-
Thông tin
-
Quiz
Dẫn luận ngôn ngữ - đề cương ôn thi kì 2 môn English | Trường Đại học Tây Nguyên
Khái niệm: Ngôn ngữ là hệ là hệ thống tín hiệu đặc biệt là phươntiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất. Ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp chính của con người,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
English (ĐHTN) 74 tài liệu
Đại học Tây Nguyên 110 tài liệu
Dẫn luận ngôn ngữ - đề cương ôn thi kì 2 môn English | Trường Đại học Tây Nguyên
Khái niệm: Ngôn ngữ là hệ là hệ thống tín hiệu đặc biệt là phươntiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất. Ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp chính của con người,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: English (ĐHTN) 74 tài liệu
Trường: Đại học Tây Nguyên 110 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Tây Nguyên
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46836766 ÔN TẬP I. Lý thuyết
1 . Khái niệm ngôn ngữ. Phân biệt ngôn ngữ và lời nói.
Khái niệm: Ngôn ngữ là hệ là hệ thống tín hiệu đặc biệt là phương
tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp
chính của con người, nó có thể tồn tại dưới dạng lời nói, ký hiệu hoặc chữ viết.
Phân biệt ngôn ngữ với lời nói -
Ngôn ngữ tồn tại dưới 2 dạng :
+ Dạng tĩnh, tồn tại trong hệ thống, chưa được sử dụng.
+ Dạng động, đã được sử dụng trong giao tiếp.
Ngôn ngữ và lời nói phân biệt ở điểm cơ bản sau: Ngôn ngữ Lời nói
+ Mang tính xã hội + Mang tính cá nhân
+ Tồn tại ở trạng thái tiềm năng,
+ Tồn tại ở dạng hiện thực, mang mang tính trừu tượng tính cụ thể + Hữu hạn + Vô hạn
=> Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói là mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng. Ngôn ngữ và lời nói là 2 mặt của 1 vấn đề, chúng thống nhấy
nhưng k đồng nhất, ta không nên tách rời chúng một cách rạch ròi và cực đoan. 2 . Hệ thống ngôn ngữ.
KN hệ thống và kết cấu
- Hệ thống là 1 tập thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ lẫn nhau.
- Kết cấu là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ trong một hệ thống.
=> Kết cấu không nằm ngoài hệ thống. Đã là hệ thống thì phải có kết cấu Ngôn
ngữ là một hệ thống tín hiệu
Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau:
- Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị
đối với hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ
thống tín hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị lOMoAR cPSD| 46836766
đối với hệ thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của
chúng mà do những thuộc tính được người ta trao cho để chỉ ra những
khái niệm hay tư tưởng nào đó.
- Tính 2 mặt của tín hiệu: Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa
cái biểu hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn
ngữ là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị.
- Tính võ đoán của tín hiệu: Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được
biểu hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức ngữ âm và khái niệm
không có mối tương quan bên trong nào.
VD: khái niệm “người đàn ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình”
trong tiếng Việt được biểu thị bằng âm [anh] nhưng trong tiếng Nga lại
được biểu thị bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay
[brat] hoàn toàn là do sự quy ước của cộng đồng chứ không thể giải thích lí do.
- Giá trị khu biệt của tín hiệu: Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng
là sự khu biệt. Đặc điểm này đủ để phân biệt nó với các tín hiệu vùng bên cạnh.
VD: trong hệ thống đèn giao thông có 3 yếu tố: màu đỏ - chỉ sự cấm đi;
màu vàng – chuẩn bị; màu xanh – có thể đi. Thực ra màu đỏ, màu vàng,
màu xanh tự nó không có nghĩa gì cả. Sở dĩ mỗi màu mang một nội dung
như vậy hoàn toàn là do quy ước. Chỉ đặt trong hệ thống đèn giao thông các
màu mới có ý nghĩa như thế
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
Tính chất đặc biệt của hệ thống ngôn ngữ thể hiện ở các đặc trưng sau: -
Tính phức tạp, nhiều tầng bậc. Trước hết, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ bao
gồm một số lượng đơn vị rất lớn, khó có thể thống kê hết số lượng từ, câu lOMoAR cPSD| 46836766
trong một ngôn ngữ. Mặt khác, bên cạnh các tín hiệu ngôn ngữ đồng loại
còn tồn tại các tín hiệu ngôn ngữ khác loại, đó là các đơn vị của ngôn ngữ
thuộc nhiều cấp độ khác nhau có quan hệ cấp bậc (tức là các đơn vị bậc
thấp nằm trong các đơn vị bậc cao hơn, các đơn vị bậc cao, bao hàm các
đơn vị bậc thấp hơn). Do vậy, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ là một hệ thống
của nhiều hệ thống (hệ thống âm vị, hệ thống hình vị, hệ thống từ vựng, hệ thống câu).
- Tính võ đoán. Tính võ đoán là sự tách rời thành một mối liên hệ trừu
tượng và không được cụ thể hoá giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu
hiện. Đối với các tín hiện thông thường, mối quan hệ giữa hình thức vật
chất và nội dung thông tin mang tính quy ước. Tín hiệu ngôn ngữ cũng
có nguồn gốc quy ước, nhưng vì quá lâu đời nên mang tính võ đoán. Tính
võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở chỗ mối quan hệ giữa CBĐ và
CĐBĐ là không có lý do, không giải thích được.
- Tính hình tuyến. Các tín hiệu ngôn ngữ khi hoạt động giao tiếp không
bao giờ xuất hiện tại một thời điểm hoặc một vị trí từ hai tín hiệu trở lên
mà xuất hiện kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định. Nhờ tính hình tuyến
mà người ta có thể phân tích và nhận diện được các quy tắc kết hợp với
các yếu tố để tạo t hành các đơn vị ngôn ngữ khác nhau.
- Tính đa trị. Trong hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, mối quan hệ giữa CBĐ và
CĐBĐ không phải bao giờ cũng tương ứng 1/1; mà cùng một CBĐ có thể
tương ứng với nhiều CĐBĐ như hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, hoặc
cùng một CĐBĐ có thể tương ứng với nhiều CBĐ như hiện tượng đồng
nghĩa… Đồng thời, ngoài chức năng truyền tin, tín hiệu ngôn ngữ còn có
nhiều chức năng như biểu thị khái niệm, biểu cảm…
- Tính năng sản. Các tín hiệu ngôn ngữ luôn luôn tiềm tàng khả năng sản
sinh các tín hiệu mới từ những tín hiệu ban đầu.
3 . Điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ. lOMoAR cPSD| 46836766
Một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ.
a. Thuyết tượng thanh:
- Xuất hiện từ thời cổ đại, phát triển từ Thế kỉ VII-XIX. Theo thuyết
này, ngôn ngữ nói chung và các từ riêng biệt đều do ý muốn tự giác của
con người bắt chước và mô phỏng các âm thanh trong tự nhiên. Tác giả
tiêu biểu là laton và Augustin thời cổ đại.
VD: con mèo kêu meo meo nên mới gọi là “ mèo”
b. Thuyết cảm thán:
- Ngôn ngữ bắt nguồn từ âm thanh các trạng thái tâm lí phát l c tình cảm
x c động: vui, buồn, giận, đau đớn...Tiêu biểu như utsô Humbôn,
Stăngđan…Đó là mối quan hệ giữa từ với trạng thái của con người.
VD: các từ ối, á, chao ôi
c. Thuyết kêu trong lao động: -
Xuất hiện thế kỉ XIX cho rằng ngôn ngữ có từ tiếng kêu trong lao
động có cơ sở từ sinh hoạt lao động của con người là do hoạt động cơ năng
cơ thể theo nhịp độ lao động. d. Thuyết khế ước xã hội: -
Bắt nguồn từ ý kiến nhà triết học cổ đại Đêmôcrit cuối thế kỉ XVIII
và Utsô… cho rằng ngôn ngữ do con người thỏa thuận mà định ra, trong
đó khế ước xã hội là khả năng đầu tiên để ngôn ngữ hình thành. Utsô cho
rằng loài người trải qua 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tự nhiên, nguồn gốc của
ngôn ngữ là cảm xúc, giai đoạn sau là giai đoạn văn minh, ngôn ngữ là sản
phẩm của khế ước xã hội. e. Thuyết ngôn ngữ cử chỉ: -
Ban đầu con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng mà dùng cử chỉ, tư
thế thân thể, chân tay để giao tiếp.
Điều kiện nảy sinh ngôn ngữ: lOMoAR cPSD| 46836766
Các thuyết trên đều không phải cơ sở khoa học về nguồn gốc của ngôn ngữ.
Theo quan điểm CN Mác - Lênin, đặc biệt, Ăng-ghen trình bày trong cuốn
"phép biện chứng của tự nhiên" cho rằng: Sự xuất hiện lời nói phân tiết và ngôn
ngữ nằm trong bối cảnh chung của nguồn gốc loài người, nguồn gốc tổ chức
lao động xã hội và xã hội hóa tư duy dẫn đến hình thành thức. -
Theo Ăng-ghen, lao động là cơ sở cho sự ra đời của con người và ngôn ngữ loài người. -
Đầu tiên, con người sáng chế ra công cụ sản xuất và tham gia hoạt
động tập thể, từ đó có phân công lao động làm nảy sinh nhu cầu phải giao
tiếp nên ngôn ngữ được hình thành. Vậy, lao động tạo điều kiện phát triển
bộ óc, mở rộng hiểu biết của con người; lao động XH nảy sinh nhu cầu và nội dung giao tiếp. -
Lao động, TD và ngôn ngữ đồng thời hình thành và phát triển. Trong
đó, lao động tạo ra con người và những tiền đề cho sự hình thành của TD và ngôn ngữ. -
Như vậy, ngôn ngữ chỉ nảy sinh do nhu cầu con người phải giao tiếp
và hình thành từ lao động, sinh hoạt trong lao động để trao đổi thông tin
cho nhau. Cũng từ đó, tư duy hình thành và phát triển. Lao động quyết
định nhu cầu tạo ra ngôn ngữ. -
Tóm lại: Con người, tư duy trừu tượng và ngôn ngữ ra đời một lúc
dưới tác dụng của lao động. Ngôn ngữ và tư duy trừu tượng của con người
là dấu hiệu phân biệt con người với con vật. Ngôn ngữ âm thanh chỉ có ở con người.
Chứng minh lao động là điều kiện để nảy sinh ngôn ngữ.
Bước quyết định trong quá trình vượn biến thanh người là sự kiện đôi tay
được giải phóng. Nhờ có đôi bàn tay mà con người có được dụng cụ lao lOMoAR cPSD| 46836766
động, từ đó tư duy phát triển. Cơ sở mật thiết nhất, bản chất nhất của tư
duy con người là sự biến đổi của giới tự nhiên mà con người gây ra. Theo
Ăng ghen, năng lực tư duy trừu tượng của con người đã lớn lên cùng lao động. tuy
nhiên tư duy không thể tồn tại trần trụi mà không có ngôn ngữ. Vậy nên tư duy hình
thành thì ngôn ngữ cũng ra đời.
Một mặt lao động làm cho người cần thiết phải có ngôn ngữ để nói
với nhau, mặt khác lao động làm cho người ta có ngôn ngữ để tiến hành tư
duy, hình thành tư tưởng, lấy nó làm nội dung giao tiếp với nhau.
Lao động quyết định nhu cầu tạo ra ngôn ngữ và khả năng tạo ra
ngôn ngữ nữa. Muốn có ngôn ngữ phải có tư duy trừu tượng và khả năng
phát âm rõ ràng. Ăng ghen có phân tích: “ Cái hầu quản chưa phát triển của
loài vượn nhờ uốn giọng mà đã biến đổi dần dần, từ đó hoàn thiện cơ quan phát âm của con người.
=> Tóm lại, bản thân con người cũng như tư duy trìu tượng và ngôn
ngữ của nó cùng ra đời một lúc dưới tác động của lao động. Ngôn ngữ và
tư duy trìu tượng của con người là dấu hiệu phân biệt con người với con
vật. Ngôn ngữ âm thanh luôn là ngôn ngữ duy nhất của loài người. lao động
giúp hoàn thiện cơ quan phát âm của con người. Nhờ lao động bằng công
cụ mà năng lực tư duy của con người phát triển. Ngôn ngữ nảy sinh là do
sự cần thiết phải giao tiếp, mà nhu cầu giao tiếp này lại do lao động quyết định.
4 . Nguyên nhân và cách thức phát triển của ngôn ngữ
Cách thức phát triển của ngôn ngữ
Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến, nhảy vọt. Sự phát triển
của ngôn ngữ không theo con đường phá hủy ngôn ngữ hiện có và tạo ra
ngôn ngữ mới, mà theo con đường phát triển, cải tiến những yếu tố cơ bản
mà ngôn ngữ hiện có. Và sự chuyển biến từ tính chất này của ngôn ngữ
sang tính chất khác, tuyệt nhiên không diễn ra bằng cách bùng nổ, đột biến,
phá hủy cái cũ tạo lập cái mới, mà bằng cách tuần tự, lâu dài, tích cóp lOMoAR cPSD| 46836766
những yếu tố tính chất mới, cơ cấu mới của ngôn ngữ bằng cách tiêu ma
dần những tính chất cũ. Sự phối hợp giữa ngôn ngữ là một quá trình trường
kì, kéo dài hàng thế kỉ, không thể nói có đột biến nào ở đây được… Sẽ là
hoàn toàn sai lầm nếu ai đó nghĩ rằng, do sự phối hợp của hai ngôn ngữ,
một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ thứ ba, sẽ xuất hiện.
Có sự phát triển không đồng đều giữa các mặt của ngôn ngữ
Do trực tiếp phản ánh đời sống xã hội, vì vậy từ vựng của ngôn ngữ so với
ngữ âm và ngữ pháp là bộ phận biến đổi nhiều và nhanh nhất. Mặt ngữ âm
của ngôn ngữ biến đổi chậm và không đều vì nếu như ngữ âm mà biến đổi
nhanh và nhiều thì sẽ ảnh hưởng trực đến việc giao tiếp hàng ngày.
Hệ thống ngữ pháp cùng với từ vựng cơ bản là cơ sở của ngôn ngữ, cho
nên nó biến đổi chậm nhất. Tất nhiên, với thời gian, hệ thống ngữ pháp
cũng biến đổi, cải tiến, tu bổ thêm làm cho những quy luật của nó chính
xác hơn, thậm chí cũng có thể bổ sung thêm các quy luật mới, song cơ sở
của hệ thống ngữ pháp vẫn được bảo tồn trong một khoảng thời gian rất
lâu. Hệ thống ngữ pháp biến đổi còn chậm hơn nữa so với từ vựng cơ bản.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự phát triển của ngôn ngữ Nguyên
nhân khách quan dẫn đến sự phát triển của ngôn ngữ trước hết là những
điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa và các điều kiện xã hội khác. Với
tư cách là hiện tượng xã hội đặc biệt, sự phát triển của ngôn ngữ phải do
những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và các điều kiện xã khác quy
định. Người ta chỉ có thể hiểu được một ngôn ngữ và quy luật phát triển
của nó khi nào người ta nghiên cứu nó theo sát lịch suẻ của xã hội, lịch sử
của nhân dân có ngôn ngữ đó, sáng lập và bảo tồn ngôn ngữ đó. Sản xuất
phát triển, các giai cấp mới xuất hiện, chữ viết ra đời, các quốc gia mới
hình thần cần giao dịch thư từ, nền thương nghiệp trưởng thành càng cần
giao dịch thư từ, báo chí ấn loát xuất hiên, văn học lên tiếng, tất cả những
điều đó đã đem lại những biến đổi lớn lao trong sự phát triển của ngôn ngữ. lOMoAR cPSD| 46836766
Ảnh hưởng đến sự phát triển của ngôn ngữ còn phải kể đến những nhân tố
xã hội khách quan khác như: hình thức cộng đồng tộc người, dân số, trình
độ học vấn, tốc độ phát triển KT-XH, mối liên hệ kinh tế- chính trịxã hội,
truyền thống văn hóa........
Các nhân tố chủ quan đến sự phát triển của ngôn ngữ
Có thể nói chính sách ngôn ngữ là lí luận và thực tiễn tác động một cách
có ý thức vào quá trình phát triển của ngôn ngữ. Nó là một bộ phận chính
sách dân tộc của một quốc gia, một giai cấp, một Đảng nào đó. Chính sách
ngôn ngữ trước tiên tác động trực tiếp lên mặt trức năng của ngôn ngữ, và
qua đó, trong chừng mực, tác động đến mặt cấu trúc của ngôn ngữ. Nhưng
bản thân chính sách ngôn ngữ chỉ phát huy được tác dụng trong chừng mực
phù hợp với quy luật phát triển khách quan, quy luật phát triển của xã hội
nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Nói cách khác nhân tố xã hội là tiền đề
cho chính sách ngôn ngữ và cũng gián tiếp tác động vào quá trình phát triển của ngôn ngữ.
Nói tóm lại vì bản chất ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nên các nhân tố
xã hội đã tác động hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp, và có tầm ảnh hưởng
to lớn, quyết định quá trình phát triển của ngôn ngữ.
5 . Bản chất của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Bên ngoài
xã hội, ngôn ngữ không thể phát sinh.
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân tôi hay cá nhân anh mà là
của chúng ta. Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội
chặt chẽ, được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền
thống chung của cả cộng đồng.
Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính
di truyền, không mang tính bẩm sinh cũng không đồng nhất với tiếng kêu lOMoAR cPSD| 46836766
của động vật. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Nó không thuộc
về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào. Ngôn ngữ cũng không
mang tính giai cấp. Theo quan diểm của Các Mác và Ăng ghen thì bản
chấất xã hội của ngôn ngữ thể hiện ở chôỗ: nó phục vụ xã hội với tư
cách là phương tiện giao tiếấp; nó thể hiện ý thức xã hội; sự tôồn tại và
phát triển của ngôn ngữ gắấn liếồn với sự tôồn tại và phát triển của xã
hội. Khẳng định ngôn ngữ là hiện tượng xã hội cũng có nghĩa là thừa
nhận ngôn ngữ tôồn tại và phát triển theo quy luật khách quan của
mình, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của môỗi các nhấn. Trong
quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn luôn tiếấp thu các yếấu tôấ mới (từ
mới, nghĩa mới) để phong phú và hoàn thiện thếm.
Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt con người
khác với động vật khác là ở chỗ con người có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một
loại phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Nó không phải
là một hiện tượng của của tự nhiên cũng không phải là sự phản xạ có tính
bản năng như phản xạ có điều kiện ở một số sinh vật. Nó không phải là một
hiện tượng có tính cá nhân tuy rằng ngôn ngữ có liên quan tới mỗi cá nhân
con người nhưng lại không lệ thuộc vào cá nhân con người. Nó là sản phẩm
của tập thể, nó tồn tại và phát triển với sự tồn tại và phát triển của cộng
đồng người sử dụng ngôn ngữ ấy. Mặt khác nói nó là một hiện tượng xã
hội vì ngôn ngữ tồn tại trong xã hội loài người với tư cách là một công cụ
mà con người dùng để giao tiếp trao đổi thông tin với nhau.
Khi đề cập tới một hiện tượng xã hội người ta thường xét chúng trên
cơ sở của hai phạm trù của một cơ cấu xã hội: cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. lOMoAR cPSD| 46836766
Dĩ nhiên, không thể xếp ngôn ngữ vào cơ sở hạ tầng bởi vì nó không
là một công cụ sản xuất mà cũng không phải là quan hệ sản xuất. Nó chỉ là
phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau.
Cũng không thể xếp ngôn ngữ vào thiết chế thuộc thượng tầng kiến
trúc vì mọi thiết chế của thượng tầng kiến trúc như nhà nước, pháp luật, thể
chế chính trị tôn giáo,.. đều dựa trên cơ sở của hạ tầng cơ sở hạ tầng còn
thì kiến trúc thượng tầng còn, cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng
tầng cũng thay đổi theo. Trong khi với tư cách là công cụ giao tiếp và tư
duy ngôn ngữ không bị biến đổi khi cơ sở hạ tầng thay đổi. Mặt khác ngôn
ngữ cũng không mang tính giai cấp như hệ thống triết học, pháp luật chính
trị… ngôn ngữ không phải là tài sản riêng của một giai cấp nào nó là sản
phẩm của toàn xã hội vì lẽ đó các nhà ngôn ngữ đều nhìn nhận ngôn ngữ
là một hiện tượng xã hội nhưng là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
6 . Chức năng của ngôn ngữ
Hai chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là: chức năng làm công cụ giao
tiếp và chức năng làm công cụ tư duy.
1.Chức năng làm phương tiện giao tiếp.
- Khái niệm giao tiếp: Giao tiếp là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc giữa các
thành viên trong xã hội để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm và để
bày tỏ thái độ của bản thân với thế giới xung quanh.
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người. Ngoài ngôn ngữ con
người còn có những phương tiện giao tiếp khác như cử chỉ, các loại dấu
hiệu, kí hiệu khác nhau… nhưng ngôn ngữ vẫn là phương tiện giao tiếp
trọng yếu nhất của con người.
- Ưu thế của ngôn ngữ thành tiếng so với ngôn ngữ cử chỉ là chúng có
phạm vi rộng, phổ biến hơn; có số lượng lớn, đa dạng về thể loại; ngoài
ra còn có hiệu quả cao diễn đạt phong phú, sinh động nhất vì phương
tiện ngôn ngữ có tính đa trị nhờ đó mà đời sống tâm tư của con người
được diễn tả chủ yếu bằng ngôn ngữ. - Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ là : + Thông tin + Giải trí + Tạo lập quan hệ + Tự biểu hiện lOMoAR cPSD| 46836766
2.Chức năng làm công cụ thư duy.
Chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ được biểu hiện ở 2 khía cạnh:
- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ nào, câu nào
không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng. Ngược lại không có ý nghĩ tư
tưởng nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là biểu hiện
thực tế của tư tưởng.
- Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý
nghĩ, tưởng tượng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ.
Những ý nghĩ chưa biểu hiện ra được bằng ngôn ngữ là những ý nghĩ
không quá rõ ràng, phản ánh cái hiểu lơ mơ chứ không phải hiểu biết thực sự.
Ngôn ngữ của con người tồn tại ở dạng tiếng và còn tồn tại dạng biểu
tượng âm thanh ở trong óc, dạng chữ viết trên giấy. Cho nên chức năng
của ngôn ngữ với tư duy không chỉ thể hiện khi ngôn ngữ được phát thành
lời mà cả khi người ta im lặng suy nghĩ hoặc viết ra giấy.
7.Khái niệm ngữ âm. Cơ sở xã hội của ngữ âm. Phân biệt nguyên âm và phụ âm.
- Khái niệm: Ngữ âm là cách gọi tắt của âm thanh ngôn ngữ – một loại âm
thanh đặc biệt do con người phát ra dùng để giao tiếp và tư duy (khi nghĩ
thầm, vẫn xuất hiện các từ với hình thức âm thanh của chúng). Ngữ âm
bao gồm các âm, các thanh, các cách kết hợp âm thanh và giọng điệu ở
trong một từ, một câu của một ngôn ngữ.
- Cơ sở xã hội của ngữ âm :
Trong khi phát âm, có thể có sự khác nhau chút ít ở những người nói
nhưngkhông phải vì thế mà người ta không hiểu được nhau. Bởi vì, trong
cách phát âmcủa mỗi người vẫn có những nét chung. Đó chính là cơ sở xã
hội của ngữ âm. Nóiđến cơ sở xã hội của ngữ âm là nói đến chức năng xã
hội của nó. Âm thanh, tự bản thân nó không mang ý nghĩa gì cả. Nhưng
khi một đơn vị âm thanh nào đó đượcmột cộng đồng lựa chọn và xác lập
làm hình thức biểu đạt cho những đơn vị mangnghĩa trong một ngôn ngữ
và dùng để giao tiếp thì sẽ trở thành những đơn vị âmthanh ngôn ngữ. Mặt
xã hội của ngữ âm làm cho mỗi người nói một ngôn ngữ nàođó nhận ra sự
khác nhau giữa các đơn vị âm thanh của ngôn ngữ đó, đồng thời luôncó ý lOMoAR cPSD| 46836766
thức và thói quen phân biệt sự khác nhau đó, một sự khác nhau có tính
chấtchức năng - chức năng giao tiếp.
- Phân biệt ng âm và phụ âm.
- giống nhau: đều là 2 đơn vị của âm tố và cả nguyên âm và phụ âm đều
không thể phân chia được nữa - khác nhau Nội dung so Nguyên âm Phụ âm sánh Bản chất âm
Do thanh cấu tạo nên, nó Phụ âm về cơ bản là tiếng
học có đường cong biểu diễn
động có đường cong biểu tuần hoàn diễn không tuần hoàn Mặt cấu âm
Nguyên âm được tạo nên Phụ âm được tạo nên
do sự bởi luồng hơi ra tự do cản trở không khí Khả năng tự Có khả năng tự cấu thành
Không có khả năng tự cấu cấu thành âm tiết thành âm tiết âm tiết
Cách thoát Luồng hơi đi ra không bị Luồng hơi bị cản trở bởi các
hơi từ phổi cản trở, thoát ra ngoài một
bộ máy phát âm như môi,
đầu cách tự do.VD [e] lưỡi, lợi,…VD[t] Cường độ Luồng hơi đi ra
yếu Luồng hơi đi ra mạnh của luồng hơi
Sự rung Dây thanh rung nhiều, tạo
Dây thanh rung ít hoặc không
động của cho nguyên âm nhiều
rung, tạo cho phụ âm có nhiều dây thanh tiếng thanh.VD: [a] tiếng động.VD: [k]
Câu 8: Khái niện từ vựng? Phân biệt thành ngữ và quán ngữ. Phân biệt căn tố
phụ tố. Các biến thể của từ. Phân loại từ theo cấu tạo.
- Khái niệm: Từ vựng là tập hợp đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có
khả năng hoạt động độc lập. Từ vựng được gọi với nhiều từ khác
nhau mang nghĩa tương tự như vốn từ, kho từ vựng. Từ vựng được
hiểu là tập hợp các từ và đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ.
- Trong ngôn ngữ, đơn vị tương đương với từ là các cụm từ cố định
được gọi là thành ngữ, quán ngữ. Trong tiếng Việt thành ngữ vô
cùng đa dạng, có thể kể đến một số thành ngữ sau: ba cọc ba đồng,
chó cắn áo rách, mẹ tròn con vuông,… Bên cạnh đó, kho tàng quán
ngữ trong ngôn ngữ Việt Nam cũng rất phổ biến chẳng hạn như Khổ lOMoAR cPSD| 46836766
một nỗi là, Của đáng tội, Cắn rơm cắn cỏ, Chẳng nước non gì, đùng một cái,…
- Phân biệt thành ngữ và quán ngữ.
- + Thành ngữ: cụm từ cố định, hiểu theo nghĩa bóng, hoàn chỉnh về
cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm. Ví dụ: + mẹ tròn con vuông + chuôt chạy cùng sàọ + chuôt sa chĩnh nếp ̣ + đục nước béo cò + ném đá giấu tay
- Quán ngữ: Từ sử dụng theo thói quen, là cụm từ cố định được dùng
lăp đi lặ p lại trong các loại văn bản liên kết, nhậ p đề, nhấṇ mạnh, rào đón ... Ví dụ: + của đáng tôị + có thể nói rằng + suy cho cùng + bên cạnh đó + nói bỏ ngoài tai
- Phân biệt căn tố, phụ tố.
+ Căn tố (chính tố) là loại hình vị mang ý nghĩa cơ bản của từ và các
hình vị khác phái phụ thuộc vào nó.
Căn tố là một bộ phận của một từ mà một phụ tố biến tố được hoặc
có thể thêm vào. Ví dụ trong tiếng Anh phụ tố biến tố '-s' có thể thêm
vào căn tố 'work' để hình thành số nhiều là 'works' trong 'the works of Shakespear. lOMoAR cPSD| 46836766
+ Phụ tố là những hình vị được ghép với căn tố để tạo nen nghĩa
mới. Phụ tố là hình vị phụ thêm vào gốc từ, biểu thị ý nghĩa cấu tạo
từ hoặc ý nghĩa ngữ pháp. Theo vị trí đối với gốc từ có thể phân chia
phụ tố thành tiền tố, trung tố, hậu tố..
- Các biến thể của từ các biến thể từ vựng là các biến thể được tạo
thành một ngôn ngữ tùy thuộc vào khu vực mà chúng ta thấy mình.
Gồm có các loại biến thể chính như:
+ Biến thể hình thái học: đó là những hình thái khác nhau của một
từ, hay còn gọi là những từ hình. Ví dụ: see - saw ( hiện tại-quá khứ)
Boy – boys – boy’s ( số ít – số nhiều – sở hữu cách )
+ Biển thể ngữ âm – hình thái học: là những biến dạng về mặt ngữ
âm và cấu tạo từ chứ không phải là hình thái ngữ pháp của nó. Ở đây
có hiện tượng cùng một ý nghĩa từ vựng được định hình một cách
khác nhau. Muốn những cách định hình đó là những biến thể hình
thái học của cùng một từ duy nhất phải:
- Trong khi khác nhau chúng phải có phần gốc từ chung, do đó sự
giống nhau về nghĩa được thể hiện trong vỏ ngữ âm của chúng. - Sự
khác nhau về vật chất ngữ âm không biểu hiện sự khác nhau nào về ý nghĩa. Ví dụ:
Các cặp biến thể: Tiếng Việt: trời-giời; trăng-giăng, sờ-rờ
Tiếng Anh: often-oft (thường thường)
Biến thể từ vựng - ngữ pháp: mỗi từ có thể có nhiều ý nghĩa khác
nhau, mỗi lần sử dụng chỉ sử dụng một trong những ý nghĩa của nó được hiện thực hoá. lOMoAR cPSD| 46836766
Ví dụ: từ chết có nhiều ý nghĩa khác nhau trong những trường hợp sử dụng sau:
- ông ấy mới chết năm ngoái
- Phân loại từ theo cấu tạo
+ Từ đơn: là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe,
tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím…
+ Từ ghép: là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.
+ Từ láy: được tạo ra bởi lập lại phần âm thanh của một hình vị or một từ đứng trước nó.
+ Láy phụ âm đầu. Thí dụ: vắng vẻ, vui vẻ… +
Láy phần vần. Thí dụ: co ro, lác đác, lung túng…
+ Từ phái sinh: gồm 1 căm tố+ 1 phụ tố.
Câu 9: : Khái niệm Ý nghĩa ngữ pháp. Phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa
ngữ pháp. Phân loại ý nghĩa ngữ pháp. Phương thức ngữ pháp.
- Khái niệm ý nghĩa ngữ pháp: ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung
cho hàng loạt các đơn vị từ và được thể hiện ra bên ngoài bằng những
phương tiện ngữ pháp nhất định.
- ý nghĩa ngữ pháp mang tính chất chung, trừu tượng trong sự so sánh
tương đối với ý nghĩa từ vựng
- Phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp:
+ ý nghĩa ngữ pháp: là ý nghĩa chung của nhiều từ, nhiều đơn vị ngữ pháp
+ ý nghĩa từ vựng: là ý nghĩa riêng của từ
+ Giống nhau: đều có cơ sở hiện thực và có có sự khái quát đến một mức nhất định. lOMoAR cPSD| 46836766 + Khác nhau:
Ý nghĩa từ vựng Ý nghĩa ngữ pháp
+ Là những đơn vị ngữ nghĩa tạo nội dung cụ + Tổ chức lời nói, tổ chức câu, tjieets lập thể cho lời nói, câu.
liên kết giữa các từ để tạo câu
+ Tập hợp một số nét nghĩa
+ Chỉ có một nét nghĩ a
+ Lĩnh hội bằng hình thức cảm tính -
Phân loại ý nghĩa ngữ pháp.
+ Bộc lộ bằng những hình thức chun + Tính hình thức cao hơn g
+ Tính khái uát và trừu tượng cao hơn.
- ý nghĩa ngữ pháp tự thân và ý nghĩa ngữ pháp quan hệ :
+ ý nghĩa ngữ pháp tự thân là loại ý nghĩa vốn có của ngữ pháp.
VD: hoa, mây, sông, núi...... ( chỉ sự vật)
+ ý nghĩa ngữ pháp quan hệ là loại ý nghĩa ngữ pháp có được do
những đơn vị từ đi kèm với nó.VD: trong câu “mèo vờn chuột” từ
“mèo” biểu thị chủ thể của hoạt động vồ, còn từ “chuột” biểu thị
đối tượng. nhưng trong câu “chuột lừa mèo” thì “chuột” mang ý
nghĩa chủ thể và từ “mèo” mang ý nghĩa đối tượng của hoạt động.
các ý nghĩa “chủ thể”, “đối tượng” chỉ nảy sinh do những mối quan
hệ giữa các từ trong các câu cụ thể.
- ý nghĩa ngữ pháp thường trực và ý nghĩa ngữ pháp lâm thời : + ý
nghĩa ngữ pháp thường trực là loại ý nghĩa ngữ pháp luôn luôn đi
kèm ý nghĩa từ vựng, thường trực, vốn có của từ.
+ ý nghĩa lâm thời là loại ý nghĩa chỉ xuất hiện ở một số dạng thức
nhất định của đơn vị. VD như trong câu “ tôi đọc sách” thì “tôi” là
chủ thể của hoạt động, còn “ sách” là đối tượng của hoạt động.
Nhưng trong những trường hợp khác thì lại được xác đinh khác,
như trong câu “ mẹ tặng tôi một quyển sách” thì lúc này “tôi”
không đóng vai trò là chủ thẻ của họa động nữa là lúc này nó đóng
vai trò là đối tượng của hoạt động. lOMoAR cPSD| 46836766
- Phương thức ngữ pháp:
+ KN: PTNP là cách thức và phương tiện mà ngôn ngữ dùng để
thể hiện các ý nghĩ ngữ pháp
+ các loại phương thức ngữ pháp được sử dụng nhiều nhất.
+ Phương thức dùng phụ tố: là phương thức dùng phụ tố để bổ
sung ý nghĩa từ vựng cho chính tố để làm thay đổi ý nghĩa ngữ
pháp của từ. Ví dụ như “- rơ- ” trong ttừ “bơrơsao” tiếng Êđê có
nghĩa là sự cãi vã, đây là biểu thị ý nghĩa “sự vật” ( so sánh với từ
“ssao” có nghĩa là cãi nhau, biểu thị ý nghĩa hành động).
+ Phương thức biến dạng chính tố: là phương thức biến đổi một bộ
phận của chính tố để thể hiện sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ
trong từ “hamir – con lừa” -> “himar- những con lừa” ; “foot – bàn
chân số ít” => “feet – bàn chân số nhiều”.
+ Phương thức thay chính tố: là phương thức thay đổi hoàn toàn
vỏ ngữ âm của từ để biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ
từ “good: tốt” -> “better: tốt hơn”; “bad: xấu” -> “worse: xấu hơn”.
+ Phương thức trọng âm: là phương thức sử dụng trọng âm để thể
hiện sự phân biệt ý nghĩa từ vựng của các từ hay để phân biệt ý
nghĩa ngữ pháp của các dạng thức từ.
+Phương thức lặp: là phương thức mà lặp lại toàn bộ hay một bộ
phận vỏ ngữ âm của chính tố để tạo nên một từ mới hoặc một dạng
mới của từ. Ví dụ: “người (số ít) – người người (số nhiều)”; “ngày
(số ít) – ngày ngày (số nhiều)”; “vui (mức độ bình thường) – vui vui (mức độ thấp)”. lOMoAR cPSD| 46836766
+ Phương thức hư từ: là phương thức sử dụng hư từ đi kèm với các
thực từ để làm thay đổi về mặt ý nghĩa ngữ pháp của từ.
+ Phương thức trật tự từ: là phương thức sắp xếp trật tự các từ
trong một câu để làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của câu. Ví dụ câu
trần thuật : anh ấy là sinh viên; câu nghi vần: anh ấy có phải sinh viên không?
+ Phương thức ngữ điệu: là phương thức sử dụng ngữ điệu để biểu
thị ý nghĩa tình thái của các câu như tường thuật, nghi vấn, khẳng định, phủ định.
Ví dụ: dùng hư từ có.. không để hỏi và phán âm nhấn mạnh vào từ
cần hỏi: Anh có đi không? ; lên giọng hoặc xuống giọng phù hợp
đối với các kiểu câu tương ứng.
Câu 10: đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Các đặc điểm chính của loại hình này là:
- Về cấu tạo từ: từ không biến đổi hình thái. Hình thái của từ không
chỉ ra quan hệ giữa các từ trong câu.
- Về ngữ pháp: Hư từ và vị trí, trật tự từ đóng vai trò làm rõ quan hệ
ngữ pháp cũng như ý nghĩa ngữ pháp của từ và của câu. VD: Thêm
hư từ "sẽ" hay "đang" trước từ "ăn" sẽ làm thay đổi ý nghĩa thời
gian của hành động (đang ăn/sẽ ăn). Hoặc đảo vị trí các từ cũng
làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp (ví dụ: "chân bàn" và "bàn chân").
Tính hình tiết: hạt nhân cơ bản của từ vựng là các từ đơn tiết. Vì
thế mà ranh giới giữa âm tiết, hình vị và từ không rõ ràng (ví dụ:
trong tiếng Việt, "nhà" vừa là một hình vị, mà cũng vừa là một từ).
Cũng vì vậy mà từ ghép và cụm từ cũng khó phân biệt. lOMoAR cPSD| 46836766
- Về mặt ngữ âm: từ trong ngôn ngữ độc lập có thể đơn tiết or đa
tiết, ranh giới giữa các âm tiết bao giờ cũng dứt khoát, Âm tiết
thường là vỏ ngữ âm của hình vị.
Khái niệm "các từ loại" là rất mơ hồ. VD như "cưa" vừa là dụng cụ
để xẻ gỗ, vừa chỉ hành động cắt xẻ gỗ. Nguyên nhân do cấu trúc
của những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động,...không tách biệt nhau. II. Bài tập
Xác định và phân tích các nhân tố giao tiếp có trong ngữ liệu sau: 1.
Cô Kí sao mà đã chết ngay
Ô hay, trời chẳng nể ông Tây
Gái tơ đi lấy làm hai họ
Năm mới vừa sang được một ngày
Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ
Ông chồng thương đến cái xe tay
Gớm ghê cho những cô con gái
Mà vẫn đua nhau lấy các thầy
(Mồng hai tết viếng cô Kí - Trần Tế Xương) 2.
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Bao giờ rau diếp làm đình
Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta. (Ca dao) 3.
Ta về mình có nhớ ta lOMoAR cPSD| 46836766
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
( Trích Việt Bắc - Tố Hữu )
Nhân vật gia tiếp: Ta ( người khánh chiến ) – Người ( nhân dân vùng việt bắc)
Hoàn cảnh giao tiếp: + Hoàn cảnh hẹp: Trong buổi chia tay của các
người chiến sĩ và nhân dân Viêth Bắc
+ Hoàn cảnh rộng: sau chiến thắng điện biên phủ, hòa bình lập lại miền
bắc bắt tay vào công cuộc xây dựng VNXH.
Nội dung giao tiếp: Nói lên sự quyến luyến của ta khi phải nói lời chia
tay với người, rời xa mảnh đất với nhiều hình ảnh quen thuộc “ mơ nở
trắng rừng”, “ hoa chuối đỏ tươi”... Nói lên nỗi nhớ và tấm lòng thủy
chung của “ ta” khi rời “ người”, rời khỏi mảnh đất thân thương. Mục
đích giao tiếp: tác giả mượn hình ảnh ‘ta’ nhầm nói đến người chiến sĩ
cách mạng và hình ành ‘ Người’ chính là nhân dân Việt Bắc. Qua đó tác
giả đã cho thấy được nỗi quến luyến, nỗi nhớ thương của những người
chiến sĩ với mảnh đất cũng như con người vùng việt Bắc, ngaoif ra tác
giả còn cho ta thấy được vẻ đẹp của vùng tây bắc nước nhà.
Các thức giao tiếp: sử dụng các biện pháp haons dụ ẩn dụ qua các hình
ảnh: ‘Rừng phách đổ vang’, ‘ trăng rọi hòa bình’, ‘ ta ‘, ‘mình’