-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề bài: Hãy so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” (Đặng Thuỳ Trâm) và “Một lít nước mắt”(Ki-tô A-ya). | Văn mẫu lớp 12
Trong thể loại nhật kí, đã có không ít tác giả khám phá và tạo ra những tuyệt tác mang nỗi tâm tư sâu lắng và ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Đặng Thùy Trâm cũng vậy, mặc dù đã ra đi nhưng cô đã để lại một áng văn đẹp đẽ mang nhiều cảm xúc và hơi thở một thời đã qua, ấy chính là “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 12 487 tài liệu
Ngữ Văn 12 822 tài liệu
Đề bài: Hãy so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” (Đặng Thuỳ Trâm) và “Một lít nước mắt”(Ki-tô A-ya). | Văn mẫu lớp 12
Trong thể loại nhật kí, đã có không ít tác giả khám phá và tạo ra những tuyệt tác mang nỗi tâm tư sâu lắng và ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Đặng Thùy Trâm cũng vậy, mặc dù đã ra đi nhưng cô đã để lại một áng văn đẹp đẽ mang nhiều cảm xúc và hơi thở một thời đã qua, ấy chính là “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 12 487 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 822 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Đề bài: Hãy so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai
đoạn trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” (Đặng Thuỳ Trâm) và “Một lít nước mắt”(Ki-tô A-ya)
So sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua Nhật kí Đặng Thùy Trâm và Một lít nước mắt mẫu 1
Trong thể loại nhật kí, đã có không ít tác giả khám phá và tạo ra những tuyệt tác mang nỗi
tâm tư sâu lắng và ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Đặng Thùy Trâm cũng vậy, mặc dù đã ra đi
nhưng cô đã để lại một áng văn đẹp đẽ mang nhiều cảm xúc và hơi thở một thời đã qua, ấy
chính là “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”. Đối sánh với tác phẩm này, có thể kể đến đoạn trích
“Một lít nước mắt” của cô bé Ki-tô A-ya. Cả hai đoạn trích đều là những hơi thở cuối cùng
còn sót lại của tác giả đối với cuộc đời. Xuyên suốt tác phẩm, không chỉ là dòng cảm xúc
sâu lắng và ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà nổi bật lên đó chính là nghệ thuật trần thuật đặc sắc.
Nghệ thuật trần thuật được thể hiện đầu tiên qua người kể chuyện đều là chính tác giả,
nhân vật trung tâm là tác giả, nhật ký gắn với ngôi kể thứ nhất. Mọi việc được ghi chép ra
đều được soi ngắm qua tác giả. Với ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện chứng kiến sự việc
bằng tất cả giác quan của mình. Nói đến thể loại nhật ký chủ yếu sử dụng hình thức ngôi kể
thứ nhất xưng “tôi”, “mình”. Bởi vậy mà yếu tố tâm tình, trò chuyện là yếu tố quan trọng nhất
trong nhật ký. Hơn nữa, đó lại là những lời tâm sự, trò chuyện của người viết với chính bản thân họ.
Từ điểm nhìn và người kể chuyện là chính tác giả mà nội dung câu chuyện được trần thuật
cũng là những sự việc và trải nghiệm cá nhân. Ở “nhật kí Đặng Thùy Trâm” đó là những công
việc hằng ngày của tác giả và câu chuyện về những thanh niên hiếu học, mạnh mẽ, kiên
cường – những người anh hùng vô danh. Đó là sự hi sinh, đánh mất những ước mơ, hoài bão
cá nhân và tuổi thanh xuân cống hiến cho chiến trận. Cuối cùng là nỗi nhớ nhà da diết sâu
thẳm trong trái tim tác giả và sự kiên cường vượt qua những cảm xúc cá nhân và bao gian
khó trên chiến trận. Trong “Một lít nước mắt” xoay quanh sự việc A-ya phải chống chọi với
căn bệnh nan y nhưng vẫn lạc quan, hi vọng. Cô bé phải một mình xoay sở với cú ngã cũng
như các hoạt động thường ngày. Một kí ức nhiều cảm xúc nhất có lẽ là lúc cô bé thông báo
cho mẹ rằng mình không thể đi được nữa. Cuối đoạn trích là mặc cảm cá nhân, những cảm
xúc tiêu cực về bệnh tật nhưng nhanh chóng được xóa bỏ bởi ánh sáng lạc quan trong cô bé.
Thêm nữa, ta có thể nhận thấy ở cả hai tác giả đều có dòng cảm xúc tự sự giống nhau, ở họ
đều mang một khát vọng giống nhau, đó là được tự do. Đặng Thùy Trâm mong muốn giành
lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Còn A-ya khát khao giành lại tự do cho chính bản thân mình,
để có thể đi, đứng, chạy nhảy, làm bất cứ điều gì cô thích. Đặc biệt ở họ đều có một sự
mạnh mẽ, lạc quan phi thường.
Đều là những con người có nhiều cảm xúc, cũng có những phút yếu lòng, nhưng sau tất cả,
họ nhanh chóng vượt thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực, nhìn về phía trước, tiếp tục tiến
bước trên con đường đấu tranh của mình.
Giống nhau về tâm trạng, cảm xúc và lẽ sống là vậy, hai tác giả lại có sự khác nhau về công
việc và quan hệ xã hội. Một bên là cô bé A-ya chỉ vỏn vẹn trong vòng tay mẹ, một bên là nữ
bác sĩ Đặng Thùy Trâm một ngày phải tiếp xúc rất nhiều người. Cũng chính điều này đã tạo
ra sự khác biệt về tình cảm. Nếu A-ya chủ yếu bộc lộ tình cảm với người mẹ thì ở tác giả
Đặng Thùy Trâm, cô không chỉ có tình cảm gia đình, nỗi nhớ thương quê hương, mà còn rất
nhiều tình cảm yêu thương lẫn ngưỡng mộ những bạn trẻ, nào Liên, nào Thuận - những người anh hùng vô danh.
Ngoài ra, một điểm đặc biệt trong nghệ thuật trần thuật của hai tác giả đó là trong nhật kí
đều có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả, nghị luận, trữ tình. Ở nhật kí Đặng Thùy Trâm,
sự kết hợp đó được thể hiện qua một số đoạn văn như “Thuận vừa mới khóc cha chết, hai
chiếc tang còn nặng trên ngực nhưng nụ cười đã trở lại trên đôi môi nhợt nhạt...cũng là một
hình ảnh mà mình cần học tập”; “Từ hàng lim xào xạc trên đường Đại La, từ tiếng sóng sông
Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống hủ đô vẫn vang vọng trong con
không một phút nào nguôi cả.”; “con trở về giữa vòng tay êm ấm của ba má, trong tiếng cười
trong trẻo của các em và trong ánh sáng chan hoà của Hà Nội.”. Ở một lít nước mắt, sự kết
hợp các thủ pháp nghệ thuật được thể hiện qua các đoạn văn như “Mùa xuân rồi cũng qua
đi, những cánh hoa bay lả tả lọt qua cửa xe hơi, mình đưa tay đón lấy, chợt một cảm giác
ấm áp như tình yêu thương của mẹ dâng tràn, cảm giác thật an lành.” Hay trong đoạn “mình
cứ liên tục trồi lên ngụp xuống tron bồn tắm. Nhưng kì lạ thật, mình không hề có cảm giác là
mình sẽ chết. Thay vào đó, mình được nhìn thấy một thế giới trong suốt, có lẽ thiên đường
cũng như vậy chăng?.”; “Mình bò đến bên nhà vệ sinh cách đó ba mét, hành lang lạnh cóng.
Thoạt tiên, lòng bàn chân mình còn mềm mềm. Nhưng dần dần, đầu gối và lòng bàn tay lẫn
bàn chân đều trở nên cứng đờ”. Có thể thấy, sự kết hợp các thủ pháp nghệ thuật ở cả hai
tác phẩm đều đưa đến hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin sự kiện, đặc điểm tính
cách và gia tăng tính biểu cảm cho câu chuyện.
Thông qua hai đoạn trích, bên cạnh dòng cảm xúc sâu lắng trong những dòng tự thuật của
tác giả, ta còn nhận ra nghệ thuật trần thuật đặc sắc thể hiện qua lời tự thuật, ngôi
kể,….Đặc biệt là thủ pháp nghệ thuật kết hợp trần thuật với miêu tả, nghị luận, trữ tình.
Giữa hai tác giả tuy có những điểm giống và khác nhau tuy nhiên, ở họ đều mang đến những
áng văn tự sự độc đáo và đầy diễn cảm, những áng văn ấy như một thứ ánh sáng diệu kì,
xuyên thấu vào tâm hồn độc giả, đưa đến những dòng cảm xúc tuy đượm buồn nhưng vô cùng đẹp đẽ.
So sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua Nhật kí Đặng Thùy Trâm và Một lít nước mắt mẫu 2
Trần thuật là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn
cảnh theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định. Để tạo ấn tượng với người đọc,
mỗi tác giả cần tận dụng nhuần nhuyễn yếu tố nghệ thuật này cho câu chuyện của mình. Vì
lẽ đó, thông qua việc so sánh nghệ thuật trần thuật, giữa hai đoạn trích “ Nhật kí Đặng Thùy
Trâm” ( Đặng Thùy Trâm) và “ Một lít nước mắt” ( Ki-tô A-ya), ta thấy rõ hơn ý nghĩa của hiệu quả nghệ thuật này
Trước hết, về yếu tố người kể chuyện. Cả hai đoạn trích đều sử dựng ngôi kể thứ nhất, dưới
điểm nhìn của nhân vật chính. Cụ thể, trong đoạn trích “ Nhật kí Đặng Thùy Trâm”, người kể
chuyện là bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Đây là những dòng ghi chép hàng ngày về cuộc sống nơi
tuyến đầu chống Mỹ cứu nước của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Ở đoạn trích“ Một lít nước mắt”
là nhân vật Ki-tô A-ya- một nữ sinh trung học phổ thông người Nhật Bản. Đoạn trích
lànhững dòng ghi chép chân thực, xúc động về suy nghĩ và cuộc sống của Kito Aya khi
chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo mang tên thoái hóa tiểu não khi mới mười lăm tuổi.
Cuốn nhật kí đã tái hiện khoảng thời gian chống chọi với bệnh tật của cô gái Aya. Từ đó,
người đọc có thể nhận thấy điểm giống của hai tác giả: Họ đều là những cô gái ở độ tuổi đôi
mươi- độ tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống; sống trong hoàn cảnh vô cùng làm việc và có
đời sống tình cảm giản dị, gắn bó sâu sắc với gia đình. Ngoài ra, vẫn có sự khác nhau nhất
định giữa hai nhân vật này. Về công việc, Thùy Trâm là bác sĩ nơi tuyến đầu cách mạng với
công việc hàng ngày là chữa trị cho những chiến sĩ bị thương trong quá trình chiến đấu và
lên lớp giảng dạy lí luận y học cho học sinh còn A-ya vẫn là học sinh trung học phổ thông.
Sống trong hai hoàn cảnh khác nhau nên tâm trạng của hai nhân vật cũng có sự khác biệt:
Một bên là cô bác sĩ luôn nhiệt huyết; lạc quan; là cô chiến sĩ đầy dũng cảm, gan dạ, hết
mình với lý tưởng của mình ngược lại với cô bé A-ya đau khổ, mệt mỏi khi phải chống chọi
với căn bệnh quái ác. Dù vậy, A-ya vẫn có trong mình nghị lực sống mạnh mẽ. Về ước mơ
của mỗi cô gái, trong thời đại kháng chiến diễn ra ác liệt thì nhân vật Thùy Trâm mong muốn
đánh thắng giặc Mỹ, giành độc lập tự do cho tổ quốc còn ước mơ của A-ya là được sống
một cuộc sống bình thường như bao học sinh khác. Để thực hiện được giấc mơ của mình,
mỗi người có một lẽ sống riêng: Thùy Trâm có lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng cống hiến cho đất
nước, tổ quốc và A-ya có một nghị lực sống mạnh mẽ, chiến đấu chống chọi với bệnh tật.
Tiếp theo, xét về thủ pháp trần thuật kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả, nghị luận, trữ tình.
Có thể nói rằng, thủ pháp nghệ thuật này trong nhật kí của hai tác giả biểu hiện vô cùng rõ
ràng, xuyên suốt từ đầu đến cuối đoạn trích. Điểm giống là đều góp phần thể hiện tính cách
của nhân vật chính trong đoạn trích. Tuy nhiên, hai đoạn trích cũng có sự khác biệt. Ở đoạn
trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm: khắc họa rõ nét khung cảnh chiến trường ác liệt- nơi làm việc
của bác sĩ Đặng Thùy Trâm cũng như lý tưởng, suy nghĩ của cô gái Thùy Trâm thể hiện qua
các chi tiết trần thuật kết hợp miêu tả như “ Những ngày bận rộn trong công tác dồn dập,
thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả…. Khối lượng công việc
quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phải phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị,
vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao
giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình….trong công tác bên giường bệnh.”
Trong đoạn trích Một lít nước mắt đã thể hiện hoàn cảnh chống chọi với bệnh tật của A-ya
vô cùng khó khăn cũng như cảm xúc đau khổ, mệt mỏi nhưng vẫn đầy nghị lực sống qua
việc kể lại cuộc đối thoại của A-ya với mẹ khi A-ya biết mình không thể đi lại được do căn
bệnh bại não kết hợp các chi tiết miêu tả “Mình thì đang biết đi bỗng chuyển sang bò, giờ
gần như cả ngày, cứ như mình bị thoái hóa vậy”,“ Mình bò đến bên nhà vệ sinh cách đó ba
mét, hành lang lạnh cóng”, “… mẹ chẳng nói gì, nước mắt nghẹn ngào rơi xuống sàn nhà”
Qua đó, việc sử dụng thủ pháp trần thuật kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả, nghị luận, trữ
tình có hiệu quả nhất định trong từng tác phẩm. Trước hết, trong đoạn trích Nhật kí Đặng
Thùy Trâm đã gíup việc miêu tả sự kiện và nhân vật trong nhật kí hiện lên sinh động. Từ đó,
còn khắc họa khung cảnh chiến đấu ác liệt nơi chiến trường với biết bao nhiêu chiến sĩ đã bị
thương nặng. Đồng thời, góp phần thể hiện tính cách nhân vật: là một bác sĩ luôn hết mình
vì công việc cứu chữa bệnh nhân và luôn cống hiến hết tài năng, sức lực của bản thân cho
cách mạng; là một cô gái có lý tưởng cao đẹp, luôn muốn cống hiến cho đất nước
Ngoài ra, hiệu quả của việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật trên giúp đoạn trích Một lít nước
mắt khắc họa đậm nét tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của Aya trong tình huống đầy trớ trêu
này. Từ đó, cũng thể hiện vẻ đẹp trong tính cách nhân vật: Dù đau khổ tuyệt vọng nhưng cô
gái Aya vẫn chưa bao giờ từ bỏ, cô vẫn luôn lạc quan, mong muốn với nghị lực sống mạnh mẽ.
Tóm lại, qua việc phân tích trên, ta thấy được việc sử dụng nghệ thuật trần thuật trong hai
đoạn trích “ Nhật kí Đặng Thùy Trâm” và “ Một lít nước mắt có điểm giống và khác biệt từ đó
thể hiện được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của mỗi tác phẩm.
So sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua Nhật kí Đặng Thùy Trâm và Một lít nước mắt mẫu 3
"Nhật ký Đặng Thùy Trâm" của Đặng Thùy Trâm và "Một lít nước mắt" của Ki-tô A-ya đều là
những tác phẩm nổi tiếng được viết dưới dạng nhật ký, mỗi tác phẩm mang một đặc trưng
nghệ thuật trần thuật riêng biệt phản ánh cuộc sống và tâm trạng của tác giả. Qua việc so
sánh hai tác phẩm, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt trong nghệ thuật trần thuật, từ
đó hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của từng tác giả.
Bối cảnh và ngữ cảnh của hai tác phẩm mang đến cho người đọc hai góc nhìn khác nhau về
cuộc sống và thời đại. "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" được viết trong bối cảnh chiến tranh Việt
Nam, khi tác giả Đặng Thùy Trâm là một bác sĩ trẻ, đối mặt với những khó khăn và hiểm nguy
nơi chiến trường. Tâm trạng của tác giả được thể hiện qua từng trang nhật ký, đầy lòng quyết
tâm, hy sinh và tinh thần lạc quan dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Ngược lại, "Một lít nước
mắt" của Ki-tô A-ya diễn ra trong bối cảnh hiện đại tại Nhật Bản, kể về cuộc sống của một
nữ sinh mắc bệnh thoái hóa não. Tác giả bộc lộ những cảm xúc đau khổ, cô đơn nhưng luôn
giữ vững hy vọng và nỗ lực sống.
Phong cách trần thuật của hai tác phẩm cũng khác nhau rõ rệt. "Nhật ký Đặng Thùy Trâm"
sử dụng giọng văn trang trọng, lạc quan, mang đậm tinh thần chiến đấu và cống hiến. Đặng
Thùy Trâm kể về công việc, những khó khăn hàng ngày tại chiến trường, đồng thời thể hiện
suy nghĩ và cảm xúc về tương lai, tình yêu và trách nhiệm với đất nước. Mục đích của tác giả
là truyền tải tinh thần yêu nước, khích lệ đồng đội và các thế hệ sau noi gương. Trong khi đó,
"Một lít nước mắt" sử dụng giọng văn chân thật, xúc động, đôi khi buồn bã và đầy cảm xúc.
Ki-tô A-ya tập trung vào những cảm nhận cá nhân, cảm xúc và suy nghĩ hàng ngày khi đối
mặt với căn bệnh. Mục đích của tác giả là truyền tải thông điệp về sự kiên cường, tình yêu
thương gia đình, và ý chí sống mạnh mẽ dù trong hoàn cảnh khó khăn.
Tác động cảm xúc của hai tác phẩm cũng khác nhau. "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" mang đến
cho người đọc cảm xúc về sự hy sinh, lòng yêu nước và tinh thần lạc quan. Tác phẩm gây ấn
tượng mạnh mẽ về tinh thần chiến đấu, sự hy sinh cao cả, tạo nên lòng tự hào và khích lệ
thế hệ trẻ noi gương. Ngược lại, "Một lít nước mắt" gây xúc động sâu sắc về tình yêu thương
gia đình, sự kiên cường trước bệnh tật, khích lệ người đọc về ý chí sống và lòng biết ơn đối với cuộc sống.
Cách sử dụng ngôn từ của hai tác giả cũng khác biệt. "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" sử dụng
ngôn từ mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết, thể hiện quyết tâm và tinh thần chiến đấu. Tác giả miêu
tả chi tiết về cảnh chiến trường, công việc và những khó khăn, nhưng luôn lạc quan và tin
tưởng vào tương lai. Trong khi đó, "Một lít nước mắt" sử dụng ngôn từ giản dị, chân thật,
mang tính cá nhân và cảm xúc mạnh mẽ. Tác giả miêu tả chi tiết về những khó khăn hàng
ngày, nỗi đau và cảm xúc cá nhân, luôn xen lẫn hy vọng và tình yêu thương.
Có thể thấy, cả hai tác phẩm đều mang lại những cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc cho người
đọc. "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" là biểu tượng của tinh thần yêu nước, sự hy sinh và lòng kiên
cường của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh, trong khi "Một lít nước mắt" là câu chuyện
cảm động về nghị lực sống, sự kiên cường và tình yêu thương gia đình trong hoàn cảnh khó
khăn. Mỗi tác phẩm đều có những giá trị riêng và đều là những bài học quý giá về cuộc
sống, ý chí và tinh thần nhân văn cao đẹp.