-
Thông tin
-
Quiz
Dẫn chứng về lí tưởng sống của thanh niên - Ngữ văn 12
Kỹ sư trẻ Vũ Văn Bình sinh năm 1989 tại Hải Phòng, một thanh niên đang ở đỉnh cao khoa học công nghệ của Viettel. Bình là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, tốt nghiệp năm 2012. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 12 637 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Dẫn chứng về lí tưởng sống của thanh niên - Ngữ văn 12
Kỹ sư trẻ Vũ Văn Bình sinh năm 1989 tại Hải Phòng, một thanh niên đang ở đỉnh cao khoa học công nghệ của Viettel. Bình là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, tốt nghiệp năm 2012. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 12 637 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Dẫn chứng về lí tưởng sống của thanh niên
Ví dụ về người có lí tưởng sống Dẫn chứng 1
Anh hùng Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh ra trong một gia đình yêu nước và khởi
nghĩa ở Hà Tĩnh. Sống trong cảnh “nước mất, nhà tan”, gia đình Lý Tự Trọng phải lưu lạc nơi xứ
người. Lý Tự Trọng ngay từ nhỏ đã cần cù lao động, ham học, thấu hiểu những gian khổ mà
nhân dân ta phải chịu dưới ách thống trị của thực dân phong kiến.
Năm mười tuổi, ông được cử sang Quảng Châu học tại trụ sở của Việt Nam Thanh niên Cách
mạng Đồng chí hội ở Trung Quốc. Từ đó, Lý Tự Trọng được cử làm nhiệm vụ liên lạc và giúp
việc cho cơ quan Tổng bộ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu.
Đồng chí tích cực tham gia liên lạc giữa Tổng bộ với các cán bộ Việt Nam cách mạng thanh niên
hoạt động ở Trung Quốc, chuyển thư từ tài liệu cách mạng. Dẫn chứng 2
Kỹ sư trẻ Vũ Văn Bình sinh năm 1989 tại Hải Phòng, một thanh niên đang ở đỉnh cao khoa học
công nghệ của Viettel. Bình là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, tốt nghiệp năm 2012. Anh
là trưởng phòng cố định băng rộng tại Viettel, và được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng. Anh và
các đồng nghiệp đã nghiên cứu và lựa chọn thành công công nghệ Internet băng thông rộng
GPON. Nghiên cứu này đã giúp tập đoàn tạo ra một dịch vụ chất lượng cao hơn. Ngoài ra, Bình
còn chủ trì nghiên cứu, tự thiết kế hệ thống chính (hệ thống Headend) của các dịch vụ truyền
hình. Vũ Văn Bình không chỉ là một gương mặt trẻ xuất sắc mà còn là một bí thư năng nổ. Dẫn chứng 3
Remi Camus, chàng trai người Pháp, đã bơi dọc sông Mê Kông tổng chiều dài 4400km để truyền
tới thế giới thông điệp mạnh mẽ về việc bảo vệ nguồn nước sạch. Dẫn chứng 4
Nguyễn Trần Hoàng Việt, anh chàng sinh viên năm 4 ngành ngoại thương ĐH Hoa Sen – đã tạo
ra Cây Tri Thức, một giá sách công cộng đặt ở sảnh trường đại học để mọi người có thể cùng
nhau chia sẻ đam mê đọc sách. Việt mong mỏi không chỉ chia sẻ tri thức với bạn bè. Cháy bỏng
hơn, Việt muốn tập tành xây dựng một cộng đồng sống tử tế, trung thực, trân trọng khi nhận và tự nguyện cho đi. Dẫn chứng 5
Ca sĩ Thái Thùy Linh nổi tiếng với chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện, hội tụ nhiều nghệ
sĩ nổi tiếng tham gia đến các bệnh viện để phục vụ văn nghệ và quyên góp từ thiện cho các bệnh nhân khó khăn. Dẫn chứng 6
Xuân Diệu thì mải mê với lí tưởng:
"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ngồi buồn le lói suốt trăm năm"
Cảm ơn nhà thơ đã đem đến một quan niệm mới về lí tưởng của cuộc sống. Chắc hẳn, chúng ta
ai cũng biết Xuân Diệu là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, yêu đời một cách tha thiết
nhất. Chính vì thế nhà thơ đem hết trái tim của mình cống hiến cho cuộc sống này, cho lí tưởng
sống tràn đầy yêu thương. Xuân Diệu mong muốn được sống chân thành với lí tưởng của riêng
ông, được hiến dâng cả cuộc đời để đổi lấy "1 phút huy hoàng", đó là giây phút cháy bỏng của
một tâm hồn sống trong lí tưởng. Đồng thời, nhà thơ cũng muốn gửi gắm lí tưởng sống ấy cho
mọi người trong cuộc đời. Sống phải sống sao cho đáng sống, phải đem hết dũng cảm để sống
cho cái lí tưởng của mình, để từ đó tìm ra phương hướng đi theo tiếng gọi của "lí tưởng" như L.
Tôn-xtôi đã khẳng định "không có lí tưởng thì không có phương hướng, mà không có phương
hướng thì không có cuộc sống" Dẫn chứng 7
Ngày 5. 6. 1911, chàng thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành cùng bàn tay trắng xuống tàu
buôn ra nước ngoài, mang trên mình hành trang duy nhất là lí tưởng tìm đường cứu nước. Giả
dụ, nếu không có đủ sức mạnh của lí tưởng thì Bác đã không bao giớ có can đảm ra đi. Chính vì
thế ta hãy sống, và thực sự sống khi đã có lí tưởng riêng của bàn thân. Dẫn chứng 8
Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại Hà Nội trong một gia đình
có năm người con. Gia đình bác sĩ Trâm là một gia đình trí thức yêu nước, bố là bác sĩ, mẹ là
dược sĩ. Đặng Thùy Trâm có tuổi thơ gian khó trong những năm kháng chiến. Cô là người yêu
văn học nên đọc nhiều sách, thuộc lòng nhiều bài thơ, chịu ảnh hưởng về tính cách của những
nhân vật lý tưởng trong văn học, chẳng hạn như Pavel Korchagin trong “Thép đã tôi thế đấy”,
Ruồi Trâu… Đó là những nhân vật mà lý tưởng sống của họ luôn cháy bỏng trong cô thời xuân
xanh. Nối bước cha mẹ, cô thi đỗ Đại học Y khoa Hà Nội và tốt nghiệp trước thời hạn một năm.
Ra trường, cô tình nguyện vào Trường Sơn công tác tại chiến trường Quảng Ngãi, cô đã có thể
chọn nghề và sống một cuộc đời bình lặng. Nhưng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của miền
Nam ruột thịt, cô gái Hà Nội ấy đã quyết định đi đến nơi ác liệt nhất. Dẫn chứng 9
Anh em nhà Wright: Tù nhỏ đã mo u o ̛́c cớ the ̉ bay nhu cá̛nh chim tre n ba ̀u tro ̀i. Đe ̉ đa ̣t được u o ̛́c
mo a ̛́y, ho ̣ đã trải qua kho ng í̛t khớ khăn, tha ̛́t ba ̣i và cả nhu ̃ng lo ̀i che ̛́ nha ̣o: “Chứng to i kho ng the ̉
kho ng nghĩ ho ̣ chỉ là hai kẻ đie n ro ̀ to ̣i nghie ̣p. Ho ̣ đứ ng tre n bãi bie ̉n nhie ̀u gio ̀ chỉ nhìn nhu ̃ng
con hải a u bay le n bay xuo ̛́ng.” Nhu ng nhu ̃ng tha ̛́t ba ̣i và su ̣ che ̛́ nha ̣o kho ng làm cho Wilbur và
Orville Wright nản chí̛, ho ̣ đã thành co ng, sá̛ng ta ̣o ra nhu ̃ng chie ̛́c má̛y bay đa ̀u tie n tre n the ̛́ gio ̛́i. Dẫn chứng 10
Bác sĩ trẻ Đă ̣ng Minh Hie ̣u (28 tuo ̉i, Khoa Ga y me ho ̀i sứ c, Be ̣nh vie ̣n ĐH Y Du o ̣c TP.HCM)
Sẵn sàng xuống tóc để đi vào tuyến lửa Bắc Giang, góp một phần sức lực vào công cuộc chống
dịch: "To i mong đe ̛́n ngày cớ le ̣nh đie ̀u đo ̣ng đe ̉ bản tha n cớ the ̉ thu ̣c hie ̣n đu o ̣c lý̛ tu o ̉ng của tuo ̉i
trẻ, đu o ̣c co ̛́ng hie ̛́n pha ̀n nào sứ c mình cho cuo ̣c chie ̛́n cho ̛́ng đa ̣i di ̣ch, so ̛́m trả la ̣i cuo ̣c so ̛́ng bình
ye n cho da n. Và ho m nay to i đã đa ̣t ý̛ nguye ̣n a ̛́y" - bá̛c sĩ Đă ̣ng Minh Hie ̣u nới. Dẫn chứng 11
Thời gian của bạn không nhiều, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác. Đừng
nghe những lời giáo điều - đó là sống với kết quả suy nghĩ của người khác. Đừng để âm thanh
của những quan điểm khác lấn át đi giọng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy giữ lấy sự
can đảm để đi theo trái tim và trực giác. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành con người như
thế nào. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. – Steve Jobs Dẫn chứng 12
Khi nhắc đến "Cậu bé Vàng" Toán học của Việt Nam ở thế kỷ XX, chắc hẳn không ai không biết
đến Lê Bá Khánh Trình, thần đồng Toán học nổi tiếng. Lê Bá Khánh Trình, sinh ngày 19/5/1962,
tại Huế. Ông là một trong 5 học sinh Việt Nam được chọn tham gia Olympic Toán Quốc tế ở
Luân Đôn, Anh, năm 1979, khi đó, ông là học sinh tại lớp chuyên toán trường Quốc học Huế.
Ông đã đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối, đồng thời, đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo
trong kỳ thi này, và là học sinh Việt Nam duy nhất đoạt giải đặc biệt trong một kỳ thi Toán Quốc
tế tính đến nay. Lê Bá Khánh Trình được mệnh danh là “cậu bé vàng của Toán học Việt Nam”.
Sau kỳ thi trên, ông theo học tại khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang
tên Lô-mô-nô-xốp, Matxcơva và bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ. Trở về Việt Nam, ông làm giảng
viên Khoa Toán - Tin học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM kiêm thỉnh giảng Trường phổ
thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TPHCM, cho đến nay. Năm 2005, ông là trưởng đoàn học sinh
giỏi toán Việt Nam đi thi IMO 46 tại Mê-hi-cô. Năm 2013, ông tiếp tục là trưởng đoàn Việt Nam
tham dự Olympic toán quốc tế (IMO-International Mathematics Olympiad) lần thứ 54 từ ngày
18-28/7, tại Santa Marta (Colombia) đã giành về 6 huy chương, với 3 Huy chương Vàng và 3
Huy chương Bạc. Nhiều năm liên tiếp ông có đóng góp to lớn trong việc giảng dạy những học
sinh được chọn để đi thi Olympic toán quốc tế. Dẫn chứng 13
Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong gia đình một thợ thủ công. Thạc là
con thứ 10 trong gia đình 14 anh chị em. Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ gia đình Thạc phải
sơ tán về Cổ Nhuế, Từ Liêm. Khi ấy không có việc làm mà gia đình đông con nên tài sản nhanh
chóng cạn dần. Mẹ Thạc phải đi cắt cỏ bán lấy tiền. Tuy nhà nghèo nhưng Thạc vừa đi học vừa
đi làm thêm giúp đỡ bố mẹ. Thạc là một học sinh rất giỏi và đã thi đỗ vào Khoa Toán – Cơ của
Đại học Tổng hợp, Thạc đã học thêm để qua chương trình năm học thứ hai để lên năm thứ ba.
Nhưng vào khoảng thời gian kháng chiến đó đất nước đang rất cần những người trẻ, Thạc đã
dừng việc học để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội. Trong thời gian kháng chiến anh
thường xuyên viết thư kể câu chuyện về cho gia đình. Kể từ bức thư cuối cùng anh gửi về gia
đình ngày 21/7/1972 thì gia đình không nhận được bức thư nào từ anh. Tháng 5/1973 gia đình
nhận tin anh đã hi sinh và được chôn cất tại tỉnh Quảng Trị do bị thương nặng và không thể chữa trị.
Tấm gương Nguyễn Văn Thạc cho em thấy được sự cố gắng rèn luyện, học tập trau dồi bản thân
và cả sự kiên cường. Anh đã học tập không ngừng nghỉ để có thể học nhanh nhất có thể. Anh
cũng đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, bảo vệ những người thân yêu trước kẻ địch.
Đây là hình mẫu lý tưởng để cho thanh niên hiện nay học tập, rèn luyện có lý tưởng sống đúng
đắn đó là lý tưởng của Đảng. Dẫn chứng mẫu 14
Nguyễn Văn Trỗi: “Còn giặc Mĩ thì không gia đình nào hạnh phúc” Trước khi ngã xuống anh
còn kịp hô “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Hồ Chí Minh muôn năm!”