




Preview text:
Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) chi tiết nhất
I. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
Để có một bài văn hoàn chỉnh và rõ ràng mạch lạc các ý đạt điểm số cao các
em học sinh tuân theo các bước làm bài văn nghị luận tác phẩm văn học cụ thể như sau:
Bước thứ nhất: Tìm hiểu đề và tìm ý
Bước thứ hai: Lập dàn bài triển khai các ý cần nghị luận chia luận điểm, luận
cứ rõ ràng phân tích và đánh giá
Bước thứ ba: Viết bài
Bước thứ tư: Đọc lại bài viết và sửa chữa Một bài văn nghị luận về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích) có thể nghị luận về chủ đề, nhân vật, cốt truyện hoặc
nghệ thuật của câu chuyện. Bài viết phải đủ các phần của bài văn nghị luận:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của bài văn) và nêu
đánh giá sơ bộ của mình.
- Thân bài: Trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm, được phân tích, chứng minh bằng những luận cứ tiêu biểu, xác thực.
- Kết bài: Nêu nhận xét, đánh giá chung của em về tác phẩm (hoặc đoạn trích) truyện.
Trong quá trình xây dựng luận điểm, các luận cứ phải thể hiện được tình cảm,
quan điểm của tác giả về tác phẩm. Quá trình triển khai các luận điểm, luận
cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. Giữa
các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí tự nhiên.
I . Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích chi tiết nhất
1. Dàn bài nghị luận về đoạn trích hay một tác phẩm văn xuôi Đối tượng
- Giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật nói chung.
- Một khía cạnh, một phương diện nội dung hoặc nghệ thuật qua một đoạn
trích hoặc qua cả tác phẩm. Yêu cầu chung
- Đọc kỹ đề bài, hình dung các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm: hoàn
cảnh sáng tác, nội dung khái quát, giá trị nghệ thuật nổi bật của đoạn trích, của tác phẩm.
- Xác định vấn đề cần nghị luận, các thao tác lập luận sử dụng và phạm vi
dẫn chứng đưa vào trong bài làm.
- Lập dàn ý sơ lược dựa trên một số câu hỏi thông thường như: vấn đề cần
nghị luận là gì? Những biểu hiện của vấn đề đó trong đoạn trích, trong tác
phẩm? Các chi tiết hình ảnh thể hiện cho vấn đề? Giá trị nội dung tư tưởng
được biểu hiện là gì? ... Dàn ý khái quát a) Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận (một phương
diện nội dung, nghệ thuật...) b) Thân bài:
Dù là dạng bài nào, học sinh cũng cần đảm bảo đủ ba luận điểm cơ bản sau:
* Luận điểm 1: Khái quát chung
- Nêu hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung khái quát của tác phẩm.
- Hoặc là nêu vị trí, dẫn dắt nội dung tác phẩm đến nội dung của đoạn trích.
* Luận điểm 2: Làm rõ vấn đề nghị luận
- Phân tích, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận theo yêu cầu của đề. Chia vấn đề
thành các luận điểm và lấy các chi tiết, hình ảnh, nhân vật để làm sáng tỏ cho luận điểm.
- Phân tích, cảm nhận, bình luận về một vấn đề trong phạm vi của một đoạn trích.
* Luận điểm 3: Đánh giá chung (bình luận)
- Đánh giá khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hoặc của tác phẩm. c) Kết bài:
Khái quát, khẳng định vấn đề nghị luận.
2. Dàn bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ngắn gọn a) Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn thơ) - Trích dẫn thơ. b) Thân bài:
- Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (Phân tích theo
từng câu/cặp câu, bám sát vào từ ngữ mang giá trị nghệ thuật trong từng câu
thơ => làm nổi bật giá trị nghệ thuật, cái hay của bài thơ).
- Bình luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ. Cái hay, cái đẹp, giá trị tư tưởng
mà nó mang lại cho người đọc. Kết hợp liên hệ so sánh với các cây bút khác
để làm rõ nét riêng của tác phẩm. c) Kết bài:
Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư
tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
3. Dàn bài nghị luận về một ý kiến văn học a) Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung ý kiến, nhận định hướng tới.
- Trích dẫn lại ý kiến/nhận định đó. b) Thân bài:
- Triển khai các luận điểm, vận dụng các thao tác phân tích, chứng minh để làm rõ nhận định.
- Kết hợp so sánh, bàn luận để làm rõ. c) Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa.
4. Dàn ý nghị luận về một tình huống truyện. Tình huống truyện:
- Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện.
- Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn
cảnh và môi trường sống với nhân vật. Qua đó nhân vật bộc lộ tình cảm, tính
cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả. - Tình huống tâm trạng. - Tình huống hành động. - Tình huống nhận thức. a) Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu vấn đề cần nghị luận. b) Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1. . ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2. . ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
- Bình luận về giá trị của tình huống: làm nên thành công cho tác phẩm như
thế nào, giá trị nghệ thuật mà nó mang lại. c) Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
5. Dàn ý nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện. a) Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật. - Nêu yêu cầu đề bài. b) Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. (chú ý các sự kiện
chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm c) Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.
6. Dàn bài nghị luận về giá trị của tác phẩm văn xuôi.
A. Dàn bài giá trị nhân đạo. a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn
học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của
con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và
lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
+ Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
=> Đánh giá về giá trị nhân đạo. c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.
B. Dàn bài giá trị hiện thực. a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị hiện thực.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận. b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lý giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
=> Đánh giá về giá trị hiện thực. c. Kết bài:
Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
Document Outline
- Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn tríc
- I. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện h
- II. Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn t
- 1. Dàn bài nghị luận về đoạn trích hay một tác phẩ
- 2. Dàn bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ngắn gọn
- 3. Dàn bài nghị luận về một ý kiến văn học
- 4. Dàn ý nghị luận về một tình huống truyện.
- 5. Dàn ý nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật
- 6. Dàn bài nghị luận về giá trị của tác phẩm văn x