-
Thông tin
-
Quiz
Đây Thôn Vĩ Dạ - Ngữ Văn 11
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Tuy có cuộc đời nhiều bi thương nhưng qua hồn thơ phong phú, sáng tạo, đầy bí ẩn, người đọc vẫn cảm nhận được một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế của ông. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác để đời của Hàn Mặc Tử, đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Chính vì vậy, qua bao nhiêu thế hệ, người ta có ba ý kiến nhận định về bài thơ: đó là bài thơ về tiếng nói trăn trở của mối tình thầm kín; là lời yêu thương vói một miền quê; là niềm khao khát được sống trong niềm sẻ chia, đồng cảm được trở về với cuộc đời. Đoạn thơ đầu của thi phẩm đã thể hiện một cách thật tha thiết, xúc động những tâm tình ấy. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu chung Ngữ Văn 11 88 tài liệu
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Đây Thôn Vĩ Dạ - Ngữ Văn 11
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Tuy có cuộc đời nhiều bi thương nhưng qua hồn thơ phong phú, sáng tạo, đầy bí ẩn, người đọc vẫn cảm nhận được một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế của ông. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác để đời của Hàn Mặc Tử, đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Chính vì vậy, qua bao nhiêu thế hệ, người ta có ba ý kiến nhận định về bài thơ: đó là bài thơ về tiếng nói trăn trở của mối tình thầm kín; là lời yêu thương vói một miền quê; là niềm khao khát được sống trong niềm sẻ chia, đồng cảm được trở về với cuộc đời. Đoạn thơ đầu của thi phẩm đã thể hiện một cách thật tha thiết, xúc động những tâm tình ấy. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 11 88 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong
phong trào Thơ mới. Tuy có cuộc đời nhiều bi thương nhưng qua hồn thơ phong phú,
sáng tạo, đầy bí ẩn, người đọc vẫn cảm nhận được một tình yêu đến đau đớn hướng về
cuộc đời trần thế của ông. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác để đời của Hàn
Mặc Tử, đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Chính vì vậy, qua bao
nhiêu thế hệ, người ta có ba ý kiến nhận định về bài thơ: đó là bài thơ về tiếng nói trăn trở
của mối tình thầm kín; là lời yêu thương vói một miền quê; là niềm khao khát được sống
trong niềm sẻ chia, đồng cảm được trở về với cuộc đời. Đoạn thơ đầu của thi phẩm đã thể
hiện một cách thật tha thiết, xúc động những tâm tình ấy.
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
“Đây thôn Vĩ Dạ” được Hàn Mặc Tử viết khi đang mắc bệnh nan y – bệnh phong,
căn bệnh khiến nhiều người xa lánh, hắt hủi ông nên ông luôn mang trong mình nỗi niềm
khao khát được sẻ chia, đồng cảm, muốn trở về với cuộc đời. Nằm trong bệnh viện và
nhận được tấm bưu thiếp của người con gái ông thầm thương trộm nhớ, Hàn Mặc Tử lấy
đó làm cảm hứng để bài thơ được ra đời. Qua đó, ông đã vẽ nên bức tranh phong cảnh và
cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi niềm cô đơn của ông về một mối tình đơn phương xa xăm
vô vọng. Không chỉ vậy, bài thơ cũng là tấm lòng yêu tha thiết của nhà thơ đối với thiên
nhiên, cuộc sống, con người xứ Huế.
Bài thơ được mở ra bằng một lời mời gọi tha thiết:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Khổ thơ bắt đầu bằng một câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” câu hỏi vang lên
như một lời trách thầm, nhắn nhủ của nhân vật trữ tình trong tâm trạng vời vợi nhớ mong.
Câu hỏi đó là của ai mà lại vừa hỏi vừa trách móc vừa nhớ mong nhất định. Không phải
của Hoàng Cúc hay không phải của cô gái nào ở thôn Vĩ. Vậy có thể là của ai? Có thể là
của Hàn Mặc Tử tác giả đang phân thân để chất vấn chính mình. Câu hỏi đó như xác
nhận một sự thật đã lâu rồi tác giả không được về thôn Vĩ hay không biết đến bao giờ có
thể trở lại thôn Vĩ một lần nữa. Đó là cái cớ rất giàu chất thơ vừa nhẹ bẫng xót xa để gọi
về những kỉ niệm thôn Vĩ. Hai tiếng “về chơi” nghe sao mà chân thành, gần gũi, sao mà
thổn thức như tiếng mẹ quê hương gọi đứa con xa trở về! Biết bao nhiêu tình cảm được
chở chứa trọn vẹn trong hai chữ giản đơn ấy. Ta bắt gặp một địa danh được đặt trang
trọng ở cuối câu thơ, cũng là cuối câu hỏi: “Thôn Vĩ”. “Thôn Vĩ” chính là thôn Vĩ Dạ,
mảnh đất mà tác giả luôn ấp ôm trong lòng, luôn khao khát được một lần trở lại. Thôn Vĩ
có gì mà nhà thơ yêu mến đến vậy? Địa danh này chỉ là một thôn nhỏ nằm bên bờ sông
Hương, cũng có những rặng tre đầu làng, những mái lá liêu xiêu trong ráng chiều lờ mờ
khói tỏa, cũng có những cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay, một vẻ đẹp đã trở nên
mẫu mực, cổ điển trong thơ ca muôn đời, cũng hết sức quen thuộc ngoài đời thực. Nhưng
có lẽ, nơi này đặc biệt hơn bởi ông đã gửi gắm một phần linh hồn ở đó, cũng mang theo
một mảnh hồn quê xứ sở, gìn giữ trong tim đến suốt cuộc đời. Dù chỉ lưu lại nơi ấy trong
một khoảng thời gian không dài nhưng có lẽ “tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”, thôn
Vĩ chẳng khác nào một bến đỗ để sau bao phong ba của cuộc đời, Hàn Mặc Tử lại trở về
trầm mình trong sự vỗ về ấm áp. Câu thơ bảy chữ nhưng có tới sáu thanh bằng, thanh trắc
duy nhất vút lên cuối câu như một nốt nhấn khiến cho lời thơ nhẹ nhàng mà thấm thía
những nỗi niềm tiếc nuối vọng lên da diết khôn nguôi.
Từ niêm nhớ thương được khơi nguồn như thế, hình ảnh thôn Vĩ chợt sống dậy trong lòng nhà thơ:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
Câu thơ là một nét vẽ, mỗi chi tiết sống động tạo thành sự khắc họa sống động đẹp đẽ của
thôn Vĩ trong hoài niệm.Trước tiên là vẻ đẹp trong trẻo tinh khôi của buổi sớm mai: nắng
hàng cau nắng mới lên không phải là cái nắng chang chang dọc bờ sông trắng mà là cái
nắng trong trẻo tin khôi của một ngày. Chỉ miêu tả nắng thôi mà đã gợi lên trong lòng
người đọc bao nhiêu liên tưởng đẹp. Những cây cau mảnh dẻ vút cao vươn mình đón lấy
tia nắng ban mai trong lành ấm áp. Khung cảnh quen thuộc ấy ta có thể bắt gặp ở bất cứ
góc sân khoảng trời nào từ miền quê đất Việt thân yêu. Phép luyến láy: “nắng hàng cau
nắng mới lên” làm cho cái nắng như lan tỏa hơn bừng sáng hơn. Điệp từ “nắng” đã vẽ ra
một bức tranh ánh nắng trong không gian nắng lan đến đâu vạn vật bừng sáng đến đó từ
trên cao tràn xuống thấp và tràn đầy cả khu vườn, thôn Vĩ như được khoác lên một chiếc
áo mới thanh tân, tươi tắn. Ánh nắng ấy cũng ấm áp đến độ sưởi ấm, thắp lên chút ánh
sáng nơi cõi lòng lạnh lẽo của nhà thơ. Nhịp thơ 1/3/3 như bước chân khoan thai của bất
kì vị khách nào, trầm ngâm nhìn nắng mới lên trên những hàng cau xanh biếc rạng ngời.
Thôn Vĩ Dạ dưới cái nhìn của thi sĩ ngập trong nắng. Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam mới
chân phương, bình dị làm sao!
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Câu thơ như lời khen ngợi, trầm trồ, ngạc nhiên thốt lên trước vẻ đẹp thanh tao, mơn mởn
của cỏ cây, thiên nhiên. Vườn ai ? Phải chăng là vườn nhà em ? Cảnh cũ người xưa
nhưng vì lâu chưa về nên mới thốt lên ngỡ ngàng như vậy. Đại từ “ai” là từ phiếm chỉ,
gợi chút mặc cảm của nhà thơ. Tác giả dùng biện pháp tu từ so sánh “xanh như ngọc” và
từ “mướt” thể hiện màu xanh phát ra ánh sáng, tự phát ra ánh sáng của sự sống, cảnh vật
như phát ra ánh sáng nội sinh, sức mạnh tràn trề của khu vườn. Như vậy có thể thấy thôn
Vĩ không chỉ xinh đẹp mà còn rất trù phú. Câu hỏi tu từ “Vườn ai mướt quá” như tiếng
reo của trẻ thơ, một tiếng reo trong sung sướng, một lời trầm trồ khen ngợi buột ra tự
nhiên khi chợt nhận ra vẻ đẹp bất ngờ của khu vườn. Tưởng chừng như nghe thấy tiếng
nhựa sống đang chảy trong cây. Tất cả đều rạo rực, đều đầy sức sống. Vườn xuân mới
xanh mướt, phì nhiêu đến vậy. Hay chỉ có vườn nhà em mới đẹp đẽ, hữu hình đến thế. Ta
vốn biết đây chẳng phải là cảnh vật do chính tác giả tận mắt trông thấy mà chỉ được điểm
xuyết từ những hồi ức trong trí nhớ. Hẳn là tình yêu dành cho xứ Vĩ ấy phải lớn lao đến
nhường nào mới có thể khiến những kí ức mờ nhòa trở nên sống động, chân thực đến kì
lạ. Hàn Mặc Tử đã phủi đi lớp bụi mờ của thời gian, đem vẻ đẹp từ quá khứ của thôn Vĩ
Dạ vượt qua những đớn đau của thể xác, thương tổn của tinh thần để đến thực tại. Chính
bởi vậy, người đọc cảm nhận cảnh sắc không chỉ qua thị giác mà còn qua những xúc cảm, rung động của trái tim.
Giữa màu xanh cây lá, thấp thoáng hình bóng con người:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Người con gái xứ Huế thường gắn với tà áo dài tím mộng mơ, chiếc nón bài thơ “mang
hình bóng quê hương”. Nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử, thiếu nữ ấy lại e ấp “che ngang”
gương mặt sau “lá trúc”. Một nét vẽ rất đẹp họa ra vẻ dịu dàng, duyên dáng và tình tứ của
thiếu nữ sông Hương. Người xưa có thanh nữ vịn cành mẫu đơn, giai nhân tựa nhành
lan, nay lại có “mặt chữ điền” ẩn hiện sau cành trúc, lá trúc. Cây trúc trong thi ca trung
đại vốn biểu tượng cho người quân tử. Nơi mảnh vườn “xanh như ngọc” ấy lại có một
người con gái nhẹ nhàng, e ấp mượn “lá trúc” “che ngang” gương mặt. Vẻ đẹp ấy thực sự
giàu giá trị, vừa hồn hậu, mỏng manh, dịu dàng, lại vừa cứng cáp, tràn đầy sức sống, dẻo
dai, bền bỉ, mang cốt cách của tao nhân nghìn xưa. Gợi ra niềm khao khát của tác giả
mong được hòa hợp, giao cảm, được trở về với cuộc sống. Hình ảnh “lá trúc che ngang”
khiến khuôn mặt chỉ hiện ra có một nửa, như gợi sự mặc cảm của tác giả. Dù hiểu theo ý
thơ như thế nào thì tình cảm của nhà thơ với con người xứ Huế không bao giờ thay đổi.
Huy Cận trong phong trào Thơ Mới thường miêu tả cảnh vật với vẻ đẹp rượi buồn:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
(“Tràng giang”)
Bằng âm điệu tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng, Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh
thôn Vĩ Dạ cho người nghe cảm nhận thôn Vĩ Dạ thật mơ mộng, bình dị. Cùng với đó bút
pháp lãng mạn đầy sức gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng cho thấy tình yêu to lớn
của ông đối với mảnh đất yên bình, trù phú này. Tuy nhiên, ẩn sau mỗi ý thơ là nỗi niềm
luyến tiếc, vấn vương về người và cảnh nơi đây.
Có thể thấy, trong khổ thơ đầu tiên của “Đây thôn Vĩ Dạ”, ta cảm nhận được một
khát vọng mãnh liệt về một cuộc sống bình thường, một khát khao tình người, tình đời,
hạnh phúc của Hàn Mạc Tử. Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm Hàn Mặc Tử đã họa
nên một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người cũng
như những vấn vương của một đời người. Ông vấn vương, trăn trở về mối tình thầm kín
của mình với người con gái thôn Vĩ. Ông vấn vương, thương nhớ về cảnh sắc tươi đẹp
của thôn Vĩ. Nhưng tất cả đối với nhà thơ thời điểm ấy chỉ còn là hoài niệm. Bài thơ như
bông hoa rực rỡ giữa rừng hoa của văn học nước nhà. Qua đó cho thấy tâm hồn thanh
khiết, yêu đời dù là trong lúc khổ đau, tuyệt vọng của Hàn Mặc Tử. Bởi thế, dù là trong
hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đừng nên cảm thấy tuyệt vọng, bởi hạnh phúc sẽ đến với mình nhanh thôi.