Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 Cánh Diều
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 Cánh Diều được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 Lịch Sử 10
Môn: Lịch Sử 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG SỬ LỚP 10 HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023
Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền Văn Minh Phương Đông thời kỳ cổ trung đại *Nhận biết:
Câu 1: Loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại:
A. Đền tháp, thành quách B. Lăng mộ, đền tháp
C. Cung điện, đền thờ và kim tự tháp
D. Tháp chùa, kim tự tháp.
Câu 2: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại được gọi là A. vua. C. thiên tử. B. hoàng đế. D. pha-ra-ông.
Câu 3: Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người Trung Quốc thời
kì cổ - trung đại là gì?
A. Các loại lâm thổ sản. B. Vàng, bạc. C. Tơ lụa, gốm sứ. D. Hương liệu.
Câu 4: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ? A. Hồi giáo. B. Phật giáo. C. Hin-đu giáo. D. Bà La Môn giáo.
Câu 5. Một trong những tác phẩm văn học nổi bật dưới thời Minh – Trung Hoa là
A. Truyện Kiều. B. Thơ Dâng. C. Kinh Thi.
D. Tam Quốc diễn nghĩa.
Câu 6. Loại văn tự sớm phát triển ở Trung Hoa là
A. Chữ Lệ Thư.
B. Chữ Tiểu triện.
C. Chữ giáp cốt. D. Chữ Hán.
Câu 7. Tôn giáo nào sau đây có ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc nhất Ấn Độ?
A. Phật giáo.
B. Hinđu giáo.
C. Thiên chúa giáo. D. Hồi giáo.
Câu 8. Phát minh về kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển của ngành hàng hải?
A. Thuốc súng. B. Làm giấy.
C. Kĩ thuật in. D. La bàn.
Câu 9. Tôn giáo nào sau đây được truyền bá mạnh mẽ ở Trung Quốc thời Đường? A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo. D. Hồi giáo.
Câu 10. Nội dung nào phản ánh đúng về văn học Ấn Độ thời kì cổ - trung đại?
A. Chứa đựng giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc.
B. Đa dạng về thể loại, nội dung, phong cách nghệ thuật.
C. Đạt đến trình độ cao về nghệ thuật ước lệ.
D. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
Câu 11. Văn hoá truyền thống Ấn Độ được truyền bá, gây ảnh hưởng rõ nét nhất ở A. Tây Á.
B. Đông Nam Á.
C. Trung Đông. D. Trung Quốc.
Câu 12. Ấn Độ là cái nôi của những tôn giáo lớn nào dưới đây?
A. Phật giáo, Đạo giáo.
B. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
C. Phật giáo, Hin-đu giáo.
D. Phật giáo, Hồi giáo. *Thông hiểu:
Câu 1. Sự truyền bá những thành tựu của nền văn minh Trung Hoa ra bên ngoài đã khẳng định
A. sự phát triển mạnh mẽ của lịch sử và văn hóa Trung Hoa.
B. Trung Hoa tiến hành rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
C. mối liên hệ giữa văn minh phương Đông và phương Tây.
D. những đóng góp to lớn cho nền khoa học của nhân loại.
Câu 2. Nội dung nào phản ánh đúng về văn học Ấn Độ thời kì cổ - trung đại?
A. Chứa đựng giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc.
B. Đa dạng về thể loại, nội dung, phong cách nghệ thuật.
C. Đạt đến trình độ cao về nghệ thuật ước lệ.
D. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa các thành tựu của văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại?
A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
B. Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ấn Độ.
C. Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực khoa học hiện đại.
D. Mở đường cho văn minh Tây Âu thời trung đại phát triển.
Câu 4. Sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Trung Hoa thời kì cổ trung đại đã
A. phát minh những ngành khoa học cho nhân loại.
B. thúc đẩy giao thương giữa phương Đông và Phương Tây.
C. thúc đẩy sự phát triển rực rỡ của văn minh phương Tây.
D. đóng góp quan trọng vào kho tàng tri thức của nhân loại.
Bài 6: Một số nền văn minh Phương Tây thời kì cổ trung đại *Nhận biết:
Câu 1. Một trong những bộ sử thi đã đặt nền móng cho văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại là A. Ô-đi-xê. B. Tình yêu.
C. Thần khúc. D. Mười ngày.
Câu 2. Các nhà toán học nước nào đã đưa ra những định lí, định đề đầu tiên có giá trị khái quát cao? A. Rôma. B. Ấn Độ.
C. Trung Quốc. D. Hi Lạp.
Câu 3. Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
A. Chữ hình nêm.
B. Chữ Phạn. C. Chữ Hán. D. Chữ La-tinh.
Câu 4. Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là A. Hồi giáo.
B. Cơ Đốc giáo.
C. Phật giáo. D. Hin-đu giáo.
Câu 5. Một trong những tác phẩm kịch nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại là A. Ham-let.
B. Cuộc đời mới. C. Vua Ơ-đip. D. Iliat.
Câu 6. Một số định lí của nhà toán học nước nào từ thời cổ đại vẫn còn rất phổ biến đến ngày nay? A. Rôma.
B. Trung Quốc. C. Hi Lạp. D. Ấn Độ.
Câu 7 : Về chữ viết, người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã sáng tạo ra A. chữ La-tinh. B. chữ La Mã.
C. hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái. D. hệ thống chữ số.
Câu 8: Về văn học, người Hy Lạp cổ đại đã sáng tạo ra những tác phẩm nổi tiếng nào? A. Bộ sử thi I-li-át. B. Bộ sử thi Ô-đi-xê.
C. Nhiều vở kịch của tác giả Ê-sin.
D. Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê.
Câu 9. Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của người châu Âu thời đó.
B. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học kĩ - thuật phương Đông cổ đại.
C. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới giai đoạn sau. * THÔNG HIỂU:
Câu 1. Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?
A. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới giai đoạn sau.
B. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học kĩ - thuật phương Đông cổ đại.
C. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của người châu Âu thời đó.
Câu 2. Vì sao nói chữ viết là cống hiến lớn lao của văn minh phương Tây cổ đại?
A. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mâ.
B. Kí hiệu ít, đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa sự vật, hiện tượng.
C. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày naỵ.
D. Đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến.
Câu 3. Người La Mã sớm có hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời là nhờ
A. sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.
B. vào việc canh tác nông nghiệp.
C. vào việc buôn bán giữa các thị quốc.
D. họ thường giao thương bằng đường biển.
Câu 4. Đại hội thể thao Ô-lim-píc vẫn được nhân loại duy trì đến ngày nay xuất phát từ lí do nào sau đây?
A. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản.
B. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc
C. Đề cao giá trị văn hoá và tinh thần của Hy Lạp.
D. Đề cao tinh thần hoà bình, đoàn kết các dân tộc.
Bài 7 (có đáp án): Một số nền văn minh Phương Tây
Câu 1. Tộc người nào dưới đây không phải là cư dân Hy Lạp cổ đại? A. Ê-ô-li-iêng. B. I-ô-niêng C. I-ta-li-um D. Đô-ni-iêng
Câu 2. Tộc người nào dưới đây không phải là cư dân La Mã cổ đại? A. Người Đra-vi-đa. B. Người I-ta-li-an. C. Người Gô-loa. D. Người Ê-tơ-rux-cơ.
Câu 3. Ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại, nền kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo?
A. Nông nghiệp và dịch vụ.
B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp
D. Thủ công nghiệp và nông nghiệp.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại?
A. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khô cằn.
B. Trong lòng đất có nhiều khoáng sản.
C. Có nhiều sông lớn, đất đai màu mỡ.
D. Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh.
Câu 5. Các nhà nước cổ đại ở Hy Lạp và La Mã ra đời vào khoảng A. thế kỉ I - II TCN. B. thế kỉ III - VI TCN. C. thế kỉ V - VI TCN. D. thế kỉ VIII - VII TCN.
Câu 6. Tại La mã, nhà nước điển hình là
A. dân chủ chủ nô và quân chủ chuyên chế.
B. cộng hòa quý tộc và quân chủ lập hiến.
C. dân chủ cộng hòa và quân chủ lập hiến.
D. cộng hòa quý tộc và nhà nước đế chế.
Câu 7. Trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại, tầng lớp nào có thế lực về chính trị và kinh tế? A. Bình dân. B. Nô lệ. C. Chủ nô. D. Nông nô.
Câu 8. Trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại, tầng lớp nào chiếm số đông? A. Nông dân B. Thợ thủ công C. Nô lệ. D. Chủ nô.
Câu 9. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội Hy Lạp và la mã cổ đại là A. Nông dân B. Thợ thủ công C. Nô lệ. D. Chủ nô.
Câu 10. Cơ sở xã hội của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại là
A. nền dân chủ cổ đại.
B. chế độ bóc lột nô lệ tàn bạo.
C. chế độ đẳng cấp Vác-na.
D. chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 11. Sự kiện nào đã thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu văn hóa giữa Hy Lạp và Phương Đông?
A. Cuộc viễn chinh của A-lếch-xăng-đờ-rốt Đại đế
B. Chiến tranh thành Tơ-roa.
C. Phong trào Thập tự chinh.
D. Cuộc chiến tranh nông dân Đức.
Câu 12. Hệ chữ cái La-tinh là thành tựu của
A. cư dân Hy Lạp cổ đại.
B. cư dân La Mã cổ đại.
C. cư dân Ấn Độ cổ đại.
D. cư dân Trung Quốc cổ đại.
Câu 13. Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào? A. Đền Pác-tê-nông. B. Kim tự tháp Ai Cập. C. Vườn treo Ba-bi-lon.
D. Tượng nữ thần tự do. B.TỰ LUẬN:
* Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền Văn Minh Phương Đông thời kỳ cổ trung đại
1. Nêu thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai cập về chữ viết, khoa học tự nhiên, kiến trúc, điêu khắc?
2. Nêu thành tựu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ về chữ viết, văn học nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo?
3. Nêu thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Hoa về chữ viết, văn học nghệ thuật, khoa học kĩ thuật.
4. Những thành tựu của văn minh Trung Hoa có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với sự phát triển của nhân loại.
5. Những thành tựu của văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng đến những nơi nào? Việt Nam chịu ảnh
hưởng những yểu tố nào của văn minh Ấn Độ.
* Bài 6: Một số nên văn minh Phương Tây cổ trung đại
1. Ý nghĩa về những thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy lạp – La mã về khoa học tự nhiên, tư
tưởng, tôn giáo và thể thao.
2. Em hãy nhận xét về thành tựu Chữ viết, thiên văn học, kiến trúc, điêu khắc của văn minh Hy lạp-
La mã. (so với Phương Đông)
3. Ý nghĩa về những thành tựu tiêu biểu của văn minh thời kỳ Phục Hưng về văn học, hội họa, kiến trúc điêu khắc.
4. Em nhận xét gì về những thành tựu của văn minh thời kỳ Phục Hưng về văn học, hội họa, kiến trúc điêu khắc. I.
II. Đề thi minh họa cuối kì 1 Lịch sử 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Điểm khác của công nghiệp văn hoá So với các ngành công nghiệp khác là gì?
A. Sản phẩm tạo ra có tính hàng hoá, có giá trị kinh tế vượt trội.
B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
C. Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
D. Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghệ hiện đại.
Câu 2: Lĩnh vực hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hoá? A. Điện ảnh. B. Thời trang. C. Xuất bản. D. Du lịch khám phá.
Câu 3: Vai trò của sử học trong sự phát triển công nghiệp văn hoá là gì?
A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho công nghiệp văn hoá.
B. Cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hoá.
C. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hoá.
D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hoá.
Câu 4: Lĩnh vực nào dưới đây thuộc công nghiệp văn hoá? A. Du lịch mạo hiểm. B. Du lịch văn hoá.
C. Ngành du lịch nói chung. D. Du lịch khám phá.
Câu 5 : Điểm chung trong nội dung phản ánh của các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 10, tr. 31) là gì?
A. Vai trò của lịch sử - văn hoá trong sự phát triển của ngành du lịch.
B. Nguồn tài nguyên của du lịch văn hoá.
C. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội.
D. sự hấp dẫn của di sản văn hoá đối với khách du lịch.
Câu 6: Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?
A. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
B. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.
C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững.
D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.
Câu 7: Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành
nên văn minh Ấn Độ có điểm gì chung?
A. Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
B. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi cao và cao nguyên.
C. Đất nước ba mặt tiếp giáp biển.
D. Là một bán đảo nên có nhiều vùng, vịnh, hải cảng.
Câu 8: Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?
A. Người A-ri-a gốc Trung Á chiếm đại bộ phận trong xã hội.
B. Xã hội chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.
C. sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.
D. Sự phân biệt về sắc tộc, chủng tộc rất sâu sắc.
Câu 9: Người A-ri-a là chủ nhân của nền văn minh nào ở Ấn Độ? A. Văn minh sông Ấn. B. Văn minh sông Hằng. C. Văn minh Ấn Độ. D. Văn minh Nam Ấn.
Câu 10: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ? A. Hồi giáo. B. Phật giáo. C. Hin-đu giáo. D. Bà La Môn giáo.
Câu 11: Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa là tộc người nào? A. Người Hoa Hạ. B. Người Choang. C. Người Mãn. D. Người Mông Cổ
Câu 12: Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là gì?
A. Các loại lâm thổ sản. B. Vàng, bạc. C. Tơ lụa, gốm sứ. D. Hương liệu.
Câu 13: Loại chữ cổ nhất của người Trung Quốc là
A. chữ giáp cốt, kim văn. B. chữ Hán.
C. chữ Kha-rốt-ti và Bra-mi.
D. chữ tượng hình viết trên giấy pa-pi-rút.
Câu 14: 10 chữ số mà ngày nay chúng ta đang sử dụng là thành tựu của nền văn minh nào? A. Ai Cập. B. Hy Lạp - La Mã. C. Ấn Độ. D. Trung Hoa.
Câu 15: Địa hình chủ yếu của Hy Lạp thời cổ đại là
A. đồi núi, đất đai khô cằn. B. ven biển bằng phẳng.
C. các cao nguyên bằng phẳng.
D. ven các con sông lớn được phù sa bồi đắp.
Câu 16: Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp thời cổ đại thuận lợi cho việc trồng cây nào sau đây? A. Lúa nước. B. Nho, ô liu. C. Các loại hoa. D. Hoa màu.
Câu 17: Vị trí địa lí và địa hình của Hy Lạp cổ đại tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào? A. Đóng tàu, thuyền. B. Nghề thủ công.
C. Thương mại đường biển gắn với các hải cảng. D. Nông nghiệp,
Câu 18: Điều kiện tự nhiên nào của La Mã cổ đại thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi?
A. Đồng bằng màu mỡ ở các thung lũng sông, có những đồng cỏ.
B. Cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng.
C. Các vùng đồi núi rộng lớn xen kẽ với đồng bằng. D. Đồng bằng ven biển
Câu 19: La Mã cổ đại có thuận lợi nào để phát triển thủ công nghiệp?
A. Có đường bờ biển dài, kín gió thuận lợi xây dựng các cảng biển.
B. Có nhiều thung lũng để xây dựng các xưởng thủ công.
C. Trong lòng đất chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho luyện kim.
D. Nhiều đất để phát triển nghề gốm.
Câu 20: Tổ chức nhà nước Hy Lạp cổ đại là A. tiểu quốc. B. thành bang.
C. nhà nước chuyên chế. D. lãnh địa.
Câu 21: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở đâu? A. Anh. B. Đức. C. Pháp. D. Mỹ.
Câu 22: Ý nào không phản ánh đúng điều kiện ở nước Anh khi tiến hành cách mạng công nghiệp?
A. Tình hình chính trị ổn định từ sau cách mạng tư sản.
B. Nước Anh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ dồi dào.
D. Xuất hiện nhiều công trường thủ công ở các thành thị.
Câu 23: Phong trào “rào đất cướp ruộng” dùng để chỉ hiện tượng gì?
A. Tranh giành ruộng đất giữa các lãnh chúa phong kiến.
B. Nông nô đấu tranh bảo vệ ruộng đất của mình.
C. Quý tộc phong kiến thôn tính ruộng đất của nhau.
D. Quý tộc phong kiến tước đoạt ruộng đất của nông nô để chăn nuôi cừu.
Câu 24: Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
A. máy kéo sợi, máy dệt, máy hơi nước, đầu máy xe lửa.
B. máy dệt, máy kéo sợi, máy hơi nước, máy bay.
C. máy dệt, máy kéo sợi, ô tô, máy hơi nước.
D. máy dệt, máy hơi nước, tàu thuỷ, điện thoại.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Nêu những thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại.
Những thành tựu nào của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay?
Câu 2 (2,0 điểm): Nếu bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại. Theo em, bối
cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có khác gì so với bối cảnh của các cuộc
cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?
III. Đáp án đề thi minh họa cuối kì 1 Sử 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM) 1-C 2-D 3-A 4-B 5-A 6-C 7-A 8-C 9-B 10-A 11-A 12-C 13-A 14-C 15-A 16-B 17-C 18-A 19-C 20-B 21-A 22-D 23-D 24-A
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm):
- Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại:
+ Tư tưởng, tôn giáo: Các học thuyết tư tưởng và tôn giáo của Trung Hoa hình thành từ rất sớm. Nho
giáo, Đạo giáo, đã trở thành nền tảng quan trọng về tư tưởng, thế giới quan của người Trung Quốc,
đồng thời có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,...
+ Chữ viết: Từ những loại hình chữ viết cổ nhất xuất hiện trong thời kì nhà Thương là chữ giáp cốt
và kim văn, chữ viết của Trung Hoa đã nhiều lần được chỉnh lí và phát triển thành chữ Hán ngày nay.
+ Văn học: Kho tàng văn học Trung Hoa đồ sộ, đa dạng về thể loại, tiêu biểu là thơ ca thời Đường và
tiểu thuyết thời Minh - Thanh.
+ Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ: Với những công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc Trung Hoa bao
gồm: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hoà Viên, Thập Tam Lăng,....
+ Khoa học, kĩ thuật: đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực Toán học, Thiên văn
học, Y - Dược học, sử học,... và phát minh kĩ thuật. Bốn phát minh lớn về kĩ thuật: làm giấy, kĩ thuật
in, thuốc súng và la bàn.
- Một số thành tựu còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay là: kĩ thuật làm giấy, kĩ
thuật in, thuốc súng và la bàn; công trình Vạn Lý Trường Thành,...; kĩ thuật châm cứu,... Câu 2 (2,0 điểm):
- Bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại:
+ Kế thừa những bước tiến của cách mạng khoa học, kĩ thuật đầu thế kỉ XX.
+ Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang thúc đẩy các nước đầu tư vào nghiên cứu khoa học, sáng chế.
+ Sự vơi cạn của nguồn tài nguyên hoá thạch, thách thức về bùng nổ của dân số, nhu cầu lớn về vật liệu…
- Sự khác nhau về bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại so với bối cảnh
của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại:
+ Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại diễn ra khi: chưa có cuộc cách mạng khoa học - kĩ
thuật nào; các cuộc cách mạng tư sản vừa nổ ra; có tích luỹ tư bản.
+ Các cuộc cách mạng khoa học thời kì cận đại diễn ra khi đã có những tiến bộ về kĩ thuật trong sản
xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp…
Document Outline
- Bài 7 (có đáp án): Một số nền văn minh Phương Tây
- I.
- II. Đề thi minh họa cuối kì 1 Lịch sử 10
- III. Đáp án đề thi minh họa cuối kì 1 Sử 10