Đề bài: “Trong những dòng sông đẹp…chân núi Kim Phụng”. Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương và từ đó nhận xét về bút pháp tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường | Ngữ Văn 12

Có một nhà văn suốt đời say đắm với những dòng sông đã từng nói: “Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình mãi mãi đi theo”. Có lẽ đối với Hoàng Phủ Ngọc Tường, chảy suốt đời văn và đời người của ông chính là sông Hương của xứ Huế. Đó là dòng đem lại những nguồn cảm hứng sáng tác cho ông, nuôi dưỡng tâm hồn văn học của ông, để rồi giúp ông ngược dòng không gian, tìm về cội nguồn của những cánh rừng đại ngàn và tìm ra vẻ đẹp khuất lấp của dòng sông “dùng dằng không chảy” ấy qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Chủ đề:

Văn mẫu 12 634 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 12 1 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề bài: “Trong những dòng sông đẹp…chân núi Kim Phụng”. Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương và từ đó nhận xét về bút pháp tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường | Ngữ Văn 12

Có một nhà văn suốt đời say đắm với những dòng sông đã từng nói: “Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình mãi mãi đi theo”. Có lẽ đối với Hoàng Phủ Ngọc Tường, chảy suốt đời văn và đời người của ông chính là sông Hương của xứ Huế. Đó là dòng đem lại những nguồn cảm hứng sáng tác cho ông, nuôi dưỡng tâm hồn văn học của ông, để rồi giúp ông ngược dòng không gian, tìm về cội nguồn của những cánh rừng đại ngàn và tìm ra vẻ đẹp khuất lấp của dòng sông “dùng dằng không chảy” ấy qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

24 12 lượt tải Tải xuống
ĐỀ BÀI: “Trong những dòng sông đẹp…chân núi Kim Phụng”. Cảm nhận vẻ đẹp của
sông Hương từ đó nhận xét về bút pháp tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Bài làm
một nhà văn suốt đời say đắm với những dòng sông đã từng nói: “Đất nước
nhiều dòng sông nhưng chỉ một dòng sông để thương, để nhớ như đời người
nhiều cuộc tình nhưng chỉ một cuộc tình mãi mãi đi theo”. lẽ đối với Hoàng
Phủ Ngọc Tường, chảy suốt đời văn đời người của ông chính sông Hương của
xứ Huế. Đó dòng đem lại những nguồn cảm hứng sáng tác cho ông, nuôi dưỡng tâm
hồn văn học của ông, để rồi giúp ông ngược dòng không gian, tìm về cội nguồn của
những cánh rừng đại ngàn tìm ra vẻ đẹp khuất lấp của dòng sông “dùng dằng
không chảy” ấy qua bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Bằng bút pháp tài hoa của
nhà văn, vẻ đẹp ẩn dấu của sông Hương được hiện lên trong đoạn trích “Trong
những dòng sông đẹp…chân núi Kim Phụng”.
Khi đọc văn của Nguyễn Tuân ta cần mang trí tưởng tượng của mình để chạy
theo từng câu chữ, tuy nhiên khi đọc văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường ta cần trầm
mình xuống để suy tư, sâu lắng, thả mình lên từng câu chữ để hiểu được tình cảm của
ông. lẽ do nhà văn sở hữu một ngòi bút hướng nội, súc tích, đắm tài hoa,
khiến những bài của ông mang sự kết hợp hài hòa giữ chất trí tuệ tính trữ tình,
tạo nên chiều sâu suy đa chiều sâu sắc. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn được mệnh
danh người con của xứ Huế, ông dành cả cuộc đời mình đẻ viết về mảnh đất này,
bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của ông đã in dấu lên nền đất Huế cổ kính
trầm mặc. Bài được viết lên bằng cả tình yêu thương nồng nàn của ông, được ông
bồi đắp bằng tất cả đam sự tìm hiểu, công sức của mình, lẽ thế dòng
sông Hương này mang một vẻ đẹp sâu sắc từ cả vùng thượng nguồn với sức mạnh
hùng được giấu kín phía sau chân núi Kim Phụng.
Nói tới sông Hương xứ Huế người ta thường ấn tượng về sự phẳng lặng, êm
đềm của dòng sông trong khung cảnh yên thanh bình của xứ Huế. Riêng Hoàng Phủ
Ngọc Tường nhà văn không chỉ dừng lại việc ngắm nhìn khuôn mặt kinh thành với
vẻ đẹp trang nghiêm cổ kính, ông khao khát ngược dòng không gian, tìm đến
những cánh rừng đại ngàn để khám phá ra vẻ đẹp ẩn, được dòng sông giấu kín đi
trước khi về đến Huế. Mở đầu cho bức chân dung hùng vùng thượng nguồn của
sông Hương một nét vẽ khái quát đặc biệt : “Trong những dòng sông đẹp các
nước tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương thuộc về một thành
phố duy nhất”. Nhà văn đã ngầm so sánh vẻ đẹp của sông Hương với những dòng
sông đẹp trên thế giới một cách kín đáo bộc lộ sự ngợi ca, tình đặt sông Hương
cạnh vẻ đẹp trù phú của sông Ấn, sông Hằng, cạnh vẻ lãng mạn của sông Sen, cạnh sự
hùng mênh mông của sông Trường Giang. Hơn thế nữa, Tác giả còn tự hào khi
phát hiện ra một điểm riêng rất thơm của sông Hương - “Chỉ thuộc về một thành phố
duy nhất”, thành phố được con sông ưu ái chảy qua dành hết cả phù sa của mình để
tạo nên một vùng văn hóa chẳng nơi nào được. Khi nhìn theo góc độ nhân hóa,
nhà văn còn muốn ý tứ nhắc đến một câu chuyện tình yêu chung thủy được dệt lên bởi
nàng thơ Hương chàng Huế, con sông như một người tình thủy chung với một
người tình duy nhất. Như vậy, cảm hứng nghệ thuật đã được xác định ngay từ đầu
đoạn trích, đó chính tình yêu, niềm tự hào thương mến với dòng sông quê hương.
Khi ngược lại theo chiều dài địa trở về vùng thượng nguồn, Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã thực sự khám phá ra vẻ đẹp độc đáo sông Hương đã giấu kín, đó vẻ
đẹp hoang sơ, man dại ẩn. Không giống như vẻ đẹp chảy êm đềm trong thơ của
Thu Bồn: “Con sông dùng dằng, con sông không chảy/Sông chảy vào lòng nên Huế
rất sâu” sông Hương vùng thượng nguồn được Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh
như “Một bản trường ca của rừng già”. Khi nhắc đến trường ca, đó một áng văn
chương với dung lượng lớn, mang đậm cảm hứng ngợi ca, còn rừng già những cánh
rừng đại ngàn ẩn, hùng trầm mặc, bằng một cách liên tưởng so sánh tài tình
nhà văn đã vẽ thêm sắc thái hoang dại cho sông Hương vùng thượng nguồn. Hơn vậy,
hàng loạt các tính từ bộc lộ sức mạnh của sông Hương cũng được tác giả sử dụng một
cách tinh tế: “rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”. Đó khi sông Hương đi qua những
bóng cây đại ngàn, những ghềnh thác, những đáy vực ẩn. Nhịp điệu câu văn dồn
dập với tiết tấu mạnh mẽ giúp ta hình dung về địa hình hiểm trở, hành trình khó khăn
dòng sông trải qua trước khi tìm đến được với thành phố Huế. Dường như sông
Hương đang phô diễn tất cả sức mạnh bên trong của mình để chế ngự, khuất phục mọi
thứ xung quanh, lúc này dòng sông không còn một dòng tri, giác nữa
đã trở nên hồn biết thể hiện tính. Một thoáng bất ngờ, sông Hương còn mang
một vẻ đẹp dịu dàng say đắm khi đi “giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa
đỗ quyên rừng”, dường như dòng sông kìm lại tốc độ của mình để thưởng thức vẻ đẹp
của những bông hoa đỗ quyên rừng. Màu đỏ chói lọi đó được nhà văn dùng để làm
trang sức để làm nổi bật lên vẻ đẹp nữ tính của sông Hương. Khi nói đến vẻ đẹp nữ
tính của các dòng sông, ta còn liên tưởng đến “Áng tóc trữ tình” của Nguyễn Tuân khi
miêu tả sông Đà từ trên cao, ông đã cài thêm những bông hoa ban, hoa gạo cả mây
trời tây bắc lên đứa con tinh thần của mình. Điểm chung đều muốn đứa con tinh
thần của mình đẹp hơn đẹp mãi. Những hình ảnh miêu tả đối lập trong cách miêu tả
uyên chuyển, tài hoa đã giúp nhà văn làm hiện lên dòng sông Hương thượng nguồn
với đồng thời cả sức mạnh vẻ đẹp, tạo nên những cái nhìn mới mẻ đa chiều.
Chảy tới giữa lòng Trường Sơn, dường như tính cách tính của sông
Hương cũng trở lên mãnh liệt hơn, mang vẻ phóng khoáng man dại của “một gái
Di-gan”. lẽ người đọc sẽ tự hỏi nếu muốn thể hiện sức mạnh của sông
Hương tại sao tác giả không so sánh dòng sông với một nữ tướng nào đó? Hay nếu
muốn thể hiện vẻ đẹp nữ tính sao không chọn hình ảnh với một tiểu thư khuê cát? Nhà
văn đã chọn hình ảnh một gái Di-gan phải chăng ông muốn sông Hương của
mình vừa sức mạnh của một nữ anh hùng, vừa vẻ dịu dàng, nữ tính của một tiểu
thư. Khi chọn hình ảnh so sánh như vậy, tác giả đã ngầm khẳng định lối sống bản
năng, tự do của Sông Hương, sẽ không trời xanh trở nên êm đềm, không
giông bão trở nên dữ dội, sẽ luôn mình, luôn tràn trề sức sống thanh xuân để
vượt qua mọi thác đèo đến với người tình của mình xứ Huế. lẽ đã vượt qua
bao thử thách khó khăn, rừng già đã hun đúc cho sông Hương “bản lĩnh gan dạ”
“một tâm hồn trong sáng”, cuộc hành trình của mình phải vượt qua bao nhiêu rừng
núi, bao ghềnh thác treo leo, bao đáy vực ẩn nhưng dường như chưa bao giờ
ý định dừng lại, bởi đối với đó cuộc phiêu lưu kỳ thú, say làm thỏa mãn tâm
hồn khao khát tự do của bản thân.
phóng khoáng man dại đến đâu, nàng Hương Giang vẫn chất chứa trong
mình vẻ đẹp dịu hiền của người con gái. Người con gái ấy khi ra khỏi rừng đã che đậy
đi bớt phần nào tính của bản thân bộc lộ ra ngoài “một sắc đẹp dịu dàng trí
tuệ”, để rồi trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Khi được soi
chiếu dưới góc nhìn địa lí, dòng sông bị ngăn trở bởi chân núi Kim Phụng vậy
sức nước giờ đây không còn “rầm rộ” “mãnh liệt” như lúc thượng nguồn. Nhưng
khi nhìn sông Hương qua lăng kính nhân hóa thì trở thành một dòng sông cảm
xúc, duy trí tuệ. đã kìm lại tốc độ của bản thân, không còn phiêu lưu ngẫu
hứng, dữ dội, ầm ào nữa như đang lắng lại để suy ngẫm về hướng đi đích đến
của mình trong tương lai. Từ một gái phóng khoáng bồng bột, dường như sông
Hương đã trưởng thành hơn để chuẩn bị cho một sứ mệnh lớn lao “người mẹ phù sa
của một vùng văn hóa xứ sở”. Tình yêu của người mẹ ấy đã khiến Huế trở thành cái
nôi văn hóa, cái nơi mang đến nguồn cảm hứng dồi dào cho mỗi người nghệ sĩ, để tạo
ra những làn dân ca cổ, những vần thơ trữ tình đắm. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc
Tường đang ca ngợi vẻ đẹp vai trò của sông Hương, đây không còn một dòng
sông địa nữa đã trở thành dòng văn hóa, dòng nghệ thuật, trở thành một sinh
thể tâm hồn, vị trí đặc biệt trong lòng người dân xứ Huế. Nhưng khi ra khỏi
rừng, toàn bộ vẻ đẹp sức mạnh của sông Hương đã bị giấu đi dưới chân núi Kim
Phụng, lẽ nhà văn muốn làm nổi bật sự ẩn sức hấp dẫn của dòng Hương
Giang này. Không chỉ vậy, tác giả còn muốn bộc lộ tình yêu đắm của mình với
dòng sông, như nhà văn Tônxtôi đã từng nói: “Một tác phẩm nghệ thuật kết quả của
tình yêu”. Hoàng Phủ Ngọc Tường dành trọn vẹn tình yêu ấy để đi tìm đến tận ngọn
nguồn của Sông Hương để cái nhìn chiều sâu đa chiều thay chỉ thấy như
một dòng nước lặng êm, yên bình trong lòng thành phố Huế.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi miêu tả sông Hương vùng thượng
nguồn đã giúp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ để hiểu sâu hơn về bản chất của
con sông, từ đó hiểu hơn về văn hóa con người xứ Huế. Con sông cũng thâm trầm
như nề nếp sống của những con người nơi đây, nhưng ẩn sâu dưới vẻ thâm trầm ấy
một tâm hồn phóng khoáng với những tình cảm mãnh liệt, chỉ điều tính tình kín
đáo nên không bộc lộ ra, cũng như con sông Hương đã đóng kín phần sâu thẳm của
tâm hồn mình ném đi trước khi ra khỏi rừng già. Từ đó cách nhìn của người đọc trở
nên mới mẻ hơn, đầy yêu thương trân trọng hơn với vẻ đẹp thơ mộng dịu dàng
của sông Hương trong kinh thành Huế.
Một nhà văn đã từng nói: “Văn học, đó tưởng đi tìm cái đẹp trong sáng”,
lẽ cái đẹp trong sáng ấy xuất phát từ bút pháp tài hoa của chính tác giả. Khi sử
dụng bút pháp tài hoa nhà văn đã miêu tả sự vật hiện tượng trên phương diện của
cái đẹp, lựa chọn hình thức nghệ thuật để làm nổi bật lên cái đẹp đó, phải đẩy cái đẹp
ấy lên tới đỉnh chóp từ những thứ tưởng như đơn giản nhất. Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã dùng bút pháp tài hoa đó của mình để tập trung miêu tả vẻ đẹp hấp dẫn bản năng
của Sông Hương nhưng vẫn ẩn chứa nét đẹp dịu dàng, nữ tính. Dưới ngòi bút của nhà
văn tài hoa, Sông Hương được vẽ bằng màu sắc đường nét đặc biệt, tạo nên một
vẻ đẹp rất riêng chẳng dòng sông nào được.
Khi nói về một tác phẩm văn học, Biêlinxki cho rằng: Trong tác phẩm nghệ
thuật, tưởng hình thức phải hòa nhập với nhau một cách hữu như tâm hồn
thể xác. Nếu hủy diệt hình thức cũng đồng nghĩa với việc hủy diệt tưởng ngược
lại”. Chính vậy, qua ngòi bút của người nghệ Hoàng Phủ Ngọc Tường, đoạn trích
sông Hương vùng thượng nguồn của bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được
truyền tải với nội dung đầy ý nghĩa hình thức nghệ thuật độc đáo. Ông đã sử dụng
tài hoa những hình ảnh so sánh, liên tưởng độc đáo thủ pháp nghệ thuật nhân hóa
đặc sắc, làm hiện lên vẻ đẹp mãnh liệt đầy tính của sông Hương khúc thượng
nguồn. Từ đó cho thấy cách cảm nhận lãng mạn, suy đa chiều sâu sắc của nhà
văn, đồng thời thể hiện tình yêu sâu sắc của ông với dòng sông xứ Huế này.
Hoàng Phủ Ngọc Tường từng kể rằng một nhà thơ Nội khi đến Huế
lặng ngắm dòng sông Hương thơ mộng đã hỏi rằng: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
lẽ câu hỏi đó đã khơi dậy cho nhà văn cảm hứng viết lên bài bút này. Bằng
ngòi bút tài hoa cùng với vốn kiến thức am hiểu sâu sắc về xứ Huế, ông đã tìm ra
ngọn nguồn của dòng sông, khám phá ra những nét hùng để cho đọc giả một cái
nhìn đa chiều về con sông Hương cũng như hiểu sâu sắc hơn về con người xứ Huế
nơi đây, từ đó bồi đắp trong ta lòng tự hào yêu đắm vẻ đẹp non sông đất nước
mình.
| 1/4

Preview text:

ĐỀ BÀI: “Trong những dòng sông đẹp…chân núi Kim Phụng”. Cảm nhận vẻ đẹp của
sông Hương và từ đó nhận xét về bút pháp tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài làm
Có một nhà văn suốt đời say đắm với những dòng sông đã từng nói: “Đất nước
có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương, để nhớ như đời người có
nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình mãi mãi đi theo”. Có lẽ đối với Hoàng
Phủ Ngọc Tường, chảy suốt đời văn và đời người của ông chính là sông Hương của
xứ Huế. Đó là dòng đem lại những nguồn cảm hứng sáng tác cho ông, nuôi dưỡng tâm
hồn văn học của ông, để rồi giúp ông ngược dòng không gian, tìm về cội nguồn của
những cánh rừng đại ngàn và tìm ra vẻ đẹp khuất lấp của dòng sông “dùng dằng
không chảy” ấy qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Bằng bút pháp tài hoa của
nhà văn, vẻ đẹp ẩn dấu của sông Hương được hiện lên rõ trong đoạn trích “Trong
những dòng sông đẹp…chân núi Kim Phụng”.
Khi đọc văn của Nguyễn Tuân ta cần mang trí tưởng tượng của mình để chạy
theo từng câu chữ, tuy nhiên khi đọc văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường ta cần trầm
mình xuống để suy tư, sâu lắng, thả mình lên từng câu chữ để hiểu được tình cảm của
ông. Có lẽ do nhà văn sở hữu một ngòi bút hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa,
khiến những bài ký của ông mang sự kết hợp hài hòa giữ chất trí tuệ và tính trữ tình,
tạo nên chiều sâu và suy tư đa chiều sâu sắc. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn được mệnh
danh là người con của xứ Huế, ông dành cả cuộc đời mình đẻ viết về mảnh đất này, và
bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của ông đã in dấu lên nền đất Huế cổ kính và
trầm mặc. Bài ký được viết lên bằng cả tình yêu thương nồng nàn của ông, được ông
bồi đắp bằng tất cả đam mê và sự tìm hiểu, công sức của mình, lẽ vì thế mà dòng
sông Hương này mang một vẻ đẹp sâu sắc từ cả vùng thượng nguồn với sức mạnh
hùng vĩ được giấu kín phía sau chân núi Kim Phụng.
Nói tới sông Hương xứ Huế người ta thường có ấn tượng về sự phẳng lặng, êm
đềm của dòng sông trong khung cảnh yên ả thanh bình của xứ Huế. Riêng Hoàng Phủ
Ngọc Tường nhà văn không chỉ dừng lại ở việc ngắm nhìn khuôn mặt kinh thành với
vẻ đẹp trang nghiêm cổ kính, mà ông khao khát ngược dòng không gian, tìm đến
những cánh rừng đại ngàn để khám phá ra vẻ đẹp bí ẩn, được dòng sông giấu kín đi
trước khi về đến Huế. Mở đầu cho bức chân dung hùng vĩ ở vùng thượng nguồn của
sông Hương là một nét vẽ khái quát đặc biệt : “Trong những dòng sông đẹp ở các
nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành
phố duy nhất”. Nhà văn đã ngầm so sánh vẻ đẹp của sông Hương với những dòng
sông đẹp trên thế giới một cách kín đáo bộc lộ sự ngợi ca, vô tình đặt sông Hương
cạnh vẻ đẹp trù phú của sông Ấn, sông Hằng, cạnh vẻ lãng mạn của sông Sen, cạnh sự
hùng vĩ và mênh mông của sông Trường Giang. Hơn thế nữa, Tác giả còn tự hào khi
phát hiện ra một điểm riêng rất thơm của sông Hương - “Chỉ thuộc về một thành phố
duy nhất”, thành phố được con sông ưu ái chảy qua và dành hết cả phù sa của mình để
tạo nên một vùng văn hóa mà chẳng nơi nào có được. Khi nhìn theo góc độ nhân hóa,
nhà văn còn muốn ý tứ nhắc đến một câu chuyện tình yêu chung thủy được dệt lên bởi
nàng thơ Hương và chàng Huế, con sông như một người tình thủy chung với một
người tình duy nhất. Như vậy, cảm hứng nghệ thuật đã được xác định ngay từ đầu
đoạn trích, đó chính là tình yêu, niềm tự hào và thương mến với dòng sông quê hương.
Khi ngược lại theo chiều dài địa lí trở về vùng thượng nguồn, Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã thực sự khám phá ra vẻ đẹp độc đáo mà sông Hương đã giấu kín, đó là vẻ
đẹp hoang sơ, man dại và bí ẩn. Không giống như vẻ đẹp chảy êm đềm trong thơ của
Thu Bồn: “Con sông dùng dằng, con sông không chảy/Sông chảy vào lòng nên Huế
rất sâu” mà ở sông Hương vùng thượng nguồn được Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh
như “Một bản trường ca của rừng già”. Khi nhắc đến trường ca, đó là một áng văn
chương với dung lượng lớn, mang đậm cảm hứng ngợi ca, còn rừng già là những cánh
rừng đại ngàn bí ẩn, hùng vĩ và trầm mặc, bằng một cách liên tưởng so sánh tài tình
nhà văn đã vẽ thêm sắc thái hoang dại cho sông Hương vùng thượng nguồn. Hơn vậy,
hàng loạt các tính từ bộc lộ sức mạnh của sông Hương cũng được tác giả sử dụng một
cách tinh tế: “rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”. Đó là khi sông Hương đi qua những
bóng cây đại ngàn, những ghềnh thác, những đáy vực bí ẩn. Nhịp điệu câu văn dồn
dập với tiết tấu mạnh mẽ giúp ta hình dung về địa hình hiểm trở, hành trình khó khăn
mà dòng sông trải qua trước khi tìm đến được với thành phố Huế. Dường như sông
Hương đang phô diễn tất cả sức mạnh bên trong của mình để chế ngự, khuất phục mọi
thứ xung quanh, lúc này dòng sông không còn là một dòng vô tri, vô giác nữa mà nó
đã trở nên có hồn và biết thể hiện cá tính. Một thoáng bất ngờ, sông Hương còn mang
một vẻ đẹp dịu dàng và say đắm khi đi “giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa
đỗ quyên rừng”, dường như dòng sông kìm lại tốc độ của mình để thưởng thức vẻ đẹp
của những bông hoa đỗ quyên rừng. Màu đỏ chói lọi đó được nhà văn dùng để làm
trang sức để làm nổi bật lên vẻ đẹp nữ tính của sông Hương. Khi nói đến vẻ đẹp nữ
tính của các dòng sông, ta còn liên tưởng đến “Áng tóc trữ tình” của Nguyễn Tuân khi
miêu tả sông Đà từ trên cao, ông đã cài thêm những bông hoa ban, hoa gạo và cả mây
trời tây bắc lên đứa con tinh thần của mình. Điểm chung là đều muốn đứa con tinh
thần của mình đẹp hơn và đẹp mãi. Những hình ảnh miêu tả đối lập trong cách miêu tả
uyên chuyển, tài hoa đã giúp nhà văn làm hiện lên dòng sông Hương ở thượng nguồn
với đồng thời cả sức mạnh và vẻ đẹp, tạo nên những cái nhìn mới mẻ và đa chiều.
Chảy tới giữa lòng Trường Sơn, dường như tính cách và cá tính của sông
Hương cũng trở lên mãnh liệt hơn, mang vẻ phóng khoáng và man dại của “một cô gái
Di-gan”. Có lẽ người đọc sẽ tò mò tự hỏi nếu muốn thể hiện sức mạnh của sông
Hương tại sao tác giả không so sánh dòng sông với một nữ tướng nào đó? Hay nếu
muốn thể hiện vẻ đẹp nữ tính sao không chọn hình ảnh với một tiểu thư khuê cát? Nhà
văn đã chọn hình ảnh một cô gái Di-gan phải chăng là vì ông muốn sông Hương của
mình vừa có sức mạnh của một nữ anh hùng, vừa có vẻ dịu dàng, nữ tính của một tiểu
thư. Khi chọn hình ảnh so sánh như vậy, tác giả đã ngầm khẳng định lối sống bản
năng, tự do của Sông Hương, nó sẽ không vì trời xanh mà trở nên êm đềm, không vì
giông bão mà trở nên dữ dội, nó sẽ luôn là mình, luôn tràn trề sức sống thanh xuân để
vượt qua mọi thác đèo mà đến với người tình của mình là xứ Huế. Có lẽ đã vượt qua
bao thử thách khó khăn, rừng già đã hun đúc cho sông Hương “bản lĩnh gan dạ” và
“một tâm hồn trong sáng”, dù cuộc hành trình của mình phải vượt qua bao nhiêu rừng
núi, bao ghềnh thác treo leo, bao đáy vực bí ẩn nhưng dường như nó chưa bao giờ có
ý định dừng lại, bởi đối với nó đó là cuộc phiêu lưu kỳ thú, say mê làm thỏa mãn tâm
hồn khao khát tự do của bản thân.
Dù phóng khoáng và man dại đến đâu, nàng Hương Giang vẫn chất chứa trong
mình vẻ đẹp dịu hiền của người con gái. Người con gái ấy khi ra khỏi rừng đã che đậy
đi bớt phần nào cá tính của bản thân và bộc lộ ra ngoài “một sắc đẹp dịu dàng và trí
tuệ”, để rồi trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Khi được soi
chiếu dưới góc nhìn địa lí, dòng sông bị ngăn trở bởi chân núi Kim Phụng mà vì vậy
sức nước giờ đây không còn “rầm rộ” và “mãnh liệt” như ở lúc thượng nguồn. Nhưng
khi nhìn sông Hương qua lăng kính nhân hóa thì nó trở thành một dòng sông có cảm
xúc, có tư duy và trí tuệ. Nó đã kìm lại tốc độ của bản thân, không còn phiêu lưu ngẫu
hứng, dữ dội, ầm ào nữa mà như đang lắng lại để suy ngẫm về hướng đi và đích đến
của mình trong tương lai. Từ một cô gái phóng khoáng và bồng bột, dường như sông
Hương đã trưởng thành hơn để chuẩn bị cho một sứ mệnh lớn lao là “người mẹ phù sa
của một vùng văn hóa xứ sở”. Tình yêu của người mẹ ấy đã khiến Huế trở thành cái
nôi văn hóa, cái nơi mang đến nguồn cảm hứng dồi dào cho mỗi người nghệ sĩ, để tạo
ra những làn dân ca cổ, những vần thơ trữ tình mê đắm. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc
Tường đang ca ngợi vẻ đẹp và vai trò của sông Hương, đây không còn là một dòng
sông địa lý nữa mà nó đã trở thành dòng văn hóa, dòng nghệ thuật, trở thành một sinh
thể có tâm hồn, có vị trí đặc biệt trong lòng người dân xứ Huế. Nhưng khi ra khỏi
rừng, toàn bộ vẻ đẹp và sức mạnh của sông Hương đã bị giấu đi dưới chân núi Kim
Phụng, có lẽ nhà văn muốn làm nổi bật sự bí ẩn và sức hấp dẫn của dòng Hương
Giang này. Không chỉ vậy, tác giả còn muốn bộc lộ tình yêu mê đắm của mình với
dòng sông, như nhà văn Tônxtôi đã từng nói: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của
tình yêu”. Hoàng Phủ Ngọc Tường dành trọn vẹn tình yêu ấy để đi tìm đến tận ngọn
nguồn của Sông Hương để có cái nhìn chiều sâu và đa chiều thay vì chỉ thấy nó như
một dòng nước lặng êm, yên bình trong lòng thành phố Huế.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi miêu tả sông Hương ở vùng thượng
nguồn đã giúp cho người đọc có một cái nhìn đầy đủ để hiểu sâu hơn về bản chất của
con sông, từ đó hiểu hơn về văn hóa và con người xứ Huế. Con sông cũng thâm trầm
như nề nếp sống của những con người nơi đây, nhưng ẩn sâu dưới vẻ thâm trầm ấy là
một tâm hồn phóng khoáng với những tình cảm mãnh liệt, chỉ có điều vì tính tình kín
đáo nên không bộc lộ ra, cũng như con sông Hương đã đóng kín phần sâu thẳm của
tâm hồn mình và ném đi trước khi ra khỏi rừng già. Từ đó cách nhìn của người đọc trở
nên mới mẻ hơn, đầy yêu thương và trân trọng hơn với vẻ đẹp thơ mộng và dịu dàng
của sông Hương trong kinh thành Huế.
Một nhà văn đã từng nói: “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong sáng”,
có lẽ cái đẹp trong sáng ấy xuất phát từ bút pháp tài hoa của chính tác giả. Khi sử
dụng bút pháp tài hoa là nhà văn đã miêu tả sự vật và hiện tượng trên phương diện của
cái đẹp, lựa chọn hình thức nghệ thuật để làm nổi bật lên cái đẹp đó, phải đẩy cái đẹp
ấy lên tới đỉnh chóp từ những thứ tưởng như đơn giản nhất. Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã dùng bút pháp tài hoa đó của mình để tập trung miêu tả vẻ đẹp hấp dẫn bản năng
của Sông Hương nhưng vẫn ẩn chứa nét đẹp dịu dàng, nữ tính. Dưới ngòi bút của nhà
văn tài hoa, Sông Hương được tô vẽ bằng màu sắc và đường nét đặc biệt, tạo nên một
vẻ đẹp rất riêng mà chẳng dòng sông nào có được.
Khi nói về một tác phẩm văn học, Biêlinxki cho rằng: “ Trong tác phẩm nghệ
thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa nhập với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và
thể xác. Nếu hủy diệt hình thức cũng đồng nghĩa với việc hủy diệt tư tưởng và ngược
lại”. Chính vì vậy, qua ngòi bút của người nghệ sĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường, đoạn trích
sông Hương ở vùng thượng nguồn của bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được
truyền tải với nội dung đầy ý nghĩa và hình thức nghệ thuật độc đáo. Ông đã sử dụng
tài hoa những hình ảnh so sánh, liên tưởng độc đáo và thủ pháp nghệ thuật nhân hóa
đặc sắc, làm hiện lên vẻ đẹp mãnh liệt đầy cá tính của sông Hương khúc thượng
nguồn. Từ đó cho thấy cách cảm nhận lãng mạn, suy tư đa chiều và sâu sắc của nhà
văn, đồng thời thể hiện tình yêu sâu sắc của ông với dòng sông xứ Huế này.
Hoàng Phủ Ngọc Tường từng kể rằng có một nhà thơ ở Hà Nội khi đến Huế và
lặng ngắm dòng sông Hương thơ mộng đã hỏi rằng: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
Có lẽ câu hỏi đó đã khơi dậy cho nhà văn cảm hứng và viết lên bài bút ký này. Bằng
ngòi bút tài hoa cùng với vốn kiến thức am hiểu sâu sắc về xứ Huế, ông đã tìm ra
ngọn nguồn của dòng sông, khám phá ra những nét hùng vĩ để cho đọc giả có một cái
nhìn đa chiều về con sông Hương và cũng như hiểu sâu sắc hơn về con người xứ Huế
nơi đây, từ đó bồi đắp trong ta lòng tự hào và yêu đắm vẻ đẹp non sông đất nước mình.