Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 - 2024 | Chân Trời Sáng Tạo đề 1

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 - 2024 mang tới những dạng câu hỏi luyện từ và câu, đọc hiểu, tập làm văn sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
Môn: Tiếng Việt lớp 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn trong các bài đọc từ tuần 19
đến tuần 26. Học sinh đọc đảm bảo đúng tốc độ khoảng 85 - 90 tiếng/ phút.
- Học sinh trả lời 1 câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (8 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
Sự tích bánh chưng, bánh giầy
Sau khi dẹp được giặc Ân, Hùng Vương thứ sáu có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu xuân, vua cho họp các hoàng tử lại và bảo:
Trong các con, ai tìm được món ăn ngon nhất, ý nghĩa nhất để dâng cúng
Trời Đất, tổ tiên, thì ta sẽ truyền ngôi cho.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên vua cha. Riêng người
con trai thứ mười tám của Hùng Vương Lang Liêu, mẹ mất sớm, không
người chỉ dạy nên rất lo lắng, không biết chọn món gì. Một hôm, Lang Liêu nằm
mơ gặp được một vị thần. Thần nói với chàng:
Trong Trời Đất không qbằng gạo, gạo thức ăn nuôi sống con
người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời
Đất. Rồi lấy bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, đtượng hình cha mẹ sinh
thành.
Tỉnh dậy, Lang Liêu cùng mừng rỡ. Chàng chọn gạo nếp thật ngon làm
bánh vuông để tượng hình Đất, lấy xanh bọc ngoài đặt nhân trong ruột
bánh. Sau đó, chàng đem nấu chín đặt tên bánh chưng. Chàng lại giã xôi làm
bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy.
Đến ngày hẹn, các hoàng tnức đem món ngon đến. Riêng Lang Liêu chỉ
bánh chưng bánh giầy. Sau khi đi một vòng, vua cha dừng lại rất lâu trước
mâm bánh của Lang Liêu, nghe chàng kể lại chuyện thần báo mộng và giải thích ý
nghĩa của hai món bánh. Vua nếm thử, thấy bánh ngon, lại ý nghĩa nên quyết
định truyền ngôi lại cho Lang Liêu.
Kể từ đó, mỗi khi đến tết Nguyên đán, người dân đều làm bánh chưng bánh
giầy để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên.
Theo Kho tàng truyện dân gian Việt Nam
*Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Cha của Lang Liêu là vua Hùng Vương thứ mấy?
A. Vua Hùng Vương thứ sáu.
B. Vua Hùng Vương thứ bảy.
C. Vua Hùng Vương thứ tám.
D. Vua Hùng Vương thứ chín.
Câu 2: Vua Hùng ra điều kiện sẽ truyền ngôi cho người như thế nào?
A. Ai tìm được món ăn ngon nhất sẽ được truyền ngôi.
B. Ai tìm được món ăn quý hiếm sẽ được truyền ngôi.
C. Ai tìm được nhiều món ăn ngon sẽ được truyền ngôi.
D. Ai tìm được món ăn ngon nhất, có ý nghĩa nhất sẽ được truyền ngôi.
Câu 3. Theo em, sao các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên
vua cha?
A. Để chứng tỏ mình là người tài giỏi.
B. Để nhà vua hài lòng và truyền ngôi cho mình.
C. Để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với vua cha.
D. Để được nhà vua thưởng vàng bạc, châu báu.
Câu 4. Ai là người đã chỉ cho Lang Liêu làm những thức bánh kì lạ?
A. Một vị thần.
B. Vua cha.
C. Mẹ ruột của chàng.
D. Vợ chàng.
Câu 5. Lang Liêu đã làm bánh có hình thù gì?
A. Bánh hình tròn và bánh hình thoi.
B. Bánh tam giác và bánh hình vuông.
C. Bánh hình vuông và bánh hình tròn.
D. Bánh hình vuông và hình tam giác.
Câu 6. Vì sao vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu?
A. Vì bánh Lang Liêu làm rất ngon.
B. Vì Lang Liêu làm rất nhiều bánh.
C. Vì bánh Lang Liêu làm có nhiều màu sắc rất đẹp.
D. Vì bánh Lang Liêu làm ngon, lại có ý nghĩa.
Câu 7. Truyện nhằm giải thích điều gì?
A. Truyện nhằm giải thích các đời vua Hùng.
B. Truyện nhằm giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.
C. Truyện nhằm giải thích tinh thần đoàn kết anh em.
D. Truyện nhằm giải thích tình yêu quê hương đất nước.
Câu 8. Xác định chủ ngủ vị ngữ trong câu: Sau khi dẹp được giặc Ân, Hùng
Vương thứ sáu có ý định truyền ngôi cho con.”
- Chủ ngữ: .........................................................................
- Vị ngữ: ............................................................................
Câu 9. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau:
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt
cỏ, đốt lá. Mấy chú đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Chẳng mấy chốc,
khói bếp đã um lên. Các mẹ cúi lom khom tra ngô. Được mẹ địu ấm, khi em
bé vẫn ngủ khì trên lưng mẹ.
- Câu chủ đề: ......................................................................
Câu 10. Dấu gạch ngang trong đoạn dưới đây có công dụng gì?
Để tiết kiệm nước, em cần ghi nhớ:
- Mở vòi nước vừa phải;
- Lấy nước vừa đủ dùng;
- Khoá vòi ngay sau khi sử dụng xong;
- Tái sử dụng nước hợp lí;
- Kêu gọi mọi người cùng thực hiện.
Công dụng của dấu gạch ngang là: ..........................................
B. KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả (Nghe – viết):
Trong ánh bình minh
(Trích)
Ánh nắng mới lên nhuộm hồng làn sương vương trên những ngọn cây. Sau một
đêm ngủ bình yên, bầy chim tỉnh dậy hót vang lừng. Một vài con nai rời bến nước,
lững thững tìm về nơi khuất đâu đó dưới lùm cây. Bình minh diễn ra chỉ trong
khoảnh khắc.
Hùng
2. Tập làm văn:
Đề bài: Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.
Đáp án:
A. Kiểm tra đọc:
II. Phần đọc - hiểu:
- Câu 1: A
- Câu 2: D
- Câu 3: B
- Câu 4: A
- Câu 5: C
- Câu 6: D
- Câu 7: B
- Câu 8:
+ Chủ ngữ: Hùng Vương thứ sáu
+ Vị ngữ: có ý định truyền ngôi cho con
- Câu 9: Câu chủ đề: Trên nương, mỗi người một việc.
- Câu 10: Công dụng của dấu gạch ngang là: Đánh dấu các ý liệt kê.
| 1/4

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 Môn: Tiếng Việt lớp 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn trong các bài đọc từ tuần 19
đến tuần 26. Học sinh đọc đảm bảo đúng tốc độ khoảng 85 - 90 tiếng/ phút.
- Học sinh trả lời 1 câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (8 điểm) Đọc đoạn văn sau:
Sự tích bánh chưng, bánh giầy

Sau khi dẹp được giặc Ân, Hùng Vương thứ sáu có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu xuân, vua cho họp các hoàng tử lại và bảo:
– Trong các con, ai tìm được món ăn ngon nhất, có ý nghĩa nhất để dâng cúng
Trời Đất, tổ tiên, thì ta sẽ truyền ngôi cho.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên vua cha. Riêng người
con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu, vì mẹ mất sớm, không có
người chỉ dạy nên rất lo lắng, không biết chọn món gì. Một hôm, Lang Liêu nằm
mơ gặp được một vị thần. Thần nói với chàng:
– Trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con
người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời
và Đất. Rồi lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành.
Tỉnh dậy, Lang Liêu vô cùng mừng rỡ. Chàng chọn gạo nếp thật ngon làm
bánh vuông để tượng hình Đất, lấy lá xanh bọc ở ngoài và đặt nhân ở trong ruột
bánh. Sau đó, chàng đem nấu chín và đặt tên là bánh chưng. Chàng lại giã xôi làm
bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử nô nức đem món ngon đến. Riêng Lang Liêu chỉ
có bánh chưng và bánh giầy. Sau khi đi một vòng, vua cha dừng lại rất lâu trước
mâm bánh của Lang Liêu, nghe chàng kể lại chuyện thần báo mộng và giải thích ý
nghĩa của hai món bánh. Vua nếm thử, thấy bánh ngon, lại có ý nghĩa nên quyết
định truyền ngôi lại cho Lang Liêu.
Kể từ đó, mỗi khi đến tết Nguyên đán, người dân đều làm bánh chưng và bánh
giầy để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên.
Theo Kho tàng truyện dân gian Việt Nam
*Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Cha của Lang Liêu là vua Hùng Vương thứ mấy?
A. Vua Hùng Vương thứ sáu.
B. Vua Hùng Vương thứ bảy.
C. Vua Hùng Vương thứ tám.
D. Vua Hùng Vương thứ chín.
Câu 2: Vua Hùng ra điều kiện sẽ truyền ngôi cho người như thế nào?
A. Ai tìm được món ăn ngon nhất sẽ được truyền ngôi.
B. Ai tìm được món ăn quý hiếm sẽ được truyền ngôi.
C. Ai tìm được nhiều món ăn ngon sẽ được truyền ngôi.
D. Ai tìm được món ăn ngon nhất, có ý nghĩa nhất sẽ được truyền ngôi.
Câu 3. Theo em, vì sao các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên vua cha?
A. Để chứng tỏ mình là người tài giỏi.
B. Để nhà vua hài lòng và truyền ngôi cho mình.
C. Để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với vua cha.
D. Để được nhà vua thưởng vàng bạc, châu báu.
Câu 4. Ai là người đã chỉ cho Lang Liêu làm những thức bánh kì lạ? A. Một vị thần. B. Vua cha. C. Mẹ ruột của chàng. D. Vợ chàng.
Câu 5. Lang Liêu đã làm bánh có hình thù gì?
A. Bánh hình tròn và bánh hình thoi.
B. Bánh tam giác và bánh hình vuông.
C. Bánh hình vuông và bánh hình tròn.
D. Bánh hình vuông và hình tam giác.
Câu 6. Vì sao vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu?
A. Vì bánh Lang Liêu làm rất ngon.
B. Vì Lang Liêu làm rất nhiều bánh.
C. Vì bánh Lang Liêu làm có nhiều màu sắc rất đẹp.
D. Vì bánh Lang Liêu làm ngon, lại có ý nghĩa.
Câu 7. Truyện nhằm giải thích điều gì?
A. Truyện nhằm giải thích các đời vua Hùng.
B. Truyện nhằm giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.
C. Truyện nhằm giải thích tinh thần đoàn kết anh em.
D. Truyện nhằm giải thích tình yêu quê hương đất nước.
Câu 8. Xác định chủ ngủ và vị ngữ trong câu: “Sau khi dẹp được giặc Ân, Hùng
Vương thứ sáu có ý định truyền ngôi cho con.”
- Chủ ngữ: .........................................................................
- Vị ngữ: ............................................................................
Câu 9. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau:
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt
cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Chẳng mấy chốc,
khói bếp đã um lên. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Được mẹ địu ấm, có khi em
bé vẫn ngủ khì trên lưng mẹ.
- Câu chủ đề: ......................................................................
Câu 10. Dấu gạch ngang trong đoạn dưới đây có công dụng gì?
Để tiết kiệm nước, em cần ghi nhớ:
- Mở vòi nước vừa phải;
- Lấy nước vừa đủ dùng;
- Khoá vòi ngay sau khi sử dụng xong;
- Tái sử dụng nước hợp lí;
- Kêu gọi mọi người cùng thực hiện.
Công dụng của dấu gạch ngang là: .......................................... B. KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả (Nghe – viết):
Trong ánh bình minh (Trích)
Ánh nắng mới lên nhuộm hồng làn sương vương trên những ngọn cây. Sau một
đêm ngủ bình yên, bầy chim tỉnh dậy hót vang lừng. Một vài con nai rời bến nước,
lững thững tìm về nơi ở khuất đâu đó dưới lùm cây. Bình minh diễn ra chỉ trong khoảnh khắc. Vũ Hùng 2. Tập làm văn:
Đề bài: Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở. Đáp án: A. Kiểm tra đọc: II. Phần đọc - hiểu: - Câu 1: A - Câu 2: D - Câu 3: B - Câu 4: A - Câu 5: C - Câu 6: D - Câu 7: B - Câu 8:
+ Chủ ngữ: Hùng Vương thứ sáu
+ Vị ngữ: có ý định truyền ngôi cho con
- Câu 9: Câu chủ đề: Trên nương, mỗi người một việc.
- Câu 10: Công dụng của dấu gạch ngang là: Đánh dấu các ý liệt kê.