Công nghệ Blockchain là gì? - Nhập môn mạng máy tính | Trường Đại học CNTT Thành Phố Hồ Chí Minh
Công nghệ Blockchain là gì? - Nhập môn mạng máy tính | Trường Đại học CNTT Thành Phố Hồ Chí Minh Công nghệ Blockchain là gì? - Nhập môn mạng máy tính | Trường Đại học CNTT Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường: Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40342981
Công nghệ Blockchain là gì?
Công nghệ blockchain mở ra một xu hướng ứng dụng tiềm
năng cho nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán lẻ,
vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông
Công nghệ Blckchain được áp dụng từ năm 2015 và được các nhà công nghệ dự đoán trong 3-5
năm tới, công nghệ này sẽ được áp dụng nhiều hơn nữa.
Trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, Blockchain được xem là một công nghệ "chìa
khóa" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai.
Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu
trữ và bảo mật cao, công nghệ blockchain (chuỗi khối) là một trong những xu hướng công nghệ
đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
Blockchain là công nghệ mới được nhắc nhiều trong thời gian gần đây. Nếu được bình chọn cho
công nghệ mới nổi bật nhất trong năm 2017, thì chắc chắn blockchain và ứng dụng vào tiền ảo,
tiêu biểu như Bitcoin sẽ được xướng tên.
Vậy blockchain là gì và có thể ứng dụng như thế nào cho từng lĩnh vực từ khối chính phủ, tổ
chức ngân hàng - tài chính - tín dụng tới các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, bán lẻ...?
Theo các chuyên gia, blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được
liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi
tạo và được liên kết với các khối trước đó. lOMoAR cPSD| 40342981
Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể
bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống.
Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục
hoạt động để bảo vệ thông tin.
Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận
thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin.
Với những đặc thù này, các chuyên gia cho rằng, công nghệ này mở ra một xu hướng ứng dụng
tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất,
viễn thông. Tuy nhiên, xu hướng áp dụng lớn nhất hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam sẽ
là mảng tài chính, ngân hàng, kiểm toán nội bộ.
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, với công nghệ này, một người nhập có thể chia sẻ thông tin
cho nhiều đơn vị trong cùng một mạng lưới được xây dựng. Ví dụ khi hàng hóa được chuyển từ
hải quan Mỹ đến hải quan Việt Nam, khi hàng hóa chuyển đến đâu thì tất cả những thành viên
tham gia mạng blockchain đều có thể theo dõi tình trạng hàng hóa và biết cụ thể thời gian đến.
Trong lĩnh vực bán lẻ hay nông nghiệp, blockchain sẽ phục vụ hiệu quả cho việc truy xuất nguồn
gốc để biết rõ các sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu, sản xuất từ đâu.
Ví dụ, một chiếc xe ôtô từ nhà máy tới hệ thống đại lý khi bán tới tay khách hàng có thể sẽ phát
sinh thêm nhiều giao dịch, trao đổi mua bán tiếp sau đó. Nếu ứng dụng công nghệ chuỗi khối
hoàn toàn có thể truy xuất được nguồn gốc xe, lịch sử các giao dịch mua bán cụ thể, cũng như
thông tin bảo hành, sửa chữa...
Hiện nay, các doanh nghiệp lớn trên thế giới như Microsoft và sắp tới Oracle sẽ giới thiệu, tham
gia chạy đua đưa các công nghệ chuỗi khối này. Giải pháp công nghệ đột phá này có thể áp dụng
tối ưu cho các ngành nghề như tài chính, giao thông và nhiều lĩnh vực khác.
Ông Vũ Ngọc Hoàng, Trung tâm phần mềm và giải pháp IBM Việt Nam, cho biết, Blockchain có
thể ứng dụng rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Một trong những ứng dụng điển hình của
Blockchain là Bitcoin. Mặc dù có nhiều người đang hiểu lầm khi coi Blockchain là Bitcoin
nhưng thực tế, Bitcoin chỉ là một ứng dụng đầu tiên chạy trên hệ thống Blockchain.
Với các lĩnh vực cụ thể, ông Hoàng nói thêm, trong mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp
có rất nhiều nhà cung cấp cùng tham gia. Khi tham gia blockchain, hệ thống chuỗi sẽ lưu trữ
thông tin của cả chuỗi khối trước, xác định rõ đóng góp của các bên tham gia.
Trong lĩnh vực tài chính, với blockchain, các bên tham gia chỉ cần xây dựng một mạng sổ cái
chia sẻ tất cả thông tin giao dịch, khi một thành viên cập nhật thông tin thì tất cả các thành viên
còn lại được phép xem, đọc...
Công nghệ blockchain được áp dụng từ năm 2015. Các nhà công nghệ dự đoán trong 3-5 năm
tới, công nghệ này sẽ được áp dụng nhiều hơn nữa.