Cơ hội và thách thức của Hiệp định CPTPP đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dược phẩm Dược Hậu Giang trong bối cảnh COVID-19 và giải pháp đề xuất cho doanh nghiệp | Bài tiểu luận học phần Quan hệ kinh tế quốc tế
Việt Nam là một nền kinh tế phát triển vượt bậc trong những năm gần đây với tỷ lệ gia tăng dân số cao đáng kể. Với dân số là 97.5 triệu người (Tổng Cục Thống Kê, 2020) và tỷ lệ gia tăng dân số đang được mở rộng (trung bình khoảng 1.18% trong giai đoạn 1999-2009 và 1.14% giai đoạn 2009-2019), Việt Nam đã và đang trải qua quá trình già hóa dân số. Ngoài ra, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam tăng đều qua các năm và chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Chính vì lẽ đó, sức khỏe ngày càng được coi trọng và dẫn đến nhu cầu tăng cao đối với hàng hóa chăm sóc sức khỏe đặc biệt là Dược phẩm. Ở Việt Nam, mặc dù nhận được sự quan tâm và hỗ trợ rất lớn của Chính Phủ đối với sự phát triển của ngành Y tế nói chung và Dược phẩm nói riêng nhưng ngành Dược phẩm của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở đó, bài tiểu luận này được viết với mục đích nghiên cứu sự phát triển của ngành Dược phẩm của Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện tại và dưới tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế (FTU)
Trường: Đại học Ngoại Thương
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------***----------- TIỂU LUẬN
MÔN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Đề tài:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM
DƯỢC HẬU GIANG TRONG BỐI CẢNH COVID-19 VÀ GIẢI PHÁP
ĐỀ XUẤT CHO DOANH NGHIỆP Nhóm: 11 Khoá lớp: K59E
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
Giảng viên: Nguyễn Thị Phương Chi
TP Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 11 năm 2021.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 11 STT Tên thành viên MSSV Đóng góp 1 Trần Đức Trí 2011115636 100 % 2 Lê Phương Thảo 2011116562 100 % 3 Nguyễn Thị Thủy Trúc 2011116608 100 % 4 Nguyễn Thị Ngọc Hằng 2011115156 100 % 5 Đỗ Khánh Hồng 2011116395 100 % Nguyễn Hoàng Minh 6 2011115584 100 % Thư 7 Lưu Thị Hồng Phước 2011116536 100 %
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương lOMoARcPSD|47231818 Chi MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................i
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................2
1.1 Giới thiệu đề tài...........................................................................................................2
1.2 Lý do chọn đề tài.........................................................................................................3
1.2.1 Lý do chọn Hiệp định CPTPP...........................................................................3
1.2.2 Lý do chọn Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG)....................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................6
2.1 Giới thiệu về hiệp định CPTPP....................................................................................6
2.1.1 CPTPP là gì?.....................................................................................................6
2.1.2 Nội dung chính của Hiệp định CPTPP..............................................................6
2.2 Tác động của hiệp định CPTPP đến nền kinh tế Việt Nam và ngành Dược phẩm.......6
2.2.1 Tác động của Hiệp định CPTPP đến nền kinh tế Việt Nam..............................6
2.2.2 Tác động của Hiệp định CPTPP đến ngành y tế - dược phẩm...........................8
2.3 Thị trường Dược phẩm ở Việt Nam và vai trò của ngành này ở Việt Nam..................9
2.4 Giới thiệu về Công ty Dược Hậu Giang (DHG) và vị thế của nó trên thị trường Y tế
-Dược phẩm Việt Nam...............................................................................................10
2.5 Tác động của Covid-19 đến Công Ty Dược Hậu Giang.............................................12 i
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................13
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................14
4.1 Cơ hội của Công Ty Dược Hậu Giang từ hiệp định CPTPP trong bối cảnh Covid-19...
..................................................................................................................................... 14
4.1.1 Về kết quả hoạt động kinh doanh....................................................................14
4.1.2 Về dòng chảy đầu tư quốc tế...........................................................................15
4.1.3 Về dòng chảy thương mại với nước ngoài......................................................15
4.2 Thách thức của Công Ty Dược Hậu Giang từ hiệp định CPTPP trong bối cảnh Covid-
19...............................................................................................................................16
4.2.1 Về cạnh tranh từ hàng nhập khẩu từ các nước CPTPP....................................16
4.2.2 DHG đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp cùng ngành trong
nước.................................................................................................................16
4.2.3 Về bản quyền của thuốc (khi các mặt hàng thuốc generic hết hạn).................16
4.2.4 DHG cũng đối mặt với nguy cơ lớn bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp nước
ngoài ........................................................................................................................17
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ĐỐI TÁC...........................18
5.1 Giải pháp...................................................................................................................18
5.1.1 Tận dụng cơ hội..............................................................................................18
5.1.1.1 Về vấn đề mở rộng thị trường..........................................................18
5.1.1.2 Hợp tác và nâng cao năng lực..........................................................18
5.1.1.3 Củng cố nội lực................................................................................18
5.1.2 Đối đầu thách thức..........................................................................................19
5.1.2.1 Về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh so với các sản phẩm nhập
ngoại................................................................................................19 ii
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương lOMoARcPSD|47231818 Chi
5.1.2.2 Về vấn đề bản quyền của thuốc........................................................19
5.1.2.3 Về rủi ro bị thâu tóm........................................................................19
5.2 Kiến nghị, đề xuất đối tác..........................................................................................20
5.2.1 Về phía nhà nước............................................................................................20
5.2.2 Về phía Dược Hậu Giang................................................................................20
5.2.3 Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng Hapacol (dạng gói và dạng viên) sang Nhật Bản
........................................................................................................................21
KẾT LUẬN ..................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................24 iii
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
DANH MỤC VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 DHG
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang 2
CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 3 FTA
Free Trade Agreement - Hiệp định thương mại tự do 4 GDP
Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội 5 WHO-GMP
Tiêu chuẩn "Good Manufacturing Practice" do WHO ban hành 6 JAPAN-GMP
Tiêu chuẩn "Good Manufacturing Practice" của Nhật Bản 7 FDI
Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
M&A Mergers and Acquisitions - Mua bán và sáp nhập 9 OTC
Over The Counter- Kênh bán lẻ thuốc (Kênh bán lẻ của các nhà thuốc) 10 API
Active Pharmaceutical Ingredient- hoạt chất dược dụng hay dược chất. 11 ETC
Ethical drugs- Kênh đấu thầu tại sở và bệnh viện. 12 R&D
Research & Development- hoạt động nghiên cứu và phát
triển trong các doanh nghiệp. 13 PIC/s
Pharmaceutical Inspection Cooperation Scheme- Hệ thống
hợp tác thanh tra dược phẩm. DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1. Báo cáo doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế công ty DHG giai đoạn 2016
- 2020 .................................................................................................................................. 4
Hình 2-1. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước CPTPP tháng7/2021
............................................................................................................................................. 6
Hình 2-2. Sản lượng tiêu thụ dược phẩm theo dự báo của BMI (đơn vị: tỷ USD) ............. 9 iv
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương lOMoARcPSD|47231818 Chi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1. Dự báo tăng trưởng ngành Dược phẩm và chăm sóc sức khỏe từ 2018-2024....3
Bảng 2-1. Bảng phân tích SWOT về công ty Dược Hậu Giang........................................11
Bảng 4-1. Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2021 của DHG.......................14 v
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi LỜI MỞ ĐẦU
Quan hệ kinh tế quốc tế là một trong những môn học quan trọng đối với các sinh viên
của Trường Đại học Ngoại Thương nói chung và chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại nói riêng.
Môn học giúp cho người học tiếp thu được những kiến thức về các mối quan hệ kinh tế
trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay. Tuy nhiên, việc chỉ học những kiến
thức hàn lâm trên lớp là chưa đủ và cần phải vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn
cuộc sống. Vì vậy, chúng em xem quá trình cùng nhau làm tiểu luận “Cơ hội và thách
thức của Hiệp định CPTPP đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dược
phẩm Dược Hậu Giang trong bối cảnh COVID-19 và giải pháp đề xuất cho doanh
nghiệp” là cơ hội quý báu để các thành viên mở rộng tầm hiểu biết.
Trong quá trình hoàn thành đề tài, nhóm nghiên cứu đã rất cố gắng để tổng hợp, trình
bày những quan điểm. Tuy nhiên, chắc hẳn sẽ có những sai sót nhỏ, chúng em hi vọng rằng
khi đọc đề tài này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về nó hay phát hiện ra một điều gì đó thú vị và cảm
thấy yêu thích môn học này hơn, cũng như những gì mà nhóm đã cảm nhận được qua quá trình thực hiện.
CHƯƠNG 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1
Giới thiệu đề tài
Việt Nam là một nền kinh tế phát triển vượt bậc trong những năm gần đây với tỷ lệ
gia tăng dân số cao đáng kể. Với dân số là 97.5 triệu người (Tổng Cục Thống Kê, 2020)
và tỷ lệ gia tăng dân số đang được mở rộng (trung bình khoảng 1.18% trong giai đoạn
1999-2009 và 1.14% giai đoạn 2009-2019), Việt Nam đã và đang trải qua quá trình già hóa
dân số. Ngoài ra, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam tăng đều qua các năm và chất
lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Chính vì lẽ đó, sức khỏe ngày càng được coi
trọng và dẫn đến nhu cầu tăng cao đối với hàng hóa chăm sóc sức khỏe đặc biệt là Dược
phẩm. Ở Việt Nam, mặc dù nhận được sự quan tâm và hỗ trợ rất lớn của Chính Phủ đối với
sự phát triển của ngành Y tế nói chung và Dược phẩm nói riêng nhưng ngành Dược phẩm
của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở đó, bài tiểu luận này được viết với mục đích
nghiên cứu sự phát triển của ngành Dược phẩm của Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh 1
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
Covid-19 hiện tại và dưới tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Mặc dù ngành Dược của Việt Nam có những nhạy cảm nhất định với đại dịch Covid-
19 nhưng nhìn tổng thể cho thấy có những sự phục hồi vượt bậc. Dưới sự ảnh hưởng của
dịch bệnh, các ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề trong đó không ngoại lệ ngành
Dược. Ở thời điểm hiện tại, mục tiêu chăm sóc sức khỏe là mối quan tâm của toàn dân. Do
đó, nhu cầu dược phẩm sẽ dần phục hồi và phát triển trong tương lai. Ước tính doanh thu
của ngành Dược Việt Nam trong năm 2021 tăng 15% so với cùng kỳ. Trên thực tế mức chi
tiêu cho các sản phẩm dược và y tế sẽ ổn định trở lại khi tình hình dãn cách xã hội giảm xuống.
Bảng 1-1. Dự báo tăng trưởng ngành Dược phẩm và chăm sóc sức khỏe từ 2018-2024
Nguồn: Vietnam Pharmaceuticals & Healthcare Report - Q4 20202020, Fitch
Solutions Group Limited, London 2
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi 1.2
Lý do chọn đề tài
1.2.1 Lý do chọn Hiệp định CPTPP
Theo thống kê, các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch
thương mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Australia, Canada,
Nhật Bản sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt Nam khi chuỗi cung ứng mới hình thành.
Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, đây là cơ hội
để nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế, gia tăng năng suất lao động, tham gia vào
các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn tiến đến phát triển các ngành công nghệ
cao, điện tử, sản phẩm nông nghiệp xanh... Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế
Việt Nam trong giai đoạn 5 - 10 năm tới.
Ngoài ra, do các nền kinh tế của các nước thành viên CPTPP đều phát triển ở trình
độ cao hơn Việt Nam và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế nước ta kèm theo nhập khẩu
từ các nước CPTPP chưa có FTA với ta phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên với một
lộ trình giảm thuế hợp lý, đồng thời không ngừng hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có
thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia CPTPP. Đặc biệt, do Hiệp định này
bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, toàn cầu hóa nền kinh
tế và thu hút đầu tư nước ngoài sẽ được thực hiện đi kèm với nhiệm vụ bảo vệ môi trường,
giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng một cách bền vững hơn.
Tuy ngành dược chưa phải là một trong những ngành mũi nhọn mà Hiệp định
CPTPP nhắm đến nhưng với quyết định ký kết Hiệp định này, đây sẽ là một cơ hội lớn để
Ngành dược Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang nói riêng phát triển
đồng thời khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.
1.2.2 Lý do chọn Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG)
Năm 2020 là năm chứng kiến những biến động lớn, ảnh hưởng và làm thay đổi căn
bản sự vận hành của nhiều hoạt động kinh tế, xã hội do đại dịch Covid-19 xảy ra trên phạm
vi toàn cầu. Không ít doanh nghiệp phải thay đổi kế hoạch, nhiều doanh nghiệp thậm chí
mất cân đối tài chính công ty hoặc phải công bố phá sản. Thế nhưng, với những nỗ lực
không ngừng: “củng cố - phát huy mạnh mẽ nội lực” Công ty Cổ phần DHG đã vượt lên 3
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
thách thức, hoàn thành xuất sắc kết quả kinh doanh. Với những chứng nhận đạt tiêu chuẩn
quốc tế GMP-WHO, JAPAN-GMP của mình, DHG có thể dễ dàng xuất khẩu các dòng sản
phẩm chiến lược vào thị trường Nhật Bản và Đông Nam Á, đó cũng chính là thị trường
chính mà CPTPP mang lại khi ta gia nhập vào hiệp định này.
Kết thúc năm 2020, DHG Pharma ghi dấu ấn với những thành tựu nổi bật: lợi nhuận
trước thuế đạt 821 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2019; 2 dây chuyền sản xuất đạt tiêu
chuẩn quốc tế JAPAN-GMP; quyết định mở rộng đầu tư xây dựng Nhà máy Dược phẩm,
Nhà máy In Bao bì DHG đạt chuẩn GMP toàn cầu.
Hình 1-1. Báo cáo doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế công ty DHG giai đoạn 2016 - 2020
Nguồn: dhgpharma.com.vn
Không chỉ dừng lại ở đó, trong năm 2020 DHG đã vinh dự nhận được hàng loạt giải thưởng
tiêu biểu như: “8 năm liên tiếp top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam”, “5 năm liên
tiếp top 10 Doanh nghiệp Dược uy tín” hay “24 năm liền Danh hiệu hàng Việt Nam chất
lượng cao” cùng nhiều giải thưởng có giá trị khác. Có thể thấy đây là một trong những 4
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
doanh nghiệp đi đầu trong việc mang đến cho thầy thuốc và bệnh nhân những sản phẩm
thuốc uy tín, chất lượng nhất.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1
Giới thiệu về hiệp định CPTPP 2.1.1 CPTPP là gì?
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (hiệp định CPTPP)
ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Chile và chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018. Đây là
một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng
12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm
Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Hiệp định có hiệu lực
tại Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
2.1.2 Nội dung chính của Hiệp định CPTPP
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương
và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm
sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP.
Từ khi đưa vào thực thi, hiệp định CPTPP là cú hích tác động tích cực đến nền kinh
tế Việt Nam, giúp mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Việc ký kết hiệp định thế
hệ mới này đã đánh dấu cột mốc đáng nhớ về sự hội nhập ngày một sâu rộng giữa Việt
Nam và nền kinh tế thế giới ngày càng năng động nhưng cũng không ít thách thức. Đối với
ngành Dược phẩm, CPTPP đảm bảo các ràng buộc về quy tắc sở hữu trí tuệ và nới lỏng
xuất nhập khẩu, tạo điều kiện hội nhập và vươn mình ra thế giới.
2.2 Tác động của hiệp định CPTPP đến nền kinh tế Việt Nam và ngành Dược phẩm
2.2.1 Tác động của Hiệp định CPTPP đến nền kinh tế Việt Nam
CPTPP là một trong những thỏa thuận thương mại tự do quy mô lớn với sự hợp tác
của 11 nước thành viên, hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ giao thương giữa
Việt Nam và các nước tiềm năng trong khu vực. Trong một môi trường cạnh tranh rộng 5
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
mở, các vấn đề về cải cách môi trường đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, ổn định chính
trị, tiến tới xóa bỏ các hàng rào thuế quan là mục tiêu hàng đầu mà Việt Nam cần theo đuổi.
Với cam kết đưa ra một mức thuế quan rất ưu đãi đối với các nước thành viên,
CPTPP đang tạo ra một thị trường xuất khẩu rất đáng kỳ vọng cho Doanh nghiệp Việt Nam,
một số mặt hàng được các nước lớn như Nhật Bản và Canada cam kết lộ trình giảm mức
thuế nhập khẩu về 0%, các mặt hàng xuất khẩu mạnh của ta như nông sản, điện, điện tử
đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Hình 2-2. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước CPTPP tháng 7/2021 Nguồn: baodautu.vn
Tính đến tháng 7/2021, xuất khẩu Việt Nam sang các nước CPTPP đã có tăng trưởng
mạnh, tăng 0,79% so với kỳ trước và 21,64% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo một nghiên
cứu của Ngân hàng Thế giới, dự báo đến năm 2030, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang
các nước thuộc CPTPP sẽ chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu. Cùng với đà phát triển trên,
đến năm 2035 dự đoán xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04%. 6
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
Các ngành sẽ còn tăng trưởng mạnh trong tương lai sau khi gia nhập CPTPP là dệt
may, thực phẩm, thuốc lá, đồ uống và và một số ngành sản xuất máy móc thiết bị. Theo
nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân
từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6% đối với các ngành công nghiệp
nhẹ và thâm dụng lao động khác.
Tuy nhiên, việc tham gia các Hiệp định FTA nói chung và CPTPP nói riêng cũng
mang lại nhiều mặt trái, chẳng hạn như các quy tắc, thông lệ trước nay của nước ta sẽ trở
nên chặt chẽ, nghiêm khắc hơn hoặc phải thay đổi khi Việt Nam tiến vào sân chơi chung
của các nước lớn. Bên cạnh đó, gắn liền với làn sóng đầu tư mạnh mẽ để xuất khẩu là nguy
cơ ô nhiễm môi trường, sử dụng tài nguyên kém hiệu quả và gây áp lực cạnh tranh quá
mức lên các Doanh nghiệp trong nước.
2.2.2 Tác động của Hiệp định CPTPP đến ngành y tế - dược phẩm
Về thuế quan, Việt Nam và các nước trong Hiệp định có lộ trình cắt giảm riêng dành
cho ngành dược phẩm. Nổi bật nhất có thể kể đến Nhật Bản, Canada, Singapore, Brunei,
Chile, Malaysia là những quốc gia xóa bỏ thuế quan hoàn toàn ngay khi CPTPP có hiệu
lực. Về phần Việt Nam, mức thuế cơ sở của nước ta đối với ngành này khá thấp (2,11%)
nhưng biên độ cắt giảm nhỏ và cắt giảm dần theo từng năm, cam kết đưa thuế ngành dược phẩm về 0% sau 20 năm.
Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi CPTPP, có 11/20 điều khoản về Sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền
lợi của người sở hữu sáng chế bị tạm hoãn, do đó, CPTPP không ảnh hưởng nhiều đến
ngành dược phẩm. CPTPP đã hoãn việc yêu cầu các nước thành viên thay đổi luật và thông
lệ của mình nhằm bảo vệ các dược phẩm mới. Hiệp định này cũng đình chỉ quy định về
gia hạn thời hạn bản quyền trong các trường hợp do sự chậm trễ của cơ quan cấp bằng,
những trì hoãn bất hợp lý trong việc cấp bản quyền, cũng như cấp phép nhập khẩu dược
phẩm vào các nước thành viên trong Hiệp định.
Song, thị trường dược phẩm sẽ trở nên cạnh tranh hơn khi thuế nhập khẩu giảm và
thời gian bảo hộ với thuốc bản quyền dài. Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan, riêng nửa
đầu tháng 11/2021, Việt Nam đã nhập khẩu 236 triệu USD dược phẩm, tính trong cả năm 7
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
2021 đến kỳ báo cáo gần nhất con số nhập khẩu là 3,2 tỷ USD và sẽ tiếp tục gia tăng trong
những năm năm tiếp theo. CPTPP vừa tạo cơ hội cho các Doanh nghiệp dược phẩm Việt
Nam phát triển và vượt ra ngoài biên giới quốc gia, vừa là thách thức khi các đối thủ cạnh
tranh cũng đa dạng hơn và công nghệ nghiên cứu vượt bậc hơn. 2.3
Thị trường Dược phẩm ở Việt Nam và vai trò của ngành này ở Việt Nam
Ngành Dược của Việt Nam được xếp vào nhóm các nước mới nổi (Pharmerging,
2020) và dân số đang bước vào giai đoạn già hóa nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăm
sóc sức khỏe ngày càng gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường tiêu thụ Dược
phẩm ở Việt Nam sẽ tăng cao trong những năm sắp tới. 8
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
Theo thống kê số liệu từ Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành đạt 7,7 tỷ USD vào
năm 2021 và dự báo tăng trưởng hai con số trong khoảng 5 năm tới.
Hình 2-3. Sản lượng tiêu thụ dược phẩm theo dự báo của BMI (đơn vị: tỷ USD)
Nguồn: BMI, SSI Research
Dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng
trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới. Dược phẩm thuộc nhóm nhu cầu thiết yếu nên sự
tăng trưởng kinh tế hầu như không có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành, động lực
phát triển ngành là được bảo hộ từ các chính sách nhà nước.
Tuy nhiên, hiện tại ngành Dược của Việt Nam vẫn chưa khai thác hết được năng lực
cạnh tranh qua đông dược mà phụ thuộc rất lớn vào generic. Trên thực tế, DHG đang phụ
thuộc phần lớn nguồn nguyên liệu của mình vào Ấn Độ và Trung Quốc chiếm đến 78%.
Bên cạnh đó trong khoảng thời gian tới, xu thế M&A sẽ tiếp tục lên ngôi, khi các quy định
đầu tư của chính phủ cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam được nới lỏng. 9
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
Tóm lại, Việt Nam trở thành thị trường Dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á, là
một trong 17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành Dược cao nhất (Theo thống
kê của BMI Research). Tuy ngành Dược trong nước đã tăng trưởng mạnh mẽ nhưng tình
hình sản xuất Dược phẩm trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ đáp ứng được khoảng
52,5% nhu cầu Dược phẩm trong nước, số còn lại phải thông qua nhập khẩu.
2.4 Giới thiệu về Công ty Dược Hậu Giang (DHG) và vị thế của nó trên thị trường Y
tế -Dược phẩm Việt Nam
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) có tiền thân là Xí nghiệp quốc doanh Dược
phẩm 2/9 trực thuộc Sở Y tế khu Tây Nam Bộ, được thành lập vào năm 1974. Năm 2006,
DHG chính thức được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE). Năm 2018, DHG điều chỉnh giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ
49% lên 100% vốn điều lệ và đạt 2 tiêu chuẩn cao PIC/s-GMP và Japan-GMP cho các dây
chuyền sản xuất. Từ đầu năm 2019 công ty chính thức trở thành công ty con của Taisho
(công ty dược phẩm Nhật Bản nắm giữ 51% cổ phần). Một số chứng nhận chất lượng công
ty đã đạt được có thể kể đến như WHO-GMP, Japan-GMP, VILAS 'ISO / IEC 17025, ISO 9001: 2000.
DHG là doanh nghiệp dược generic lớn nhất Việt Nam, nổi tiếng với hai sản phẩm là
thuốc giảm đau, hạ sốt và kháng sinh. Thông qua việc đầu tư nghiên cứu phát triển, mở
rộng hệ thống phân phối, đầu tư nâng cấp nhà máy mới theo tiêu chuẩn GMP toàn cầu,
công ty luôn duy trì được sự tăng trưởng ổn định và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh,
tiên phong mở rộng cửa hơn nữa trong việc đưa thuốc Việt ra thị trường quốc tế.
Phân tích SWOT về công ty DHG: 10
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi
Bảng 2-2. Bảng phân tích SWOT về công ty Dược Hậu Giang Nguồn: Tác giả 11
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
GVHD: Nguyễn Thị Phương Chi 2.5
Tác động của Covid-19 đến Công Ty Dược Hậu Giang
Bối cảnh đại dịch Covid-19 đặt ra thách thức đáng quan ngại cho sự phát triển của
nhiều ngành, trong đó có Dược phẩm và cái tên Dược Hậu Giang cũng không tránh khỏi
những thiệt hại. Tuy nhiên, DHG vẫn có kết quả tích cực với lãi ròng năm 2020 đạt 740 tỷ
đồng, tăng 16% so với 2019 và là kết quả đạt được tốt nhất cho tới hiện tại.
Các biện pháp giãn cách thắt chặt và giãn cách xã hội khiến lượng cung từ các công
ty dược phẩm lớn như IMP, DHG và OPC giảm sản lượng 20 - 30% trong tháng 7 và 8 để
thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội, cũng như làm cho lượng cầu của các bệnh viện (chiếm
hơn 60% nhu cầu) đã giảm đáng kể.
Một số tác động của Covid-19 tới công ty DHG trọng yếu có thể kể ra là sự thiếu hụt
nguồn cung cấp nguyên liệu dược phẩm chính (API - Active Pharmaceutical Ingredient)
gây áp lực đến giá thành sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, nguồn cung thuốc trong nước
cũng bị gián đoạn do tiến độ hợp tác giữa các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam và đối
tác nước ngoài tiếp tục tiếp tục trì hoãn bởi các chuyên gia và đối tác giữa các quốc gia do
việc hạn chế di chuyển, gây khó khăn cho quá trình thẩm định tiêu chuẩn sản xuất tốt
(GMP) và xét duyệt quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm, làm cho nhà
máy sản xuất thuốc DHG chưa thể đưa vào vận hành và không thể mở rộng sản xuất. Ngoài
ra, đại dịch Covid-19 còn làm cho doanh thu kênh OTC tăng trưởng mạnh nhờ nhóm sản
phẩm phòng dịch cùng tâm lý tích trữ, bảo vệ sức khỏe nên doanh thu của các nhà thuốc,
quầy thuốc tại Việt Nam.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu chính mà nhóm sử dụng là phân loại và hệ thống hóa các lý
thuyết theo thời gian, đặc biệt là các phương pháp lý thuyết trong đó phát triển các giả
thuyết, phân tích và tổng hợp các lý thuyết thu thập được trong thời kỳ COVID-19.
Thu thập dữ liệu là một bước rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Để đạt được
hiệu quả tối đa vào thời điểm quan trọng này, các phương pháp thu thập dữ liệu thích hợp
phải được xác định rõ ràng để làm cơ sở cho một kế hoạch thu thập dữ liệu khoa học. Việc
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp trên cơ sở kế 12