-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề bài: Từ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ “nhục” và “vinh” trong cuộc sống.| Văn mẫu lớp 12
Vinh và nhục vốn là một cặp phạm trù đối lập. Xét về quá khứ, những năm tháng đất nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ, dân ta phải làm nô lệ, bị đánh đập, tra tấn dã man. Để rửa nỗi nhục đó, nhân dân ta đã phải trả biết bao máu xương, sinh mạng. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 12 487 tài liệu
Ngữ Văn 12 822 tài liệu
Đề bài: Từ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ “nhục” và “vinh” trong cuộc sống.| Văn mẫu lớp 12
Vinh và nhục vốn là một cặp phạm trù đối lập. Xét về quá khứ, những năm tháng đất nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ, dân ta phải làm nô lệ, bị đánh đập, tra tấn dã man. Để rửa nỗi nhục đó, nhân dân ta đã phải trả biết bao máu xương, sinh mạng. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 12 487 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 822 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Đề bài: Từ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 10 – 12 dòng) chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ “nhục”
và “vinh” trong cuộc sống.
Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ nhục và vinh trong cuộc sống mẫu 1
Vinh và nhục vốn là một cặp phạm trù đối lập. Xét về quá khứ, những năm tháng đất nước ta
bị giặc ngoại xâm đô hộ, dân ta phải làm nô lệ, bị đánh đập, tra tấn dã man. Để rửa nỗi nhục
đó, nhân dân ta đã phải trả biết bao máu xương, sinh mạng. Cuối cùng, vinh quang đã về với
dân tộc và độc lập đã trở về với Tổ quốc. Xét trong công danh, sự nghiệp. Danh đi đôi với
công thì vẻ vang, danh mà đi với lợi thì nhục, tiếng xấu vang truyền muôn đời. Từ đó, có thể
thấy, ranh giới giữa nhục và vinh rất rõ ràng nhưng cũng rất gần gũi. Giữa chúng có mối quan
hệ khăng khít, có nhục mới có vinh, có vất vả, gian lao, nhẫn nhục, chịu đựng thì mới có thể
đi đến thành công và vinh quang chiến thắng.
Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ nhục và vinh trong cuộc sống mẫu 2
Vinh và nhục là hai khái niệm đối lập nhau, gắn liền với số phận của mỗi người trong xã hội.
Vinh là được coi trọng, đánh giá cao còn nhục nghĩa là chỉ sự xấu xa, đáng khinh bỉ. Câu tục
ngữ “ Chết vinh còn hơn sống nhục” ẩn chứa bài học vô cùng sâu sắc cho mỗi người. Trước
đây, khi đất nước bị xâm lược, trải qua nghìn năm đô hộ, có rất nhiều người nông dân nghĩa
sĩ đã dũng cảm đứng lên chiến đấu vì lòng căm thù giặc, vì bảo vệ độc lập tự do cho quê
hương của chính mình. Họ thà chết trong vinh quang, trong tư thế hào hùng chiến đấu còn
hơn sống trong nhục nhã, tủi hờn khi đất nước bị đô hộ, xâm lăng. Đây chính là những tấm
gương tiêu biểu về lối sống đẹp mà mỗi người cần phải học tập. Khi đất nước hòa bình, ngày
càng phát triển thì bản thân mỗi chúng ta phải tự đứng lên, rèn luyện mỗi ngày và học hỏi
nhiều điều tốt đẹp. Không những rèn luyện về trí tuệ mà còn phải biết giữ gìn nhân phẩm,
danh dự, sống có đạo đức, đúng với chuẩn mực xã hội cũng như chuẩn mực của chính bản thân mình.