Dàn ý so sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ với truyện cổ tích Thạch Sanh | Văn mẫu 12 Cánh diều

  • Hơn thế nữa, về giá trị của tác phẩm được thể hiện qua mô típ chuyện cũng có nhiều điểm riêng biệt: Truyện cổ tích Thạch Sanh đã đề cao triết lý sống: “ ở hiền gặp lành”, kẻ ác phải chịu báo ứng còn trong Chức phán sự đền Tản Viên đề cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng không phải cho mình mà cho người yếu thế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thông tin:
2 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Dàn ý so sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ với truyện cổ tích Thạch Sanh | Văn mẫu 12 Cánh diều

  • Hơn thế nữa, về giá trị của tác phẩm được thể hiện qua mô típ chuyện cũng có nhiều điểm riêng biệt: Truyện cổ tích Thạch Sanh đã đề cao triết lý sống: “ ở hiền gặp lành”, kẻ ác phải chịu báo ứng còn trong Chức phán sự đền Tản Viên đề cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng không phải cho mình mà cho người yếu thế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Dàn ý so sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên với
Thạch Sanh
1. Mở bài
Nêu vấn đề cần nghị luận: yếu tố kì ảo trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.
2. Thân bài
- Điểm tương đồng
Trước hết, trong cả hai tác phẩm Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên và
truyện cổ tích Thạch Sanh đều xuất hiện những nhân vật kì ảo, không có
thật. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, hình ảnh các nhân vật kì ảo
được miêu tả vô cùng chi tiết, ẩn giấu những ý nghĩa như hồn ma tướng giặc
Bách hộ họ Thôi là tên tướng bại trận của Bắc Triều, cái hồn bơ vơ ở Nam
Triều, tranh miếu chiếm đền Thổ Công. Đây là hiện thân của cái ác, lừa lọc,
giả dối. Hay hình ảnh nhân vật Thổ Công giữ chức Ngực sự đại phu từ thời
Lý Nam Đế, chết vì cần vương.. Diêm Vương là người đứng đầu Minh ti,
trực tiếp phán xử vụ án giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc. Đây đều
những nhân vật kì ảo, không có thực, góp phần thể hiện cốt truyện. Còn
trong truyện cổ tích Thạch Sanh, cũng có những nhân vật không có thực, chỉ
tồn tại trong thế giới cổ tích như: Ngọc Hoàng, thái tử, chằn tinh.. , đồ vật
thần kì như niêu cơm thần ăn mãi không hết, tiếng đàn giúp cho Thạch Sanh
được giải oan.
Mô típ của cả hai tác phẩm: vong hồn vẫn còn tồn tại sau khi chết, trong thế
giới thần linh có sự phân chia Thiện- Ác… Đây là mô típ với những tình tiết
khá quen thuộc xuất hiện trong nền văn học Việt Nam từ thể loại truyện cổ
tích thần kì tới truyện truyền kì.
- Điểm khác biệt:
Đầu tiên, sự xuất hiện của nhân vật chính trong cả hai tác phẩm: Truyện
Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên với nhân vật chính là Ngô Tử Văn,
được tác giả giới thiệu vô cùng cụ thể: tên, nơi sinh gắn với những địa điểm
có thật “huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang”. Truyện cổ tích Thạch Sanh,
nhân vật chính Thạch Sanh có nguồn gốc xuất thân kì ảo: Là thái tử do Ngọc
hoàng cử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già nghèo khó nhưng tốt
bụng luôn giúp đỡ mọi người…
Kết thúc truyện: Nếu như trong Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên, Tử
Văn trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên thì ở truyện cổ tích Thạch
Sanh, Thạch Sanh được kết duyên với công chúa và được truyền lại ngôn
vua.
Hơn thế nữa, về giá trị của tác phẩm được thể hiện qua mô típ chuyện cũng
có nhiều điểm riêng biệt: Truyện cổ tích Thạch Sanh đã đề cao triết lý sống:
“ ở hiền gặp lành”, kẻ ác phải chịu báo ứng còn trong Chức phán sự đền Tản
Viên đề cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng
không phải cho mình mà cho người yếu thế.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận.
| 1/2

Preview text:

Dàn ý so sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên với Thạch Sanh

1. Mở bài

Nêu vấn đề cần nghị luận: yếu tố kì ảo trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.

2. Thân bài

- Điểm tương đồng

  • Trước hết, trong cả hai tác phẩm Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên và truyện cổ tích Thạch Sanh đều xuất hiện những nhân vật kì ảo, không có thật. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, hình ảnh các nhân vật kì ảo được miêu tả vô cùng chi tiết, ẩn giấu những ý nghĩa như hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi là tên tướng bại trận của Bắc Triều, cái hồn bơ vơ ở Nam Triều, tranh miếu chiếm đền Thổ Công. Đây là hiện thân của cái ác, lừa lọc, giả dối. Hay hình ảnh nhân vật Thổ Công giữ chức Ngực sự đại phu từ thời Lý Nam Đế, chết vì cần vương.. Diêm Vương là người đứng đầu Minh ti, trực tiếp phán xử vụ án giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc. Đây đều là những nhân vật kì ảo, không có thực, góp phần thể hiện cốt truyện. Còn trong truyện cổ tích Thạch Sanh, cũng có những nhân vật không có thực, chỉ tồn tại trong thế giới cổ tích như: Ngọc Hoàng, thái tử, chằn tinh.. , đồ vật thần kì như niêu cơm thần ăn mãi không hết, tiếng đàn giúp cho Thạch Sanh được giải oan.
  • Mô típ của cả hai tác phẩm: vong hồn vẫn còn tồn tại sau khi chết, trong thế giới thần linh có sự phân chia Thiện- Ác… Đây là mô típ với những tình tiết khá quen thuộc xuất hiện trong nền văn học Việt Nam từ thể loại truyện cổ tích thần kì tới truyện truyền kì.

- Điểm khác biệt:

  • Đầu tiên, sự xuất hiện của nhân vật chính trong cả hai tác phẩm: Truyện Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên với nhân vật chính là Ngô Tử Văn, được tác giả giới thiệu vô cùng cụ thể: tên, nơi sinh gắn với những địa điểm có thật “huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang”. Truyện cổ tích Thạch Sanh, nhân vật chính Thạch Sanh có nguồn gốc xuất thân kì ảo: Là thái tử do Ngọc hoàng cử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già nghèo khó nhưng tốt bụng luôn giúp đỡ mọi người…
  • Kết thúc truyện: Nếu như trong Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên, Tử Văn trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên thì ở truyện cổ tích Thạch Sanh, Thạch Sanh được kết duyên với công chúa và được truyền lại ngôn vua.
  • Hơn thế nữa, về giá trị của tác phẩm được thể hiện qua mô típ chuyện cũng có nhiều điểm riêng biệt: Truyện cổ tích Thạch Sanh đã đề cao triết lý sống: “ ở hiền gặp lành”, kẻ ác phải chịu báo ứng còn trong Chức phán sự đền Tản Viên đề cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng không phải cho mình mà cho người yếu thế.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận.