-
Thông tin
-
Quiz
Đề bài: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ cùng phong cách hoặc khác phong cách sáng tác mà bạn yêu thích.| Văn mẫu lớp 12
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có ít nhất một niềm thương, nỗi nhớ. Niềm thương, nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ta tạo nên những rung động mãnh liệt trong cảm xúc. Với các thi nhân, cảm xúc lại là yếu tố vô cùng quan trọng. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 12 639 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Đề bài: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ cùng phong cách hoặc khác phong cách sáng tác mà bạn yêu thích.| Văn mẫu lớp 12
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có ít nhất một niềm thương, nỗi nhớ. Niềm thương, nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ta tạo nên những rung động mãnh liệt trong cảm xúc. Với các thi nhân, cảm xúc lại là yếu tố vô cùng quan trọng. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 12 639 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
















Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Đề bài: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ
cùng phong cách hoặc khác phong cách sáng tác mà bạn yêu thích.
Nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ mẫu 1
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có ít nhất một niềm thương, nỗi nhớ. Niềm thương,
nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ta tạo nên những rung động mãnh liệt trong cảm xúc. Với
các thi nhân, cảm xúc lại là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó giúp cho các nhà thơ làm nên
những thi phẩm say đắm lòng người. Tiếng nói từ trái tim sẽ đến được với trái tim. Đoạn thơ:
"Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.”
trích trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu và đoạn thơ:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.”
trích trong bài thơ “Sóng“ của Xuân Quỳnh là những vần thơ dạt dào cảm xúc như thế.
Nhà thơ Tố Hữu và nhà thơ Xuân Quỳnh là hai nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại
được nhiều bạn yêu thơ mến mộ. Nếu nhà thơ Tố Hữu là cánh chim đầu đàn, là lá cờ đầu
của thơ ca cách mạng Việt Nam thì Xuân Quỳnh được mệnh danh là nữ hoàng của thơ tình.
Mỗi tác giả đã tạo ra thơ của mình với mỗi vẻ đẹp riêng. Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh
hướng thơ trữ tình, chính trị; mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu
mang giọng điệu ngọt ngào, tâm tình tha thiết, giọng của tình thương mến; đậm đà tính dân
tộc. Thơ Xuân Quỳnh lại in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn,
hồn hậu, chân thực và luôn luôn da diết, luôn khát vọng về một hạnh phúc đời thường.
Bài thơ “Việt Bắc” viết về cách mạng, còn bài thơ “Sóng” hướng tới đề tài tình yêu lứa đôi.
Tháng 10/1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương
Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tình lịch sử
ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc” in trong tập thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ trích trong bài
Việt Bắc là lời người ra đi đáp lại người ở lại.
Bốn câu thơ giống như một lời thề nguyền, lời khẳng định gắn bó thủy chung trước sau như
một mà những cán bộ cách mạng miền xuôi muốn gửi tới đồng bào Việt Bắc. Lời thơ óng ả,
dịu dàng, tình tứ và lối xưng hô thân mật, ngọt ngào của ca dao, dân ca “mình - ta” được sử
dụng một cách linh hoạt. Nỗi nhớ của người cách mạng về quê hương Việt Bắc giống như
nỗi nhớ của những đôi lứa yêu nhau. Sự sắp xếp từ liền đôi, quấn quýt không muốn rời xa
của “ta” và “mình”, vừa khéo léo khẳng định tấm lòng của “ta” cũng như “mình”. Tình cảm
của người về với Việt Bắc là thứ tình cảm thắm thiết, mặn mà, gắn chặt trong tim, ghim chặt
trong lòng. Tình cảm ấy còn được khẳng định bằng một hình ảnh thơ so sánh “Nguồn bao
nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”. Trong tiềm thức của người Việt Nam nước trong nguồn là
dòng nước không bao giờ vơi cạn, chảy bất tận. Ý thơ trở nên sâu sắc hơn khi tác giả sử
dụng cặp từ so sánh tăng tiến “bao nhiêu,… bấy nhiêu”. Đó là sự so sánh giữa một cái vô
tận với một cái bất tận.
Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 nhân chuyến đi thực tế ở Diêm Điền (Thái Bình), in
trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968). Bài thơ được viết khi Xuân Quỳnh còn trẻ khoảng
25 tuổi nhưng đã trải qua không ít những thăng trầm, đổ vỡ trong tình yêu.
Ở khổ thơ trên “Sóng” được khám phá theo chiều rộng của không gian ở hai miền “xuôi”,
“ngược”. Sóng dù xuôi về hướng Bắc, dù ngược về phương Nam thì cuối cùng vẫn hướng về bờ:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.”
Thông thường người ta hay nói xuôi Nam, ngược Bắc nhưng ở đây Xuân Quỳnh lại nói xuôi
Bắc, ngược Nam, dường như cái lô-gic của lí trí thông thường đã bị lu mờ, chỉ còn lại hai
miền xuôi ngược để trăn trở tìm nhau, để khao khát bên nhau. Cách nói ấy cũng khiến người
đọc hình dung về những gian nan, cách trở mà trái tim yêu phải vượt qua.
Con “sóng” kia muôn đời thao thức để khắc khoải xuôi ngược tìm bờ thì em cũng chỉ duy
nhất hướng về “phương anh”. Đây là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh khi đưa khái
niệm không gian để nói về mức độ thủy chung, bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc là của vũ
trụ này, chỉ có duy nhất nơi anh là phương trời của em. Giữa cuộc đời rộng lớn, thơ anh vẫn
mới là bến bờ hạnh phúc, là nơi duy nhất em tìm về. Ý thơ bộc bạch rất thật, sáng lên vẻ đẹp
của tình yêu chung thủy. Hóa ra ở trung tâm nỗi nhớ là anh nên dẫu có đi về phương nào thì
em cũng hướng về phương anh. Câu thơ giống như một lời nguyện thề thủy chung, da diết, đằm thắm.
Nếu ở khổ 5 nhân vật trữ tình bộc bạch "lòng em nhớ đến anh” thì ở đây cảm xúc đã dâng
lên một bậc “Nơi nào em cũng nghĩ”. “Nghĩ” có cả yêu thương, mong nhớ, có cả phấp phỏng
lo âu, hờn ghen, giận dỗi. Anh trở thành ý nghĩ thường xuyên, thường trực trong lòng, canh
cánh trong lòng. “Nhớ” là tình cảm, cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên thì “nghĩ” là sự suy tư, chín
chắn, sâu sắc. Người con gái khẳng định sự duy nhất, tuyệt đối gắn bó thủy chung trong tình yêu.
Khổ thơ cho ta thấy tình yêu của người phụ nữ, sự thủy chung son sắt duy nhất. Nhân vật trữ
tình đã trực tiếp thể hiện cảm xúc của mình. Khẳng định tình yêu thủy chung cũng là khao
khát, là khát vọng người yêu thương phải xứng đáng với mình.
Cả hai đoạn thơ đều là những rung động, những xúc cảm nhớ thương của một tình yêu con
người, đất nước trong lòng người bởi một tình cảm đẹp, sự thủy chung son sắt không đổi
thay. Trên phương diện nghệ thuật, cả hai đoạn thơ đều là những ngôn từ giản dị nhưng lại
giàu giá trị nghệ thuật. Giọng thơ trữ tình tha thiết nhưng cũng khẳng định mạnh mẽ, chắc
chắn, đinh ninh như một lời thề.
Tình cảm trong đoạn thơ Việt Bắc là tình cảm lớn lao, tình cảm cách mạng, tình cảm chính
trị. Nỗi nhớ ấy gắn liền với cuộc chia ly của người cán bộ cách mạng rời căn cứ địa kháng
chiến để trở về thủ đô. Chủ thể của nỗi nhớ là những con người kháng chiến nhớ những kỉ
niệm với quê hương Việt Bắc, đồng bào Việt Bắc ân tình đùm bọc, cưu mang trong suốt
những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến. Còn tình cảm trong “Sóng” là tình yêu
đôi lứa, cảm xúc của chủ thể trữ tình “em”, một phụ nữ đang yêu vừa gián tiếp, vừa trực
tiếp. “Sóng” là hóa thân mà cũng là phân thân của chủ thể trữ tình. “Sóng” là ẩn dụ để diễn
tả nỗi nhớ. Sắc thái của nỗi nhớ trong đoạn thơ chỉ duy nhất hướng về một nơi ở phương anh
một cách chung thủy, sắt son.
Đoạn thơ “Việt Bắc” sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc. Giọng điệu ngọt ngào như một
khúc trữ tình sâu lắng, da diết. Sóng - đoạn thơ sử dụng thể thơ năm chữ và ẩn dụ nghệ
thuật sóng. Thể thơ và nhịp điệu thơ đã gợi hình hài và nhịp điệu bất tận vào ra của những
con sóng nỗi nhớ tình yêu. Nhờ nghệ thuật ẩn dụ, nỗi lòng của người phụ nữ khi yêu được
thể hiện chân thành, nữ tính, duyên dáng mà không kém phần mãnh liệt, sâu sắc.
Vẻ đẹp trong thơ Tố Hữu luôn gắn với ca dao đậm đà, còn Xuân Quỳnh thì mãnh liệt, nồng
nàn. Từ hai nỗi nhớ được thể hiện trong đoạn thơ, người đọc không chỉ cảm nhận được đặc
sắc của hai giọng điệu thơ mà cũng thấy được vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam yêu
thương đằm thắm, dịu dàng mà mãnh liệt, tình nghĩa thủy chung, son sắt.
Nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ mẫu 2
Tình yêu là đề tài muôn thuở của văn chương. Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt trong
tâm hồn mỗi người. Sự sống của tình yêu là nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong tình yêu cũng đa sắc thái
và nhiều cung bậc. Những sắc thái và cung bậc ấy được thể hiện rất đẹp qua hai trích đoạn
trong Tương tư của Nguyễn Bính và Việt Bắc của Tố Hữu. Nguyễn Bính thì bày tỏ nỗi nhớ
nhung trong tình yêu đôi lứa, Tố Hữu thì bày tỏ nỗi niềm da diết khôn nguôi với quê hương
cách mạng biết bao nghĩa tình.
Cũng như các nhà thơ lãng mạn cùng thời, Nguyễn Bính say mê với đề tài tình yêu, nhưng
tình yêu trong thơ Nguyễn Bính có một lối nói riêng. “Cái tôi” trong thơ Nguyễn Bính không
nổi lên mà tan hòa vào không gian đồng quê bằng biện pháp ẩn dụ nhân hoá như trong ca dao:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ trong bài thơ “Tương tư" thành những
nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể
cưỡng lại, một thứ “tâm bệnh” khó chữa của người đang yêu. Niềm mong nhớ gắn liền với
khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.
Từ nỗi nhớ người yêu luôn thường trực, cháy bỏng trong lòng, cái tôi trữ tình suy ngẫm, liên
tưởng, nhận diện nỗi nhớ. Người ta thường nói nỗi nhớ là sự sống của tình yêu, còn Nguyễn
Bính thì quy kết thành bệnh. Cái bệnh kinh niên sinh ra từ tâm lí của con người, không ai nói
mình yêu mà không nhớ, nhớ mà không yêu. Yêu là nhớ, đó là quy luật. Quy luật của lòng
người cũng như quy luật của tự nhiên: “Gió mưa là bệnh của giời/ Tương tư là bệnh của tôi
yêu nàng”. Trời đất không thể không có gió mưa, sống không thể “không nhớ, không thương
một kẻ nào”. Một sự thừa nhận thành thật, ý vị khẳng định tính tất yếu của thiên nhiên cũng
như của tình yêu – lòng người.
Về nghệ thuật, nhà thơ sử dụng các hình ảnh sóng đôi: Đông - Đoài, gió - mưa, tôi - nàng…
tô đậm khát vọng lứa đôi. Thể thơ lục bát cùng với các hình thức diễn đạt, cách dùng địa
danh quen thuộc của ca dao dân ca khiến đoạn thơ có vẻ đẹp dung dị, duyên dáng dễ đi
vào lòng người. Chất chân quê của hồn thơ Nguyễn Bính được biểu hiện rất tài tình, khiến
đọc lên người ta cứ ngỡ ca dao chứ không phải thơ hiện đại, và mỗi người đều mượn nó để
nói hộ lòng mình. Đó chẳng phải là những câu thơ bất hủ đó sao!
Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao. Chất liệu ngôn từ trong bài “Tương tư" rất chân
quê với những địa danh, thành ngữ gần gũi, cách tổ chức lời thơ độc đáo, sử dụng nhuần
nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hoá, đối sánh, tăng tiến, khoa trương.
Như trên đã nói, tình yêu trong mỗi con người là một xúc cảm tuyệt vời, nỗi nhớ trong tình
yêu cũng đa sắc thái, nhiều cung bậc. Nếu Nguyễn Bính giãi bày nỗi nhớ trong tình yêu đôi
lứa thì Tố Hữu trong đoạn thơ này lại diễn tả niềm da diết khôn nguôi với Việt Bắc - quê
hương cách mạng biết bao nghĩa tình:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đỉnh núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
Suốt mười lăm năm “Từ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh” cho đến lúc cuộc kháng Pháp vĩ
đại thắng lợi, cán bộ, chiến sĩ cách mạng đã gắn bó cùng đồng bào Việt Bắc đánh giặc “Bát
cơm chấm muối, mối thù nặng vai… Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng’’, nay chiến thắng
trở về xuôi làm sao có thể quên những kỉ niệm sâu nặng như thế!
Tố Hữu đã diễn tả nỗi niềm thương nhớ day dứt, khôn nguôi của người đi kẻ ở cũng thường
trực, da diết như trong nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa vậy. Nhưng nỗi nhớ không dành riêng
cho một đối tượng mà nỗi nhớ dành cho tất cả đồng bào và thiên nhiên Việt Bắc. Nỗi nhớ
giăng mắc khắp không gian, lung linh bao kỉ niệm: Nhớ những đêm trăng treo trên đầu núi,
những buổi chiều nắng toả vàng rộng khắp trên nương, những bản làng ảo mờ trong sương
khói, đặc biệt là bóng dáng của “người thương đi về”quây quần bên bếp lửa mỗi đêm đông,
cảnh – người quyện hoà thanh bình, yên ả, ấm áp.
“Việt Bắc" của Tố Hữu đã thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng
chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hòa tình nghĩa riêng chung. Hiện lên trong nỗi nhớ
ấy là hình ảnh chiến khu Việt Bắc thân thương, với cảnh vật bình dị mà thơ mộng, với nhịp
sống đơn sơ mà êm đềm, đầm ấm. Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và
chất dân gian, nhịp điệu linh hoạt uyển chuyển, âm hưởng tha thiết, ngọt ngào. Hình ảnh
thơ giản dị mà gợi cảm, cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo, cách tổ chức lời thơ với
phép tiểu đối, phép điệp cân xứng, khéo léo đã khiến cho độc giả vô cùng ấn tượng bởi
những giá trị mà bài thơ mang lại.
Tuy ra đời ở hai thời điểm khác nhau nhưng hai bài thơ đều đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu
nặng, sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.
Song, bên cạnh đó, dù viết cùng về một đề tài nhưng giữa hai bài thơ vẫn có những điểm
khác biệt. Bài thơ “Tương tư” là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi, gắn với không gian làng quê
Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa “lí sự” về tương tư, với cách đối sánh táo bạo còn nỗi nhớ được thể
hiện trong bài “Việt Bắc” là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi rừng
Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách ví von duyên dáng.
Thơ là tiếng tơ lòng, mỗi khi rung động trước thiên nhiên, đất nước, con người, tiếng tơ ấy lại
cất lên tiếng hát của tâm hồn làm xúc động biết bao người đọc. Cảm ơn các nhà thơ đã cho
ta biết yêu, biết rung động trước cái đẹp của cuộc đời qua những trang thơ.
Nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ mẫu 3
Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ chống Pháp, với bài thơ "Tây Tiến"
trở thành một tác phẩm kinh điển, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tình yêu thiết
tha với quê hương đất nước. Đây là một trong những bài thơ lớn của nền văn học Việt Nam,
ca ngợi những người lính Tây Tiến anh dũng, hy sinh vì độc lập tự do. Trong khi đó, Thanh
Thảo là nhà thơ nổi tiếng với bài thơ "Đàn ghi ta", viết về nhà thơ - nghệ sĩ Tây Ban Nha nổi
tiếng Lor ca. Lor ca là một thiên tài bị ám sát bởi các lực lượng phát xít vì khát vọng tự do và
cải cách nghệ thuật của ông. Bài thơ của Thanh Thảo là lời tưởng niệm đầy sâu lắng về cuộc
đời và cái chết bi tráng của Lor ca.Và trong hai tác phẩm thơ trên tay đều thấy được vẻ đẹp
bi tráng của hình tượng người lính và hình tượng Lor ca có nhiều điểm tương đồng và độc đáo.
Cả hai bài thơ đều tạo nên vẻ đẹp bi tráng thông qua các hình tượng nhân vật trung tâm -
người lính Tây Tiến và Lor ca. Những hình tượng này mang trong mình sự pha trộn giữa nỗi
buồn, gian khổ (bi) và sự hào hùng, anh dũng (tráng).
Sự giống nhau giữa hai hình tượng này là ở chỗ họ đều là những con người có tài năng,
phóng khoáng, yêu tự do và sẵn sàng hy sinh vì những lý tưởng cao đẹp. Họ đều mang trong
mình một tình yêu sâu sắc với quê hương, đất nước, và có những nỗi nhớ da diết nồng nàn.
Cái chết của họ mang vẻ đẹp bi tráng, hào hùng vượt lên trên hiện thực khốc liệt, bi thảm.
Cuộc đời và vẻ đẹp tâm hồn của họ có sức sống bất tử với đất trời và trong lòng người.
Tuy nhiên, ở người lính Tây Tiến trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng được miêu tả với
sự lãng mạn, thơ mộng. Quang Dũng đã dựng lên chân dung người lính được đặt trong
khung cảnh miền Tây vừa hoang sơ dữ dội, lại vừa hết sức thơ mộng. Ngòi bút của nhà thơ
chú trọng đến những nét độc đáo khác thường làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của
người lính. Vẻ đẹp bi tráng của họ được thể hiện qua tư thế hiên ngang, vượt lên gian khổ và
hi sinh, không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết. Điển hình như trong
những câu thơ "Quân xanh màu lá dữ oai hùm", "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh", "Tây
tiến người đi không hẹn ước", Quang Dũng đã khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ,
không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh
xuân cho nghĩa lớn của dân tộc. Đó là dũng khí tinh thần và hành động cao đẹp của người
lính Tây Tiến. Tư thế ra trận, lý tưởng lên đường hào hùng mà bi tráng.
Trong khi đó, hình tượng Lor ca trong bài thơ "Đàn ghi ta" của Thanh Thảo được khắc họa
trong bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội đa sắc màu của Tây Ban Nha. Đây là cái nôi nuôi
dưỡng tâm hồn và hình thành nên tài năng của Lor ca - một thiên tài bị ám sát bởi lực lượng
phát xít vì khát vọng tự do. Vẻ đẹp bi tráng của Lor ca được thể hiện qua hình ảnh ông bị
hành hình một cách nghệ sĩ, chập chờn bước vào cõi tử coi thường mọi đau đớn. Với hình
ảnh "áo choàng bê bết đỏ" và "Lor ca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du" miêu
tả cái chết bi tráng của Lor ca, gắn liền với tiếng đàn ghi ta. Thanh Thảo đã sử dụng nghệ
thuật hoán dụ để tạo nên những hình ảnh mang tính biểu tượng, siêu thực, phản ánh vẻ đẹp
bất diệt của nghệ thuật và tâm hồn con người. Tiếng đàn ghi ta của Lor ca cũng được miêu
tả giàu tính biểu tượng, mang vẻ đẹp bất diệt của nghệ thuật và tâm hồn con người.
Như vậy ta thấy Quang Dũng và Thanh Thảo đều là những nhà thơ tài hoa có phong cách
nghệ thuật độc đáo. Họ gặp nhau ở tư tưởng lớn, bất tử vẻ đẹp bi tráng của những con người
sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân loại. Những hình tượng người lính
Tây Tiến và Lor ca đã trở thành biểu tượng bất diệt của sự anh dũng, lương tri và khát vọng
tự do. Quang Dũng với bút pháp lãng mạn và Thanh Thảo với phong cách tượng trưng, siêu
thực đều thể hiện thành công vẻ đẹp bi tráng của những hình tượng nhân vật trung tâm.
Quang Dũng khắc họa người lính Tây Tiến trong một khung cảnh miền Tây vừa hoang sơ dữ
dội, lại vừa hết sức thơ mộng. Ngòi bút của ông chú trọng đến những nét độc đáo khác
thường làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính. Như hình ảnh "Tây Tiến đoàn
binh oai hùm" gợi lên vẻ uy nghiêm, kiên cường của người lính. Những câu thơ như "Chiến
trường đi chẳng tiếc đời xanh", "Tây tiến người đi không hẹn ước" khẳng định mạnh mẽ khí
phách của tuổi trẻ, sự sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn của dân tộc. Tuy nhiên, Quang Dũng
không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn trên những chặng đường hành quân, những căn
bệnh hiểm nghèo và cả những hi sinh của người lính. Cái chết của họ gợi lên sự bi thương
(hình ảnh những nấm mồ viễn xứ). Nhưng cái chết hợp trời đất và lòng người nên thiêng
liêng và bất tử. Quang Dũng đã dựng lên hình tượng người lính Tây Tiến với cảm hứng lãng
mạn, làm nổi bật vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng sĩ.
Trong khi đó, Thanh Thảo khắc họa hình tượng Lor ca trong bối cảnh Tây Ban Nha đầy dữ
dội, là cuộc đấu quyết tử giữa khát vọng dân chủ của nhà thơ - nghệ sĩ và nền chính trị độc
tài thân Phát xít. Hình ảnh "áo choàng đỏ gắt" vừa gợi được khí chất ngang tang của Lor ca
yêu tự do, vừa thể hiện tính chất quyết liệt trong cuộc đấu tranh giữa ánh sáng - bóng tối,
chính - tà, cũ - mới. Cái chết của Lor ca cũng được miêu tả một cách bi tráng. Ông bị bọn
phát xít giết hại một cách tàn bạo, ném xác xuống giếng để phi tang. Tuy nhiên, Lor ca không
hề chìm trong bi thương, bi luỵ. Cái chết của ông gắn liền với tiếng đàn ghi ta, trở thành biểu
tượng của nghệ thuật bất diệt. Thanh Thảo sử dụng nghệ thuật hoán dụ, tượng trưng, kết
hợp giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và nhạc để tạo nên những hình ảnh mang vẻ đẹp thần
thoại, khẳng định sự sống bất diệt của Lor ca và nghệ thuật chân chính.
Cả Quang Dũng và Thanh Thảo đều thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp bi tráng của
những con người sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng cao cả. Họ gặp nhau ở tư tưởng lớn, tạo nên
những hình tượng bất diệt, trở thành biểu tượng của sự anh dũng, lương tri và khát vọng tự do.
Nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ mẫu 4
Chiến tranh tàn khốc đã đi qua nhưng những chiến công và những con người lịch sử thì còn
sống mãi trong văn chương không tuổi. Văn học lưu giữ, khắc ghi và ca ngợi họ - những
người lính anh dũng đã đem lại độc lập cho tổ quốc qua những câu thơ, áng văn đậm đà
tình cảm. Tuy nhiên với mỗi bài thơ lại có cách khám phá và thể hiện rất riêng mang đậm
dấu ấn cá nhân người nghệ sĩ. Hình tượng người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” – Chính
Hữu và “Tây Tiến” – Quang Dũng vừa mang những nét tương đồng vừa có những nét riêng đặc biệt.
“Hình tượng” là thế giới đời sống, con người hiện lên trong trang viết của người nghệ sĩ, là
nơi tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Hình tượng người lính vốn không mấy xa lạ
trong văn học Việt Nam nhưng mỗi người lại có cách thể hiện của riêng mình, tạo nên thế
giới đời sống rất riêng và đặc sắc. Cùng ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp, “Đồng
chí” và “Tây Tiến” đã đem lại cho người đọc những cách nhìn nhận mới mẻ, những hình ảnh
riêng độc đáo, hoàn thiện bức tranh về người lính chống Pháp và để lại trong lòng người đọc
những ấn tượng không nguôi. Họ cùng là những con người của một thời đại anh dũng và hào
hùng, cho nên ở đó luôn toát lên phong thái ngang tàng, mạnh mẽ, sẵn sàng vượt qua mọi
gian nan thử thách dẫu mưa rừng thác lũ có dữ dội đến đâu:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm.
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Người lính phải vượt qua những trận mưa nguồn suối lũ, những đêm ngủ rừng chỉ có manh
chiếu mỏng đắp vội, cơm chẳng đủ no, “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.” Nhưng đáng
sợ nhất vẫn là những trận sốt rét rừng. Những cơn sốt rét rừng đến vàng da rụng tóc, bòn rút
từng chút sức của họ:“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.
Rét run người vầng trán ướt mồ hôi”
Hay:“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Gian nan, khổ đau là thế, những cơn sốt rét rừng hành hạ, thêm vào đó là tư trang tư phục
chẳng đủ, thiếu thốn trăm bề nhưng những người lính đó chưa bao giờ thôi lạc quan và
hạnh phúc. Bởi vì họ thiếu thốn vật chất nhưng đời sống tinh thần của họ lại thật phong phú
biết bao: tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó, những đêm đốt lửa trại liên hoan dưới ánh
đuốc hoa bập bùng, những trận sốt rét rừng hành hạ được ngả đầu trên vòng tay ấm áp của
đồng đội. Có lẽ vì vậy mà họ có chung một niềm lạc quan, một sự anh dũng và quả cảm
đáng phục, là nguồn động lực giúp họ chiến thắng mọi thử thách và đương đầu trước mọi
gian truân. Có khó khăn, có gian khổ đấy, nhưng họ chưa bao giờ đầu hàng trước thử thách
mà dũng cảm đối đầu với chúng để xứng đáng trở thành anh bộ đội cụ Hồ.
Người lính trong “Đồng chí” hay người lính trong “Tây Tiến” xét cho cùng tuy hai mà một, gặp
gỡ nhau trong nét cốt cách anh hùng của người lính chống Pháp năm xưa.Nhưng “Không có
lối đi chung nào cho hai nhà văn cả”, những người nghệ sĩ có thể gặp gỡ nhau trong cảm xúc
trữ tình, hình tượng họ xây dựng cũng có thể tương đồng đôi nét nhưng không bao giờ là một
bản sao. Cho nên dù viết về người lính cùng một thời đại nhưng mỗi bài thơ lại có một nét
khám phá, phát hiện rất riêng. Người lính của Chính Hữu mang nét gì đó mộc mạc, hiền
lành, chân chất, bởi họ xuất thân từ vùng quê nghèo nơi nước mặn đồng chua, họ là những
người nông dân vì chiến tranh mà phải buông liềm đi cầm súng:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Có lẽ vốn dĩ xuất thân từ những người nông dân bình dị, cho nên tình cảm của họ dành cho
nhau cũng thật chân thành và kín đáo. Hai chữ “đồng chí!” thốt lên như là xúc cảm cố giữ
bỗng chốc bật ra thành lời, họ quan tâm nhau và chăm sóc nhau bằng sự chân thành và
thật thà của người dân vùng quê bến nước:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.”
Họ đến với nhau vì cùng chung lí tưởng, mục đích, đó là dùng máu xương của mình để giành
lại độc lập tự do cho dân tộc. Những người lính nông dân thật thà chất phác đó thể hiện
tình cảm chân thành và ý nhị, chia cho nhau từng bát cơm, từng mảnh chăn chắp vá và dù
đêm lạnh lẽo thế nào cũng có thể cười vì hơi ấm đồng đội trao:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm xẻ nửa chăn sui đắp cùng”
Còn người lính của Quang Dũng lại xuất thân từ những sinh viên thủ đô vừa rời khỏi giảng
đường Đại học. Vì tuổi trẻ, vì cuộc sống thị thành đã tôi luyện cho họ một nét tình cách vừa
hào hoa vừa phong tình, đậm đà chất lãng mạn. Có lẽ vì vậy mà họ không hề che giấu sự đa
tình của mình ngay cả khi đang trên hành trình hành quân ra mặt trận, cái ngạo nghễ, tươi
trẻ đó như rót vào lòng họ những tia sáng lấp lánh. Họ mơ về chiến công bên biên giới, họ
cũng không quên mơ về giấc mộng của riêng mình: một “dáng Kiều thơm” hay người con gái
của đất kinh đô, những nữ sinh Trưng Vương, Đồng Khánh đẹp người sóng sánh bên nước trời Hà Nội:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”
Lời thơ như có chút gì đó táo bạo nhưng cũng thật lãng mạn và đa tình. Họ chiến đấu anh
dũng nhưng đồng thời cũng sở hữu trong mình những nét đẹp hào hoa đến lạ. Có lẽ nó vừa
là nguồn động lực, vừa là cái đẹp rất riêng, rất táo bạo của người lính trẻ, họ như cánh hoa
đong đưa mình trên dòng nước lũ, những bông hoa đã sống trọn kiếp mình với nắng, với gió,
để tỏa sắc giữa cuộc đời dẫu thác lũ có dữ dội đến đâu.Với “Đồng chí” và “Tây Tiến”, cả hai
tác giả đã đưa ta đến với những vẻ đẹp của người lính chống Pháp năm xưa. Gặp gỡ có
nhưng độc đáo cũng có, hai bài thơ vừa có những điểm chung lại có những nét rất riêng, rất
mới lại, góp phần hoàn thiện vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng.
Đúng như ai đó đã từng nói rằng, nhà thơ phải đốt cháy mình mới mong ngọn lửa của mình
tỏa sáng giữa đời, cả Chính Hữu và Quang Dũng thực sự đã đốt lửa lòng để viết ra những
câu thơ đẹp đẽ. Văn chương cách mạng nhờ vậy mà còn sống mãi, bởi bản thân nó đã trở
thành những áng văn thơ mang lửa, sẵn sàng tỏa rạng để vào “đốt lửa lòng” bất kì ai.Có
những sự thích thú chỉ là thoáng qua nhưng có những tình cảm sẽ là mãi mãi. Có những bài
viết đọc một lần rồi quên nhưng có những áng thơ trường tồn bất diệt dẫu thời gian có
nghiệt ngã cỡ nào. Người nghệ sĩ chân chính cũng giống như những áng thơ bất diệt vậy, khi
họ viết tác phẩm của mình bằng Tài và Tâm.
Nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ mẫu 5
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba có công lớn trong công
cuộc dẹp giặc Minh đem lại nền thái bình thịnh trị cho nước nhà. Ông còn là một nhà văn
nhà thơ lớn với khối lượng tác phẩm đồ sộ bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Trong
đó phải kể đến một số tác phẩm như: Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập, Quốc Âm
thi tập, Ức Trai thi tập…
Đại cáo bình Ngô được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn
đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác
phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả
và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính
nghĩa. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” chính là
giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới
phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là
quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.
Nguyễn Trãi thật tài tình khi nhận ra và khai sáng thành công vấn đề cốt lõi ấy. Việc nhân
nghĩa tiếp theo chính là “trừ bạo” ý nói đến quân Minh, bọn gian tà chuyên đi bóc lột nhân
dân. Bọn chúng thẳng tay hành hạ, cướp bóc, vùi dập dân ta trong vực thẳm của sự đau
khổ. “Yên dân”, “trừ bạo”, hai việc này tưởng như không liên quan đến nhau nhưng lại là hai
yếu tố có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, vì nếu không yên dân tất trừ bạo khó yên,
chúng được nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc, thống nhất với nhau. Quan tâm đến sự yên
ổn, no ấm cho dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của dân, diệt
trừ những kẻ tham tàn bạo ngược, cụ thể là bọn “cuồng Minh” giày xéo lên cuộc sống nhân dân, gây ra bao tai hoạ.
Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là phạm trù đạo đức hạn hẹp mà
là một lý tưởng xã hội: phải chăm lo cho nhân dân được sống cuộc hạnh phúc, yên bình.
Điều quan trọng hơn là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí.
Ông không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn
tác giả đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Không những thế, nhân
nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh
thần độc lập dân tộc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Khi khẳng định chân lí này, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm được đánh giá là đầy đủ
nhất lúc bấy giờ về các yếu tố tạo thành một quốc gia độc lập. Nếu như 400 năm trước,
trong Nam Quốc Sơn Hà, Lý Thường Kiệt chỉ xác định được hai yếu tố về lãnh thổ và chủ
quyền trên ý thức quốc gia cùng độc lập dân tộc thì trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã
bổ sung thêm bốn nhân tố nữa, gồm văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán và nhân tài. Đây
chính là điểm sáng tạo cho thấy trí tuệ của Nguyễn Trãi. Ở mỗi một quốc gia, nền văn hiến
ngàn năm không ai có thể nhầm lẫn được, cương thổ, núi, sông, đồng ruộng, biển cả đều được chia rõ ràng.
Phong tục tập quán cũng như văn hoá mỗi miền Bắc, Nam cũng khác. Ở đây, Nguyễn Trãi
nhấn mạnh cả Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét riêng không thể nhầm lẫn, thay đổi
hay xóa bỏ được. Cùng với đó là từng triều đại riêng nhằm khẳng định chủ quyền. Qua câu
thơ, Nguyễn Trãi đã đặt các triều đại “Triệu, Đinh, Lí, Trần” của ta ngang hàng với “Hán,
Đường, Tống, Nguyên” của Trung Quốc, điều đó cho ta thấy, nếu không có một lòng tự hào
dân tộc mãnh liệt thì không thể nào có sự so sánh cực kì hay và tinh tế như vậy.
Cuối cùng chính là nhân tài, con người cũng là yếu tố quan trọng để khẳng định nền độc lập
của chính mình. Tuy thời thế “mạnh, yếu từng lúc khác nhau” song hào kiệt thì đời nào cũng
có, câu thơ như lời răn đe đối với những ai, những kẻ nào, nước nào muốn thơn tính Đại Việt.
Từ năm yếu tố trên, Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một
quốc gia. So với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo thật sự hay hơn,
đầy đủ, toàn diện hơn về nội dung cũng như tư tưởng xuyên suốt. Ngoài ra, để nhấn mạnh
tư cách độc lập của nước ta, tác giả còn sử dụng cách viết sánh đôi nước ta và Trung Quốc:
về bờ cõi, phong tục - hai nước ngang bằng nhau, về triều đại-bốn triều đại cường thịnh của
ta so với bốn triều đại của Trung Quốc cùng nhân tài thời nào cũng có đã chứng tỏ ta không hề thua kém chúng.
Xuyên suốt đoạn thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tính chất hiển nhiên vốn có
khi nêu rõ sự tồn tại của Đại Việt: “từ trước”, “đã lâu” ,“đã chia”, “cũng khác” đã làm tăng
sức thuyết phục lên gấp bội. Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một – cũng như là bài
cáo – chính là thể văn biền ngẫu được nhà thơ khai thác triệt để. Phần còn lại của đoạn đầu
là chứng cớ để khẳng định nền độc lập, về các cuộc chiến trước đây với phương Bắc trong
lịch sử chúng đều thất bại là chứng cớ khẳng định rõ nhất: Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét Chứng cứ còn ghi.
Nguyễn Trãi đã tổng kết những chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập dân tộc. Cách liệt kê, chỉ ra dẫn chứng rõ ràng, cụ
thể, xác thực đã được công nhận bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự
hào, tự tôn dân tộc. Người đọc thấy ở đây ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi đã vươn tới một
tầm cao mới khi nêu cụ thể, rõ ràng từng chiến công oanh liệt của quân và dân ta: “cửa
Hàm Tử”, “sông Bạch Đằng”,..thêm vào đó là sự xem thường, căm ghét đối với sự thất bại
của những kẻ xâm lược không biết tự lượng sức : “Lưu Cung..tham công”, “Triệu Tiết… thích
lớn”, Toa Đô, Ô Mã, tất cả chúng đều phải chết thảm.
Đoạn thơ đã một lần nữa khẳng định rằng: Đại Việt là một quốc gia có độc lập, tự chủ, có
nhân tài, có tướng giỏi, chẳng thua kém gì bất cứ một quốc gia nào. Bất cứ kẻ nào có ý
muốn thôn tính, xâm lược ta đều phải chịu kết quả thảm bại. Cuộc chiến chống lại quân
giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải, chứ không như nhiều cuộc
chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà
theo quy luật của tạo hóa.
Đại cáo bình Ngô tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có.
Trong đó, phần đầu tác phẩm, với nghệ thuật biền ngẫu, đã nêu được hai nội dung chính
gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn
trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa
và nền độc lập riêng của mình.
Đoạn thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh
hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc,
quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.
Nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ mẫu 6
Văn học từ muôn đời xưa, cho đến muôn đời sau bao giờ cũng viết về con người. Dù chỉ tả
một làn mây dòng suối, cành lá, tiếng chim, thì cũng nhằm nói về con người. Cho nên thiên
nhiên trong văn học là những bức tranh tâm trạng. Người buồn thì cảnh buồn, người vui thì
cảnh vui. Qua hai bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và Đất nước của Nguyễn Đình Thi,
chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó.
Mùa thu từ bao đời nay và sẽ mãi mãi là nguồn thi hứng, là đề tài hấp dẫn đối với các thi
nhân. Các nhà thơ nổi tiếng thế giới cũng như Việt Nam như Huy-gô, Rim-bô, Véc-len, Đỗ
Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà đều đã có những bài thơ rất đặc sắc
dành cho mùa thu. Nhưng không vì thế mà thơ viết về mùa thu trở nên mòn sáo, đơn điệu.
Bởi cảnh thu thời nào cũng vậy, nhưng lòng người thì mỗi thời mỗi khác. Vì thế cảnh sắc
mùa thu trong mỗi bài thơ đều có những vẻ đẹp riêng độc đáo. Chính trạng thái cảm xúc
của thi nhân đã quy định cảnh sắc mùa thu trong thơ.
Bài Đây mùa thu tới là một bài thơ hay về mùa thu của Xuân Diệu trước cách mạng. Bài Đất
nước (1948-1955) của Nguyễn Đình Thi không phải là bài thơ viết về mùa thu, nhưng cảm
hứng đất nước lại bắt đầu từ cảm hứng mùa thu. Hai bài thơ viết trong hai giai đoạn lịch sử
khác nhau, thể hiện hai trạng thái cảm xúc khác nhau của nhà thơ trước mùa thu.
Cảnh sắc mùa thu trong bài Đây mùa thu tới thấm một nỗi buồn. Đó là cái buồn muôn thuở,
nhưng cũng là cái buồn của thời đại, cái buồn của riêng “thơ mới”. Buồn vì cái lạnh len lỏi
đâu đây gợi nỗi cô đơn, buồn vì sự chia lìa từ hoa cỏ, chim muông đến con người. Buồn vì
một nỗi nhớ nhung ngẩn ngơ phảng phất trong không gian và trong lòng người. (Bài thơ mở
đầu bằng hình ảnh rặng liễu buồn như những cô gái xoã tóc chịu tang, cùng hàng ngàn dòng
lệ hàng nối hàng tuôn rơi. Các khổ thơ tiếp theo tác giả tái hiện cảnh hoa, lá rụng, cành cây
khô gầy, vầng trăng bơ vơ. Sương mờ không khí trời u uất... tất cả những hình ảnh ấy gợi lên
sự chia ly, tàn tạ, phai nhạt làm nổi rõ nỗi buồn cô đơn).
Cảnh thu buồn hiu hắt bi thương nhưng vẫn có cái gì đó dịu nhẹ, trẻ trung và rất đẹp. Bởi
cảnh thu ngoài việc được so sánh với một hình ảnh độc đáo, còn được Xuân Diệu miêu tả
với vẻ đẹp thơ mộng duyên dáng, tươi Bằng với tấm “áo mơ phai dệt lá vàng” vừa thực vừa
ảo. Sắc vàng mùa thu đã làm sáng cả không gian.
Như vậy mùa thu bên cạnh cái vẻ đìu hiu buồn, một cái buồn rất đẹp của cảnh vật, vẫn
chứa đựng bên trong một sức sống trẻ trung. Ấy là cái chất trẻ trung được phát hiện bằng
con mắt “xanh non” của tác giả là cái sức sống của tuổi trẻ và tình yêu xốn xao trong cảnh vật.
Cảnh thu rất đẹp mà buồn vì lòng người lúc ấy còn buồn bã. Nỗi buồn của Xuân Diệu cũng
là nỗi buồn của cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản đương thời “yêu đời nhưng đau đời” (Huy
Cận) chưa tìm được lối ra. Nỗi buồn ấy chính là tấm lòng thiết tha yêu đời, thiết tha giao cảm với đời.
Đang trong tâm trạng ấy cho nên nhà thơ rất nhạy cảm trước khung cảnh đất trời chuyển vào thu:
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Câu thơ cất lên như một tiếng reo khẽ, vồ vập, khi chợt nhận ra vẻ đẹp bất ngờ của mùa thu.
Phải có tấm lòng yêu đời thì giữa cảnh thu buồn bã, nhà thơ mới có thể đón nhận được một
niềm vui nho nhỏ như thế. Sự nhạy cảm của hồn thơ Xuân Diệu còn được thể hiện qua cách
cảm nhận của mùa thu. Nếu trong phần mở đầu, tác giả phát hiện cảnh thu bằng thị giác để
tái hiện sắc thu thì đến phần giữa bài thơ tác giả đã thâm nhập vào bên trong cảnh vật để
cảm nhận tinh tế bằng cảm giác của mình: Cành lá run rẩy, sắc lá đổi màu, nhành cây ớn
lạnh đến tận xương khô, rét mướt luồn trong gió. Cuối cùng nhà thơ gửi gắm tâm trạng của
mình qua nỗi lòng của người thiếu nữ. “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”, một nỗi nhớ thương
ngơ ngác mặc dù cô thiếu nữ không nói, nhưng rõ ràng đó là tư thế suy tư của người muốn
đón nhận, của tâm trạng đang hướng về cuộc đời.
Tóm lại: cảnh thu, lòng người trước mùa thu có buồn bã cô đơn, nhưng không quá tuyệt
vọng mà vẫn tươi trẻ. Toát lên từ toàn bộ bài thơ cảnh thu là vẻ đẹp của một nỗi buồn. Đó là
nỗi buồn đầy cảm xúc của cái tôi cô đơn biểu hiện một niềm yêu đời, khát khao giao cảm
với đời của nhà thơ Xuân Diệu.
Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là bài thơ về “Đất nước rũ bùn đứng dậy sáng loà”
qua cuộc kháng chiến 9 năm (1946-1954) nhưng cảm hứng đất nước lại bắt đầu từ cảm
hứng mùa thu. Mở đầu là hình ảnh mùa thu “Sáng mát trong như sáng năm xưa”, “Gió thổi
mùa thu hương cốm mới”. Đó là cảnh sắc thân thuộc của mùa thu Việt Nam muôn đời.
Cảnh thu trong sáng, vui tươi. Đoạn thơ tiếp theo, tác giả khắc hoạ cảnh thu Hà Nội ra đi vì
nghĩa lớn. Đó là cảnh thu với vẻ đẹp thơ mộng mà xao xác buồn, buồn vì tưởng như thiếu
hẳn bóng người. Buồn vì niềm bâng khuâng lưu luyến của sự chia ly “Người ra đi đầu không
ngoảnh lại” nhưng thực ra thì chẳng muốn rời:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Còn mùa thu hiện tại là mùa thu sau Cách mạng tháng Tám mùa thu ở chiến khu Việt Bắc,
lúc này đang là chiến khu tự do, căn cứ địa của kháng chiến chống Pháp, nơi Bác Hồ, Chính
phủ kháng chiến đang điều khiển cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Nguyễn Đình
Thi đã đến với mùa thu này bằng một niềm vui tràn ngập, niềm vui của người tự thấy mình
được tự do, dân tộc được tự do, ít ra là ở chiến khu này. Đang trong tâm trạng vui, nên tác
giả thấy cảnh thu hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, đầy sức sống, đầy âm thanh màu sắc rộn rã,
tươi vui. Bầu trời như thay áo mới, cảnh vật như hồi sinh, những âm thanh của cảnh vật và
cuộc sống con người cũng ríu ran ríu rít đầy niềm vui.
Và không gian mùa thu như trải dài, mở rộng theo những con đường, dòng sông, đồng lúa,
cánh rừng trùng điệp của đất nước.
Cảm hứng của Nguyễn Đình Thi trong bài Đất nước là cảm hứng tự hào làm chủ của một
nghệ sĩ đang tham gia trực tiếp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc độc lập tự do.
Trong đoạn thơ nói về mùa thu Hà Nội 1946, tác giả có thể hiện tâm trạng buồn nhưng đó là
nỗi buồn của một người tha thiết yêu quê hương mà phải tạm biệt quê hương lên đường vì
nghĩa lớn. Nỗi buồn này khác nỗi buồn của Xuân Diệu.
Cảm hứng chủ đạo của nhà thơ vẫn là niềm vui, niềm tự hào về đất nước giang sơn gấm
vóc, về độc lập chủ quyền vì vậy đoạn thơ viết về mùa thu chiến khu Việt Bắc vang lên sang
sảng tự hào đầy kiêu hãnh.
Cùng viết về mùa thu mà Xuân Diệu chỉ thấy một mùa thu rất đẹp mà rất buồn. Còn Nguyễn
Đình Thi lại tiếp nhận một mùa thu trong trẻo, đầy âm thanh, màu sắc, đầy niềm vui, sức
sống của cảnh vật và con người. Điều đó, xét cho cùng có nguyên nhân thời đại chi phối hồn
thơ. Chính cảm xúc về thời đại đã quy định cảm hứng, qui định tình thu của nhà thơ và từ
cảm hứng, tình thơ của nhà thơ lại qui định cảnh sắc mùa thu trong thơ.
Trước cách mạng, Xuân Diệu sống trong cảnh ngộ của người dân nô lệ. Nỗi buồn của người
dân mất nước đã tạo nên cách nhìn, cách cảm của thi nhân trước mùa thu. Từ sau cách
mạng Xuân Diệu đã đến với đất nước bằng niềm vui, niềm tự hào nên cảnh thu cũng đã thay đổi.
Ba năm qua nay lại mùa thu tới
Mỗi lần thu tới lại mùa thu tới
Thu từ nay không thu thảm thu sầu
Mà thu sướng nhuộm màu xuân mát mát Lá biếc xanh xanh Trời thu bát ngát Da tươi thịt thắm Nở lại cùng sương
Ảnh mấy bay như múa khúc nghê thường
Nắng hạ giọng nói những điều dịu sáng.
Còn Nguyễn Đình Thi viết bài Đất nước sau cách mạng lúc nhà thơ đã là một người dân tự
do, cùng nhân dân làm chủ đất nước. Thời đại mới, đã tạo nên cảm hứng mới cho nhà thơ.
Vì vậy, cảnh thu trong cách nhìn, cánh cảm nhận của nhà thơ trở nên trong trẻo, tươi sáng,
tràn đầy sức sống niềm vui.