-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị
Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để giải sách giáo khoa Công nghệ 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Chủ đề: Chương 4: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi (KNTT)
Môn: Công nghệ 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mở đầu
Có những bệnh phổ biến nào trên lợn? Nguyên nhân nào gây ra các loại bệnh đó? Có những biện
pháp nào để phòng, trị bệnh hiệu quả? Bài làm
Những bệnh phổ biến trên lợn: lở mồm long móng, tiêu chảy ở lợn, cầu trùng,...
Nguyên nhân gây ra các loại bệnh đó: Virus Aphthovirus, Virus Coronavirus, Virus Isospora suis,...
Những biện pháp để phòng, trị bệnh hiệu quả:
Chuồng trại cần được đảm bảo vệ sinh tuyệt đối.
Thức ăn cho heo cần được kiểm định chất lượng.
Kết hợp Men tiêu hóa cho lợn Mega Men để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh E.coli.
I. Bệnh dich tả lợn cổ điển
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
Câu hỏi: Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển. Bài làm
Đặc điểm gây bệnh dịch tả lợn cổ điển: bệnh có khả năng lây qua đường tiêu hóa, qua đường hô
hấp, qua các vùng da có vết thương trầy xước.
Nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển: virus dịch tả lợn có vật chất di truyền là RNA, thuộc
họ Flaviviridae. Virus có thể ra ngoài phân, nước tiểu, nước bọt, vì thế khả năng lây lan rất cao.
2. Biện pháp phòng, trị bệnh
Câu hỏi: Đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển phù hợp với thực tiễn của địa phương em. Bài làm
Đề xuất việc nên làm để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển phù hợp với thực tiễn của địa phương em:
Giữ cho chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì.
Tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo.
Bổ sung trợ sức điện giải, B-complex, vitamix cho lợn. Cho lợn uống nước đầy đủ. II. Bệnh tai xanh
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
Câu hỏi: Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tai xanh ở lợn. Bài làm
Đặc điểm gây bệnh tai xanh ở lợn: lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn
nái mang thai thường mẫn cảm hơn. Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm,
lợn mang virus với lợn khỏe và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.
Nguyên nhân gây bệnh tai xanh ở lợn: do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền
là RNA gây ra, loại virus này chỉ gây bệnh cho lợn.
2. Biện pháp phòng, trị bệnh
Câu hỏi: Vì sao khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại? Bài làm
Khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại vì để dự phòng dịch bệnh, việc tiêm
vaccine mũi nhắc lại là việc làm cần thiết. Nếu tiêm nhắc lại định kỳ sẽ duy trì được miễn dịch cho lợn.
Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu về một số loại vaccien phòng bệnh lợn tai xanh. Bài làm
Một số loại vaccien phòng bệnh lợn tai xanh: vaccine Hanvet, vaccine Avac PRRS Live, vaccineCNC PRRS,...
III. Bệnh tụ huyết trùng lợn
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
Câu hỏi: Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng lợn. Bài làm
Đặc điểm gây bệnh tụ huyết trùng lợn: vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch
amidan của lợn. Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khỏe qua đương không khí, tiếp xúc trực
tiếp và qua thức ăn, nước uống.
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng lợn: do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra.
2. Biện pháp phòng, trị bệnh
Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thêm một số bệnh ở lợn và biện pháp phòng, trị bệnh. Bài làm
Một số bệnh ở lợn: bệnh phó thương hàn, bệnh đóng dấu lợn, bệnh lở mồm long móng, bệnh viêm phổi địa phương,...
Biện pháp phòng, trị bệnh:
Người chăn nuôi phải thường xuyên quan sát đàn vật nuôi, khi thấy gia súc có hiện tượng lạ như sốt,
bỏ ăn, chảy nước dãi, có bọt có mụn nước ở vùng miệng và quanh móng chân phải tiến hành cách ly ngay.
Báo ngay cho thú y và chính quyền địa phương để được hướng dẫn các biện pháp xử lý thích hợp.
Phải tiêm phòng vaccine xung quanh ổ dịch, người tiêm phòng phải có trách nhiệm thực hiện an toàn
sinh học không làm lây lan dịch.
Theo quy định hiện hành, bắt buộc phải tiêu hủy những ổ dịch thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí
khoảng 70% giá trị của gia súc.
Vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống, định kỳ khử trùng. Phải đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi ổn định,
ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
Mua con giống từ những nơi an toàn, uy tín.
Luyện tập và vận dụng Luyện tập
Câu hỏi 1: Mô tả đặc điểm, nguyên nhân của bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và bệnh tụ huyết trùng lợn.
Câu hỏi 2: So sánh biện pháp phòng, trị bệnh ba loại bệnh phổ biến ở lợn (bệnh dịch tả lợn cổ
điển, bệnh tai xanh và bệnh tụ huyết trùng). Vận dụng
Câu hỏi: Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt
động chăn nuôi lợn ở địa phương em.
----------------------------------------