ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ CẢNG BIỂN-Trường Đại Học Văn Lang
Anh chị hãy trình bày nội dung khái niệm cảng biển và kết cấu hạ tầng hàng hải? Nêu vai trò của cảng biển đối với hoạt động nội thương của Việt Nam.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45473628
ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ CẢNG BIỂN
Câu 1: Anh chị hãy trình bày nội dung khái niệm cảng biển và kết cấu hạ tầng hàng
hải? Nêu vai trò của cảng biển đối với hoạt động nội thương của Việt Nam
Theo điều 73 Bộ luật Hàng Hải Việt Nam 2015: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất
cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu
thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng
biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
Theo khoản 24 điều 4 Bộ luật Hàng Hải Việt Nam 2015: Kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm
kết cấu hạ tầng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, luồng hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng
hải, báo hiệu hàng hải, hệ thống thông tin điện tử hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè
hướng dòng, kè bảo vệ bờ và các công trình hàng hải khác được đầu tư xây dựng hoặc thiết
lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam để phục vụ hoạt động hàng hải.
*Vai trò của cảng biển đối với hoạt động nội thương
Cảng biển là đầu mối vận chuyển hàng hóa nội địa, là nơi tiếp nhận, xếp dỡ, lưu trữ và
chuyển tải hàng hóa từ tàu biển sang các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường
thủy nội địa để phân phối đến các địa phương trong cả nước.
1. Giao thương quốc tế:
Cảng biển là cửa ngõ quan trọng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Nó cung cấp một nền tảng
để các tàu thuyền và container được tiếp nhận và phân phối hàng hóa trên phạm vi toàn
cầu. Cảng biển cho phép hàng hóa được vận chuyển từ các quốc gia khác nhau thông qua
đường biển, tạo ra một mạng lưới giao thương quốc tế.
2. Vận chuyển hàng hóa trong nước:
Cảng biển đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa trong nước. Các cảng biển
nằm ở các địa điểm chiến lược trên bờ biển giúp kết nối các khu vực nội địa với các thành
phố và vùng lân cận. Điều này giúp tăng cường thương mại và phát triển kinh tế trong nước.
Ví dụ: Như để vận chuyển hàng từ Nam ra Bắc nếu chỉ sử dụng một phương thức vận tải
như đường bộ thì sẽ làm tăng chi phí ngoài ra còn không thể vận chuyển một lượng lớn
hàng hóa còn nếu sự dụng kết hợp đường biển và đường bộ thì sẽ khắc phục được những vẫn đề trên.
3. Kết nối vùng lãnh thổ:
Cảng biển đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng lãnh thổ của một quốc gia. Nó
là điểm giao thoa giữa đường biển và đường bộ, cho phép hàng hóa được chuyển đổi từ hệ lOMoAR cPSD| 45473628
thống vận chuyển đường biển sang hệ thống vận chuyển đường bộ và ngược lại. Cảng biển
cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ cần thiết để hàng hóa có thể di chuyển một cách liên tục
và hiệu quả từ cảng đến các khu vực nội địa và ngược lại.
4. Tạo thuận lợi cho thương mại nội địa:
Cảng biển không chỉ đóng vai trò trong giao thương quốc tế mà còn hỗ trợ thương mại nội
địa. Nó cung cấp một kênh vận chuyển hiệu quả cho hàng hóa từ các khu vực nội địa đến
các khu vực khác trong cùng một quốc gia. Nhờ vào cảng biển, hàng hóa có thể được vận
chuyển bằng đường biển, giúp giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng so với các
phương thức vận chuyển khác như đường bộ hoặc đường hàng không.
Ví dụ: Theo số liệu thống kê, năm 2022, tổng khối lượng hàng hóa qua cảng biển Việt
Nam tăng 11,1% so với năm 2021. Trong đó, khối lượng hàng hóa nội địa tăng 10,4%.
5. Phát triển kinh tế địa phương:
Cảng biển là nơi thúc đẩy kinh tế của của địa phương và các vùng lân cận, tạo ra các cơ
hội việc làm, thu hút đầu tư, tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế, đóng góp vào vào sự
ổn định và an nình quốc gia. Ngoài ra nó còn thu hút các hoạt động kinh doanh liên quan
đến vận chuyển hàng hóa, bao gồm dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải, và các ngành công
nghiệp hỗ trợ khác. Cảng biển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và kinh doanh
trong khu vực lân cận, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh.
6. Cảng biền là nơi cung cấp các dịch vụ logistics cho các đơn vị tham gia vào chuỗi cung ứng
Như lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện các hoạt
động liên quan tới vận tải, lưu kho, lưu bãi, sắp xếp, đóng gói, bảo quản, phân phối, thủ
tục hải quan, bảo hiểm, tài chính và thông tin. Cảng biển giúp tối ưu hóa các dịch vụ này,
nâng cao chất lượng và giá trị của hàng hóa, tăng cường sự hài lòng và niềm tin của khách hàng
Câu 2 : Anh chị hãy trình bày quan điểm quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng
biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050? Qua đó, Anh chị hãy đưa
ra những vai trò của cảng biển đối với ngành nông nghiệp Việt Nam? * Căn cứ theo
điều 1 Quyết định số 1579/QĐ-TTg và Quyết định số 886/QĐ-TTg Quan điểm: -
Cảng biển là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội, được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư bảo
đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội, lOMoAR cPSD| 45473628
thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo, tăng cường
hợp tác quốc tế về biển, duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. -
Phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, an ninh
hànghải, kết nối hiệu quả các phương thức vận tải; phát huy lợi thế là phương thức chủ đạo
vận tải hàng hóa khối lượng lớn, đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế,
góp phần giảm chi phí logistics. -
Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, gắn kết với không gian phát triển kinh tế, đô thị;
tậptrung phát triển các cảng cửa ngõ quốc tế có khả năng tiếp nhận các tàu biển có trọng
tải lớn đi các tuyến biển xa; tận dụng điều kiện tự nhiên, phát triển hài hòa, hợp lý giữa các
cảng biển và không gian phát triển đô thị; giữa cảng biển với kết cấu hạ tầng cảng cạn, bến
phao và khu neo chuyển tải. -
Huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư đồng bộ,
cótrọng tâm trọng điểm hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải; ưu tiên nguồn lực nhà nước đầu
tư kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, đặc biệt là các cảng cửa ngõ quốc tế; tiếp tục phát
huy hiệu quả việc phân cấp, phân quyền về huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện cho địa phương. -
Chủ động tiếp cận, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp
lầnthứ tư trong xây dựng, quản lý, khai thác hướng tới xây dựng cảng biển xanh, tiết kiệm
năng lượng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đường bờ, mặt nước. - Phát
triển nguồn nhân lực, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực hàng
hải, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng biển. Tăng cường hợp tác, tranh
thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực hàng hải -
Bảo đảm an sinh xã hội, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương theo
chứcnăng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong đầu tư phát triển cảng biển, kết cấu hạ tầng hàng
hải và đầu tư các kết cấu hạ tầng, các công trình dân sinh phục vụ nhân dân, đảm bảo an
sinh xã hội, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa du lịch và môi trường
Tầm nhìn đến năm 2050: -
Phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại ngang tầm với khu vực và thế
giới,đáp ứng các tiêu chí cảng xanh; đáp ứng đầy đủ, hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội đất nước, là trụ cột chính có vai trò động lực, dẫn dắt, phát triển thành công kinh tế
hàng hải theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ
tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế
biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần đưa nước ta trở thành
quốc gia biển mạnh và nước phát triển, thu nhập cao. - Năng lực hệ thống cảng biển đáp
ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,0 đến
4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,2 đến 1,3 %/năm. lOMoAR cPSD| 45473628
Vai trò của cảng biển đối với ngành nông nghiệp Việt Nam:
1. Là cầu nối trong việc mua bán:
- Cảng biển là cầu nối liên kết giữa sản xuất nông nghiệp và thị trường tiêu thụ. Các cảng
biển sẽ nhận hàng nông sản từ khu vực nông thôn và vận chuyển đến các thị trường trong
nước cũng như ngoài nước,
Ví dụ: Tại Việt Nam, hệ thống cảng biển đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ, đáp ứng
nhu cầu xuất nhập khẩu nông sản ngày càng tăng cao. Trong năm 2022, kim ngạch xuất
khẩu nông sản của Việt Nam đạt 43,5 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2021
2. Xuất khẩu và nhập khẩu: -
Xuất khẩu: Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam được xuất sang các thị trường
lớntrên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... góp phần nâng cao giá trị gia tăng,
thu nhập và đời sống cho người nông dân, đồng thời tăng cường uy tín và thương hiệu của
nông sản Việt Nam trên thế giới. -
Nhập khẩu: Các cảng biển đóng vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu phân bón,
hóachất, nguyên liệu khác cho nông nghiệp và công nghệ nhằm phục vụ cho ngành nông nghiệp nước ta.
Ví dụ: Cảng Cát Lái (TP.HCM) là cảng biển quan trọng ở TP.HCM để phục vụ việc nhập
khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Tuy không chuyên biệt vào các mặt hàng nông nghiệp, nhưng
cảng này vẫn có khả năng nhập khẩu các loại hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc
nông nghiệp và công nghệ mới nếu có nhu cầu.
3. Tăng cường giá trị gia tăng: -
Xử lý đóng gói: Cảng biển còn là nơi có thể thực hiện các quy trình xử lý và đóng
gói.Điều này có thể tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản trước khi chúng được xuất khẩu. -
Lưu trữ và xử lý hàng hóa: Cảng biển có vai trò lưu trữ và xử lý hàng hóa liên quan
đếnngành nông nghiệp. Đối với các loại nông sản như: lúa, ngô, cà phê, cacao, cảng biển
cung cấp kho lưu trữ và và cơ sở xử lý nhằm bảo quản, chế biến và đóng gói nông sản
trước khi vận chuyển ra thị trường.
4. Hỗ trợ thương mại quốc tế:
- Cảng biển là điểm gặp gỡ giữa ngành nông nghiệp Việt Nam và các đối tác thương mại
quốc tế. Các hoạt động tại cảng cung cấp cơ hội để xây dựng mối quan hệ, ký kết các thỏa
thuận thương mại và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp.
5. Giảm chi phí vận chuyển: lOMoAR cPSD| 45473628
- Cảng biển thường có khả năng vận chuyển hàng hóa theo quy mô lớn, điều này giúp giảm
chi phí vận chuyển. Qua cảng biển, nông dân và nhà sản xuất nông nghiệp có thể tiết kiệm
được chi phí vận chuyển so với việc sử dụng các phương tiện vận tải khác nhau như máy bay hoặc xe tải.
6. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân:
- Theo ước tính, mỗi năm, cảng biển Việt Nam tạo ra khoảng 2 triệu việc làm, trong đó có
khoảng 1,5 triệu việc làm trực tiếp và 0,5 triệu việc làm gián tiếp. Thu nhập của người dân
khu vực ven biển cũng được cải thiện nhờ hoạt động của cảng biển. Theo số liệu của Tổng
cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người khu vực ven biển cao hơn khu vực nội địa từ 20-30%.
Câu 3: Anh chị hãy trình bày mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng
biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030 ? Qua đó, Anh chị hãy đưa ra những vai trò của
cảng biển đối với hoạt động ngoại thương của Việt Nam?
* Căn cứ theo điều 1 Quyết định số 1579/QĐ-TTg và Quyết định số 886/QĐ-TTg
Căn cứ theo điều 1 Quyết định số 1579/QĐ-TTg Mục tiêu đến năm 2030 -
Phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng
nhucầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an toàn hàng hải và bảo
vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta cơ bản
trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm
2030 với một số chỉ tiêu cụ thể như sau: -
Về năng lực: đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các
vùng,miền trong cả nước và hàng trung chuyển, quá cảnh cho các nước trong khu vực cũng
như nhu cầu vận tải hành khách nội địa và quốc tế. Hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua
lượng hàng hóa từ 1.140 đến 1.423 triệu tấn (trong đó hàng container từ 38 đến 47 triệu
TEU); hành khách từ 10,1 đến 10,3 triệu lượt khách. -
Về kết cấu hạ tầng: ưu tiên phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch
Huyện(Hải Phòng), Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu). Nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp
phát triển từng bước cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa) để khai thác
tiềm năng về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. Quy hoạch định hướng phát triển bến cảng
Trần Đề (Sóc Trăng) phục vụ đồng bằng sông Cửu Long để có thể triển khai đầu tư khi có
đủ điều kiện; các cảng biển quy mô lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
hoặc liên vùng; các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; lOMoAR cPSD| 45473628
các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp; các bến cảng tại các
huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo.
Căn cứ điều 1 Quyết định số 886/QĐ-TTg 1.
Nâng cao nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Quyết địnhsố
1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 2.
Xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án cụ thể triển khai thực hiện
theotừng giai đoạn từ nay đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các Bộ, ngành, địa
phương; xác định rõ phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành và
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện. 3.
Định hướng cho các bộ, ban ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộctrung ương trong việc xây dựng kế hoạch, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các
đơn vị liên quan trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy
hoạch trong từng giai đoạn.
* Vai trò cảng biển đối với ngoại thương
1. Giao thương quốc tế:
- Cảng biển là nơi kết nối các vùng đất và đảm bảo sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc
gia,là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng nhất cho giao thương quốc tế và đóng
vai trò là cửa ngõ kết nối giữa các quốc gia. Một số lượng lớn hàng hóa được vận
chuyển thông qua cảng biển, từ hàng hóa tiểu thuyết đến hàng hóa công nghiệp.
2. Vận chuyển hàng hóa:
- Cảng biển là điểm tập trung của các phương tiện vận chuyển hàng hóa như tàu
thuyền, container, xe tải, và các phương tiện khác. Cảng biển cung cấp hạ tầng và dịch
vụ cần thiết để vận chuyển hàng hóa từ tàu ra bờ và ngược lại.Đây cũng là loại hình
vận tải then chốt, giữ vai trò quan trọng trong giao thương quốc tế hiện nay, giúp doanh
nghiệp mở rộng thị trường buôn bán đến toàn cầu, từ đó thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ cho nền kinh tế xã hội - đất nước.
3. Lưu trữ và phân phối hàng hóa:
- Cảng biển cung cấp nơi để lưu trữ tạm thời hàng hóa trước khi được phân phối
đếnđiểm đích cuối cùng. Các cảng biển hiện đại cũng cung cấp các dịch vụ khác như
đóng gói, gắn kết và đánh máy hàng hóa. 4. Tạo ra việc làm và kinh tế địa phương: lOMoAR cPSD| 45473628
- Cảng biển tạo ra thu nhập cho người dân và ngân sách địa phương thông qua
cáccông việc liên quan đến vận tải, xếp dỡ, lưu kho và các dịch vụ hậu cần. Khi cảng
biển phát triển, nó cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển địa phương.
5. Hỗ trợ thương mại quốc tế:
- Cảng biển là môi trường để các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa giao
dịch với các đối tác quốc tế. Cảng biển cung cấp các dịch vụ cần thiết để thu hút các
doanh nghiệp và tăng cường thương mại quốc tế.
6. Tăng Cường Xuất Khẩu:
- Tiện Lợi Cho Xuất Nhập Khẩu: Cảng biển cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ cần
thiết để tăng cường xuất khẩu, giúp doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả chuyển
hàng hóa ra khỏi quốc gia và đến các thị trường quốc tế.
- Đa Dạng Hóa Thị Trường: Bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, cảng
biển giúp đa dạng hóa các nguồn thu nhập cho doanh nghiệp và quốc gia.
7. Thúc Đẩy Thương Mại Toàn Cầu:
- Liên Kết Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu: Cảng biển kết nối với các phương tiện vận tải
khác nhau để thúc đẩy liên kết trong chuỗi cung ứng quốc tế, giảm thời gian và chi phí vận chuyển.
- Khả Năng Phục Hồi Sự Cố: Sự linh hoạt và quy mô của cảng biển giúp nhanh chóng
phục hồi khi có sự cố, duy trì sự ổn định trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
8. Thúc Đẩy Đầu Tư Nước Ngoài:
- Tạo Điều Kiện Thuận Lợi: Cảng biển thuận lợi cho việc đầu tư nước ngoài bằng cách
tạo ra môi trường giao thương và vận chuyển hiệu quả, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp quốc tế.
Ví dụ: Lào là một nước không có cảng biển, do đó đã có sự hợp tác Việt Nam – Lào
cho ra cụm cảng Vũng Áng. Nhưng Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý nên hệ thống
cảng biển ở Việt Nam đã phát triển mạnh theo đó tạo sự thuận lợi cho Việt Nam trên
thị trường quốc tế. Bên cạnh đó nhờ có các cụm cảng biển có thêm các đơn hàng quá
cảnh giúp phát triển thêm nền kinh tế trong nước, là nơi chính cho việc mở cửa thương
mại quốc tế, kết nối thị trường Việt Nam với thị trường quốc tế. Cảng biển cải thiện
tính cạnh tranh cho Việt Nam vì cảng biển giúp cho việc tối ưu hoá chi phí vận chuyển
cũng như thời gian giao nhận hàng. Và cảng không chỉ dừng lại là nơi giao thương hàng
hoá với các quốc gia mà còn là nơi giao lưu văn hoá, học hỏi tiếp thu kiến thức, nơi tạo
các cơ hội hợp tác giữa các quốc gia. Để từ đó Việt Nam tạo thêm được động lực phát
triển kinh tế cảng biển và đáp ứng được xu thế hội nhập quốc tế. Qua đó cảng biển giúp
cho Việt Nam phát triển nền kinh tế trong nước, tạo được chổ đứng cũng như sự tin cậy lOMoAR cPSD| 45473628
của các quốc gia trong nền kinh tế quốc tế và từ đó cảng biển giúp cho Việt Nam phát
triển và giữ vững mỗi quan hệ với các quốc gia khác.
Câu 4: Anh chị hãy trình bày khái niệm của vùng nước cảng và luồng hàng hải? Qua
đây anh chị hãy phân loại cảng biển theo quy mô, chức năng, hệ thống?
Khái niệm của vùng nước cảng và luồng hàng hải:
Theo khoản 9 điều 4 của Bộ luật hàng hải năm 2015 quy đinh:
- Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng,
vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu,
vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và xây dựng các công trình phụ trợ khác.
Theo khoản 19 điều 4 của Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định:
- Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng
hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và
các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng.
+ Luồng hàng hải công cộng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác
phục vụ chung cho hoạt động hàng hải.
+ Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai
thác phục vụ hoạt động của cảng chuyên dùng.
Phân loại cảng biển: Theo quy mô, chức năng, hệ thống cảng biển Việt Nam gồm:
Theo khoản 1 điều 75 của Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định:
- Cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa
ngõ quốc tế có (02 cảng biển): cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Cảng biển loại I là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước hoặc liên vùng có (15 cảng biển): cảng biển Quảng Ninh, cảng biển
Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Thừa Thiên Huế, cảng
biển Đà Nẵng, cảng biển Quảng Nam, cảng biển Quảng Ngãi, cảng biển Bình Định,
cảng biển Khánh Hòa, cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng
biển Cần Thơ, cảng biển Long An, cảng biển Trà Vinh. Các cảng biển Thanh Hóa, cảng
biển Đà Nẵng, cảng biển Khánh Hòa quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt. lOMoAR cPSD| 45473628
- Cảng biển loại II là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của vùng có (06 cảng biển): cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị, cảng biển
Ninh Thuận, cảng biển Bình Thuận, cảng biển Hậu Giang, cảng biển Đồng Tháp.
- Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương có (13 cảng biển): cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định, cảng
biển Ninh Bình, cảng biển Phú Yên, cảng biển Bình Dương, cảng biển Vĩnh Long, cảng
biển Tiền Giang, cảng biển Bến Tre, cảng biển Sóc Trăng, cảng biển An Giang, cảng
biển Kiên Giang, cảng biển Bạc Liêu, cảng biển Cà Mau, Cảng biển Sóc Trăng quy
hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt.
Câu 5: Anh chị hãy trình bày các chức năng cơ bản của cảng biển? Qua đó, hãy liệt
kê một số cảng biển theo phân nhóm cảng biển loại 1, 2 và quy hoạch của nhóm cảng
biển đến năm 2030, định hướng 2050 mà Anh chị biết?
Theo Điều 76 – Bộ luật hàng hải 1015 quy định rõ. Chức năng cơ bản của cảng biển:
1. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng.
2. Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡhàng
hóa, đón trả hành khách.
3. Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng.
4. Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.
5. Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cầnthiết
trong trường hợp khẩn cấp.
6. Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.
Phân loại cảng biển loại 1,2 theo quyết định 1579 thủ tướng chính phủ) -
Cảng biển loại I (15 cảng biển): cảng biển Quảng Ninh, cảng biểnThanh Hóa,
cảngbiển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Thừa ThiênHuế, cảng biển Đà Nẵng,
cảng biển Quảng Nam, cảng biên Quang Ngãi, cảng biển Bình Định, cảng biển Khánh
Hòa, cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Cần Thơ, cảng
biển Long An, cảng biển Trà Vinh. Các cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Đà Nẵng, cảng
biển Khánh Hòa quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt. -
Cảng biển loại II (06 cảng biển): cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị,
cảngbiển Ninh Thuận, cảng biển Bình Thuận, cang biên Hậu Giang, cảng biển Đồng Tháp.
Quy hoạch nhóm cảng biển loại 1 đến năm 2030, định hướng năm 2050
Nhóm cảng biển số 1 Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 305 đến 367 triệu tấn (hàng
container từ 11 đến 15 triệu TEU); hành khách từ 162.000 đến 164.000 lượt khách. lOMoAR cPSD| 45473628
Tầm nhìn đến 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân
khoảng từ 5,0 đến 5,3 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,5 đến
1,6%/năm. Hoàn thành đầu tư khu bến cảng Lạch uyện, Cái Lân và di dời các bến cảng
trên sông Cấm phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố Hải Phòng; đầu tư phát triển
các bến cảng tại khu bến Nam Đồ Sơn - Văn Úc, Cẩm Phả, Hải Hà.
Quy hoạch nhóm cảng biển loại 2 đến năm 2030, định hướng năm 2050
Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 172 đến 255 triệu tấn (hàng container từ 0,6 đến 1,0
triệu TEU); hành khách từ 202.000 đến 204.000 lượt khách.
Tầm nhìn đến 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân
khoảng từ 3,6 đến 4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bìnhquân khoảng từ 0,4 đến
0,5%/năm. Hoàn thiện đầu tư, phát triển cụm cảng Nghi Sơn - Đông Hồi, Vũng Áng và Sơn Dương - Hòn La.
Theo Điều 81 (bộ luật hàng hải 2015) Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển
1. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế
xã hội; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; nhu cầu và nguồn lực; quy hoạch phát triển giao
thông vận tải, các ngành khác, địa phương và xu thế phát triển hàng hải thế giới.
Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch xây dựng công trình có liên quan đến cảng
biển phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảngbiển
Câu 6: Anh chị hãy trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cảng? Qua đó,
Anh chị hãy trình bày các nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả khai thác cảng? Chỉ tiêu
đo lường hiệu quả khai thác cảng
1. nhóm chỉ tiêu khai thác cầu tàu
Khả năng thông qua của cầu tàu Thời gian chờ cầu tàu Thời gian dịch vụ lOMoAR cPSD| 45473628
Hệ số thời gian làm việc của cầu tàu Thời gian tàu trong cảng
Hệ số phục vụ cầu tàu
2. nhóm chỉ tiêu khai thác xếp dỡ Chỉ tiêu mức tàu Chỉ tiêu mức máng
Hệ số sử dụng nhân lực và thiết bị
3. nhóm chỉ tiêu khai thác kho hàng Thời gian quay vòng
Thời gian quay vòng bình quân
4. nhóm chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ
Chỉ tiêu thời gian làm việc Hệ số đúng giờ Hệ số trách nhiệm
Các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn cảng:
Theo điều 74 (bộ luật hàng hải 2015) quy định tiêu chí xác định cảng biển
1. Có vùng nước nối thông với biển.
2. Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo
đậu,chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn.
3. Có lợi thế về giao thông hàng hải.
4. Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận
chuyểnhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển.
Nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cảng
• Nhu cầu chung của thế giới về một loại hàng hóa
• Chất lượng của dịch vụ vận tải quốc tế nói chung
• Sự cạnh tranh giữa các cảng lOMoAR cPSD| 45473628
• Cấu trúc của biểu phí cảng
• Chi phí vận chuyển chung
• Điều kiện khí tượng thủy văn
• Điểm bắt đầu/ kết thúc của hàng hóa
• Bản chất và số lượng hàng hóa
• Dạng vận tải • Điều kiện khác của cảng
• Thỏa thuận giữa cảng với nghiệp đoàn