Đề cương Chính sách kinh tế | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày các loại hình tổ chức nền kinh tế. Trình bày sơ đồ tuần hoàn của nền kinh tế và chỉ rõ các lỗ hổng của nền kinh tế đòi hỏi sự can thiệp của chính quyền. Trình bày khái niệm và cách đo lường tổng sản phẩm quốc nội. Trình bày các yếu tố gây ra sự thay đổi trong tổng cầu hàng hóa của nền kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính sách kinh tế
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHẦN I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Trình bày các loại hình tổ chức nền kinh tế 1. Kinh tế tự nhiên
Kiểu sản xuất tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra nhằm thoả mãn nhu cầu của người
trực tiếp sản xuất ra nó
Kiểu sản xuất này gắn liền với nền sản xuất nhỏ, lực lượng lao động phát triển
thấp, phân công lao động kém phát triển.
2. Kinh tế thị trường tự do
Lấy ý tưởng từ nhà kinh tế học Adam Smith, thị trường là "bàn tay vô hình" xác
định việc sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai.
Tín hiệu giá cả được xác định bằng quy luật cung - cầu và quan hệ cạnh tranh trên thị trường.
3. Kinh tế chỉ huy (kế hoạch hóa tập trung)
C. Mác cho rằng không thể để cơ chế thị trường ra mọi quyết định vì người giàu sẽ
nắm phần lớn sản phẩm xã hội và chính phủ phải uốn nắn sự bất công này.
Nhà nước sẽ quyết định toàn bộ quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Cơ chế
này có nhược điểm là không kích thích phát triển, phân phối bình quân, kém hiệu quả. 4. Kinh tế hỗn hợp
Nhà kinh tế học Samuelson "nếu điều hành một nền kinh tế mà không có cả chính
phủ lẫn thị trường thì cũng như vỗ tay bằng một bàn tay"
Cần có sự lựa chọn công bằng giữa tín hiệu của thị trường và sự điều tiết của chính phủ
Những thất bại của thị trường cũng cần chính phủ khắc phục.
Câu 2: Trình bày sơ đồ tuần hoàn của nền kinh tế và chỉ rõ các lỗ hổng của
nền kinh tế đòi hỏi sự can thiệp của chính quyền.
Bắt đầu với hai chủ thể đầu tiên, một bên là hộ gia đình, bên kia là doanh nghiệp
Hộ gia đình mua hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp (tiêu dùng: consumption).
Thành viên trong hộ gia đình làm việc trong doanh nghiệp và nhận lương từ đó.
VD: người lao động tiêu dùng 100 đồng, doanh nghiệp sẽ quay vòng 100 đồng này
trả lương cho người lao động. Nhưng nếu người lao động chỉ tiêu dùng 90 đồng,
giữ lại 10 đồng, nền kinh tế sẽ xẹp xuống.
Người lao động tiết kiệm 1 phần lương chuyển vào ngân hàng dưới dạng tiết kiệm.
Ngân hàng sau khi nhận tiền tiết kiệm. sẽ phải cho các doanh nghiệp vay để đầu tư
(Investment). Tiền đầu tư trơ lại nền kinh tế.
VD: người lao động gửi tiết kiệm 10 đồng, nhưng chỉ có 5 đồng được doanh
nghiệp vay, có nghĩa là nền kinh tế đang xẹp xuống. Khủng hoảng tài chính xảy ra
chính từ hiện tượng này, người lao động lo sợ mất việc cho nên họ tiết kiệm nhiều
hơn, trong khi doanh nghiệp bi quan về tình hình kinh tế nên cũng không đi vay để đầu tư.
Xuất hiện lỗ rò đầu tiên của nền kinh tế: TIẾT KIỆM (savings)
Người lao động và doanh nghiệp phải nộp thuế cho nhà nước. Nhà nước phải đẩy
ngược lại tiền vào nền kinh tế dưới dạng chi tiêu công (Government purchases)
Lỗ rò thứ hai của nền kinh tế: THUẾ.
VD: Bước vào cuộc khung hoảng kinh tế, người lao động tiết kiệm nhiều, đầu tư
của doanh nghiệp ít, Nhà nước sẽ phải đẩy mạnh chi tiêu công và giảm thuế.
Nền kinh tế quốc nội có hoạt động giao thương với các nền kinh tế khác. Xuất
khẩu hàng đi và nhập khẩu hàng về. Khi nhập khẩu hàng về, một phần tiền của
chúng ta chảy ra ngoài nền kinh tế. Đây là lỗ rò thứ ba. Ngược lại xuất khẩu giúp
chúng ta thu được một lượng tiền vào nền kinh tế.
VD: Khi gặp khủng hoảng, Tây Ban Nha cố gắng xuất khẩu hàng hóa ra nước khác
bên cạnh việc giảm nhập khẩu. Nền kinh tế quốc nội có hoạt động giao thương với
các nền kinh tế khác. Xuất khẩu hàng đi và nhập khẩu hàng về. Khi nhập khẩu
hàng về, một phần tiền của chúng ta chảy ra ngoài nền kinh tế. Đây là lỗ rò thứ ba.
Ngược lại xuất khẩu giúp chúng ta thu được một lượng tiền vào nền kinh tế.
VD: Khi gặp khủng hoảng, Tây Ban Nha cố gắng xuất khẩu hàng hóa ra nước khác
bên cạnh việc giảm nhập khẩu.
Câu 3: Trình bày khái niệm và cách đo lường tổng sản phẩm quốc nội.
GDP (Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product): là giá trị thị trường
của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh
thổ nhất định trong một thời kỳ nhất định.
"là giá trị thị trường của tất cả"
GDP là tập hợp của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau do vậy giá thị trường
sẽ là thước đo giá trị cho các loại hàng hóa và dịch vụ này.
Tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong khuôn khổ pháp luật sẽ bao gồm trong GDP
Các hàng hóa phi pháp (chất cấm, động vật quý hiếm..) và các hàng hóa được sản
xuất và tiêu dùng tại gia đình (rau trồng trong vườn nếu không đem bán) sẽ không được tính vào GDP
"Cô Karen thuê anh Doug làm vườn, giao dịch này được tính trong GDP
Nếu cô Karen cưới anh Doug, thì giao dịch này sẽ không được tính vào GDP.
Cuộc hôn nhân này làm giảm GDP"
G. Mankiw - Brief principles of Macroeconomics
"hàng hóa và dịch vụ cuối cùng"
GDP bao gồm các hàng hóa hữu hình (quần áo, giày dép..) và các dịch vụ vô hình
(khám bệnh, dịch vụ làm đẹp...)
GDP chỉ bao gồm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do các hàng hóa trung gian đã
được tính trong sản phẩm hàng hóa cuối cùng. VD: Doanh nghiệp nhập bột mì để
làm bánh mì bán ra thị trường, thì giá trị của gioa dịch bột mì sẽ không được tính trong GDP.
Giả sử hàng hóa được sản xuất ra nhưng chưa được bán và nằm ở dạng tồn kho, thì
tồn kho vẫn được tính vào GDP.
"được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ nhất định"
GDP chỉ tính các giao dịch trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) trên
một phạm vi địa lý (thường là quốc gia). Nếu 1 hang xe sản xuất xe và bán trong
năm nay giao dịch này tính vào GDP năm nay, người sở hữu chiếc xe bán lại chiếc
xe cho 1 người khác, giao dịch này không được tính vào GDP.
Nếu công dân nước ngoài sản xuất và bán sản phẩm ở Việt Nam, giá trị giao dịch
sẽ được tính vào GDP của Việt Nam
Nếu công dân Việt Nam sản xuất và bán sản phẩm ở nước ngoài, giá trị giao dịch
sẽ không được được tính và GDP Việt Nam Công thức của GDP: Y= C+I+G+NX Y: GDP C: Tiêu dùng hộ gia đình I: Đầu tư G: Chi tiêu công NX: Xuất khẩu ròng ·
Tiêu dùng hộ gia đình (C): là giá trị hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ bởi hộ gia đình ·
Đầu tư (I): là giá trị của hàng hóa tư bản (máy móc, thiết bị, nhà xưởng...)
được sử dụng để tạo ra các hàng hóa và dịch vụ khác. ·
Chi tiêu công (G): là khoản chi tiêu của các cấp chính quyền bao gồm tiền
lương cho cán bộ công chức, tiền xây dựng cơ sở hạ tầng. ·
Xuất khẩu ròng (NX): Việc xuất khẩu làm tăng GDP và ngược lại, việc tiêu
dùng hàng hóa ngoại nhập phải được trừ đi khỏi công thức GDP. Cách đo lường GDP:
· GDP danh nghĩa: GDP (danh nghĩa) = Giá (năm đó) x SL (năm đó) ·
GDP thực tế: GDP (thực tế) = Giá (năm cơ sở) x SL (năm đó) ·
Chỉ số giảm phát GDP: GDP deflator = (GDP danh nghĩa / GDP thực tế) x100
Lạm phát của năm sau = (Gdef năm sau - Gdef năm trước)/Gdef năm trước x100
Câu 4: Trình bày các yếu tố gây ra sự thay đổi trong tổng cầu hàng hóa của nền kinh tế.
Sự kỳ vọng và tự tin của hộ gia đình (thay đổi C).
VD: nếu nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng, hộ gia đình sẽ tiêu dùng ít và tiết
kiệm nhiều hơn khiến tổng cầu giảm.
Sự thay đổi trong tài sản (thay đổi C). VD: Hộ gia đình đầu tư bất động sản, chứng
khoán thu được lãi nhiều thì nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, tổng cầu tăng lên
Sự thay đổi trong lãi suất (thay đổi I): lãi suất cao khiến khu vực tư nhân sẽ vay ít
đi và chi tiêu ít đi, tổng cầu sẽ giảm.
Sự thay đổi trong hoạt động đầu tư công (thay đổi G). VD: Chính phủ muốn xây
thêm nhiều đường cao tốc nối các đô thị lớn thì tổng cầu sẽ tăng.
Sự thay đổi trong tỷ giá (thay đổi NX).
VD: nếu giá trị đồng tiền quốc nội mất giá, người nước ngoài sẽ thấy hàng hóa của
chúng ta rẻ hơn, tổng cầu sẽ tăng.
Câu 5: Trình bày các yếu tố gây ra sự thay đổi trong tổng cung hàng hóa của nền kinh tế.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp: nếu chi phí sản xuất tăng, tổng cung sẽ giảm và
nếu chi phí sản xuất giảm thì tổng cung sẽ tăng. VD: chi phí nguyên liệu.
Sự tiến bộ khoa học công nghệ sẽ làm tăng tổng cung.
Sự thay đổi về quy mô. trình độ và sự dịch chuyển của lực lượng lao động. VD:
nếu có làn song lao động nhập cư giá rẻ, tổng cung sẽ tăng.
Câu 6: Trình bày khái niệm và cách đo lường lạm phát Khái niệm
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền tinh tế tăng liên tục trong một thời gian nhất định.
Cần lưu ý, mức giá chung hay mức giá bình quân của nhiều loại mặt hàng (còn gọi
là chỉ số giá) chứ không phải là giá của một hàng hóa hay một số hàng hóa.
Ngược lại với lạm phát là giảm phát (khi mức giá chung giảm xuống) 2. Đo lường lạm phát
a. CPI (chỉ số giá tiêu dùng - Consumer price index)
CPI phản ánh tốc độ thay đổi về giá của hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng trong
1 giỏ hàng hóa điển hình.
Chỉ số CPI được tính toán hàng tháng bởi Tổng cục Thống kê.
b. Cách tính CPI và lạm phát
Bước 1: Xác định các hàng hóa, dịch vụ và tỷ trọng cuả hàng hóa, dịch vụ đó trong giỏ (hình bên)
Bước 2: Xác định giá cả của từng hàng hóa, dịch vụ trong giỏ.
Bước 3: Tính chi phí của giỏ hàng
Bước 4: Chọn năm cơ sở và tính CPI
CPI = Giá giỏ hàng năm hiện tại / Giá giỏ hàng năm cơ sở x100 Bước 5: Tính lạm phát
Lạm phát năm sau = (CPI năm sau - CPI năm trước)/ CPI năm trước x100
c. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) với chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator)
Giống nhau: đều xem xét sự thay đổi về giá, đều có thể tính lạm phát. Khác nhau: CPI GDP deflator
· Đo lường giá cả hàng hóa, địch vụ
· Đo lường giá cả hàng hóa của tất trong 1 giỏ nhất định cả hàng hóa, dịch vụ
· Giỏ hàng hóa có thể có 1 số loại
· Chỉ có hàng hóa được sản xuất hàng nước ngoài trong nước
Câu 7: Trình bày khái niệm thất nghiệp và cách đo lường tỷ lệ thất nghiệp. Khái niệm
Người trưởng thành (trên 16 tuổi) được chia thành ba nhóm: ·
Nhóm có việc làm (employed) tham gia các công việc được trả lương, tự
thành lập doanh nghiệp, làm việc cho công ty gia đình, hoặc những người đang tạm
thời rời khỏi vị trí công việc vì các lý do như đi nghỉ mát, ốm, thời tiết xấu. ·
Nhóm thất nghiệp (unemployed) là nhóm hiện tại đang không có việc làm,
không sẵn sàng cho 1 công việc, hoặc đang cố gắng tìm việc trong 4 tuần nhưng chưa được. ·
Nhóm không trong lực lượng lao động (not in labor force): bao gồm nhóm
người không nằm trong hai nhóm trên, ví dụ sinh viên, lao động nghỉ hưu. Phân loại thất nghiệp ·
Thất nghiệp tự nhiên: là tỷ lệ thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế trải
qua, bao gồm thất nghiệp cơ học và thất nghiệp cơ cấu. ·
Thất nghiệp cơ học: là người trưởng thành mới được bổ sung vào lực lượng
lao động, người bỏ việc, thôi việc, chuyển chỗ ở ·
Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động
do sự không tương thích về kỹ năng (VD: cuối thế kỷ 19, ngành công nghiệp thép
giảm sút khiến nhiều công nhân lành nghề thất nghiệp nhưng họ không đáp ứng
các kỹ năng trong các ngành mới có như công nghệ máy tính, công nghệ sinh học). ·
Thất nghiệp chu kỳ: chỉ những biến động của thất nghiệp xung quanh tỷ lệ
tự nhiên và gắn với những biến động của chu kỳ kinh tế.
Lực lượng lao động = Người có việc + Người thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp / Lực lượng lao động
Câu 8: Trình bày nội dung hiệu ứng số nhân gây ra bởi chính sách tài khóa.
Xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC)
Mô tả hành vi tiêu dùng khi chủ thể nhận được 1 khoản tiền.
VD: Khi một doanh nghiệp nhận được thêm 100 tỷ (chính quyền bơm tiền dưới
dạng đầu tư công (G), họ chi tiêu 50 tỷ và tiết kiệm 50 tỷ. Xu hướng tiêu dùng cận
biên của doanh nghiệp là 50/100 = 0.5.
Hệ số nhân tiền = 1/(1-MPC)
Số tiền thực tế trong lưu thông = số tiền bơm ra x số nhân tiền.
Theo VD: MPC = 0.5, Hệ số nhân tiền = 1/0.5 = 2, Số tiền thực tế khi chính phủ
bơm ra 100 tỷ là 100x2 = 200 tỷ.
Câu 9: Trình bày nội dung hiệu ứng lấn át gây ra bởi chính sách tài khóa.
Khi chính phủ tăng chi tiêu để thực hiện chính sách tài khoá mở rộng kích thích
nền kinh tế, rất có thể chính phủ sẽ vay của ngân hàng thương mại để tài trợ khoản
chi này. Điều này tạo áp lực lên thị trường tiền tệ khiến lãi suất tăng và khiến các
khu vực kinh tế tư nhân e ngại đi vay do lãi suất cao.
Khi khu vực tư nhân không vay để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ khiến
tổng cầu sụt giảm và chính sách tài khoá mất dần tác dụng.
Thứ tự các sự kiện diễn ra khi nói đến hiệu ứng lấn át
A. Chính sách tài khóa mở rộng làm giảm tổng cầu, nhu cầu tiền tệ tăng khiến lãi
suất tăng theo và cuối cùng làm tổng cầu tăng.
B. Chính sách tài khóa mở rộng làm giảm tổng cầu, nhu cầu tiền giảm khiến lãi
suất tăng, tiếp theo là tổng cầu tăng
C. Chính sách tài khóa mở rộng làm tăng tổng cầu, nhu cầu tiền tệ tăng khiến lãi
suất tăng theo và cuối cùng làm tổng cầu giảm.
D. Chính sách tài khóa mở rộng làm tăng tổng cầu, nhu cầu tiền giảm khiến lãi suất
tăng, tiếp theo là tổng cầu giảm.
Câu 10: Trình bày khái niệm và chức năng của tiền tệ
Trong lịch sử, nhiều thứ được coi như tiền, trong đó có vỏ sò, muối, kim loại quý...
Tại các nhà trại giam ở Đức trong thời kỳ Thế chiến 2, các tù nhân sử dụng thuốc
lá như một loại tiền tệ để trao đổi hàng hóa. Tại Liên Bang Xô Viết cuối những
năm 80 thế kỷ trước, người dân ở Moscow cũng sử dụng thuốc lá thay thế cho tiền
tệ khi Chính phủ cho in quá nhiều tiền để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách.
Miskin: Tiền tệ là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy
hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ.
Tiền tệ có 3 chức năng cơ bản:
- Phương tiện trao đổi: Khi ta mua một chiếc áo, chúng ta đưa cho
chủ cửa hàng 1 số tiền, nhờ việc chuyển tiền và giao dịch được thực hiện. -
Phương tiện cất trữ giá trị: Ta giữ tiền khi ta tin rằng nó sẽ tiếp
tục có giá trị trong tương lai.
- Đơn vị hạch toán: Mọi người sử dụng một đơn vị tiền tệ chung để
niêm yết giá và các khoản nợ, ví dụ một chiếc áo có giá 120.000 VND
Câu 11: Đặc điểm của các biến động kinh tế. Hệ quả của biến động kinh tế là gì? Đặc điểm:
· Các biến động kinh tế diễn ra bất thường và không thể dự báo
Biến động của nền kinh tế thường được gọi là chu kỳ kinh doanh. Như thuật
ngữ này cho thấy, biến động kinh tế gắn liền với những thay đổi trong điều kiện
kinh doanh. Khi GDP thực tế giản, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Trong thời kỳ hoạt động kinh tế suy giảm, hầu hết các doanh nghiệp bán được ít
hàng hơn và kiếm được ít lợi nhuận hơn.
Tuy nhiên, thuật ngữ chu kỳ kinh doanh có thể dẫn tới sự hiểu lầm, vì nó có vẻ
ham Ý rằng biến động kinh tế diễn ra theo một quy luật và có thể dự báo được.
Trên thực tế, chu kỳ kinh doanh không hè có tính chất định kỳ và không thể dự
báo với độ chính xác cao.
· Hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô cùng biến động
GDP thực tế là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất để theo dõi những thay đổi
trong ngắn hạn của nền kinh tế vì nó là chỉ tiêu toàn diện nhất về hoạt động kinh tế.
GDP thực tế phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong
một thời kỳ nhất định. Nó cũng là phản ánh thu nhập (đã loại trừ lạm phát) của mọi
người trong nền kinh tế. Nhưng thực ra khi theo dõi biến động kinh tế ngắn hạn,
việc sử dụng chỉ tiêu nào để phản ánh hoạt động kinh tế mà chúng ta theo dõi
không quan trọng. Phần lớn các biến động số kinh tế vĩ mô đo lường thu nhập, chi
tiêu hay mức sản xuất, cùng biến động. Khi GDP giảm trong thời kỳ suy thoái, thì
thu nhập cá nhân, lợi nhuận công ty, tiêu dùng, đầu tư, sản lượng công nghiệp,
doanh số bán lẻ, quy mô mua bán nhà cửa và ô tô cũng giảm xuống. Do suy thoái
là một hiện tượng xảy ra trong toàn nền kinh tế, nên nó biểu thị trông nhiều nguồn
số liệu vĩ mô khác nhau. Mặc dù các biển số kinh tế vĩ mô cũng biến động, xong
trùng biến động với các quy mô khác nhau.
· Khi sản lượng giảm thì thất nghiệp tăng
Những thay đổi chút sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế gắn chặt với
những thay đổi trong việc sử dụng lực lượng lao động của nền kinh tế. Nói cách
khác, khi GDP thực tế giản thì 1.000.000.000 lệ thất nghiệp tăng. Điều này không
có gì đáng ngạc nhiên: khi các doanh nghiệp sản xuất ít hàng hóa và dịch vụ hơn,
họ sa thải bớt công nhân và số người thất nghiệp tăng.
ð Tất cả các xã hội đều trải qua những biến động kinh tế ngắn hạn xung quanh
xu thế phát triển dài hạn. Những biến động này thường thích thường và phần
lớn không dự báo được. Khi suy thoái diễn ra, GDP thực tế và các đại lượng
khác phản ánh thu nhập, chi tiêu, và cả sản xuất giảm và thất nghiệp tăng.
Hệ quả biến động kinh tế:
Biến động kinh tế là những thay đổi bất thường về tốc độ tăng trưởng, lạm phát,
thất nghiệp, thu nhập, giá cả… trong nền kinh tế. Biến động kinh tế có thể xảy ra
do nhiều nguyên nhân, bao gồm các yếu tố bên trông như chính sách của chính
phủ, các yếu tố bên ngoài như thiên tai, xung đột…
Hệ quả của biến động kinh tế có thể rất đa dạng và tác động đến tất cả các thành
phần của kinh tế, bao gồm:
· Tác động đến doanh nghiệp: biến động kinh tế có thể làm giảm được số, lợi
nhuận, thậm chí dẫn đến phá sản của doanh nghiệp. Điều này là do các yếu
tố như giảm sâu, tăng chi phí…
· Tác động đến người lao động: biến động kinh tế có thể dẫn đến thất nghiệp,
giảm lương, giảm thu nhập. Điều này là do các yếu tố như giảm sản xuất,
giảm nhu cầu nhân công…
· Tác động đến người tiêu dùng: biến động kinh tế có thể làm tăng giá cả hàng
hóa và dịch vụ, khiến người tiêu dùng khó khăn hơn trong việc chi tiêu. Điều
này là do các yếu tố như tăng chi phí đầu vào…
· Tác động đến ngân sách nhà nước: biến động kinh tế có thể làm giảm thu
ngân sách, khiến chính phủ khó khăn hơn trong việc thực hiện các chính
sách an sinh xã hội. Điều này là do các yếu tố giảm GDP, giảm thuế…
Câu 12. Trình bày nguyên nhân và hậu quả của lạm phát Nguyên nhân:
· Lạm phát do cầu kéo: lạm phát do cầu kéo được hiểu là khi nhu cầu của thị
trường về một mặt hàng nào đó tăng lên, sẽ kéo theo giá cả cũng tăng. Đồng
thời dẫn đến giá cả của hàng loạt hàng hóa khác “leo thang”.”
· Lạm phát do chi phí đẩy: chi phí đầu vào của các doanh nghiệp bao gồm tiền
lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… khi giá cả của một hoặc
vài yếu tố đầu vào tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp
cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên từ đó tạo ra lạm phát.
· Lạm phát do cầu thay đổi: xảy ra khi một mặt hàng tăng giá sẽ kéo theo mặt
hàng thay thế cũng tăng giá theo, từ đó xảy ra lạm phát gia tăng do giá thành hàng hóa thay thế tăng.
Ví dụ: giá dầu khi tăng cao, từ đó giá cao su nhân tạo tăng, nó sẽ khiến cầu về
cao su thiên nhiên tăng từ đó khiến giá cao su thiên nhiên cũng tăng theo.
· Lạm phát do xuất khẩu: khi suất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn
tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), Khi đó sản
phẩm được thu gom cho suất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường
trong nước giảm (hút hàng trong nước) tính tổng cung trong nước thấp hơn
tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ gây ra lạm phát.
· Lạm phát do nhập khẩu: khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập
khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong
nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
Ví dụ: giá than thế giới đã tăng gấp hai lần vào năm 2022 từ đó khiến giá sản
phẩm từ than nhập khẩu đã tăng rất mạnh.
· Bạn phát do chính sách tiền tệ: xảy ra khi lượng tiền lưu hành trong nền kinh
tế tăng rất mạnh, trong khi đó tổng sản phẩm sản xuất gia tăng thấp hơn
nhiều khiến lạm phát tăng cao.
Ví dụ: vào cuối năm 2009 đến đầu năm 2010 việt Nam cung tiền giá thị trường
tăng lên đến 30 %-40%, Trong khi đó GDP chỉ tăng mỗi năm từ 5-7%, Từ
đó khiến cho lộc phát năm 2011 tăng phi mã với gần 20%. Hậu quả:
· Đầu cơ: khi giá tăng nhanh thì người dân sẽ mua cất trữ vàng, bất động sản
và các tài sản khác, hiện tượng này nếu đi quá xa có thể làm giảm các hoạt
động sản xuất, dẫn đến thất nghiệp gia tăng.
· Suy yếu thị trường vốn: việc huy động vốn của ngân hàng khó khăn (do lãi
suất không bù đắp được tốc độ trượt giá) nên tiết kiệm sẽ giảm và đầu tư vì thế giảm theo.
· Giảm sức cạnh tranh với nước ngoài: tiền mất giá khiến suất khẩu giảm và nhập khẩu tăng.
· Phát sinh chi phí điều chỉnh giá.
Câu 13. Trình bày nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp Nguyên nhân:
· Việc làm không phù hợp: trong thực tế, người lao động có sự khác nhau về
sở thích, kỹ năng cũng như thông tin về vị trí việc làm không chính xác nên
việc tìm kiếm việc làm là khó khăn.
· Quy định tiền lương tối thiểu: quy định của chính quyền khiến cho lương tối
thiểu cao hơn mức cân bằng của thị trường.
· Trong một vài trường hợp, hiệp hội người lao động yêu cầu giới chủ đảm
bảo mức lương cao hơn và điều kiện lao động tốt hơn, nếu không nhất trí với
nhau, hiệp hội người lao động có thể tổ chức đình công. Hậu quả:
Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm và khúc tìm được việc làm phù hợp
với trình độ, khả năng của người lao động. Thất nghiệp có thể xảy ra do nhiều
nguyên nhân, như: suy thoái kinh tế, thay đổi công nghệ, thay đổi cơ cấu kinh tế, thiếu hụt nguồn vốn…
Thất nghiệp có những hậu quả tiêu cực đối với cá nhân, gia đình và xã hội cụ thể như sau:
· Hậu quả đối với cá nhân
Mất thu nhập: Đây là hậu quả trực tiếp và nghiêm trọng nhất của thất nghiệp.
Khi không có việc làm, người lao động sẽ mất nguồn thu nhập chính để chi tiêu
cho cuộc sống hằng ngày, như ăn uống, nhà ở, học hành… điều này có thể dẫn
đến tình trạng nghèo đói, thiếu thốn cho bản thân và gia đình.
Sự suy giảm về tinh thần: thất nghiệp có thể gây ra những căng thẳng, lo lắng,
thậm chí là khủng hoảng về tinh thần cho người lao động. Họ có thể cảm thấy
tự ti, mặc cảm, không còn hứng thú với cuộc sống. Điều này có thể dẫn đến
những hành vi tiêu cực, như sử dụng ma túy, rượu bia, cờ bạc…
Suy giảm về sức khỏe: thất nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của
người lao động, cả về thể chất và tinh thần. Họ có thể dễ mắc bệnh tâm lý, bệnh
lý về tim mạch, dạ dày, thần kinh…
· Hậu quả đối với gia đình
Giảm thu nhập: thất nghiệp của một thành viên trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến
thu nhập chung của cả gia đình. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khó khăn về
kinh tế, thậm chí là nghèo đói.
Gia tăng căng thẳng, mâu thuẫn: thất nghiệp có thể gây ra những căng thẳng,
mâu thuẫn trong gia đình. Các thành viên trong gia đình có thể cảm thấy mệt
mỏi, bực bội, khó chịu với nhau. Điều này có thể dẫn đến những xung đột, cãi vã.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: thích nghiệp của bố hoặc mẹ có thể ảnh
hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Trẻ em có thể cảm thấy thiếu thốn về vật
chất, tinh thần, thậm chí là bị tổn thương về tâm lý.
· Hậu quả đối với xã hội
Giảm tăng trưởng kinh tế: thất nghiệp làm giảm nguồn cung lao động cho nền
kinh tế. Điều này có thể dẫn đến giảm sản xuất, giảm tăng trưởng kinh tế.
Tăng chi phí xã hội: thất nghiệp có thể dẫn đến gia tăng các vấn đề xã hội, như
nghèo đói, tệ nạn xã hội… điều này đòi hỏi nhà nước phải tăng chi phí để giải quyết các vấn đề này.
Gây mất ổn định xã hội: thất nghiệp kéo dài có thể dẫn đến mất của định xã hội.
Người lao động có thể biểu tình, đình công, thậm chí là bạo loạn để đòi hỏi quyền lợi của mình.
Câu 14. Trình bày các cấu phần của chỉ số GDP (Tổng quan sản phẩm quốc
nội) căn cứ theo cách tiếp cận tổng chi tiêu
Theo cách tiếp cận tổng chi tiêu, GDP được tính bằng tổng chi tiêu của tất cả các
chủ thể trong nền kinh tế, bao gồm:
· Tiêu dùng cá nhân (C): là chi tiêu của các hộ gia đình và cá nhân cho hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng, bao gồm các chi tiêu cho lương thực, thực phẩm,
quần áo, nhà ở, giáo dục, y tế, giải trí,…
· Đầu tư (I): là chi tiêu của các doanh nghiệp và chính phủ cho hàng hóa và
dịch vụ sản xuất để sử dụng trong tương lai, bao gồm chi tiêu cho máy móc
thiết bị, nhà xưởng, xây dựng, nghiên cứu và phát triển…
· Chi tiêu của chính phủ (G): là chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng, bao gồm chi tiêu cho quốc phòng, giáo dục, y tế, an ninh xã hội…
· Xuất khẩu ròng (X-M): xin lịch giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ suất khẩu và nhập khẩu.
Với cách tiếp cận này, GDP được tính theo công thức sau: GDP = C + I + G + (X – M) Trong đó: C: tiêu dùng cá nhân I: đầu tư
G: chi tiêu của Chính phủ X: xuất khẩu M: nhập khẩu
Các cấu phần của GDP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể:
· Tiêu dùng cá nhân là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Khi tiêu dùng
cá nhân tăng lên, sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế.
· Đầu tư là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đầu
tư tăng lên sẽ dẫn đến tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế.
· Chỉ tiêu của chính phủ có thể đóng vai trò kích thích hoặc kìm hãm tăng
trưởng kinh tế. Chi tiêu của chính phủ tăng lên sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh
tế, nếu như tăng quá mức sẽ dẫn đến lạm phát.
· Xuất khẩu ròng là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn
hạn. Khi xuất khẩu tăng lên, sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế.
Câu 15. Trình bày ưu và nhược điểm của chính sách tài khoá
Chính sách tài khóa là công cụ được chính phủ đưa ra với mục đích điều hành
nền kinh tế trong nước. Khi này, chính phủ sẽ tiến hành điều chỉnh thuế suất
cũng như các khoản chi tiêu để đạt được các mục tiêu vĩ mô, ví dụ như giúp
tăng trưởng kinh tế tạo ra thêm các việc làm cho xã hội, giúp bình ổn giá hàng tiêu dùng… Ưu điểm:
· Kích thích tăng trưởng kinh tế: chính sách tài khóa nỗi lòng, chẳng hạn tăng
chi tiêu công hoặc giảm thuế, Có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách
tăng tổng cầu. Khi tổng cầu tăng lên, các doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều
hơn và tạo ra nhiều việc làm hơn.
· Kiểm soát lạm phát: chính sách tài khóa thắt chặt, chẳng hạn như giảm chi
tiêu công hoặc tăng thuế, có thể giúp kiểm soát lạm phát bằng cách giảm
tổng cầu. Khi tổng cầu giảm xuống, Các doanh nghiệp sẽ sản xuất ít hơn và giá cả sẽ ổn định.
· Phân phối thu nhập: chính sách tài khóa có thể được sử dụng để phân phối
thu nhập lại trong nền kinh tế.
Ví dụ, các phương trình an ninh xã hội có thể giúp cải thiện cuộc sống của
những người có thu nhập thấp.
· Ổn định kinh tế vĩ mô: chính sách tài khóa có thể sử dụng để ổn định kinh tế
vĩ mô bằng cách giảm thuế tác động của các cú sốc kinh tế.
Ví dụ, chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa để kích thích nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái. Nhược điểm:
· Tạo bội chi ngân sách: chính sách tài khóa nới lỏng có thể dẫn đến bội chi
ngân sách, tức là chính phủ chi nhiều hơn số tiền mà họ thu được. Điều này
có thể gây ra những vấn đề về nợ công.
· Lạm phát: chính sách tài khóa nới lòng có thể dẫn đến lạm phát nếu tổng cầu tăng lên quá nhanh.
· Lãng phí: chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa để tài trợ cho các dự
án không hiệu quả hoặc không cần thiết.
PHẦN II. VẬN DỤNG
Câu 1. Điều gì sẽ xảy ra đối với nền kinh tế khi tổng cung và tổng cầu di chuyển cùng chiều
Khi tổng cung và tổng cầu di chuyển cùng chiều, nền kinh tế thường trải qua một
loạt tác động đáng chú ý. Sự tăng cường cả về cung lẫn cầu có thể tạo ra một bức
tranh phức tạp với nhiều khía cạnh tích cực và tiêu cực.
Trong những trường hợp mà cả cầu và cung đều tăng, thường đi kèm với tăng
trưởng kinh tế. Sự gia tăng này thường được coi là dấu hiệu tích cực, đặc biệt là
trong những giai đoạn phục hồi sau suy thoái kinh tế. Việc cả hai yếu tố này tăng
đồng thời có thể tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển và mở rộng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, tăng cung và tăng cầu cũng có thể gây ra một số vấn đề. Một trong
những tác động tiêu cực thường xảy ra khi tăng cung không đáp ứng đủ nhu cầu
tăng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa hoặc dịch vụ, đẩy giá
cả lên cao và gây lạm phát.
Mặt khác, khi cả cung và cầu đều tăng, có thể tăng cường sự sản xuất và tiêu dùng.
Sản lượng hàng hóa và dịch vụ có thể tăng lên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp tăng trưởng và tăng lợi nhuận.
Tất nhiên, tác động cụ thể của việc tăng cung và tăng cầu sẽ phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, bao gồm chính sách kinh tế áp dụng, tình hình quốc tế, và đặc điểm cụ thể
của từng nền kinh tế. Việc quản lý cẩn thận sẽ là yếu tố quyết định để tận dụng
những cơ hội và giải quyết các vấn đề phát sinh từ sự biến đổi này đối với nền kinh tế.
Câu 2:Quá trình tạo tiền trong hệ thống ngân hàng diễn ra như thế nào? Tiền tệ là gì a. Khái niệm
Trong lịch sử, nhiều thứ được coi như tiền, trong đó có vỏ sò, muối, kim loại quý,...
Tại các nhà trại giam ở Đức trong thời kỳ Thế chiến 2, các tù nhân sử dụng
thuốc lá như một loại tiền tể để trao đổi hàng hóa. Tại Liên bang Xô Viết cuối
những năm 80 thể kỷ trước, người dân ở Moscow cũng sử dụng thuốc lá thay thế
cho tiền tệ khi Chính phủ cho in quá nhiều tiền để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách.
Miskin: "Tiền tệ là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh
toán để lấy hàng hóa, dịch vụ hoăc trong việc hoàn trả các món nợ"
b. Tiền tệ có 3 chức năng cơ bản:
Phương tiện trao đổi: Khi ta mua 1 chiếc áo, chúng ta đưa cho chủ cửa hàng
1 số tiền, nhờ việc chuyển tiền và giao dịch được thực hiện.
Phương tiện cất giữ giá trị: Ta giữ tiền khi ta tin rằng nó sẽ tiếp tục có giá trị trong tương lai.
Đơn vị hoạch toán: Mọi người sử dụng đơn vị tiền tệ chung niêm yết giá và
các khoản nợ, ví dụ 1 chiếc áo có giá 120.000 VND c. Đo lường tiền tệ
Người ta phân loại tiền tệ dựa trên tính thanh khoản. Tính thanh khoản của
một tài sản là mức độ dễ dàng để chuyển tài sản đó thành phương tiện trao đổi của nền kinh tế.
Từ đó, người ta phân loại tiền tệ như sau:
M0: toàn bộ tiền giấy và tiền xu đang lưu hành.
M1: bao gồm M0 và các tài khoản tiền có thể rút theo nhu cầu (tiền gửi
không kỳ hạn, séc, thẻ ghi nợ)
M2: bao gồm M1 và các khoản tiền gửi có kỳ hạn
M3: bao gồm M2 và các khoản tiền gửi khác, trái phiếu quốc gia, tín phiếu...
Quá trình tạo ra tiền trong hệ thống ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng gồm Ngân hàng trung ương và Ngân hàng thương mại
a. Ngân hàng trung ương (NHTW)
Là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia và chịu trách
nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Quốc gia nào cũng có ngân hàng trung ương.
Căn cứ vào mục tiêu để phân loại ngân hàng trung ương:
Mục tiêu đơn: Ngân hàng trung ương chỉ theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát
Mục tiêu kép: Ngân hàng trung ương vừa phải kiểm soát lạm phát vừa thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
c. Ngân hàng thương mại và quá trình tạo tiền
Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại trung gian tài chính phổ biến nhất.
Nghiệp vụ căn bản của NHTM là nhận tiền gửi của người tiết kiệm và cho
vay lại số tiền đó. Ngoài ra, NHTM còn có vai trò làm cho việc mua bán trở
nên thuận tiện hơn bằng cách cho phép mọi người viết séc đối với khoản tiền gửi trong ngân hàng.
Trong thực tế, các NHTM thường chỉ để giữ một phần tiền huy động được
và cho vay phần còn lại (hệ thống ngân hàng dự trữ một phần).
Quá trình tạo tiền được mô phỏng như sau:
Giả định 1: lượng tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng bằng 0.
Giả định 2: khi NHTM nhận được 1 khoản tiền gửi, họ sẽ giữ lại 10%
trong két và cho vay đi 90%.
Giả định 3: Ngân hàng trung ương phát hành 1000 tỷ (cung tiền ban đầu là 1000 tỷ)
Quá trình tạo tiền liên tục tiếp diễn và lượng tiền trong nền kinh tế ngày
càng tăng, tốc độ tăng giảm dần do lượng tiền bổ sung ngày càng ít đi.
Nếu cộng tất cả các khoản tiền gửi tại các NHTM sẽ ra tổng lượng tiền được
tạo ra trong nền kinh tế. (Ta có 1000 + 900 + 810 +....)
Lượng tiền này được tính theo công thức:
Lượng tiền mới = Số nhân tiền x Lượng tiền ban đầu đẩy vào lưu thông (Số nhân tiên = 1/rr)
Câu 3: Trình bày nguyên lý hoạt động của cơ chế ổn định tự động (trong thời
kỳ kinh tế tăng trưởng nóng và trong thời kỳ suy thoái)
Cơ chế ổn định tự động trong kinh tế là một hệ thống tự điều chỉnh dựa trên
nguyên tắc cung-cầu, phản ánh cách thức thị trường tự điều chỉnh trong các tình huống kinh tế khác nhau.
Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng, sự gia tăng cầu thường kích thích doanh
nghiệp tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng cao. Tuy nhiên, nếu cung không đáp
ứng kịp thời, giá cả có thể tăng lên do sự khan hiếm, tiềm tàng gây lạm phát. Thị
trường tự do thường khuyến khích doanh nghiệp tăng sản xuất để giảm áp lực về giá cả.
Trong thời kỳ suy thoái, giảm cầu thường dẫn đến giảm sản xuất và giá cả, cùng
với tăng thất nghiệp do doanh nghiệp giảm sản xuất để giảm chi phí. Tuy nhiên,
giảm giá có thể kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn, đẩy cầu lên và thúc
đẩy doanh nghiệp tăng sản xuất trở lại.
Những nguyên tắc này thể hiện cơ chế tự điều chỉnh của thị trường, trong đó cung-
cầu chịu trách nhiệm điều chỉnh tự động mức độ sản xuất và giá cả. Mặc dù cơ chế
này có ưu điểm, nhưng không luôn hoàn hảo và có thể gặp rủi ro, nên có thể cần
can thiệp từ chính sách kinh tế để điều chỉnh và ổn định kinh tế trong những tình huống đặc biệt.
Câu 4: Mô tả cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách
tiền tệ thắt chặt lên tổng cầu của nền kinh tế Tiền tệ là gì a. Khái niệm
Trong lịch sử, nhiều thứ được coi như tiền, trong đó có vỏ sò, muối, kim loại quý,...
Tại các nhà trại giam ở Đức trong thời kỳ Thế chiến 2, các tù nhân sử dụng
thuốc lá như một loại tiền tể để trao đổi hàng hóa. Tại Liên bang Xô Viết cuối
những năm 80 thể kỷ trước, người dân ở Moscow cũng sử dụng thuốc lá thay thế
cho tiền tệ khi Chính phủ cho in quá nhiều tiền để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách.
Miskin: "Tiền tệ là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh
toán để lấy hàng hóa, dịch vụ hoăc trong việc hoàn trả các món nợ"
b. Tiền tệ có 3 chức năng cơ bản:
Phương tiện trao đổi: Khi ta mua 1 chiếc áo, chúng ta đưa cho chủ cửa hàng
1 số tiền, nhờ việc chuyển tiền và giao dịch được thực hiện.
Phương tiện cất giữ giá trị: Ta giữ tiền khi ta tin rằng nó sẽ tiếp tục có giá trị trong tương lai.
Đơn vị hoạch toán: Mọi người sử dụng đơn vị tiền tệ chung niêm yết giá và
các khoản nợ, ví dụ 1 chiếc áo có giá 120.000 VND
Các công cụ của chính sách tiền tệ
NỚI LỎNG ĐỊNH LƯỢNG (QUANTITATIVE EASING): Nới lỏng định
lượng là một chính sách tiền tệ độc đáo, trong đó một ngân hàng trung ương
mua trái phiếu chính phủ hoặc các chứng khoán khác trong thị trường để tăng cung tiền.
Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ gồm: thay đổi cung tiền (MS) trên thị
trường tiền tệ => thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ => Thay đổi tổng
cầu (AD) của nền kinh tế.
Cơ chế của chính sách tiền tệ thắt chặt lên tổng cầu của nền kinh tế
cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ mở rộng
Câu 5: Ngân hàng trung ương thay đổi lãi suất trên thị trường tiên tệ tác động
lên giá trị đồng nội tệ như thế nào . Điều này tác động như thế nào lên sản
lượng GDP của nền kinh tế.
Ngân hàng trung ương (NHTW)
Là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia và chịu trách
nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Quốc gia nào cũng có ngân hàng trung ương.