Đề cương điều dưỡng cơ sở 1
Đề cương điều dưỡng cơ sở 1
Preview text:
lOMoARcPSD|25518217
ĐỀ CƯƠNG ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 1
Câu 1:Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt con người? Nêu những vị trí đo
nhiệt độ trên cơ thể người?
+Yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt con người:
-Tuổi: tuổi càng cao thì thân nhiệt càng giảm, tuy nhiên mức độ giảm ít hơn.
-Giới: phụ nữ thân nhiệt tăng lên trong thời kỳ giữa các chu kỳ kinh nguyệt và giai
đoạn cuối thời kỳ thai nghén.
-Vận động cơ: tình trạng vận động các cơ càng lớn thì thân nhiệt càng tăng.
-Nhiệt độ môi trường: trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh thì thân nhiệt cũng sẽ tăng hoặc giảm.
-Trạng thái bệnh lý: nhìn chung trong các bệnh nhiễm khuẩn thân nhiệt tăng lên có
thể giảm ở giai đoạn cấp tính.
+Những vị trí đo nhiệt độ trên cơ thể người:
-Người lớn: thường đo ở nách, có thể ở miệng, hậu môn.
-Trẻ em: đo ở nách, hậu môn.
Câu 2:Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến tần số mạch? Nêu tần số mạch bình thường theo lứa tuổi?
+Những yếu tố ảnh hưởng đến tần số mạch:
-Tần số mạch buổi chiều nhanh hơn tần số mạch buổi sáng.
-Trạng thái tâm lý, cảm giác và hoạt động của cơ thể có ảnh hưởng đến tần số
mạch. Khi xúc động mạch thường tăng lên.
-Tuổi: tần số mạch giảm dần từ khi sinh đến lúc già.
-Giới tính: nữ mạch nhanh hơn nam.
-Vận động, luyện tập: khi vận động và luyện tập thì tần số mạch sẽ tăng lên vì tim
phải co bóp nhiều hơn đẻ đáp ứng nhu cầu năng lượng tiêu hao.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
-Ăn uống: sau khi ăn uống tần số mạch tăng do quá trình chuyển hóa tăng.
-Thuốc: thuốc kích thích làm tăng tần số mạch, thuốc an thần làm giảm tần số mạch
+Tần số mạch bình thường theo lứa tuổi:
-Trẻ sơ sinh tần số mạch là 130-140 lần/phút
-Trẻ 1 tuổi tần số mạch là 100-130 lần/phút
-Trẻ 5-6 tuổi tần số mạch 90-100 lần/phút
-Trẻ 10-15 tuổi tần số mạch 80-90 lần/phút
-Người lớn tần số mạch 70-80 lần/ phút
-Người già tần số mạch 60-70 lần/phút.
Câu 3:Nêu định nghĩa huyết áp động mạch?Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp?
+Huyết áp động mạch là áp lực của máu tác động lên thành động mạch.
+Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp:
-Tuổi: trẻ em thường có số đo huyết áp thấp, huyết áp tăng dần ở người lớn, cao nhất ở người già.
-Giới tính: ở cùng độ tuổi nữ có huyết áp thấp hơn nam.
-Vận động và luyện tập: có thể làm tăng huyết áp tức thời.
-Xúc động: lo lắng, sợ hãi, phán chấn cũng có thể làm tăng huyết áp.
-Thuốc điều trị: thuốc co mạch gây tăng huyết áp, thuốc giãn mạch và thuốc ngủ gây hạ huyết áp.
-Môi trường:ồn ào, phòng đông người, chật chội có thể làm tăng huyết áp tạm thời.
Câu 4:Trình bày chỉ định, chống chỉ định, vị trí tiêm trong da.
+Chỉ định: tiêm một số vacxin phòng bệnh, thử phản ứng BC để chẩn đoán bệnh
lao, thử phản ứng của cơ thể với thuốc và một số loại thuốc kháng sinh.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
+Chống chỉ định:không thử phản ứng khi người bệnh đang có cơn dị ứng cấp tính,
viêm mũi, nổi mề đay, hen phế quản.
+Vị trí: 1/3 mặt trước trong cẳng tay, vùng da ở bả vai, vùng da cơ delta cánh tay.
Câu 5: Trình bày chỉ định, chống chỉ định, vị trí tiêm dưới da? Nêu các tai biến của tiêm dưới da?
+Chỉ định: tiêm insulin, các trường hợp muốn cho thuốc ngấm từ từ vào trong cơ
thể để phát huy tác dụng từ từ.
+Chống chỉ định: các loại thuốc dầu khó tan, da bệnh nhân có vấn đề không thuận lợi để tiêm.
+Vị trí: thường ở mặt ngoài cánh tay, vùng cơ tam đầu cánh tay, mặt trước ngoài
đùi khoảng 1/3 giữa đùi, bả vai.
+Các tai biến:áp xe tại chỗ , gãy kim, quằn kim, sốc.
Câu 6+7:Trình bày chỉ định, chống chỉ định tiêm bắp thịt.vị trí tiêm bắp thịt nông và sâu?
+Chỉ định tiêm bắp thịt: dung dịch keo, dầu, kháng sinh, hormon, ...lâu tan, dễ gây
đau. Tất cả các loại thuốc tiêm dưới da đều có thể tiêm bắp thịt trừ cafein.
+Chống chỉ định:các thuốc gây hoại tử tổ chức như calci clorua,....
+Vị trí tiêm bắp thịt nông:Cơ delta, cơ tam đầu cánh tay, cơ tứ đầu đùi.
+Vị trí tiêm bắp thịt sâu:Chia một bên mông thành 4 phần bằng nhau tiêm vào
phần ¼ trên ngoài hoặc từ gai chậu trước trên đến mỏm xương cụt chia 3 phần
bằng nhau tiêm vào 1/3 trên ngoài.
Câu 8: Trình bày chỉ định, chống chỉ định, vị trí tiêm tĩnh mạch? Các tai biến của tiêm tĩnh mạch?
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
+Chỉ định: những thuốc mong muốn tác dụng nhanh như:thuốc gây mê, gây ngủ,
chống xuất huyết,.., thuốc có tác dụng toàn thân, những thuốc không được tiêm bắp
hoặc tiêm dưới da chỉ được tiêm tĩnh mạch, máu, huyết tương, các loại huyết thanh trị liệu.
+Chống chỉ định: những thuốc gây kích thích mạnh hệ tim mạch như adrenalin, những loại thuốc dầu.
+Vị trí: cẳng tay, mu bàn tay, mu bàn chân, tĩnh mạch đùi ở bẹn, tĩnh mạch cổ, tĩnh
mạch đầu, tĩnh mạch mắt cá trong, tĩnh mạch dưới đòn.
+Các tai biến: tắc kim, phông nơi tiêm, sốc, tắc mạch, đâm nhầm động mạch, gây
hoại tử, nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ.
Câu 9:Trình bày chỉ định, chống chỉ định và những quy định chung khi truyền dịch
tĩnh mạch? Các tai biến của truyền dịch tĩnh mạch.
+Chỉ định:Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn đã mất của cơ thể trong trường hợp ỉa
chảy, bỏng nặng, mất máu, xuất huyết,..Đưa thuốc vào cơ thể khi muốn cho thuốc
ngấm dần và duy trì trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Nuôi dưỡng bệnh nhân khi
bệnh nhân không ăn uống được: hôn mê, tổn thương thực quản, tiêu hóa. Giải độc,
lợi tiểu trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc.
+Chống chỉ định: bệnh nhân suy tim nặng, bệnh nhân tăng huyết áp, truyền dịch
có thể gây tai biến suy tim cấp, phù phổi cấp. +Những quy định chung:
-Dụng cụ và các dịch truyền phải tuyệt đối vô khuẩn
-Khi thực hành kĩ thuật phải đúng quy trình và đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn
-Tuyệt đối không để không khí lọt vào tĩnh mạch
-Đảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu tĩnh mạch của bệnh nhân
-Tốc độ chảy của dịch theo đúng y lệnh, duy trì tổng lượng dịch đưa vào đúng thời gian quy định
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
-Theo dõi tình trạng của bệnh nhân trước, trong và sau khi truyền dịch
-Phát hiện sớm các phản ứng và xử trí kịp thời
-Không để lưu kim quá 24 giờ trong cùng một vị trí
-Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối
+Các tai biến: dịch không chảy do kim bị lệch, mạch xẹp,tắc kim, phồng nơi tiêm,
bệnh nhân bị sốc, phù phổi cấp, tắc mạch phổi, nhiễm khuẩn.
Câu 10: Trình bày quy trình kỹ thuật đo dấu hiệu sinh tồn?
+Bước 1:Chuẩn bị người bệnh: Chào hỏi, giới thiệu, ktra thông tin người bệnh,
thông báo việc sắp làm, dặn người bệnh những điều cần thiết.
+Bước 2: Chuẩn bị điều dưỡng: điều dưỡng y phục gọn gàng, đeo thẻ công tác, rửa tay.
+Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ:1 xe tiêm, 1 khay chữ nhật, 1 chai DDSK tay nhanh, 2
nhiệt kế, 1 cốc inox đựng gạc, 1 đồng hồ bấm dây, 1 bộ huyết áp, 1 ống nghe, 1
khăn lau, 1 gối kê tay, 1 bút bi xanh hoặc đen, 1 bút bi đỏ, phiếu theo dõi chức
năng sống, 1 xô dựng rác thải.
+Bước 4: Kỹ thuật tiến hành:-Thông báo người bệnh lần 2, cho người bệnh nằm tư thế thoải mái.
-Dùng khăn lau hố nách bệnh nhân, vẩy nhiệt kế xuống dưới 35 độ, đặt
bầu thủy ngân vào hõm nách, khép tay vào thân, đặt cẳng tay lên bụng.
-Kê gối dưới tay BN nhẹ nhàng đặt 3 đầu ngón tay lên động mạch quay,
đếm mạch trong vòng 1 phút. Đặt tay như đang đếm mạch, quan sát cẳng tay trên
bụng BN và đếm nhịp thở trong 1 phút.
-Kéo tay áo sát nách, xác định động mạch cánh tay, quấn băng huyết áp
trên đường đi của động mạch, mép dưới băng huyết áp cách nếp gấp khuỷu tay 3-5 cm.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
-Đặt loa ống nghe lên động mạch cánh tay, khóa van HA, bơm khí liên tục
vào túi hơi cho đến khi không nghe tiếng đập thì bơm thêm 30mmHg.
-Mở van từ từ xả hơi tốc độ 2-3mmHg/giây. Vừa chú ý nghe tiếng đập của
mạch vừa quan sát đồng hồ, Xác định HATĐ khi nghe tiếng đập lần đầu tiên và
HATT khi nghe thấy tiếng đập thay đổi âm sắc hoặc mất hẳn tiếng đập.
-Tháo băng huyết áp gấp gọn, lấy nhiệt kế và đọc kết quả.
-Để người bệnh nằm tư thế thoải mái, dặn dò những điều cần thiết.
+Bước 5: Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc.
Câu 11:Trình bày quy trình kĩ thuật tiêm trong da.
+Bước 1:Chuẩn bị người bệnh
+Bước 2:Chuẩn bị điều dưỡng
+Bước 3:Chuẩn bị dụng cụ: 1 xe tiêm, 1 khay chữ nhật, 1 trụ cắm, 2 kìm kose, 1
khay hạt đậu, 1 hộp thuốc chống sốc, 1 chai DDSK tay nhanh, 1 cốc đựng bông
cồn 70 độ, 1 bát kền đựng gạc, 1 huyết áp, 1 ống nghe, hồ sơ bệnh án, 1 bút bi
xanh hoặc đen, 2 bơm tiêm 1ml, 1 kim lấy thuốc, thuốc tiêm theo y lệnh, nước cất
pha tiêm, xô dựng rác thải sinh hoạt, xô đựng rác thải y tế, hộp đựng vật sắc nhọn.
+Bước 4: Kỹ thuật tiến hành:-Thông báo người bệnh lần 2, sát khuẩn tay nhanh.
-Ktra thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc.
-Ktra bơm tiêm, thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc, rút thuốc vào bơm tiêm,
thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm, đuổi hết khí.
-Để người bệnh ở tư thế thích hợp, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí, sát
khuẩn 2 lần vị trí tiêm bằng cồn 70 độ.
-Sát khuẩn tay, 1 tay căng da, 1 tay cầm bơm tiêm đâm qua da 1 góc 10-15
độ so với mặt da. Hạ bơm khi tiêm, đâm ngập mũi vát, bơm thuốc từ từ và quan sát sắc mặt người bệnh.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
-Khi bơm hết thuốc rút kim nhanh, kéo chệch da, sát khuẩn lại vị trí tiêm
bằng cồn 70 độ, đậy nắp kim cho vào hộp đựng vật sắc nhọn.
-Đặt người bệnh nằm tư thế thoải mái, dặn dò người bệnh.
+Bước 5: Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc.
Câu 12:Trình bày quy trình kĩ thuật tiêm dưới da?
+Bước 1:Chuẩn bị người bệnh
+Bước 2:Chuẩn bị điều dưỡng
+Bước 3:Chuẩn bị dụng cụ: 1 xe tiêm, 1 khay chữ nhật, 1 trụ cắm, 2 kìm kose, 1
khay hạt đậu, 1 hộp thuốc chống sốc, 1 chai DDSK tay nhanh, 1 cốc đựng bông
cồn 70 độ, 1 bát kền đựng gạc, 1 huyết áp, 1 ống nghe, hồ sơ bệnh án, 1 bút bi
xanh hoặc đen, 1 bơm tiêm 5ml, 1 kim lấy thuốc, thuốc tiêm theo y lệnh, nước cất
pha tiêm, xô dựng rác thải sinh hoạt, xô đựng rác thải y tế, hộp đựng vật sắc nhọn.
+Bước 4: Kỹ thuật tiến hành:-Thông báo người bệnh lần 2, sát khuẩn tay nhanh.
-Ktra thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc.
-Ktra bơm tiêm, thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc, rút thuốc vào bơm tiêm,
thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm, đuổi hết khí.
-Để người bệnh ở tư thế thích hợp, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí, sát
khuẩn 2 lần vị trí tiêm bằng cồn 70 độ.
-Sát khuẩn tay, 1 tay véo da, 1 tay cầm bơm tiêm đâm nhanh vuông góc với
mặt da véo hoặc đâm kim nhanh chếch 30-45 độ so với mặt da. Rút nhẹ ruột bơm
tiêm, nếu không có máu, bơm thuốc từ từ và quan sát sắc mặt người bệnh.
-Khi bơm hết thuốc rút kim nhanh, kéo chệch da, sát khuẩn lại vị trí tiêm
bằng cồn 70 độ, đậy nắp kim cho vào hộp đựng vật sắc nhọn.
-Đặt người bệnh nằm tư thế thoải mái, dặn dò người bệnh.
+Bước 5: Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Câu 13: Trình bày quy trình kỹ thuật tiêm bắp nông?
+Bước 1:Chuẩn bị người bệnh
+Bước 2:Chuẩn bị điều dưỡng
+Bước 3:Chuẩn bị dụng cụ: 1 xe tiêm, 1 khay chữ nhật, 1 trụ cắm, 2 kìm kose, 1
khay hạt đậu, 1 hộp thuốc chống sốc, 1 chai DDSK tay nhanh, 1 cốc đựng bông
cồn 70 độ, 1 bát kền đựng gạc, 1 huyết áp, 1 ống nghe, hồ sơ bệnh án, 1 bút bi
xanh hoặc đen, 1 bơm tiêm 5ml, 1 kim lấy thuốc, thuốc tiêm theo y lệnh, nước cất
pha tiêm, xô dựng rác thải sinh hoạt, xô đựng rác thải y tế, hộp đựng vật sắc nhọn.
+Bước 4: Kỹ thuật tiến hành:-Thông báo người bệnh lần 2, sát khuẩn tay nhanh.
-Ktra thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc.
-Ktra bơm tiêm, thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc, rút thuốc vào bơm tiêm,
thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm, đuổi hết khí.
-Để người bệnh ở tư thế thích hợp, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí, sát
khuẩn 2 lần vị trí tiêm bằng cồn 70 độ.
-Sát khuẩn tay, 1 tay căng da, 1 tay cầm bơm tiêm đâm nhanh qua da 45-60
độ so với mặt da. Rút nhẹ ruột bơm tiêm, nếu không có máu, bơm thuốc từ từ và
quan sát sắc mặt người bệnh.
-Khi bơm hết thuốc rút kim nhanh, kéo chệch da, sát khuẩn lại vị trí tiêm
bằng cồn 70 độ, đậy nắp kim cho vào hộp đựng vật sắc nhọn.
-Đặt người bệnh nằm tư thế thoải mái, dặn dò người bệnh.
+Bước 5: Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc.
Câu 14: : Trình bày quy trình kỹ thuật tiêm bắp sâu?
+Bước 1:Chuẩn bị người bệnh
+Bước 2:Chuẩn bị điều dưỡng
+Bước 3:Chuẩn bị dụng cụ: 1 xe tiêm, 1 khay chữ nhật, 1 trụ cắm, 2 kìm kose, 1
khay hạt đậu, 1 hộp thuốc chống sốc, 1 chai DDSK tay nhanh, 1 cốc đựng bông
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
cồn 70 độ, 1 bát kền đựng gạc, 1 huyết áp, 1 ống nghe, hồ sơ bệnh án, 1 bút bi
xanh hoặc đen, 1 bơm tiêm 10ml, 1 kim lấy thuốc, thuốc tiêm theo y lệnh, nước cất
pha tiêm, xô dựng rác thải sinh hoạt, xô đựng rác thải y tế, hộp đựng vật sắc nhọn.
+Bước 4: Kỹ thuật tiến hành:-Thông báo người bệnh lần 2, sát khuẩn tay nhanh.
-Ktra thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc.
-Ktra bơm tiêm, thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc, rút thuốc vào bơm tiêm,
thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm, đuổi hết khí.
-Để người bệnh ở tư thế thích hợp, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí, sát
khuẩn 2 lần vị trí tiêm bằng cồn 70 độ.
-Sát khuẩn tay, 1 tay căng da, 1 tay cầm bơm tiêm đâm nhanh qua da 1 góc
90 độ so với mặt da, yêu cầu người bệnh co gập cẳng chân bên tiêm, nếu co gập
được, rút nhẹ ruột bơm tiêm , nếu không có máu, bơm thuốc từ từ và quan sát sắc mặt người bệnh.
-Khi bơm hết thuốc rút kim nhanh, kéo chệch da, sát khuẩn lại vị trí tiêm
bằng cồn 70 độ, đậy nắp kim cho vào hộp đựng vật sắc nhọn.
-Đặt người bệnh nằm tư thế thoải mái, dặn dò người bệnh.
+Bước 5: Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc.
Câu 15:Trình bày quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch?
+Bước 1:Chuẩn bị người bệnh
+Bước 2:Chuẩn bị điều dưỡng
+Bước 3:Chuẩn bị dụng cụ: 1 xe tiêm, 1 khay chữ nhật, 1 trụ cắm, 2 kìm kose, 1
khay hạt đậu, 1 hộp thuốc chống sốc, 1 chai DDSK tay nhanh, 1 cốc đựng bông
cồn 70 độ, 1 bát kền đựng gạc, 1 huyết áp, 1 ống nghe, hồ sơ bệnh án, 1 bút bi
xanh hoặc đen, bơm tiêm 5ml hoặc 10ml, 1 kim lấy thuốc, thuốc tiêm theo y lệnh,
nước cất pha tiêm, xô dựng rác thải sinh hoạt, xô đựng rác thải y tế, hộp đựng vật sắc nhọn.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
+Bước 4: Kỹ thuật tiến hành:-Thông báo người bệnh lần 2, sát khuẩn tay nhanh.
-Ktra thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc.
-Ktra bơm tiêm, thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc, rút thuốc vào bơm tiêm,
thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm, đuổi hết khí.
-Để người bệnh ở tư thế thích hợp, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí, đặt gối
kê tay, dây garo dưới vị trí tiêm.
-Mang găng sạch, thắt dây garo cách trên vị trí tiêm từ 5-10cm, sát khuẩn 2
lần vị trí tiêm bằng cồn 70 độ.
-Sát khuẩn tay ngoài găng, 1 tay căng da, 1 tay cầm bơm tiêm đâm kim
chếch 15-30 độ so với mặt da vào tĩnh mạch. Khi thấy máu trào vào đốc kim, tháo
dây garo, bơm thuốc từ từ và quan sát sắc mặt người bệnh.
-Khi bơm hết thuốc rút kim nhanh, kéo chệch da, sát khuẩn lại vị trí tiêm
bằng cồn 70 độ, đậy nắp kim cho vào hộp đựng vật sắc nhọn.
-Đặt người bệnh nằm tư thế thoải mái, dặn dò người bệnh.
+Bước 5: Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc.
Câu 16:Trình bày quy trình kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch?
+Bước 1:Chuẩn bị người bệnh
+Bước 2:Chuẩn bị điều dưỡng
+Bước 3:Chuẩn bị dụng cụ: 1 xe tiêm, 1 khay chữ nhật, 1 trụ cắm, 2 kìm kose, 1
kéo, 1 khay hạt đậu, 1 hộp thuốc chống sốc, 1 chai DDSK tay nhanh, 1 cốc đựng
bông cồn 70 độ, 1 bát kền đựng gạc, 1 cuộn băng dính, 1 huyết áp, 1 ống nghe, 1
gối kê tay,1 dây garo, găng tay sạch,1 cọc truyền, phiếu theo dõi dịch truyền, hồ sơ
bệnh án, 1 bút bi xanh hoặc đen, dây truyền, dịch truyền, bơm tiêm 5ml, 1 kim lấy
thuốc(nếu cần), xô dựng rác thải sinh hoạt, xô đựng rác thải y tế, hộp đựng vật sắc nhọn.
+Bước 4: Kỹ thuật tiến hành:-Thông báo người bệnh lần 2, sát khuẩn tay nhanh.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
-Ktra dịch truyền theo y lệnh, bật nắp, ktra dây truyền, xé vỏ, cắm vào chai
dịch, đẩy khóa cách bầu đếm giọt 30 cm và khóa lại
-Treo chai dịch lên cọc truyền, lấy 1/3-1/2 bầu đếm giọt, đuổi khí trong dây,
khóa lại, treo dây gọn lên cọc truyền, cắt 3-4 đoạn băng dính dài 5-7cm.
-Để người bệnh ở tư thế thuận lợi, bộc lộ vùng truyền, đặt gối kê tay, dây garo dưới vùng truyền.
-Mang găng sạch, thắt dây garo cách trên vị trí truyền 5-10cm, sát khuẩn vị
trí truyền 2 lần bằng cồn 70 độ, sát khuẩn tay ngoài găng.
-Căng da,đâm kim chếch 15-30 độ so với mặt da, khi thấy máu trào vào đốc
kim, tháo dây garo, mở khóa cho dịch chảy, quan sát sắc mặt, vùng truyền.
-Đẩy ngập 2/3 kim, che vị trí đâm kim bằng gạc hoặc băng dính cá nhân, cố
định kim và dây truyền bằng băng dính.
-Điều chỉnh lại tốc độ truyền theo y lệnh, bỏ gối kê tay, dây garo, dặn người
bệnh và người nhà những điều cần thiết.
+Bước 5: Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)