn
phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc cũng như sự phát triển chung
của toàn xã hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Báo đã thực hiện là: Đổi
mới nội dung và hình thức, nâng cao tính chiến đấu, phản ánh nhanh và sâu các sự
kiện thời sự của Ngành và xã hội, đáp ứng yêu cầu của bạn đọc; đưa công nghệ tiên
tiến vào việc trình bày báo. Đấy mạnh phát hành, quảng cáo, dịch vụ. Xây dựng
chuyên mục cho các ấn phẩm, bám sát các sự kiện, tăng cường các bài đinh, bài
viết ngắn gọn, tăng lượng thông tin của mỗi số báo,… 14
Báo đã củng cố, ổn định bộ máy nhân sự, dựa vào chuyên môn và năng lực
của từng cá nhân, nâng cao trình độ cán bộ phóng viên, đáp ứng yêu cầu phát triển
ngày càng cao của Báo, tạo điều kiện để cán bộ, viên chức phát huy được tiềm năng
chuyên môn, từng bước hình thành những tiềm năng chuyên môn, từng bước hình
thành những cây bút “có thương hiệu”; tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức đào tạo
bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; tiếp tục cải thiện điều kiện
làm việc và nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức; tạo nên sức cạnh tranh mới
cho tờ báo, mở rộng phạm vi độc giả; tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng
chính quyền và các đoàn thể… Xây dựng môi trường làm việc thân thiện trong cơ
quan; đẩy mạnh các hoạt động xã hội, từ thiện như xây nhà công vụ tình nghĩa cho
giáo viện, vận động học bổng cho học sinh…
Sự phát triển của Báo thể hiện không chỉ ở việc nâng cao chất lượng các ấn
phẩm đã có mà còn ở sự ra đời ấn phẩm mới. Với sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo
Bộ, báo đã xây dựng thành công Báo Giáo dục và Thời đại điện tử với nội dung
phong phú, hình thức hấp dẫn, ra mắt bạn đọc vào ngày 08/7/2009. Báo điện tử
được xây dựng trên nền tảng công nghiệp tiên tiến, có giao diện hiện đại, khả năng
tương tác cao, chưa lượng thông tin lớn, được quản trị kỹ thuật tốt, bảo đảm an
ninh mạng, bảo đảm số lượng được người truy cập lớn tại một thời điểm với tốc độ truy cập nhanh.
Những thành tựu mà Báo Giáo dục và thời đại đạt được là nhờ đường lối báo
chí đúng đắn của Đảng, sự quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện của các cơ quan Đảng,
Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đài tạo, sự cộng tác nhiệt tình của đội ngũ cộng tác
viên, thông tin viên; sự hưởng ứng, cổ vũ của đông đảo bạn đọc trong và ngoài
ngành giáo dục. Nhưng trước hết đó là công lao của các thế hệ phóng viên, biên tập
viên, họa sĩ, cán bộ trị sự của Báo đã năng động, sáng tạo, lao động hết mình vì tờ
báo, vì sự nghiệp giáo dục, trong đó, mỗi chặng đường của Báo đều ghi đậm dấu ấn 15
của các Tổng biên tập, với Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn, Tô Văn Của, Hoàng
Trọng Hanh là phát hiện, cổ vũ, bồi dưỡng và nhân các điển hình tiên tiến; với
Trường Giang là đổi mới tờ báo, khai sinh ra các phụ san của Báo; với Trần Đức
Tam, Nguyễn Ngọc Chụ, Trần Đăng Thao và đến nay là Tổng biên tập thứ 8
Nguyễn Danh Bình tiếp tục sự nghiệp đổi mới, làm cho Báo Giáo dục & Thời đại
ngày càng phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, từ đó đóng góp xứng đáng vào sự
nghiệp đổi mới giáo dục.
Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ gian khó, nhưng Báo Giáo dục & Thời đại vẫn
vững bước trên con đường phát triển. Với bề dày truyền thống 55 năm, được sự ủng
hộ của Lãnh đạo Bộ và toàn ngành Giáo dục cũng như của đội ngũ cộng tác viên và
đông đảo bạn đọc trong toàn quốc cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, viên chức,
Báo nhất định sẽ tiếp tục đạt được những thành công mới ở chặng tiếp theo để đưa
vị thế của Báo lên ngang tầm thời đại, như kì vọng của các thể hệ những người làm
báo và lớp bạn đọc yêu mến đã gửi gắm vào chính tên gọi của nó: Giao dục & Thời đại. 1.2.
Những trang vàng truyền thống 1.2.1.
Một số thành tích đạt được
 Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2004
 Huân chương Độc lập hạng Ba năm 1999
 Huân chương Lao động hạng Nhât 1989
 Huân chương Lao động hạng Nhìa 1980
 Nhiều năm liền được nhận cờ thi đua dành cho đơn vị tiên tiến xuất sắc.
Nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn
Giáo dục Việt Nam trao tặng cho tập thể và các cá nhân của Báo cùng nhiều phần thưởng khác. 16 1.2.2.
Các cuộc thi sáng tạo do báo tổ chức
 Cuộc thi viết về “thầy giáo và nhà trường” (20/11/1960 – 20/11/1961)
Cuộc thi viết về “Thầy giáo và nhà trường do Báo Người giáo viên nhân dân
cùng Nhà xuất bản Giáo dục phát động từ ngày 20/11/1960 đến 20/11/1961 (riêng
các bài của các bạn ở miền Nam gửi ra được thêm thời hạn 2 tháng). Cuộc thi đã
nhận được 1483 bài thơ và tập thơ, 315 truyện ngắn và hồi ký, bút ký, 15 vở kịch, 4
truyện dài và 2 kịch bản phim của 1287 tác giả.
 Cuộc vận động viết về “thầy giáo và nhà trường”
Cuộc vận động viết về “Thầy giáo và nhà trường” đã được sự hưởng ứng nhiệt
tình của đông đảo các bạn trong và ngoài ngành giáo dục trong cả nước. Số sáng
tác gửi về hưởng ứng cuộc vận động có 1021 truyện ký, 3125 bài thơ, 57 kịch bản
sân khấu và kịch bản điện ảnh.
Ban sơ khảo và chung khảo đã làm việc nghiệm túc, thận trọng, chọn lọc và đề
nghị trao tặng phẩm cho 12 truyện ký, 27 bài thơ và 10 kịch bản.
Ban vận động Trung ương cũng quyết định trao tặng phẩm cho 5 tỉnh, thành
có phong trào tốt và có nhiều tác phẩm có chất lượng như: Hải Hưng, Thái Bình,
TP. Hà Nội, Vĩnh Phúc và Hà Nam Ninh.
 Cuộc thi sáng tác thơ lục bát (5/1996 – 5/1998)
Ban tổ chức đã nhận được 32.862 bài dự thu của 6.861 tác giả trong và ngoài
nước. Tham gia Hội đồng chung khảo có các nhà thơ: Tố Hữu, Hữu Thỉnh, Quang
Huy,Vũ Quần Phương, Vương Trọng, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Bùi Vợi.
 Cuộc thi sáng tác văn học “Tài hoa trẻ”
Cuộc thi sáng tác văn học “Tài hoa trẻ” được tổ chức trên Tạp chí Tài hoa trẻ,
số chuyên đề của Báo GD&TĐ. Trong 2 năm (1996 – 1997) cuộc thi đã thu hút
17.069 lượt tác giả trong cả nước đã gửi 15.813 bài thơ và 1.256 truyện ngắn dự thi 17
và hàng vạn lượt độc giả say mê, khuyến khích và nhiệt liệt hưởng ứng cuộc thi
thông qua việc chọn truyện, bình thơ hay. Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Lê Vũ Hùng đã
dự lễ tổng kết và trao giải thưởng cho các tác giả đoạt được tổ chức trọng thể tại TP. HCM (26 – 8 – 1998) 1.3.
Lãnh đạo qua các thời kỳ 1.3.1. Tổng biên tập
 Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn: Ủy viên dự khuyết Trung Ương Đảng, Thứ
trưởng Bộ Giáo dục, Bí thư Đảng đoàn Bộ Giáo dục. Chủ nhiệm: 1959 – 1965
 Đồng chí Tô Văn Của
Phó chủ nhiệm (1959 – 1971) Chủ nhiệm (1971 – 1975)
 Đồng chí Hoàng Trọng Hanh
Phó Tổng biên tập (1972 – 1981)
Tổng biên tập (1981 – 1987)
 Đồng chí Trường Giang: Tổng biên tập (1987 – 1994)
 Đồng chí Trần Đức Tam: Quyền Tổng biên tập (1994 – 1995)
 Đồng chí Nguyễn Ngọc Chụ: Tổng biên tập (1995 – 2004)
 Đồng chí Trần Đăng Thao
Phó Tổng biên tập (1999 – 2004)
Tổng biên tập (2004 – 2008)
 Đồng chí Nguyễn Danh Bình (2008 – 2012) 18
 Đồng chí Nguyễn Ngọc Nam (2012 – nay) 1.3.2. Phó Tổng biên tập
 Đồng chí Bùi Xuân Các (1962 – 1967)
 Đồng chí Hoàng Tuấn ( 1986 – 1987)
 Đồng chí Lê Khắc Hoan (1992 – 1987)
 Đồng chí Đỗ Quốc Anh ( 1994 – 1996)
 Đồng chí Đào Thị Khương (1995 – 1999)
 Đồng chí Nguyễn Quốc Chính (2004 – nay)
 Đồng chí Triệu Ngọc Lâm: đang nhiệm kỳ.
2. Tổ chức bộ máy tòa soạn
Báo Giáo dục & Thời đại bao gồm các phòng, ban
- Phòng Trị sự: thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở các lĩnh vực sau: Hành
chính – tổ chức; Kế toán – tài vụ; Kế hoạch – phát hành; Kỹ thuật chế bản; quản trị đời sống.
- Ban báo ngày: nhiệm vụ tổ chức, thực hiện các số báo thường ký phát hành
vào thứ 3, 4, 5, 6 hàng tuần.
- Ban Chủ nhật và số Đặc biệt tháng: đảm nhiệm việc tổ chức, thực hiện các
số báo Chủ nhật 1 kỳ/ tuần và số Đặc biệt hàng tháng.
- Ban báo điện tử: là đơn vị chuyên trách về thông tin, thương mại điện tử
của cơ quan báo Giáo dục & Thời đại, chịu trách nhiệm về nội dung, hiệu quả hoạt
động trong lĩnh vực thông tin, thương mại điện tử. Ban Báo Điện tử nhận sự chỉ
đạo trực tiếp từ Tổng Biên tập và phối hợp hiệu quả với các phòng, ban, đơn vị trong cơ quan. 19
- Phòng Kinh doanh – Quảng cáo: có nhiệm vụ khai thác các hợp đồng tuyên
truyền, quảng cáo đăng trên các ấn phẩm của Báo.
- Cơ quan thường trú các tỉnh phía Nam, trụ sở tại 322 Điện Biên Phủ, quận
10, TP. Hồ Chí Minh: có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện số chuyên đề Tài hoa trẻ 1
kỳ/ tuần và tham gia đưa tin, phản ánh về các hoạt động giáo dục và kinh tế - xã hội
của các tỉnh phía Nam trên các ấn phẩm của báo Giáo dục và Thời đại.
- Văn phòng đại diện miền Trung – Tây Nguyên, trụ sở tại 265B Hoàng
Diệu, quận Hải Châu, Đà Nẵng: Phản ánh, đưa tin về các hoạt động giáo dục và
kinh tế - xã hội tại Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Văn phòng đại diện Bắc Trung Bộ trụ sở tại cơ sở 2 trường CĐSP Nghệ An,
phường Hưng Bình, TP. Vinh, Nghệ An: có nhiệm vụ đưa tin, phản ánh về các hoạt
động giáo dục và kinh tế - xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Có thể khái quát bộ máy tổ chức của Báo Giáo dục & Thời đại qua sơ đồ sau: 20