Đề cương học phần Mỹ học | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Đề cương học phần Mỹ học | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 69 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN: MỸ HỌC TS. Phan Thanh Sơn
Chương 1: Khái lược lịch sử các tư tưởng mỹ học
1.1. Các khuynh hướng mỹ học chủ yếu trong lịch sử mỹ học
1.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa kinh nghiệm về cái thẩm mỹ
- Đại diện cho quan niệm này là Etmun Berker (1729 – 1797) với tác phẩm:
Nghiên cứu triết học về nguồn gốc nhận thức của chúng ta về cái cao cả và cái
đẹp được viết vào năm 1756. Theo ông, mỹ học là một bộ phận của triết học
thực nghiệm. cái thẩm mỹ có nguồn gốc từ các giác quan tác động tới tâm lý của
con người. Các năng lực tưởng tượng, phán đoán của con người đều gắn với các
quy luật tâm sinh lý và tính cách. Tập quán cùng các diễn biến tình cảm đều là
phản ánh tình cảm thẩm mỹ.
Berker khẳng định, trong mỗi con người có 2 khát vọng không giống nhau: một
là khát vọng giao tế thông qua các giác quan tạo nên mỹ cảm và cái đẹp; hai là
khát vọng tự bảo tồn tạo nên niềm vui và sự sợ hãi, đó là bản chất của tình cảm cao cả.
Với Berker, những ý niệm về cái đẹp và cái cao cả khác nhau về nguyên tắc,
không thống nhất thành một cảm xúc duy nhất. Cái đẹp gắn với tính chất, bản
chất của sự vật hiện tượng, đôi khi là các chi tiết, tiểu tiết như sự mịn màng của
bề mặt, uyển chuyển của cấu trúc…, không choáng ngợp mang lại tình cảm tích
cực, cái cao cả thì lại gắn liền với cái đặc trưng của bản chất, đôi khi trở nên
dữ dội đem lại tình cảm tiêu cực.
Theo Berker, cái thẩm mỹ là sản phẩm của quan hệ sinh học giữa các hiện
tượng tự nhiên và cảm giác của các giác quan. Với ông, các giác quan của con
người không biến động, các hiện tượng tự nhiên cũng không vận động, do đó cái
thẩm mỹ không mang bản chất xã hội: dân tộc, giai cấp và thời đại. 1
1.1.2. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan về cái đẹp.
Đại diện cho quan niệm này là Kant (1724 – 1804), người sáng lập nền triết học cổ điển Đức.
Trong triết học của Kant, khoa học về cái thẩm mỹ là khoa học hoàn thiện hệ
thống triết học trong quá trình nghiên cứu bộ ba giá trị chân, thiện, mỹ.
Theo ông, cái đẹp không tồn tại ở ngoài đời sống, nó là quá trình mỗi người tìm
ra tình cảm của mình mà thôi. Với ông, mỹ học là năng lực phán đoán, là khoa
học phán đoán thị hiếu: “vấn đề chủ yếu không phải cái đẹp là gì mà phán đoán
về cái đẹp là gì. Vấn đề không phải đặc trưng của đồ vật đẹp và quy tắc sản xuất
ra cái đẹp ấy mà là hoạt động của ý thức về cái đẹp”.
Kant cho cái đẹp là tình cảm khoan khoái vô tư, không vụ lợi trực tiếp, không do
đối tượng tác động vào, có tính cá nhân và tự vận động. Trong tác phẩm “Phê
phán năng lực phán đoán”, Kant nghiên cứu các phán đoán thị hiếu về cái đẹp,
cái cao cả, về tài năng thiên tài, nghệ thuật lao động và nghệ thuật trò chơi và đưa
ra các kết luận về cái thẩm mỹ thuần túy chủ quan, bởi theo ông bản chất của
cái thẩm mỹ không liên hệ với các hiện tượng khách quan.
1.1.3. Quan niệm duy tâm khách quan về cái thẩm mỹ
Đại diện cho quan niệm này là Platon và Hegel
. Platôn (427-347 Tr. CN) tư tưởng mỹ học Platon coi:
- cái đẹp là một ý niệm. Cái đẹp là một ý niệm chung được “thâm nhập” vào
các hiện tương cụ thể mà trở thành vật đẹp. Trong Phêđre, Platon đã cho rằng
cái đẹp có tính vĩnh cửu trong mọi thời gian, mọi địa điểm, mọi ý nghĩa bởi vì nó
là một ý niệm chứ không phải là một vật cụ thể.
Trong cuốn Nhà nước lý tưởng, Platon đã cho rằng: nếu nghệ thuật bắt chước cái
tự nhiên là bắt chước cái không bản chất, bởi vì giới tự nhiên chỉ là cái vẻ bề
ngoài của thế giới chân thật. Cái bản chất thật sự của thế giới là ý niệm. Nếu nghệ
thuật bắt chước cái tự nhiên là bắt chước cái bóng của ý niệm thì nghệ thuật ấy
chỉ là cái bóng của cái bóng. Ông viết: “Không thể dung nạp thơ ca nào có tính
bắt chước (vào Nhà nước lý tưởng). Theo tôi tất yếu phải loại trừ một cách tuyệt 2
đối thơ ca đó là một việc đương nhiên”. Platon dùng lý luận bắt chước của tư duy
nghệ thuật cổ đại để chứng minh cho tính non yếu, tính phiến diện, tính “một hình
tượng mà không phải là cái bao trùm của nghệ thuật”.
- Lấy tư tưởng cái đẹp là một ý niệm làm nền tảng, Platon đề ra học thuyết linh
cảm trong sáng tạo nghệ thuật.
Trong tác phẩm đối thoại Ion, Platon cho rằng nhà nghệ sĩ không có tri thức
thật đối với sự vật được miêu tả, sáng tạo nghệ thuật chủ yếu dựa vào linh cảm.
Học thuyết linh cảm của Platon cho rằng, sáng tạo thơ là không có tính
người, nó là do thần nhập. “Những bài thơ hay, thơ đẹp không có tính người,
không phải là tác phẩm của con người, chúng có tính thần thánh và do thần làm ra.
Các nhà thơ không phải cái gì khác hơn là người phát ngôn cho thần thánh. Mỗi
nhà thơ là vật sở hữu của một vị thần mà ông ta chịu ảnh hưởng. Chính để chứng
minh điều này mà thần đã cố ý đặt bài thơ tình hay nhất vào miệng nhà thơ tồi nhất”.
Theo Platon, “sáng tác” nghệ thuật không phải là một thứ kỹ nghệ mà là
một thứ linh cảm, do một loại thần lực làm phấn chấn giống như điều xảy ra đối
với hòn đá nam châm mà mọi người thường gọi là hêracle. Hòn đá đó không chỉ
hút các vòng sắt mà còn truyền sức hút cho các vòng sắt. Nữ thần thơ ca cũng
giống như hòn đá nam châm, nàng truyền linh cảm cho một số người rồi tiếp tục
truyền tạo thành một vòng xích.
Platon chia linh cảm làm hai trạng thái: - Trạng thái bệnh tật.
- Trạng thái thần nhập.
Do thần nhập mà có thần lực. Sáng tạo nghệ thuật là một sự thần nhập tạo ra thần lực.
Platon đã coi nghệ thuật phản ánh cuộc sống, nhưng ông không phủ nhận tác dụng
của nghệ thuật. Trái lại, vì thấy ảnh hưởng quá to lớn của nghệ thuật “bắt chước”
nên ông đã bỏ rất nhiều công sức tìm cách hợp pháp để đuổi các nhà thơ ra khỏi
nước cộng hòa lý tưởng sau khi đội lên đầu họ vòng nguyệt quế. Platon hiểu rất rõ
tác dụng to lớn của giáo dục nghệ thuật trong việc hình thành tính cách công dân.
Trong học thuyết của mình, Platon yêu cầu trước khi học thể dục, quân sự, khoa 3
học, triết học, mỗi công dân trong “nhà nước lý tưởng” phải tiếp thu âm nhạc và
cần có chế độ kiểm tra nghệ thuật. Trước hết, nghệ thuật phải phù hợp với cương
lĩnh đạo đức và chính trị của nhà nước lý tưởng. Platon đã công kích Hômêre và
Hêdiôt khi các tác phẩm của các ông này mô tả các thần có tính ghen tuông, ti
tiện, ham mê sắc đẹp và vì sắc đẹp, vì tình dục đã tranh giành nhau.
là Hegel (1770 – 1831). Hegel cho rằng cái thẩm mỹ tồn tại tập trung ở lĩnh
vực nghệ thuật. Theo ông có cái đẹp của tự nhiên nhưng nó nghèo nàn, không
đa dạng và không lâu bền. Chỉ có cái đẹp trong nghệ thuật mới là cái thẩm mỹ
chân chính bởi nó là biểu hiện của ý niệm và lý tưởng thể hiện trong hình
tượng nghệ thuật, do đó nó cao hơn cái thẩm mỹ tự nhiên ngoài cuộc sống.
Với Hegel, cái thẩm mỹ trong nghệ thuật được hình thành từ việc con người đối
tượng hóa bản thân và chủ thể hóa cái bên ngoài, đây là tiền đề cho quan điểm
thực tiễn, quan điểm lao động về cái thẩm mỹ mà ông đang nghiên cứu. Ông đưa
ra quan điểm rằng, cái đẹp, cái hài, cái cao cả được vận động theo sự vận động
của ý niệm trong lĩnh vực nghệ thuật. Qua nghiên cứu về nghệ thuật từ các tình
huống đến bản chất của nghệ thuật cũng như năng lực sáng tạo của nghệ sỹ,
Hegel coi cái thẩm mỹ là thuộc tính của lý tưởng.
1.1.4. Khuynh hướng duy vật thế kỷ XIX về cái thẩm mỹ
Các nhà mỹ học theo khuynh hướng duy vật trước Mác khẳng định cái thẩm mỹ
tồn tại ngay trong đời sống. Thời cổ đại có Aristote (384-322 Tr. CN) và sau này
có nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga Tsecnusepxki (1828 – 1889).
a. Aristote (384-322 Tr. CN) là học trò của Platon, nhưng thực chất hệ thống mỹ
học của Aristote khác về cơ bản với hệ thống mỹ học của Platon. Arixtốt tuyên
bố rằng: “Đối với tôi, cả Platon và chân lý đều quý giá, nhưng vì sự thật, tôi yêu chân lý hơn”.
Hệ thống mỹ học của Aristote được thể hiện qua một số luận điểm như sau:
Aristote coi cái đẹp là một thực thể vật chất bao gồm trật tự, tỷ lệ, kích
thước và sự cảm nhận. Trong tác phẩm nổi tiếng Nghệ thuật thơ ca, ông viết:
“Cái đẹp - kể cả động vật hay bất kỳ đồ vật gì gồm những phần nhất định hợp
thành, nó không những cần có sự sắp xếp mà còn có một kích thước nhất định.
Cái đẹp là ở trong kích thước và trật tự, do đó, một vật quá bé không thể trở 4
thành đẹp, vì thoắt nhìn đã qua, không kịp thu nhận; một vật quá lớn cũng không
thể trở thành đẹp, vì một lúc không thể nhìn bao quát vật đó ngay được, tính nhất
trí và tính hoàn chỉnh bị mất đi bởi người nhận nó". Như vậy, theo Aristote cái
đẹp không nằm ngoài sự vật, không nằm ngoài kích thước, tỷ lệ, trật tự, sự cân
đối và khả năng cảm nhận nó trong tính hoàn chỉnh. Quan niệm này tiếp cận gần
với đường lối mô tả hiện thực của Đêmôcrít.
Aristote viết rằng: “Sử thi, bi kịch cũng như hài kịch và thơ ca ca tụng tửu thần,
đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền - tất cả những cái đó nói chung là
những nghệ thuật bắt chước. Bắt chước dường như có hai nguyên nhân, hơn nữa
là hai nguyên nhân tự nhiên đã làm nảy sinh ra nghệ thuật thơ ca. Thứ nhất sự bắt
chước vốn sẵn có ở con người từ thủa nhỏ và con người khác với động vật ở chỗ
họ có tài bắt chước”.
Xuất phát từ quan niệm cho rằng, thực tại khách quan là tồn tại độc
lập với ý thức và ý thức là sự phản ánh thực tại khách quan, Aristote coi
nghệ thuật là sản phẩm của sự tái hiện của con người. Nghệ thuật khi “bắt
chước” đời sống thì đồng thời nó cung cấp cho con người bức tranh chân thực về
hiện thực và mang đến cho con người những thỏa mãn về nhu cầu thẩm mỹ.
Theo Aristote thì mọi nghệ thuật đều là bắt chước, nhưng mỗi loại nghệ
thuật có cách bắt chước khác nhau và mang lại cách thụ cảm thẩm mỹ khác nhau
cho con người. Chúng khác nhau bởi vì: đối tượng bắt chước khác nhau, bắt
chước bằng phương thức và loại hình dùng để bắt chước khác nhau (nhất là âm
nhạc, hội họa, thi ca, kiến trúc); mục đích của sự bắt chước cũng khác nhau. Tuy
vậy các loại hình nghệ thuật cùng có mục đích chung là nhằm khẳng định cái gì và phủ định cái gì.
b. Tsecnusepxki (1828 – 1889).
Nhìn thấy sự tiêu cực trong quan niệm của triết học tinh thần Heghen ảnh hưởng
tới trí thức Nga, Tsecnusepxki khẳng định cái thẩm mỹ không phải là thuộc
tính vốn có của ý niệm mà nó là thuộc tính của đời sống, cái thẩm mỹ là
những cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong đời sống con người. Cái đẹp tạo
ra cho con người cảm giác hoan hỉ, trong sáng. Tsecnusepxki cho rằng: “cái đẹp
là cuộc sống. Một thực thể đẹp là một thực thể trong đó ta nhìn thấy cuộc 5
sống đúng như quan niệm của chúng ta; một đối tượng đẹp là đối tượng
trong đó cuộc sống được thể hiện hay là nó nhắc ta nghĩ tới cuộc sống”.
Những thuộc tính khác của cái đẹp như cái cao cả, nó không phải là tinh thần vô
hạn mà cũng tồn tại ngay trong cuộc sống, “vấn đề chỉ là hiện tượng cao cả là
hiện tượng mạnh hơn những hiện tượng khác mà ta đem so sánh”. Cái thẩm mỹ
trong tư tưởng mỹ học của Tsecnusepxki là cái bi. Đối lập với quan niệm về bản
chất của cái bi là sự xung đột giữa đạo đức cộng động và đạo đức luật pháp của
Hegel, Tsecnusepxki cho rằng không phải xung đột nào cũng dẫn đến bi kịch,
theo ông, “bi kịch tồn tại ngay trong cuộc sống, nó là nỗi đau khổ hay là cái chết
của người ta. Cái bi kịch là cái khủng khiếp trong đời người”. Với ông cái hài
cũng tồn tại trong cuộc sống thẩm mỹ của con người, nó không chỉ đối lập với
cái cao cả mà còn đối lập với cái đẹp, “cái hiển nhiên là hài hước, nó là mặt đối lập với cái đẹp”.
Cái thẩm mỹ trong nghệ thuật là sự tái hiện cái thẩm mỹ trong hiện thực. Nếu
Hegel coi cái thẩm mỹ trong nghệ thuật cao hơn cái thẩm mỹ trong cuộc sống thì
Tsecnusepxki khẳng định cái thẩm mỹ trong cuộc sống cao hơn cái thẩm mỹ
trong nghệ thuật, mọi cái thuộc thẩm mỹ tái hiện trong nghệ thuật chỉ là
những chi tiết ấn tượng trong cuộc sống.
1.2. Một số tư tưởng mỹ học ngoài Mác xít trong nghiên cứu khoa học triết
học, mỹ học ở Việt Nam.
1.2.1. Các tư tưởng mỹ học ngoài Mác xít
a. Tư tưởng triết học duy tâm, siêu hình, phi lý tính của Arthur Schopenhawer (1788- 1860).
Arthur Schopenhawer là người đã có nhiều năm nghiên cứu về tư tưởng triết học
Platon và Kant, có nhiều quan điểm đồng thuận với Goethe và bất đồng chính
kiến với Hegel, mang tư tưởng triết học duy tâm, siêu hình, phi lý tính. Theo đó,
ta có được nhận thức quan điểm mỹ học của ông bằng nhận định bi kịch của
bản thân qua những phương diện khác nhau. Schopenhawer cho rằng: “Mặc
dù nội dung cơ bản của những bi kịch chính thống từ trước đến nay thường nói về
ý nghĩa của những bất hạnh và thống khổ thường xuyên của con người, nhưng
chúng đã được thể hiện dưới nhãn quan khác nhau. 6
Trước hết, nỗi bất hạnh thường xuyên của con người đều do những kẻ
xấu xa trong xã hội gây ra liên tục”.
Với ông, bất hạnh đó gắn liền với khái niệm “dục vọng” theo triết lý Phật
giáo, và đây là loại bất hạnh xấu xa nhất trong bi kịch của cuộc sống. Từ góc độ
này, ông nhận định rằng, ý nghĩa chân chính của bi kịch là một loại nhận thức sâu
sắc, đó không phải là tội lỗi riêng vốn có mà là “tội lỗi nguyên sinh” do đấu tranh
để sinh tồn, và nhân vật phải gánh chịu. Qua những thiên bi kịch thời danh với
nhân vật cao thượng trong bi kịch phải luôn đấu tranh cho bản thân mình, để dành
lấy một nhận thức hoàn chỉnh về thế giới quan. Và cuối cùng đi đến kết luận về ý
nghĩa bi quan trong cuộc sống.
Với Schopenhawer, loại bi kịch mà ông nghiên cứu dưới nhiều dạng thức
khác nhau, với những giá trị và ý nghĩa khác nhau, để từ đó khẳng định, mọi ý
nguyện đều xuất phát từ dục vọng, dù ở hình thức nào thì đó cũng là nguồn gốc
của mọi đau khổ trên đời. Con người phải biết hạn chế những ham muốn dục
vọng, bởi trong cuộc sống, không có sự thành tựu nào có thể mang lại cho chúng
ta một thỏa nguyện viên mãn cả. Tất cả chỉ là sự thỏa mãn nhất thời, tạm bợ, đôi
khi là sự lừa dối chính bản thân mình. Với ông, mỗi một con người sống cùng
nhau trong xã hội chẳng khác cùng đi trên một chiếc thuyền giữa biển khơi, nơi
mà giông tố nổi lên bất kể lúc nào. Nếu cứ trách cứ, hành hạ lẫn nhau thì đó là
điều thiếu khôn ngoan nhất. Không gì bằng sự độ lượng và lòng từ tâm trong
những cơn biến loạn. “Chỉ có lòng từ tâm, bác ái, khoan dung, mới thực sự là
hành vi công lý tự nguyện trong cách ứng xử. Khi con người biết sử dụng lòng từ
tâm đối với kẻ nào khác, khi đó không còn hố ngăn cách kẻ nọ, người kia nữa”1
b. Quan điểm mỹ học của Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844- 1900)
Friedrich Wilhelm Nietzsche xây dựng quan điểm mỹ học của mình trên
cơ sở đạo đức. Hệ thống lý luận mỹ học của ông được tập trung trong tác phẩm
“Sự ra đời của bi kịch” với chủ trương “Cái đẹp của sinh mệnh con người cần
phải được nâng cao lên hơn”. Nietzsche “phản đối mãnh liệt cái đẹp tự tại” trong
mỹ học cổ điển. Ông cho rằng “nếu kẻ nào có ý đồ tách khỏi niềm vui của con
1 Lê Trung Kiên, Những vấn đề mỹ học đương đại. Đề tài cấp cơ sở năm 2010. Viện Văn hóa và phát triển. 7
người, để suy tưởng về cái đẹp, tức là đã đánh mất căn cứ và chỗ đứng của nó.
Cái đẹp tự tại theo nghĩa này, chỉ là câu nói trống rỗng, huyễn hoặc. Trong cái
đẹp, con người thường nâng mình lên thành thước đo của sự hoàn mỹ.. . và chính
họ đã quên bản thân là nguyên nhân của cái đẹp”. Với cách đó, ông khẳng định
trong vạn vật không hề có cái đẹp nào cả, chỉ có con người “tự thân” mới là cái
đẹp đích thực theo đúng nghĩa của một nguyên lý căn bản của nền mỹ học,
đây là chân lý thứ nhất. Chân lý này được dùng để chống lại mọi thứ mỹ học
thiên về lý tính do Aristote đề xướng và chế ngự nhiều thế kỷ tiếp sau. Trên cơ sở
cái đẹp “tự thân” của con người, Nietzsche cho rằng: phải đánh giá lại một cách
chính xác giá trị khen chê của những người đi trước, họ đã không nắm vững
nguyên tắc thưởng ngoạn. Đây được xem như chân lý thứ hai để phân biệt rõ
với quan điểm mỹ học “phi lý tính” của Schopenhauer. Ông tuyên bố rằng, những
gì mà giới thưởng ngoạn kiểu thời thượng đưa ra mang tính áp chế với những thứ
được cho là thiện, ác, xấu, đẹp, cao cả, phi đạo đức. . tất cả chỉ do tâm cách
khác nhau của mỗi người chứ không hề tồn tại trong bản thân của sự vật.
Trong toàn bộ suy luận mỹ học của mình, Nietzsche đã nêu lên một hệ
thống tiêu chuẩn trong nhận thức để đánh giá và làm nền tảng cho tư tưởng
mỹ học của mình với ba tiêu chí:
Một là, phải nhận thức rõ, cái đẹp chân chính của sự vật thuộc vào phạm trù
sinh học nói chung. Đó là cái hữu dụng, hữu ích, đề cao sinh mệnh, thăng hoa
cuộc sống, để xây dựng nhận thức chân chính cho chính mình.
Hai là, phải giữ một tâm cảnh chân chính, trung thực thì mới thưởng thức
được giá trị của sự vật. “Cái đẹp” như thông thường vẫn dùng để đánh giá hay gọi
tên sự vật trong một tâm cảnh nào đó như một thành kiến vô giá trị. Để thấy được
chân giá trị thưởng ngoạn, con người cần phải thoát ly khỏi thành kiến đó.
Ba là, cái đẹp sinh ra từ sự hiểu biết của con người, và con người là trung
tâm của cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả. Từ đó con người mới cảm thấy
hạnh phúc trong thưởng ngoạn và có cách nhìn thế giới khác hơn với cung cách
phê phán từ trước. Đây là chân giá trị của mỹ học. 8
c. Quan điểm mỹ học của Benedetto Croce (1866- 1952).
Benedetto Croce là học giả tiêu biểu nhất cho trường phái biểu hiện, một
khuynh hướng mỹ học và lý luận nghệ thuật thế kỷ XIX, khởi đầu cho sự phát
triển chủ nghĩa biểu hiện ở thế kỷ XX. Về tư tưởng, tuy được xếp vào hàng ngũ
theo chủ trương “Hegel mới”, nhưng Croce lại thiên về duy tâm chủ quan, gần
gũi với chủ trương của Kant. Trên phương diện mỹ học, ông chịu ảnh hưởng và
phát triển thuyết “Tư duy hình tượng” của nhà mỹ học người Ý, Battista Govanni
Vico để xây dựng cơ cấu của “Trường phái trực giác” hay còn gọi là Tân biểu hiện.
Croce khẳng định: “Nghệ thuật không phải là một sự thực vật lý”, chỉ có
“ý tưởng cá biệt” sinh ra từ trực giác của con người các thể, với tính cách là
một hoạt động tâm linh thuần túy, đó mới là cái đẹp, là nghệ thuật chân
chính, cái đẹp khách quan trong tự nhiên cũng không thể có được. Với ông,
nghệ thuật là một dạng thức của sự tưởng tượng, cái “trực giác” chính là sự “biểu
hiện”. ông cho rằng, chỉ khi con người, bằng con mắt và tư duy của nghệ sỹ để soi
chiếu, để hiểu sự vật thì thiên nhiên mới hiện vẻ đẹp”.
Croce phân biệt giá trị của hai phạm trù thưởng thức và phê bình. Ông phản
đối khái niệm “ý niệm” trong mỹ học cổ điển Đức trong những “phê phán giáo
điều trước đó, kể cả trong quan điểm mỹ học của Kant, Hegel hay Schiller. Với
ông, thưởng thức là biểu hiện thuần túy của trực giác còn phê bình là hoạt động
của khái niệm được chắt lọc qua ý thức, so sánh, phân biệt.
Bên cạnh các tư tưởng mỹ học kể trên, ở Việt Nam, những khuynh hướng
triết học hiện sinh cũng là nội dung được các nhà nghiên cứu mỹ học Việt Nam
quan tâm. Trong các nghiên cứu của mình, GS, TS Đỗ Huy cũng đã đề cập đến
các trào lưu, khuynh hướng mỹ học hiện sinh Pháp trong thế kỷ XX với những
vấn đề nhân sinh được khái quát trong hai chủ đề lớn là bản thể luận và nhận thức
luận với ba khuynh hướng cơ bản là: hiện sinh tôn giáo của Gabriel Marcel; hiện
sinh tính dục của Merleau Ponty; hiện sinh vô thần của Sartre và Camus. 9
1.2.2. Những trường phái mới về mỹ học ngoài Mác xít
Cùng với sự phát triển của khoa học, với kinh nghiệm xây dựng hệ thống, với sự
phát triển của trí tuệ và cá nhân, chủ nghĩa phi duy lý đã xuất hiện để đối lập với
chủ nghĩa duy lý mỹ học.
- Mỹ học của Giắc Maritanh về nhận thức và tín ngưỡng, khoa học và tôn giáo,
đạo đức và nghệ thuật phản ánh nhiều vấn đề tâm linh của con người trong một hệ tư tưởng công nghiệp
- Mỹ học của chủ nghĩa thực dụng xuất hiện từ mối quan hệ liên tục giữa chủ thể
thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ.
Chủ nghĩa thực dụng âm mưu đánh đồng cái thẩm mỹ với cái phi thẩm mỹ. Các
ranh giới giữa cái đẹp và cái xấu, cái bi và cái hài, cái cao cả và cái thấp hèn, cái
hài hòa và không hài hòa bị phá vỡ trong mỹ học của chủ nghĩa thực dụng. Cái
xấu, cái khủng khiếp, cái đê tiện được mỹ học thực dụng nâng lên thành những giá trị thẩm mỹ.
- Mỹ học hiện sinh ra đời có tham vọng trả lời tất cả những vấn đề sinh học, xã
hội trên nền tảng Absur (phi lý).
Quan điểm hiện sinh về mỹ học là loại cảm giác phi lý của chủ thể. Thế giới là
một cảm giác xa lạ. sinh tồn của con người vừa là của mình vừa không của mình.
Sinh tồn đích thực là sinh tồn trừu tượng. Họ cho thế giới là phi lý. Tồn tại người
là phi lý. Con người bị ném vào sự hỗn loạn đến phi lý của cuộc đời. Sự kinh
hoàng, vô vọng là trạng thái thẩm mỹ thường xuyên ở con người. Mọi thứ đều
“buồn nôn”. Và cái đẹp đã đánh đồng với cái xấu. Cái bi bị tiêu diệt bởi cái chết.
Các giá trị thẩm mỹ, các chuẩn mực nền tảng đều bị đảo lộn.
- Mỹ học tiếp nhận (Reception theory), ra đời vào những năm 60 của thế kỉ 20 ở
Đức gắn với nhân vật tiêu biểu là Hans Robert Jauss và Wolfwang Iser
Mỹ học tiếp nhận là một khuynh hướng dung nạp trong nó rất nhiều loại lí
thuyết khác nhau, rất khó đi đến khái quát “gọn gàng”, nó luôn nằm trong nhiều
luồng tranh luận, vì thế, tiếp nhận khuynh hướng lí thuyết này, và muốn ứng dụng
nó, các nhà nghiên cứu cần phải gia công, điều chỉnh, bổ sung.
- Mỹ học phân tích (Analytic esthetics): Là phương pháp lý giải những đặc tính cơ
bản của một sáng tác phẩm với từng chi tiết được phân tích đơn thuần hay những 10
liên hệ chặt chẽ với nhau, dựa trên nền tảng của triết học phân tích với hai phần
cơ bản: chủ nghĩ thực chứng logic (Logical positivism) và cơ sở triết học của
trường phái ngữ nghĩa học (Semantics).
mỹ học phân tích đã giúp các nhà văn, nhà phê bình thận trọng hơn trong nghiên
cứu, sáng tác và đánh giá tác phẩm. Cho đến nay, mỹ học phân tích ngày càng
được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau.
1.3. Mỹ học Mác - Lê nin
1.3.1. phạm vi nghiên cứu của mỹ học
Cho đến nay, lịch sử mỹ học của nhân loại đã hình thành năm hệ thống
khác nhau, chúng có đối tượng, phương pháp nghiên cứu và hệ thống các phạm trù, quy luật khác nhau:
1. Hệ thống mỹ học của chủ nghĩa duy tâm khách quan xem xét đối tượng
nghiên cứu trung tâm là ý niệm và ý niệm tuyệt đối. Từ ý niệm này, các đại biểu
của chủ nghĩa duy tâm khách quan đã phản ánh trong hệ thống của mình những
phương diện nghiên cứu khác nhau.
2. Hệ thống mỹ học của chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi tư tưởng, tình
cảm, tâm lý là đối tượng quan trọng nhất của mỹ học.
3. Hệ thống mỹ học của chủ nghĩa duy vật trước Mác coi hiện thực cuộc
sống là đối tượng quan trọng nhất của mỹ học và nghệ thuật.
4. Hệ thống mỹ học mácxít đã tiếp thu và khắc phục sự phiến diện của ba
hệ thống mỹ học trước đó và trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, đã nghiên
cứu cả chủ thể thẩm mỹ, đối tượng thẩm mỹ và nghệ thuật.
5. Hệ thống mỹ học tư sản hiện đại gồm nhiều khuynh hướng khác nhau,
nhưng tựu trung là duy lý và phi duy lý mới, trong đó gồm rất nhiều phong cách,
trường phái và quan niệm mỹ học khác nhau.
Mỗi hệ thống mỹ học đều dựa trên nguyên lý xuất riêng. Với tư cách như
một khoa học độc lập, mỹ học bao giờ cũng có đối tượng riêng, phương pháp
riêng và hệ thống các khái niệm, phạm trù riêng.
Đối tượng của mỹ học không phải nhất thành bất biến. Mỹ học trước Mác
có hệ thống được giới hạn trong các tư tưởng triết học và nghệ thuật khác nhau. 11
- Mỹ học của chủ nghĩa duy tâm khách quan, đại biểu lớn nhất là Platon và Hêghen.
- Mỹ học của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, đại biểu lớn nhất là Cantơ.
- Mỹ học của chủ nghĩa duy vật, đại biểu lớn nhất là Arixtốt và Tsécnưsépxki.
Ba hệ thống mỹ học này có ba hệ khái niệm phản ánh đối tượng khác nhau.
Nhìn tổng quát, mỹ học trước Mác có ba loại quan niệm về đối tượng chính. Một
là, mỹ học nghiên cứu các tình cảm thẩm mỹ của con người diễn ra trước cuộc
sống, khi cảm thụ nghệ thuật, lúc sáng tác nghệ thuật. Hai là, mỹ học nghiên cứu
bản thân cuộc sống, xem xét nguồn gốc các hiện tượng thẩm mỹ diễn ra như thế
nào, cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao thượng sẽ xuất hiện ra sao và mang
những bản chất gì? Ba là, mỹ học chuyên nghiên cứu nghệ thuật, cái đẹp nghệ
thuật trên nền tảng ý niệm và ý niệm tuyệt đối.
Mỹ học Mác - Lênin coi cái thẩm mỹ là mối quan hệ hợp thành bởi ba
phương diện: đối tượng trong quan hệ thẩm mỹ; chủ thể trong quan hệ thẩm mỹ;
nghệ thuật trong quan hệ thẩm mỹ. Như vậy, mỹ học Mác - Lênin nghiên cứu
toàn diện các quan hệ thẩm mỹ từ đối tượng đến chủ thể và nghệ thuật.
Là một bộ phận của triết học Mác- Lê nin, trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, mỹ học Mác- Lê nin nghiên cứu sự vận
động của các quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực, trong đó cái đẹp là
biểu hiện trung tâm, hình tượng là khâu cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất.
Mặt khác, ở mỗi mô hình xã hội khác nhau luôn có những quan niệm thẩm
mỹ với các bộ phận chủ thể thẩm mỹ, đối tượng thẩm mỹ.. khác nhau, mỹ học
Mác- Lê nin nghiên cứu toàn diện các quan hệ thẩm mỹ từ đối tượng đến chủ thể và nghệ thuật.
1.3.2. Kết cấu của mỹ học hiện đại
- Quan hệ thẩm mỹ.
Quan hệ thẩm mỹ là phạm trù nền tảng của khoa học mỹ học, nên có người
gọi nó là siêu phạm trù mỹ học. Nó chi phối mọi hoạt động, hiện tượng thẩm mỹ
của con người. Quan hệ thẩm mỹ bao chứa khách thể thẩm mỹ, phản ánh vào chủ 12
thể thẩm mỹ, hiện diện trong nghệ thuật. Quan hệ thẩm mỹ được mô hình hóa như sau: Quan hệ thẩm mỹ Đối tượng Chủ thể thẩm mỹ thẩm mỹ Nghệ thuật
Quan hệ thẩm mỹ bao chứa quan hệ đối tượng thẩm mỹ và chủ thể thẩm
mỹ. Chủ thể thẩm mỹ quan hệ tương tác tạo nên một quan hệ cao nhất của cái
thẩm mỹ trong nghệ thuật. Chính vì điều đó mà Hêghen đã gọi hiện thực cao hơn
tồn tại. Cái đẹp của nghệ thuật cao hơn cái đẹp của tự nhiên. Quan hệ thẩm mỹ
chứa đựng: cái thẩm mỹ khách quan, cái thẩm mỹ chủ quan và cái thẩm mỹ nghệ thuật.
- Cái thẩm mỹ khách quan chính là đối tượng thẩm mỹ.
Đối tượng thẩm mỹ bao gồm 5 phạm trù cơ bản: cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả.
- Cái thẩm mỹ chủ quan chính là chủ thể thẩm mỹ. Chủ thể thẩm mỹ bao
gồm các hoạt động thẩm mỹ của con người. Đó là các loại hoạt động: thưởng
thức, đánh giá, sáng tạo. - Nghệ thuật.
Sự tương tác giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng chủ thể thẩm mỹ và đối
tượng thẩm mỹ tạo nên nghệ thuật. Cái thẩm mỹ trong nghệ thuật là biểu hiện tập
trung của cái thẩm mỹ chủ thể và cái thẩm mỹ trong cuộc sống. Cái thẩm mỹ
trong nghệ thuật biểu hiện ở cả người thưởng thức, người sáng tạo và bản thân tác
phẩm nghệ thuật. Cái thẩm mỹ trong nghệ thuật tồn tại dưới dạng tác phẩm nghệ thuật.
Kết cấu của phạm trù nghệ thuật trong mỹ học là kết cấu của thế giới nghệ
thuật, bao gồm: sáng tạo nghệ thuật; cảm thụ nghệ thuật; tác phẩm nghệ thuật; quá 13
trình nghệ thuật; loại hình nghệ thuật; bản chất xã hội của nghệ thuật; đặc trưng
nghệ thuật và phê bình nghệ thuật.
1.3.3. Quan hệ giữa mỹ học với các khoa học khác
- Mỹ học là một khoa học triết học.
Các phạm trù mỹ học đều khái quát các quan hệ thẩm mỹ giữa con người
và hiện thực. Nó cũng gắn bó với cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Mỹ
học nghiên cứu tính quy luật chung của cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống,
trong tâm hồn và trong nghệ thuật.
Lịch sử các tư tưởng mỹ học gắn liền với lịch sử của triết học. Trong các hệ
thống triết học, mỹ học luôn luôn là một bộ phận hợp thành. Mỹ học chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của triết học.
Các nhà triết học lớn đều xây dựng hệ thống mỹ học của mình trên ba trục:
Chân, Thiện, Mỹ. Dù là hệ thống triết học nào thì các nhà triết học cũng quan tâm
tới mặt này hay mặt khác của quan hệ thẩm mỹ.
- Mỹ học có quan hệ bản chất với đạo đức học.
Các phạm trù thiện, ác, lương tâm, danh dự, nghĩa vụ, ý nghĩa cuộc sống,
nhu cầu đạo đức, luân lý. . có liên hệ mật thiết với các phạm trù mỹ học. Không
thể làm sáng tỏ các phạm trù cái đẹp, cái xấu của mỹ học nếu tách chúng khỏi
việc giải thích cái thiện, cái ác của đạo đức học.
Mỹ học có ảnh trở lại với đạo đức học. Cả hai khoa học này cùng khái quát
những hiện tượng đạo đức và thẩm mỹ của cuộc sống. Chúng có đường giáp ranh
khi bàn đến cái đẹp và cái xấu, cái cao cả và cái thấp hèn của con người. Mỗi phát
hiện của đạo đức học làm sâu sắc thêm những phạm trù của mỹ học và mỗi phát
hiện của mỹ học làm đa dạng hóa các phạm trù của đạo đức học.
- Mỹ học cũng có quan hệ mật thiết với văn học và nghệ thuật và là những
phạm trù định hướng cho văn hóa học.
Khi xác định những nét đặc trưng của mỗi nền văn hóa, văn hóa thẩm mỹ
bao gồm cả văn hóa nghệ thuật và luôn luôn quan tâm đến trình độ phát triển của
con người. Nếu văn hóa học coi trình độ người là đối tượng trung tâm thì mỹ học
không tách rời quan hệ thẩm mỹ của con người. Văn học, nghệ thuật làm phong
phú và cụ thể hóa các tư tưởng mỹ học. Mỹ học giúp văn hóa và nghệ thuật đi sâu 14
phát hiện bản chất các đối tượng mà chúng nghiên cứu, đặc biệt là các hệ thống giá trị.
- Quan hệ giữa mỹ học với tâm lý học và xã hội học
Mỹ học là khoa học xã hội nhân văn, gắn liền với đời sống xã hội của con
người. Khi nghiên cứu các nhu cầu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, thị hiếu thẩm
mỹ, sáng tạo thẩm mỹ; mỹ học không thể xa rời tâm lý học và tách rời các nhóm
xã hội mà nó phản ánh. Tâm lý học và xã hội học bù đắp những thiếu hụt của mỹ
học khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật. Ngược lại, mỹ học làm phong phú và gợi
mở các hướng quan trọng cho xã hội học nghệ thuật và tâm lý sáng tạo. Mỹ học
có thể chỉ ra các con đường cho tâm lý sáng tạo bằng các đề nghị, khám phá các
nơi liên tưởng, tưởng tượng của ước mơ… 15
Chương 2: Bản chất quan hệ thẩm mỹ
2.1. Khái niệm quan hệ thẩm mỹ
2.1.1. Con người trong các quan hệ tự nhiên và xã hội.
- Con người có quan hệ với tính vật lý của thế giới.
Cơ thể con người có trọng lượng tồn tại trong không gian và thời gian. Nó
có mối liên hệ với các vật thể vật lý khác và con người bị chi phối bởi quy luật
vạn vật hấp dẫn, quy luật quán tính, quy luật dẫn nhiệt, chuyển hóa và bảo toàn
năng lượng. . Con người là một thực thể sống động, là một sinh vật, vì thế con
người còn có quan hệ sinh học. Có thể tìm thấy trong mối quan hệ của con người
với các sinh vật khác trong hiện thực.
- Con người có quan hệ sinh học.
Con người là một động vật cao cấp, bị quy định bởi các quan hệ sinh học.
Con người phải trao đổi chất với môi trường để tồn tại. Các nhu cầu sinh lý
thường xuyên được lặp lại ở con người. Đối với con người, quan hệ sinh học là
quan hệ căn bản cho cơ thể sống và nó như các cơ thể sống khác.
- Lao động sản xuất là đặc trưng riêng biệt của con người trong thế giới hiện thực.
Con người có các nhu cầu ăn, ở, mặc, chiếm lĩnh đối tượng. Sự hoạt động
của các nhu cầu tạo ra các quan hệ thực dụng của con người đối với hiện thực.
Các quan hệ này phức tạp hơn các quan hệ vật lý.
Để thỏa mãn các nhu cầu vật lý, nhu cầu sinh học, con người đã không chỉ sử
dụng những sản phẩm sẵn có trong tự nhiên mà còn tạo ra những vật phẩm để
thỏa mãn những nhu cầu của mình. Chúng ta gọi con người là động vật biết lao
động sản xuất. Lao động sản xuất là đặc trưng riêng biệt của con người trong thế
giới hiện thực. Lao động sản xuất đã tạo ra những sự vật mới để thỏa mãn nhu cầu của con người.
Mỹ học Mác - Lênin cho rằng, quan hệ thẩm mỹ của con người đối với
hiện thực thể hiện tập trung ở ba lĩnh vực chính: lao động, học tập và sáng tạo;
khám phá, đánh giá; chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn. 16
Lao động, học tập và sáng tạo là nguồn gốc của mọi quan hệ thẩm mỹ.
Bằng lao động của mình, con người đã phát hiện ra quan hệ thẩm mỹ với tự
nhiên và làm cho thiên nhiên có giá trị thẩm mỹ và chủ thể thực dụng người
trở thành chủ thể thẩm mỹ. Lao động sáng tạo ra giá trị mới theo quy luật của cái
đẹp, trong đó sáng tạo nghệ thuật là biểu hiện tập trung của sáng tạo thẩm mỹ.
Sáng tạo thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thuật là hoạt động mang bản chất người, mang
tính chất biến đổi đối tượng, tạo ra một sản phẩm thẩm mỹ mới chưa từng có trong tự nhiên.
2.1.2. Ý thức của con người
Ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng
vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ
óc người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ
óc người, lấy phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật
chất. Thuộc tính này được biểu hiện ra trong sự liên hệ, tác động qua lại giữa
các đối tượng vật chất với nhau. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của
một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động
qua lại của chúng. Lê nin khẳng định, phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của
một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua
lại của chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật - vật tác động và
vật nhận tác động. Đồng thời, quá trình phản ánh bao hàm quá trình thông tin:
Là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ
nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất
hiện của con người. Ý thức là ý thức của con người, nằm trong con người, không
thể tách rời con người. Ý thức bắt nguồn từ một thuộc tính của vật chất - thuộc
tính phản ánh - phát triển thành. Ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của
thuộc tính phản ánh của vật chất, nội dung của nó là thông tin về thế giới bên
ngoài, về vật được phản ánh. Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào trong
bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan phản ánh, song chỉ có riêng bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức.
Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc người nhờ lao động,
ngôn ngữ và những quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội, 17
nó phụ thuộc vào xã hội, và ngay từ đầu đã mang tính chất xã hội.
Quá trình hình thành ý thức không phải là quá trình con người thu
nhận thụ động. Nhờ có lao động con người tác động vào các đối tượng hiện thực,
bắt chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động
của mình thành những hiện tượng nhất định và các hiện tượng này tác động vào bộ óc người.
Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua
đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra.
Như vậy, bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc - đó
là nguồn gốc tự nhiên của ý thức”.
Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành. Nó là
hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức.
Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp đồng thời là
công cụ của tư duy. Nhờ ngôn ngữ con người mới có thể khái quát hóa, trừu
tượng hóa, mới có thể suy nghĩ, tách khỏi sự vật cảm tính.
Chủ nghĩa duy vật mácxít coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo. Ý thức là hình thức là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Tính sáng tạo của ý thức có thể tạo ra
tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế.
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người, song đây là
sự phản ánh đặc biệt - phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới. Quá
trình ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt sau đây:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi
này mang tính chất hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết.
Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.
Thực chất đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã
hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình hiện
thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực
tại, biến cái ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện
thực. Trong giai đoạn này con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, 18
công cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình.
Điều đó càng nói lên tính năng động sáng tạo của ý thức.
Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng tạo
của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự
phản ánh, mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần. Sự sáng tạo của ý
thức không đối lập, loại trừ, tách rời sự phản ánh, mà ngược lại thống nhất với phản
ánh, trên cơ sở phản ánh. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý
thức. Ý thức - trong bất cứ trường hợp nào - cũng là sự phản ánh và chính thực tiễn
xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc.
Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy mà là một hiện tượng xã
hội. Ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử - xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội
khách quan. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “ngay từ đầu, ý thức đã là một
sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại”.
Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần
kinh của bộ óc người. Ý thức của con người rất phức tạp. yếu tố cấu thành như tri
thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí. . Trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, là cốt lõi.
Tri thức là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới, là sự phản ánh thế giới
khách quan. theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm các
yếu tố như tự ý thức (là ý thức của con người về những hành vi, những tình cảm,
tư tưởng, động cơ, lợi ích của mình, về địa vị của mình trong xã hội.), tiềm thức
(Tiềm thức là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát
của chủ thể, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra
dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy), vô thức (Vô thức là những hiện tượng tâm lý
không phải do lý trí điều khiển. Lĩnh vực vô thức là lĩnh vực các hiện tượng tâm
lý nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc
nào đó. ). . Tất cả những yếu tố đó cùng với những yếu tố khác quy định tính chất
phong phú, phức tạp trong thế giới tinh thần và hoạt động tinh thần của con
người. Mối quan hệ qua lại của con người với toàn bộ hiện thực là rất phức tạp.
Lúc nào con người là một chủ thể thực dụng, chủ thể vật lý, chủ thể sinh học, chủ
thể thẩm mỹ là do hoạt động thực tiễn của con người quyết định. Có thể nói Ý 19
thức không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội, bắt
nguồn từ thực tiễn lịch sử - xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan
2.1.3. Đánh giá thẩm mỹ
Quan hệ thẩm mỹ còn được biểu hiện trong đánh giá thẩm mỹ. Đánh giá
thẩm mỹ là phán đoán về giá trị thẩm mỹ của khách thể, của tác phẩm đó đối với
con người, với xã hội. Đánh giá thẩm mỹ là quá trình thẩm định mức độ phù hợp
của khách thể, của tác phẩm đối với lý tưởng thẩm mỹ, với những chuẩn mực,
những tiêu chí nhất định, mà những chuẩn mực, những tiêu chí này được rút ra từ
thực tiễn xã hội và nghệ thuật. Đánh giá thẩm mỹ là hoạt động phức tạp của quan
hệ thẩm mỹ. Nó là tổng hợp của các yếu tố như: đối tượng đánh giá, chủ thể đánh
giá, cơ sở đánh giá và tính chất đánh giá.
- Đối tượng đánh giá
Đối tượng của hoạt động đánh giá ở đây là đời sống thẩm mỹ, trong đó có
nghệ thuật với tất cả tính độc đáo của nó. Nghệ thuật là sản phẩm đặc biệt của sự
sáng tạo và là đỉnh cao của các giá trị thẩm mỹ. Hiện thực cuộc sống bao giờ cũng
là cội nguồn nội dung của nghệ thuật. Cái đẹp trong nghệ thuật trước hết là sự
phản ánh cái đẹp trong cuộc sống, nhưng trong nghệ thuật, cái đẹp của cuộc sống
được thể hiện tập trung hơn. Tác phẩm nghệ thuật chính là nơi hội tụ của cái đẹp,
là đỉnh cao của quan hệ thẩm mỹ của con người với thế giới. - Chủ thể đánh giá
Đánh giá thẩm mỹ cũng như mọi hoạt động đánh giá nói chung, chủ thể
đánh giá đều phải căn cứ vào những tiêu chuẩn nhất định, những tiêu chuẩn đó là
cơ sở khoa học cho mọi hoạt động đánh giá. Do đặc điểm của sự đánh giá thẩm
mỹ là sự thống nhất giữa phương pháp phân tích khoa học và năng lực cảm thụ
trực tiếp, cho nên trong quá trình đánh giá thẩm mỹ, chủ thể vận dụng các tiêu
chuẩn, mà các tiêu chuẩn này gắn kết với nhau không phải theo một cơ chế lôgíc
nghiêm ngặt, cứng nhắc như trong đánh giá khoa học.
Quan hệ thẩm mỹ trong đánh giá nghệ thuật có cơ sở khách quan bao gồm
chuẩn mực, những tiêu chí thẩm mỹ như: tính tư tưởng, tính nghệ thuật, tính điển
hình, tính đảng, chân lý nghệ thuật.. Các tiêu chuẩn này liên kết với nhau tạo ra
một hệ thống tiêu chuẩn có khả năng vạch ra được giá trị của một hệ thống thẩm 20
mỹ cụ thể trong tính phong phú, muôn vẻ của nó. Đương nhiên, hệ thống các tiêu
chuẩn của sự đánh giá này không phải hoàn toàn cố định và cứng nhắc. Tùy theo
tính chất của khách thể thẩm mỹ, mà tiêu chuẩn này hay tiêu chuẩn khác được
nhấn mạnh trong quan hệ thẩm mỹ.
- Cơ sở và tính chất đánh giá.
Đánh giá thẩm mỹ không phải là đánh giá thuần túy lôgíc. Trong đánh giá
thẩm mỹ, những cảm xúc thẩm mỹ do tác động của đời sống tạo nên là không thể
thiếu được. thể làm xuất phát điểm, hỗ trợ cho sự đánh giá. Tuyệt đối hóa mặt
cảm tính trong đánh giá thẩm mỹ, sẽ dẫn tới những sai lầm, phủ nhận những giá
trị thẩm mỹ khách quan, đích thực trong đời sống thẩm mỹ.
Quan hệ thẩm mỹ xuất hiện trong đánh giá thẩm mỹ có sự thống nhất giữa
tình cảm và lý trí, giữa kinh nghiệm cá nhân và các chuẩn mực xã hội. Đánh giá
thẩm mỹ không chỉ là hoạt động riêng của thị hiếu thẩm mỹ, năng lực đánh giá
thẩm mỹ là năng lực của toàn bộ thế giới tinh thần của con người, từ quan điểm,
lý tưởng thẩm mỹ, tri thức, vốn kinh nghiệm, tình cảm, thị hiếu. . và không thể
không nói đến tài năng của chủ thể đánh giá.
Quan hệ thẩm mỹ cũng thể hiện rõ ở thưởng thức thẩm mỹ. Thưởng thức
thẩm mỹ là hoạt động có tính tự nguyện, tự do của từng chủ thể. Thưởng thức
thẩm mỹ là hoạt động do chủ thể tự lựa chọn. Thưởng thức thẩm mỹ là hoạt động
của toàn bộ thế giới nội tâm của con người, chịu sự chi phối của một loạt các yếu
tố bên trong như: quan điểm, lý tưởng thẩm mỹ, tình cảm, tri thức thẩm mỹ, thị
hiếu thẩm mỹ và sự từng trải, lối sống, đạo đức, sự am hiểu nghệ thuật, điều kiện
tâm sinh lý... Mỹ học mácxít đã khẳng định, thưởng thức thẩm mỹ là một biểu
hiện tổng quát của quan hệ thẩm mỹ. Thưởng thức thẩm mỹ là hoạt động có mục
đích của chủ thể. Chủ thể thưởng thức có thể có nhiều mục đích, nhưng mục đích
quan trọng nhất là nhằm tạo ra sự thích thú, nhằm đạt tới khoái cảm thẩm mỹ.
Quan hệ thẩm mỹ, đó là quan hệ của ý thức con người về mặt thẩm mỹ.
Đó là quan hệ của con người đối với cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả,
cái thấp hèn. Đó là những xúc động, niềm vui sướng, niềm tự hào của con
người trong lao động, trong sáng tạo, trong học tập, trong cuộc sống, được 21
nhận biết qua đánh giá thẩm mỹ, thưởng thức thẩm mỹ và sáng tạo thẩm mỹ
của chủ thể thẩm mỹ
2.2. Đặc trưng và bản chất của các quan hệ thẩm mỹ
2.2.1. Đặc trưng cơ bản của các quan hệ thẩm mỹ
- Con ngưòi hoạt động và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.
Quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực không phải là một quan
hệ vốn có, mà nó được hình thành trong hoạt động thực tiễn thẩm mỹ của con người.
Đặc trưng cơ bản của thực tiễn thẩm mỹ là con ngưòi hoạt động và
sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Thực tiễn thẩm mỹ của con người là sáng tạo
ra cái mới theo thước đo của con người. Thực tiễn thẩm mỹ là một trong những
hình thức thực tiễn tinh thần. Các hiện tượng tự nhiên trở thành khách thể của
nhận thức thẩm mỹ của con người khi chúng đáp ứng các nhu cầu và mục đích
thẩm mỹ của con người. Phương thức tồn tại của đối tượng thẩm mỹ gắn với thực
tiễn thẩm mỹ của con người.
Thực tiễn thẩm mỹ là một quan hệ đặc trưng đầu tiên của các hiện tượng
thẩm mỹ và nằm trong quan hệ thẩm mỹ của hoạt động thẩm mỹ của con người.
- Cảm xúc thẩm mỹ của con người gắn với cái đẹp.
Trong quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực, đặc trưng nổi bật là con
người tự khẳng định mình về mặt cảm xúc đối với hiện thực đó. Ở đó, về mặt
cảm xúc, tư duy và lý luận có sự thống nhất đặc biệt. cảm xúc của con người gắn
với cái yêu thích về vẻ đẹp của thế giới. Và gắn với cái đẹp, con người đã rèn
luyện cảm giác của mình với tư cách là một chủ thể thẩm mỹ. Các cảm xúc của
con người quay lại phục vụ thực tiễn của con người. Các cảm xúc đó làm cho con
người khao khát vươn lên hoàn thiện mình, tự hào về cuộc sống của mình.
Có thể nói, không có sự tham gia của xúc cảm với tư cách là một yếu tố
tâm lý thì không thể có một quan hệ thẩm mỹ nào. Song, không có nghĩa quan hệ
thẩm mỹ đồng nhất với xúc cảm. Xúc cảm chỉ là một trong các yếu tố cấu thành
của quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực chứ nó không phải là tất cả.
Xúc cảm là yếu tố đặc trưng tạo cho quan hệ thẩm mỹ khác với các quan hệ khác. 22
- Tính toàn vẹn trong quan hệ giữa con người và hiện thực.
Tính phức tạp của xúc cảm thẩm mỹ bị quy định bởi các phương diện
hoạt động thực tiễn và thông qua nhận thức của con người. Các hình thức
nhận thức của con người vừa phụ thuộc vào đối tượng nhận thức, vừa phụ thuộc
vào phương diện nhận thức. Con người có lý trí, ý chí và tình cảm. Tùy đối tượng
nhận thức và phương diện nhận thức mà khía cạnh này hay khía cạnh khác được
nổi lên trong nhận thức. hình thức nhận thức bằng hình ảnh, bằng hình tượng là
đặc trưng cơ bản của các quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực. Quan
hệ thẩm mỹ có một đặc trưng điển hình là tính toàn vẹn, không chia cắt, tồn tại
dưới một dáng vẻ sinh động về cơ cấu, về màu sắc, về âm thanh.
- Quan hệ thẩm mỹ tập trung nhất của con người đó là quan hệ của con
người với nghệ thuật.
Quan hệ thẩm mỹ tập trung nhất của con người đó là quan hệ của con
người với nghệ thuật. Bản chất và đặc trưng của nghệ thuật là phản ánh thế giới
bằng hình tượng. Hình tượng là tế bào cơ bản của quan hệ thẩm mỹ, của nghệ
thuật đối với hiện thực. Hình tượng trong nghệ thuật bắt nguồn từ các quan hệ của
con người trong cuộc sống. Các ý nghĩa mà nghệ thuật mang đến cho con người là
sự gợi mở của các hình tượng. Mọi sự tác động thẩm mỹ của nghệ thuật đều do cơ
cấu hình tượng tạo nên. Trong hình tượng chứa đựng một cơ cấu nhiều tầng,
nhiều lớp. Nếu không có hình tượng thì không thể có quan hệ thẩm mỹ trong nghệ thuật.
2.2.2. Bản chất của các quan hệ thẩm mỹ
- Quan hệ thẩm mỹ là một quan hệ miêu tả
Theo nghĩa hẹp của từ miêu tả, quan hệ miêu tả là quan hệ gắn với các giá
trị tinh thần, gắn với các cơ quan thị giác và thính giác. Quan hệ thẩm mỹ giữa
con người với thế giới chủ yếu được thông qua hai giác quan chủ yếu, đó là tai và
mắt. Tai nghe các âm thanh và phục hồi lại sự phong phú của các âm thanh, mắt
nhìn cái đẹp của hình thức và miêu tả lại cái đẹp đó của thế giới. C.Mác đã từng
nói, nếu lỗ tai không được rèn luyện, con mắt không được rèn luyện thì con người
không có quan hệ thẩm mỹ với thế giới.
Hoạt động miêu tả đã làm nảy sinh các quan hệ thẩm mỹ. 23
Hoạt động miêu tả dẫn đến khoái cảm làm chủ đối tượng một cách toàn
vẹn. Sự thích thú nảy sinh trong hoạt động miêu tả gắn với màu sắc, hình khối và
nội tâm của con người.
Quá trình miêu tả, các quan hệ thẩm mỹ xuất hiện dưới hai hình thái:
Một là, các thích thú xuất hiện khi người ta thâm nhập sâu vào đối tượng và
chứng tỏ khả năng của mình phát hiện được đối tượng.
Hai là, thành quả miêu tả được trình bày dưới dạng cuộc sống mà mình yêu thích, mình mong muốn.
- Quan hệ thẩm mỹ là một quan hệ giá trị.
Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ đa nghĩa, nó gắn liền với tính khách quan của sự đánh giá.
Giá trị là khái niệm rộng mang tính tương đối. Chủ nghĩa Mác coi giá trị là
hiện tượng xã hội đặc thù, là một số biểu hiện của các quan hệ xã hội và của mặt
tiêu chuẩn đánh giá trong ý thức xã hội. Giá trị còn phụ thuộc vào không gian và
thời gian của đối tượng, hiện tượng. GS. TSKH Phạm Minh Hạc đưa ra định
nghĩa “Giá trị trong giá trị học là cái quy định mục đích của hoạt động và động cơ
thúc đẩy hoạt động đạt được mục đích đó”.
Với văn hóa học, văn hóa là hệ thống giá trị do con người tạo ra, theo đó,
giá trị văn hóa cũng là sản phẩm của con người bao hàm nhiều loại giá trị: đạo
đức, kinh tế, xã hội…, ngoại trừ giá trị tự nhiên là khái niệm con người dùng để
đánh giá về thế giới tự nhiên.
Trong xã hội học, thuật ngữ “giá trị” (values) thường được qui chiếu vào
các mối quan tâm để giới hạn khái niệm theo cách tiếp nhận rộng, hẹp khác nhau.
Ở nghĩa hẹp, giá trị được xem là những quan điểm về những gì mong muốn có
ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Trong cách nhìn phổ quát hơn, lấy con người làm
chủ thể thì giá trị là cái mà con người quan tâm, giá trị với tư cách là tiêu chuẩn
được tham chiếu trong cả cái tốt và cái xấu.
Mỹ học Mác- Lê nin coi một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao bao giờ
cũng phải có sự tương ứng hài hòa giữa nội dung và hình thức. Giá trị thẩm mỹ ở
đây chính là giá trị nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật, cùng chức năng xã hội
của nó chỉ được thực hiện và phát huy thông qua hoạt động giao lưu, cảm hóa 24
thẩm mỹ trong xã hội. Theo đó để đạt được giá trị thẩm mỹ, giữa nội dung và hình
thức trong một tác phẩm nghệ thuật phải đảm bảo tính thống nhất từ tư tưởng, chủ
đề (phi hình ảnh) đến hình thức biểu hiện (hình ảnh vật chất).
Dưới góc nhìn của mỹ học, giá trị thẩm mỹ mang bản chất giá trị học và
biểu đạt giá trị thẩm mỹ của đối tượng thẩm mỹ trong phạm trù cái đẹp và những
khía cạnh khác của cái đẹp là cái bi, cái hài, cái cao cả, được nhận biết ở vai trò
của nó trong hoạt động sống của một xã hội, một cá nhân ở mọi tầng lớp, giai cấp,
với bản chất khái niệm là đánh giá trong hệ thống các quan hệ giá trị vừa chủ
quan, vừa khách quan, được qui định bởi tính đặc thù của quan hệ thẩm mỹ giữa
con người với hiện thực.
Trong mối quan hệ với mỹ học, giá trị học coi “Chân, Thiện, Mỹ” là ba giá
trị quan trọng luôn có mặt trong hệ giá trị của cá nhân cũng như của quốc gia -
dân tộc, là những giá trị phổ quát lý tưởng của toàn nhân loại.
“Chân, thiện, mỹ vừa là nội dung vừa là mục tiêu của giáo dục, góp phần
làm ra cuộc sống, dần dà khái quát lên thành ba khái niệm - ba phạm trù khoa học
phong phú, vừa là sản phẩm, vừa là đối tượng của trí tuệ loài người”. Phạm trù
“Chân” thuộc về nhận thức luận về hiện thực khách quan trên các phương diện
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của chủ thể thẩm mỹ. Giá trị ở đây là giá trị thẩm
mỹ trong sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua cái chủ quan của chủ thể
sáng tạo trong hình tượng con người, nó không chỉ là “giống” mà nó còn phải
“sống” trong sự đánh giá của đời sống xã hội; Trong phạm trù “Thiện” thuộc về
đạo đức học, sự phản ánh hiện thực bằng HTCN cùng các hình thức thể hiện và
ngôn ngữ tạo hình là phương tiện để chủ thể sáng tạo nghệ thuật bày tỏ nhân sinh
quan. Giá trị của cái “Thiện” được đánh giá theo ý thức và nhận thức về nhân sinh
quan của chủ thể sáng tạo trong các quan hệ thẩm mỹ; Phạm trù “Mỹ” thuộc về
thẩm mỹ học, là cái đẹp cùng các biểu hiện của nó.
Trên phương diện mỹ học, giá trị ở đây là giá trị thẩm mỹ chuẩn mực đánh
giá giá trị thẩm mỹ có ba tiêu chí: tiêu chí về tính sáng tạo, tiêu chí về tính nhân văn,
tiêu chí về sự hài hoà và hoàn thiện thẩm mỹ.
Tiêu chí tính nhân văn giúp cho việc xác định đối tượng thẩm mỹ trong
hiện thực lịch sử thời Lê sơ, làm rõ ràng hơn tính toàn vẹn thẩm mỹ của đối
tượng, lấy đó làm căn cứ khoa học để luận giải các vấn đề của con người - tự 25
nhiên - xã hội - lịch sử thời Lê sơ qua sự phản ánh hiện thực của HTCN trong
nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ.
Tiêu chí về sự hài hoà thẩm mỹ và hoàn thiện thẩm mỹ, cùng mối quan hệ
biện chứng giữa chúng, là cơ sở hình thành cấu trúc cái đẹp. Tiêu chí hài hòa
thẩm mỹ là tính toàn vẹn, thống nhất của mối quan hệ giữa các yếu tố nội dung và
kết cấu hình thức của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ, nhưng
không tách rời nội dung lịch sử - xã hội. Tiêu chí hoàn thiện thẩm mỹ khẳng định
tính toàn vẹn và đầy đủ nhất của sự hài hoà của đối tượng thẩm mỹ - con người,
mang ý nghĩa xã hội cao nhất là sự hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa con người
và tự nhiên, giữa các giá trị văn hoá tinh thần có ý nghĩa chuẩn mực trong bối
cảnh xã hội thời Lê sơ.
Tiêu chí sáng tạo thẩm mỹ được coi là tiêu chí mang tính tổng hợp cao nhất
trong đánh giá các giá trị văn hoá tinh thần cũng như trong đánh giá thẩm mỹ.
Sáng tạo thẩm mỹ là năng lực riêng có của con người. Nhờ năng lực này mà con
người đã tạo ra được đời sống thẩm mỹ cùng các giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ
thuật. là một thành tố của đời sống văn hóa vì bản chất của văn hóa là sáng tạo,
văn hóa có tính hệ thống là “phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật.. ,
cũng như mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của
xã hội tiếp thu được”, Bởi vậy, sáng tạo cũng là bản chất của văn hóa, bởi:
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Một giá trị văn hóa đích thực bao giờ cũng được tạo nên từ khả năng sáng
tạo tài tình của bàn tay và khối óc con người hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Chính
vì thế, từ phương diện của sự thẩm định, bất kỳ giá trị văn hóa nào cũng đều đòi
hỏi phải được đánh giá từ tiêu chí về tính sáng tạo. Trên phương diện khoa học
mỹ học, sáng tạo là sáng tạo nghệ thuật - bản chất của văn hóa thẩm mỹ - một bộ
phận đặc thù của văn hóa xã hội - lĩnh vực thể hiện rõ nét và đặc trưng nhất tính
nhạy cảm và năng lực sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp.
Theo đó, tiêu chí sáng tạo được xem là tiêu chí tổng hợp cao nhất trong
đánh giá thẩm mỹ cũng như trong đánh giá văn hóa. 26
Do khái niệm giá trị là một khái niệm phức tạp mà các thước đo thẩm mỹ
không thuần nhất. Có thể một quan hệ này, trong điều kiện lịch sử này có giá trị
thẩm mỹ này, trong điều kiện lịch sử khác lại có giá trị thẩm mỹ khác hoặc phi thẩm mỹ.
Các quan hệ thẩm mỹ có nhiều hình thức giá trị khác nhau liên quan tới các
hình thức đánh giá khác nhau. Trước hết nó phụ thuộc vào đặc điểm của quan hệ
chủ thể - đối tượng. Đặc điểm này quy định các trình độ đánh giá, thế giới quan
và quan điểm đánh giá tính chất của quan hệ thẩm mỹ.
Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ giá trị, bởi quan hệ đó phụ thuộc vào các chủ
thể thẩm mỹ bao gồm ý thức và năng lực của nó. Quan hệ thẩm mỹ và tính đặc
thù của quan hệ thẩm mỹ là do giá trị thẩm mỹ của nó quyết định. Giá trị của quan
hệ thẩm mỹ có thước đo chân chính là bản chất xã hội của nó.
- Quan hệ thẩm mỹ ra đời từ quan hệ xã hội.
Quan hệ thẩm mỹ ra đời từ quan hệ xã hội, nó bị quy định bởi các quan hệ
văn hóa, lịch sử cụ thể. Không có quan hệ thẩm mỹ phi xã hội, phi lịch sử.
Các quan hệ thẩm mỹ ghi trong các dấu ấn của thời đại, của dân tộc, của giai cấp sản sinh ra nó.
Tính chất xã hội của quan hệ thẩm mỹ nằm ngay trong bản chất giá trị của
nó. Thực tiễn thẩm mỹ quy định bản chất xã hội của quan hệ thẩm mỹ. Các nhu
cầu, các xúc cảm, các lý tưởng, các thước đo giá trị, các chuẩn mực của quan hệ
thẩm mỹ đều phản ánh các điều kiện lịch sử, xã hội sản sinh ra nó. Các quan hệ
thẩm mỹ không nhất thành, bất biến, mà chúng luôn luôn được vận động, chuyển
biến cùng với các quan hệ văn hóa xã hội.
Bản chất xã hội của quan hệ thẩm mỹ được thể hiện cơ bản ở ba phương diện:
- Tính dân tộc của quan hệ thẩm mỹ.
- Tính giai cấp của quan hệ thẩm mỹ.
- Tính thời đại của quan hệ thẩm mỹ. 27
2.3. Kết cấu của quan hệ thẩm mỹ
2.3.1. Chủ thể thẩm mỹ.
Quan hệ thẩm mỹ có cơ cấu chủ thể - đối tượng và sự tương tác biện chứng
giữa chúng. Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể của đối tượng thẩm mỹ; và đối tượng
thẩm mỹ là đối tượng của chủ thể thẩm mỹ. Chủ thể trở thành chủ thể thẩm mỹ do
hoạt động thẩm mỹ quyết định và đối tượng trở thành đối tượng thẩm mỹ cũng do
hoạt động thực tiễn thẩm mỹ quyết định. Người không có hoạt động thẩm mỹ thì
không thể gọi người đó là chủ thể thẩm mỹ được. Họ phải thưởng thức thẩm mỹ,
đánh giá thẩm mỹ và sáng tạo thẩm mỹ mới gọi họ là chủ thể thẩm mỹ. Như vậy,
Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể xã hội có khả năng cảm thụ, đánh giá thẩm mỹ,
hưởng thụ và sáng tạo thẩm mỹ
a. Hoạt động nội tại của ý thức thẩm mỹ.
Bất kỳ một hoạt động nào của chủ thể thẩm mỹ cũng diễn ra trong ba hình
thức chung nhất: hoạt động tri giác về đối tượng thẩm mỹ, hình thành các biểu
tượng thẩm mỹ, dẫn đến các phán đoán thẩm mỹ.
Đây là bộ phận năng động của quan hệ thẩm mỹ, bao gồm các hoạt động
nội tại của ý thức thẩm mỹ và các nhu cầu cải biến quan hệ thẩm mỹ. - Tri giác
về đối tượng thẩm mỹ là giai đoạn đầu của nhận thức thẩm mỹ, là sự thâm nhập
đối tượng thẩm mỹ qua các giác quan. Đặc trưng tâm lý của tri giác thẩm mỹ là
sự thu thập tài liệu ban đầu. Cơ cấu của tri giác thẩm mỹ là tổng hợp các ấn
tượng cảm tính, thức tỉnh các kinh nghiệm thẩm mỹ, hình thành tình cảm thẩm
mỹ ban đầu về đối tượng.
- Biểu tượng thẩm mỹ là giai đoạn tiếp theo của tri giác thẩm mỹ. Biểu
tượng thẩm mỹ phản ánh các đặc tính căn bản của đối tượng thẩm mỹ, đánh giá
và phản ánh tính tích cực của chủ thể thẩm mỹ trước đối tượng. Có hai hình thức biểu tượng thẩm mỹ:
+ Biểu tượng tri giác là sự kết hợp năng lực tình cảm và tưởng tượng.
+ Biểu tượng tư duy thẩm mỹ là sự kết hợp lý trí và tình cảm.
Tri giác hướng vào lớp ngoài của ý thức thẩm mỹ, còn biểu tượng thì
hướng vào bên trong ý thức thẩm mỹ. Biểu tượng thị giác và biểu tượng thính
giác đều là sự trừu tượng hóa cái riêng, cái bộ phận của đối tượng thẩm mỹ. 28
- Phán đoán thẩm mỹ là hình thức lôgíc của đánh giá thẩm mỹ. Nó tổng
hợp toàn bộ tri thức lý luận và thực tiễn cũng như tình cảm hòa vào hình ảnh phán
đoán. Phán đoán thẩm mỹ là phán đoán khẳng định: đẹp hay xấu, trong đó có kết
quả của niềm tin tâm lý mà không phải lúc nào cũng có thể luận chứng rõ ràng.
Cũng có thể nói, phán đoán thẩm mỹ về quan hệ giữa hai hiện tượng: bông hoa
này là đẹp! Đó là phán đoán giá trị.
b. Các biểu hiện của hoạt động ý thức thẩm mỹ
- Năng lực thẩm mỹ
Năng lực thẩm mỹ được quy định tập trung ở khả năng cảm thụ, đánh giá
và sáng tạo thẩm mỹ. Nhưng tất cả những hoạt động thẩm mỹ cơ bản đó lại do
tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ quy định.
- Tình cảm thẩm mỹ
Tình cảm thẩm mỹ là lĩnh vực tinh tế của tâm hồn, là thế giới nhuần nhuỵ
của cảm xúc. Nhờ có tình cảm thẩm mỹ mà con người có thể tiến sâu vào đối
tượng thẩm mỹ và cải tạo đối tượng.
- Thị hiếu thẩm mỹ
Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của năng lực thẩm mỹ, là
phong vũ biểu của sự thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật. Thị hiếu thẩm
mỹ là khái niệm bao hàm những nội dung sống đa dạng. Thị hiếu bao gồm: thị
hiếu cá nhân, thị hiếu gia đình, thị hiếu xã hội.
Người ta có thể giải thích thị hiếu thẩm mỹ trên ba mặt của ba lĩnh vực
trong tâm hồn con người: cảm thụ, đánh giá và sáng tạo.
Thị hiếu thẩm mỹ luôn vận động chứ không bất biến. Diễn biến của thực
tiễn cuộc sống không chỉ làm thay đổi tình cảm, mà còn xuất hiện những thị hiếu mới.
- Lý tưởng thẩm mỹ
Là tiêu chí để mọi hoạt động thẩm mỹ phấn đấu đạt tới. Tiêu chí thẩm mỹ
này vừa nói lên hướng chính của đời sống thẩm mỹ, vừa thể hiện tính chất và
trình độ của sự chiếm hữu thế giới về mặt thẩm mỹ. Nó thể hiện khả năng sáng
tạo và xây dựng một đời sống thẩm mỹ phù hợp với lý tưởng xã hội nói chung. Lý
tưởng thẩm mỹ là biểu hiện tập trung cao nhất của nhu cầu thẩm mỹ, tình cảm 29
thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, hoạt động thẩm mỹ nói riêng của con người bao giờ
cũng mang xu hướng hiện thực hóa lý tưởng thẩm mỹ.
Lý tưởng thẩm mỹ chưa phải là cái có thực, mà thường chỉ là cái ước mơ,
nhưng cái ước mơ trong lý tưởng thẩm mỹ nằm ở tầng thế giới quan và là cái có
khả năng nhận thức được.
Tính tổng hợp - toàn vẹn là đặc trưng tiêu biểu của lý tưởng thẩm mỹ.
c. Các hình thức hoạt động của chủ thể thẩm mỹ
Quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực là vô cùng phong phú và đa
dạng. Cho nên, chủ thể thẩm mỹ không chỉ có một hình thức tồn tại duy nhất.
Quan hệ thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật cũng khác nhau. ở đây, mức
độ thể hiện thẩm mỹ cũng có nhiều cung bậc: có loại chủ thể thẩm mỹ trong các
hoạt động sống và xã hội chung; có loại hoạt động trong nghệ thuật; có loại chủ
thể thưởng thức; có loại chủ thể sáng tạo; có loại chủ thể thẩm mỹ định hướng giá
trị, v.v. Các loại chủ thể thẩm mỹ này không tồn tại tách biệt nhau, mà chuyển
hóa cho nhau; trong quan hệ này là chủ thể thưởng thức, ở quan hệ khác lại là chủ thể sáng tạo.
Người thưởng thức cái đẹp không nhất thiết phải biết sáng tạo cái đẹp.
Song, người sáng tạo cái đẹp phải là người biết thưởng thức cái đẹp. Người biết
định hướng giá trị thẩm mỹ không phải chỉ biết phê bình, mà còn biết hưởng thụ
cái đúng, vạch ra cái sai, thậm chí còn biết sáng tạo, vạch ra đường lối và chính
sách văn hóa - văn nghệ mới.
Trong hoạt động thẩm mỹ (và hoạt động nghệ thuật) tồn tại nhiều hình thức
và cấp độ không giống nhau, vì mỗi chủ thể có năng lực, hình thức và cấp độ khác
nhau. Tuy nhiên, do có sự đa dạng của các loại chủ thể thẩm mỹ, mà người ta căn
cứ vào quan hệ và đối tượng, vào chức năng và mục đích hoạt động để phân ra
các nhóm chủ thể với những đặc điểm riêng. Có thể phân thành năm nhóm chủ
thể cơ bản sau: Nhóm chủ thể thưởng thức; Nhóm chủ thể sáng tạo thẩm mỹ;
Nhóm chủ thể định hướng thẩm mỹ; Nhóm chủ thể biểu hiện thẩm mỹ; Nhóm chủ
thể tổng hợp các giá trị thẩm mỹ. 30
- Nhóm chủ thể thưởng thức
Đây là nhóm rộng nhất, bao gồm toàn bộ những chủ thể phản ánh cảm thụ
thẩm mỹ trong cuộc sống và trong nghệ thuật, hay còn gọi là những chủ thể tiêu
thụ những giá trị thẩm mỹ.
Trong quá trình tiêu thụ những giá trị thẩm mỹ, chủ thể thực hiện sự quan
sát. Nhờ các giác quan tai, mắt mà chủ thể có được các cảm quan, tích luỹ được
những kinh nghiệm thẩm mỹ, những giá trị thẩm mỹ. Sự quan sát diễn ra trong
hai quá trình: tìm hiểu các giá trị thẩm mỹ và thâm nhập các quá trình thẩm mỹ;
tìm ra quy luật vận động của đối tượng thẩm mỹ. Với năng lực thẩm mỹ, chủ thể
phát hiện những đặc điểm của đối tượng, đánh giá và phân loại đối tượng, kết luận đối tượng.
Chủ thể phát triển thẩm mỹ sẽ có khả năng cao trong việc phát hiện cái đẹp
để cổ vũ; thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ là cơ sở để chủ thể đi sâu vào thế
giới thẩm mỹ, nhất là nghệ thuật. Thiếu trình độ thẩm mỹ, chủ thể không tiếp thu
hết các giá trị thẩm mỹ và không phát hiện được cái mới. Đúng như Mác nói, lỗ
tai không thính âm nhạc thì bản nhạc tuyệt vời cũng là vô nghĩa.
- Nhóm chủ thể sáng tạo
Đây là những chủ thể tiếp nối quá trình tiêu thụ và chuyển sang quá trình
cao hơn: tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Hoạt động sáng tạo thẩm mỹ - sáng tạo
nghệ thuật cũng là hoạt động phản ánh, những phản ánh ở cấp độ cao, phản ánh
biến đổi và tạo ra đối tượng mới. Đặc điểm đầu tiên của thụ cảm - phản ánh biến
đổi là khái quát được những nét bản chất của đối tượng.
Chủ thể quan sát đối tượng không chỉ là nhận thức đơn thuần, mà phải
thấy rõ cái chung, cái riêng; từ đó liên kết những xúc cảm, liên tưởng, tưởng
tượng, tìm ra những hình tượng mới. Yếu tố sáng tạo bắt đầu từ khi quan sát, đi
sâu vào bản chất đối tượng ra hình tượng mới. Những người được coi là chủ thể
sáng tạo, vì khi phản ánh hiện tượng thẩm mỹ, họ đã rút ra được những mặt,
những khía cạnh, những chiều hướng cũng như các khả năng thực tế, từ đó hình thành ý đồ mới.
Quá trình tiếp theo những xúc cảm biến đổi ấy là việc vật chất hóa ý đồ tư
tưởng, gọi là phản ánh trả. Theo Mác, vật chất hóa các ý đồ tư tưởng sau khi đã 31
khái quát những nét bản chất của đối tượng và các đặc điểm sinh động của nó là
quá trình đối tượng hóa các lực lượng bản chất của con người. Năng lực thẩm mỹ
thể hiện ở khả năng vật chất hóa ý đồ tư tưởng. Quá trình vật chất hóa - đối tượng
hóa cần sự huy động mọi phương tiện truyền cảm: xúc cảm sáng tạo phải thông
qua ngôn từ, điệu bộ, các ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau, các thủ pháp nghệ thuật khác nhau v.v..
Hình thái nghệ thuật cho thấy, có rất nhiều loại thể đối tượng hóa khả năng
thẩm mỹ của chủ thể. Cho nên, chủ thể sáng tạo cũng hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau.
Đặc điểm của chủ thể sáng tạo là năng khiếu, tài năng, ý chí, không có
những cái đó thì chủ thể không đủ khả năng nắm bắt đặc điểm thẩm mỹ; đặc biệt,
muốn tạo ra cái thẩm mỹ mới thì chủ thể phải có tài năng và nghị lực làm việc phi
thường. Năng khiếu và tài năng của chủ thể thẩm mỹ biểu hiện ở các biệt tài cảm
quan, tưởng tượng, liên tưởng, hư cấu, viễn tưởng . . Cùng với kiến thức văn hóa
phong phú, chủ thể cần phải phát hiện cái mới, tạo ra cái mới, đó là cái mới độc đáo, có một không hai.
- Nhóm chủ thể định hướng thẩm mỹ
Những giá trị thẩm mỹ do chủ thể sáng tạo ra được đánh giá qua chủ thể
thưởng thức và chủ thể định hướng giá trị. Chủ thể định hướng giữ vai trò quan
trọng trong việc liên kết sản phẩm nghệ thuật với người tiêu thụ; nêu lên được
một cách chính xác những giá trị của tác phẩm, thấy được những quy luật tồn tại
và vận động của nó, gợi mở cho người tiêu thu, đồng thời chỉ cho người sáng tạo
về chất lượng và tác dụng của tác phẩm trong xã hội. Vì thế, chủ thể định hướng
là người có tầm nhìn rộng, hiểu biết sâu sắc các lĩnh vực thẩm mỹ, đặc biệt là lĩnh
vực sáng tạo nghệ thuật, hiểu sâu sắc nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu thụ và của toàn xã hội.
Tính chất của chủ thể định hướng thể hiện rất rõ ở kiến thức văn hóa, kinh
nghiệm sống, tâm lý, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của người đó. Trong quá
trình định hướng, chủ thể không thể chủ động, mà rất tích cực trong cảm thụ,
trong đánh giá, kể cả sáng tạo. Tính chất sáng tạo của chủ thể định hướng không
giống chủ thể sáng tạo ra sản phẩm. Sự sáng tạo ở đây là trên cơ sở cái đã được 32
tạo ra, chủ thể định hướng sáng tạo một lần nữa bằng cách tìm ra những hạt nhân
sáng tạo ẩn chìm trong tác phẩm, gợi ra những suy tư mới.
Đối với nghệ thuật, chủ thể định hướng thẩm mỹ là nhà phê bình. Trước
những hiện tượng nghệ thuật, nhà phê bình phải vạch ra được cái đẹp, cái xấu, cái
đúng, cái sai của chúng. Sự phê bình có cơ sở khoa học phải lấy lợi ích là sự tiến
bộ của công chúng, của xã hội, của nền văn nghệ. Sáng tạo nghệ thuật bao giờ
cũng có khiếm khuyết, có khi có sai lầm; do đó chủ thể định hướng cần có tính
khoa học, có trách nhiệm cao, trong sáng. . vì sự nghiệp chung.
Nói đến chủ thể định hướng không thể không nói đến những nhà định
hướng lớn - những người lãnh đạo sự nghiệp. Các chủ thể này cần phải có trình
độ tổng quát cao, thấu hiểu các nhân tố, các quan hệ, các phương hướng cơ bản
của đời sống thẩm mỹ để góp phần quan trọng vào việc định hướng cho nền nghệ
thuật, cho hoạt động thẩm mỹ của toàn xã hội. Những chủ thể này chính là các
nhà tạo lập đường lối, chính sách văn nghệ, có vai trò chiến lược đối với nền văn
hóa. Vì lẽ đó, những nhà định hướng lớn bao giờ cũng đại diện cho dân tộc, cho
giai cấp, cho hệ tư tưởng chính thống, cho một lý tưởng thẩm mỹ chân chính, đích thực.
- Nhóm chủ thể biểu hiện thẩm mỹ
Nhóm chủ thể này thực hiện việc truyền đạt giá trị thẩm mỹ cho người tiêu
thụ. Đặc điểm của chủ thể thẩm mỹ biểu hiện sự truyền đạt một cách trung thành
bản chất của sản phẩm sáng tạo đến người tiêu thụ. Sản phẩm nghệ thuật là tổng
hợp phong phú các giá trị, người biểu hiện phải truyền đạt đúng các giá trị đó cho
người cảm thụ. Năng lực của chủ thể biểu hiện thẩm mỹ quyết định chất lượng
biểu hiện; tuy nhiên, có sự biểu hiện đúng, có sự biểu hiện đạt được tinh thần giá
trị của tác phẩm, có sự biểu hiện vượt giá trị tác phẩm. Cho nên, tri thức, kinh
nghiệm thẩm mỹ và sự điêu luyện nghề nghiệp là những yếu tố quyết định chất
lượng truyền đạt giá trị thẩm mỹ.
Hình thái nghệ thuật xác định hàng trăm dạng chủ thể biểu hiện với những
phương diện khác nhau. Đối với nghệ thuật, phương diện đó có thể là hình dáng,
điệu bộ chủ thể (vũ đạo, sân khấu, điện ảnh. .); đối với nhạc công, phương diện
biểu hiện là các loại nhạc cụ; với ca sĩ, đó là ca từ, âm thanh. . 33
Việc làm chủ các phương tiện biểu hiện có ý nghĩa quyết định đối với
nhóm chủ thể biểu hiện thẩm mỹ, vì nó gắn kết với các năng khiếu bẩm sinh:
ngón tay dài có ưu thế chơi đàn, thanh quản tốt sẽ hát hay, thân hình đẹp thì múa
hấp dẫn . . Đó là vốn quý "trời cho", nhưng không phải là những yếu tố quyết
định toàn bộ, muốn có khả năng biểu hiện tốt phải dày công rèn luyện. Cũng
không nên cho rằng, biểu hiện một sản phẩm sáng tạo dễ hơn công việc sáng tạo.
Chủ thể biểu hiện thẩm mỹ cũng có thể là một chủ thể sáng tạo lớn - các nghệ sĩ
lớn. Tài năng của chủ thể biểu hiện thẩm mỹ có thể nhân lên nhiều lần những giá
trị của một tác phẩm; và ngược lại.
Thực tế cuộc sống chứng minh rằng, những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc
được lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Trong mỗi hoàn cảnh, mỗi thời đại, qua nghệ
thuật biểu diễn, người ta lại tìm được những giá trị mới: cũng một bản nhạc, một
vở kịch có hàng ngàn chủ thể biểu hiện, nhưng mỗi người mỗi vẻ hấp dẫn khác
nhau. Có thể nói, khả năng biểu hiện sáng tạo và hoàn thiện thẩm mỹ của chủ thể là vô tận.
- Nhóm chủ thể tổng hợp giá trị thẩm mỹ
Nhóm này vừa là người cảm thụ - sáng tạo, vừa là người biểu hiện - phê
bình. Đặc trưng chung của nhóm người này là khả năng đạo diễn. Đó là những
người thông hiểu các loại hình, thể loại nghệ thuật, các phương pháp thể hiện
nghệ thuật. Các phương tiện hoạt động của nhóm chủ thể tổng hợp giá trị thẩm
mỹ rất rộng: các sản phẩm nghệ thuật, các thủ pháp sáng tạo, các công cụ biểu
hiện, kể cả bản thân chủ thể biểu hiện. ý đồ âm nhạc của nhạc trưởng chỉ thực
hiện được qua toàn bộ tài năng của nhạc công với các nhạc cụ. .; vì thế, khả năng
của chủ thể tổng hợp sử dụng nhiều lĩnh vực thẩm mỹ, nhưng không phải huy
động tất cả, mà khi tập trung thực hiện một lĩnh vực nào đó, chủ thể đều cần đến
các năng lực khác một cách gián tiếp. Khả năng sáng tạo của chủ thể tổng hợp giá
trị thẩm mỹ rất lớn, vì chủ thể phải sử dụng một khối lượng phương tiện rất đa
dạng và phức tạp, nếu không thấu hiểu hết khả năng và chức năng các giá trị và
phản giá trị của các phương tiện đó, thì không thể làm rõ được ý đồ của người
sáng tạo, không đáp ứng thị hiếu của công chúng. 34
Phân thành năm nhóm chủ thể cơ bản chỉ là có tính tương đối, không căn
cứ vào sự đánh giá khả năng bất kỳ nhóm chủ thể nào. Quá trình hoạt động của
các nhóm chủ thể là quá trình vận động phức tạp, con đường họ đi qua vừa tiệm
tiến, vừa nhảy vọt của các tài năng và thiên tài.
Các chủ thể thẩm mỹ muốn có tài năng và thành thiên tài phải khổ công rèn
luyện với niềm say mê, sáng tạo nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu thẩm mỹ của
công chúng, đồng thời phải phát hiện được những quy luật phát triển tất yếu của
các hiện tượng thẩm mỹ, đem lại nhiều giá trị thẩm mỹ cao quý của nhân dân và
nhiều thế hệ. Đúng như nhà thơ Tố Hữu nói, tôi không tin rằng có thiên tài ở
ngoài "cái ổ" của cuộc sống vĩ đại, cuộc sống lao động và đấu tranh của muôn
triệu người làm nên lịch sử. Thiên tài là gì, nếu không phải là hương của hoa, mùi
của đất, là sự kết tụ trí tuệ của loài người? Thiên tài đáng quý vì nó tiêu biểu cho
cái đẹp, cái hay, cái muôn triệu người đã nuôi dưỡng nó.
2.3.2. Đối tượng thẩm mỹ
Trong thực tiễn thẩm mỹ hàng ngàn năm, con người đã phát hiện ra những
mặt thẩm mỹ của khách thể như sau:
- Cái đẹp và các dạng phái sinh như cái mỹ lệ, kiều diễm, duyên dáng, xinh
xắn, là những hiện tượng thẩm mỹ cùng một bản chất.
- Cái cao cả và các dạng phái sinh, là những cái đẹp hoành tráng, hùng vĩ.
- Cái bi, nghĩa là những cái đẹp bị thất bại, gây nên những nỗi xúc động to lớn.
- Cái hài là các dạng thẩm mỹ rất đặc biệt nó dựa vào cái đẹp hay nhân
danh cái đẹp, trốn vào cái đẹp để tồn tại chứ không phải là cái đẹp toàn diện hay cái xấu đê tiện.
- Hiện thực tự nhiên và xã hội - Con người
- Cái thẩm mỹ của đối tượng thẩm mỹ. 35
2.3.3. nghệ thuật là sản phẩm của sự tương tác giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ.
Nghệ thuật là một bộ phận trong cơ cấu hợp thành của quan hệ thẩm mỹ: - Chủ thể thẩm mỹ. - Khách thể thẩm mỹ. - Nghệ thuật .
Toàn bộ tri thức mỹ học của chúng ta tập trung lý giải ba bộ phận đó và sự
tương tác muôn hình muôn vẻ giữa chúng.
Trong cấu trúc của quan hệ thẩm mỹ gồm ba bộ phận hợp thành nhưng nó
quan hệ chặt chẽ và toàn diện với các mặt, khâu cơ bản của mỗi nền văn hóa, đặc
biệt là văn hóa thẩm mỹ. Hoạt động thẩm mỹ và cơ cấu của hoạt động thẩm mỹ
bao chứa nội dung của quan hệ thẩm mỹ, văn hóa thẩm mỹ, đời sống thẩm mỹ. Vì
thế cơ cấu của quan hệ thẩm mỹ giữa con người với hiện thực thể hiện rất rõ nét trong văn hóa thẩm mỹ.
Nói đến văn hóa thẩm mỹ là nói đến hoạt động của các quan hệ thẩm mỹ
trong nền văn hóa chung. Nhiều nhà mỹ học hiện nay coi nền văn hóa thẩm mỹ có hai tư cách:
Tư cách thăng hoa của các giá trị thẩm mỹ, đó là tư cách lan tỏa trong toàn
bộ lĩnh vực văn hóa: văn hóa lao động, văn hóa giao tiếp, văn hóa quản lý và văn hóa vui chơi, giải trí.
Tư cách bộ phận của nó, là tư cách thực thể. Nó tồn tại như một thực thể
văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật và văn hóa chính trị. Biểu hiện cao nhất của
thực thể văn hóa thẩm mỹ là văn hóa nghệ thuật với tất cả các loại hình, thể loại
và lịch sử đồ sộ của nó.
Văn hóa thẩm mỹ bao chứa ba mối quan hệ lớn: quan hệ giữa con người
với tự nhiên; quan hệ của con người với xã hội và sự phát triển của bản thân con
người. Ba mối quan hệ này đan quyện trong sự vận động của quan hệ thẩm mỹ.
Khía cạnh thẩm mỹ trung tâm của con người là hệ thống tình cảm thẩm mỹ của
con người. Một cấu trúc quan hệ thẩm mỹ hợp lý phải hướng vào làm xuất hiện
những con người có nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh, có thị hiếu thẩm mỹ tốt, có lý
tưởng thẩm mỹ cao đẹp. 36
Quan hệ thẩm mỹ của con người với thế giới, trình độ phát triển của chủ thể
thẩm mỹ được thể hiện trong trình độ phát triển văn hóa thẩm mỹ, trong thực tiễn
đồng hóa thẩm mỹ đối với hiện thực. Cơ cấu của văn hóa thẩm mỹ bao hàm các
yếu tố cơ bản như sau: trước hết là ý thức thẩm mỹ (cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm
thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ và các quan điểm, các học thuyết
mỹ học), sau đạo đức là hoạt động thẩm mỹ thể hiện trong những lĩnh vực khác
nhau của đời sống: trong lao động, trong những quan hệ qua lại giữa con người
với nhau, trong mọi phương diện của sự giao tiếp hàng ngày giữa mọi người,
trong thực tiễn nghệ thuật và trong giáo dục thẩm mỹ. Cuối cùng, có thể kể đến
những giá trị thẩm mỹ phong phú trong hiện thực: những sản phẩm của sản xuất
được trang trí có nghệ thuật, những sản phẩm của nghệ thuật, cái đẹp và cái cao
cả. ., toàn bộ cái đó là sản phẩm của chủ thể - thành tựu tập trung của văn hóa thẩm mỹ mới.
Văn hóa nghệ thuật thẩm mỹ phản ánh kết quả sáng tạo của con người mới,
của tình cảm thẩm mỹ mới, không phải chỉ gồm các tác phẩm nghệ thuật mặc dù
đây là yếu tố cơ bản. Văn hóa nghệ thuật là một tổng thể những giá trị nghệ thuật
do một xã hội nhất định xây dựng nên và cũng gồm bản thân quá trình sáng tạo,
phổ biến và thụ cảm, lĩnh hội những giá trị ấy bởi xã hội và bởi mỗi người. 37
Chương 3: Bản chất các loại hình nghệ thuật
3.1. Quan niệm về bản chất của nghệ thuật trong lịch sử mỹ học
3.1.1. Một số quan niệm mỹ học trước Mác về bản chất của nghệ thuật
- Mỹ học duy tâm cho rằng, nghệ thuật là sự biểu hiện của tình cảm thần
thánh, của ý chí thượng đẳng siêu nhiên.
- Mỹ học duy tâm khách quan quan niệm nghệ thuật là sự biểu hiện của thế giới ý niệm.
- Mỹ học duy tâm chủ quan nhìn thấy bản chất của nghệ thuật trong một
thứ cảm giác đặc biệt và cho rằng, nghệ thuật là đỉnh cao nhất của lý trí, là sự kết thúc của triết học.
- Nhiều nhà tư tưởng thời Phục hưng khẳng định rằng, giá trị thẩm mỹ là
thuộc thiên nhiên và là niềm vui cảm thụ thiên nhiên.
- Tuy còn mang tính chất duy vật siêu hình, các nhà Khai sáng thế kỷ XVIII
nhấn mạnh trong nội dung nghệ thuật tính nhân bản, tính thực tiễn lớn lao.
- Các nhà dân chủ cách mạng Nga thế kỷ XIX gắn nghệ thuật với đời sống.
Nghệ thuật không gì khác là mối quan hệ giữa con người với thế giới; hơn nữa,
nghệ thuật còn là mối liên hệ không tách rời giữa con người và xã hội.
- Chủ nghĩa siêu thực đã cố tình đẩy nghệ thuật ra bên ngoài cuộc sống con
người, đẩy nghệ thuật lên trên thế giới hiện thực để đi vào thế giới siêu thực, từ đó
đưa nghệ thuật vào thế giới thần bí, siêu ý thức, thế giới của những ảo giác.
- Vào đầu thế kỷ XX, mỹ học các nước phương Tây phổ biến những quan
điểm duy tâm chủ quan dựa trên triết học hiện tượng luận cho rằng, thế giới vốn
trung lập về mặt thẩm mỹ, nghĩa là nó không xấu, không đẹp. Các cá nhân đã đem
lại linh hồn cho thế giới, làm cho nó trở thành thế giới thẩm mỹ, thiên nhiên
phong phú lên là nhờ những gì mà nghệ thuật của con người cho nó vay mượn.
- Nhiều nhà mỹ học hiện đại đã phát triển các quan điểm nghệ thuật của
Cantơ và Hêghen cùng các quan điểm khác của nghệ thuật hiện đại với những
tuyên ngôn khác nhau, song đều bộc lộ một quan điểm chung: nghệ thuật không
phải là sự phản ánh hiện thực, không liên quan gì đến vấn đề xã hội; nó là sự 38
phản ánh tự do; bằng cách riêng, nó tạo ra thế giới của riêng nó - nghệ thuật là
thế giới riêng của nghệ thuật.
- Từ điển tiếng Việt, tr. 844 nêu khái niệm: Nghệ thuật là công việc làm có
đường lối, phương pháp, để tỏ ý thức, tình cảm hay ý tưởng của mình trên ba chỗ
nhắm: chân, thiện, mỹ: người ta thống nhất ý chí về nghệ thuật và sắp chúng theo
thứ tự: 1) Văn chương; 2) Âm nhạc; 3) Vũ điệu; 4) Hội họa; 5) Điêu khắc; 6)
Kiến trúc; 7) Ca kịch; 8) Điện ảnh [47]
Phạm trù nghệ thuật trong mỹ học Mác - Lênin nhằm nghiên cứu sự tương tác
giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ ở giai đoạn phát triển cơ bản và tập
trung nhất. Nghệ thuật là sản phẩm đặc biệt của quan hệ thẩm mỹ.
- Mỹ học Mác - Lê nin coi nghệ thuật là sản phẩm của ý thức bậc cao của
con người, phản ánh thế giới hiện thực của ý thức con người tuân theo những quy
luật chung nhất trong sự nhận thức của con người với đầy đủ ba thành tố: thế giới
tự nhiên, bộ óc con người (công cụ nhận thức), hình thức phản ánh thế giới tự
nhiên trong nhận thức và sự vận động trong nhận thức của con người theo các quy
luật của hiện thực. Tất cả tạo nên sự phát triển và hoàn thiện các phương thức
phản ánh trong bộ óc con người theo trình tự nhận thức - tác động - sáng tạo mang
tính tích cực xã hội [22, tr. 256, 257].
Mỹ học Mác- Lê nin cho rằng, nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc thù
và ý thức thẩm mỹ là một hình thái độc đáo của ý thức xã hội, mang bản chất xã
hội [22. Tr. 266]. Đời sống nghệ thuật được quy định bởi đời sống xã hội. Do đó,
bản chất xã hội của nghệ thuật không phải là phương thức phản ánh xã hội bằng
loại hình nghệ thuật nào, mà là sự phản ánh hiện thực đời sống. Nghệ thuật không
tạo ra hiện thực, ngược lại hiện thực đời sống quy định nội dung bản chất của nghệ thuật.
Là một hình thái độc đáo của ý thức xã hội, nghệ thuật có tính độc lập
tương đối với tư cách là một hình thức phản ánh hiện thực độc đáo [22. Tr. 268].
Nghệ thuật là thế giới tâm hồn của con người, một mặt, nó là một sản phẩm của
con người xã hội, mặt khác, với đặc trưng sáng tạo bằng hư cấu, trừu tượng, nghệ
thuật tái dựng nên một hiện thức thứ hai của thế giới tự nhiên, của hiện thực đời
sống. Bởi vậy nghệ thuật có tính độc lập cao với hiện thực cuộc sống. 39
3.1.2. Nguồn gốc và sự xuất hiện của nghệ thuật
- Nghệ thuật ra đời từ lao động. Mác đã nói, lịch sử loài người là lịch sử
đào luyện năm giác quan của con người (thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác,
xúc giác). Nhờ săn bắn mà con người nhận ra nhịp điệu nhảy của những con bò
rừng, của động tác phóng lao khéo léo, của tốc độ.. Nhờ quay chỉ, người nguyên
thủy mới biết dùng những đường cong biểu diễn sự quay, sự tuần hoàn. Nhờ hoạt
động sống, tiếp xúc với hình khối, các thói quen thị giác nhận ra hai phương thẳng
đứng và nằm ngang gây nên tư thế vững chãi, đọc ra được những hình dạng cơ
bản ẩn chứa trong mọi vật. Hình tròn, hình vuông, đường cong, đường thẳng. . là
kết quả của sự trừu tượng hóa các kinh nghiệm thị giác được đào luyện trong lao
động. Nhịp điệu, đường nét, hình khối, màu sắc, âm thanh. . cũng được hình thành
nhờ sự quy đúc các kinh nghiệm của năm giác quan qua hàng thiên niên kỷ. Lao
động sinh ra nghệ thuật là theo nghĩa đó, các yếu tố tạo hình, tạo thanh, tạo sắc. .
trở thành quy thức để giao tiếp "tư duy", "biểu đạt" thông điệp.
Lao động chính là hình thức tổng quát, rèn luyện nên các giác quan đó, nó tinh
thần hóa và giải trí hóa lao động, lâu ngày trở thành một dạng hoạt động riêng,
hoạt động nghệ thuật.
- Ngôn ngữ như là công cụ chuyển tải nghệ thuật. Ngôn ngữ ra đời là kết
quả của nhu cầu biểu đạt và cũng là phương tiện biểu đạt chính xác đầu tiên của
con người. Các từ của ngôn ngữ là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa
qua thính giác, những cảm xúc mà năm giác quan thu nhận được với những tần số
lặp đi lặp lại dày đặc qua thời gian. Đó là quá trình tinh thần hóa thế giới hiện
thực, tách tinh thần khỏi vật chất. Từ đó hình thành "ngôn ngữ" tiếng nói, ngôn
ngữ hành động, các ký hiệu, tín hiệu,. . chuyển tải ý nghĩa, tư tưởng,. .
ngôn ngữ xuất hiện như là nhu cầu giao lưu người - người: sinh hoạt, lao động,
quan hệ . . Một nhu cầu giao lưu bậc cao là giao lưu tư tưởng - ý nghĩ - tình cảm.
Nhu cầu giao lưu đó thể hiện rõ nét trong nghệ thuật ngôn từ: văn chương, âm nhạc, hội họa. .
- Nghệ thuật ra đời cùng với tôn giáo. Việc thực hiện các nghi thức, tế lễ,
đòi hỏi có sự biểu đạt bằng âm thanh và động tác. Các âm thanh và động tác đó 40
lâu ngày được tiết tấu hóa, nhịp điệu hóa để diễn tả ý nghĩ, tình cảm con người,
chúng trở thành âm nhạc, nhảy múa.
Nghệ thuật tạo hình ra đời từ các tượng thần và các tranh vẽ quỷ thần.
Hoạt động tôn giáo là một trong những hoạt động tinh thần có tính tập thể
sớm nhất của loài người. Hoạt động đó không chỉ thể hiện sự sợ sệt thần linh mà
còn có sự thích thú, vui sướng, giải trí…
- Nhu cầu tinh thần sản sinh ra nghệ thuật. Trên cơ sở ý tưởng về tương lai,
về mục đích, ý nghĩa cuộc sống, con người có nhu cầu tạo ra một thế giới khác
vượt lên trên cuộc sống vật chất thực tại, đó là thế giới của hoạt động tinh thần và
nghệ thuật là một dạng tinh thần độc đáo. Các loại hình nghệ thuật, một mặt, làm
cho con người thích thú, sảng khoái ; mặt khác, gửi gắm tình cảm, ý nghĩa, tư
tưởng, ước mơ của con người với hiện tại và mai sau.
- Nghệ thuật xuất hiện như thế nào
Sự hình thành cảm xúc thẩm mỹ - nghệ thuật. Qua quá trình sống (lao động,
giao tiếp, sinh hoạt,. .) con người mới dần nảy sinh cảm xúc - cảm quan thẩm mỹ
trước cái đẹp. Cái đẹp là một chỉnh thể mang ý nghĩa chân - thiện - mỹ, nó có giá
trị đạo đức (thiện), có tính đúng mức trong cuộc sống (chân), có hình dáng cân đối - hài hòa (đẹp).
Sự xuất hiện nghệ thuật. Cảm xúc thẩm mỹ, cảm quan thẩm mỹ trực tiếp
trước đối tượng cụ thể và dần dần rời khỏi đối tượng. Do nhu cầu tinh thần, con
người còn có một nhu cầu cao hơn - nhu cầu tinh thần hóa đối tượng vật chất hiện
thực, tức là nâng những cái thực tại vật chất lên cái tinh thần. Cái vật đẹp (đối
tượng trực tiếp) và cái đẹp (trong tâm lý - kinh nghiệm) xa dần nhau ra. Con
người tinh thần hóa cái đẹp trực tiếp, vật chất thành một cái đẹp độc lập ở dạng
tinh thần. Hình ảnh đẹp tinh thần sống trong thế giới tinh thần của con người được
biểu hiện bằng vật chất đó là tác phẩm nghệ thuật.
3.13. Bản chất xã hội và những thuộc tính của nghệ thuật
- Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc thù
Con người sinh ra không chỉ tồn tại, mà phải sống và nhận thức thế giới, cải
tạo và sáng tạo ra thế giới mới - thế giới thứ hai của riêng con người. Để sáng tạo 41
ra thế giới đó, con người phải tiếp nhận và khám phá thế giới từ nhiều góc độ với
nhiều hình thái khác nhau: khoa học, chính trị, đạo đức, triết học, nghệ thuật.
Ý thức thẩm mỹ là một hình thái độc đáo của ý thức xã hội, trong đó ý thức
nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của ý thức thẩm mỹ.
Dưới góc độ thẩm mỹ, bằng tình cảm, ý chí và trí tuệ của mình, nghệ thuật
phản ánh thế giới nơi con người đang sống: tự nhiên, xã hội, con người
Đời sống xã hội quy định đời sống nghệ thuật.
Nghệ thuật là sản phẩm bậc cao của ý thức con người, là sự thăng hoa sức
mạnh bản chất người, là sự phản ánh của bộ não người. . đó là một hình thức phản
ánh đặc biệt, ý thức nghệ thuật vẫn là hình ảnh của thế giới hiện thực khách quan.
Tác phẩm nghệ thuật là thế giới tinh thần thể hiện tâm tư, nguyện vọng, lý tưởng
của con người sống trong một xã hội, một hoàn cảnh, một thời đại nhất định.
Bản chất xã hội trong nghệ thuật không phải ở chỗ phương thức phản ánh
xã hội của một loại nghệ thuật là như thế nào, mà nó thể hiện ở chỗ phương thức
phản ánh đó nói lên được cái gì của đời sống hiện thực. Không phải là nghệ thuật
tạo ra hiện thực, mà ngược lại đời sống hiện thực quy định nội dung bản chất của nghệ thuật.
Tính độc lập tương đối của ý thức thẩm mỹ.
Xã hội quy định ý thức thẩm mỹ, bản chất nghệ thuật. Bản chất nghệ thuật
có tính độc lập tương đối của nó. Hơn nữa, với tư cách là một hình thức phản ánh
độc đáo, nghệ thuật có cuộc sống riêng cũng rất độc đáo.
Ý thức nghệ thuật dựa vào đời sống tinh thần của con người: một mặt, nó
phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc đấu tranh xã hội, các nhân tố chính trị, đạo
đức; mặt khác, phải kể tới vai trò to lớn của di sản nghệ thuật, truyền thống tư
tưởng, sáng tác, thủ pháp kỹ thuật của các nhà sáng tạo tiền bối, đặc biệt của thế
giới quan, nhân sinh quan, các tư tưởng dự báo của sáng tạo nghệ thuật.
Sức mạnh tác động trở lại của nghệ thuật đối với đời sống xã hội.
Nghệ thuật có sức mạnh tác động trở lại đời sống xã hội. Tác phẩm nghệ
thuật chân chính là một chỉnh thể tinh thần mang các giá trị chân - thiện - mỹ, có
nội dung toàn vẹn hòa quyện với tình cảm - trí tuệ - ý chí con người. Nghệ thuật
giải quyết các vấn đề thẩm mỹ của con người trong các quan hệ con người với 42
con người, con người với cuộc sống xã hội và nhận thức thế giới. Mọi ước mơ, lý
tưởng của con người trong nhận thức thế giới để vươn tới sự hoàn thiện vô cùng
sinh động đều được biểu hiện thông qua nghệ thuật.
Những thuộc tính xã hội cơ bản của nghệ thuật
Bản chất xã hội của nghệ thuật được bộc lộ trong một số tính chất như
những thuộc tính cơ bản của nghệ thuật: tính giai cấp, tính đảng, tính nhân dân,
tính cá nhân, tính dân tộc và tính quốc tế.
Tính giai cấp: lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp. Nghệ thuật
là một bộ phận của thế giới tinh thần của xã hội, nó phản ánh cuộc sống sinh động
của giai cấp, cho nên nó không thể không mang tính giai cấp.
Tính đảng: Tính đảng biểu hiện đầy đủ tính khuynh hướng tư tưởng của
nghệ thuật khi nghệ sĩ bảo vệ lợi ích của giai cấp.
Tính nhân dân. Tính nhân dân của nghệ thuật là phạm trù bao trùm nhất, nó
biểu hiện mối quan hệ đa dạng giữa nghệ thuật và nhân dân thông qua đối tượng
sáng tạo, chủ thể sáng tạo, chủ thể cảm thụ, các quan điểm và phương pháp sáng tác...
Tính cá nhân, tính dân tộc, tính quốc tế. Chỉ có thể hiểu đúng mối quan
hệ giữa tính cá nhân, tính dân tộc và tính quốc tế của nghệ thuật trong quan hệ
biện chứng giữa cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phổ biến.
Nói cách khác: Là sản phẩm của ý thức xã hội phản chiếu tâm hồn con
người, tinh thần xã hội và thời đại, nghệ thuật mang những thuộc tính xã hội cơ
bản: Là sản phẩm của xã hội ở các hình thái khác nhau, nhưng là của xã hội có
giai cấp, nghệ thuật phản ánh thế giới tinh thần của xã hội, đời sống sinh động của
giai cấp. Do đó nghệ thuật mang đầy đủ các thuộc tính của xã hội có giai cấp như
tính giai cấp với ý thức thẩm mỹ và nhận thức thẩm mỹ đặc trưng riêng của giai
cấp đó; Mỗi giai cấp đều có mục đích và lý tưởng, mang đầy đủ khuynh hướng tư
tưởng, lập trường giai cấp, áp đặt lên đời sống xã hội. Trong nghệ thuật, tính giai
cấp đó phát triển thành tính đảng biểu hiện qua dấu hiệu thẩm mỹ, hình thành nên
giá trị nghệ thuật trong hình thức biểu hiện của các loại hình nghệ thuật. Do đó
nghệ thuật mang tính đảng; Nghệ thuật chân chính nhất của một nền nghệ thuật
bao giờ cũng là sản phẩm được chiết xuất từ các tinh hoa dân tộc. Mặt khác, các 43
giai cấp, trong đó có giai cấp thống trị đều là sản phẩm của một cộng đồng người
được hình thành vì mục tiêu hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn, vì tự do và hạnh
phúc của cộng đồng các giai cấp xã hội đó, tạo nên tính thống nhất biện chứng
giữa tính đảng và tính giai cấp. Bởi vậy, nghệ thuật chân chính là nghệ thuật đề
cao tính nhân dân, của nhân dân và vì nhân dân. Theo đó, nghệ thuật mang tính
nhân dân; Là sản phẩm được chiết xuất từ các tinh hoa dân tộc, nghệ thuật có tính
cá nhân. Nghệ thuật ở mỗi loại hình được tạo nên bởi nhận thức, ý thức và tài
năng của cá nhân nghệ sỹ; Nghệ thuật mang tính dân tộc bởi nghệ thuật không bị
hạn chế ở đối tượng hiện thực dân tộc mà thể hiện sâu sắc nhất trong tư duy nghệ
thuật độc đáo của dân tộc được quy định bởi đặc điểm lãnh thổ, kinh tế, điều kiện
sống, ngôn ngữ, tâm lý, con người. .; Tính quốc tế của nghệ thuật được biểu hiện
bằng tình cảm, trí tuệ, mục đích, lý tưởng vươn tới sự hoàn thiện của loài người.
Giữa tính cá nhân, tính dân tộc và tính quốc tế luôn thống nhất trong quan hệ biện
chứng giữa cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phổ biến, bởi mỗi cá nhân sáng tạo
vừa là một cá nhân duy nhất độc đáo, vừa là một thành viên của một dân tộc cũng
như của cộng đồng quốc tế. Trong mối quan hệ này, các thuộc tính đều có cái đặc
trưng riêng biệt lại vừa thống nhất để tạo nên cái độc đáo và cái phổ quát.
3.2. Chức năng xã hội,đặc trưng và cấu trúc của nghệ thuật
3.2.1. Chức năng xã hội của nghệ thuật
Nghệ thuật mang chức năng xã hội đặc thù là thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ
của con người. Có thể chia thành bốn nhóm chức năng mang những đặc trưng
riêng (không thể thay thế) của nghệ thuật:
- Chức năng thưởng thức gồm: khoái cảm, giải trí, đền bù. .
- Chức năng nhận thức gồm: phát kiến, tiên đoán, dự báo..
- Chức năng giáo dục gồm: thức tỉnh, thanh lọc, sáng tạo..
- Chức năng giao lưu gồm: thông tin, giao tiếp..
Chức năng thưởng thức là chức năng đặc biệt và ưu trội của nghệ thuật, vì
chỉ có nghệ thuật mới có thể đem lại khoái cảm, thích thú, hưng phấn riêng.. mà
không gì thay thế được. Người ta có thể thưởng thức các giá trị vật chất rất cao,
hay các thú vui tinh thần khác như thể thao, các trò chơi và nhiều hình thức giải
trí khác. Nhưng những cái đó không thể thay thế được nghệ thuật về tính chất xúc 44
cảm và sự lây lan tình cảm: từ tình cảm sang lý trí, từ thực tại sang liên tưởng,
tưởng tượng, gây sảng khoái tinh thần. Các khoái cảm do nghệ thuật đem lại là
khoái cảm thẩm mỹ - loại khoái cảm vừa giải trí, vừa làm thanh thản tâm hồn,
đem lại niềm hưng phấn trọn vẹn chân - thiện - mỹ.
Chức năng nhận thức: khả năng nhận thức của nghệ thuật cũng mang
những nét riêng mà các hình thái ý thức khác không có được. Tác phẩm nghệ
thuật là chỉnh thể chân - thiện - mỹ trọn vẹn. Nghệ thuật là sự tập trung lý tưởng
con người, nó nhận thức thế giới bằng các cảm quan - cảm xúc mạnh mẽ, đi vào
chiều sâu nội tâm đối tượng; phát hiện các quy luật tình cảm rất riêng của con
người. Chính vì vậy, lượng tri thức thẩm mỹ phong phú có thể đi sâu và mở rộng
thế giới tinh thần phong phú của con người và quan hệ giữa con người với nhận thức thế giới.
Nhận thức nghệ thuật là nhận thức có tính toàn năng, đem lại một tri thức
thẩm mỹ trọn vẹn. Đây là tri thức gián tiếp, nhưng vô cùng sống động dưới hình
thức đời sống cụ thể - cảm tính.
Chức năng giáo dục: tác phẩm nghệ thuật mang giá trị chân - thiện - mỹ, cô
đặc tri thức và tình cảm con người có khả năng nhân vốn sống tình cảm, lý trí con
người lên nhiều lần. Đánh giá thẩm mỹ ẩn sâu trong hình tượng nghệ thuật được
người thưởng thức tiếp nhận như tự gợi mở, sự thể hiện và định hướng. Xoay
quanh trục giá trị, nghệ sĩ khơi gợi sự hình thành thái độ yêu - ghét, cảm phục -
khinh bỉ. . của người cảm thụ với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau. Gây dựng
và rèn luyện cảm xúc thẩm mỹ, bồi dưỡng năng lực đánh giá, định hướng giá trị
về sáng tạo thẩm mỹ, đó chính là ưu thế độc tôn khả năng giáo dục của nghệ thuật.
Cảm thụ nghệ thuật không hề bị ức chế bởi tâm lý "bị giáo dục". Người ta
đến với nghệ thuật như một phương tiện giải trí hoàn toàn thoải mái và tự do. Giải
trí bằng nghệ thuật là hình thức giải trí tích cực: thưởng ngoạn - sáng tạo.
nghệ thuật là nơi biểu hiện sáng chói nhất.. , cái đẹp cứu rỗi nhân loại!
Chức năng giao lưu: khả năng giao lưu của nghệ thuật rất đặc biệt. Trước
hết, nghệ thuật là sự thăng hoa tinh thần (tư tưởng, tình cảm, ý chí,. .) con người; 45
nó là thông điệp giữa người với người; có thể truyền thông tin thẩm mỹ cho con
người hiện tại và cho các thế hệ mai sau.
Nghệ thuật có lợi thế đặc biệt là giao lưu bằng ngôn ngữ sống động - ngôn
ngữ nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật được tạo dựng bằng ngôn ngữ, động tác,
âm thanh, đường nét, hình khối, màu sắc,. . với những kết hợp ước lệ mà bất kỳ
dân tộc nào cũng đều hiểu. Những sự kết hợp ước lệ đó tạo thành các loại hình,
loại thể. Có thể nói, nghệ thuật là ngôn ngữ chung của loài người, nó truyền nội
dung tư tưởng, tình cảm, ý chí thông qua ngôn ngữ của các loại hình, loại thể
nghệ thuật - ngôn ngữ chung của loài người trên khắp hành tinh.
3.2.2. Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật
a. Hình tượng nghệ thuật và hình ảnh.
Hình ảnh như là kết quả của sự phản ánh thế giới bên ngoài vào trong ý
thức con người. Với ý nghĩa này, hình ảnh của các hiện tượng trong cuộc sống là
những biểu tượng, những khái niệm.
Hình tượng nghệ thuật trước hết là một hình ảnh, song về các mặt cấu tạo
cũng như nhận thức luận, nó phức tạp và khác xa hình ảnh bình thường.
Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hỉện
và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sỹ tái
hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực
quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải sao chép y
nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua
trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sỹ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn
tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sỹ day dứt. trăn trở cho người khác. Hình tượng
nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa
có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá
trình đời sống theo quan niệm của nghệ sỹ. Hình tượng nghệ thuật không phải
phản ánh các khách thể thực tại tự nó, mà thể hiện toàn bộ quan niệm và cảm thụ
sống động của chủ thế đối với thực tại. 46
Trong Mỹ học Mác - Lênin, hình tượng là khâu cơ bản, là một bộ phận
của cấu trúc nghệ thuật, nói đến hình tượng là nói đến hình tượng nghệ thuật.
Trong nghiên cứu đặc trưng của hình tượng nghệ thuật, Mỹ học Mác - Lênin chỉ
rõ, hình tượng nghệ thuật, trước hết là một hình ảnh, nhưng về các mặt cấu trúc
cũng như nhận thức luận, hình tượng khác xa với hình ảnh là kết quả của sự phản
ánh thế giới bên ngoài vào trong ý thức của con người. Không phải bất cứ hình
ảnh nào cũng có thể trở thành hình tượng nghệ thuật, bởi hình tượng là kết quả
của sự tái tạo lại những biểu tượng, những hình ảnh đã được khái quát để phản
ánh dưới dạng chung nhất qua sự thể hiện trên các chất liệu khác nhau của các loại hình nghệ thuật.
Các khái niệm trên cho thấy, giữa hình tượng và hình ảnh có sự khác biệt rõ
ràng. Hình ảnh là sự sao chép hiện thực, còn hình tượng là sự phản ánh hiện thực
thành những hình tượng cụ thể bằng sự khái quát của ngôn ngữ nghệ thuật. Mỗi
hình tượng nghệ thuật gắn với một đối tượng hiện thực được phản ánh.
Biểu tượng và hình tượng: Theo Mỹ học Mác - Lênin, biểu tượng thẩm mỹ là sản
phẩm của ý thức bậc cao của con người và duy chỉ có ở con người. Theo đó, biểu
tượng thẩm mỹ là giai đoạn tiếp theo của tri giác thẩm mỹ, nó phản ánh các đặc
tính căn bản của đối tượng thẩm mỹ, đánh giá và phản ánh tính tích cực của chủ
thể thẩm mỹ trước đối tượng thẩm mỹ.
Trong bài Về tính hình tượng và tính biểu tượng trong tác phẩm văn hóa -
nghệ thuật, TS. Nguyễn Văn Hậu phân tích, biểu tượng và hình tượng là hai mặt
biểu hiện tồn tại trong cùng một tác phẩm - thuộc phạm trù nghệ thuật. Chúng có
mối tương quan và gắn bó khá chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành nên
tác phẩm nghệ thuật. Hai khái niệm này trong thực tế vẫn tồn tại và thường được
dùng lẫn lộn với nhau, bởi chúng đều là những ký hiệu thuộc phạm trù nghệ thuật,
trong khi bản chất của chúng là khác nhau. Khái niệm hình tượng nghệ thuật, nói
lên phương thức nhận thức và sáng tạo lại sự vật, hiện tượng khách quan nào có
trong đời sống hiện thực theo cách riêng biệt, độc đáo và chỉ có ở nghệ thuật, để
trở thành hình tượng nghệ thuật với nhận thức chủ quan của con người. Tuy
nhiên, hình tượng không là bản sao chép máy móc nguyên mẫu của thế giới hiện
thực, mà là sản phẩm của sự sáng tạo thuộc về thế giới của tinh thần đã được khái 47
quát hóa, điển hình hóa từ những yếu tố cốt lõi chung nhất của hiện thực khách
quan, mang tính hư cấu, ước lệ. Hình tượng nghệ thuật là kết quả của trí tưởng
tượng trong tư duy của người nghệ sỹ mang bản chất nhận thức - khách thể và
nhân tố sáng tạo - chủ thể biểu hiện hết sức sinh động và độc đáo để làm nên tác phẩm nghệ thuật.
Dưới góc độ nghệ thuật, biểu tượng là một phạm trù thẩm mỹ, một dạng
chuyển nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật, biểu tượng gắn liền với năng lực “biểu
tượng hóa” đặc biệt chỉ có ở con người. Biểu tượng được hiểu là sự biểu hiện một
nội dung cụ thể, cảm tính, với những ý nghĩa và giá trị trừu tượng của một sự vật,
hiện tượng nào đó ở dạng thức ký hiệu.
Như vậy, biểu tượng và hình tượng từ ngôn ngữ học đến nghệ thuật học,
đều là những phạm trù thẩm mỹ có tính độc lập tương đối. Hình tượng là sự phản
ánh sáng tạo cái chung nhất mang tính ước lệ, khái quát một đối tượng cụ thể, ví
dụ như hình tượng con người nông dân là sự khái quát những yếu tố đặc trưng
nhất của tầng lớp nông dân, trong đó có cả tính vùng miền cùng các thành tố tạo
nên cấu trúc xã hội nông thôn vùng miền đó. Trong khi đó, biểu tượng là dạng
thức ký hiệu của ngôn ngữ văn hóa mang tính phổ quát rộng rãi. Ví dụ biểu tượng
về sự sinh thường gắn liền với các sự vật như quả lựu, gương sen có nhiều hạt,
tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. ., không chỉ mang giá trị nội dung ý nghĩa cho
một vùng, miền, một cộng đồng người cụ thể, trong tâm thức con người nói
chung, nó dường như vượt qua giới hạn của ngôn ngữ giao tiếp thông thường
(tiếng nói hay chữ viết) để được nhận biết ở hầu khắp các cộng đồng người trên
thế giới có nền văn hóa phồn thực tương đồng. Bởi vậy, biểu tượng có thể được
xem là một dạng thức ngôn ngữ đặc biệt mang tính nhân loại.
Mặt khác, khi nói hai khái niệm biểu tượng và hình tượng trong thực tế vẫn
tồn tại và thường được dùng lẫn lộn với nhau, bởi thứ nhất, chúng đều là sự phản
ánh ý thức và nhận thức thẩm mỹ của con người và chỉ có ở con người bằng hình
ảnh, chúng đều có một đặc trưng chung nhất là tính biểu tượng. Do vậy, ngoài đặc
trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật là tính hình tượng thì nó còn hàm chứa cả
tính biểu tượng dưới các hình thức như: Ký hiệu - ngôn ngữ lời nói: văn hoá
truyền khẩu nói chung, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, v.v. .; ký hiệu - ngôn ngữ viết: 48
văn chương, thi ca v.v. .; ký hiệu - ngôn ngữ tạo hình: hội hoạ, điêu khắc, kiến
trúc, nhiếp ảnh v.v. .; ký hiệu - ngôn ngữ hình thể: múa, xiếc, cử chỉ trong giao
tiếp, hành động lễ thức v.v. .; ký hiệu - ngôn ngữ âm thanh: ca, hát, âm nhạc
không lời; ký hiệu - ngôn ngữ tổng hợp: nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, rối, lễ hội, trò chơi v.v.
Thứ hai, cấu trúc của biểu tượng được xác lập bởi hai yếu tố cơ bản là
“hình tượng nghệ thuật” là một ký hiệu biểu thị (hình tượng cây trúc là biểu tượng
cho người quân tử), yếu tố trừu tượng mang tính ẩn dụ (người quân tử luôn vững
vàng như cây trúc trong gió bão), tạo nên một cách hiểu khác, biểu tượng là hình
tượng được hiểu ở bình diện đa nghĩa. Theo đó, mọi biểu tượng trước hết phải là hình tượng.
Thứ ba, nếu hình tượng nghệ thuật tạo nên giá trị thẩm mỹ thì biểu tượng
mang lại giá trị nhân văn cho tác phẩm nghệ thuật trong sự vận dụng đan xen hai
khái niệm biểu tượng và hình tượng có sự tương tác, nhưng không đồng nhất hoàn
toàn khi mọi hình tượng đều có thể trở thành biểu tượng, nhưng không phải mọi
hình tượng đều trở thành biểu tượng bởi, hình tượng chỉ dừng lại ở tính “đơn
nghĩa”, nó chỉ đại diện cho một đối tượng cụ thể, duy nhất, còn biểu tượng luôn
mang tính "đa nghĩa" với nội dung cụ thể bao hàm rộng hơn cái ý nghĩa mà người ta gán cho nó.
Thứ tư, trong QHTM, HTNT có thể trở thành biểu tượng ở các hình thức
bộc lộ hay ẩn tùy thuộc vào giới hạn nhận thức, năng lực thẩm mỹ của chủ thể
sáng tạo và quá trình sáng tạo nghệ thuật. Quá trình biểu tượng hóa của HTNT
phụ thuộc vào các yếu tố: bối cảnh lịch sử và văn hóa; nhận thức của chủ thể về
đối tượng phản ánh; năng lực xây dựng ý tưởng nghệ thuật; độ đậm đặc của nghĩa
hàm và năng lực khái quát hóa hay ước lệ trong HTNT.
Thứ năm, HTNT tạo nên cảm xúc trực tiếp cảm tính cụ thể, còn biểu tượng
lại nói lên khát vọng, mong muốn hướng tới các giá trị - chân lý của con người.
Giữa chúng có chung một đối tượng là giá trị nghệ thuật, và cảm xúc chính là
nhân tố đưa hình tượng và biểu tượng lại gần nhau hơn trong tính độc lập tương đối của mình. 49
b. Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật
Nếu phương thức phản ánh của khoa học là sử dụng hệ thống khái niệm,
phạm trù, tức là sự khái niệm hóa thì nghệ thuật lại sử dụng các hình tượng cụ thể - cảm tính.
- Tính cụ thể - cảm tính:Tính cụ thể của hình tượng nghệ thuật thể hiện ở
chỗ, hình tượng hiện lên trong óc tưởng tượng của ta, trước mắt ta, trong tai ta
một cách sống động từng hơi thở cuộc sống; Tính cảm tính thể hiện ở chỗ, hình
tượng nghệ thuật không xây dựng theo lôgíc hình thức thông thường mà theo
lôgíc tình cảm. Nó nặng về cảm nhận hơn là chứng minh.
Nhờ tính cụ thể - cảm tính, hình tượng nghệ thuật làm cho những kinh nghiệm
gián tiếp trở thành những kinh nghiệm trực tiếp. Tiếp xúc với nghệ thuật, người ta
dường như được trực tiếp sống với một cuộc sống thứ hai.
- Khái quát hóa và điển hình hóa là lược bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, thứ
yếu, làm nổi bật bản chất tốt đẹp nhất, điển hình nhất của con người – xã hội,
chọn lọc để xây dựng nên những hình tượng điển hình, tiêu biểu trong mọi lĩnh
vực cuộc sống thông qua lăng kính của tác giả.
Trong nghệ thuật không chỉ có sự điển hình hóa cái tích cực, cái tiến bộ, cái
đẹp, mà có cả sự điển hình hóa cái xấu, cái tiêu cực. Điển hình hóa nhân vật
thành công thì chúng ta đều trở thành những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị đích thực.
- Sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung: Cái riêng (chi tiết) của hình
tượng là sự sinh động, hấp dẫn, độc đáo thể hiện ở cá tính và sắc thái biểu hiện
của từng cá nhân và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cá thể, dân tộc, điều kiện sống,
bản sắc văn hóa . . ; Cái chung ở hình tượng nghệ thuật vừa mang tính điển hình,
vừa mang tính khái quát phổ biến, nó nói lên bản chất, tính tất yếu, cái mang tính
quy luật ở sự vật, hiện tượng được nghệ thuật phản ánh. Thông qua cái cá biệt, tác
giả làm cho người cảm thụ thấy được bản chất và quy luật tất yếu của cuộc sống.
Mức độ chân thực của nghệ thuật phụ thuộc rất nhiều vào sự thống nhất giữa cái
riêng và cái chung trong hình tượng nghệ thuật. Nặng về cái chung, hình tượng sẽ
trở nên khô khan, cứng nhắc. Kết hợp biện chứng mối quan hệ riêng - chung thì
hình tượng nghệ thuật điển hình sẽ chứa đựng những nét độc đáo, sinh động, có 50
cá tính của một tính cách, một cá nhân, đồng thời có cả những đặc điểm phổ biến
đại diện cho một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc, một thời đại.
- Sự thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan. Nói tới sáng tạo
nghệ thuật không chỉ dừng lại ở sự miêu tả thế giới bên ngoài, mà gắn liền với sự
phát hiện và đánh giá của chủ thể, trong đó phản ánh cùng một lúc hai đối tượng:
cuộc sống được tái tạo và người sáng tạo ra cuộc sống đó. bất kỳ hình tượng nghệ
thuật nào cũng đều phản ánh cái khách quan trong cuộc sống, nhưng do ý chí chủ
quan của nghệ sĩ tạo ra, do ý thức và trình độ thẩm mỹ chủ quan của nhà sáng tạo
chi phối. Yếu tố chủ quan trong hình tượng nghệ thuật không chỉ thể hiện ở sự
nhận thức, đánh giá của nghệ sĩ mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như
năng lực phán đoán và kinh nghiệm sống, tâm lý và đời sống tình cảm, khả năng
biểu hiện và phương pháp sáng tác. .
Tiêu chuẩn để đánh giá tính khách quan của hình tượng nghệ thuật nằm ở
tính hợp lý của nó với lý tưởng xã hội. Tính chủ quan trong hình tượng nghệ thuật
không phải là tùy tiện, mà là tư tưởng chỉ đạo phản ánh đúng lý tưởng xã hội.
Bản thân tình cảm, ý chí, lý tưởng ở đây đã chứa đựng những yếu tố lý trí. Bởi
tình cảm, ý chí và lý tưởng ở đây là tình cảm, ý chí, lý tưởng thẩm mỹ, tức là tình
cảm, ý chí, lý tưởng của những chủ đích tư tưởng. Bản thân trí tuệ trong quá trình
sáng tạo cũng như trong kết quả của quá trình đó cũng là trí tuệ tình cảm. Vì trí
tuệ ở đây đã được tình cảm hóa theo nguyên tắc phản ánh thẩm mỹ.
Các tư tưởng trong nghệ thuật bắt nguồn từ tư tưởng chính trị, triết học, đạo
đức, song chúng không được diễn tả bằng các khái niệm lôgíc, lập luận một cách
khách quan, mà vì xúc cảm đầy tình người của chủ thể sáng tạo.
Trong bất kỳ hình tượng nghệ thuật nào cũng chứa đựng những suy tư về cuộc
sống, về con người, tất cả toát ra qua ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật
là hiện thực trực tiếp của tình cảm – ý nghĩ con người.
Tình cảm và lý trí trong nghệ thuật luôn luôn là tiền đề tồn tại cho nhau
nhằm nâng cao hiệu quả nghệ thuật. Không bao giờ trong một hình tượng nghệ
thuật chỉ có yếu tố tình cảm mà không có yếu tố lý trí và ngược lại.
- Tính ước lệ. Phản ánh nghệ thuật là sự nhào luyện các ấn tượng nhận thức
được thế giới khách quan làm thành những hình tượng tương đương như những 51
tín hiệu cụ thể để chỉ những nội dung khác rộng hơn và sâu sắc hơn. Chính điều
đó làm cho nghệ thuật mang tính ước lệ. Trong nghệ thuật có nhiều cách ước lệ
khác nhau. Lập thể cũng là một cách ước lệ, trừu tượng cũng là một cách ước lệ.
Một mặt, ước lệ nào cũng xây dựng trên cơ sở hiện thực. Mặt khác, mục
đích của ước lệ không phải để chạy xa hiện thực, mà chính là thủ pháp thể hiện
cho hiện thực hơn. Càng ước lệ cao với nghĩa là ước lệ nghệ thuật, ước lệ càng có
khả năng thể hiện chính xác nội dung của hiện thực.
Ước lệ không đơn giản là sự quy ước của con người, nó là những tín hiệu
tất yếu, chỉ rõ những thông tin nói lên bản chất sự vật, hiện tượng. Ước lệ là bản
chất đặc trưng nằm trong sự hư cấu nghệ thuật, nó luôn phục tùng nguyên tắc khái
quát nghệ thuật, phản ánh nghệ thuật không bao giờ giống hệt hiện tượng được
phản ánh, ước lệ nhằm làm cho nghệ thuật cao hơn hiện thực.
Những thủ pháp nghệ thuật là các thuộc tính của ước lệ nghệ thuật: biểu
tượng, ví von, ẩn dụ, hoán dụ, cách điệu, hư cấu. . Những thủ pháp đó giúp cho sự
khái quát hóa, điển hình hóa trong nghệ thuật được sinh động, phong phú, uyển
chuyển và có hiệu quả cao.
- Cấu trúc hình tượng nghệ thuật gồm ba cấp độ:
+ Cấp độ vật chất: đó là ngôn từ, âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình khối,
đường nét, động tác,. . được người cảm thụ có thể cảm thụ bằng thị giác và thính giác đơn thuần.
+ Cấp độ tâm lý là cấp độ của tình cảm và xúc cảm nghệ thuật. Cấp độ này
nằm bên trên tầng biểu hiện vật chất của hình tượng. xuyên qua tầng “vật chất”
của nó, hình tượng đó gợi lên trong tâm lý, tình cảm người cảm thụ những ấn
tượng nhất định tùy thuộc vào đời sống tâm lý, tình cảm của chủ thể cảm thụ, nhờ
cấp độ này mà các rung cảm, sự cảm nhận trong quá trình cảm thụ được mở rộng.
+ Cấp độ tư tưởng - trừu tượng, sự hình thành hình tượng nghệ thuật ở cấp
độ này dựa trên những thao tác lý trí - tình cảm cao và phụ thuộc vào mức độ
nhận thức và năng lực cảm thụ của chủ thể thưởng thức.
Sự thống nhất biện chứng tất cả các yếu tố, các đặc trưng của hình tượng
nghệ thuật làm cho hình tượng nghệ thuật có tính toàn vẹn. 52
Hình thức phản ánh toàn vẹn của nghệ thuật mang tính hệ thống, nó phản
ánh các quan hệ khách quan - chủ quan, trực tiếp - gián tiếp, bên ngoài - bên
trong, hiện tại - tương lai,. . một cách có khuynh hướng, có chủ đích. Tính toàn
vẹn còn thể hiện ở chỗ, bộ phận trọng tâm quán xuyến tất cả các bộ phận và các
vòng khâu cũng như các quan hệ qua lại có tính hệ thống giữa các bộ phận và các
vòng khâu, từ đó làm nảy sinh các thuộc tính mới, nội dung mới
Cấu trúc của nghệ thuật được biểu hiện trong tác phẩm nghệ thuật của mỗi
loại hình nghệ thuật. Khái niệm khoa học bao giờ cũng là khái niệm đơn nghĩa.
Tư duy nghệ thuật là tư duy biểu trưng, ước lệ với hình tượng cấu trúc đa tầng nên
có tính đa nghĩa. Tính biểu trưng, tính ước lệ với cấu trúc nhiều tầng tạo nên đặc
điểm “ý tại ngôn ngoại” của nghệ thuật
- Hình tượng không chỉ là phương pháp phản ánh nghệ thuật, nó còn là sản
phẩm của bản thân sự phản ánh đó. Ở hình thức đơn giản nhất, hình tượng nghệ
thuật tồn tại như là tế bào của cơ thể nghệ thuật.
- Một tác phẩm nghệ thuật bao gồm nhiều hình tượng hợp lại, tạo nên một
hình tượng nghệ thuật tổng quát đa nghĩa. Tính đa nghĩa là cơ sở của tính hiện
hàm và tính hàm ẩn của hình tượng nghệ thuật. Sự kết hợp chặt chẽ và biện
chứng của mâu thuẫn, các thời điểm, các yếu tố và đặc tính của phản ánh nghệ
thuật làm cho hình tượng nghệ thuật nào cũng bao chứa một đặc tính rất chung là
vừa nói cái thực vừa ẩn ý cái hư, cái hiện có và cái có thể có, cái tự tại và bên
ngoài, cái hiện thực và cái khả năng, cái hiện tại và cái tương lai.
- Các đặc trưng và cấu trúc của hình tượng nghệ thuật với tư cách một tế
bào nghệ thuật cũng chính là đặc trưng và cấu trúc của hình tượng nghệ thuật với
tư cách một tác phẩm gồm nhiều hình tượng hợp thành.
- Tất cả các đặc trưng của nghệ thuật được thể hiện thông qua mối quan hệ
về nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật.
- Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao bao giờ cũng phải có sự tương ứng
hài hòa giữa nội dung và hình thức. 53
3.2.3. Nội dung và hình thức của nghệ thuật
- Nội dung của tác phẩm nghệ thuật
Nội dung tác phẩm là cuộc sống hiện thực đã được nghệ sĩ nhận thức và
phản ánh vào tác phẩm theo sự đánh giá và định hướng cho sự vươn tới những giá
trị mới của nghệ sĩ. Cái khách quan được đưa vào tác phẩm bao giờ cũng thông
qua cái chủ quan của tác giả.
Tác phẩm nghệ thuật bao gồm yếu tố khách quan và chủ quan. Chủ đề là cái do
nghệ sĩ lựa chọn từ cuộc sống khách quan. Còn tư tưởng nói lên cách xem xét,
đánh giá và giải quyết chủ đề theo ý đồ chủ quan của nghệ sĩ.
- Hình thức của tư tưởng
Hình thức liên quan đến hai vấn đề: một là, nội dung tác phẩm được thể
hiện bằng gì; hai là, nó được thể hiện như thế nào?
Vấn đề thứ nhất: để vật thể hóa và khách thể hóa ý đồ của giá trị tác phẩm
nghệ thuật, cần phải sử dụng những phương tiện vật chất - kỹ thuật, đó là phương
tiện tạo hình - biểu hiện.
Vấn đề thứ hai: Hình thức một tác phẩm nghệ thuật không chỉ tạo dáng bên
ngoài, mà còn là cơ cấu bên trong của nội dung. Do vậy, yếu tố quan trọng và phổ
biến của hình thức tác phẩm là bố cục, tức là cấu trúc tác phẩm: sự phân bố, sắp
xếp các bộ phận theo một hệ thống để thông qua đó bộc lộ nội dung.
- Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật
Nội dung và hình thức đều có vị trí quan trọng đối với chất lượng của một tác
phẩm nghệ thuật. Một mặt, nội dung quy định hình thức; mặt khác, mức độ hoàn
thiện của hình thức lại quy định mức độ thể hiện của nội dung.
Trong sáng tạo nghệ thuật, bao giờ nghệ sĩ cũng đi từ nội dung đến hình thức,
xuất phát từ nội dung mà tìm ra hình thức tương ứng.
- Chân lý nghệ thuật
Chân lý - đó là nội dung ý thức phản ánh một cách khách quan đối tượng
ngoài ý thức, độc lập với chủ thể nhận thức; còn giá trị - đó là ý nghĩa của đối
tượng (hiện thực hay tư tưởng đang tồn tại hay cần phải tồn tại) đối với chủ thể,
với con người; bên ngoài quan hệ đó thì mọi cái sẽ là vô nghĩa. Trong các tác
phẩm nghệ thuật vĩ đại bao giờ cũng chứa đựng những chân lý vô cùng sâu sắc. 54
Về lĩnh vực tinh thần, về bản chất nhân văn, cách nhìn của nghệ thuật đối
với tự nhiên, xã hội, con người có độ chính xác khác thường. Do đó mà nghệ
thuật nhìn ra bản chất và các quan hệ tinh tế, cao cả với sự sống đúng nghĩa của
nó từ bên trong. Về khía cạnh này, nó vượt lên trên những khả năng mà khoa học
và các hình thái ý thức khác có thể làm được. Chân lý, mục đích trong nội dung
nghệ thuật đem lại cho con người những hình thức hoạt động tinh thần đặc biệt.
Sức mạnh ưu trội của nghệ thuật là ở chỗ nó đem lại cho con người loại chân lý mà
ở đó người ta có thể tin, có thể yêu và hy vọng, và vì cái sự thật đó chính là cái kết
tinh chân - thiện - mỹ.
3.3. Các loại hình nghệ thuật cơ bản
3.3.1. Sự hình thành các loại hình, thể loại và lý do tồn tại của chúng
- Sự hình thành các loại hình nghệ thuật: Trong thế giới nghệ thuật có rất
nhiều dạng tồn tại của các tác phẩm nghệ thuật. Xuất phát từ đặc trưng phản ánh,
từ các phương tiện tạo hình - biểu hiện khác nhau và do các phương thức tồn tại
khác nhau, người ta phân các dạng tồn tại của nghệ thuật thành các loại hình, thể loại khác nhau.
- Cho đến nay, người ta thường quy ra bảy loại hình cơ bản của nghệ thuật:
kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội hoạ, văn chương, sân khấu, điện ảnh. Ngoài ra,
còn có trang trí, múa, xiếc, nhiếp ảnh, mỹ thuật công nghiệp, truyền hình nghệ
thuật, v.v. Mỗi loại hình nghệ thuật lại có nhiều thể loại khác nhau.
- Nghệ thuật là một phương thức nhận thức độc đáo, không có loại nhận
thức nào có thể thay thế được nó. Riêng trong nghệ thuật thì các loại hình, loại thể
cũng chính là những hình thức phản ánh đặc thù mà các loại hình, loại thể khác
không thể thay thế được. Đó là lý do đầu tiên của sự hình thành và tồn tại của các
loại hình, thể loại nghệ thuật.
- Sự phát triển và tồn tại của các loại hình, loại thể còn do tính đa dạng,
muôn màu, muôn vẻ của thế giới khách quan, của đối tượng - khách thể phản
ánh thẩm mỹ, cũng như tính đa sắc thái, đa cung bậc, đa góc độ của các giác
quan của chủ thể sáng tạo nghệ thuật quy định.
- Mỗi loại hình, loại thể đều có cuộc sống độc lập, có sức mạnh phản ánh,
khám phá riêng, do đó nó đáp ứng được các yêu cầu thẩm mỹ khác nhau. 55
- Sự phân nhóm các loại hình nghệ thuật
Dựa vào đặc điểm phản ánh, tồn tại và khả năng tác động đến người cảm
thụ khác nhau, người ta phân các loại hình nghệ thuật thành các nhóm khác nhau:
Nhóm loại hình nghệ thuật không gian và thời gian:
+ Nhóm không gian: kiến trúc, trang trí, điêu khắc, hội hoạ.
+ Nhóm thời gian: văn chương, âm nhạc.
+ Nhóm không gian - thời gian: sân khấu, điện ảnh, múa, ..
Tiền đề phân loại kiểu này dựa vào hình thức tồn tại của hình tượng.
Nhóm loại hình nghệ thuật thị giác và thính giác:
+ Nhóm thị giác: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ.
+ Nhóm thính giác: văn chương, âm nhạc.
+ Nhóm thị giác - thính giác: sân khấu, điện ảnh, múa.
Tiền đề phân loại kiểu này dựa vào các giác quan của chủ thể cảm thụ và sáng tạo.
Nhóm loại hình nghệ thuật tạo hình và biểu hiện:
+ Nhóm tạo hình: hội hoạ, điêu khắc.
+ Nhóm biểu hiện: âm nhạc, múa.
+ Nhóm tạo hình - biểu hiện: văn chương, sân khấu, điện ảnh, múa. .
Tiền đề của cách phân chia này là những đặc điểm phản ánh khách quan của hình
tượng nghệ thuật. Thật ra, bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào cũng vừa có tính
tạo hình, vừa có tính biểu hiện.
Cách phân chia theo tính chất thực dụng:
+ Nhóm liên quan tới công dụng thực tế: kiến trúc, trang trí (hiện nay còn có mỹ thuật công nghiệp).
+ Nhóm không có công dụng thực tế: các loại hình còn lại.
Cách phân chia nhóm theo yêu cầu biểu diễn:
+ Nhóm có các yêu cầu biểu diễn: âm nhạc, múa, sân khấu, điện ảnh. .
+ Nhóm không có yêu cầu biểu diễn: các loại hình còn lại.
Cách phân nhóm văn chương và nghệ thuật:
+ Một bên là văn chương.
+ Một bên là nghệ thuật: (các loại hình còn lại). 56
Cách phân chia này chủ yếu dựa vào vị trí, vai trò đặc biệt của văn chương đối với các loại hình khác.
Nghệ thuật đơn tính và nghệ thuật tổng hợp:
+ Nghệ thuật tổng hợp: sân khấu, điện ảnh, múa,. .
+ Nghệ thuật đơn tính: các loại hình còn lại.
Nghệ thuật tĩnh và nghệ thuật động:
+ Tĩnh: hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc.
+ Động: âm nhạc, múa, sân khấu, điện ảnh.
Tất cả các cách phân chia nêu trên đều là tương đối, chỉ dựa vào một số đặc
trưng nổi bật nào đó của các loại hình. Do chỉ chú ý mặt này, bỏ qua mặt kia, nên
cách phân chia nào cũng có sự gượng ép, phiến diện.
- ảnh hưởng qua lại giữa các loại hình nghệ thuật
Trong hệ thống các loại hình, vì mỗi loại hình có một ngôn ngữ riêng, một
khả năng khám phá và đáp ứng các nhu cầu thẩm mỹ riêng, cho nên chúng có tính
độc lập tương đối. Song, trên thực tế, có một vài loại hình giữ vị trí chủ đạo trong
các loại hình, nó chi phối mạnh mẽ các loại hình khác. Có một số loại hình gần
gũi nhau, bổ trợ cho nhau như hội họa, trang trí, điện ảnh, sân khấu,. Có những
loại hình nghệ thuật không thể tồn tại được nếu không có sự kết hợp của các loại
hình khác và đặc biệt là điện ảnh.
3.3.2. Đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật cơ bản
- Kiến trúc và nghệ thuật trang trí
Kiến trúc và trang trí luôn gắn bó với nhau, đó là những loại hình nghệ
thuật xuất hiện từ rất sớm trong xã hội loài người, và có ý nghĩa thực dụng rõ rệt:
kiến trúc và trang trí vừa thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần - sáng tạo nghệ thuật,
vừa thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người.
Kiến trúc là nghệ thuật chiếm lĩnh không gian bằng phương pháp tạo hình, nhằm
thoả mãn nhu cầu ở, đáp ứng cả hai mặt vật chất và tinh thần, thực dụng và thẩm mỹ.
Trang trí là loại nghệ thuật nằm giữa ranh giới sản xuất vật chất và tinh
thần; nó vừa có ý nghĩa thực dụng, vừa có ý nghĩa thẩm mỹ. Nghệ thuật trang trí 57
bao gồm nhiều kiểu loại, song nhiều khi bản thân nó cũng là một tác phẩm hội họa độc lập.
Theo sự phát triển của lịch sử cho thấy, kiến trúc không chỉ gắn với nghệ
thuật trang trí, trong sự tương tác giữa các loại hình nghệ thuật, kiến trúc gần như
có quan hệ mật thiết với tất cả: mỹ thuật với điêu khắc và hội họa được thể hiện
trong phạm vi nội, ngoại thất hay trong giới hạn một qui hoạch kiến trúc, sân khấu
hay các loại hình biểu diễn được thực hiện trong một thiết kế kiến trúc đặc thù là nhà hát…
- Điêu khắc và hội họa
Điêu khắc là loại nghệ thuật chiếm lĩnh không gian, nó phản ánh hiện thực
bằng hình khối không gian ba chiều (tượng tròn) hay 2 chiều (phù điêu), qua các
chất liệu gỗ, đá, thạch cao, kim loại. ., dùng kết cấu hình thức để thể hiện nội dung ý tưởng.
Hội họa là nghệ thuật chiếm lĩnh mặt phẳng - tìm không gian ba chiều trên
mặt phẳng bằng ngôn ngữ của đường nét, mảng, màu. Hội họa thuộc loại nghệ
thuật không gian, song nó phản ánh được cả thời gian. - Âm nhạc
Là loại nghệ thuật chiếm lĩnh nhịp điệu, tiết tấu, âm vực; nghĩa là nó sử
dụng âm thanh để thể hiện tâm tư, tình cảm, tư tưởng, mong muốn của con người.
Toàn bộ thế giới âm thanh được thể hiện trong bảy nốt nhạc với các thăng trầm
của chúng biến hóa vô tận như là những chữ cái của ngôn ngữ. Âm nhạc vừa
thuộc nghệ thuật thời gian (vì hình tượng của nó được triển khai trong thời gian
nghiêm ngặt theo trường độ, tiết tấu nhất định), vừa thuộc nghệ thuật biểu hiện (vì
qua sự biểu hiện của nhạc công, ca sỹ,. .) nó mới tồn tại. - Văn chương
Giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống các loại hình nghệ thuật. Bởi ngôn ngữ
văn chương làm cơ sở biểu hiện cho nhiều loại hình nghệ thuật.
Đối với các loại hình khác thì hình tượng nghệ thuật tồn tại ngay trong bản
thân tác phẩm, ở ngoài chủ thể cảm thụ, nhưng đối với văn chương thì hình tượng
chỉ hiện lên trong trí tưởng tượng người đọc, ở trong chủ thể cảm thụ. 58
- Sân khấu điện ảnh
Là nghệ thuật tổng hợp, được hình thành trên cơ sở kết hợp một số loại
hình nghệ thuật thành một chỉnh thể thống nhất.
Sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời. Bằng sự kết
hợp nhiều loại hình nghệ thuật cần thiết như văn chương, hội hoạ, kiến trúc, âm
nhạc,. . Sân khấu tạo nên các hình tượng nghệ thuật sống động đối với người
thưởng thức. Đó cũng chính là quá trình hình thành và tồn tại của các hình tượng nghệ thuật sân khấu.
Nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật hành động, lấy hành động làm nền tảng.
Nó thao tác hành động cụ thể, sống động và rõ ràng cùng một lúc trong không gian - thời gian.
Điện ảnh là một trong những loại hình nghệ thuật trẻ nhất, nó xuất hiện
vào cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, sau khi ra đời nó đã trở thành loại hình rất
quan trọng, mang tính quần chúng rộng lớn, đáp ứng cao nhu cầu thẩm mỹ của thời đại.
3.3.3. Vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội
- Một số vấn đề của hoạt động sáng tạo Nghệ thuật
+ Hoạt động sáng tạo nghệ thuật là loại hoạt động phức tạp, có tính đặc thù rõ rệt
với những yêu cầu cao về phẩm chất, năng lực, phương pháp..
+ Ở sáng tạo nghệ thuật, chủ thể của nó cần một tài năng tổng hợp bởi tính toàn vẹn của nghệ thuật.
+ Năng lực của chủ thể sáng tạo nghệ thuật có ý nghĩa rất quan trọng, nếu thiếu
nó thì không thể tạo ra tác phẩm, đó là độ nhạy cảm - những phản ứng tình cảm -
trước đối tượng phản ánh thế giới bên ngoài vào đời sống tâm hồn con người.
+ Tình cảm là nền tảng và là điều kiện thiết yếu của sự đồng hóa và cải biến thế
giới về mặt thẩm mỹ.
+ Đối tượng của sáng tạo nghệ thuật cũng là một tổng thể toàn vẹn.
+ Yếu tố lý trí là cái quy định về mặt xã hội của sáng tạo nghệ thuật.
+ Dấu hiệu khác thể hiện sự thống nhất các yếu tố tình cảm và lý trí trong nghệ
thuật là thái độ của chủ thể đối với thế giới khách quan. 59
+ Sự phản ánh nghệ thuật biểu hiện rõ khuynh hướng thiên về cảm thụ các sự kiện
khách quan thông qua ý nghĩa của chúng đối với cá nhân - xã hội, dưới sự lựa
chọn của thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ.
+ Cấu trúc chủ thể nghệ thuật là một tổng thể hòa quyện các yếu tố tình cảm và lý
trí trong các quan hệ đối với thế giới khách quan và đời sống xã hội - con người.
- Yếu tố tình cảm trong cấu trúc của sáng tạo nghệ thuật
+ Đặc điểm nổi bật của hoạt động sáng tạo nghệ thuật là khả năng cảm nghiệm
những hiện tượng của thế giới hiện thực với sức mạnh và chiều sâu khác thường của sự rung cảm.
+ Sự xúc động, chấn động và liên tưởng diễn ra bao giờ cũng do những hình ảnh;
những sự kiện cụ thể.
+ Trực giác là hình thái tri giác trực tiếp, mà nét nổi bật là sự ghi nhớ kết quả,
nhưng không có ý thức về con đường mà chủ thể đi đến kết quả đó.
+ Trí tưởng tượng là yếu tố đặc biệt quan trọng trong cấu trúc chủ thể sáng tạo
nghệ thuật. ở đây có sự liên kết chặt chẽ giữa tình cảm và lương tri, tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội.
- Yếu tố lý trí trong cấu trúc của sáng tạo nghệ thuật
+ Hình tượng nghệ thuật không chỉ thể hiện các dấu hiệu bề ngoài của đối tượng
phản ánh, mà chủ yếu là nói rõ, nói tập trung nhất những khía cạnh, những bản
chất căn bản của nó. Bởi vậy, việc xây dựng hình tượng nghệ thuật cần đến năng
lực nắm bắt bản chất của đối tượng. Điều đó không thể thực hiện được nếu thiếu
năng lực tư duy lý tính. Vậy nên, trong cấu trúc của chủ thể sáng tạo nghệ thuật,
yếu tố lý trí lại là hạt nhân.
+ Một hình thức độc đáo của sự phản ánh thế giới bằng lý trí là ẩn dụ.
+ Đặc điểm căn bản khác của tư duy lý tính trong nghệ thuật là liên tưởng.
+ Tính nhiều nghĩa của hình tượng nghệ thuật là phương thức phản ánh vốn chất
liệu phong phú do nghệ sĩ tích luỹ được.
- Tài năng nghệ thuật
+ Tài năng nghệ thuật là một chỉnh thể tụ hội các phẩm chất từ tình cảm đến lý trí,
từ thị hiếu đến lý tưởng, từ năng lực cảm thụ, nhận thức đánh giá đến sáng tạo nghệ thuật. 60
+ Tài năng là sự thống nhất độc đáo, có một không hai giữa cấu trúc sinh - tâm lý,
lý trí - tình cảm, cá nhân - xã hội,. .của chủ thể nghệ thuật; sự thống nhất này có
điểm chung về mặt xã hội và thái độ riêng tư không lặp lại đối với thế giới khách
quan kết tụ lại trong tác phẩm.
+ Tính độc đáo của tài năng không chỉ được thực hiện trong kết quả sáng tạo - tác
phẩm nghệ thuật, mà nó cũng được thể hiện rõ trong mỗi bước của quá trình sáng tạo.
+ Tài năng nghệ thuật chỉ có thể được hiện thực hóa trong những điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội nhất định.
- Quá trình sáng tạo nghệ thuật
+ Sáng tạo nghệ thuật là sự tìm tòi, phát hiện, nhưng phát hiện ra những ý tưởng
mới, tạo ra giá trị đích thực cho cuộc sống con người - xã hội.
+ Quá trình sáng tạo nghệ thuật diễn ra ba bước:
Bước một: chuẩn bị cho sự hình thành ý tưởng của tác phẩm.
Bước hai: khi toàn bộ thông tin tình cảm - tiềm thức căng đầy, chúng được nâng
lên cấp độ xung đột nội tại giữa các ấn tượng. Những xung đột đó chỉ có thể được
giải quyết bằng cách nâng tiềm thức (ở mức độ trực giác) lên cấp độ ý thức. Từ
hình ảnh mơ hồ (tín hiệu thứ nhất) được nâng lên hình ảnh có ý thức (tín hiệu thứ
hai), từ hoạt động cảm giác nâng lên hoạt động ý thức. Hình ảnh có ý thức được
chuyển sang tâm thế thực, có mục tiêu rõ ràng.
Bước ba, giai đoạn quyết định nhất của quá trình sáng tạo nghệ thuật là cảm hứng.
- Cảm thụ nghệ thuật như một quá trình đồng sáng tạo
+ Tác phẩm nghệ thuật ra đời tồn tại khách quan và bắt đầu thực hiện thiên chức
giao lưu, cảm hóa hóa thẩm mỹ của mình trong xã hội.
+ Hoạt động cảm thụ nghệ thuật bắt đầu từ khi công chúng tiếp xúc với tác phẩm.
+ Không chỉ các nhà sáng tạo nghệ thuật mới phản ánh thế giới hiện thực, mà
người cảm thụ nghệ thuật cũng nhận thức, đánh giá, sáng tạo và cải tạo thế giới
con người, thế giới hiện thực.
+ Đối tượng cảm thụ nghệ thuật là tác phẩm nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật là
đơn vị cuộc sống cô đặc, chứa đựng tâm tư, tình cảm, ước mơ, lý tưởng của con 61
người, tác phẩm nghệ thuật đưa con người vào hệ thống định hướng xã hội, định
hướng tinh thần tối ưu.
+ Khâu đột phá trong cảm thụ nghệ thuật là khoái cảm thẩm mỹ; tức là người cảm
thụ nghệ thuật tìm ra được chân lý bằng sự thể nghiệm đời sống trong tác phẩm;
từ sự khoái cảm tiếp nhận nghệ thuật lan sang sự nhận thức chân lý.
+ Cảm thụ cái đẹp và đánh giá cái đẹp là một sự giao hòa giữa chủ thể và đối
tượng, chủ thể sống với tác phẩm như một thế giới chứa đầy các sự kiện cuộc
sống được chọn lọc, được nâng cao, được hoàn thiện.
Kết quả của quá trình cảm thụ nghệ thuật là những hình tượng nghệ thuật đan
quyện hình tượng khách quan (nghệ thuật) với nhân tố chủ quan (người cảm thụ).
Hình tượng nghệ thuật được tinh thần hóa trở lại trong người cảm thụ, lúc này
hình tượng nghệ thuật mang sắc thái chủ quan của người cảm thụ.
+ Chủ thể cảm thụ nghệ thuật không chỉ đóng khung trong sự tiếp cận những tín
hiệu chứa trong hình tượng, trong tác phẩm nghệ thuật, mà còn phát hiện thêm
những vấn đề, liên tưởng tới những vấn đề trong tác phẩm không có.
- Sáng tạo nghệ thuật và sự phát triển nhân cách
+ Sáng tạo là hoạt động bậc cao, loại hoạt động chỉ có ở Con người; hơn nữa, là
loại hoạt động gắn với nhu cầu tinh thần ở trạng thái “tự do”, trạng thái tinh thần
“dư thừa” bậc cao.
+ Ở sáng tạo nghệ thuật, cái quyết định là từ việc giải quyết tình huống mà làm
nẩy sinh cái mới vượt lên bên trên nhiệm vụ giải quyết tình huống.
+ Yếu tố đặc trưng trong sáng tạo nghệ thuật là sự thâm nhập vào tình huống để
gợi ra một tình huống mới, không phải là đạt tới mục đích mà phát hiện ra một mục đích mới.
+ Cấu trúc của quá trình sáng tạo nghệ thuật: cấu trúc đặt mục đích, cấu trúc
của tính tích cực dự báo, của sức mạnh khai phóng tình huống, tìm và đặt ra
mục đích mới. Đó là một quá trình liên tục.
+ Quá trình sáng tạo nghệ thuật còn mang trong mình một chức năng có tính nhân
văn rộng hơn đó là chức năng đem lại những giá trị - ý nghĩa cho việc thực hiện lý
tưởng cá nhân với tư cách là con người: cá nhân – xã hội. 62
- Hoạt động thẩm mỹ và hoạt động nghệ thuật
a) Hoạt động thẩm mỹ
Thẩm mỹ hóa là nhu cầu và năng lực đặc trưng phổ biến của con người.
Mọi hoạt động của con người đều vươn tới yếu tố thẩm mỹ, theo thước đo của
cái đẹp. Đó là nhu cầu đưa cái đẹp, cái cao cả vào đời sống, thẩm mỹ hóa chính
bản thân và cuộc sống con người.
Sự thẩm mỹ hóa thế giới xung quanh con người (môi trường thiên nhiên -
con người và sản phẩm nghệ thuật), sự thẩm mỹ hóa bản thân con người và cuộc
sống của chính họ,. . đó là hoạt động thẩm mỹ, loại hoạt động thường xuyên, phổ
biến có tính bản chất - bản tính của con người.
b) Hoạt động nghệ thuật
Hoạt động nghệ thuật là loại hoạt động đặc thù với những sản phẩm đặc thù -
loại hoạt động tạo ra những sản phẩm có sự hài hòa, cân đối, phù hợp với mong
muốn theo lý tưởng của con người, theo thước đo của cái đẹp - gọi là tác phẩm nghệ thuật.
Người lao động trong lĩnh vực này gọi là nghệ sỹ.
Hoạt động nghệ thuật gồm quá trình: sáng tạo nghệ thuật, cảm thụ - thưởng
thức nghệ thuật, đánh giá - phê bình nghệ thuật và phổ biến - giáo dục thẩm mỹ.
c) Quan hệ giữa hoạt động thẩm mỹ và hoạt động nghệ thuật
Hoạt động thẩm mỹ và hoạt đông nghệ thuật là hai cấp độ khác nhau của
cùng một loại hoạt động. Hoạt động thẩm mỹ là cái nền rộng lớn và phổ biến.
Hoạt động nghệ thuật được phát triển, nâng cao hơn cái nền của hoạt động thẩm
mỹ, cho nên nó là loại hoạt động tập trung, tiêu biểu, là đỉnh cao của hoạt động thẩm mỹ.
Hoạt động thẩm mỹ và hoạt động nghệ thuật gắn liền với sự nảy sinh và
phát triển nhu cầu thẩm mỹ. Nhu cầu thẩm mỹ vừa là động cơ thúc đẩy, vừa là mục tiêu hoạt động.
- Quá trình hoạt động nghệ thuật
Hoạt động nghệ thuật diễn ra trong quá trình liên tục gồm bốn khâu cơ
bản: cuộc sống - nghệ sĩ - tác phẩm - công chúng vận động không ngừng theo 63
tiến trình lịch sử xã hội, giữa quá trình đó có khâu đánh giá - phê bình nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ. Cuộc sống Đánh giá Nghệ sĩ Công chúng Tác phẩm
(Sơ đồ quá trình hoạt động nghệ thuật)
Cuộc sống (thực tế đời sống xã hội) quy định tình cảm, ý nghĩ, tư tưởng của
nghệ sĩ. Tài năng và tư tưởng, lý tưởng của nghệ sĩ quy định chất lượng tác phẩm
nghệ thuật. Chất lượng của tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa rộng lớn, là sức mạnh
lôi cuốn công chúng. Trong quá trình thưởng thức, công chúng (công chúng nghệ
thuật) đối chiếu chất lượng thẩm mỹ của tác phẩm với cuộc sống (thực tế) và có
sự lựa chọn để tiếp nhận hay phản bác nhằm nâng cao đời sống tinh thần của
mình, xây dựng cuộc sống mới.
Đánh giá, phê bình nghệ thuật là góp phần vào việc nâng cao khả năng cảm
thụ và khả năng sáng tạo ngày một cao hơn. Đánh giá nghệ thuật liên quan đến cả
bốn khâu: cuộc sống, nghệ sĩ, tác phẩm và công chúng; nghĩa là phân tích cuộc
sống, đánh giá tác phẩm, gợi mở hướng cảm thụ nghệ thuật, khơi gợi hướng sáng tạo của nghệ sĩ.
Nếu biểu diễn quá trình hoạt động nghệ thuật trên một đường thẳng, ta
thấy quá trình đó gồm hai giai đoạn chủ yếu:
Sáng tạo nghệ thuật và cảm thụ nghệ thuật, giữa hai giai đoạn đó là đánh giá - phê bình: Cuộc Cuộc Nghệ sống Tác sống sĩ phẩm Sáng tạo Cảm thụ Đánh giá - Phê bình 64
Hai giai đoạn sáng tạo và cảm thụ có một khâu chung là tác phẩm, chúng
được liên kết bởi khâu tác phẩm, hay có thể nói, trong quá trình hoạt động nghệ
thuật, tác phẩm nghệ thuật là trung tâm. Tác phẩm là khâu kết thúc giai đoạn thứ
nhất (sáng tạo), đồng thời mở ra giai đoạn hai (cảm thụ), nó là tụ điểm của hoạt động nghệ thuật.
Thông qua quan hệ tác phẩm - công chúng, nội dung tư tưởng - thẩm mỹ
của hình tượng nghệ thuật được tồn tại khách quan trong cuộc sống, nghĩa là
không có quan hệ này thì tác phẩm nghệ thuật chưa thể hiện được đời sống của
nó, mặc dù nó tồn tại trong hiện thực. Chỉ thông qua công chúng, tác phẩm mới
thực hiện được sức sống của nó tới con người, phát huy tác dụng các chức năng
xã hội của nghệ thuật.
Quan hệ nghệ sĩ - tác phẩm - công chúng dù ở các loại nghệ thuật hiện
thực, lãng mạn hay siêu thực,. .trực tiếp hay gián tiếp đều chịu sự chi phối của
cuộc sống một cách rõ rệt. Bởi trước hết, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã
hội, là sản phẩm của sự phản ánh thế giới hiện thực vào đầu óc con người. Song
điều rõ ràng hơn là nhu cầu thẩm mỹ - nguồn gốc nảy sinh ra sáng tạo nghệ thuật
và cảm thụ nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống và trở về phục vụ cuộc sống. Khi
cuộc sống thay đổi, thế giới hiện thực thay đổi thì tất cả các hoạt động sống (trong
đó có sáng tạo nghệ thuật và cảm thụ nghệ thuật) cũng thay đổi.
- Những điểm giống nhau giữa nghệ sĩ và công chúng ở khâu trung tâm - tác phẩm
Nói tới nghệ thuật là phải có tính sáng tạo, vì mọi hoạt động của nghệ thuật
ở mức độ nào cũng đều có sự sáng tạo. Hoạt động của nghệ sĩ và hoạt động của
người cảm thụ đều có tính chủ động, tích cực và sáng tạo. Thưởng thức nghệ thuật
là thưởng thức - sáng tạo.
Nghệ sĩ nhận thức cuộc sống hiện thực, công chúng nhận thức tác phẩm do
nghệ sỹ tạo ra, nghĩa là nhận thức “hiện thực thứ hai”. Nghệ sĩ cải tạo hiện thực
để sáng tạo ra tác phẩm; còn công chúng thông quá tác phẩm nghệ thuật để cải tạo
chính mình. Nghệ sĩ sáng tạo một cách say mê, tự giác; công chúng hào hứng và
tự nguyện đến với tác phẩm. Nếu nghệ sĩ lao động bằng toàn bộ nhiệt tình và tài 65
năng của mình, thì người cảm thụ phải huy động tất cả năng lực tâm - sinh lý -
tinh thần để sống với tác phẩm nghệ thuật.
Mối quan hệ của hai giai đoạn sáng tạo và cảm thụ có sự thống nhất trong
một quá trình. Trong một tác phẩm, bao giờ người sáng tạo cũng mở ra hướng
cảm thụ theo khả năng “giải mã” của công chúng, gợi mở cho công chúng cảm
nhận tư tưởng tác phẩm, nghĩa là tư tưởng của tác giả được công chúng bàn luận
và thưởng thức. Tài năng của nghệ sĩ là gợi mở, khám phá những ý tưởng, làm
cho công chúng thấy được cái đẹp ẩn kín trong đời sống nghệ thuật, cái hàm ẩn
sâu xa và rộng lớn của tác phẩm.
- Những khác biệt giữa sáng tạo và cảm thụ trong khâu tác phẩm
Các quan hệ của nghệ sĩ với hiện thực, công chúng với tác phẩm,. . đều là
quan hệ thẩm mỹ. Song, khách thể của hai quan hệ này không đồng nhất; nếu
nghệ sĩ phản ánh đời sống hiện thực thì công chúng chỉ tiếp xúc với “hiện thực
thứ hai” do nghệ sỹ tạo ra trong tác phẩm, một đối tượng có tính tín hiệu do kết
quả của sự phản ánh hiện thực đem lại là một mô hình lý tưởng được khách thể
hóa. Quan hệ của nghệ sĩ với thế giới hiện thực mang lại thông tin về thế giới hiện
thực. Còn quan hệ công chúng - tác phẩm bắt gặp hai lớp thông tin: lớp hiện thực
- tín hiệu, và lớp ý tưởng được khái quát trên tín hiệu. Nói cách khác, trong quá
trình sáng tạo, nghệ sĩ vừa xây dựng hình tượng trong ý thức, vừa vật thể hóa hình
tượng thành tác phẩm. Còn ở sự cảm thụ thì thông qua tín hiệu, người cảm thụ
tinh thần hóa chính hình tượng đó vào trong trí tưởng tượng của mình. Kết quả
mà nghệ sĩ hằng đạt tới là tạo ra những giá trị thẩm mỹ mới. Trong khi đó, đối với
người thưởng thức thì nhu cầu thẩm mỹ được thỏa mãn, sức mạnh của giá trị thẩm
mỹ sẽ triển khai các chức năng xã hội của nó.
Tất nhiên, cả hai loại hoạt động này đều nhằm một mục đích chung là nhận
thức, sáng tạo và cải tạo con người - xã hội theo những lý tưởng thẩm mỹ nhất
định, Chính vì vậy, nhân tố khởi nguồn và kết thúc của toàn bộ chu trình đều là
đời sống hiện thực. Và dĩ nhiên, ở đằng sau của chu trình đó, đời sống con người -
xã hội không còn nguyên như cuộc sống ban đầu. Nghệ thuật chân chính, tác
phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực bao giờ cũng phản ánh, cải tạo cuộc sống con 66
người, hoàn thiện con người, từng bước nâng cao đời sống con người, thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Quan hệ giữa sáng tạo và cảm thụ (tác phẩm- công chúng) thông qua đánh giá
phê bình nghệ thuật.
Tham gia một cách đầy đủ và có ý nghĩa đối với đời sống nghệ thuật là hoạt
động đánh giá, phê bình nghệ thuật. Hoạt động này liên quan mật thiết tới tất cả
các khâu của hoạt động nghệ thuật, từ cuộc sống đến nghệ sĩ, từ tác phẩm cho đến
công chúng thưởng thức. . Chính vì vậy, đánh giá - phê bình nghệ thuật có ý nghĩa
rộng lớn và rất cần thiết đối với sự phát triển của nền nghệ thuật và phát triển đời
sống thẩm mỹ của xã hội.
Thông qua việc cảm thụ, phân tích, lý giải, gợi mở, bình giá tác phẩm nghệ
thuật - khâu trung tâm của hoạt động nghệ thuật - đánh giá, phê bình nghệ thuật
gắn kết trực tiếp với hai giai đoạn cơ bản của hoạt động nghệ thuật: sáng tạo nghệ
thuật và cảm thụ nghệ thuật; nó trở thành cầu nối giữa nghệ sĩ và công chúng thưởng thức.
Căn cứ theo yêu cầu xã hội, yêu cầu cuộc sống con người, hoạt động đánh
giá, phê bình nghệ thuật vừa là nơi phát tín hiệu xuôi về phía công chúng, soi sáng
cho họ cảm thụ, vừa phát tín hiệu ngược về phía nghệ sĩ; nó thông báo giá trị thực
tế của tác phẩm nghệ thuật, đánh giá quỹ đạo vận động của đời sống tác phẩm
nghệ thuật trong xã hội. Phê bình, đánh giá nghệ thuật có trách nhiệm đề xuất ý
kiến cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển văn hóa - nghệ thuật của Đảng
và Nhà nước. Có thể nói, đánh giá, phê bình nghệ thuật có vị trí và vai trò định
hướng trong hoạt động nghệ thuật xã hội. 67 68 69