-
Thông tin
-
Quiz
Đề bài: Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”. | Văn mẫu lớp 9
(1) Câu chuyện Tái Ông thất mã kể về một ông lão sống ở sát biên giới phía Bắc Trung Quốc, giáp với nước Hồ. (2) Một ngày nọ, con ngựa mà ông nuôi chạy sang phía nước Hồ mất hút, nên người dân trong làng đổ sang chia buồn với ông, nhưng Tái Ông lại cho rằng biết đâu đó là điều may mắn. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 9 360 tài liệu
Ngữ Văn 9 834 tài liệu
Đề bài: Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”. | Văn mẫu lớp 9
(1) Câu chuyện Tái Ông thất mã kể về một ông lão sống ở sát biên giới phía Bắc Trung Quốc, giáp với nước Hồ. (2) Một ngày nọ, con ngựa mà ông nuôi chạy sang phía nước Hồ mất hút, nên người dân trong làng đổ sang chia buồn với ông, nhưng Tái Ông lại cho rằng biết đâu đó là điều may mắn. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu khác của Ngữ Văn 9
Preview text:
Đề bài: Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã
(Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) kể lại chuyện đó và
nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”. Trả lời:
Kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông” - Mẫu 1
(1) Câu chuyện Tái Ông thất mã kể về một ông lão sống ở sát biên giới phía Bắc Trung Quốc,
giáp với nước Hồ. (2) Một ngày nọ, con ngựa mà ông nuôi chạy sang phía nước Hồ mất hút,
nên người dân trong làng đổ sang chia buồn với ông, nhưng Tái Ông lại cho rằng biết đâu đó
là điều may mắn. (3) Quả nhiên, ít lâu sau, con ngựa của ông tự trở về nhà, còn dẫn theo
một con ngựa của người Hồ to lớn và vạm vỡ. (4) Thấy thế, dân làng liền nói Tái Ông thật là
may mắn, nhưng ông không cho là vậy, còn nói rằng có khi đây lại là điều bất hạnh. (5) Ngờ
đâu đúng như ông nói, con ngựa người Hồ to lớn đó đã làm con trai của ông ngã gãy chân
dẫn đến bị què khi tìm cách cưỡi nó. (6) Khi dân làng sang thăm hỏi và chia buồn, Tái Ông lại
lạc quan cho rằng chưa chắc việc đó đã là xui xẻo. (7) Lời nói hôm đó đã trở thành sự thật,
bởi không lâu sau, trai tráng trong làng đều phải ra trận để đánh nhau với người Hồ và chết
rất nhiều. (8) Riêng con trai Tái Ông vì bị què nên được ở lại nhà và sống sót, được kết hôn,
sinh con. (9) Những biến cố trong cuộc đời của Tái Ông có tốt có xấu, nhưng điều khiến
người ta kính nể là cách mà ông đối diện với nó. (10) Dù là khi mất mát hay khi được hưởng
lợi, thì ông luôn bình thản đón nhận và đối diện với nó, không hoảng sợ hay vui sướng quá,
lo được lo mất. (11) Từ đó, điển tích “ngựa Tái Ông” đã được dùng như biểu tượng của sự
bình tĩnh, vững tâm khi đối diện với mọi việc trong cuộc sống. (12) Người đời cũng lấy Tái
Ông làm gương, để hướng bản thân tới sự vững chãi trong tâm hồn, kiên định trong ý thức
khi gặp những vấn đề cần phải giải quyết.
Kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông” - Mẫu 2 Đang cập nhật…