Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 Ngữ Văn 8
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG THCS ………
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Tổ Văn- Sử
NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 Phần I: Văn bản
Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:
Lời sông núi, Tiếng cười trào phúng trong thơ, Những câu chuyện hài Phần II: Tiếng Việt
Nhận diện và thực hành: 1. Từ láy 2. Biện pháp tu từ 3. Biệt ngữ xã hội
4. Từ tượng thanh, từ tượng hình Phần III: Viết
1.Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
2. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP I. ĐỌC - HIỂU
Đề 1: Đoc văn bản sau va trả lơi các câu hoi ơ bên dươi: KẺ NGỐC NHÀ GIÀU
Gia đình phú ông có một người con trai, tuy đã lớn nhưng đầu óc chậm chạp, lại thường xuyên
tiêu tiền hoang phí. Vì muốn con mình nên người, phú ông liền nói:
- Con có lớn mà không có khôn, thậm chí còn chẳng phân biệt được hạt kê và hạt lúa. Ta muốn
để con ra ngoài học hỏi thì mới mong có ngày khá được.
Người con trai nghe vậy cũng đồng ý. Sau khi rời nhà, anh gặp một người thợ đang tạc hai con
sư tử đá. Nhìn dáng vẻ của hai bức tượng, cậu con trai thích chí vô cùng, ngỏ ý muốn mua. Người thợ
kia cũng biết cậu ngốc nghếch, bèn cố tình hét giá:
- Con sư tử nhỏ giá 3000 lạng vàng, con sư tử lớn thì 5000 lạng.
Cậu con trai thản nhiên gật đầu, yêu cầu người đó đem tượng đến nhà mình, người kia liền mang
theo bức tượng sư tử nhỏ về trước. Khi về tới nhà, cậu vội vàng khoe với cha rằng mình mua được đồ tốt.
Tới khi nhìn thấy tượng con sư tử đá bình thường mà bị hét giá lên tới mấy ngàn lượng vàng,
người cha không khỏi than trời mà nói:
- Con bỏ ra số tiền lớn như vậy để mua thứ đồ vô dụng này, thật đúng là đứa con phá gia chi tử.
Chẳng trách vì sao mọi người thường bảo ta thế nào cũng gặp báo ứng.
Cậu con trai nghe xong lập tức vỗ tay cười lớn:
- Con nói cha nghe, đây mới chỉ là báo ứng nhỏ thôi, còn một báo ứng lớn đang chờ phía sau kia kìa.
(Nguồn: https://diendan.hocmai.vn/threads/truyen-cuoi-dan-gian-ke-ngoc-nha-giau)
Câu 1: Em hãy cho biết truyện“Kẻ ngốc nhà giàu” thuộc thể loại gì? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết
được thể loại truyện ấy?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Trong câu chuyện, Người cha có mong muốn gì với người con trai “tuy đã lớn nhưng đầu óc
chậm chạp, lại thường xuyên tiêu tiền hoang phí” ?
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Tìm từ hán việt có trong câu sau: “Gia đình phú ông có một người con trai, tuy đã lớn nhưng
đầu óc chậm chạp, lại thường xuyên tiêu tiền hoang phí.” ?
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Em hãy giải thích ý nghĩa của từ Hán Việt vừa tìm được trong câu 3.
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 5: Theo em, tác giả dân gian sáng tạo câu chuyện trên nhằm mục đích gì?
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Theo em, câu nói kết thúc văn bản của người con trai với người cha cho thấy người con trai là người như thế nào?
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Em rút ra được bài học gì từ truyện “Kẻ ngốc nhà giàu”? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng
một đoạn văn (khoảng 3 đến 5 câu).
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Đề 2: Đoc văn bản sau va trả lơi các câu hoi ơ bên dươi:
VUA MI-ĐÁT THÍCH VÀNG
Truyện này là truyện thần thoại Hi Lạp, rất đơn giản, nhưng lại có ý nghĩa sâu xa.
Vua Mi-đát được thần Đi-ô-ni-dốt bằng lòng cho nhà vua bất cứ cái quà tặng gì, kể cả phép
thuật. Vua xin cho có phép hễ chạm tay vào vật gì là vật đó biến thành vàng. Nhà vua đã là người giàu
sang. Mọi thứ quanh nhà vua đều là vàng là ngọc. Nhà vua thành kẻ giàu sang nhất thế gian ! Nay lại
có thể biến muôn vật thành vàng thì ai còn giàu sang hơn nữa. Không ngờ khi được Thần ban cho phép
ấy, nhà vua đã khổ sở nhất trần gian. Đụng đến cái gì, cái đó biến thành vàng Không ăn được cơm vì
cơm đã thành vàng. Không mặc được áo, vì áo hóa ra vàng ! Cho đến các thứ sử dụng hằng ngày đều
hóa ra vàng cả. Cỗ xe vàng không chạy được. Con ngựa vàng không cử động được. Và ôm đứa con
trong tay, nó cũng hóa ra cục vàng. Nhà vua sống ở trong một thế giới vàng vô tri vô giác !
Đây là bài học cho nhà vua và cho cả chúng ta. Vàng có giá trị trang trí, tô điểm, trao đổi hàng
hóa chứ vàng không thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của cuộc sống. Muốn trở lại cuộc sống bình
thường thì nhà vua phải xuống sông Pác-tôn tắm, có nghĩa là phải "rửa sạch lòng tham", đừng nghĩ
rằng có vàng là có hạnh phúc ! Biết sử dụng vàng thì vàng mới quý. Còn chỉ vì lòng tham thì vàng chỉ
đưa đến những tai họa.
(Vũ Ngọc Khánh, Bình giảng Thơ ca – Truyện dân gian)
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào mà em đã được học? Dấu hiệu nào giúp em
nhận biết được thể loại của văn bản ấy?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Em hãy cho biết văn bản trên bàn về vấn đề gì?
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Tìm một từ Hán Việt có trong câu văn sau và giải thích nghĩa của từ Hán Việt vừa tìm được:
“Nhà vua sống ở trong một thế giới vàng vô tri vô giác !”.
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Em hãy cho biết văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì?
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 5: Vua Mi-đát đã xin điều gì từ thần Đi-ô-ni-dốt? Nhà vua có hài lòng và hạnh phúc với điều đã xin hay không? Vì sao?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Qua văn bản trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy trình bày suy nghĩa của em bằng một đoạn văn (3-5 câu).
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Đề 3: Đoc văn bản sau va trả lơi các câu hoi ơ bên dươi: MẤT NGỰA
Có một anh mất một con ngựa quý. Tiếc ngẩn ngơ, anh ta đi lang thang đây đó để tìm. Đến một
chợ nọ, giữa ngày phiên, anh ta thấy một người đang bán con ngựa của mình. Anh ta đòi lại. Người kia
cãi lấy cãi để. Hai bên to tiếng om sòm chực ẩu đả nhau. Một người thấy thế bảo: - Anh lấy gì làm chứng?
Anh mất ngựa nhanh ý lấy hai tay bịt hai mắt ngựa lại rồi nói:
- Ngựa tôi chột một mắt, anh nói đúng mắt nào thì tôi chịu mất ngựa.
- Mắt trái – Người trộm ngựa nói. - Không phải!
- À, quên, mắt bên phải. Anh ta bỏ hai tay ra:
- Đúng là anh ăn trộm ngựa của tôi nhé. Ngựa của tôi không chột mắt nào cả.
Người kia cứng lưỡi. Anh ta dắt ngựa và người ấy vào cửa quan. Quan giam tên ăn trộm ngựa
lại, còn cho anh ta đem ngựa về.
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam – Con rắn vuông, trang 22, Nhà xuất bản Kim Đồng)
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào mà em đã được học? Dấu hiệu nào giúp em
nhận biết được thể loại truyện ấy?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Trong câu chuyện nhờ đâu anh mất ngựa tìm lại được ngựa của mình?
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Xác định từ tượng thanh trong câu “Hai bên to tiếng om sòm chực ẩu đả nhau.”
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Nêu tác dụng của từ tượng thanh em vừa tìm được.
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 5: Theo em, tác giả dân gian sáng tạo câu chuyện trên nhằm mục đích gì?
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Nếu em là người bị mất ngựa em sẽ là gì để lấy lại ngựa của mình?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Sau khi đọc câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy trình bày suy nghĩa
của em bằng một đoạn văn (3-5 câu).
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Đề 4: Đoc văn bản sau va trả lơi các câu hoi ơ bên dươi:
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(1)Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(2)Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. . Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy
là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(3)Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc
đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị
chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ
những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những
công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân
mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như
con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó
nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính
phủ. . Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
(4)Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong
bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận
của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức
giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được
thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào mà em đã được học? Dấu hiệu nào giúp em
nhận biết được thể loại ấy?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Em hãy cho biết văn bản trên bàn về vấn đề gì?
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Tìm một từ Hán Việt có trong câu văn sau: “Đó là một truyền thống quý báu của ta.”
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Em hãy giải thích nghĩa của từ Hán Việt vừa tìm được trong câu 3.
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 5: Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở đoạn (2) có tác dụng gì?
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Theo em, lòng yêu nước là gì?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Trong thời đại mới hiện nay, là những học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, em cần làm
gì để thể hiện lòng yêu nước của mình? Trình bày bằng vài câu văn (3 đến 5 câu).
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………… II. VIẾT
Đề bài: Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc. Bài văn
có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. DÀN Ý CHUNG
a. Mơ bai: Giới thiệu hoạt động xã hội sẽ kể. b. Thân bai:
1. Nêu những thông tin khái quát về hoạt động xã hội: Đơn vị tổ chức, thời gian, địa điểm, mục đích hoạt động,…
2. Kể lại trình tự hoạt động: - Sự việc 1 - Sự việc 2
kết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm - Sự việc … c. Kết bai:
- Khẳng định ý nghĩa của hoạt động
- Nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của bản thân về hoạt động xã hội đã tham gia. - Liên hệ bản thân. GỢI Ý 1. Mơ bai:
- Trong bài hát “Để gió cuốn đi” nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết “Sống trong đời sống cần có một tấm
lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi.
- Chuyến thăm các bạn nhỏ mồ côi tại Làng trẻ SOS ở địa chỉ 693, Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp, TP HCM. 2. Thân bai:
- Nêu khái quát thông tin của hoạt động:
+ Đây là hoạt động thường niên của Đoàn trường vào ngày Trung thu hàng năm
+ Mục đích của chuyến đi: thăm hỏi, tặng quà cho các bạn nhỏ mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn đang
sống ở làng trẻ giúp các bạn có lễ Trung thu ấm áp
+ Thời gian bắt đầu chuyến đi và những háo hức, phấn khởi của tuổi học trò trước một chuyến đi mới
mẻ được tham gia hoạt động xã hội làm tôi thích thú vô cùng.
- Kể lại diễn biến sự việc:
+ 7h sáng, tập trung ở sân trường để chuyển các túi quà (sách vở, áo quần, bánh kẹo…) đã được đóng gói lên thùng xe
+ 8h sáng, bắt đầu di chuyển đến Làng trẻ SOS.
+ Miêu tả cảnh trên đường đi và cảm giác thư thái, dễ chịu khi được nhìn thấy đường phố và những
ngôi nhà cao tầng cùng các cửa hàng san sát nhau thật vui mắt làm sao.
+ 8h30 có mặt tại làng trẻ SOS, tiến hành chào hỏi với các mẹ và công nhân viên làm việc ở đây. Đến
làng trẻ, lắng nghe những cuộc đời đầy nước mắt và những số phận trớ trêu của những em nhỏ bị bỏ rơi, nêu cảm nghĩ
+ 9h sáng bắt đầu thăm hỏi và trò chuyện với các bạn nhỏ ở làng trẻ SOS. Kể lại những kỉ niệm khi
chơi đùa, điều ước hồn nhiên của các em nhỏ, những điều tưởng như rất đỗi bình thường với chúng tôi
hóa ra lại là mơ ước của các em: được đến trường, được nhìn thấy ba mẹ,. .
+ 9h15 sáng bắt đầu trao tặng các phần quà cho các bạn thiếu nhi
+ 11h sáng, ăn cơm trưa và trò chuyện với các bạn nhỏ. Miêu tả bữa cơm đạm bạc cả lớp ăn cùng các
em và cô chú nơi này, hối hận vì đã không biết bao nhiêu lần mình lãng phí, đổ bỏ thức ăn khi mẹ nấu
những món mình không thích…
+ 12h trưa, tạm biệt mọi người và lên xe trở về trường…
+ Niềm xúc động nghẹn ngào và những bài học quý giá từ chuyến đi: trân trọng hạnh phúc bình dị, nhỏ
nhoi ,mà mình đang có; ân hận vì những lần bực dọc, to tiếng với cha mẹ khi bị nhắc nhở học không
chăm; biết yêu thương nhiều hơn thay vì hờ hững, vô tâm trước những mảnh đời bất hạnh,. c. Kết bai:
- Ý nghĩa của sự việc: lan tỏa tình yêu thương đến các bạn nhỏ có số phận kém may mắn, giúp các bạn
có một ngày lễ vui tươi, ý nghĩa
- Cảm nghĩ của em về hoạt động: tự hào và xúc động trước hoạt động ý nghĩa. - Liên hệ bản thân.
III. ĐỀ THI MINH HỌA QUÊ HƯƠNG
“…Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm ….
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)
Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thơ sáu chữ B. Thơ bảy chữ C. Thơ lục bát D. Thơ tự do
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Thuyết minh
Câu 3 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn thơ trên là:
A. Nỗi nhớ quê hương tha thiết và sâu nặng của tác giả.
B. Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước.
C. Tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương của tác giả. D. Đáp án khác.
Câu 4 (0,5 điểm). Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ
“…Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm” A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 5 (1,0 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên.
Câu 6 (2,0 điểm) Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm
Phần I. Đoc hiểu Câu 1 A. Thơ sáu chữ 0,5 điểm (5,0 điểm) Câu 2 B. Biểu cảm 0,5 điểm
C. Tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu Câu 3 0,5 điểm
nặng với quê hương của tác giả. Câu 4 B. So sánh 0,5 điểm - Biện pháp tu từ:
+ Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần.
+ So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm
trăng tỏ; như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: Câu 5 1,0 điểm
Nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu
nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã
làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị,
mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân
thương, máu thịt, thắm thiết.
- HS trình bày thành một đoạn văn (từ 5-7 câu)
- HS xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với Câu 6 2,0 điểm bản thân: + Vai trò của quê hương.
+ Giáo dục tình yêu quê hương. Phần II. Lam văn
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn ghi lại cảm xúc 0,25 điểm (5,0 điểm)
về một bài thơ sáu, bảy chữ.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 điểm
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ sáu, bảy chữ.
c. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về
một bài thơ sáu, bảy chữ. HS có thể trình bày
theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 0,25 điểm
* Mơ đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu
khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ. 3.5 điểm * Thân đoạn:
+ Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về nội dung
đặc sắc có trong bài thơ.
+ Nêu ấn tượng, cảm xúc về đặc sắc nghệ 0.25 điểm thuật….
* Kết đoạn: Khái quát cảm xúc chung về bài thơ, liên hệ….
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 điểm
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, 0,25 điểm
lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. 10 điểm
Document Outline
- Đề bài: Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã h