Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa

Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN DU LỊCH
---o0o---
TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
Đề tài: Đặc trưng trong n hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Cẩm Phượng
Nhóm thực hiện :
NỘI 2021
MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở luận về văn hóa ẩm thc ............................................................................................... 4
1.1. Khái niệm về Văna ẩm thực ...................................................................................................... 4
1.1.1 Văn hóa ........................................................................................................................................ 4
1.1.2 Ẩm thực ........................................................................................................................................ 5
1.1.3 Văn hóa m thực ........................................................................................................................... 6
1.2 Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực ..................................................................................... 7
1.2.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................................ 7
1.2.2 Điều kiện hi .................................................................................................................... 8
1.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực ...................................................................................................... 11
1.3.1 Tính cộng đồng ........................................................................................................................... 11
1.3.2 Tính hòa đồng ............................................................................................................................. 12
1.3.3 Tính tận dụng .............................................................................................................................. 12
1.3.4 Tính thích ng ............................................................................................................................ 13
Chương 2: Thực trạng văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa ............................................................................ 14
2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................. 14
2.2 Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa ................................................... 15
2.2.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................... 15
2.2.2 Điều kiệnhội .................................................................................................................. 19
2.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh ............................................................................................... 21
2.3.2 Ẩm thực xứ Thanh phong phú trong cách lựa chọn nguyên vật liệu .......................................... 21
2.3.3 Ẩm thực xứ Thanh tinh tế trong chế biến ................................................................................... 22
2.3.4 Ẩm thực xứ Thanh độc đáo trong trình bày ................................................................................ 24
2.3.5 Ẩm thực xứ Thanh hài hòa, đa dạng trong thưởng thức ............................................................. 25
2.4 Một số món ăn đặc trưng của tỉnh ..................................................................................................... 26
2.4.2 Nem chua .................................................................................................................................... 26
2.4.3 Chả tôm ...................................................................................................................................... 27
2.4.4 Thịt trâu nấu lm .................................................................................................................... 27
2.4.5 Chim mía Thạch Thành .............................................................................................................. 27
2.4.6 Bánh gai Tứ Trụ ......................................................................................................................... 28
2.4.7 Chè lam phủ Quảng .................................................................................................................... 28
2.4.8 Bánh ........................................................................................................................................ 28
2.4.9 Nước mm .................................................................................................................................. 29
2.5 Nhận xét chung .................................................................................................................................. 29
2.5.2 Một số mặt tích cực ................................................................................................................... 30
2.5.3 Một số bất cập nguyên nhân .................................................................................................. 31
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm quảng na ẩm thực tỉnh Thanh Hóa ........................................ 32
3.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch ẩm thực của tỉnh ........................................................ 32
3.2. Giải pháp về tuyên truyền cho người dân địa phương ...................................................................... 33
3.3 Giải pháp về sở vật chất ................................................................................................................ 33
3.4 Giải pháp về xúc tiến quảng ......................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 37
PHỤ LỤC .................................................................................................................................................... 38
LỜI MỞ ĐẦU
“Ẩm thực” chính là ăn uống. Từ ngàn đời xưa, khi con người vừa xuất hiện trên
Trái đất thì thức ăn đã có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống và phát
triển về cả thể chất lẫn tinh thần của con người. Trải qua thời gian hình thành, thay
đổi, gi đây, khi nhu cầu của cuộc sống tăng lên, thị hiếu ẩm thực con người thế
cũng được nâng cao. Dù ở nơi đâu, ẩm thực cũng chứng tỏ được sức hút và tầm
ảnh hưởng mạnh mẽ của mình. Ẩm thực ở mỗi quốc gia khác nhau mang một nét
văn hóa khác nhau, thu hút khách du lịch và đóng góp một phần không nhỏ cho
tăng trưởng kinh tế. trong văn hóa Việt Nam, ẩm thực còn đặc biệt hơn vì nó là
cả một nghệ thuật. Nó không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người mà
còn có mối quan hệ mật thiết đến lối sống, truyền thống dân tộc, được thể hiện rất
rõ qua những dụng cụ được dùng trong bữa ăn, cách ứng xử với mọi người trong
khi ăn. Việc ăn uống còn minh chứng cho lịch sử sự hình thành của nền văn hoá
Việt Nam. Các món ăn qua từng giai đoạn nói lên được cuộc sống, con người của
giai đoạn đó và của vùng đất – nơi đã sản sinh ra mỗi món ăn. Văn hóa ẩm thực
Việt Nam chịu ảnh hưởng về phong tục, tập quán, thói quen, địa lý, điều kiện khí
hậu và đặc biệt quan niệm của con người. Chạy dọc theo đất nước hình chữ S từ
Bắc đến Nam với 63 tỉnh thành và 54 dân tộc anh em, Việt Nam được đánh giá
quốc gia nền văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng, độc đáo, hoang nhưng lại
vô cùng tinh tế không thua kém các nước trên thế giới. Và với Thanh Hóa - tỉnh
thành nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, là nơi chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền
Trung Việt Nam thì văn hóa ẩm thực lại mang một nét đẹp rất riêng, có sự kết hợp
của cả những đặc trưng miền Bắc và miền Trung. Phong cách chế biến, ăn uống
của người dân nơi đây giản dị, mộc mạc, gần gũi, đơn sơ, không cầu kì mà hương
vị vẫn khiến người ta nhớ mãi, cũng giống như phong cách sốngnh dị nặng
nghĩa tình của những người con miền Trung vậy…
Chương 1: sở luận về văn hóa ẩm thc
1.1. Khái niệm về Văn hóa ẩm thc
1.1.1 Văn hóa
Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và
phức tạp. Người ta thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người,
nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể
hiểu văn hóa như một trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong
lý lịch công chức của mình.
Khi nói về vấn đề văn hóa, ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều quan điểm
khác nhau định nghĩa về văn hóa. Nhưng tựu chung lại thể cho rằng, n hóa là
tất cả những gì không phải là tự nhiên mà văn hóa là do con người sáng tạo ra,
thông qua các hoạt động của chính mình.
Theo quan niệm ca UNESCO (Ủy ban giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp
quốc) nêu: “Văn hóa tổng th những nét riêng biệt về tinh thần vật chất, trí
tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã
hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ
bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng.”
Theo các nhà nghiên cứu, n hóa gồm hai mảng chính: Văn hóa vật chất (hay văn
hóa vật thể), và văn hóa tinh thần (hay văn hóa phi vật thể). Trong quá trình hoạt
động sống, con người đã tạo nên nền văn hóa vật chất, thông qua quá trình tác
động của họ trực tiếp vào tự nhiên, mang lại tính vật chất thuần túy, như việc con
người biết chế tạo công cụ lao động, chế tạo ra nguyên vật liệu, biết xây dựng nhà
ở, cầu đường giao thông, đền đài, thành quách, đình chùa, miếu mạo… Còn nền
văn hóa tinh thần được con người sáng tạon thông qua hoạt động sống như giao
tiếp, ứng xử bằng tư duy, bằng các quan niệm hay những cách ứng xử với môi
trường tự nhiên và hội như: các triết lý (hay quan niệm) về vũ trụ, văn hóa, lịch
sử, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ hội các hoạt động văn hóa khác
vô cùng phong phú, sinh động.
1.1.2 Ẩm thực
Theo từ điển tiếng Việt, “ẩm thực” chính là “ăn và uống”, hay chính là một hệ
thống đặc biệt về quan điểm truyền thống thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc,
nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể. Nó
thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món ăn chủ yếu
chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương
mại, buôn bán trao đổi. Ăn và uống là nhu cầu chung của nhân loại, không phân
biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến…; nhưng mỗi cộng đồng dân tộc do sự
khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh thái, tín ngưỡng, truyền thống lịch
sử… nên đã có những thức ăn, đồ uống khác nhau, những quan niệm về văn uống
khác nhau… từ đó dần dần hình thành những tập quán, phong tục về ăn uống khác
nhau.
Buổi đầu, sự khác biệt này chưa diễn ra, vì lúc đó, để giải quyết nhu cầu ăn, con
người hoàn toàn dựa vào những cái có sẵn trong thiên nhiên nhặt, hái, lượm được.
Đó là con người ở trong giai đoạn “sẵn ăn”, “ăn tươi nuốt sống”. Tuy nhiên đó là
bước đường tất yếu loài người phải trải qua để đi tới chỗ “ăn ngon hơn, hợp vệ
sinh hơn, văn hóa hơn” sau khi phát hiện ra lửa duy trì đưc lửa. Từ đây, một
tập quán ăn uống mới đã dần dần hình thành, có tác dụng rất to lớn đến đời sống
của con người. Cùng với sự gia tăng dân số, mở rộng khu vực cư trú và những tiến
bộ trong hoạt động kinh tế, từ giai đoạn ăn sẵn, tước đoạt của thiên nhiên tiến đến
giai đoạn trồng trọt thuần dưỡng chăn nuôi, việc ăn uống của con người đã chịu
nhiều sự chi phối của hoàn cảnh môi trường sinh thái, phương thức kiếm sống.
1.1.3 Văn hóa ẩm thc
Từ cách hiểu văn hóa ẩm thực n trên, khi xem xét văn hóa ẩm thực phải xem
xét ở hai góc độ: Văn hóa vật chất (các món ăn ẩm thực) và văn hóa tinh thần (là
cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý
nghĩa, biểu tượng, tâm linh… của các món ăn đó). Như TS. Trần Ngọc Thêm đã
từng nói: “Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn là văn hóa tận dụng môi trường tự
nhiên của con người”.
Khái niệm văna ẩm thực một khái niệm khá phức tạp mới mẻ. Chúng ta có
thể hiểu văn hóa ẩm thực như sau: Văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị
ăn uống của con người; những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục
kiêng kỵ trong ăn uống; những phương thức chế biến, bày biệnn ăn thể hiện giá
trị nghệ thuật, thẩm mỹ trong các món ăn; cách thức thưởng thức món ăn…
Mỗi một cộng đồng dân khác nhau đều cách ăn, cách uống các món ăn
uống khác nhau, nó phản ánh kinh tế, xã hội của tộc người đó.
Nói như vậy thì từ xa xưa, người Việt Nam đã chú ý tới văn hóa ẩm thực. “Ăn
trông nồi, ngồi trông hướng” đâu chỉ vật chất còn ứng xử với gia đình - xã
hội. Con người không chỉ biết “Ăn no mặc ấm” mà còn biết “Ăn ngon mặc đẹp”.
Trong ba cái thú “Ăn - Chơi - Mặc” thìi ăn được đặt lên hàng đầu. Ăn tr thành
một nét văn hóa, và từ lâu người Việt Nam đã biết giữ gìn những nét văn hóa ẩm
thực của dân tộc mình,
1.2 Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực
1.2.1 Điều kiện tự nhn
a. Vị trí, địa
Vị trí địa yếu tố quyết định đến nguyên liệu của cácn ăn.
- Ở vị trí tập trung nhiều đầu mối giao thông thuận tiện như: đường thuỷ, đường
sông, đường bộ, đường không… khẩu vị ăn uống sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn do
nguồn nguyên liệu sử dụng chế biến dồi dào, phong phú, các món ăn đa dạng, khẩu
vị mang sắc thái nhiều vùng khác nhau.
- Đặc điểm địa cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng nguyên liệu chế biến
kết cấu bữa ăn:
Đất nước những dòng sông dồi dào phù sa màu mỡ với nền văn minh lúa
nước thì nền ẩm thực không thể vắng bóng những món ăn làm từ gạo hay
các loại nông sản như ngô, khoai.
Đất nước có vùng biển thì đặc sản lại các loại hải sản tươi ngon.
Đất nước gập ghềnh đồi núi với khí hậu ôn hòa thì lại địa điểm tưởng
để chăn nuôi gia súc, trồng các loại rau xanh hay cây ăn quả.
b. Khí hu
Khí hậup phần định vị được đến hương vị của món ăn:
- Vùng khậu nhiệt độ càng thấp thì món ăn sẽ chút cay the hoặc gia vị nêm
nếm có tính nóng hơn vì như vậy sẽ tạo cảm giác ấm áp hơn trong ngày lạnh giá.
Món ăn sử dụng càng nhiều thực phẩm động vật, giàu chất béo, phương pháp chế
biến phổ biến quay, nướng hầm, các món ăn đặc, nóng, ít nước ăn nhiều bánh.
- Vùng khí hậu nóng thì món ăn thường được chế biến từ các nguyên liệu nguồn
gốc từ thực vật vì kết hợp với rau xanh, trái cây giúp món ăn thêm thanh mát hơn.
Tỷ lệ thịt chất béo trong món ăn cũng ít hơn và phương pháp chế biến phổ biến là
xào, luộc, nhúng, trần, nấu... Các món ăn thường nhiều nước, có mùi vị mạnh.
1.2.2 Điều kiện hội
a. Lịch sử
Lịch sử của mỗi quốc gia có gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia
đó. Tình cảm nguyện vọng của người làm ra được gửio mỗi món ăn. Điều
đó tạo nên giá trị và bản sắc riêng, đặc sắc, thuần túy và thấm đẫm tinh hoa của
nền văn hóa mang đến cho mi đất nước. Sự ảnh hưởng của lịch sử thể hiện qua
một số điểm có tính quy luật sau:
- Bề dày lịch sử của dân tộcng lớn thì các món ăn càng mang tính cổ truyền, độc
đáo truyền thống riêng đặc biệt của dân tộc.
- Trong lịch sử, dân tộc nào mạnh, hùng cường thì món ăn phong phú, chế biến cầu
kỳ pha chất huyền bí nhưng lại có tính bảo thủ cao.
- Chính sách cai trị của nhà ớc trong lịch sử: Càng bảo thủ ttập quán khẩu
vị ăn uống càng ít bị lai tạp.
b. Kinh tế
- Những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì các món ăn phong phú, đa dạng,
được chế biến hoàn thiện cầu kỳ hơn, ngon hơn tính khoa học hơn. Ngược
lại những quốc gia hay vùng dân cư có nền kinh tế kém phát triển thì các món ăn
đa phần bị bó hẹp trong nguồn nguyên liệu tại chỗ nên khẩu vị ăn uống của họ đơn
giản, các món ăn ít phong phú và thể hiện đậm nét dân dã.
- Những người có thu nhập cao đòi hỏi món ăn ngon, đa dạng phong phú, phải
được chế biến và phục vụ cầu kỳ, cẩn thận, đạt trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao,
ngoài ra phải đạt các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh chế độ dinh dưỡng. Đồng
thời họ cũng là người luôn hiếu kỳ với những nền văn hoá ăn uống mới.
- Những người có thu nhập thấp là những người coi ăn uống để cung cấp năng
lượng,c chất dinh dưỡng để sống, làm việc nên họ chỉ đòi hỏi ăn no, đủ chất
trong trường hợp đặc biệt mới đòi hỏi ăn ngon và khẩu vị của họ bị bó hẹp mang
tính bảo thủ.
- Những người hay đi du lịch: Bản chất của họ là những người ham tìm hiểu, ưa
mạo hiểm. Về bản nhóm người này giống với nhóm người thu nhập cao, h
lại những người rất cởi mở rất thích tđón nhận thưởng thức những nền
văn hoá ăn uống mới.
c. Tôn giáo
Đây yếu tố khá quan trọng, những tôn giáo những quy định ảnh hưởng đến
tập quán và khẩu vị ăn uống của cả quốc gia.
- Tôn giáo sử dụng thức ănm vật thờ cúng thì ảnh hưởng nhiều đến tập quán và
khẩu vị ăn uống.
- Tôn giáo càng nghiêm ngặt thì ảnh hưởng càng nhiều nếu tôn giáo đã lại dùng
thức ăn làm vật thờ cúng thì trong ăn uống càng có nhiều điều cấm kị, từ đã tạo ra
tính đặc biệt riêng của tôn giáo và những tín đồ theo đạo đó.
- Tôn giáo càng mạnh thì phạm vi ảnh hưởng càng lớn và sâu sắc. Đạo hồi có
khoảng 900 triệu tín đồ, trên thế giới có nhiều quốc gia coi đạo hồi quốc đạo
họ hoàn toàn cấm dân chúng mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc hoặc những thứ
gây kích thích, gây nghiện khác.
d. Văn hóa ẩm thực ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại lai
Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá
cho nền ẩm thực của một quốc gia. Như đã nói, ẩm thực mỗi nước đều có nét đặc
trưng riêng và nhờ vậy mà thu hút sự quan tâm của mọi người trên thế giới. Yếu tố
ngoại lai có thể là: do những cuộc chiến tranh trong lịch sử, do sự gần gũi về mặt
địa lí cho phép người dân hai nước được thường xuyên gặp gỡ và thẩm thấu những
nét đặc trưng của nền ẩm thực nước đó. Hay trong nhiều năm trở lại đây, thế giới
mở cửa, việc giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các nước trở nên dễ dàng hơn. Và
đương nhiên, nền ẩm thực cũng hội vươn ra thế giới. Cũng chính điều này,
ẩm thực nước nhà có dịp kế thừa tinh hoa ẩm thực từ bên ngoài. Có thể là cách chế
biến, là gia vị mới, công thức mới. Tiếp thu là tốt nhưng mỗi quốc gia vẫn giữ
được bản sắc văn hóa ẩm thực riêng của mình.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Về địa lí, Việt Nam chia ra
thành ba miền Bắc, Trung, Nam. Các đặc điểm về khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng,
điều kiện kinh tế, xã hội... đã tạo ra những đặc điểm riêng của các món ăn theo
từng vùng - miền, nhưng điều này lại góp phần làm cho các món ăn Việt Nam
phong phú, đa dạng. Các món ăn Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách
phối trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Trong cách chế biến,
các gia vị đặc trưng được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường
thuận theo nguyên lý "âm dương phối hợp”, cộng thêm sự hài hòa về màu sắc và
mùi vị từ khâu chọn thực phẩm, phối hợp nguyên liệu, gia vị cùng việc sử dụng các
phương pháp chế biến để đem lại sức khỏe cho con người.
1.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thc
1.3.1 Tính cộng đồng
“Tính cộng đồng” hiểu theo nghĩa rộng thông thường tiếng Việt, đó là ý thức và
tình cảm gắn bó người tộc Việt với nhau (tức là tính cộng đồng dân tộc Việt), là hệ
thống tưởngu nước. Theo nghĩa hẹp của bộ môn Nhân học văn hóa, tính cộng
đồng chỉ sự gắn bó với từng nhóm trong cộng đồng dân tộc lớn… (gia đình, thân
tộc, tôn giáo…), gần như tính tập thể. Trong ẩm thực Việt Nam, tính cộng đồng thể
hiện rất rõ thông qua việc bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm
chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy. Người Việt Nam cùng múc
một bát canh, cùng gắpn ăn từ đĩa, cùng chung một nồi cơm. Người Việt còn có
lễ phép theo tinh thần tôn kính và nhường nhịn trong khi ăn, được thể hiện qua câu
tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Tính chất cộng đồng cũng thấy trong
cách dùng bát, đũa, nồi và mâm ăn chung vì khi đó, các thành viên của bữa ăn liên
quan mật thiết với nhau, phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Trong lúc ăn uống, người
Việt Nam rất thích chuyện trò. Đây cũng một biểu hiện của tính cộng đồng. Tính
cộng đồng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam khác hẳn phương Tây - nơi mọi người
hoàn toàn độc lập với nhau, ai có suất người ấy và tránh nói chuyện trong bữa ăn.
1.3.2 Tính hòa đồng
Hòa đồng được hiểu đơn giản đó chính là sự cởi mở thân thiện đối với mọi người
xung quanh, không hề sự phân biệt đẳng cấp tạo nên sự xa cách lẫn nhau, tất cả
mọi người đều bình đẳng và cùng nhau thực hiện những công việc vì mục tiêu
chung đã được đề ra. Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, tính hòa đồng là một đặc
trưng, một nét đẹp xứng đáng là một phần hồn cốt dân tộc cần được lưu giữ và
phát huy mãi mãi. Sự hòa đồng ấy được thể hiện trong chính những món ăn hàng
ngày của người Việt: Các món ăn có đầy đủ các vị chua, cay, đắng, bùi, mặn,
ngọt… nhưng kết hợp tất cả lại tạo ra một vị đậm đà, hấp dẫn, khó quên. Tính hòa
đồng trong ẩm thực của người Việt được thể hiện rõ nét qua việc người Việt dễ
dàng tiếp thu, du nhập văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác như: Hàn, Nhật,
Trung Hoa, các nước châu Âu… để thêm những món ăn mới, cách chế biến mới
hoặc biến tấu thành những món ăn thuần Việt. Đây cũng là đặc trưng nổi bật của
ẩm thực nước ta từ Bắc chí Nam.
1.3.3 Tính tận dụng
Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn, đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên.
trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, người Việt cũng sử dụng đến hết mọi khả
năng có được, không bỏ phí bất kì một thứ gì mà tự nhiên đã ban cho. Ví dụ như
những thức ăn mà người ngoại quốc vứt bỏ như mề gà, chân gà, tim gan gà, lòng
lợn, lòng chó... đều được người Việt tận dụng rồi chế biến thành những món ăn bất
hủ. Ðặc biệt xương được ta chế biến thành những bát canh, nước lèo, hay đồ nhắm
rất ngon ngọt. Ðặc tính tận dụng này cũng thấy nơi việc người Việt tận dụng mọi
thức ăn, mọi loại rau cỏ mà Trời cho. Rau muống (người Tàu gần đây mới ăn), rau
dền, rau lang, mướp đắng, rau dại... không có loại gì mà người Việt bỏ qua. Hay
khi làm thịt một con heo, trừ lông và chất dơ, tất cả mọi bộ phận, cả máu (tiết) đều
được tận dụng. Nhờ vào tính chất linh động mà họ có thể chế biến mọi thức, mọi
loại hợp với khẩu vị, và tạo lên một món ăn, món nhắm thuần túy. Không chỉ có
vậy, người Việt còn có thói quen ăn “mùa nào thức nấy”. Xứ nóng phù hợp cho
việc phát triển mạnh các loài thực vật và thủy sản; xứ lạnh thì phù hợp cho việc
phát triển chăn nuôi các loài động vật với lượng mỡ cao. Như vậy là tự thân thiên
nhiên đã có sự cân bằng rồi. Do vậy, ăn theo mùa chính là đã tận dụng tối đa môi
trường tự nhiên để phục vụ con người, là hòa mình vào tự nhiên, tạo nên sự cân
bằng biện chứng giữa con người với môi trường. Người xưa gọi ăn thức ăn đúng
theo mùa là”thời trân”. Ăn theo mùa như vậy sẽ đảm bảo được sản vật luôn đúng
thời điểm ngon nhất, nhiều nhất, rẻ nhất và tươi sống nhất.
1.3.4 Tính thích ng
Ngoài ra nguyên tận dụng, văn hóa ẩm thực của người Việt còn bao gồm nguyên
lý thích ứng, tức biến đổi trong nghệ thuật ăn uống. Ăn theo mùa cũng là một biểu
hiện của tính thích ứng của người Việt do người Việt, tự bảnnh, do địa cũng
như hoàn cảnh, để có thể sinh tồn, bắt buộc phải có óc thực dụng, và nhạy cảm
thích ứng với hoàn cảnh. Đây là một trong những những đặc tính chung thường
thấy nơi người Việt, đặc biệt người Kinh. Đặc tính này đều phản ánh trong các món
ăn, cách nấu nướng Việt. Nguyên lý thích ứng biến động có thể thấy trong bất cứ
món ăn gọi là đặc sản của cả 3 miền Bắc Trung Nam.
Chương 2: Thực trạng văn a ẩm thực tỉnh Thanh Hóa
2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc miền Trung Việt Nam trên nhiều
phương diện..... Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc B
trong khi đồng bằng Thanh Hóa đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một
phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Thanh Hóa bề dày lịch sử hào hùng truyền thống văn hoá độc đáo. Vào kỳ
thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, Núi Quan
Yên, Núi Nuông đã khẳng định Thanh Hóa là nơi sinh sống của người nguyên
thuỷ, đặc biệt hang Con Mong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục
của con người từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới.
Ẩm thực nội dung quan trọng góp phần không nhỏ vào việc làm nên đời sống,
văn hóa của Thanh Hóa. Với vị trí địa lý thuận lợi có nhiều huyện tiếp giáp với
biển như Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương… Thanh Hóa là một
trong những tỉnh cung cấp sản lượng thủy hải sản lớn trong cả nước. Từ những
nguồn thủy hải sản, người dân Thanh Hóa đã tạo ra nhiều thương hiệu đặc sản như:
nước mắm, mắm tép Hà Yên (Hà Trung), mực khô (thị xã Sầm Sơn), cá thu nướng
(Quảng Xương)… được bán rộng rãi trong cả nước.
Cũng do ưu thế về vị trí địa lý, thổ nhưỡng nên các huyện đồng bằng Thanh Hóa
với đặc trưng là những cây lương thực, theo đó, người dân đã chế biến ra nhiều
loại bánh độc đáo như: bánh gai tứ trụ (Thọ Xuân), bánh cuốn, bánh khoái nồi
rang, chả tôm (thành phố Thanh Hóa), bánh răng bừa (Hoằng Hóa), bánh nhãn
nhiều màu (Yên Định), chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc)... Bên cạnh các loại bánh,
Thanh Hóa còn được biết đến với nhiều loại rượu được chế biến từ nguyên liệu tự
nhiên như: rượu Quảng (thành phố Thanh Hóa), rượu nếp cái hoa vàng Dạ Lan
(thành phố Thanh Hóa), rượu chi nê (Hậu Lộc)…
Bên cạnh nguồn nguyên liệu sẵn trong tự nhiên, Thanh Hóa còn phát triển chăn
nuôi (đặc biệt là nuôi lợn) và trồng trọt. Từ nguồn nguyên liệu này, người dân đã
tạo ra các sản phẩm như: nem chua (thành phố Thanh Hóa), nem nướng (Thọ
Xuân), cam Giàng (Thiệu Hóa), bưởi luận văn (Thọ Xuân)
2.2 Những điều kiện nh thành văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa
2.2.2 Điều kiện tự nhn
a. Vị trí địa
- Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía
Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh n La,
Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa
Phăn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
- Thanh Hoá nằm trong vùng nh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa
ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt
xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước
sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các
vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang
dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và
khách du lịch.
b. Địa nh
Thanh Hoá địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3ng rõ
rệt:
- Vùng núi Trung du diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện
tích toàn tỉnh,độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng
trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20o .
- Vùng đồng bằng diện tích đất tự nhiên 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích
toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông
Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc
lập.Đồng bằng Sông diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và
đồng bằng Sông Hồng.
- Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với bờ
biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển các cửa
sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi
tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh
Gia)...; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và
phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
c. Khí hu
- Thanh Hnằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rt.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mi m khoảng 90-
130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng
1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C - 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng
núi cao .
- Hướng gió phổ biến mùa Đông Tây bắc Đông bắc, a Đông Đông
nam.
- Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng a lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là
điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
d. Thủy văn
Nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùa g:
- Gió Bắc (còn gọi gió bấc): Không khí lạnh từ áp cao Serbia về, qua Trung
Quốc thổi vào
- Gió Tây Nam: Từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, grất nóng nên gọi
là gió Lào hay gió Tây Nam
- Gió Đông Nam (còn gọi gió nồm): thổi từ biển vào đem theo khí mát mẻ.
Hàng năm sông Mã đổ ra biển mt khối lượng nước khá lớn khoảng 17 tỷ m³,
ngoài ra vùng biển rộngn chịu ảnh hưởng của thủy triều, đẩy ớc mặn vào,
khối nước vùng cửa sông và đồng ruộng ven biển bị nhiễm mặn.
e. Sinh vật
- Thực vật: Do nằm ở vị trí trung gian giữa các hệ thực vật Himalaya, Hoa Nam,
Ấn Độ Myanmar, Malaysia Indonesia sự tác động của chế độ khí hậu nhiệt
đới gió mùa trên nền thổ nhưỡng địa hình khác nhau, Thanh Hoá hệ thực vật
rất phong phú. Rừng Thanh Hoá tập trung một số loại thảm thực vật tiêu biểu sau:
- Rừng nhiệt đới đai thấp: Các loại rừng này phân bố độ cao thường dưới 500m
và chiếm diện tích lớn nhất tỉnh. Thành phần loài trong thảm thực vật rất phong
phú, các loại cây gỗ chiếm ưu thế là các cây thuộc họ đậu, họ dầu, họ xoan, họ bồ
hòn, v.v.. Ở đai thấp, hầu như không có cây hạt trần.
- Rừng cận nhiệt đới trên núi: Loại rừng phân bố độ cao từ 500m tới 1.600m (còn
gọi là rừng nhiệt đới trên núi thấp)
- Rừng trồng: Rừng trồng Thanh Hóa đã được chú trọng phát triển từ lâu.
- Động vật: Những kết quả điều tra cho thấy ở Thanh Hoá hệ động vật rừng rất
phong phú và đa dạng, bao gồm cả động vật trên cạn lẫn động vật dưới nước, cả
động vật bản địa lẫn động vật di cư đến, cả động vật tự nhiên lẫn động vật do con
người tạo ra, v.v.. Thanh Hoá một số dạng quần động vật chính như: quần
động vật đồng ruộng đồng bằng đồi thấp; quần động vật rừng tre, nứa, vầu,
giang; quần cư động vật ở rừng cây bụi, trảng cỏ; quần cư động vật ở rừng gỗ và
trảng cây; quần cư động vật nước ngọt…
Thanh Hoá nhiều loài động vật đã được ghi vào sách Đỏ, bao gồm:
- Các loài đang bị tiêu diệt như: nhóm thú voọc mông trắng, voọc vá, voọc đen
tuyền, vượn đen bạc má, gấu đen, gấu ngựa, báo mai hoa, hổ, voi, hươu sao, tót,
sơn dương, trâu rừng; nhóm chim có trĩ, gà lôi; nhóm bò sát, lưỡng cư có rắn hổ
mang chúa.
- Các loài sắp bị tiêu diệt: nhóm thú cu li nhỏ, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn,
voọc xám, báo lửa, báo gấm, cheo cheo nam dương, tê tê, sóc bay; về chim có cò
thìa, hồng hoàng; về bòt lưỡng cư kỳ đà nước, thằn lằn, rắn hổ trâu, rùa híp,
rùa núi vàng, giải. Nhóm động vật không xương sống có trai cóc hình tai, cà
cuống; về thú cầy mực, dơi thùy frit, sóc bay lông tai; về chim bồng chân
xám, choắt chân vàng lớn, mòng biển mỏ đen; về động vật không xương sống có
cua Kim Bôi, cua Cúc Phương. Một số loài khác như tắc kè, rắn cạp nong, rắn hổ
mang cũng có nhiều song cũng đang bị săn bắt quá mức nên số lượng suy giảm
nhanh chóng…
Địa hình đa dạng trải rộng từ miền núi, trung du xuống đồng bằng và ra tận biển,
cùng sự quần tụ qua nhiều đời của 7n tộc anh em, những yếu tố tự nhiên, sắc tộc
và văn hóa là cơ sở làm nên sự phong phú, đặc sắc và khác biệt cho ẩm thực xứ
Thanh. Trong cộng đồng các dân tộc anh em, người Kinh xuất hiện từ sớm, gắn với
tập quán sản xuất lúa nước vùng đồng bằng châu thổ và do đó, ẩm thực cũng có
nhữngt rất riêng. Trong căn bếp truyền thống của người Việt từ a, bồ muối, lọ
mẻ, vại cà dưa là những gia vị và đồ ăn vô cùng quen thuộc. Trên mâm cơm hằng
ngày thường có cà muối, nước mắm, muối vừng, moi khô; các món ăn được chế
biến không quá cầu kỳ như cá, ốc, cua nấu với mẻ hay bung với củ chuối non…
Đặc biệt, ẩm thực người Việt xứ Thanh có nhiềun đặc sản nổi tiếng cho đến tận
ngày nay, trong đó, không thể không kể đến gỏi nhệch Nga Sơn, nem chua, nem
quả Thành phố Thanh Hóa, dừa Hoằng Hóa, mía Đường Chèo Hà Trung, cam làng
Giàng, nước mắm và các sản phẩm làm từ tôm, cá…
Vùng miền,n tộc với tập quán trú, canh tác, sinh hoạt khác nhau cách
chế biến riêng, sử dụng nhiều loại gia vị riêng, tạo ra nhiều món ăn có hương vị
riêng và đặc sắc
2.2.2 Điều kiện hội
a. Dân
Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, Thanh Hóa 3.640.128 người, đứng thứ
ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Tính đến ngày 01/4/2019, Thanh Hóa có 3.640.128 người, trong đó tỷ lệ nữ chiếm
1.824127 người (50,11%). Về mật độ dân số của tỉnh là 328 người/km2, tăng 22,6
người/km2 xếp thứ 28/63 tỉnh, thành trong cả nước. Tỷ số giới tính (số nam trên
100 nữ) tăng từ 95,6% (năm 1999) lên 98,0% (năm 2009), tương đương với mức
chung của cả nước.Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 đạt 35,45%.
Thanh Hóa tỉnh nhiều dân tộc sinh sống, nhưng ch yếu 7 dân tộc Kinh,
Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Người Kinh chiếm 81,7% dân số toàn
tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp, các dân tộc khác có dân số và địa bàn sống
thu hẹp hơn.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 159.466
người, nhiều nhất là Công giáo có 149.990 người, tiếp theo là đạo Tin Lành có
7.890 người, Phật giáo có 1.447 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có
95 người, đạo Cao Đài 23 người, Minh đạo 14 người, Phật giáo Hòa Hảo
có bốn người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa có hai người và 1 người theo Minh Lý đạo.
b. Kinh tế
Sản xuất nông nghiệp mặc dù bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh, nhưng
vẫn phát triển ổn định đạt kết quả khá toàn diện; tổng giá trị sản xuất toàn ngành
ước đạt 28.199 tỷ đồng, tăng 2,27% so với cùng kỳ.Sản xuất công nghiệp duy trì
tốc độ tăng trưởng cao; giá trị sản xuất ước đạt 126.072 tỷ đồng, tăng 32,6% so với
cùng kỳ. Hầu hết sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều sản lượng tăng so với cùng
kỳ, trong đó một số sản phẩm tăng cao như: Thép (gấp 49 lần), thuốc lá (tăng
33,3%), giày (25,2%), quần áo (23,7%), đường (19%), bia (19%), xi măng (7,6%).
Các ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt lần đầu tiên khoản 500
tỷ đồng từ doanh thu vận tải quốc tế (Cảng Container quốc tế Nghi Sơn). Mặc
nhỏ nhưng mở ra triển vọng lớn với ý nghĩa Thanh Hóa kết nối thẳng với quốc tế
sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Bên cạnh đó một số ngành nhiều khởi sắc. Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh
thu dịch vụ ước đạt 108.643 tỷ đồng, vượt 3,5% kế hoạch, tăng 15,2% so với cùng
kỳ.
c. Văn hóa
Tại Thanh Hóa có nhiều hình thức văn hóa truyền thống, phần nhiều vẫn còn tồn
tại và đang được phát huy. Về dân ca, dân vũ, được nhiều người biết đến nhất
các làn điệu hò sông Mã, dân ca, dân vũ Đông Anh, trò diễn Xuân Phả. Ngoài ra
còn ca trù, hát xoan... Các dân tộc ít người cũng nhiều loại hình văn nghệ dân
gian khá đa dạng như hát xường của người Mường, khắp của người Thái...
Kho tàng truyện cổ cũng khá đặc sắc như truyện cổ về sự tích về các ngọn núi,
truyện dân gian của ngưn ven biển Hậu Lộc, Sầm Sơn, Tĩnh Gia. Đặc biệt các
sự tích về nguồn gốc dân tộc Mường.Các lễ hội cũng rất đặc sắc như lễ hội Pôồn
Pôông của người Mường, lễ hội cầu ngư, lễ hội đền Sòng...
2.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh
2.3.1 Ẩm thực xứ Thanh phong phú trong cách lựa chọn nguyên vật liệu
Ẩm thực xứ Thanh nằm trong dòng chảy văn hóa ẩm thực chung của người Việt
với đặc trưng chung về cấu bữa ăn cơm - rau - cá. Để tạo ra nguồn nguyên
liệu dồi dào cung cấp cho các bữa ăn, người Thanh Hóa đã khéo léo khai thác
nguồn nguyên liệu sẵn trong thiên nhiên và tìm cách chế biến thành các món ăn
hợp khẩu vị, bổ dưỡng. Bên cạnh đó, họn tự chăn nuôi, trồng trọt để tạo ra nhiều
sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực phẩm của cuộc sống hàng ngày.
Cảnh quan thiên nhiên rừng núi không chỉ tạo nên vẻ đẹp kỳ vĩ mà còn là nơi cung
cấp nguồn nguyên liệu độc đáo đặc sắc cho ẩm thực xứ Thanh với nhiều món ăn
mang hương vị của tự nhiên. Cây cỏ vùng núi quanh năm xanh tốt đã cung cấp cho
người dân nhiều thực phẩm để chế biến các món ăn độc đáo, hấp dẫn như: măng ủ
chua, măng khô, canh loóng, canh đắng… Bên cạnh đó, các con suối chảy qua địa
bàn Thanh Hóa cũng cung cấp nhiều loại tôm, cua, cá… để có thể chế biến thành
nhiều món khác nhau mà độc đáo nhất chính là món cá ủ chua. Mặt khác, với hệ
thực vật phong phú là nguồn nguyên liệu dồi dào cho cư dân bản địa chế biến các
món ăn như chế biến rêu đá thành món ăn độc đáo đặc trưng của người Mường Bá
Thước.
Với vị trí địa lý thuận lợi có nhiều huyện tiếp giáp với biển như Tĩnh Gia, Hoằng
Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương… Thanh Hóa một trong những tỉnh cung cấp sản
lượng thủy hải sản lớn trong cả nước. Từ những nguồn thủy hải sản, người dân
Thanh Hóa đã tạo ra nhiều thương hiệu đặc sản như: ớc mắm, mắm tép n
(Hà Trung), mực khô (thị Sầm Sơn), thu ớng (Quảng Xương)… được bán
rộng rãi trong cả nước.
Cũng do ưu thế về vị trí địa lý, thổ nhưỡng nên các huyện đồng bằng Thanh Hóa
với đặc trưng là những cây lương thực, theo đó, người dân đã chế biến ra nhiều
loại bánh độc đáo như: bánh gai tứ trụ (Thọ Xuân), bánh cuốn, bánh khoái nồi
rang, chả tôm (thành phố Thanh Hóa), bánh răng bừa (Hoằng Hóa), bánh nhãn
nhiều màu (Yên Định), chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc)... Bên cạnh các loại bánh,
Thanh Hóa còn được biết đến với nhiều loại rượu được chế biến từ nguyên liệu tự
nhiên như: rượu Quảng (thành phố Thanh Hóa), rượu nếp cái hoa vàng Dạ Lan
(thành phố Thanh Hóa), rượu chi nê (Hậu Lộc)…
Bên cạnh nguồn nguyên liệu sẵn trong tự nhiên, Thanh Hóa còn phát triển chăn
nuôi (đặc biệt là nuôi lợn) và trồng trọt. Từ nguồn nguyên liệu này, người dân đã
tạo ra các sản phẩm như: nem chua (thành phố Thanh Hóa), nem nướng (Thọ
Xuân), cam Giàng (Thiệu Hóa), bưởi luận văn (Thọ Xuân)...
2.3.2 Ẩm thực xứ Thanh tinh tế trong chế biến
Cách chế biến món ăn của người Thanh Hóa không quá cầu kỳ nhưng vẫn có
hương vị đậm đà và mang những dấu ấn văn hóa đặc trưng. Có thể thấy, cách chế
biến món ăn của người xứ Thanh phong phú, trong đó phổ biến hơn cả là cách làm
chín bằng nhiệt (nấu chín), ngoài ra với nguồn thực phẩm dồi dào, người Thanh
Hóa còn có các cách chế biến như lên men (muối chua, ủ chua các loại rau, củ,
quả, ủ rượu, thịt, cá…). Tuy nhiên trong cách nấu chín thức ăn, người Thanh Hóa
cũng có vô vàn kiểu khác nhau như hầm, ninh, hấp, kho, rang, trưng, rán, xào,
om… đôi khi một món ăn lại sự kết hợp của nhiều cách chế biến khác nhau (nấu
rượu vừa kết hợp lên men với chưng cất) làm cho món ăn không nhạt nhẽo
hương vị.
Do điều kiện đồng bằng rộng lớn (toàn tỉnh có 16 huyện thị vùng đồng bằng) và
102 km đường bờ biển với 6 cửa lạch (lạch Trường, lạch Trào, lạch Hới, lạch
Ghép, lạch Sung, lạch Bạng) đã tạo ra nguồn nguyên liệu rau, củ, quả, thủy, hải sản
phong phú. Với nguồn nguyên liệu thủy, hải sản sẵn có, người Thanh Hóa còn nghĩ
ra cách chế bằng các phương pháp làm muối và làm mắm. Theo các học giả người
Pháp cho đến đầu TK XIX, vùng biển Thanh Hóa là nơi sản xuất nhiều nước mắm
nhất ở Bắc Trung Bộ. Họ còn cho rằng, cách làm nước mắm từ Nhật Bản được du
nhập vào Việt Nam, thì Thanh Hóa là nơi sản xuất, chế biến và giao thương sớm
nhất, nhiều nhất. Nước mắm Thanh Hóa ngon tiếng cả nước như nước mắm
Khúc Phụ (Hoằng Hóa), Ba Làng (Tĩnh Gia)...
Để không làm mất hương vị của thức ăn, những món ăn có nguyên liệu chủ yếu là
tinh bột như gạo, ngô, khoai… đều được người dân lựa chọn cách nấu như đồ, hấp
(xôi đồ, ngô khoai đồ, rau đồ, bánh hấp…). Người Thanh Hóa không chỉ tận dụng
cây lúa thành gạo để nấu cơm còn biết từ gạo để làm bún làm bánh như: bún
thang, bánh răng bừa, bánh đúc sốt, bánh tráng, bánh khoái nồi rang...
Sự tinh tế trong chế biến món ăn của người Thanh Hóa, đó là sự kết hợp các gia v
để tạon sựn bằng âm dương, sự hài hòa với thời tiết, nhưng vẫn giữ được mùi
vị đặc trưng của món ăn. Ví như: thịt nướng bắt buộc phải tẩm ướp gia vị (hành
khô, sả, ớt… đối với đồng bào khu vực miền núi thì không thể thiếu các gia vị đặc
trưng: lá móc mật, hạt mắc khén, hạt dổi...).
2.3.3 Ẩm thực xứ Thanh độc đáo trong trình bày
Nếu như việc lựa chọn, chế biến món ăn là sự sáng tạo, thì cách trình bày cho hợp
lý, đẹp mắt lại là cả một nghệ thuật. Về cách bài trí ẩm thực Thanh Hóa cũng vô
cùng phong phú như bài trí ra bát, đĩa, đóng vào chai, lọ, bình, hũ, đến cả cách
đóng túi hay buộc theo cặp, theo tập... Nếu như các món ăn vùng đồng bằng Thanh
Hóa chủ yếu được trình bày trên đĩa, bát, thì người vùng núi xứ Thanh thường bày
cỗ trên lá chuối trong tất cả những bữa ăn cộng đồng.
Ẩm thực Thanh Hóa luôn được đánh giá cao về tính thẩm mỹ. Bởi thưởng thức
món ăn không chỉ là “khẩu thực” mà đó là sự kết hợp của ngũ giác: thị giác, khứu
giác, thính giác, vị giác cao n khi đạt đến “tâm thực”, tức thưởng thức món
ăn bằng tấm lòng, sự đồng cảm sâu sắc giữa người tạo ran ăn với người thưởng
thức.
Nhìn chung, các món ăn của người Thanh a được bày biện đơn giản không cầu
kỳ, nhưng vẫn tạo nên sự thanh nhã và phong phú đặc trưng riêng. Điều cốt yếu
trong việc trình bày món ăn đó là bố cục hài hòa. Bên cạnh đó, món ăn còn được
trang trí thêm với nhiều tạo hình mang tính nghệ thuật như hình bông hoa, ngôi
sao, con gà… cũng tạon sự truyền cảm mạnh mẽ. không ch làm phong phú
thêm bức tranh ẩm thực, mà còn mang ý nghĩa tâm linh thể hiện sự sinh động của
thế giới vạn vật.
Người Thanh Hóa còn khéo léo, tinh tế trong lựa chọn nguyên liệu để bài trí món
ăn cho phù hợp, không làm mất đi ơng vị vốn có, đó các loại rau thơm đi
kèm món gỏi, nộm...
Nhìn chung, để tạo nên tinh hoa giá trị n hóa ẩm thực cần phải chú ý đến các
vấn đề: nguyên liệu chế biến phải tươi, ngon, sạch; người chế biến phải cẩn thận,
tinh tế và chế biến với cái tâm cái tài của mình; người thưởng thức phải biết trân
trọng món ăn và phải biết ăn uống đúng cách, đúng kiểu, đúng thời điểm mới có
thể tận hưởng hương vị tuyệt vời của đồ ăn thức uống.
2.3.4 Ẩm thực xứ Thanh hài hòa, đa dạng trong thưởng thc
Trong văn hóa ẩm thực, để một món ăn ngon ngoài việc lựa chọn nguyên liệu
tinh tế, cách thức chế biến tài hoa, cách bài trí đẹp mắt, thì việc lựa chọn không
gian thưởng thức ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng món ăn.
Người Thanh Hóa mùa nào ăn thức đó. Cách thưởng thức món ăn được thể hiện ở
cách lựa chọn thực đơn để ăn chậmi, từ tốn, nhâm nhi bằng tất cả các giác quan.
Người thưởng thức không chỉ ăn để thỏa mãn nhu cầu vị giác mà còn phải biết
thưởng thức một cách tinh tế và thấu đáo.
Qua thực tế tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hầu hết các món ăn của người Thanh
Hóa được chế biến trong bữa cơm gia đình như: đầm sét, phi tiến cầu sài, hến
Giàng…; các món thưởng thức trong nhà hàng chủ yếu một số món đặc sản lâu
đời như: vịt Cổ Lũng, gỏi nhệch, thịt trâu gác bếp, dê ủ trấu, cá mè sông Mực, cá
lăng nấu măng chua… Ngoài ra một số món bánh chỉ được nấu vào các dịp lễ tết
như cháo canh (Vĩnh Lộc), bánh nhãn nhiều màu (Yên Định)…
Việc thưởng thức ẩm thực cũng vô cùng đa dạng, tinh tế, cầu kỳ thể hiện ở chỗ có
món dùng đũa, thìa, nhưng có món dùng tay trực tiếp gỡ (cá nướng, thịt gà luộc),
gói (nộm). Thưởng thức ẩm thực phải huy động tất cả các giác quan, vừa nhâm nhi
thưởng thức vừa trò chuyện, ngắm cảnh, mới thấy hết được cái thú của món ăn.
Nghệ thuật ẩm thực quả thật rất cầu kỳ, nhưng cũng vô cùng tế nhị và “ăn trông
nồi, ngồi tng hướng” cả một ngh thuật, tạo nên nét đặc trưng văn hóa ẩm thực
Việt Nam.
Tiếp cận ẩm thực xứ Thanh dưới góc nhìn văn hóa, có thể thấy ẩm thực vùng này
hết sức phong phú, đa dạng và cho dù có ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của các khu
vực khác thì vẫn đặc điểm riêng. Nét riêng ấy được tạon bởi truyền thống
của con người xứ Thanh trọng truyền thống, gia tộc, gia phong, gia đình, do đó
món ăn cũng mang đậm dấu ấn của quê hương bản quán. Đó sự kết hợp giữa hai
yếu tố: coi trọng sự nguyên của tự nhiên kết hợp với sự chế biến vừa không quá
cầu kỳ, luôn chú ý giữ gìn từ màu sắc đến hương vị.
2.4 Một số món ăn đặc trưng của tỉnh
2.4.1 Nem chua
Nhiều nơi trên đất nước ta không riêng xứ Thanh món nem chua. Tuy nhiên,
nem chua Thanh Hóa khác các nơi bởi sự đặc trưng, không lẫn được. Công đoạn
làm ra món nem chua quan trọng từ khâu chọn nguyên liệu, sơ chế đến lúc gói.
Thịt nạc là phần nạc ngon, lọc kỹ mỡ, bì lợn thái thành sợi nhỏ trộn đều cùng
thính, đường, bột ngọt, hạt tiêu bắc, muối. Nem chín, thơm ngon màu hồng dịu,
vị chua thanh, nhẹ nhàng. Khi ăn miếng nem cảm nhận thịtn men cộng vị chua
rôn rốt của tỏi, cái cay của ớt thái lát, đinh lăng hăng nhẹ. Nem gói hai ngày là
có thể ăn được, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh giúp bảo quản nem thêm 3, 4 ngày nữa.
Cách nhận biết nem đã đủ chín chưa còn dựa vào cảm quan bên ngoài là lớp lá
chuối gói nem chuyển dần từ màu xanh thẫm sang vàng vàng.
Hàng ngàn người thợ đã làm ra những chiếc nem chua nhỏ bé nhưng ấm áp tình
người. Nem chua mỗi vùng miền thuộc Thanh Hóa thay đổi ít nhiều nhưng về
cơ bản đều truyền tải được hồn của món ăn.
Nem chua món quà rất quý, thể hiện phong cách sắc thái xứ Thanh. Đi đâu
xa, mang biếu bạn mấy chục nem chua xâu lạt như gửi gắm vào đó bao nhiêu
tình cảm.
2.4.2 Chả m
Chả tôm - món ăn Thanh Hóa cũng rất nổi tiếng. Ch tôm, cũng được xếpo
những món ẩm thực đặc sắc của tỉnh Thanh Hóa.
Chả tôm làm chủ yếu từ nguyên liệu là tôm có thêm thịt cùng gia vị. Miếng chả
tôm được người thợ gói rất khéo, đều tăm tắp trên vỉ nướng. Màu đỏ hồng của
miếng chả cứ đậm dần lên trên lò than. Bàn tay tài hoa, khéo léo, giản dị, chân
thành của người chế biến, vị ngọt của tôm hòa lẫn cùng nước chấm, thêm đu đủ,
rốt thái nhỏ, rau sống bún. Không phổ biến như món nem chua, ch tôm đem lại
hình ảnh thân thương, gần gũi của con người thành phố và làm nên vẻ đẹp của
người và đất xứ Thanh.
2.4.3 Thịt trâu nấu lồm
Thịt trâu nấu với lồm món ăn đặc trưng của đồng bào người Mường, cũng
là món ngon không thể bỏ qua khi đến Thanh Hóa. Món ăn tuy đơn giản, nhưng
kết hợp hài hòa hai hương vị độc đáo đặc trưng vùng sơn cước nên mang tới cảm
nhậnng hương vị thật sự khó quên. Món ăn sự kết hợp giữa lồm thanh chua
xua tan mùi gây của thịt trâu, bỏ vào miệng chỉ thấy miếng thịt no lửa chím mềm
cùng vị dịu dàng quyến luyến của các gia vị.
2.4.4 Chim mía Thạch Tnh
Mật mía Thạch Thành là đặc sản mang hương vị tết cổ truyền của xứ Thanh. Đến
hẹn lại lên, cứ cận Tết Nguyên đán hàng chục nấu mật mía trên địa bàn huyện
Thạch Thành luôn đỏ lửa, để cho ra đờing trăm tấn mật mía - đặc sản mang đậm
hương vị quê hương. Chim mía là một món ăn đồng quê, sở dĩ thành món đặc sản
vì nó ngon và rẻ… bất ngờ. Cái thú của người ăn món này là được ngồi ngay giữa
cánh đồng mía, thưởng thức hương vị mía tươi thơm mát, cái nắng vàng ươm mời
mọc lúc thu về, với những chú chim mía nướng thơm phức, béo ngậy. Người ta chỉ
cần nướng qua những con chim mía tròn căng, rồi cho chúng vào chảo dầu, không
cần ướp bất cứ thứ gia vị nào. Khi chúng đã vàng ươm trên chảo, tỏa mùi thơm
khắp quán, chim được đặt trên chiếc đĩa sành dân dã, kèm một đĩa muối ớt, rau
thơm, thêm chai rượu trắng. Có cảm giác con chim mía béo ngậy, cắn vào đâu
cũng thấy thơm, thấy ngọt và có chút gì đó phảng phất như cánh đồng mía mùa
thu.
2.4.5 Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai Tứ Trụ là tên gọi của món bánh dẻo, mềm thơm có màu sẫm đen của lá
gai. Trên đôi quang gánh người thợ làm bánh đi xe buýt từ sáng sớm xuống thành
phố để cạnh vỉa hè, những chiếc bánh gai gói buộc gọn gàng bằng chiếc lạt nhuộm
hồng. Làng nghề ở Thọ Diên, Thọ Xuân vốn làm bánh gai và nhiều sản phẩm ẩm
thực uy tín.
Bánh có nhân đậu xanh, ngọt mà không hắc, thoảng hương đồng gió nội. Chiếc
bánh vẫn giữ trong mình những quen thuộc nhất của đồng bãi, ruộng ờn, bánh
sinh ra từ bàn tay tảo tần, khéo léo của bà của mẹ.
2.4.6 Chè lam phủ Quảng
Thành nhà Hồ là di tích lịch sử của Thanh Hóa. Địa chỉ văn hóa này thuộc huyện
Vĩnh Lộc, quê hương của món chè lam Phủ Quảng. Chè lam món quà bánh dân
giã có từ lâu đời. Khi ăn, mật mía hòa quyện cùng gạo nếp, lạc, gừng làm ấm lại
cảm xúc trong những ngày mưa giáp đông ở Vĩnh Lộc.
2.4.7 Bánh
Bánh lá được làm từ gạo tẻ xay nước bằng cối đá rồi tiếp tục cho nước bột gạo
trắng mịn đặc lại trên bếp lửa. Muốn nhân củanh ngon, cần thịt ba chỉ băm nhỏ
cùng mộc nhĩ, hành khô. Thời kỳ thiếu thốn, người dân còn dùng lạc giã nhỏ làm
nhân. Tuy nghe dễ dàng vậy nhưng kỳ thực, món bánh thực sự rất khó làm.
Bánh tẻ, bánh răng bừa cũng là tên của bánh lá. Có lẽ bánh răng bừa được gọi rộng
rãi hơn cả. thật đơn giản bánh hình của chiếc răng bừa. Người thợ rải đều bột
bánh trên chiếc chuối để nằm ngang, gấp gói bánh lại, cố định buộc bánh bằng
các sợi dây lạt. Mặc vậy, bây giờ Thanh Hóa, người ta không dùng dây lạt,
chỉ gói bánh bằng lá chuối tươi hơ mềm trên lửa. Ở Huế cũng có một loại bánh
tương tự mang tên bánh nậm nhưngnh vẫn một món ăn đặc trưng mang văn
hóa ẩm thực xứ Thanh.
2.4.8 Nước mắm
Với vị trí địa lý có nhiều huyện tiếp giáp với biển và nguồn thủy, hải sản dồi dào,
người dân Thanh Hóa sớm đã biết làm mắm. Đây cũng là vùng có nhiều những
thương hiệu nước mắt nổi tiếng Việt Nam. Nước mắm sản phẩm làm từ biển
ủ. Người dân Thanh Hóa coi nước mắm như món ẩm thực điển hình mang hơi thở
của biển quê hương. Mỗi khi nấu hay kho thịt bằng nước mắm cả phố, cả làng
được thưởng thức hương vị đặc trưng với cái mặn mòi của biển. Nước mắm đã trở
thành gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người Thanh Hóa nói riêng,
người Việt Nam nói chung.
2.5 Nhận xét chung
Thiên nhiên không ch tạo nên cho Thanh Hóa nhiều danh lam thắng cảnh, còn
ẩn chứa trong đó những sản vật làm quà tặng cho cuộc sống con người. Trước đây,
người Thanh Hóa chế biến món ăn rất đơn giản bởi các gia vị không phong phú
như bây giờ, chủ yếu là muối trắng, không có dầu mỡ. Nhưng ngày nay, các món
ăn đã trở nên ngon và đẹp mắt hơn. Nguyên liệu chế biến chủ yếu lấy từ tự nhiên,
giàu dinh dưỡng. Sông, suối, rừng là nơi cung cấp nguyên liệu với rất nhiều loại
như: Tôm, cua, cá, ốc, ếch, rau, măng, nấm... Đây là những đặc sản được nhiều
người ưa thích. Cách chế biến và hương vị của những món ăn này khác hẳn miền
xuôi.
Ẩm thực truyền thống miền núi xứ Thanh được xem là cách truyền tải hữu hiệu
nhất những nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đến với du khách muôn
phương. Nếu như việc lựa chọn, chế biến món ăn là sự sáng tạo, thì cách trình bày
cho hợp lý, đẹp mắt lại là cả một nghệ thuật. Ẩm thực Thanh Hóa luôn được đánh
giá cao về tính thẩm mỹ. Bởi thưởng thức món ăn không chỉ là “khẩu thực”,
còn là sự kết hợp của ngũ giác: Thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác và cao hơn
khi đạt đến “tâm thực”, tức thưởng thức món ăn bằng tấm lòng, sự đồng cảm sâu
sắc giữa người chế biến và người thưởng thức.
Được biết đến vùng đất địa đầu của miền Trung, tiếp cận ẩm thực xứ Thanh dưới
góc nhìn văn hóa, có thể thấy ẩm thực vùng đất này hết sức phong phú, đa dạng
cho dù có ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của các khu vực khác thì nó vẫn có đặc
điểm riêng. Nét riêng ấy được tạo nên bởi truyền thống của con người xứ Thanh
trọng truyền thống, gia tộc, gia phong, gia đình, do đó món ăn cũng mang đậm dấu
ấn của quê hương bản quán. Đó là sự kết hợp giữa hai yếu tố: Coi trọng sự nguyên
sơ của tự nhiên kết hợp với phong cách chế biến không quá cầu kỳ, luôn chú ý giữ
gìn từ màu sắc đến hương vị. Mùa nào thức nấy, người xứ Thanh đãi khách bằng
sản vật được thiên nhiên hoang sơ và hào phóng ban phát. Cho dù đi xa muôn
phương nhưng những người con xứ Thanh vẫn luôn nhớ và tự hào về phong vị xứ
Thanh.
2.5.1 Một số mặt tích cực
Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Bảo cho rằng, văn hóa ẩm thực có những vai trò
nhất định và góp phần làm tăng hiệu quả, tạo nên thành công cho hoạt động xúc
tiến, quảng bá hình ảnh du lịch, thu hút du khách đến với địa phương. Bởi văn hóa
ẩm thực được chắt lọc qua các món ăn, đồ uống đặc trưng và cách thức ăn uống
tiêu biểu. Đó là cơ hội cho khách du lịch được trải nghiệm những khía cạnh văn
hóa truyền thống. Ngoài những thông tin quảng du lịch được khách du lịch quan
tâm như: khách sạn, điểm du lịch, cảnh quan, điều kiện giao thông... thì yếu tố ẩm
thực không kém phần quan trọng. Nhiều khách du lịch rất quan tâm đến việc ăn
món gì ngon, địa điểm ăn uống nào phù hợp với hành trình du lịch. Thanh Hóa là
địa phương có đầy đủ điều kiện và khả năng để phát triển thương hiệu du lịch
thông qua ẩm thực, xuất phát từ những đặc điểm về địa lý, dân tộc... nên ẩm thực
của Thanh Hóa rất đa dạng, phong phú, tập hợp đầy đủ tinh hoa văn hóa ẩm thực
của các miền: miền biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Khám phá văn hóa ẩm
thực Thanh Hóa là tìm hiểu được một nét đẹp đặc trưng trong phong cách ăn uống
của người dân, bình dị, giản dị mà gần gũi, đơn sơ, không cầu kì mà nặng nghĩa
tình.
Món ăn Thanh Hóa về bản không cầu kỳ, cách chế biến, nấu nướng không phức
tạp, mất nhiều thời gian nhưng hương vị, hình thức, chất lượng thực sự thu hút vì
sự mộc mạc, giản dị, chân thực và gây được thiện cảm với nhiều người.
Bàn về ẩm thực xứ Thanh, lẽ phải cần một cuốn sách chuyên sâu lên đến hàng
nghìn trang mới truyền tải hết được sự đa dạng, phong phú, độc đáo và đặc sắc.
2.5.2 Một số bất cập nguyên nhân
Thanh Hóa đã và đang trên đà hội nhập và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực,
trong đó du lịch được xem là một thế mạnh về kinh tế. Tuy nhiên tài nguyên du
lịch còn hạn chế, đặc biệt là trong khu vực thành phố. Chính vì vậy, cần xây dựng
bổ sung thêm các tài nguyên và các sản phẩm du lịch nhằm tăng lượng khách về
với Thanh Hóa. Bên cạnh đó, một số tỉnh thành khác đã khá thành công trong việc
khai thác và quảng bá sản phẩm du lịch này thì ở Thanh Hóa, việc khai thác sản
phẩm ẩm thực hầu như vẫn đang mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ, chưa có tính
chuyên nghiệp. Chính vì vậy mà ẩm thực Thanh Hóa chưa thực sự đáp ứng được
nhu cầu của khách du lịch.
Hiện tại tỉnh Thanh Hóa chưa xây dựng được nhng tour du lịch đó ẩm thực
là điểm nhấn đặc trưng, hầu hết các món ăn đều được chế biến và sản xuất theo
quy nhỏ, hộ gia đình, tiêu thụ nhỏ lẻ, việc khai thác hải sản phụ thuộc trực tiếp
vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, mùa vụ. Nhận thức về việc y dựng ẩm thực
trở thành một sản phẩm du lịch còn hạn chế mới chỉ đơn thuần dừng lại là một
nét văn hóa tinh thần của người dân, chưa thực sự coi việc chế biến, trang trí, giới
thiệu về ẩm thực là một nghệ thuật nên chưa thực sự hấp dẫn, thu hút khách du
lịch.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm quảng văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh
a
3.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch ẩm thực của tỉnh
Như đã phân tích ở trên, tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực ở Thanh Hóa là rất
lớn vì tỉnh có những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc rất riêng. Tuy nhiên không vì thế
mà có thể phát triển du lịch tràn lan. Bởi như vậy có thể dẫn tới sự trùng lắp của
các sản phẩm du lịch . Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch còn để lại
nhiều tác động tiêu cực khác như sư ô nhiễm môi trường, sự xuống cấp của các giá
trị văn hóa-lịch sử…Vì vậy, phải có sự quy hoạch tổng thể và chi tiết để có thể
phát triển lâu dài du lịch ẩm thực. Trước hết, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan
quản lí về du lịch, chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa, các chuyên gia về ẩm
thực và các đơn vị kinh doanh lĩnh vực chế biến và cung cấp đồ ăn, thức uống
trong việc rà soát, kiểm tra, đánh giá các yếu tố, điều kiện cho sự phát triển của du
lịch ẩm thực Thanh Hóa nói riêng và ẩm thực Việt Nam nói chung. Trên cơ sở
những đánh giá đó, quy hoạch thành những vùng, điểm du lịch ẩm thực mang đặc
trưng riêng nhưng vẫn đảm bảo hài hòa trong bức tranh tổng thể của du lịch Việt
Nam.
3.2. Giải pháp về tuyên truyền cho người dân địa pơng
Cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân , các đơn
vị kinh doanh cũng như chính quyền địa phương về giá trị văn hóa ẩm thực của
dân tộc và lợi ích của việc phát triển của du lịch ẩm thực, giúp họ nhận thức được
vai trò, ý nghĩa của bản thân trong phát triển văn hóa ẩm thực và du lịch địa
phương mình. Đồng thời, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tổ chức
các hoạt động du lịch gắn liền với văn hóa ẩm thực địa phương để có thể phát huy
một cách tốt nhất những giá trị bản địa, mang lại những nét đặc sắc riêng cho từng
điểm đến du lịch. Hình thức tuyên truyền có thể thông qua các phương tiện truyền
thông, qua các lớp bồi dưỡng tập trung hoặc tổ chức các chuyến tham quan, học
hỏi những mô hình hay…Tùy theo từng đối tượng để lựa chọn hình thức tuyên
truyền cho phù hợp.
3.3 Giải pháp về sở vật cht
Trong việc đầu vào phát triển các sở kinh doanh ăn uống các làng nghề ẩm
thực, khu phố ẩm thực… Nhà nước nên có sự khuyến khích các cơ sở kinh doanh
tận dụng môi trường, không gian văn hóa tự nhiên của địa phương để khách hàng
có thể thưởng thức các món ăn, đồ uống trong chính không gian tự nhiên, theo
đúng lối ăn truyền thống của địa phương. Qua đó, giúp du khách có thể cảm nhận
được hết hương vị cũng như cái hồn của món ăn, đồ uống. Với việc kết hợp với các
yếu tố văn hóa như vậy sẽ làm tăng thêm giá trị cho các cơ sở kinh doanh tại tỉnh
y.
3.4 Giải pháp về xúc tiến quảng
- Xây dựng các sản phẩm du lịch ẩm thực gắn với các điểm đến: cụ thể nhằm tạo ra
các trải nghiệm phong phú và khó quên cho du khách như các tour du lịch ẩm thực
(food tour), kết hợp các chương trình du lịch nông nghiệp, nông thôn với khám p
đặc sản ẩm thực của địa phương, xây dựng các khu ẩm thực đường phố hoặc chợ
ẩm thực đêm tại các điểm đến du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành hợp
tác với các nhà hàng, các nghệ nhân ẩm thực xây dựng các chương trình dạy nấu
ăn cho khách du lịch, hướng dẫn khách từ việc đi chợ lựa chọn nguyên liệu đến
cách chế biến món ăn nhằm làm phong phú trải nghiệm của khách về nghệ thuật
ẩm thực của Việt Nam, dần hình thành định vị thương hiệu sản phẩm du lịch ẩm
thực của Việt Nam ra thế giới.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch ẩm thực để quảng bá du lịch ẩm thực và sử
dụng hình ảnh ẩm thực để quảng chung cho du lịch Việt Nam: Trên sở định
vị được các sản phẩm ẩm thực đặc trưng để phát triển quảng bá, hoạt động xây
dựng cơ sở dữ liệu có thể triển khai bằng việc các hình ảnh chất lượng cao, các
video clip giới thiệu các món ăn,c chương trình trải nghiệm thực tế về ẩm thực
để phát trên truyền hình, các sản phẩm phục vụ cho hoạt động quảng bá khác như
sách ảnh, tập gấp cả bản in và bản điện tử; các thông tin, tư liệu, công thức chế
biến món ăn, hướng dẫn về trải nghiệm văn hóa ẩm thực Việt Nam.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực và sử dụng ẩm thực để
quảng cho du lịch Việt Nam. Một số kênh truyền thông, xúc tiến, quảng phù
hợp, có thể được triển khai một cách có hiệu quả như:
Thường xuyên tham gia vào các Lễ hội ẩm thực trong nước tại các vùng,
miền gắn với các sự kiện xúc tiến và quảng bá du lịch hoặc lễ hội ẩm thực
Việt Nam ở nước ngoài. Đây là cơ hội để Việt Nam nói chung và các tỉnh
Thanh Hóa nói riêng giới thiệu, quảng bá các món ăn, các đặc sản ẩm thực
của vùng miền đến khách du lịch cũng như tạo thêm các sản phẩm, điểm hấp
dẫn cho du lịch ẩm thực.
Quảng tại các hội chợ, sự kiện chuyên ngành về du lịch cả trong nước
quốc tế. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã tham gia nhiều hội chợ
du lịch quốc tế cũng như tổ chức nhiều chương trình giới thiệu du lịch Việt
Nam ở nước ngoài như các Hội chợ Japan Tourism Expo tại Nhật Bản,
WTM tại Anh, ITB tại Đức, Kotfa tại Hàn Quốc, Travex luân phiên tại các
nước Asean… Tại các sự kiện này, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý
điểm đến có thể vừa quảng bá vừa bán trực tiếp các sản phẩm du lịch ẩm
thực, giới thiệu sự hấp dẫn của ẩm thực Việt Nam qua các video clip, các ấn
phẩm điện tử hoặc ấn phẩm in về ẩm thực. Thực tế cho thấy, hoạt động
quảng du lịch ẩm thực thường hấp dẫn hơn nhiều nếu khách tham quan
được trực tiếp trải nghiệm và nếm thử các món ăn tại sự kiện.
Đẩy mạnh quảng bá văn hóa ẩm thực và du lịch ẩm thực trên các kênh
truyền hình trong nước và quốc tế. Đến nay, các chương trình truyền hình
trong ớc thường giới thiệu ẩm thực qua các chương trình văn hóa ẩm thực
hoặc các chương trình dạy nấu ăn trên truyền hình, chưa thực sự có sự gắn
kết với du lịch hoặc truyền thông ẩm thực như một sản phẩm du lịch cần trải
nghiệm.
Tăng cường quảng bá và truyền thông ẩm thực và du lịch ẩm thực địa
phương trên các website mạng hội phổ biến như Facebook, Instagram,
Youtube… Đây là các kênh truyền thông có mức độ lan tỏa cao, mang lại
hiệu quả tích cực trong thời gian ngắn, đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid
19 đang chưa được kiểm soát như hiện nay. Các chiến dịch quảng bá cần
được xây dựng với các nội dung và mục tiêu cụ thể, có sự phối hợp với các
những người nổi tiếng, người ảnh hưởng đối với việc quảng du lịch
ẩm thực như các nghệ nhân ẩm thực, các đầu bếp thế giới, các nghệ sĩ, hoặc
đại sứ du lịch tại các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.
Tại mỗi vùng du lịch nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, chính quyền địa
phương cần chính sách phát triển ràng đối với du lịch ẩm thực, cần đẩy mạnh
khuyến khích đầu tư, lựa chọn và phê duyệt những dự án gắn liền với bản sắc văn
hóa ẩm thực địa phương, có tính kết nối với nhiều sản phẩm du lịch trong vùng,
đảm bảo tính khả thi cao và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Để quản lý tốt
được việc v sinh an toàn thực phẩm tại các sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực, cần
có một cơ chế pháp lý chặt chẽ, đủ tính răn đe để nâng cao ý thức của người kinh
doanh. Cùng với đó một đội ngũ nhân lực thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh an
toàn thực phẩm một cách thường xuyên, liên tục, kết hợp nhằm phát hiện sớm
những biểu hiện mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm kinh doanh để các
biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời.
KẾT LUẬN
Ẩm thực là chiếc gương soi chân thực cho nền văn hóa của mỗi quốc gia, cũng là
một cách để mỗi đất nước quảng nền n hóa của họ. Mỗi nền n hóa ẩm thực
của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó,
là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được một nền văn hóa phát triển rực
rỡ, có sát cánh với nền ẩm thực đa dạng, phong phú, muôn hình, muôn vẻ của thế
giới đang phát triển từng ngày.
Văn hóa trong đó có ẩm thực là phần thiết yếu không thiếu được trong đời sống.
Cách ăn uống, cách làm ra món ăn cho ta nhận biệt được phong tục tập quán, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân nhân. Và văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa -
một trong 54 nét ẩm thực rất riêng, rất đẹp của Việt Nam đã góp phần giúp đất
nước khẳng định được vẻ đẹp và cả vị trí nền văn hóa mình trên toàn thế giới.
Tiếp cận ẩm thực xứ Thanh dưới góc nhìn văn hóa, có thể thấy ẩm thực vùng này
hết sức phong phú, đa dạng và cho dù có ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của các khu
vực khác thì nó vẫn có đặc điểm riêng. Món ăn nơi đây mang đậm dấu ấn của quê
hương bản quán, là sự kết hợp giữa hai yếu tố: coi trọng sự nguyên sơ của tự nhiên
kết hợp với sự chế biến vừa không quá cầu kỳ, luôn chú ý giữ gìn từ màu sắc đến
hương vị. Những nét văn hóa của ẩm thực Thanh Hóa cũng nói lên phần nào đấy
nét đẹp đời thường, giản dị, gần gũi trong phong cách ăn uống, sinh hoạt của người
dân. Nét riêng ấy được tạo nên bởi truyền thống của con người xứ Thanh trọng
truyền thống, gia tộc.
Bài viết về văn hóa ẩm thực Thanh Hóa một cách để đề cao, ngưỡng mộ, để yêu
và để góp phần làm đẹp thêm các giá trị văn hóa của mảnh đất giàu truyền thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Quốc Vượng. Văn hóa Việt Nam Tìm tòi suy ngẫm, NXB Văn hóa dân
tộc. Tạp chí văn hóa nghệ thuật. Hà Nội, 2000
Phan Ngọc. Văn hóa Việt Nam cách tiếp cận mới. NXB Văn hóa thông tin. Hà
Nội, 1994
Trần Ngọc Thêm. Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.
NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 2015
Trần Văn Giàu. Giá tr tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. NXB CTQG.
Hà Nội, 2011
Trần Ngọc Thêm. sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo Dục. Nội, 1999
Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa http://thanhhoa.gov.vn/
Trang thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Thanh Hóa
http://svhttdl.thanhhoa.gov.vn/
Trang báo điện tử https://baothanhhoa.vn/
PHỤ LỤC
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa
Nem chua Thanh Hóa
Bánh gai Tứ Tr
Chả tôm
Chè lam phủ Quảng
Bánh (Bánh ng Bừa)
Thịt trâu nấulồm
Chim mía Thạch Thành
Nước mắm Bang (Tĩnh Gia, Thanh Hoá)
| 1/45

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BỘ MÔN DU LỊCH ---o0o---
TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
Đề tài: Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Cẩm Phượng Nhóm thực hiện : HÀ NỘI – 2021 MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa ẩm thực ............................................................................................... 4 1.1.
Khái niệm về Văn hóa ẩm thực ...................................................................................................... 4
1.1.1 Văn hóa ........................................................................................................................................ 4
1.1.2 Ẩm thực ........................................................................................................................................ 5
1.1.3 Văn hóa ẩm thực ........................................................................................................................... 6
1.2 Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực ..................................................................................... 7
1.2.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................................ 7 1.2.2
Điều kiện xã hội .................................................................................................................... 8
1.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực ...................................................................................................... 11
1.3.1 Tính cộng đồng ........................................................................................................................... 11
1.3.2 Tính hòa đồng ............................................................................................................................. 12
1.3.3 Tính tận dụng .............................................................................................................................. 12
1.3.4 Tính thích ứng ............................................................................................................................ 13
Chương 2: Thực trạng văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa ............................................................................ 14
2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................. 14 2.2
Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa ................................................... 15 2.2.2
Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................... 15 2.2.2
Điều kiện xã hội .................................................................................................................. 19
2.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh ............................................................................................... 21
2.3.2 Ẩm thực xứ Thanh phong phú trong cách lựa chọn nguyên vật liệu .......................................... 21
2.3.3 Ẩm thực xứ Thanh tinh tế trong chế biến ................................................................................... 22
2.3.4 Ẩm thực xứ Thanh độc đáo trong trình bày ................................................................................ 24
2.3.5 Ẩm thực xứ Thanh hài hòa, đa dạng trong thưởng thức ............................................................. 25
2.4 Một số món ăn đặc trưng của tỉnh ..................................................................................................... 26
2.4.2 Nem chua .................................................................................................................................... 26
2.4.3 Chả tôm ...................................................................................................................................... 27
2.4.4 Thịt trâu nấu lá lồm .................................................................................................................... 27
2.4.5 Chim mía Thạch Thành .............................................................................................................. 27
2.4.6 Bánh gai Tứ Trụ ......................................................................................................................... 28
2.4.7 Chè lam phủ Quảng .................................................................................................................... 28
2.4.8 Bánh lá........................................................................................................................................ 28
2.4.9 Nước mắm .................................................................................................................................. 29
2.5 Nhận xét chung .................................................................................................................................. 29
2.5.2 Một số mặt tích cực ................................................................................................................... 30
2.5.3 Một số bất cập và nguyên nhân .................................................................................................. 31
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa ........................................ 32
3.1. Giải pháp về quy hoạch và phát triển du lịch ẩm thực của tỉnh ........................................................ 32
3.2. Giải pháp về tuyên truyền cho người dân địa phương ...................................................................... 33
3.3 Giải pháp về cơ sở vật chất ................................................................................................................ 33
3.4 Giải pháp về xúc tiến quảng bá ......................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 37
PHỤ LỤC .................................................................................................................................................... 38
LỜI MỞ ĐẦU
“Ẩm thực” chính là ăn uống. Từ ngàn đời xưa, khi con người vừa xuất hiện trên
Trái đất thì thức ăn đã có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống và phát
triển về cả thể chất lẫn tinh thần của con người. Trải qua thời gian hình thành, thay
đổi, giờ đây, khi nhu cầu của cuộc sống tăng lên, thị hiếu ẩm thực con người vì thế
cũng được nâng cao. Dù ở nơi đâu, ẩm thực cũng chứng tỏ được sức hút và tầm
ảnh hưởng mạnh mẽ của mình. Ẩm thực ở mỗi quốc gia khác nhau mang một nét
văn hóa khác nhau, thu hút khách du lịch và đóng góp một phần không nhỏ cho
tăng trưởng kinh tế. Và trong văn hóa Việt Nam, ẩm thực còn đặc biệt hơn vì nó là
cả một nghệ thuật. Nó không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người mà
còn có mối quan hệ mật thiết đến lối sống, truyền thống dân tộc, được thể hiện rất
rõ qua những dụng cụ được dùng trong bữa ăn, cách ứng xử với mọi người trong
khi ăn. Việc ăn uống còn minh chứng cho lịch sử và sự hình thành của nền văn hoá
Việt Nam. Các món ăn qua từng giai đoạn nói lên được cuộc sống, con người của
giai đoạn đó và của vùng đất – nơi đã sản sinh ra mỗi món ăn. Văn hóa ẩm thực
Việt Nam chịu ảnh hưởng về phong tục, tập quán, thói quen, địa lý, điều kiện khí
hậu và đặc biệt là quan niệm của con người. Chạy dọc theo đất nước hình chữ S từ
Bắc đến Nam với 63 tỉnh thành và 54 dân tộc anh em, Việt Nam được đánh giá là
quốc gia có nền văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng, độc đáo, hoang dã nhưng lại
vô cùng tinh tế không thua kém các nước trên thế giới. Và với Thanh Hóa - tỉnh
thành nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, là nơi chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền
Trung Việt Nam thì văn hóa ẩm thực lại mang một nét đẹp rất riêng, có sự kết hợp
của cả những đặc trưng miền Bắc và miền Trung. Phong cách chế biến, ăn uống
của người dân nơi đây giản dị, mộc mạc, gần gũi, đơn sơ, không cầu kì mà hương
vị vẫn khiến người ta nhớ mãi, cũng giống như phong cách sống bình dị mà nặng
nghĩa tình của những người con miền Trung vậy…
Chương 1: sở luận về văn hóa ẩm thực 1.1.
Khái niệm về Văn hóa ẩm thực 1.1.1 Văn hóa
Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và
phức tạp. Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người,
nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể
hiểu văn hóa như một trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong
lý lịch công chức của mình.
Khi nói về vấn đề văn hóa, ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều quan điểm
khác nhau định nghĩa về văn hóa. Nhưng tựu chung lại có thể cho rằng, văn hóa là
tất cả những gì không phải là tự nhiên mà văn hóa là do con người sáng tạo ra,
thông qua các hoạt động của chính mình.
Theo quan niệm của UNESCO (Ủy ban giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp
quốc) có nêu: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí
tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã
hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ
bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng.”
Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa gồm hai mảng chính: Văn hóa vật chất (hay văn
hóa vật thể), và văn hóa tinh thần (hay văn hóa phi vật thể). Trong quá trình hoạt
động sống, con người đã tạo nên nền văn hóa vật chất, thông qua quá trình tác
động của họ trực tiếp vào tự nhiên, mang lại tính vật chất thuần túy, như việc con
người biết chế tạo công cụ lao động, chế tạo ra nguyên vật liệu, biết xây dựng nhà
ở, cầu đường giao thông, đền đài, thành quách, đình chùa, miếu mạo… Còn nền
văn hóa tinh thần được con người sáng tạo nên thông qua hoạt động sống như giao
tiếp, ứng xử bằng tư duy, bằng các quan niệm hay những cách ứng xử với môi
trường tự nhiên và xã hội như: các triết lý (hay quan niệm) về vũ trụ, văn hóa, lịch
sử, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ hội và các hoạt động văn hóa khác
vô cùng phong phú, sinh động.
1.1.2 Ẩm thực
Theo từ điển tiếng Việt, “ẩm thực” chính là “ăn và uống”, hay chính là một hệ
thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc,
nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể. Nó
thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món ăn chủ yếu
chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương
mại, buôn bán trao đổi. Ăn và uống là nhu cầu chung của nhân loại, không phân
biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến…; nhưng mỗi cộng đồng dân tộc do sự
khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh thái, tín ngưỡng, truyền thống lịch
sử… nên đã có những thức ăn, đồ uống khác nhau, những quan niệm về văn uống
khác nhau… từ đó dần dần hình thành những tập quán, phong tục về ăn uống khác nhau.
Buổi đầu, sự khác biệt này chưa diễn ra, vì lúc đó, để giải quyết nhu cầu ăn, con
người hoàn toàn dựa vào những cái có sẵn trong thiên nhiên nhặt, hái, lượm được.
Đó là con người ở trong giai đoạn “sẵn ăn”, “ăn tươi nuốt sống”. Tuy nhiên đó là
bước đường tất yếu loài người phải trải qua để đi tới chỗ “ăn ngon hơn, hợp vệ
sinh hơn, có văn hóa hơn” sau khi phát hiện ra lửa và duy trì được lửa. Từ đây, một
tập quán ăn uống mới đã dần dần hình thành, có tác dụng rất to lớn đến đời sống
của con người. Cùng với sự gia tăng dân số, mở rộng khu vực cư trú và những tiến
bộ trong hoạt động kinh tế, từ giai đoạn ăn sẵn, tước đoạt của thiên nhiên tiến đến
giai đoạn trồng trọt thuần dưỡng chăn nuôi, việc ăn uống của con người đã chịu
nhiều sự chi phối của hoàn cảnh môi trường sinh thái, phương thức kiếm sống.
1.1.3 Văn hóa ẩm thực
Từ cách hiểu văn hóa và ẩm thực như trên, khi xem xét văn hóa ẩm thực phải xem
xét ở hai góc độ: Văn hóa vật chất (các món ăn ẩm thực) và văn hóa tinh thần (là
cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý
nghĩa, biểu tượng, tâm linh… của các món ăn đó). Như TS. Trần Ngọc Thêm đã
từng nói: “Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên của con người”.
Khái niệm văn hóa ẩm thực là một khái niệm khá phức tạp và mới mẻ. Chúng ta có
thể hiểu văn hóa ẩm thực như sau: Văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị
ăn uống của con người; những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục
kiêng kỵ trong ăn uống; những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá
trị nghệ thuật, thẩm mỹ trong các món ăn; cách thức thưởng thức món ăn…
Mỗi một cộng đồng cư dân khác nhau đều có cách ăn, cách uống và các món ăn
uống khác nhau, nó phản ánh kinh tế, xã hội của tộc người đó.
Nói như vậy thì từ xa xưa, người Việt Nam đã chú ý tới văn hóa ẩm thực. “Ăn
trông nồi, ngồi trông hướng” đâu chỉ là vật chất mà còn là ứng xử với gia đình - xã
hội. Con người không chỉ biết “Ăn no mặc ấm” mà còn biết “Ăn ngon mặc đẹp”.
Trong ba cái thú “Ăn - Chơi - Mặc” thì cái ăn được đặt lên hàng đầu. Ăn trở thành
một nét văn hóa, và từ lâu người Việt Nam đã biết giữ gìn những nét văn hóa ẩm
thực của dân tộc mình,
1.2 Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí, địa
Vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu của các món ăn.
- Ở vị trí tập trung nhiều đầu mối giao thông thuận tiện như: đường thuỷ, đường
sông, đường bộ, đường không… khẩu vị ăn uống sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn do
nguồn nguyên liệu sử dụng chế biến dồi dào, phong phú, các món ăn đa dạng, khẩu
vị mang sắc thái nhiều vùng khác nhau.
- Đặc điểm địa lý cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng nguyên liệu chế biến và kết cấu bữa ăn:
• Đất nước có những dòng sông dồi dào phù sa màu mỡ với nền văn minh lúa
nước thì nền ẩm thực không thể vắng bóng những món ăn làm từ gạo hay
các loại nông sản như ngô, khoai.
• Đất nước có vùng biển thì đặc sản lại là các loại hải sản tươi ngon.
• Đất nước gập ghềnh đồi núi với khí hậu ôn hòa thì lại là địa điểm lý tưởng
để chăn nuôi gia súc, trồng các loại rau xanh hay cây ăn quả. b. Khí hậu
Khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn:
- Vùng khí hậu có nhiệt độ càng thấp thì món ăn sẽ có chút cay the hoặc gia vị nêm
nếm có tính nóng hơn vì như vậy sẽ tạo cảm giác ấm áp hơn trong ngày lạnh giá.
Món ăn sử dụng càng nhiều thực phẩm động vật, giàu chất béo, phương pháp chế
biến phổ biến là quay, nướng hầm, các món ăn đặc, nóng, ít nước và ăn nhiều bánh.
- Vùng khí hậu nóng thì món ăn thường được chế biến từ các nguyên liệu có nguồn
gốc từ thực vật vì kết hợp với rau xanh, trái cây giúp món ăn thêm thanh mát hơn.
Tỷ lệ thịt chất béo trong món ăn cũng ít hơn và phương pháp chế biến phổ biến là
xào, luộc, nhúng, trần, nấu... Các món ăn thường nhiều nước, có mùi vị mạnh.
1.2.2 Điều kiện hội a. Lịch sử
Lịch sử của mỗi quốc gia có gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia
đó. Tình cảm và nguyện vọng của người làm ra nó được gửi vào mỗi món ăn. Điều
đó tạo nên giá trị và bản sắc riêng, đặc sắc, thuần túy và thấm đẫm tinh hoa của
nền văn hóa mang đến cho mỗi đất nước. Sự ảnh hưởng của lịch sử thể hiện qua
một số điểm có tính quy luật sau:
- Bề dày lịch sử của dân tộc càng lớn thì các món ăn càng mang tính cổ truyền, độc
đáo truyền thống riêng đặc biệt của dân tộc.
- Trong lịch sử, dân tộc nào mạnh, hùng cường thì món ăn phong phú, chế biến cầu
kỳ pha chất huyền bí nhưng lại có tính bảo thủ cao.
- Chính sách cai trị của nhà nước trong lịch sử: Càng bảo thủ thì tập quán và khẩu
vị ăn uống càng ít bị lai tạp. b. Kinh tế
- Những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì các món ăn phong phú, đa dạng,
được chế biến và hoàn thiện cầu kỳ hơn, ngon hơn và có tính khoa học hơn. Ngược
lại những quốc gia hay vùng dân cư có nền kinh tế kém phát triển thì các món ăn
đa phần bị bó hẹp trong nguồn nguyên liệu tại chỗ nên khẩu vị ăn uống của họ đơn
giản, các món ăn ít phong phú và thể hiện đậm nét dân dã.
- Những người có thu nhập cao đòi hỏi món ăn ngon, đa dạng phong phú, phải
được chế biến và phục vụ cầu kỳ, cẩn thận, đạt trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao,
ngoài ra phải đạt các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và chế độ dinh dưỡng. Đồng
thời họ cũng là người luôn hiếu kỳ với những nền văn hoá ăn uống mới.
- Những người có thu nhập thấp là những người coi ăn uống để cung cấp năng
lượng, các chất dinh dưỡng để sống, làm việc nên họ chỉ đòi hỏi ăn no, đủ chất và
trong trường hợp đặc biệt mới đòi hỏi ăn ngon và khẩu vị của họ bị bó hẹp mang tính bảo thủ.
- Những người hay đi du lịch: Bản chất của họ là những người ham tìm hiểu, ưa
mạo hiểm. Về cơ bản nhóm người này giống với nhóm người có thu nhập cao, họ
lại là những người rất cởi mở và rất thích thú đón nhận và thưởng thức những nền văn hoá ăn uống mới. c. Tôn giáo
Đây là yếu tố khá quan trọng, có những tôn giáo có những quy định ảnh hưởng đến
tập quán và khẩu vị ăn uống của cả quốc gia.
- Tôn giáo sử dụng thức ăn làm vật thờ cúng thì ảnh hưởng nhiều đến tập quán và khẩu vị ăn uống.
- Tôn giáo càng nghiêm ngặt thì ảnh hưởng càng nhiều và nếu tôn giáo đã lại dùng
thức ăn làm vật thờ cúng thì trong ăn uống càng có nhiều điều cấm kị, từ đã tạo ra
tính đặc biệt riêng của tôn giáo và những tín đồ theo đạo đó.
- Tôn giáo càng mạnh thì phạm vi ảnh hưởng càng lớn và sâu sắc. Đạo hồi có
khoảng 900 triệu tín đồ, trên thế giới có nhiều quốc gia coi đạo hồi là quốc đạo và
họ hoàn toàn cấm dân chúng mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc những thứ
gây kích thích, gây nghiện khác.
d. Văn hóa ẩm thực ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại lai
Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá
cho nền ẩm thực của một quốc gia. Như đã nói, ẩm thực mỗi nước đều có nét đặc
trưng riêng và nhờ vậy mà thu hút sự quan tâm của mọi người trên thế giới. Yếu tố
ngoại lai có thể là: do những cuộc chiến tranh trong lịch sử, do sự gần gũi về mặt
địa lí cho phép người dân hai nước được thường xuyên gặp gỡ và thẩm thấu những
nét đặc trưng của nền ẩm thực nước đó. Hay là trong nhiều năm trở lại đây, thế giới
mở cửa, việc giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các nước trở nên dễ dàng hơn. Và
đương nhiên, nền ẩm thực cũng có cơ hội vươn ra thế giới. Cũng chính vì điều này,
ẩm thực nước nhà có dịp kế thừa tinh hoa ẩm thực từ bên ngoài. Có thể là cách chế
biến, là gia vị mới, công thức mới. Tiếp thu là tốt nhưng mỗi quốc gia vẫn giữ
được bản sắc văn hóa ẩm thực riêng của mình.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Về địa lí, Việt Nam chia ra
thành ba miền Bắc, Trung, Nam. Các đặc điểm về khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng,
điều kiện kinh tế, xã hội... đã tạo ra những đặc điểm riêng của các món ăn theo
từng vùng - miền, nhưng điều này lại góp phần làm cho các món ăn Việt Nam
phong phú, đa dạng. Các món ăn Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách
phối trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Trong cách chế biến,
các gia vị đặc trưng được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường
thuận theo nguyên lý "âm dương phối hợp”, cộng thêm sự hài hòa về màu sắc và
mùi vị từ khâu chọn thực phẩm, phối hợp nguyên liệu, gia vị cùng việc sử dụng các
phương pháp chế biến để đem lại sức khỏe cho con người.
1.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực
1.3.1 Tính cộng đồng
“Tính cộng đồng” hiểu theo nghĩa rộng thông thường tiếng Việt, đó là ý thức và
tình cảm gắn bó người tộc Việt với nhau (tức là tính cộng đồng dân tộc Việt), là hệ
thống tư tưởng yêu nước. Theo nghĩa hẹp của bộ môn Nhân học văn hóa, tính cộng
đồng chỉ sự gắn bó với từng nhóm trong cộng đồng dân tộc lớn… (gia đình, thân
tộc, tôn giáo…), gần như tính tập thể. Trong ẩm thực Việt Nam, tính cộng đồng thể
hiện rất rõ thông qua việc bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm
chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy. Người Việt Nam cùng múc
một bát canh, cùng gắp món ăn từ đĩa, cùng chung một nồi cơm. Người Việt còn có
lễ phép theo tinh thần tôn kính và nhường nhịn trong khi ăn, được thể hiện qua câu
tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Tính chất cộng đồng cũng thấy trong
cách dùng bát, đũa, nồi và mâm ăn chung vì khi đó, các thành viên của bữa ăn liên
quan mật thiết với nhau, phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Trong lúc ăn uống, người
Việt Nam rất thích chuyện trò. Đây cũng là một biểu hiện của tính cộng đồng. Tính
cộng đồng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam khác hẳn phương Tây - nơi mọi người
hoàn toàn độc lập với nhau, ai có suất người ấy và tránh nói chuyện trong bữa ăn.
1.3.2 Tính hòa đồng
Hòa đồng được hiểu đơn giản đó chính là sự cởi mở thân thiện đối với mọi người
xung quanh, không hề có sự phân biệt đẳng cấp tạo nên sự xa cách lẫn nhau, tất cả
mọi người đều bình đẳng và cùng nhau thực hiện những công việc vì mục tiêu
chung đã được đề ra. Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, tính hòa đồng là một đặc
trưng, một nét đẹp xứng đáng là một phần hồn cốt dân tộc cần được lưu giữ và
phát huy mãi mãi. Sự hòa đồng ấy được thể hiện trong chính những món ăn hàng
ngày của người Việt: Các món ăn có đầy đủ các vị chua, cay, đắng, bùi, mặn,
ngọt… nhưng kết hợp tất cả lại tạo ra một vị đậm đà, hấp dẫn, khó quên. Tính hòa
đồng trong ẩm thực của người Việt được thể hiện rõ nét qua việc người Việt dễ
dàng tiếp thu, du nhập văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác như: Hàn, Nhật,
Trung Hoa, các nước châu Âu… để có thêm những món ăn mới, cách chế biến mới
hoặc biến tấu thành những món ăn thuần Việt. Đây cũng là đặc trưng nổi bật của
ẩm thực nước ta từ Bắc chí Nam.
1.3.3 Tính tận dụng
Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn, đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên.
Và trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, người Việt cũng sử dụng đến hết mọi khả
năng có được, không bỏ phí bất kì một thứ gì mà tự nhiên đã ban cho. Ví dụ như
những thức ăn mà người ngoại quốc vứt bỏ như mề gà, chân gà, tim gan gà, lòng
lợn, lòng chó... đều được người Việt tận dụng rồi chế biến thành những món ăn bất
hủ. Ðặc biệt xương được ta chế biến thành những bát canh, nước lèo, hay đồ nhắm
rất ngon ngọt. Ðặc tính tận dụng này cũng thấy nơi việc người Việt tận dụng mọi
thức ăn, mọi loại rau cỏ mà Trời cho. Rau muống (người Tàu gần đây mới ăn), rau
dền, rau lang, mướp đắng, rau dại... không có loại gì mà người Việt bỏ qua. Hay
khi làm thịt một con heo, trừ lông và chất dơ, tất cả mọi bộ phận, cả máu (tiết) đều
được tận dụng. Nhờ vào tính chất linh động mà họ có thể chế biến mọi thức, mọi
loại hợp với khẩu vị, và tạo lên một món ăn, món nhắm thuần túy. Không chỉ có
vậy, người Việt còn có thói quen ăn “mùa nào thức nấy”. Xứ nóng phù hợp cho
việc phát triển mạnh các loài thực vật và thủy sản; xứ lạnh thì phù hợp cho việc
phát triển chăn nuôi các loài động vật với lượng mỡ cao. Như vậy là tự thân thiên
nhiên đã có sự cân bằng rồi. Do vậy, ăn theo mùa chính là đã tận dụng tối đa môi
trường tự nhiên để phục vụ con người, là hòa mình vào tự nhiên, tạo nên sự cân
bằng biện chứng giữa con người với môi trường. Người xưa gọi ăn thức ăn đúng
theo mùa là”thời trân”. Ăn theo mùa như vậy sẽ đảm bảo được sản vật luôn đúng
thời điểm ngon nhất, nhiều nhất, rẻ nhất và tươi sống nhất.
1.3.4 Tính thích ứng
Ngoài ra nguyên lý tận dụng, văn hóa ẩm thực của người Việt còn bao gồm nguyên
lý thích ứng, tức biến đổi trong nghệ thuật ăn uống. Ăn theo mùa cũng là một biểu
hiện của tính thích ứng của người Việt do người Việt, tự bản tính, và do địa lý cũng
như hoàn cảnh, để có thể sinh tồn, bắt buộc phải có óc thực dụng, và nhạy cảm
thích ứng với hoàn cảnh. Đây là một trong những những đặc tính chung thường
thấy nơi người Việt, đặc biệt người Kinh. Đặc tính này đều phản ánh trong các món
ăn, cách nấu nướng Việt. Nguyên lý thích ứng biến động có thể thấy trong bất cứ
món ăn gọi là đặc sản của cả 3 miền Bắc Trung Nam.
Chương 2: Thực trạng văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa
2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều
phương diện..... Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ
trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một
phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo. Vào sơ kỳ
thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, Núi Quan
Yên, Núi Nuông đã khẳng định Thanh Hóa là nơi sinh sống của người nguyên
thuỷ, đặc biệt hang Con Mong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục
của con người từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới.
Ẩm thực là nội dung quan trọng góp phần không nhỏ vào việc làm nên đời sống,
văn hóa của Thanh Hóa. Với vị trí địa lý thuận lợi có nhiều huyện tiếp giáp với
biển như Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương… Thanh Hóa là một
trong những tỉnh cung cấp sản lượng thủy hải sản lớn trong cả nước. Từ những
nguồn thủy hải sản, người dân Thanh Hóa đã tạo ra nhiều thương hiệu đặc sản như:
nước mắm, mắm tép Hà Yên (Hà Trung), mực khô (thị xã Sầm Sơn), cá thu nướng
(Quảng Xương)… được bán rộng rãi trong cả nước.
Cũng do ưu thế về vị trí địa lý, thổ nhưỡng nên các huyện đồng bằng Thanh Hóa
với đặc trưng là những cây lương thực, theo đó, người dân đã chế biến ra nhiều
loại bánh độc đáo như: bánh gai tứ trụ (Thọ Xuân), bánh cuốn, bánh khoái nồi
rang, chả tôm (thành phố Thanh Hóa), bánh răng bừa (Hoằng Hóa), bánh nhãn
nhiều màu (Yên Định), chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc)... Bên cạnh các loại bánh,
Thanh Hóa còn được biết đến với nhiều loại rượu được chế biến từ nguyên liệu tự
nhiên như: rượu Quảng Xá (thành phố Thanh Hóa), rượu nếp cái hoa vàng Dạ Lan
(thành phố Thanh Hóa), rượu chi nê (Hậu Lộc)…
Bên cạnh nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, Thanh Hóa còn phát triển chăn
nuôi (đặc biệt là nuôi lợn) và trồng trọt. Từ nguồn nguyên liệu này, người dân đã
tạo ra các sản phẩm như: nem chua (thành phố Thanh Hóa), nem nướng (Thọ
Xuân), cam Giàng (Thiệu Hóa), bưởi luận văn (Thọ Xuân)
2.2 Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa
2.2.2 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa
- Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía
Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La,
Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa
Phăn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
- Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa
ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt
xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước
sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các
vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang
dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch. b. Địa hình
Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:
- Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện
tích toàn tỉnh,độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng
trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20o .
- Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích
toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông
Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc
lập.Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.
- Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với bờ
biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa
sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi
tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh
Gia)...; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và
phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển. c. Khí hậu
- Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng 90-
130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng
1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C - 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao .
- Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông nam.
- Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là
điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. d. Thủy văn
Nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùa gió:
- Gió Bắc (còn gọi là gió bấc): Không khí lạnh từ áp cao Serbia về, qua Trung Quốc thổi vào
- Gió Tây Nam: Từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên gọi
là gió Lào hay gió Tây Nam
- Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): thổi từ biển vào đem theo khí mát mẻ.
Hàng năm sông Mã đổ ra biển một khối lượng nước khá lớn khoảng 17 tỷ m³,
ngoài ra vùng biển rộng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều, đẩy nước mặn vào,
khối nước vùng cửa sông và đồng ruộng ven biển bị nhiễm mặn. e. Sinh vật
- Thực vật: Do nằm ở vị trí trung gian giữa các hệ thực vật Himalaya, Hoa Nam,
Ấn Độ – Myanmar, Malaysia – Indonesia và sự tác động của chế độ khí hậu nhiệt
đới gió mùa trên nền thổ nhưỡng và địa hình khác nhau, Thanh Hoá có hệ thực vật
rất phong phú. Rừng Thanh Hoá tập trung một số loại thảm thực vật tiêu biểu sau:
- Rừng nhiệt đới ở đai thấp: Các loại rừng này phân bố ở độ cao thường dưới 500m
và chiếm diện tích lớn nhất tỉnh. Thành phần loài trong thảm thực vật rất phong
phú, các loại cây gỗ chiếm ưu thế là các cây thuộc họ đậu, họ dầu, họ xoan, họ bồ
hòn, v.v.. Ở đai thấp, hầu như không có cây hạt trần.
- Rừng cận nhiệt đới trên núi: Loại rừng phân bố ở độ cao từ 500m tới 1.600m (còn
gọi là rừng nhiệt đới trên núi thấp)
- Rừng trồng: Rừng trồng ở Thanh Hóa đã được chú trọng phát triển từ lâu.
- Động vật: Những kết quả điều tra cho thấy ở Thanh Hoá hệ động vật rừng rất
phong phú và đa dạng, bao gồm cả động vật trên cạn lẫn động vật dưới nước, cả
động vật bản địa lẫn động vật di cư đến, cả động vật tự nhiên lẫn động vật do con
người tạo ra, v.v.. Thanh Hoá có một số dạng quần cư động vật chính như: quần cư
động vật đồng ruộng đồng bằng và đồi thấp; quần cư động vật ở rừng tre, nứa, vầu,
giang; quần cư động vật ở rừng cây bụi, trảng cỏ; quần cư động vật ở rừng gỗ và
trảng cây; quần cư động vật nước ngọt…
Thanh Hoá có nhiều loài động vật đã được ghi vào sách Đỏ, bao gồm:
- Các loài đang bị tiêu diệt như: nhóm thú voọc mông trắng, voọc vá, voọc đen
tuyền, vượn đen bạc má, gấu đen, gấu ngựa, báo mai hoa, hổ, voi, hươu sao, bò tót,
sơn dương, trâu rừng; nhóm chim có trĩ, gà lôi; nhóm bò sát, lưỡng cư có rắn hổ mang chúa.
- Các loài sắp bị tiêu diệt: nhóm thú cu li nhỏ, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn,
voọc xám, báo lửa, báo gấm, cheo cheo nam dương, tê tê, sóc bay; về chim có cò
thìa, hồng hoàng; về bò sát lưỡng cư có kỳ đà nước, thằn lằn, rắn hổ trâu, rùa híp,
rùa núi vàng, giải. Nhóm động vật không xương sống có trai cóc hình tai, cà
cuống; về thú có cầy mực, dơi thùy frit, sóc bay lông tai; về chim có bồ nông chân
xám, choắt chân vàng lớn, mòng biển mỏ đen; về động vật không xương sống có
cua Kim Bôi, cua Cúc Phương. Một số loài khác như tắc kè, rắn cạp nong, rắn hổ
mang cũng có nhiều song cũng đang bị săn bắt quá mức nên số lượng suy giảm nhanh chóng…
Địa hình đa dạng trải rộng từ miền núi, trung du xuống đồng bằng và ra tận biển,
cùng sự quần tụ qua nhiều đời của 7 dân tộc anh em, những yếu tố tự nhiên, sắc tộc
và văn hóa là cơ sở làm nên sự phong phú, đặc sắc và khác biệt cho ẩm thực xứ
Thanh. Trong cộng đồng các dân tộc anh em, người Kinh xuất hiện từ sớm, gắn với
tập quán sản xuất lúa nước vùng đồng bằng châu thổ và do đó, ẩm thực cũng có
những nét rất riêng. Trong căn bếp truyền thống của người Việt từ xưa, bồ muối, lọ
mẻ, vại cà dưa là những gia vị và đồ ăn vô cùng quen thuộc. Trên mâm cơm hằng
ngày thường có cà muối, nước mắm, muối vừng, moi khô; các món ăn được chế
biến không quá cầu kỳ như cá, ốc, cua nấu với mẻ hay bung với củ chuối non…
Đặc biệt, ẩm thực người Việt xứ Thanh có nhiều món đặc sản nổi tiếng cho đến tận
ngày nay, trong đó, không thể không kể đến gỏi nhệch Nga Sơn, nem chua, nem
quả Thành phố Thanh Hóa, dừa Hoằng Hóa, mía Đường Chèo Hà Trung, cam làng
Giàng, nước mắm và các sản phẩm làm từ tôm, cá…
Vùng miền, dân tộc với tập quán cư trú, canh tác, sinh hoạt khác nhau mà có cách
chế biến riêng, sử dụng nhiều loại gia vị riêng, tạo ra nhiều món ăn có hương vị riêng và đặc sắc
2.2.2 Điều kiện hội a. Dân
Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, Thanh Hóa có 3.640.128 người, đứng thứ
ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Tính đến ngày 01/4/2019, Thanh Hóa có 3.640.128 người, trong đó tỷ lệ nữ chiếm
1.824127 người (50,11%). Về mật độ dân số của tỉnh là 328 người/km2, tăng 22,6
người/km2 và xếp thứ 28/63 tỉnh, thành trong cả nước. Tỷ số giới tính (số nam trên
100 nữ) tăng từ 95,6% (năm 1999) lên 98,0% (năm 2009), tương đương với mức
chung của cả nước.Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 đạt 35,45%.
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu có 7 dân tộc là Kinh,
Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Người Kinh chiếm 81,7% dân số toàn
tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp, các dân tộc khác có dân số và địa bàn sống thu hẹp hơn.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 159.466
người, nhiều nhất là Công giáo có 149.990 người, tiếp theo là đạo Tin Lành có
7.890 người, Phật giáo có 1.447 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có
95 người, đạo Cao Đài có 23 người, Minh Sư đạo có 14 người, Phật giáo Hòa Hảo
có bốn người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa có hai người và 1 người theo Minh Lý đạo. b. Kinh tế
Sản xuất nông nghiệp mặc dù bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh, nhưng
vẫn phát triển ổn định và đạt kết quả khá toàn diện; tổng giá trị sản xuất toàn ngành
ước đạt 28.199 tỷ đồng, tăng 2,27% so với cùng kỳ.Sản xuất công nghiệp duy trì
tốc độ tăng trưởng cao; giá trị sản xuất ước đạt 126.072 tỷ đồng, tăng 32,6% so với
cùng kỳ. Hầu hết sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều có sản lượng tăng so với cùng
kỳ, trong đó một số sản phẩm tăng cao như: Thép (gấp 49 lần), thuốc lá (tăng
33,3%), giày (25,2%), quần áo (23,7%), đường (19%), bia (19%), xi măng (7,6%).
Các ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt lần đầu tiên có khoản 500
tỷ đồng từ doanh thu vận tải quốc tế (Cảng Container quốc tế Nghi Sơn). Mặc dù
nhỏ nhưng mở ra triển vọng lớn với ý nghĩa Thanh Hóa kết nối thẳng với quốc tế
sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Bên cạnh đó một số ngành có nhiều khởi sắc. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ ước đạt 108.643 tỷ đồng, vượt 3,5% kế hoạch, tăng 15,2% so với cùng kỳ. c. Văn hóa
Tại Thanh Hóa có nhiều hình thức văn hóa truyền thống, phần nhiều vẫn còn tồn
tại và đang được phát huy. Về dân ca, dân vũ, được nhiều người biết đến nhất là
các làn điệu hò sông Mã, dân ca, dân vũ Đông Anh, trò diễn Xuân Phả. Ngoài ra
còn có ca trù, hát xoan... Các dân tộc ít người cũng có nhiều loại hình văn nghệ dân
gian khá đa dạng như hát xường của người Mường, khắp của người Thái...
Kho tàng truyện cổ cũng khá đặc sắc như truyện cổ về sự tích về các ngọn núi,
truyện dân gian của ngư dân ven biển Hậu Lộc, Sầm Sơn, Tĩnh Gia. Đặc biệt là các
sự tích về nguồn gốc dân tộc Mường.Các lễ hội cũng rất đặc sắc như lễ hội Pôồn
Pôông của người Mường, lễ hội cầu ngư, lễ hội đền Sòng...
2.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh
2.3.1 Ẩm thực xứ Thanh phong phú trong cách lựa chọn nguyên vật liệu
Ẩm thực xứ Thanh nằm trong dòng chảy văn hóa ẩm thực chung của người Việt
với đặc trưng chung về cơ cấu bữa ăn là cơm - rau - cá. Để tạo ra nguồn nguyên
liệu dồi dào cung cấp cho các bữa ăn, người Thanh Hóa đã khéo léo khai thác
nguồn nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên và tìm cách chế biến thành các món ăn
hợp khẩu vị, bổ dưỡng. Bên cạnh đó, họ còn tự chăn nuôi, trồng trọt để tạo ra nhiều
sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực phẩm của cuộc sống hàng ngày.
Cảnh quan thiên nhiên rừng núi không chỉ tạo nên vẻ đẹp kỳ vĩ mà còn là nơi cung
cấp nguồn nguyên liệu độc đáo và đặc sắc cho ẩm thực xứ Thanh với nhiều món ăn
mang hương vị của tự nhiên. Cây cỏ vùng núi quanh năm xanh tốt đã cung cấp cho
người dân nhiều thực phẩm để chế biến các món ăn độc đáo, hấp dẫn như: măng ủ
chua, măng khô, canh loóng, canh đắng… Bên cạnh đó, các con suối chảy qua địa
bàn Thanh Hóa cũng cung cấp nhiều loại tôm, cua, cá… để có thể chế biến thành
nhiều món khác nhau mà độc đáo nhất chính là món cá ủ chua. Mặt khác, với hệ
thực vật phong phú là nguồn nguyên liệu dồi dào cho cư dân bản địa chế biến các
món ăn như chế biến rêu đá thành món ăn độc đáo đặc trưng của người Mường Bá Thước.
Với vị trí địa lý thuận lợi có nhiều huyện tiếp giáp với biển như Tĩnh Gia, Hoằng
Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương… Thanh Hóa là một trong những tỉnh cung cấp sản
lượng thủy hải sản lớn trong cả nước. Từ những nguồn thủy hải sản, người dân
Thanh Hóa đã tạo ra nhiều thương hiệu đặc sản như: nước mắm, mắm tép Hà Yên
(Hà Trung), mực khô (thị xã Sầm Sơn), cá thu nướng (Quảng Xương)… được bán
rộng rãi trong cả nước.
Cũng do ưu thế về vị trí địa lý, thổ nhưỡng nên các huyện đồng bằng Thanh Hóa
với đặc trưng là những cây lương thực, theo đó, người dân đã chế biến ra nhiều
loại bánh độc đáo như: bánh gai tứ trụ (Thọ Xuân), bánh cuốn, bánh khoái nồi
rang, chả tôm (thành phố Thanh Hóa), bánh răng bừa (Hoằng Hóa), bánh nhãn
nhiều màu (Yên Định), chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc)... Bên cạnh các loại bánh,
Thanh Hóa còn được biết đến với nhiều loại rượu được chế biến từ nguyên liệu tự
nhiên như: rượu Quảng Xá (thành phố Thanh Hóa), rượu nếp cái hoa vàng Dạ Lan
(thành phố Thanh Hóa), rượu chi nê (Hậu Lộc)…
Bên cạnh nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, Thanh Hóa còn phát triển chăn
nuôi (đặc biệt là nuôi lợn) và trồng trọt. Từ nguồn nguyên liệu này, người dân đã
tạo ra các sản phẩm như: nem chua (thành phố Thanh Hóa), nem nướng (Thọ
Xuân), cam Giàng (Thiệu Hóa), bưởi luận văn (Thọ Xuân)...
2.3.2 Ẩm thực xứ Thanh tinh tế trong chế biến
Cách chế biến món ăn của người Thanh Hóa không quá cầu kỳ nhưng vẫn có
hương vị đậm đà và mang những dấu ấn văn hóa đặc trưng. Có thể thấy, cách chế
biến món ăn của người xứ Thanh phong phú, trong đó phổ biến hơn cả là cách làm
chín bằng nhiệt (nấu chín), ngoài ra với nguồn thực phẩm dồi dào, người Thanh
Hóa còn có các cách chế biến như lên men (muối chua, ủ chua các loại rau, củ,
quả, ủ rượu, thịt, cá…). Tuy nhiên trong cách nấu chín thức ăn, người Thanh Hóa
cũng có vô vàn kiểu khác nhau như hầm, ninh, hấp, kho, rang, trưng, rán, xào,
om… đôi khi một món ăn lại có sự kết hợp của nhiều cách chế biến khác nhau (nấu
rượu vừa kết hợp ủ lên men với chưng cất) làm cho món ăn không nhạt nhẽo mà có hương vị.
Do điều kiện đồng bằng rộng lớn (toàn tỉnh có 16 huyện thị vùng đồng bằng) và
102 km đường bờ biển với 6 cửa lạch (lạch Trường, lạch Trào, lạch Hới, lạch
Ghép, lạch Sung, lạch Bạng) đã tạo ra nguồn nguyên liệu rau, củ, quả, thủy, hải sản
phong phú. Với nguồn nguyên liệu thủy, hải sản sẵn có, người Thanh Hóa còn nghĩ
ra cách chế bằng các phương pháp làm muối và làm mắm. Theo các học giả người
Pháp cho đến đầu TK XIX, vùng biển Thanh Hóa là nơi sản xuất nhiều nước mắm
nhất ở Bắc Trung Bộ. Họ còn cho rằng, cách làm nước mắm từ Nhật Bản được du
nhập vào Việt Nam, thì Thanh Hóa là nơi sản xuất, chế biến và giao thương sớm
nhất, nhiều nhất. Nước mắm Thanh Hóa ngon có tiếng cả nước như nước mắm
Khúc Phụ (Hoằng Hóa), Ba Làng (Tĩnh Gia)...
Để không làm mất hương vị của thức ăn, những món ăn có nguyên liệu chủ yếu là
tinh bột như gạo, ngô, khoai… đều được người dân lựa chọn cách nấu như đồ, hấp
(xôi đồ, ngô khoai đồ, rau đồ, bánh hấp…). Người Thanh Hóa không chỉ tận dụng
cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết từ gạo để làm bún và làm bánh như: bún
thang, bánh răng bừa, bánh đúc sốt, bánh tráng, bánh khoái nồi rang...
Sự tinh tế trong chế biến món ăn của người Thanh Hóa, đó là sự kết hợp các gia vị
để tạo nên sự cân bằng âm dương, sự hài hòa với thời tiết, nhưng vẫn giữ được mùi
vị đặc trưng của món ăn. Ví như: thịt nướng bắt buộc phải tẩm ướp gia vị (hành
khô, sả, ớt… đối với đồng bào khu vực miền núi thì không thể thiếu các gia vị đặc
trưng: lá móc mật, hạt mắc khén, hạt dổi...).
2.3.3 Ẩm thực xứ Thanh độc đáo trong trình bày
Nếu như việc lựa chọn, chế biến món ăn là sự sáng tạo, thì cách trình bày cho hợp
lý, đẹp mắt lại là cả một nghệ thuật. Về cách bài trí ẩm thực Thanh Hóa cũng vô
cùng phong phú như bài trí ra bát, đĩa, đóng vào chai, lọ, bình, hũ, đến cả cách
đóng túi hay buộc theo cặp, theo tập... Nếu như các món ăn vùng đồng bằng Thanh
Hóa chủ yếu được trình bày trên đĩa, bát, thì người vùng núi xứ Thanh thường bày
cỗ trên lá chuối trong tất cả những bữa ăn cộng đồng.
Ẩm thực Thanh Hóa luôn được đánh giá cao về tính thẩm mỹ. Bởi thưởng thức
món ăn không chỉ là “khẩu thực” mà đó là sự kết hợp của ngũ giác: thị giác, khứu
giác, thính giác, vị giác và cao hơn là khi đạt đến “tâm thực”, tức thưởng thức món
ăn bằng tấm lòng, sự đồng cảm sâu sắc giữa người tạo ra món ăn với người thưởng thức.
Nhìn chung, các món ăn của người Thanh Hóa được bày biện đơn giản không cầu
kỳ, nhưng vẫn tạo nên sự thanh nhã và phong phú đặc trưng riêng. Điều cốt yếu
trong việc trình bày món ăn đó là bố cục hài hòa. Bên cạnh đó, món ăn còn được
trang trí thêm với nhiều tạo hình mang tính nghệ thuật như hình bông hoa, ngôi
sao, con gà… cũng tạo nên sự truyền cảm mạnh mẽ. Nó không chỉ làm phong phú
thêm bức tranh ẩm thực, mà còn mang ý nghĩa tâm linh thể hiện sự sinh động của thế giới vạn vật.
Người Thanh Hóa còn khéo léo, tinh tế trong lựa chọn nguyên liệu để bài trí món
ăn cho phù hợp, mà không làm mất đi hương vị vốn có, đó là các loại rau thơm đi kèm món gỏi, nộm...
Nhìn chung, để tạo nên tinh hoa và giá trị văn hóa ẩm thực cần phải chú ý đến các
vấn đề: nguyên liệu chế biến phải tươi, ngon, sạch; người chế biến phải cẩn thận,
tinh tế và chế biến với cái tâm cái tài của mình; người thưởng thức phải biết trân
trọng món ăn và phải biết ăn uống đúng cách, đúng kiểu, đúng thời điểm mới có
thể tận hưởng hương vị tuyệt vời của đồ ăn thức uống.
2.3.4 Ẩm thực xứ Thanh hài hòa, đa dạng trong thưởng thức
Trong văn hóa ẩm thực, để có một món ăn ngon ngoài việc lựa chọn nguyên liệu
tinh tế, cách thức chế biến tài hoa, cách bài trí đẹp mắt, thì việc lựa chọn không
gian thưởng thức ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng món ăn.
Người Thanh Hóa mùa nào ăn thức đó. Cách thưởng thức món ăn được thể hiện ở
cách lựa chọn thực đơn để ăn chậm rãi, từ tốn, nhâm nhi bằng tất cả các giác quan.
Người thưởng thức không chỉ ăn để thỏa mãn nhu cầu vị giác mà còn phải biết
thưởng thức một cách tinh tế và thấu đáo.
Qua thực tế tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hầu hết các món ăn của người Thanh
Hóa được chế biến trong bữa cơm gia đình như: cá rô đầm sét, phi tiến cầu sài, hến
Giàng…; các món thưởng thức trong nhà hàng chủ yếu là một số món đặc sản lâu
đời như: vịt Cổ Lũng, gỏi nhệch, thịt trâu gác bếp, dê ủ trấu, cá mè sông Mực, cá
lăng nấu măng chua… Ngoài ra một số món bánh chỉ được nấu vào các dịp lễ tết
như cháo canh (Vĩnh Lộc), bánh nhãn nhiều màu (Yên Định)…
Việc thưởng thức ẩm thực cũng vô cùng đa dạng, tinh tế, cầu kỳ thể hiện ở chỗ có
món dùng đũa, thìa, nhưng có món dùng tay trực tiếp gỡ (cá nướng, thịt gà luộc),
gói (nộm). Thưởng thức ẩm thực phải huy động tất cả các giác quan, vừa nhâm nhi
thưởng thức vừa trò chuyện, ngắm cảnh, mới thấy hết được cái thú của món ăn.
Nghệ thuật ẩm thực quả thật rất cầu kỳ, nhưng cũng vô cùng tế nhị và “ăn trông
nồi, ngồi trông hướng” là cả một nghệ thuật, tạo nên nét đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Tiếp cận ẩm thực xứ Thanh dưới góc nhìn văn hóa, có thể thấy ẩm thực vùng này
hết sức phong phú, đa dạng và cho dù có ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của các khu
vực khác thì nó vẫn có đặc điểm riêng. Nét riêng ấy được tạo nên bởi truyền thống
của con người xứ Thanh trọng truyền thống, gia tộc, gia phong, gia đình, do đó
món ăn cũng mang đậm dấu ấn của quê hương bản quán. Đó là sự kết hợp giữa hai
yếu tố: coi trọng sự nguyên sơ của tự nhiên kết hợp với sự chế biến vừa không quá
cầu kỳ, luôn chú ý giữ gìn từ màu sắc đến hương vị.
2.4 Một số món ăn đặc trưng của tỉnh 2.4.1 Nem chua
Nhiều nơi trên đất nước ta không riêng gì xứ Thanh có món nem chua. Tuy nhiên,
nem chua Thanh Hóa khác các nơi bởi sự đặc trưng, không lẫn được. Công đoạn
làm ra món nem chua quan trọng từ khâu chọn nguyên liệu, sơ chế đến lúc gói.
Thịt nạc là phần nạc ngon, lọc kỹ mỡ, bì lợn thái thành sợi nhỏ trộn đều cùng
thính, đường, bột ngọt, hạt tiêu bắc, muối. Nem chín, thơm ngon có màu hồng dịu,
vị chua thanh, nhẹ nhàng. Khi ăn miếng nem cảm nhận thịt lên men cộng vị chua
rôn rốt của tỏi, cái cay của ớt thái lát, lá đinh lăng hăng nhẹ. Nem gói hai ngày là
có thể ăn được, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh giúp bảo quản nem thêm 3, 4 ngày nữa.
Cách nhận biết nem đã đủ chín chưa còn dựa vào cảm quan bên ngoài là lớp lá
chuối gói nem chuyển dần từ màu xanh thẫm sang vàng vàng.
Hàng ngàn người thợ đã làm ra những chiếc nem chua nhỏ bé nhưng ấm áp tình
người. Nem chua mỗi vùng miền thuộc Thanh Hóa có thay đổi ít nhiều nhưng về
cơ bản đều truyền tải được hồn của món ăn.
Nem chua là món quà rất quý, thể hiện phong cách và sắc thái xứ Thanh. Đi đâu
xa, mang biếu bạn bè mấy chục nem chua xâu lạt như gửi gắm vào đó bao nhiêu tình cảm.
2.4.2 Chả tôm
Chả tôm - món ăn Thanh Hóa cũng rất nổi tiếng. Chả tôm, cũng được xếp vào
những món ẩm thực đặc sắc của tỉnh Thanh Hóa.
Chả tôm làm chủ yếu từ nguyên liệu là tôm có thêm thịt cùng gia vị. Miếng chả
tôm được người thợ gói rất khéo, đều tăm tắp trên vỉ nướng. Màu đỏ hồng của
miếng chả cứ đậm dần lên trên lò than. Bàn tay tài hoa, khéo léo, giản dị, chân
thành của người chế biến, vị ngọt của tôm hòa lẫn cùng nước chấm, thêm đu đủ, cà
rốt thái nhỏ, rau sống và bún. Không phổ biến như món nem chua, chả tôm đem lại
hình ảnh thân thương, gần gũi của con người thành phố và làm nên vẻ đẹp của
người và đất xứ Thanh.
2.4.3 Thịt trâu nấu lồm
Thịt trâu nấu với lá lồm là món ăn đặc trưng của đồng bào người Mường, và cũng
là món ngon không thể bỏ qua khi đến Thanh Hóa. Món ăn tuy đơn giản, nhưng
kết hợp hài hòa hai hương vị độc đáo đặc trưng vùng sơn cước nên mang tới cảm
nhận cùng hương vị thật sự khó quên. Món ăn là sự kết hợp giữa lá lồm thanh chua
xua tan mùi gây của thịt trâu, bỏ vào miệng chỉ thấy miếng thịt no lửa chím mềm
cùng vị dịu dàng quyến luyến của các gia vị.
2.4.4 Chim mía Thạch Thành
Mật mía Thạch Thành là đặc sản mang hương vị tết cổ truyền của xứ Thanh. Đến
hẹn lại lên, cứ cận Tết Nguyên đán là hàng chục lò nấu mật mía trên địa bàn huyện
Thạch Thành luôn đỏ lửa, để cho ra đời hàng trăm tấn mật mía - đặc sản mang đậm
hương vị quê hương. Chim mía là một món ăn đồng quê, sở dĩ thành món đặc sản
vì nó ngon và rẻ… bất ngờ. Cái thú của người ăn món này là được ngồi ngay giữa
cánh đồng mía, thưởng thức hương vị mía tươi thơm mát, cái nắng vàng ươm mời
mọc lúc thu về, với những chú chim mía nướng thơm phức, béo ngậy. Người ta chỉ
cần nướng qua những con chim mía tròn căng, rồi cho chúng vào chảo dầu, không
cần ướp bất cứ thứ gia vị nào. Khi chúng đã vàng ươm trên chảo, tỏa mùi thơm
khắp quán, chim được đặt trên chiếc đĩa sành dân dã, kèm một đĩa muối ớt, rau
thơm, thêm chai rượu trắng. Có cảm giác con chim mía béo ngậy, cắn vào đâu
cũng thấy thơm, thấy ngọt và có chút gì đó phảng phất như cánh đồng mía mùa thu.
2.4.5 Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai Tứ Trụ là tên gọi của món bánh dẻo, mềm thơm có màu sẫm đen của lá
gai. Trên đôi quang gánh người thợ làm bánh đi xe buýt từ sáng sớm xuống thành
phố để cạnh vỉa hè, những chiếc bánh gai gói buộc gọn gàng bằng chiếc lạt nhuộm
hồng. Làng nghề ở Thọ Diên, Thọ Xuân vốn làm bánh gai và nhiều sản phẩm ẩm thực uy tín.
Bánh có nhân đậu xanh, ngọt mà không hắc, thoảng hương đồng gió nội. Chiếc
bánh vẫn giữ trong mình những gì quen thuộc nhất của đồng bãi, ruộng vườn, bánh
sinh ra từ bàn tay tảo tần, khéo léo của bà của mẹ.
2.4.6 Chè lam phủ Quảng
Thành nhà Hồ là di tích lịch sử của Thanh Hóa. Địa chỉ văn hóa này thuộc huyện
Vĩnh Lộc, quê hương của món chè lam Phủ Quảng. Chè lam là món quà bánh dân
giã có từ lâu đời. Khi ăn, mật mía hòa quyện cùng gạo nếp, lạc, gừng làm ấm lại
cảm xúc trong những ngày mưa giáp đông ở Vĩnh Lộc. 2.4.7 Bánh
Bánh lá được làm từ gạo tẻ xay nước bằng cối đá rồi tiếp tục cho nước bột gạo
trắng mịn đặc lại trên bếp lửa. Muốn nhân của bánh ngon, cần thịt ba chỉ băm nhỏ
cùng mộc nhĩ, hành khô. Thời kỳ thiếu thốn, người dân còn dùng lạc giã nhỏ làm
nhân. Tuy nghe dễ dàng vậy nhưng kỳ thực, món bánh thực sự rất khó làm.
Bánh tẻ, bánh răng bừa cũng là tên của bánh lá. Có lẽ bánh răng bừa được gọi rộng
rãi hơn cả. Vì thật đơn giản bánh có hình của chiếc răng bừa. Người thợ rải đều bột
bánh trên chiếc lá chuối để nằm ngang, gấp lá gói bánh lại, cố định buộc bánh bằng
các sợi dây lạt. Mặc dù vậy, bây giờ ở Thanh Hóa, người ta không dùng dây lạt, mà
chỉ gói bánh bằng lá chuối tươi hơ mềm trên lửa. Ở Huế cũng có một loại bánh
tương tự mang tên bánh nậm nhưng bánh lá vẫn là một món ăn đặc trưng mang văn hóa ẩm thực xứ Thanh.
2.4.8 Nước mắm
Với vị trí địa lý có nhiều huyện tiếp giáp với biển và nguồn thủy, hải sản dồi dào,
người dân Thanh Hóa sớm đã biết làm mắm. Đây cũng là vùng có nhiều những
thương hiệu nước mắt nổi tiếng ở Việt Nam. Nước mắm là sản phẩm làm từ cá biển
ủ. Người dân Thanh Hóa coi nước mắm như món ẩm thực điển hình mang hơi thở
của biển quê hương. Mỗi khi nấu cá hay kho thịt bằng nước mắm là cả phố, cả làng
được thưởng thức hương vị đặc trưng với cái mặn mòi của biển. Nước mắm đã trở
thành gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người Thanh Hóa nói riêng, và
người Việt Nam nói chung.
2.5 Nhận xét chung
Thiên nhiên không chỉ tạo nên cho Thanh Hóa nhiều danh lam thắng cảnh, mà còn
ẩn chứa trong đó những sản vật làm quà tặng cho cuộc sống con người. Trước đây,
người Thanh Hóa chế biến món ăn rất đơn giản bởi các gia vị không phong phú
như bây giờ, chủ yếu là muối trắng, không có dầu mỡ. Nhưng ngày nay, các món
ăn đã trở nên ngon và đẹp mắt hơn. Nguyên liệu chế biến chủ yếu lấy từ tự nhiên,
giàu dinh dưỡng. Sông, suối, rừng là nơi cung cấp nguyên liệu với rất nhiều loại
như: Tôm, cua, cá, ốc, ếch, rau, măng, nấm... Đây là những đặc sản được nhiều
người ưa thích. Cách chế biến và hương vị của những món ăn này khác hẳn miền xuôi.
Ẩm thực truyền thống miền núi xứ Thanh được xem là cách truyền tải hữu hiệu
nhất những nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đến với du khách muôn
phương. Nếu như việc lựa chọn, chế biến món ăn là sự sáng tạo, thì cách trình bày
cho hợp lý, đẹp mắt lại là cả một nghệ thuật. Ẩm thực Thanh Hóa luôn được đánh
giá cao về tính thẩm mỹ. Bởi thưởng thức món ăn không chỉ là “khẩu thực”, mà
còn là sự kết hợp của ngũ giác: Thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác và cao hơn
là khi đạt đến “tâm thực”, tức thưởng thức món ăn bằng tấm lòng, sự đồng cảm sâu
sắc giữa người chế biến và người thưởng thức.
Được biết đến là vùng đất địa đầu của miền Trung, tiếp cận ẩm thực xứ Thanh dưới
góc nhìn văn hóa, có thể thấy ẩm thực vùng đất này hết sức phong phú, đa dạng và
cho dù có ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của các khu vực khác thì nó vẫn có đặc
điểm riêng. Nét riêng ấy được tạo nên bởi truyền thống của con người xứ Thanh
trọng truyền thống, gia tộc, gia phong, gia đình, do đó món ăn cũng mang đậm dấu
ấn của quê hương bản quán. Đó là sự kết hợp giữa hai yếu tố: Coi trọng sự nguyên
sơ của tự nhiên kết hợp với phong cách chế biến không quá cầu kỳ, luôn chú ý giữ
gìn từ màu sắc đến hương vị. Mùa nào thức nấy, người xứ Thanh đãi khách bằng
sản vật được thiên nhiên hoang sơ và hào phóng ban phát. Cho dù đi xa muôn
phương nhưng những người con xứ Thanh vẫn luôn nhớ và tự hào về phong vị xứ Thanh.
2.5.1 Một số mặt tích cực
Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Bảo cho rằng, văn hóa ẩm thực có những vai trò
nhất định và góp phần làm tăng hiệu quả, tạo nên thành công cho hoạt động xúc
tiến, quảng bá hình ảnh du lịch, thu hút du khách đến với địa phương. Bởi văn hóa
ẩm thực được chắt lọc qua các món ăn, đồ uống đặc trưng và cách thức ăn uống
tiêu biểu. Đó là cơ hội cho khách du lịch được trải nghiệm những khía cạnh văn
hóa truyền thống. Ngoài những thông tin quảng bá du lịch được khách du lịch quan
tâm như: khách sạn, điểm du lịch, cảnh quan, điều kiện giao thông... thì yếu tố ẩm
thực không kém phần quan trọng. Nhiều khách du lịch rất quan tâm đến việc ăn
món gì ngon, địa điểm ăn uống nào phù hợp với hành trình du lịch. Thanh Hóa là
địa phương có đầy đủ điều kiện và khả năng để phát triển thương hiệu du lịch
thông qua ẩm thực, xuất phát từ những đặc điểm về địa lý, dân tộc... nên ẩm thực
của Thanh Hóa rất đa dạng, phong phú, tập hợp đầy đủ tinh hoa văn hóa ẩm thực
của các miền: miền biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Khám phá văn hóa ẩm
thực Thanh Hóa là tìm hiểu được một nét đẹp đặc trưng trong phong cách ăn uống
của người dân, bình dị, giản dị mà gần gũi, đơn sơ, không cầu kì mà nặng nghĩa tình.
Món ăn Thanh Hóa về cơ bản không cầu kỳ, cách chế biến, nấu nướng không phức
tạp, mất nhiều thời gian nhưng hương vị, hình thức, chất lượng thực sự thu hút vì
sự mộc mạc, giản dị, chân thực và gây được thiện cảm với nhiều người.
Bàn về ẩm thực xứ Thanh, có lẽ phải cần một cuốn sách chuyên sâu lên đến hàng
nghìn trang mới truyền tải hết được sự đa dạng, phong phú, độc đáo và đặc sắc.
2.5.2 Một số bất cập nguyên nhân
Thanh Hóa đã và đang trên đà hội nhập và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực,
trong đó du lịch được xem là một thế mạnh về kinh tế. Tuy nhiên tài nguyên du
lịch còn hạn chế, đặc biệt là trong khu vực thành phố. Chính vì vậy, cần xây dựng
bổ sung thêm các tài nguyên và các sản phẩm du lịch nhằm tăng lượng khách về
với Thanh Hóa. Bên cạnh đó, một số tỉnh thành khác đã khá thành công trong việc
khai thác và quảng bá sản phẩm du lịch này thì ở Thanh Hóa, việc khai thác sản
phẩm ẩm thực hầu như vẫn đang mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ, chưa có tính
chuyên nghiệp. Chính vì vậy mà ẩm thực Thanh Hóa chưa thực sự đáp ứng được
nhu cầu của khách du lịch.
Hiện tại tỉnh Thanh Hóa chưa xây dựng được những tour du lịch mà ở đó ẩm thực
là điểm nhấn đặc trưng, hầu hết các món ăn đều được chế biến và sản xuất theo
quy mô nhỏ, hộ gia đình, tiêu thụ nhỏ lẻ, việc khai thác hải sản phụ thuộc trực tiếp
vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, mùa vụ. Nhận thức về việc xây dựng ẩm thực
trở thành một sản phẩm du lịch còn hạn chế mà mới chỉ đơn thuần dừng lại là một
nét văn hóa tinh thần của người dân, chưa thực sự coi việc chế biến, trang trí, giới
thiệu về ẩm thực là một nghệ thuật nên chưa thực sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm quảng văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa
3.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch ẩm thực của tỉnh
Như đã phân tích ở trên, tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực ở Thanh Hóa là rất
lớn vì tỉnh có những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc rất riêng. Tuy nhiên không vì thế
mà có thể phát triển du lịch tràn lan. Bởi như vậy có thể dẫn tới sự trùng lắp của
các sản phẩm du lịch . Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch còn để lại
nhiều tác động tiêu cực khác như sư ô nhiễm môi trường, sự xuống cấp của các giá
trị văn hóa-lịch sử…Vì vậy, phải có sự quy hoạch tổng thể và chi tiết để có thể
phát triển lâu dài du lịch ẩm thực. Trước hết, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan
quản lí về du lịch, chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa, các chuyên gia về ẩm
thực và các đơn vị kinh doanh lĩnh vực chế biến và cung cấp đồ ăn, thức uống
trong việc rà soát, kiểm tra, đánh giá các yếu tố, điều kiện cho sự phát triển của du
lịch ẩm thực Thanh Hóa nói riêng và ẩm thực Việt Nam nói chung. Trên cơ sở
những đánh giá đó, quy hoạch thành những vùng, điểm du lịch ẩm thực mang đặc
trưng riêng nhưng vẫn đảm bảo hài hòa trong bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam.
3.2. Giải pháp về tuyên truyền cho người dân địa phương
Cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư, các đơn
vị kinh doanh cũng như chính quyền địa phương về giá trị văn hóa ẩm thực của
dân tộc và lợi ích của việc phát triển của du lịch ẩm thực, giúp họ nhận thức được
vai trò, ý nghĩa của bản thân trong phát triển văn hóa ẩm thực và du lịch địa
phương mình. Đồng thời, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tổ chức
các hoạt động du lịch gắn liền với văn hóa ẩm thực địa phương để có thể phát huy
một cách tốt nhất những giá trị bản địa, mang lại những nét đặc sắc riêng cho từng
điểm đến du lịch. Hình thức tuyên truyền có thể thông qua các phương tiện truyền
thông, qua các lớp bồi dưỡng tập trung hoặc tổ chức các chuyến tham quan, học
hỏi những mô hình hay…Tùy theo từng đối tượng để lựa chọn hình thức tuyên truyền cho phù hợp.
3.3 Giải pháp về sở vật chất
Trong việc đầu tư vào phát triển các cơ sở kinh doanh ăn uống và các làng nghề ẩm
thực, khu phố ẩm thực… Nhà nước nên có sự khuyến khích các cơ sở kinh doanh
tận dụng môi trường, không gian văn hóa tự nhiên của địa phương để khách hàng
có thể thưởng thức các món ăn, đồ uống trong chính không gian tự nhiên, theo
đúng lối ăn truyền thống của địa phương. Qua đó, giúp du khách có thể cảm nhận
được hết hương vị cũng như cái hồn của món ăn, đồ uống. Với việc kết hợp với các
yếu tố văn hóa như vậy sẽ làm tăng thêm giá trị cho các cơ sở kinh doanh tại tỉnh này.
3.4 Giải pháp về xúc tiến quảng
- Xây dựng các sản phẩm du lịch ẩm thực gắn với các điểm đến: cụ thể nhằm tạo ra
các trải nghiệm phong phú và khó quên cho du khách như các tour du lịch ẩm thực
(food tour), kết hợp các chương trình du lịch nông nghiệp, nông thôn với khám phá
đặc sản ẩm thực của địa phương, xây dựng các khu ẩm thực đường phố hoặc chợ
ẩm thực đêm tại các điểm đến du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành hợp
tác với các nhà hàng, các nghệ nhân ẩm thực xây dựng các chương trình dạy nấu
ăn cho khách du lịch, hướng dẫn khách từ việc đi chợ lựa chọn nguyên liệu đến
cách chế biến món ăn nhằm làm phong phú trải nghiệm của khách về nghệ thuật
ẩm thực của Việt Nam, dần hình thành và định vị thương hiệu sản phẩm du lịch ẩm
thực của Việt Nam ra thế giới.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch ẩm thực để quảng bá du lịch ẩm thực và sử
dụng hình ảnh ẩm thực để quảng bá chung cho du lịch Việt Nam: Trên cơ sở định
vị được các sản phẩm ẩm thực đặc trưng để phát triển và quảng bá, hoạt động xây
dựng cơ sở dữ liệu có thể triển khai bằng việc các hình ảnh chất lượng cao, các
video clip giới thiệu các món ăn, các chương trình trải nghiệm thực tế về ẩm thực
để phát trên truyền hình, các sản phẩm phục vụ cho hoạt động quảng bá khác như
sách ảnh, tập gấp cả bản in và bản điện tử; các thông tin, tư liệu, công thức chế
biến món ăn, hướng dẫn về trải nghiệm văn hóa ẩm thực Việt Nam.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực và sử dụng ẩm thực để
quảng bá cho du lịch Việt Nam. Một số kênh truyền thông, xúc tiến, quảng bá phù
hợp, có thể được triển khai một cách có hiệu quả như:
Thường xuyên tham gia vào các Lễ hội ẩm thực trong nước tại các vùng,
miền gắn với các sự kiện xúc tiến và quảng bá du lịch hoặc lễ hội ẩm thực
Việt Nam ở nước ngoài. Đây là cơ hội để Việt Nam nói chung và các tỉnh
Thanh Hóa nói riêng giới thiệu, quảng bá các món ăn, các đặc sản ẩm thực
của vùng miền đến khách du lịch cũng như tạo thêm các sản phẩm, điểm hấp
dẫn cho du lịch ẩm thực. •
Quảng bá tại các hội chợ, sự kiện chuyên ngành về du lịch cả trong nước và
quốc tế. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã tham gia nhiều hội chợ
du lịch quốc tế cũng như tổ chức nhiều chương trình giới thiệu du lịch Việt
Nam ở nước ngoài như các Hội chợ Japan Tourism Expo tại Nhật Bản,
WTM tại Anh, ITB tại Đức, Kotfa tại Hàn Quốc, Travex luân phiên tại các
nước Asean… Tại các sự kiện này, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý
điểm đến có thể vừa quảng bá vừa bán trực tiếp các sản phẩm du lịch ẩm
thực, giới thiệu sự hấp dẫn của ẩm thực Việt Nam qua các video clip, các ấn
phẩm điện tử hoặc ấn phẩm in về ẩm thực. Thực tế cho thấy, hoạt động
quảng bá du lịch ẩm thực thường hấp dẫn hơn nhiều nếu khách tham quan
được trực tiếp trải nghiệm và nếm thử các món ăn tại sự kiện. •
Đẩy mạnh quảng bá văn hóa ẩm thực và du lịch ẩm thực trên các kênh
truyền hình trong nước và quốc tế. Đến nay, các chương trình truyền hình
trong nước thường giới thiệu ẩm thực qua các chương trình văn hóa ẩm thực
hoặc các chương trình dạy nấu ăn trên truyền hình, chưa thực sự có sự gắn
kết với du lịch hoặc truyền thông ẩm thực như một sản phẩm du lịch cần trải nghiệm.
Tăng cường quảng bá và truyền thông ẩm thực và du lịch ẩm thực địa
phương trên các website và mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram,
Youtube… Đây là các kênh truyền thông có mức độ lan tỏa cao, mang lại
hiệu quả tích cực trong thời gian ngắn, đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid
19 đang chưa được kiểm soát như hiện nay. Các chiến dịch quảng bá cần
được xây dựng với các nội dung và mục tiêu cụ thể, có sự phối hợp với các
những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng đối với việc quảng bá du lịch và
ẩm thực như các nghệ nhân ẩm thực, các đầu bếp thế giới, các nghệ sĩ, hoặc
đại sứ du lịch tại các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.
Tại mỗi vùng du lịch nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, chính quyền địa
phương cần có chính sách phát triển rõ ràng đối với du lịch ẩm thực, cần đẩy mạnh
khuyến khích đầu tư, lựa chọn và phê duyệt những dự án gắn liền với bản sắc văn
hóa ẩm thực địa phương, có tính kết nối với nhiều sản phẩm du lịch trong vùng,
đảm bảo tính khả thi cao và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Để quản lý tốt
được việc vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực, cần
có một cơ chế pháp lý chặt chẽ, đủ tính răn đe để nâng cao ý thức của người kinh
doanh. Cùng với đó là một đội ngũ nhân lực thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh an
toàn thực phẩm một cách thường xuyên, liên tục, kết hợp nhằm phát hiện sớm
những biểu hiện mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm kinh doanh để có các
biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời. KẾT LUẬN
Ẩm thực là chiếc gương soi chân thực cho nền văn hóa của mỗi quốc gia, cũng là
một cách để mỗi đất nước quảng bá nền văn hóa của họ. Mỗi nền văn hóa ẩm thực
của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó,
là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được một nền văn hóa phát triển rực
rỡ, có sát cánh với nền ẩm thực đa dạng, phong phú, muôn hình, muôn vẻ của thế
giới đang phát triển từng ngày.
Văn hóa trong đó có ẩm thực là phần thiết yếu không thiếu được trong đời sống.
Cách ăn uống, cách làm ra món ăn cho ta nhận biệt được phong tục tập quán, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân nhân. Và văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa -
một trong 54 nét ẩm thực rất riêng, rất đẹp của Việt Nam đã góp phần giúp đất
nước khẳng định được vẻ đẹp và cả vị trí nền văn hóa mình trên toàn thế giới.
Tiếp cận ẩm thực xứ Thanh dưới góc nhìn văn hóa, có thể thấy ẩm thực vùng này
hết sức phong phú, đa dạng và cho dù có ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của các khu
vực khác thì nó vẫn có đặc điểm riêng. Món ăn nơi đây mang đậm dấu ấn của quê
hương bản quán, là sự kết hợp giữa hai yếu tố: coi trọng sự nguyên sơ của tự nhiên
kết hợp với sự chế biến vừa không quá cầu kỳ, luôn chú ý giữ gìn từ màu sắc đến
hương vị. Những nét văn hóa của ẩm thực Thanh Hóa cũng nói lên phần nào đấy
nét đẹp đời thường, giản dị, gần gũi trong phong cách ăn uống, sinh hoạt của người
dân. Nét riêng ấy được tạo nên bởi truyền thống của con người xứ Thanh trọng truyền thống, gia tộc.
Bài viết về văn hóa ẩm thực Thanh Hóa là một cách để đề cao, ngưỡng mộ, để yêu
và để góp phần làm đẹp thêm các giá trị văn hóa của mảnh đất giàu truyền thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Quốc Vượng. Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa dân
tộc. Tạp chí văn hóa nghệ thuật. Hà Nội, 2000
Phan Ngọc. Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới. NXB Văn hóa thông tin. Hà Nội, 1994
Trần Ngọc Thêm. Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.
NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 2015
Trần Văn Giàu. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. NXB CTQG. Hà Nội, 2011
Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo Dục. Hà Nội, 1999
Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa http://thanhhoa.gov.vn/
Trang thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa
http://svhttdl.thanhhoa.gov.vn/
Trang báo điện tử https://baothanhhoa.vn/ PHỤ LỤC
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa Nem chua Thanh Hóa Bánh gai Tứ Trụ Chả tôm Chè lam phủ Quảng Bánh lá (Bánh Răng Bừa) Thịt trâu nấu lá lồm Chim mía Thạch Thành
Nước mắm Ba Làng (Tĩnh Gia, Thanh Hoá)