Đề cương nhập môn khoa học xã hội và nhân văn | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội

Đề cương nhập môn khoa học xã hội và nhân văn của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 4 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu

Thông tin:
4 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương nhập môn khoa học xã hội và nhân văn | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội

Đề cương nhập môn khoa học xã hội và nhân văn của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 4 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

191 96 lượt tải Tải xuống
ĐỀ CƯƠNG NHẬP MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
N
1, Khái niệm Khoa học hội nhân văn ?
Thuật ngữ "khoa học xã hội và nhân văn" dùng để chỉ một nhóm ngành khoa học nghiên cứu về con
người, về mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, bao gồm các bộ môn khoa
học xã hội và các bộ môn khoa học nhân văn.
Khoa học xã hội là khoa học nghiên cứu về những quy luật vận động và phát triển của xã hội – đó cũng
là những quy luật phản ánh mối quan hệ giữa người và người, quan hệ giữa con người với xã hội, mà đối
tượng của nó là các hiện tượng xã hội nảy sinh từ mối quan hệ giữa người và người. Bởi vì, theo C.Mác:
“Xã hội – cho dù nó có hình thức nào đi nữa – là cái gì? Là sản phẩm ủa sự tác động qua lại giữa những
con người. Hay, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hiểu biết đấu tranh dân tộc và đấu tranh xã
hội. Khoa học xã hội do đó mà ra.”
Khoa học nhân văn là khoa học nghiên cứu về con người, tuy nhiên, chỉ nghiên cứu đời sống tinh thần
của con người, những cách xử sự, hoạt động của cá nhân và tập thể, bao gồm các bộ môn: Triết học, Văn
học, Tâm lý học,… Khoa học nhân vă chính là khoa học nghiên cứu việc phát triển nhân cách về đạo
đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tư tưởng, tình cảm của con người.
Giữa khoa học xã hội và nhân văn tuy có sự phân biệt với nhau, song lại có quan hệ gần gũi, rất khó để
phân định rạch ròi, đặc biệt trong xu thế các khoa học thâm nhập, giao thoa, đan xen vào nhau hiện nay.
Nghiên cứu con người không thể tách khỏi xã hội và khi nghiên cứu xã hội, không thể tách khỏi con
người – chủ thể của nó. Do đó, chúng được xếp chung vào nhóm ngành – KHXH và NV.
Như vậy, KHXH và NV là nhóm ngành khoa học nghiên cứu về xã hội và con người, về những điều
kiện sinh hoạt con người, những quy luật phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của xã hội, nghiên
cứu cơ chế vận dụng quy luật đó, nhằm thúc đẩy xã hội vận động, phát triển.
2, Nguồn gốc của Khoa học hội Nhân n
Khoa học xã hội có một lịch sử hình thành lâu đời. Các di sản Hy Lạp và La Mã cổ là một di sản hùng
mạnh và mang đầy tính biểu tượng trong lịch sử tư tưởng xã hội, vì nó thuộc các lĩnh vực khác của xã hội
phương Tây. Người Hy Lạp cổ đã quyết định ban đầu nghiên cứu tất cả mọi sự vật trên nguyên tắc hợp
tình và hợp lý (theo Britannica), và nếu không có điều này, rất có thể sẽ không có ngành Khoa học xã hội
cho đến ngày hôm nay.
Nguồn gốc văn học cổ đại phương Đông: Xuất hiện sớm: Khoảng hơn 1500 năm trước công nguyên, lưu
vực sông Hoàng Hà ở Đông Á và lưu vực sông Ấn, sông Hằng ở Nam Á đã lần lượt hình thành xá hội
phân chia giai cấp, các quốc gia có sự phân chia giai cấp => rất sớm so với Hi Lạp- quốc gia có chế độ
chiếm hữu nô lệ đầu tiên ở Châu Âu. Từ việc hình thành xã hội có giai cấp, các quốc gia cổ đại phương
Đông là nơi ra đời của những nền văn học cổ đại nhất của nhân loại
Nguồn gốc văn học Ai Cập: Văn học Ai Cập bắt nguồn từ các sáng tác dân gian, phát triển từ rất sớm,
ngay từ giai đoạn đầu thời Cổ vương quốc. Đến thời Trung vương quốc, văn học phát triển mạnh và thời
kì này được gọi là thời hoàng kim “cổ điển” của văn học Ai Cập. Về thể loại, văn học Ai Cập phát triển
rất phong phú, có đủ các thể loại khác nhau: văn học truyền miệng, văn viết, thơ ca v.v…
Nguồn gốc văn học Ấn Độ: Những văn liệu được ghi chép sớm nhất Ấn Độ Rig Veda, gồm 108
bài tụng, khoảng thế kỷ 7 TCN, rồi đến các bộ Veda khác (Samaveda, Yajurveda, Arthasaveda).
Upanishad (“ngồi bên chân người”) triết của đạo la môn, 108 đoạn văn, được viết khoảng thế
kỷ 6 TCN.
Nguồn gốc văn học Trung Quốc: Văn học Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, từ các tài liệu
lưu trữ của các triều đại cho đến các tiểu thuyết hư cấu từ thời trung cổ để phục vụ cho các độc giả người
Trung Quốc biết chữ. Mặc dù việc đưa vào sử dụng rộng rãi kỹ thuật in mộc bản trong thời nhà
Đường (618-907) và sự phát minh ra kỹ thuật in ấn loại di động bởi Tất Thăng (990-1051) trong thời nhà
Tống (960-1279) không làm tiêu tan tầm quan trọng hay sự nhấn mạnh vào việc viết thư pháp Trung
Hoa, cả hai loại kỹ thuật in ấn này đã nhanh chóng truyền bá kiến thức bằng văn bản khắp Trung Hoa
hơn bao giờ hết.
Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) ở Việt Nam được khởi đầu với việc người Pháp xây dựng
trường Đại học Đông Dương, ngôi trường đại học đầu tiên, nơi đặt nền móng cho các ngành cơ bản như
triết học, lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học. Lúc đó chúng ta có một thế hệ vàng các nhà KHXH&NV, từ
Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giàu… Họ đã tạo ra được dấu ấn cho một
nền KHXH&NV của một quốc gia còn non trẻ, và đào tạo ra các thế hệ kế tục.
3, Vai trò của Khoa hội Nhân n:
a. Khoa học hội nhân văn đối với xây dựng nhân cách con người. -Nhân cách là hệ thống
phẩm giá của con người được đánh giá từ mối quan hệ qua lai của người đó với xã hội xung quanh.
-Xây dựng nhân cách con người vừa là đặc điểm, vừa là thế mạnh của KHXHNV.
+ Con người tồn tại với con người tự nhiên, con người xã hội
Nhân cách thuộc phạm trù xã hội.
+ Nhân cách được hình thành, phát triển trong quá trình sống, tham gia vào cách mối quan hệ xã hội của
con người.
+ Nhân cách là một phần kết quả của quá trình học vấn. Kiến thức, kinh nghiệm là phương tiện để con
người đạt tới nhân cách cao. Tuy nhiên, vai trò quan trọng là vai trò của đời sống ảnh hưởng tới nhận
thức, hành vi con người (học vấn uyên thâm chưa chắc nhân cách đã cao: những người có học thức, làm
sếp nhưng đối xử với cha mẹ, người ngoài không ra gì..)
+ Nhân cách là kết quả của lao động xã hội (khách thể) và tính tích cực của mỗi cá nhân (chủ thể)
-KHXHNV với các phương diện nhân cách con người
+ Văn hóa: Nhận thức các hành vi văna
Thể hiên ở vị trí, vai trò của các ngành văn hóa.
+ Nhân cách từ phương diện chân – thiện – mỹ: Chân (thẳng thắn, trung thực); thiện (lòng tốt, tình yêu
thương); mỹ (cái đẹp)
Thể hiện ở vai trò các môn như Triết học, Văn học, Nghệ thuật + Nhân cách
từ phương diện lịch sử: Nhân cách là một phạm trù của lịch sử, yếu tố lịch sử
có trong nhân cách, sự vận động mang tính lịch sử của nhân cách; là sự ý thức
về lịch sử, niềm tự hào lịch sử.
Thể hiện ở vai trò các ngành như dân tộc học,
+ Nhân cách và sự hoàn thiện nhân cách: Trong tiến trình sống, con người cải tạo xã hội đồng thời cải tạo
chính mình.
Thể hiện ở vai trò các ngành như giáo dục hoc, tâm lý học,…
b. Khoa học hội nhân văn trong phát triển hội hài hòa, bền vững.
- Khái niệm “hài hòa”:
+/ Theo nghĩa thông thường, “hài hòa” là sự kết hợp cân đối, đồng bộ giữa các yếu tố, các bộ phận và
gây ấn tượng về cái đẹp, cái hoàn hảo.
+/ Theo nghĩa triết học:
+ Khổng Tử quan niệm: “Hòa nhi bất đồng”, nghĩa là hòa mà không giống nhau.
+/ G.Hegel cho rằng: hài hòa là sự thống nhất của những mặt khác biệt, là sự đồng nhất của các mặt đối
lập. Nguyên nhân tạo lên sự hài hòa là những mặt đối lập, những khác biệt trong tương quan với nhau
trong cùng bản thân sự vật. Một “xã hội hài hòa” là xã hội mà trong đó có sự hài hòa của tất cả các
yếu tố (cá nhân với cộng đồng, con người với môi trường, tinh thần với vật chất, văn hóa với kinh tế,
…)
- Mối quan hệ giữa xã hội hài hòa và xã hội bền vững:
+ Xã hội hài hòa là nền tảng của xã hội bền vững và xã hội phát triển.
+ Tính hài hòa được thể hiện chủ yếu ở hài hòa trong phát triển
kinh tế - xã hội - sinh thái. Đây cũng chính là nội dung chủ yếu của phát triển bền vững. Sự phát triển của
loài người hài hòa với môi trường sinh thái, sự phát triển kinh tế hài hòa với sự phát triển xã hội. Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng phát biểu về tầm quan trọng của văn hóa xã hội: “Không đánh đổi môi
trường, văn hóa, văn minh xã hội để lấy kinh tế.”
Khoa học xã hội và nhân văn đóng góp vào việc xây dựng xã hội hài hòa, phát triển bền vững: Hoạch
định đường lối xây dựng xã hội hài hòa, phát triển bền vững – quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản
Việt Nam.
+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa ổn định và phát triển. Ổn định (đặc biệt là ổn định chính trị - xã hội) là
điều kiện quan trọng để phát triển, còn phát triển là cơ sở, tiền đề thúc đẩy sự ổn định xã hội.
+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế
phải gắn liên với tiến bộ xã hội và đảm bảo môi trường sinh thái.
+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.
+ Sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng
+ Phát huy những giá trị truyền thống, nhân văn tạo nên sự hài hòa giữa giá trị vật chất và giá trị tinh
thần.
+ Xây dựng hành vi văn hóa, ứng xử văn hóa với môi trường thiên nhiên, môi trường kinh tế.
c, Khoa học hội nhân văn trong bối cảnh hội nhập, trong thời đại công nghệ thông tin
thuật số
-Khái niệm về thời đại 4.0
+ Thời đại cách mạng công nghiệp lần thức tư: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng
nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản
xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các
công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học“ (Klaus Schwab, người
sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới)
+ Những yếu tố tạo nên cách mạng công nghiệp:
Yếu tố Thể hiện
Công nghệ sinh
học
Những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực
phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Vật lý Robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới, v.v...
Kĩ thuật số
Trí tuệ nhân tạo - Artificial Intelligence (AI), Vạn vật kết nối - Internet of
Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
| 1/4

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG NHẬP MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

1, Khái niệm Khoa học hội nhân văn gì?

Thuật ngữ "khoa học xã hội và nhân văn" dùng để chỉ một nhóm ngành khoa học nghiên cứu về con người, về mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, bao gồm các bộ môn khoa học xã hội và các bộ môn khoa học nhân văn.

Khoa học xã hội là khoa học nghiên cứu về những quy luật vận động và phát triển của xã hội – đó cũng là những quy luật phản ánh mối quan hệ giữa người và người, quan hệ giữa con người với xã hội, mà đối tượng của nó là các hiện tượng xã hội nảy sinh từ mối quan hệ giữa người và người. Bởi vì, theo C.Mác: “Xã hội – cho dù nó có hình thức nào đi nữa – là cái gì? Là sản phẩm ủa sự tác động qua lại giữa những con người. Hay, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hiểu biết đấu tranh dân tộc và đấu tranh xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra.”

Khoa học nhân văn là khoa học nghiên cứu về con người, tuy nhiên, chỉ nghiên cứu đời sống tinh thần của con người, những cách xử sự, hoạt động của cá nhân và tập thể, bao gồm các bộ môn: Triết học, Văn học, Tâm lý học,… Khoa học nhân vă chính là khoa học nghiên cứu việc phát triển nhân cách về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tư tưởng, tình cảm của con người.

Giữa khoa học xã hội và nhân văn tuy có sự phân biệt với nhau, song lại có quan hệ gần gũi, rất khó để phân định rạch ròi, đặc biệt trong xu thế các khoa học thâm nhập, giao thoa, đan xen vào nhau hiện nay. Nghiên cứu con người không thể tách khỏi xã hội và khi nghiên cứu xã hội, không thể tách khỏi con người – chủ thể của nó. Do đó, chúng được xếp chung vào nhóm ngành – KHXH và NV.

Như vậy, KHXH và NV là nhóm ngành khoa học nghiên cứu về xã hội và con người, về những điều kiện sinh hoạt con người, những quy luật phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của xã hội, nghiên cứu cơ chế vận dụng quy luật đó, nhằm thúc đẩy xã hội vận động, phát triển.

2, Nguồn gốc của Khoa học hội Nhân văn

Khoa học xã hội có một lịch sử hình thành lâu đời. Các di sản Hy Lạp và La Mã cổ là một di sản hùng mạnh và mang đầy tính biểu tượng trong lịch sử tư tưởng xã hội, vì nó thuộc các lĩnh vực khác của xã hội phương Tây. Người Hy Lạp cổ đã quyết định ban đầu nghiên cứu tất cả mọi sự vật trên nguyên tắc hợp tình và hợp lý (theo Britannica), và nếu không có điều này, rất có thể sẽ không có ngành Khoa học xã hội cho đến ngày hôm nay.

Nguồn gốc văn học cổ đại phương Đông: Xuất hiện sớm: Khoảng hơn 1500 năm trước công nguyên, lưu vực sông Hoàng Hà ở Đông Á và lưu vực sông Ấn, sông Hằng ở Nam Á đã lần lượt hình thành xá hội phân chia giai cấp, các quốc gia có sự phân chia giai cấp => rất sớm so với Hi Lạp- quốc gia có chế độ chiếm hữu nô lệ đầu tiên ở Châu Âu. Từ việc hình thành xã hội có giai cấp, các quốc gia cổ đại phương Đông là nơi ra đời của những nền văn học cổ đại nhất của nhân loại

Nguồn gốc văn học Ai Cập: Văn học Ai Cập bắt nguồn từ các sáng tác dân gian, phát triển từ rất sớm, ngay từ giai đoạn đầu thời Cổ vương quốc. Đến thời Trung vương quốc, văn học phát triển mạnh và thời

kì này được gọi là thời hoàng kim “cổ điển” của văn học Ai Cập. Về thể loại, văn học Ai Cập phát triển rất phong phú, có đủ các thể loại khác nhau: văn học truyền miệng, văn viết, thơ ca v.v…

Nguồn gốc văn học Ấn Độ: Những văn liệu được ghi chép sớm nhất ở Ấn Độ là Rig Veda, gồm 108 bài tụng, khoảng thế kỷ 7 TCN, rồi đến các bộ Veda khác (Samaveda, Yajurveda, Arthasaveda). Upanishad (“ngồi bên chân người”) triết lí của đạo Bà la môn, có 108 đoạn văn, được viết khoảng thế kỷ 6 TCN.

Nguồn gốc văn học Trung Quốc: Văn học Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, từ các tài liệu lưu trữ của các triều đại cho đến các tiểu thuyết hư cấu từ thời trung cổ để phục vụ cho các độc giả người Trung Quốc biết chữ. Mặc dù việc đưa vào sử dụng rộng rãi kỹ thuật in mộc bản trong thời nhà

Đường (618-907) và sự phát minh ra kỹ thuật in ấn loại di động bởi Tất Thăng (990-1051) trong thời nhà Tống (960-1279) không làm tiêu tan tầm quan trọng hay sự nhấn mạnh vào việc viết thư pháp Trung Hoa, cả hai loại kỹ thuật in ấn này đã nhanh chóng truyền bá kiến thức bằng văn bản khắp Trung Hoa hơn bao giờ hết.

Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) ở Việt Nam được khởi đầu với việc người Pháp xây dựng trường Đại học Đông Dương, ngôi trường đại học đầu tiên, nơi đặt nền móng cho các ngành cơ bản như triết học, lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học. Lúc đó chúng ta có một thế hệ vàng các nhà KHXH&NV, từ Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giàu… Họ đã tạo ra được dấu ấn cho một nền KHXH&NV của một quốc gia còn non trẻ, và đào tạo ra các thế hệ kế tục.

3, Vai trò của Khoa hội Nhân văn:

  1. Khoa học hội nhân văn đối với xây dựng nhân cách con người. -Nhân cách là hệ thống phẩm giá của con người được đánh giá từ mối quan hệ qua lai của người đó với xã hội xung quanh.

-Xây dựng nhân cách con người vừa là đặc điểm, vừa là thế mạnh của KHXHNV.

+ Con người tồn tại với con người tự nhiên, con người xã hội

Nhân cách thuộc phạm trù xã hội.

+ Nhân cách được hình thành, phát triển trong quá trình sống, tham gia vào cách mối quan hệ xã hội của con người.

+ Nhân cách là một phần kết quả của quá trình học vấn. Kiến thức, kinh nghiệm là phương tiện để con người đạt tới nhân cách cao. Tuy nhiên, vai trò quan trọng là vai trò của đời sống ảnh hưởng tới nhận thức, hành vi con người (học vấn uyên thâm chưa chắc nhân cách đã cao: những người có học thức, làm sếp nhưng đối xử với cha mẹ, người ngoài không ra gì..)

+ Nhân cách là kết quả của lao động xã hội (khách thể) và tính tích cực của mỗi cá nhân (chủ thể)

-KHXHNV với các phương diện nhân cách con người

+ Văn hóa: Nhận thức các hành vi văn hóa

Thể hiên ở vị trí, vai trò của các ngành văn hóa.

+ Nhân cách từ phương diện chân – thiện – mỹ: Chân (thẳng thắn, trung thực); thiện (lòng tốt, tình yêu thương); mỹ (cái đẹp)

Thể hiện ở vai trò các môn như Triết học, Văn học, Nghệ thuật + Nhân cách từ phương diện lịch sử: Nhân cách là một phạm trù của lịch sử, yếu tố lịch sử có trong nhân cách, sự vận động mang tính lịch sử của nhân cách; là sự ý thức về lịch sử, niềm tự hào lịch sử.

    • Thể hiện ở vai trò các ngành như dân tộc học,…

+ Nhân cách và sự hoàn thiện nhân cách: Trong tiến trình sống, con người cải tạo xã hội đồng thời cải tạo chính mình.

 Thể hiện ở vai trò các ngành như giáo dục hoc, tâm lý học,…

  1. Khoa học hội nhân văn trong phát triển hội hài hòa, bền vững.

- Khái niệm “hài hòa”:

+/ Theo nghĩa thông thường, “hài hòa” là sự kết hợp cân đối, đồng bộ giữa các yếu tố, các bộ phận và gây ấn tượng về cái đẹp, cái hoàn hảo.

+/ Theo nghĩa triết học:

+ Khổng Tử quan niệm: “Hòa nhi bất đồng”, nghĩa là hòa mà không giống nhau.

+/ G.Hegel cho rằng: hài hòa là sự thống nhất của những mặt khác biệt, là sự đồng nhất của các mặt đối lập. Nguyên nhân tạo lên sự hài hòa là những mặt đối lập, những khác biệt trong tương quan với nhau trong cùng bản thân sự vật.  Một “xã hội hài hòa” là xã hội mà trong đó có sự hài hòa của tất cả các yếu tố (cá nhân với cộng đồng, con người với môi trường, tinh thần với vật chất, văn hóa với kinh tế,…)

- Mối quan hệ giữa xã hội hài hòa và xã hội bền vững:

+ Xã hội hài hòa là nền tảng của xã hội bền vững và xã hội phát triển.

+ Tính hài hòa được thể hiện chủ yếu ở hài hòa trong phát triển

kinh tế - xã hội - sinh thái. Đây cũng chính là nội dung chủ yếu của phát triển bền vững. Sự phát triển của loài người hài hòa với môi trường sinh thái, sự phát triển kinh tế hài hòa với sự phát triển xã hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng phát biểu về tầm quan trọng của văn hóa xã hội: “Không đánh đổi môi trường, văn hóa, văn minh xã hội để lấy kinh tế.”

Khoa học xã hội và nhân văn đóng góp vào việc xây dựng xã hội hài hòa, phát triển bền vững: Hoạch định đường lối xây dựng xã hội hài hòa, phát triển bền vững – quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa ổn định và phát triển. Ổn định (đặc biệt là ổn định chính trị - xã hội) là điều kiện quan trọng để phát triển, còn phát triển là cơ sở, tiền đề thúc đẩy sự ổn định xã hội.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liên với tiến bộ xã hội và đảm bảo môi trường sinh thái.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.

+ Sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng

+ Phát huy những giá trị truyền thống, nhân văn tạo nên sự hài hòa giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

+ Xây dựng hành vi văn hóa, ứng xử văn hóa với môi trường thiên nhiên, môi trường kinh tế.

c, Khoa học hội nhân văn trong bối cảnh hội nhập, trong thời đại công nghệ thông tin thuật số

-Khái niệm về thời đại 4.0

+ Thời đại cách mạng công nghiệp lần thức tư: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học“ (Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới)

+ Những yếu tố tạo nên cách mạng công nghiệp:

Yếu tố

Thể hiện

Công nghệ sinh học

Những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

Vật lý

Robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới, v.v...

Kĩ thuật số

Trí tuệ nhân tạo - Artificial Intelligence (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).