Dàn ý phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ | Ngữ văn 12

Tô Hoài, tên thật là Nguyễn Sen, sinh ra tại thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông đã lớn lên ở làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 12 637 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 12 1 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Dàn ý phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ | Ngữ văn 12

Tô Hoài, tên thật là Nguyễn Sen, sinh ra tại thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông đã lớn lên ở làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

40 20 lượt tải Tải xuống
Dàn ý phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu
A Phủ
1. Khái quát về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm vợ chồng A Phủ
1.1. Tác giả
Tô Hoài, tên thật là Nguyễn Sen, sinh ra tại thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên,
ông đã lớn lên ở làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô,
quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Tô Hoài là một nhà văn sở hữu vốn hiểu biết phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng miền trên
đất nước Việt Nam. Ông có khả năng sáng tạo vô cùng sâu sắc và diễn tả tinh tế những sự thật đời thường.
Văn học của ông đa dạng với nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim và
tiểu luận.
Đáng chú ý, vào năm 1996, Tô Hoài đã được vinh danh bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật, thể hiện sự công nhận và tôn vinh cho tài năng và đóng góp của ông trong lĩnh vực văn học.
1.2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1952, Tô Hoài tham gia cùng bộ đội vào chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Trong
chuyến hành trình này, nhà văn đã tiếp xúc trực tiếp với đồng bào các dân tộc thiểu số. Cũng chính cuộc
gặp gỡ này đã góp phần giúp Tô Hoài hiểu sâu hơn về cuộc sống và con người miền núi. Truyện "Vợ chồng
A Phủ" chính là thành quả của những trải nghiệm thực tế đắt giá từ chuyến đi kia.
b. Giá trị nội dung: Trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài, giá trị hiện thực được thể hiện qua chế
độ thực dân phong kiến với những hủ tục lạc hậu và cường quyền chi phối cuộc đời và số phận của con
người miền núi. Tác phẩm cũng tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người dân vào bước đường
cùng, biến họ thành một cỗ máy, thành nô lệ, đối diện với cuộc sống khốn khổ và bất hạnh như nhân vật Mị
A Phủ. Giá trị nhân đạo cũng được thể hiện trong tác phẩm, khi Tô Hoài ca ngợi sức sống tiềm tàng,
mãnh liệt của con người ngay cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Dù đối mặt với những khó khăn, Mị và A
Phủ vẫn giữ được lòng cảm thông, niềm khao khát tự do, và khao khát hạnh phúc, thể hiện tinh thần bất
khuất của con người.
c. Giá trị nghệ thuật: Bằng ngòi bút tài hoa, Tô Hoài đã xây dựng thành công hình ảnh các nhân vật trong
tác phẩm và khắc họa chân thực cảnh sắc thiên nhiên miền núi Tây Bắc. Nhịp kể chậm và xúc động hòa
quyện vào dòng tâm tư của nhân vật, gợi lên sự đồng cảm và hiểu biết về nội tâm của họ. Ngôn ngữ sử
dụng trong tác phẩm sống động, giàu tính tạo hình và chất thơ. Tác giả đã chọn lọc từng từ một cách tỉ mỉ,
sáng tạo một cách tinh tế để tạo nên những hình ảnh đẹp và chân thật.
2. Dàn ý phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A
Phủ hay và đặc sắc
2.1. Dàn ý số 1
a. Mở bài:
- Tác giả: Tô Hoài là một nhà văn xuất sắc, nổi tiếng trên diễn đàn văn học Việt Nam trước năm 1945. Trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động báo chí, đồng thời dành thời gian sáng tác văn
học, đặc biệt là về đề tài miền núi. Tác phẩm nổi tiếng "Vợ chồng A Phủ" là một trong những thành nổi bật
trọng trong sự nghiệp văn học của ông
- Tác phẩm: Trong truyện "Vợ chồng A Phủ," người đọc được biết đến nhân vật Mị - là linh hồn của tác
phẩm. Tô Hoài xây dựng hình ảnh Mị là một người chịu nhiều khổ đau nhưng mang trong mình hy vọng
sống mãnh liệt của người dân miền núi dưới sự áp bức của thực dân phong kiến.
- Nêu khái quát chi tiết cần phân tích: Chi tiết Mị cứu A Phủ là đáng chú ý nhất trong tác phẩm. Trong những
trang văn ấy, Tô Hoài khéo léo miêu tả sự can đảm và quyết tâm của Mị khi cô dũng cảm cởi trói cho A Phủ.
Hành động này là cốt lõi, là điểm nhấn toả sáng cả câu chuyện.
b. Thân bài
1. Tâm trạng của Mị trước đêm cứu A Phủ:
- Khổ đau và đọa đày trong cuộc sống tăm tối:
+/ Mị là một cô gái trẻ sống trong điều kiện nghèo khó, mất cha mẹ sớm và phải sống dưới sự cai trị tàn bạo
của thống lý Pá Tra;
+/ Cuộc sống của Mị luôn chịu đựng những gánh nặng của nghèo đói, bất công và bị coi thường.
=> Điều này khiến tâm trạng của Mị chìm trong khổ đau và đọa đày, không thể tìm thấy niềm vui và ý nghĩa
trong cuộc sống.
- Sự câm lặng và chịu đựng bất công, tàn ác của thống lý Pá Tra:
+/ Dưới sự thống trị tàn ác của Pá Tra, Mị và những người dân nghèo khác bị bóc lột, không được tự do và
bị hành hạ.
+/ Mặc dù Mị cảm nhận được bất công và đau khổ, nhưng cô luôn giữ sự câm lặng và chịu đựng mọi điều
tồi tệ.
=> Tâm trạng của Mị trước đêm cứu A Phủ là sự kết hợp giữa sự tuyệt vọng vì cuộc sống khắc nghiệt và
lòng hy vọng lấp đầy niềm tin vào tình yêu và lòng nhân ái.
2. Tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ:
- Bất ngờ và ám ảnh khi thấy nước mắt A Phủ:
+/ Khi Mị phát hiện ra A Phủ đang bị trói đứng vào cột và dòng nước mắt lấp lánh của A Phủ chảy xuống, cô
bất ngờ và ám ảnh bởi cảnh tượng đau đớn trước mắt.
+/ Cô nhủ thầm: Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét,... Cớ sao một người như A Phủ
lại phải chịu cái chết như vậy.
+/ Điều này gợi lên trong Mị những ký ức đau buồn về quá khứ của chính mình, Mị cũng từng bị trói đứng
và chịu đọa đầy như vậy.
- Nhớ lại quá khứ đau buồn của chính mình:
+/ Trước đây, Mị cũng từng bị trói buộc và chịu đựng những đau đớn, đọa đày như vậy.
+/ Sự đồng cảm và chia sẻ tâm tư chân thật với A Phủ.
=> Chính điều này đã thôi thức Mị quyết định phải cứu giúp A Phủ thoát khỏi cảnh địa ngục.
3. Hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ:
- Mặc dù biết rằng việc giúp đỡ A Phủ là hành vi bị cấm và có thể bị trừng phạt, đe dạo đến tính mạng
nhưng Mị quyết định hành động can đảm để giải thoát cho A Phủ.
- Trong quá trình cứu A Phủ, Mị đối diện với nhiều khó khăn và nguy hiểm. Tuy nhiên, nhờ tình yêu và lòng
nhân ái, Mị vượt qua mọi rào cản và không chần chừ bất kể điều gì ngăn cản cô cứu A Phủ thoát khỏi cảnh
địa ngục.
4. Tâm trạng sau khi cứu A Phủ:
- Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà
khốn khổ kia mọi chuyện diễn ra rất nhanh.
- Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi vì ở đây thì chết mất.
-> Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng
sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản
thân mình!
=> Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt
dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại đây là một hình ảnh đẹp và giá trị: Mị là một tấm gương sáng cho sự hy sinh, lòng nhân ái,
và câu chuyện về cô là nguồn cảm hứng không chỉ cho những nhân vật trong tác phẩm mà còn cho độc giả
và đời sống của chúng ta.
- Ngòi bút văn xuôi xuất sắc của tô Hoài.
2.2. Dàn ý số 2
a. Mở bài:
* Khát quát về tác giải, tác phẩm:
- Tô Hoài, một tên tuổi văn học nổi tiếng, đã ghi danh vào danh sách những nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn
đối với nền văn học Việt Nam.
- Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, ông dành thời gian sáng tác văn học với những tác phẩm xoay
quanh đề tài miền núi.
- "Vợ chồng A Phủ" là một tác phẩm truyện nổi bật, được in trong tập Truyện Tây Bắc, ra đời sau chuyến đi
cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc vào năm 1952, và đánh dấu giai đoạn "chín" của phong cách nghệ
thuật Tô Hoài. Tác phẩm viết về cuộc sống khắc nghiệt và khao khát sống tự do mãnh liệt của người dân
miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến.
* Khái quát về chi tiết Mị cởi trói cho A Phủ:
Mị là nhân vật chính của câu chuyện - một cô gái có cuộc sống khổ cực, chịu sự đọa đầy của cha con thống
lí Pá Tra. A Phủ là một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải ở nhà thống lý Pá Tra để gạt nợ. Do để
mất bò mà bị trói đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày kia.
b. Thân bài:
* Trước đêm cứu A Phủ:
- Mị đang trải qua một cuộc sống khốn khổ trong nhà thống lý Pá Tra.
- Mị trở nên câm lặng và vô cảm trước mọi sự việc xung quanh.
- Tuy chịu đựng được bất công và hình phạt nhưng bên trong cô vẫn cháy bỏng với khao khát sống và hy
vọng tự do, nhất là khi đến những đêm lạnh giá trên núi cao.
* Trong đêm cứu A Phủ:
- Nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, lần đầu tiên dòng nước mắt của chàng trai này đã đánh thức và làm sống lại
tình cảm thương người trong Mị.
- Cảm nhận được sự độc ác và bất công đối với A Phủ cũng như chính mình và những người phụ nữ bị
hành hạ trước đây, Mị quyết định cứu giúp người kia.
- Mị không sợ nguy hiểm, chỉ còn tình thương và lòng căm thù đủ đẩy cô cắt dây trói cho A Phủ và đồng
hành cùng anh trốn thoát.
* Sau khi cứu A Phủ:
- Sức sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ.
- Chạy theo A Phủ là sự lựa chọn đúng đắn khi mà khát vọng sống trỗi dậy thật mãnh liệt.
- Bỏ chạy cũng có nghĩa là chạy thoát cuộc đời nô lệ, đến với ánh sáng của tự do. Bước chân Mị như đạp
đổ thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến bao năm qua đè nặng lên Mị.
* Ý nghĩa của hành động:
=> Nhìn vào hành trình của Mị, ta nhận ra ý nghĩa nhân đạo và khát vọng tự do trong tác phẩm. Nhân vật Mị
đã giải phóng chính mình khỏi vòng xoáy nô lệ, thể hiện rõ lòng thương người và khao khát sống tự do.
Bằng cách cứu giúp A Phủ, Mị cũng tự giải thoát mình khỏi cuộc đời đen tối trước đây. Những giá trị nhân
đạo này đã thăng hoa trong tác phẩm, và Mị trở thành biểu tượng của hy vọng và ý chí vươn lên.
=> Tô Hoài đã khéo léo xây dựng nhân vật Mị, người hùng vĩ đại trong câu chuyện. Nhân vật này không chỉ
tạo nên tâm điểm cuốn hút cho truyện mà còn truyền cảm hứng về lòng can đảm và ý chí kiên cường cho
độc giả. "Vợ chồng A Phủ" là một tác phẩm nghệ thuật lôi cuốn, toả sáng nhờ vào cách xây dựng nhân vật
tinh tế và khả năng kể chuyện đầy sức hút của Tô Hoài.
c. Kết bài:
* Khẳng định lại giá trị của chi tiết đối với nhân vật và đối với độc giả
* Ca ngợi ngòi bút của tác giả
| 1/5

Preview text:

Dàn ý phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ
1. Khái quát về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm vợ chồng A Phủ 1.1. Tác giả
Tô Hoài, tên thật là Nguyễn Sen, sinh ra tại thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên,
ông đã lớn lên ở làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô,
quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Tô Hoài là một nhà văn sở hữu vốn hiểu biết phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng miền trên
đất nước Việt Nam. Ông có khả năng sáng tạo vô cùng sâu sắc và diễn tả tinh tế những sự thật đời thường.
Văn học của ông đa dạng với nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim và tiểu luận.
Đáng chú ý, vào năm 1996, Tô Hoài đã được vinh danh bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật, thể hiện sự công nhận và tôn vinh cho tài năng và đóng góp của ông trong lĩnh vực văn học. 1.2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1952, Tô Hoài tham gia cùng bộ đội vào chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Trong
chuyến hành trình này, nhà văn đã tiếp xúc trực tiếp với đồng bào các dân tộc thiểu số. Cũng chính cuộc
gặp gỡ này đã góp phần giúp Tô Hoài hiểu sâu hơn về cuộc sống và con người miền núi. Truyện "Vợ chồng
A Phủ" chính là thành quả của những trải nghiệm thực tế đắt giá từ chuyến đi kia.
b. Giá trị nội dung: Trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài, giá trị hiện thực được thể hiện qua chế
độ thực dân phong kiến với những hủ tục lạc hậu và cường quyền chi phối cuộc đời và số phận của con
người miền núi. Tác phẩm cũng tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người dân vào bước đường
cùng, biến họ thành một cỗ máy, thành nô lệ, đối diện với cuộc sống khốn khổ và bất hạnh như nhân vật Mị
và A Phủ. Giá trị nhân đạo cũng được thể hiện trong tác phẩm, khi Tô Hoài ca ngợi sức sống tiềm tàng,
mãnh liệt của con người ngay cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Dù đối mặt với những khó khăn, Mị và A
Phủ vẫn giữ được lòng cảm thông, niềm khao khát tự do, và khao khát hạnh phúc, thể hiện tinh thần bất khuất của con người.
c. Giá trị nghệ thuật: Bằng ngòi bút tài hoa, Tô Hoài đã xây dựng thành công hình ảnh các nhân vật trong
tác phẩm và khắc họa chân thực cảnh sắc thiên nhiên miền núi Tây Bắc. Nhịp kể chậm và xúc động hòa
quyện vào dòng tâm tư của nhân vật, gợi lên sự đồng cảm và hiểu biết về nội tâm của họ. Ngôn ngữ sử
dụng trong tác phẩm sống động, giàu tính tạo hình và chất thơ. Tác giả đã chọn lọc từng từ một cách tỉ mỉ,
sáng tạo một cách tinh tế để tạo nên những hình ảnh đẹp và chân thật.
2. Dàn ý phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ hay và đặc sắc 2.1. Dàn ý số 1 a. Mở bài:
- Tác giả: Tô Hoài là một nhà văn xuất sắc, nổi tiếng trên diễn đàn văn học Việt Nam trước năm 1945. Trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động báo chí, đồng thời dành thời gian sáng tác văn
học, đặc biệt là về đề tài miền núi. Tác phẩm nổi tiếng "Vợ chồng A Phủ" là một trong những thành nổi bật
trọng trong sự nghiệp văn học của ông
- Tác phẩm: Trong truyện "Vợ chồng A Phủ," người đọc được biết đến nhân vật Mị - là linh hồn của tác
phẩm. Tô Hoài xây dựng hình ảnh Mị là một người chịu nhiều khổ đau nhưng mang trong mình hy vọng
sống mãnh liệt của người dân miền núi dưới sự áp bức của thực dân phong kiến.
- Nêu khái quát chi tiết cần phân tích: Chi tiết Mị cứu A Phủ là đáng chú ý nhất trong tác phẩm. Trong những
trang văn ấy, Tô Hoài khéo léo miêu tả sự can đảm và quyết tâm của Mị khi cô dũng cảm cởi trói cho A Phủ.
Hành động này là cốt lõi, là điểm nhấn toả sáng cả câu chuyện. b. Thân bài
1. Tâm trạng của Mị trước đêm cứu A Phủ:
- Khổ đau và đọa đày trong cuộc sống tăm tối:
+/ Mị là một cô gái trẻ sống trong điều kiện nghèo khó, mất cha mẹ sớm và phải sống dưới sự cai trị tàn bạo của thống lý Pá Tra;
+/ Cuộc sống của Mị luôn chịu đựng những gánh nặng của nghèo đói, bất công và bị coi thường.
=> Điều này khiến tâm trạng của Mị chìm trong khổ đau và đọa đày, không thể tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.
- Sự câm lặng và chịu đựng bất công, tàn ác của thống lý Pá Tra:
+/ Dưới sự thống trị tàn ác của Pá Tra, Mị và những người dân nghèo khác bị bóc lột, không được tự do và bị hành hạ.
+/ Mặc dù Mị cảm nhận được bất công và đau khổ, nhưng cô luôn giữ sự câm lặng và chịu đựng mọi điều tồi tệ.
=> Tâm trạng của Mị trước đêm cứu A Phủ là sự kết hợp giữa sự tuyệt vọng vì cuộc sống khắc nghiệt và
lòng hy vọng lấp đầy niềm tin vào tình yêu và lòng nhân ái.
2. Tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ:
- Bất ngờ và ám ảnh khi thấy nước mắt A Phủ:
+/ Khi Mị phát hiện ra A Phủ đang bị trói đứng vào cột và dòng nước mắt lấp lánh của A Phủ chảy xuống, cô
bất ngờ và ám ảnh bởi cảnh tượng đau đớn trước mắt.
+/ Cô nhủ thầm: Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét,... Cớ sao một người như A Phủ
lại phải chịu cái chết như vậy.
+/ Điều này gợi lên trong Mị những ký ức đau buồn về quá khứ của chính mình, Mị cũng từng bị trói đứng
và chịu đọa đầy như vậy.
- Nhớ lại quá khứ đau buồn của chính mình:
+/ Trước đây, Mị cũng từng bị trói buộc và chịu đựng những đau đớn, đọa đày như vậy.
+/ Sự đồng cảm và chia sẻ tâm tư chân thật với A Phủ.
=> Chính điều này đã thôi thức Mị quyết định phải cứu giúp A Phủ thoát khỏi cảnh địa ngục.
3. Hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ:
- Mặc dù biết rằng việc giúp đỡ A Phủ là hành vi bị cấm và có thể bị trừng phạt, đe dạo đến tính mạng
nhưng Mị quyết định hành động can đảm để giải thoát cho A Phủ.
- Trong quá trình cứu A Phủ, Mị đối diện với nhiều khó khăn và nguy hiểm. Tuy nhiên, nhờ tình yêu và lòng
nhân ái, Mị vượt qua mọi rào cản và không chần chừ bất kể điều gì ngăn cản cô cứu A Phủ thoát khỏi cảnh địa ngục.
4. Tâm trạng sau khi cứu A Phủ:
- Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà
khốn khổ kia mọi chuyện diễn ra rất nhanh.
- Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi vì ở đây thì chết mất.
-> Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng
sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình!
=> Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt
dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. c. Kết bài:
- Khẳng định lại đây là một hình ảnh đẹp và giá trị: Mị là một tấm gương sáng cho sự hy sinh, lòng nhân ái,
và câu chuyện về cô là nguồn cảm hứng không chỉ cho những nhân vật trong tác phẩm mà còn cho độc giả
và đời sống của chúng ta.
- Ngòi bút văn xuôi xuất sắc của tô Hoài. 2.2. Dàn ý số 2 a. Mở bài:
* Khát quát về tác giải, tác phẩm:
- Tô Hoài, một tên tuổi văn học nổi tiếng, đã ghi danh vào danh sách những nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn
đối với nền văn học Việt Nam.
- Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, ông dành thời gian sáng tác văn học với những tác phẩm xoay quanh đề tài miền núi.
- "Vợ chồng A Phủ" là một tác phẩm truyện nổi bật, được in trong tập Truyện Tây Bắc, ra đời sau chuyến đi
cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc vào năm 1952, và đánh dấu giai đoạn "chín" của phong cách nghệ
thuật Tô Hoài. Tác phẩm viết về cuộc sống khắc nghiệt và khao khát sống tự do mãnh liệt của người dân
miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến.
* Khái quát về chi tiết Mị cởi trói cho A Phủ:
Mị là nhân vật chính của câu chuyện - một cô gái có cuộc sống khổ cực, chịu sự đọa đầy của cha con thống
lí Pá Tra. A Phủ là một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải ở nhà thống lý Pá Tra để gạt nợ. Do để
mất bò mà bị trói đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày kia. b. Thân bài:
* Trước đêm cứu A Phủ:
- Mị đang trải qua một cuộc sống khốn khổ trong nhà thống lý Pá Tra.
- Mị trở nên câm lặng và vô cảm trước mọi sự việc xung quanh.
- Tuy chịu đựng được bất công và hình phạt nhưng bên trong cô vẫn cháy bỏng với khao khát sống và hy
vọng tự do, nhất là khi đến những đêm lạnh giá trên núi cao. * Trong đêm cứu A Phủ:
- Nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, lần đầu tiên dòng nước mắt của chàng trai này đã đánh thức và làm sống lại
tình cảm thương người trong Mị.
- Cảm nhận được sự độc ác và bất công đối với A Phủ cũng như chính mình và những người phụ nữ bị
hành hạ trước đây, Mị quyết định cứu giúp người kia.
- Mị không sợ nguy hiểm, chỉ còn tình thương và lòng căm thù đủ đẩy cô cắt dây trói cho A Phủ và đồng hành cùng anh trốn thoát. * Sau khi cứu A Phủ:
- Sức sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ.
- Chạy theo A Phủ là sự lựa chọn đúng đắn khi mà khát vọng sống trỗi dậy thật mãnh liệt.
- Bỏ chạy cũng có nghĩa là chạy thoát cuộc đời nô lệ, đến với ánh sáng của tự do. Bước chân Mị như đạp
đổ thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến bao năm qua đè nặng lên Mị.
* Ý nghĩa của hành động:
=> Nhìn vào hành trình của Mị, ta nhận ra ý nghĩa nhân đạo và khát vọng tự do trong tác phẩm. Nhân vật Mị
đã giải phóng chính mình khỏi vòng xoáy nô lệ, thể hiện rõ lòng thương người và khao khát sống tự do.
Bằng cách cứu giúp A Phủ, Mị cũng tự giải thoát mình khỏi cuộc đời đen tối trước đây. Những giá trị nhân
đạo này đã thăng hoa trong tác phẩm, và Mị trở thành biểu tượng của hy vọng và ý chí vươn lên.
=> Tô Hoài đã khéo léo xây dựng nhân vật Mị, người hùng vĩ đại trong câu chuyện. Nhân vật này không chỉ
tạo nên tâm điểm cuốn hút cho truyện mà còn truyền cảm hứng về lòng can đảm và ý chí kiên cường cho
độc giả. "Vợ chồng A Phủ" là một tác phẩm nghệ thuật lôi cuốn, toả sáng nhờ vào cách xây dựng nhân vật
tinh tế và khả năng kể chuyện đầy sức hút của Tô Hoài. c. Kết bài:
* Khẳng định lại giá trị của chi tiết đối với nhân vật và đối với độc giả
* Ca ngợi ngòi bút của tác giả