-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương môn Nghiên cứu và ghi chép sản phẩm nội thất | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Đề cương môn Nghiên cứu và ghi chép sản phẩm nội thất | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 18 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Nghiên cứu và ghi chép sản phẩm nội thất 1 tài liệu
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp 42 tài liệu
Đề cương môn Nghiên cứu và ghi chép sản phẩm nội thất | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Đề cương môn Nghiên cứu và ghi chép sản phẩm nội thất | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 18 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nghiên cứu và ghi chép sản phẩm nội thất 1 tài liệu
Trường: Đại học Mỹ thuật Công nghiệp 42 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA TRANG TRÍ NỘI NGOẠI THẤT
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÀNH
HỌC PHẦN: NGHIÊN CỨU VÀ GHI CHÉP SẢN PHẨM NỘI THẤT
1. Thông tin về giảng viên:@tィウNktsNpィ ュ@tオ ョ@aョィ
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Nghiên cứu và ghi chép sản phẩm nội thất
- Tên tiếng Anh: Furniture Study - Mã học phần:
Số ĐVHT: 3 (2 lý thuyết + 1 thực hành) = 60 tiết
- Áp dụng cho Khoa, ngành/chuyên ngành đào tạo: Khoa Trang trí Nội ngoại thất- Ngành Thiết kế nội thất.
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần tiên quyết: Lịch sử nội thất, Cơ sở kiến trúc
- Các học phần học song hành: Thiết kế sản phẩm nội thất
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có):
- Phân bổ giờ đối với các hoạt động: + Nghe giảng lý thuyết: tiết
+ Thể hiện bài tập trên lớp: tiết
+ Thảo luận, hoạt động nhóm: tiết + Thực tập, thực hành: tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: tiết
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Trang trí Nội ngoại thất- Ngành Thiết kế nội thất.
3. Mục tiêu của học phần
3.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần - Kiến thức:
+ Có kiến thức giúp sinh viên hiểu tương đối về thời đại của sản phẩm, quá trình sáng tác, ý tưởng
sản phẩm của các nhà thiết kế. Qua đó thực hiện nghiên cứu về vật liệu, kết cấu sản phẩm.
+ Có phương pháp thể hiện bản vẽ thiết kế; ghi chép các sản phẩm nội thất, các quá trình gia công
lắp ráp sản phẩm. Đi sâu vào công việc thể hiện bản vẽ thiết kế.
+ Sinh viên nắm vững nguyên lý và lý luận về thiết kế sản xuất sản phẩm nội thất; lựa chọn vật liệu
cho sản phẩm nội thất hợp lý, trên cơ sở đó định ra phương án lắp đặt và công nghệ gia công hợp lý. Giải
quyết được các vấn đề kỹ thuật, mỹ thuật trong bản vẽ sản xuất, quản lý kỹ thuật sản xuất; Có kiến thức
về các lĩnh vực mỹ thuật, khoa học kỹ thuật tiên tiến thuộc nội dung ngành học. - Kỹ năng:
+ Thực hiện được các nghiên cứu về sản phẩm nội thất và vật liệu trang trí nội thất
+ Kỹ năng tư duy (Thông qua các bài giảng của thày cô giáo trên lớp, bài đọc và các bài tập, sinh
viên tự nghiên cứu, học hỏi qua sách- báo, qua internet ..);
+ Rèn luyện kỹ năng vẽ tay, diễn họa chất liệu, hình khối, màu sắc. Thiết kế được bản vẽ kỹ thuật
đúng tiêu chuẩn cùng bản vẽ thi công.+ Sinh viên qua đồ án sẽ hình dung được sản phẩm nội thất theo
không gian bằng cách: thể hiện được các mặt chiếu, các đường nét kỹ thuật, nắm bắt được kết cấu, hiểu
rõ vật liệu, màu sắc,…). - Thái độ:
+ Sinh viên triển khai công việc theo đúng kế hoạch của giáo viên lập ra: Nghiên cứu, thảo luận, phác
thảo, bố cục bản vẽ kỹ thuật;
+ Sinh viên đến lớp học đầy đủ, hoàn thành và trả bài tập theo đúng thời khóa biểu.
3.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể về kiến thức của học phần
Chương I. Lý thuyết (bổ xung trong quá trình học)
Nghiên cứu đặc điểm và phân loại sản phẩm nội thất
1. Giới thiệu chung về sản phẩm nội thất (đồ gia dụng)
- Nắm bắt được kiến thức cơ bản về sản phẩm nội thất: sử dụng, kết cấu và các yếu tố
cơ bản cấu thành sản phẩm nội thất
- Biết cách phân loại sản phẩm nội thất: theo vật liệu, theo công năng…
2. Nguồn gốc các sản phẩm nội thất truyền thống (Việt Nam) và hiện đại (nước ngoài).
Chương II. Thực hành
Đồ án Ghi chép màu sắc, vật liệu, kết cấu của: sản phẩm nội thất truyền thống Việt
Nam và sản phẩm nội thất nước ngoài cùng bài nghiên cứu về tác giả của sản phẩm đó. Cụ
thể: - Giai đoạn nghiên cứu sản phẩm: tên sản phẩm, thời gian – thời đại ra đời, (người thiết
kế), đặc điểm sử dụng của sản phẩm.
- Giai đoạn phác thảo: phác thảo sản phẩm về hình dáng dựa trên những hình ảnh,
hoa văn, họa tiết… được chụp, sao chép hoặc vẽ ghi trực tiếp.
Phác thảo về kết cầu dựa trên các thiết kế tương tự trong thực tế (mộng, mối ghép, hàn, gia công cơ khí…)
- Giai đoạn hoàn thiện đồ án: Dựa trên những nghiên cứu và các bài học trước sinh
viên bố cục bản vẽ sản phẩm nội thất đúng tiêu chuẩn, sử dụng màu sắc, thể hiện bản vẽ
theo các mặt chiếu, hình chiếu, theo không gian.
Nghiên cứu nội thất về một trong các nhà thiết kế dưới. Vẽ ghi lại một bộ sản phẩm của
nhà thiết kế được chọn: 1. Marcel Breuer 11. Rietveld 21. Charles Eames 2. Antoni Gaudi
12. Marshall Burns Lloyd 22. Isama Noguchi 3. Hermann Miller 13. Eileen Gray 23. Louis Poulsen 4. McKim, Mead 14. Pierre Chareau 24. Don Chadwick & White 15. Mies Van de Rohe 25. Mario Bellini 5. Frank Lloyd Whight 16. Le Corbusier 26. Luis Barragan 6. Josef Hoffmann 17. Alvar Aalto 27. Richard Meier 7. Elsie de wolfe 18. Geral Summers 28. Andree Putman 8. Eliel Saarinen 19. Dorothy Draper 29. Robert Venturi 9. Watter Gropius 20. George Nelson 30. Philippe Stark 10. Gustav Stickley 31. John Hutton
HƯỚNG DẪN THỂ HIỆN:
NGHIÊN CỨU & GHI CHÉP SẢN PHẨM
Ký hoạ: khổ A3 nằm ngang 1.Nghiên cứu: (pdf-A3)
- tên sản phẩm, thời gian
- thời đại ra đời, (người thiết kế),
- đặc điểm sử dụng của sản phẩm
2.Ký hoạ: (vẽ tay- tỷ lệ)
- về hình dáng dựa trên những hình ảnh, hoa văn, họa tiết… được chụp, sao chép hoặc vẽ ghi trực tiếp.
- Phác thảo về kết cầu dựa trên các thiết kế tương tự trong thực tế (mộng, mối ghép, hàn, gia công cơ khí…)
Ghi chép: khổ A1 nằm ngang. (Vẽ tay- kỹ thuật)
- Hoàn thiện đồ án: Dựa trên những nghiên cứu và các bài học trước sinh viên bố cục bản
vẽ sản phẩm nội thất đúng tiêu chuẩn, sử dụng màu sắc, thể hiện bản vẽ theo các mặt
chiếu, hình chiếu, theo không gian.
SẢN PHẨM NÀY TÊN LÀ GÌ?
Lounge Chair Wood (LCW)
Charles và Ray Eames đã dành nhiều năm thử nghiệm các kỹ thuật mới để sản xuất vỏ ghế bằng ván ép đúc ba chiều
phù hợp với đường nét của cơ thể con người. Họ đã đạt được điều này với những chiếc ghế trong Plywood Group,
những chiếc ghế đã trưởng thành thành tác phẩm kinh điển với vẻ ngoài vẫn mang phong cách đương đại ngày nay.
Đối với Plywood Group, họ cũng kết hợp ghế và lưng với các chân đế khác nhau. Nhờ hình dạng hữu cơ của vỏ ván
ép và phần tựa lưng hơi linh hoạt, những chiếc ghế nhẹ và nhỏ gọn này mang lại sự thoải mái tuyệt vời - cũng ở các
phiên bản không có vải bọc.
Charles và Ray Eames được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của thiết kế thế kỷ XX. Công việc của họ trải dài trong
các lĩnh vực thiết kế đồ nội thất, làm phim, nhiếp ảnh và thiết kế triển lãm.
Charles Eames, sinh năm 1907 tại St. Louis, Missouri, theo học kiến trúc tại Đại học Washington ở St. Louis và đã thiết kế một số ngôi
nhà và nhà thờ với sự hợp tác của nhiều đối tác khác nhau. Tác phẩm của ông đã thu hút sự chú ý của Eliel Saarinen, người đã đề nghị
cho ông học bổng tại Học viện Nghệ thuật Cranbrook ở Michigan vào năm 1938. Năm 1940, ông và Eero Saarinen giành giải nhất trong
'Cuộc thi thiết kế công nghiệp cho 21 nước Cộng hòa Hoa Kỳ' - còn được biết đến là 'Thiết kế hữu cơ trong nội thất gia đình' - được tổ
chức bởi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA) ở New York. Eames được bổ nhiệm làm trưởng phòng thiết kế công nghiệp tại Cranbrook cùng năm.
Ray Eames tên khai sinh là Bernice Alexandra Kaiser ở Sacramento, California, vào năm 1912. Cô theo học trường Cao đẳng Bennett
ở Millbrook, New York và tiếp tục học hội họa tại Trường Mỹ thuật Hans Hofmann cho đến năm 1937. Trong năm này, cô đã trưng bày
tác phẩm của mình trong cuộc triển lãm đầu tiên của nhóm Nghệ sĩ Trừu tượng Hoa Kỳ tại Bảo tàng Riverside ở New York. Cô trúng
tuyển Học viện Nghệ thuật Cranbrook năm 1940.
Charles và Ray Eames kết hôn năm 1941 và chuyển đến Los Angeles, nơi họ cùng nhau bắt đầu thử nghiệm các kỹ thuật đúc ba chiều
của ván ép. Mục đích là tạo ra những chiếc ghế thoải mái mà giá cả phải chăng. Tuy nhiên, chiến tranh đã làm gián đoạn công việc của
họ, và thay vào đó Charles và Ray chuyển sang thiết kế và phát triển thanh nẹp chân làm bằng ván ép, được sản xuất với số lượng lớn
cho Hải quân Hoa Kỳ. Năm 1946, họ trưng bày các thiết kế đồ nội thất thử nghiệm của mình tại MoMA. Công ty Herman Miller ở
Zeeland, Michigan, sau đó bắt đầu sản xuất đồ nội thất Eames. Charles và Ray đã tham gia cuộc thi 'Nội thất giá rẻ' năm 1948 tại MoMA,
và họ đã xây dựng Ngôi nhà Eames vào năm 1949 làm nơi ở riêng của mình. Ngoài công việc trong lĩnh vực thiết kế nội thất và kiến
trúc, họ còn thường xuyên chuyển hướng sang thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh, phim và thiết kế triển lãm. Năm 1957, Vitra ký hợp đồng cấp
phép với Herman Miller và bắt đầu sản xuất các thiết kế của Eameses cho châu Âu và Trung Đông. Chính cuộc gặp gỡ với công việc
của họ đã thúc đẩy sự khởi đầu của công ty với tư cách là một nhà sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên, không chỉ sản phẩm của Charles và
Ray Eames mới để lại dấu ấn. Ngay cả ngày nay, triết lý thiết kế của họ vẫn tiếp tục định hình đáng kể các giá trị.