Dẫn chứng về lòng dũng cảm trong cuộc sống
Bằng chứng lòng dũng cảm - Số 1
Nguyễn Văn Trỗi Người chiến biệt động Sài Gòn quả cảm, sẵn sàng hy sinh vì
Tổ quốc. Khi thực hiện nhiệm vụ ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ để bảo vệ đất
nước, anh không may bị bắt. phải đối mặt với cực hình tra tấn, anh vẫn kiên
cường, không khuất phục trước kẻ thù. Trước khi bị xử bắn, anh hiên ngang hô lớn:
“Còn giặc Mỹ thì không hạnh phúc!” lời tuyên thệ khẳng định tinh thần yêu
nước sắt son, trở thành biểu tượng bất diệt của lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu vì
độc lập dân tộc.
Bằng chứng lòng dũng cảm - Số 2
Cù Chính Lan – Người chiến sĩ quả cảm trong kháng chiến chống Pháp, không ngại
hiểm nguy, sẵn sàng lao vào trận địa ác liệt. Khi đối mặt với xe tăng địch, anh dũng
cảm vượt qua làn đạn, mưu trí tiếp cận tiêu diệt mục tiêu, góp phần quan trọng
vào chiến thắng của quân ta. Sự hy sinh của anh là minh chứng cho lòng yêu nước,
tinh thần chiến đấu quật cường. Với những đóng góp to lớn, anh được truy tặng
danh hiệu Anh hùng Lực lượng trang Nhân dân, trở thành tấm gương sáng ngời
cho thế hệ sau.
Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 3
Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại
thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy hiếp của tổ
chức khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho các em gái nơi
sinh sống. Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hòa Bình. Bài
phát biểu của tại lễ trao giải rất ấn tượng: “Bất kể con người ta mang màu da gì,
nói tiếng theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi nhau những con người tôn
trọng lẫn nhau, đấu tranh quyền của chúng ta, quyền của trẻ em, quyền của
phụ nữ và quyền của tất cả mọi người.”
Dẫn chứng dũng cảm - Số 4
Nguyễn Văn Nam học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An. Khi đi
ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không
hề đắn đo nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được bốn em học
sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết
sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi
dần bị nước cuốn trôi.
Dẫn chứng dũng cảm - Số 5
Như tấm gương chị Thị Sáu, ngay cả khi đứng trước họng súng của quân địch
mà vẫn cất cao tiếng hát.
Dẫn chứng dũng cảm - Số 6
Anh hùng La Văn Cầu luôn khao khát được tham gia giải phóng đất nước nên khi
mới mười sáu tuổi đã khai tăng lên mười tám tuổi để được gia nhập vào bộ đội. Anh
đã tham gia chiến đấu hai mươi chín trận đánh trong các cương vị chiến cũng
như chỉ huy. Tấm gương La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công
trở thành cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng các bộc phá công đồn, một
hình thức chiến thuật mới mà quân đội ta đã mở ra từ chiến dịch Biên giới 1950.
Dẫn chứng của lòng dũng cảm - Số 7
Câu chuyện cảm động về em Nguyễn Văn Nam - chàng trai trẻ sinh năm 1995 đã
cứu sống năm em học sinh đang bị đuối nước vào ngày 30/4/2013. Tuy nhiên sau
khi đã cứu sống em nhỏ thì Nam đã không may bị cuốn vào dòng nước dữ và rồi hy
sinh. Thời điểm ấy Nam mới chỉ vừa tròn 18 tuổi – cái tuổi mà con người ta vẫn còn
tràn đầy năng lượng ước và những hoài bão to lớn về tương lai tươi đẹp ở phía
trước. Nhưng điều đáng ngợi ca hơn cả đó chính là tấm lòng dũng cảm thật đẹp đẽ
nhưng cũng không kém phần bi thương của em. Trước đó Nam cũng đã từng chín
lần cứu người đuối nước vẫn còn đang trong độ tuổi THPT. Đây quả thực là một
tấm gương cao đẹp sáng người về lòng dũng cảm của con người. Để cứu người
bị đuối nước, em đã không ngần ngại hy sinh chính bản thân mình, dũng cảm chiến
đấu với dòng nước cuốn để có thể cứu người. Nhận thấy được lòng dũng cảm hiếm
của chàng trai trẻ, gia đình Nam đã nhận được thư chia buồn của chủ tịch nước
Trương Tấn Sang. Còn riêng với cá nhân Nam, em đã được truy tặng Huân chương
Dũng cảm của Nhà nước Việt Nam.
Dẫn chứng của lòng dũng cảm - Số 8
Người dân dũng cảm tố cáo những việc làm sai trái của những người chức
quyền.
Dẫn chứng về lòng dũng cảm - Số 9
Ba chiến cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã hy sinh khi làm nhiệm vụ trong vụ
chữa cháy quán karaoke phố Quan Hoa (Cầu Giấy, Nội). Họ các chiến
Đặng Anh Quân, Đỗ Đức Việt Nguyễn Đình Phúc. Hành động của các họ thật
đáng trân trọng cảm phục. họ đã trở thành những “dũng sĩ” trong lòng người
dân.
Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 10
Những ngày vừa qua, trên báo nhắc đến rất nhiều về anh Nguyễn Ngọc Mạnh -
người đã cứu một gái thoát chết trong gang tấc. Ngay khi nhìn thấy gái rơi
xuống từ tầng 12, anh đã không do dự mà chạy đến đỡ cô bé. Đó không chỉ là hành
động của lòng dũng cảm, mà còn thể hiện tấm lòng biết yêu thương. Hành động đẹp
của anh đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Như vậy, chúng ta thể thấy
“dũng sĩ” trong cuộc sống có thể là những con người rất đỗi bình thường.
Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 11
Heracles con trai của thần Zeus. Không chỉ sức mạnh phi thường,
Héc-quyn còn rất tài giỏi. Trong đó, câu chuyện kể về mười hai chiến công của
Heracles rất thú vị . chiến công tôi cảm thấy ấn tượng nhất chính là giết con
tử Nemea. Các thử thách Heracles vượt qua đã cho thấy những đức tính tốt
đẹp của vị dũng sĩ này: dũng cảm, kiên nhẫn.
Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 12
Những con người dũng cảm trong vụ chìm phà chấn động Chuyến phà gặp nạn vào
lúc 6 giờ sáng ngày 21/11 từ Tam Hải sang Tam Quang (huyện Núi Thành)
trên sông Trường Giang gần cửa biển Kỳ Hà. Ngoài 1 thai phụ không may bị thiệt
mạng, toàn bộ 39 người còn lại trên phà đều được cứu thoát. Đó không hoàn toàn là
sự may mắn kết quả của sự dũng cảm nỗ lực của rất nhiều người dân
sống quanh đó.Đặc biệt 5 thợ lặn trên chiếc ghe máy của Công ty Thuận Lưu. Họ
lập tức nhảy ngay xuống nơi nguy cấp để cứu người. Những người hùng đó
Nguyễn Thái Phi (1970), Phạm Văn Hùng (1968), Văn Lân (1981), Dương Văn
Đà (1974, cùng trú xã Tam Quang), Bùi Văn Hòa (1968, trú xã Tam Hải).
Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 13
Văn Minh bác sĩ “xịn” của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt
Nam. Gần 20 năm gắn với tàu SAR 411, bác sĩ Minh không nhớ nổi đã cứu sống
bao nhiêu người. Chỉ biết cứ nhận lệnh lên đường, bất chấp sóng to, gió lớn, bất
chấp hiểm nguy.
Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 14
Khi đang trên đường đi ship hàng thì anh Nguyễn Đăng Văn (30 tuổi, quê Bắc Ninh,
làm nghề shipper) nhận được tin nhắn của anh trai, báo nhà người thân (ở tầng 4,
tòa chung cư mini) bị cháy. Nhận tin báo, anh Văn chạy xe tới thẳng hiện trường, lao
vào ngôi nhà đang bốc lửa khói để cứu người thân cứu thêm được một số nạn
nhân. Hành động dũng cảm của anh đã khiến nhiều người không khỏi cảm động.
Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 15
Tự Trọng (1914 - 1931) được coi là người anh cả của thanh niên cách mạng Việt
Nam. Tên thật của anh Hữu Trọng, danh Trọng Con hay Nguyễn Huy.
Quê quán xã Xuyên Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù anh được sinh ra
lớn lên tại Thái Lan nhưng cuộc đời của anh lại cống hiến cho sự nghiệp cách
mạng để giải phóng dân tộc Việt Nam. Vào năm 1931, xứ ủy Nam tổ chức mít
tinh kỉ niệm một năm ngày khởi nghĩa Yên Bái. Thực dân Pháp ập tới, Lý Tự Trọng
đã rút súng bắn chết mật thám Le Grand để bảo vệ đồng chí Phan Bôi đang diễn
thuyết. Anh bị bắt, bị tra tấn man nhưng vẫn giữ được khí tiết. Anh bị đưa ra xét
xử và kết án tử hình khi mới chỉ mười bảy tuổi.
Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 16
Kim Đồng tên thật Nông Văn Dền. Anh người dân tộc Nùng. Anh một trong
năm thành viên đầu tiên, cũng như đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim
Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển
thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang cuộc họp, anh phát hiện quân
Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán
bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy
tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 17
Ngày 31/5, em Tấn Đệ (12 tuổi, trú thôn Thạnh Đức 1, học sinh lớp 6/7 Trường
THCS Phổ Thạnh, thị Đức Phổ) vinh dự được nhận huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm"
của Trung ương Đoàn đã hành động dũng cảm cứu 2 người bị đuối nước tại
bãi biển Hóc Mó.
Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 18
Ngày 11/7, Tỉnh đoàn Thái Nguyên tổ chức trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm của
Trung ương Đoàn tặng đồng chí Trần Đức Long, đoàn viên Chi đoàn 11A4, Trường
Cao đẳng Công nghệ và Thương mại, ở xóm Tân Thành 1, xã Tân Quang (TP. Sông
Công), vì đã có hành động dũng cảm cứu người bị tai nạn đuối nước.
Dẫn chứng về sự dũng cảm - Mẫu 19
Kito Aya, nữ sinh Nhật Bản phải đối mặt với bệnh thoái dây sống tiểu não, đã
dũng cảm mạnh mẽ để sống những ngày trọn vẹn, yêu thương bên mọi người.
Cô tâm sự: "Có những người mà sự tồn tại của họ giống như không khí, êm dịu, nhẹ
nhàng, chỉ khi họ mất đi người ta mới nhận ra họ quan trọng nhường nào. Mình
muốn trở thành một sự tồn tại như thế." Cuốn nhật kí “Một lít nước mắt” của cô đầy
nghị lực cảm động, đã truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị của cuộc sống. Đến
tận cuối đời, Aya vẫn giữ trọn niềm tin yêu của mình với cuộc đời, với mọi người.
Cuốn nhật kí của cô kết thúc bằng dòng chữ: “Cảm ơn”.
Dẫn chứng về sự dũng cảm - Mẫu 20
Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh hoàng.
Franklin nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc
đó thể gây ra cái chết cho ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với
sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công.

Preview text:

Dẫn chứng về lòng dũng cảm trong cuộc sống
Bằng chứng lòng dũng cảm - Số 1
Nguyễn Văn Trỗi – Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn quả cảm, sẵn sàng hy sinh vì
Tổ quốc. Khi thực hiện nhiệm vụ ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ để bảo vệ đất
nước, anh không may bị bắt. Dù phải đối mặt với cực hình tra tấn, anh vẫn kiên
cường, không khuất phục trước kẻ thù. Trước khi bị xử bắn, anh hiên ngang hô lớn:
“Còn giặc Mỹ thì không có hạnh phúc!” – lời tuyên thệ khẳng định tinh thần yêu
nước sắt son, trở thành biểu tượng bất diệt của lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu vì độc lập dân tộc.
Bằng chứng lòng dũng cảm - Số 2
Cù Chính Lan – Người chiến sĩ quả cảm trong kháng chiến chống Pháp, không ngại
hiểm nguy, sẵn sàng lao vào trận địa ác liệt. Khi đối mặt với xe tăng địch, anh dũng
cảm vượt qua làn đạn, mưu trí tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu, góp phần quan trọng
vào chiến thắng của quân ta. Sự hy sinh của anh là minh chứng cho lòng yêu nước,
tinh thần chiến đấu quật cường. Với những đóng góp to lớn, anh được truy tặng
danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, trở thành tấm gương sáng ngời cho thế hệ sau.
Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 3
Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại
thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy hiếp của tổ
chức khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho các em gái nơi
cô sinh sống. Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hòa Bình. Bài
phát biểu của cô tại lễ trao giải rất ấn tượng: “Bất kể con người ta mang màu da gì,
nói tiếng gì và theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi nhau là những con người và tôn
trọng lẫn nhau, đấu tranh vì quyền của chúng ta, vì quyền của trẻ em, quyền của
phụ nữ và quyền của tất cả mọi người.”
Dẫn chứng dũng cảm - Số 4
Nguyễn Văn Nam là học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An. Khi đi
ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không
hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được bốn em học
sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết
sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi
dần bị nước cuốn trôi.
Dẫn chứng dũng cảm - Số 5
Như tấm gương chị Võ Thị Sáu, ngay cả khi đứng trước họng súng của quân địch
mà vẫn cất cao tiếng hát.
Dẫn chứng dũng cảm - Số 6
Anh hùng La Văn Cầu luôn khao khát được tham gia giải phóng đất nước nên khi
mới mười sáu tuổi đã khai tăng lên mười tám tuổi để được gia nhập vào bộ đội. Anh
đã tham gia chiến đấu hai mươi chín trận đánh trong các cương vị chiến sĩ cũng
như chỉ huy. Tấm gương La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công
và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng các bộc phá công đồn, một
hình thức chiến thuật mới mà quân đội ta đã mở ra từ chiến dịch Biên giới 1950.
Dẫn chứng của lòng dũng cảm - Số 7
Câu chuyện cảm động về em Nguyễn Văn Nam - chàng trai trẻ sinh năm 1995 đã
cứu sống năm em học sinh đang bị đuối nước vào ngày 30/4/2013. Tuy nhiên sau
khi đã cứu sống em nhỏ thì Nam đã không may bị cuốn vào dòng nước dữ và rồi hy
sinh. Thời điểm ấy Nam mới chỉ vừa tròn 18 tuổi – cái tuổi mà con người ta vẫn còn
tràn đầy năng lượng ước mơ và những hoài bão to lớn về tương lai tươi đẹp ở phía
trước. Nhưng điều đáng ngợi ca hơn cả đó chính là tấm lòng dũng cảm thật đẹp đẽ
nhưng cũng không kém phần bi thương của em. Trước đó Nam cũng đã từng chín
lần cứu người đuối nước dù vẫn còn đang trong độ tuổi THPT. Đây quả thực là một
tấm gương cao đẹp và sáng người về lòng dũng cảm của con người. Để cứu người
bị đuối nước, em đã không ngần ngại hy sinh chính bản thân mình, dũng cảm chiến
đấu với dòng nước cuốn để có thể cứu người. Nhận thấy được lòng dũng cảm hiếm
có của chàng trai trẻ, gia đình Nam đã nhận được thư chia buồn của chủ tịch nước
Trương Tấn Sang. Còn riêng với cá nhân Nam, em đã được truy tặng Huân chương
Dũng cảm của Nhà nước Việt Nam.
Dẫn chứng của lòng dũng cảm - Số 8
Người dân dũng cảm tố cáo những việc làm sai trái của những người có chức có quyền.
Dẫn chứng về lòng dũng cảm - Số 9
Ba chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã hy sinh khi làm nhiệm vụ trong vụ
chữa cháy quán karaoke ở phố Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội). Họ là các chiến sĩ
Đặng Anh Quân, Đỗ Đức Việt và Nguyễn Đình Phúc. Hành động của các họ thật
đáng trân trọng và cảm phục. Và họ đã trở thành những “dũng sĩ” trong lòng người dân.
Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 10
Những ngày vừa qua, trên báo có nhắc đến rất nhiều về anh Nguyễn Ngọc Mạnh -
người đã cứu một bé gái thoát chết trong gang tấc. Ngay khi nhìn thấy bé gái rơi
xuống từ tầng 12, anh đã không do dự mà chạy đến đỡ cô bé. Đó không chỉ là hành
động của lòng dũng cảm, mà còn thể hiện tấm lòng biết yêu thương. Hành động đẹp
của anh đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Như vậy, chúng ta có thể thấy
“dũng sĩ” trong cuộc sống có thể là những con người rất đỗi bình thường.
Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 11
Heracles là con trai của thần Zeus. Không chỉ có sức mạnh phi thường, mà
Héc-quyn còn rất tài giỏi. Trong đó, câu chuyện kể về mười hai chiến công của
Heracles rất thú vị . Và chiến công mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất chính là giết con
sư tử Nemea. Các thử thách mà Heracles vượt qua đã cho thấy những đức tính tốt
đẹp của vị dũng sĩ này: dũng cảm, kiên nhẫn.
Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 12
Những con người dũng cảm trong vụ chìm phà chấn động Chuyến phà gặp nạn vào
lúc 6 giờ sáng ngày 21/11 từ xã Tam Hải sang xã Tam Quang (huyện Núi Thành)
trên sông Trường Giang gần cửa biển Kỳ Hà. Ngoài 1 thai phụ không may bị thiệt
mạng, toàn bộ 39 người còn lại trên phà đều được cứu thoát. Đó không hoàn toàn là
sự may mắn mà là kết quả của sự dũng cảm và nỗ lực của rất nhiều người dân
sống quanh đó.Đặc biệt là 5 thợ lặn trên chiếc ghe máy của Công ty Thuận Lưu. Họ
lập tức nhảy ngay xuống nơi nguy cấp để cứu người. Những người hùng đó là
Nguyễn Thái Phi (1970), Phạm Văn Hùng (1968), Lê Văn Lân (1981), Dương Văn
Đà (1974, cùng trú xã Tam Quang), Bùi Văn Hòa (1968, trú xã Tam Hải).
Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 13
Lê Văn Minh là bác sĩ “xịn” của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt
Nam. Gần 20 năm gắn bó với tàu SAR 411, bác sĩ Minh không nhớ nổi đã cứu sống
bao nhiêu người. Chỉ biết cứ nhận lệnh là lên đường, bất chấp sóng to, gió lớn, bất chấp hiểm nguy.
Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 14
Khi đang trên đường đi ship hàng thì anh Nguyễn Đăng Văn (30 tuổi, quê Bắc Ninh,
làm nghề shipper) nhận được tin nhắn của anh trai, báo nhà người thân (ở tầng 4,
tòa chung cư mini) bị cháy. Nhận tin báo, anh Văn chạy xe tới thẳng hiện trường, lao
vào ngôi nhà đang bốc lửa khói để cứu người thân và cứu thêm được một số nạn
nhân. Hành động dũng cảm của anh đã khiến nhiều người không khỏi cảm động.
Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 15
Lý Tự Trọng (1914 - 1931) được coi là người anh cả của thanh niên cách mạng Việt
Nam. Tên thật của anh là Lê Hữu Trọng, bí danh là Trọng Con hay Nguyễn Huy.
Quê quán ở xã Xuyên Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù anh được sinh ra
và lớn lên tại Thái Lan nhưng cuộc đời của anh lại cống hiến cho sự nghiệp cách
mạng để giải phóng dân tộc Việt Nam. Vào năm 1931, xứ ủy Nam Kì tổ chức mít
tinh kỉ niệm một năm ngày khởi nghĩa Yên Bái. Thực dân Pháp ập tới, Lý Tự Trọng
đã rút súng bắn chết mật thám Le Grand để bảo vệ đồng chí Phan Bôi đang diễn
thuyết. Anh bị bắt, bị tra tấn dã man nhưng vẫn giữ được khí tiết. Anh bị đưa ra xét
xử và kết án tử hình khi mới chỉ mười bảy tuổi.
Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 16
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong
năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim
Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển
thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân
Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán
bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy
tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 17
Ngày 31/5, em Võ Tấn Đệ (12 tuổi, trú thôn Thạnh Đức 1, học sinh lớp 6/7 Trường
THCS Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) vinh dự được nhận huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm"
của Trung ương Đoàn vì đã có hành động dũng cảm cứu 2 người bị đuối nước tại bãi biển Hóc Mó.
Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 18
Ngày 11/7, Tỉnh đoàn Thái Nguyên tổ chức trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm của
Trung ương Đoàn tặng đồng chí Trần Đức Long, đoàn viên Chi đoàn 11A4, Trường
Cao đẳng Công nghệ và Thương mại, ở xóm Tân Thành 1, xã Tân Quang (TP. Sông
Công), vì đã có hành động dũng cảm cứu người bị tai nạn đuối nước.
Dẫn chứng về sự dũng cảm - Mẫu 19
Kito Aya, cô nữ sinh Nhật Bản phải đối mặt với bệnh thoái dây sống tiểu não, đã
dũng cảm và mạnh mẽ để sống những ngày trọn vẹn, yêu thương bên mọi người.
Cô tâm sự: "Có những người mà sự tồn tại của họ giống như không khí, êm dịu, nhẹ
nhàng, chỉ khi họ mất đi người ta mới nhận ra họ quan trọng nhường nào. Mình
muốn trở thành một sự tồn tại như thế." Cuốn nhật kí “Một lít nước mắt” của cô đầy
nghị lực và cảm động, đã truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị của cuộc sống. Đến
tận cuối đời, Aya vẫn giữ trọn niềm tin yêu của mình với cuộc đời, với mọi người.
Cuốn nhật kí của cô kết thúc bằng dòng chữ: “Cảm ơn”.
Dẫn chứng về sự dũng cảm - Mẫu 20
Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh hoàng.
Franklin nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc
đó có thể gây ra cái chết cho ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với
sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công.
Document Outline

  • Dẫn chứng về lòng dũng cảm trong cuộc sống
    • Bằng chứng lòng dũng cảm - Số 1
    • Bằng chứng lòng dũng cảm - Số 2
    • Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 3
    • Dẫn chứng dũng cảm - Số 4
    • Dẫn chứng dũng cảm - Số 5
    • Dẫn chứng dũng cảm - Số 6
    • Dẫn chứng của lòng dũng cảm - Số 7
    • Dẫn chứng của lòng dũng cảm - Số 8
    • Dẫn chứng về lòng dũng cảm - Số 9
    • Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 10
    • Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 11
    • Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 12
    • Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 13
    • Ví dụ về lòng dũng cảm - Số 14
    • Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 15
    • Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 16
    • Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 17
    • Dẫn chứng lòng dũng cảm - Số 18
    • Dẫn chứng về sự dũng cảm - Mẫu 19
    • Dẫn chứng về sự dũng cảm - Mẫu 20