Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 5 năm 2018 - 2019
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 5 năm 2018 - 2019. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 5 - HỌC KÌ II
Họ và tên: ……………………………………………………………….………..
1/ Kể tên các châu lục và các đại dương trên thế giới?
- Châu lục:………………………………………………….
- Đại dương:………………………………………………….
2/ Vì sao Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
- …………………………………………………………………………………………
- …………………………………………………………………………………………
- ……………………………………………………………………………………….
3/ Nêu điểm giống nhau và khác nhau của địa hình châu Á với Việt Nam?
- Giống: …………………………………………………………………………………
- Khác: …………………………………………………………………………………
4/ Nêu nét đặc trưng về dân cư của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ?
- Châu Á:………………………………………….
- Châu Âu:………………………………………..
- Châu Phi:………………………………………….
- Châu Mĩ:…………………………………………..
5/ Em biết gì về châu Đại Dương và châu Nam Cực? - Châu Đại Dương
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………. - Châu Nam Cực
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
6/ Nêu tên dãy núi và đỉnh núi cao nhất thế giới?
Dãy: ………………………………………………;
Đỉnh: ……………………………………...
7/ Châu Á có những đới khí hậu nào?…………………………..
8/ Cam-pu-chia, Lào có địa hình chủ yếu là gì?……………………………………….
………………………………………………………………………………………………
9/ Nơi nào được mệnh danh là “lá phổi xanh” của trái đất?
10/ Em hãy cho biết tên một di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng
nhằm bảo vệ đất nước, là một địa danh du lịch nổi tiếng thế giới?
………………………………………………………………………………………………
11/ Đại dương nào có diện tích lớn nhất? đại dương nào có diện tích nhỏ nhất?
(Lớn nhất: ……………………………………………; nhỏ
nhất: ………………………………….. ).
12/ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến bé về diện tích?
………………………………………………………………………………………………
13/ Em biết gì về châu Phi và Châu Mĩ? - Châu Phi
…………………………………………………………………………………………… - Châu Mĩ
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
14/ Chọn ý rồi điền vào sơ đồ dưới đây sao cho phù hợp:
a/ Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. a
b/ Trồng được nhiều loại cây.
c/ Ngành chăn nuôi phát triển.
d/ Nguồn thức ăn được đảm bảo.
15/ Hãy điền chữ Đ vào ô trống trước câu đúng, chữ S trước câu sai: 3
Núi và cao nguyên chiếm diện tích châu Á. 4
Châu Âu là châu lục có số dân đông nhất thế giới.
Phía đông của châu Á là đại dương Thái Bình Dương.
Phía đông của Đại Tây Dương là châu Mĩ.
Kim tự tháp, tượng nhân sư là những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của châu Á .
Những mặt hàng công nghiệp của châu Âu nổi tiếng thế giới là máy bay, ô-tô, hàng điện tử.
16/ Nêu các đặc điểm tự nhiên của các châu lục? - Châu Á
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..……………………..…………
…………………………………………………………………………………………………….….….
- Châu Âu: ……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..….…………
……………………………………………………………………………………………………..……. - Châu Phi:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..…….………
…………………………………………………………………………………………………..………. - Châu Mĩ:
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………..………. - Châu Đại Dương
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………..……….
- Châu Nam Cực: …………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi Địa lý lớp 5
1/ Kể tên các châu lục và các đại dương trên thế giới?
- Châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại dương và châu Nam Cực.
- Đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
2/ Vì sao Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo? - Đất đai màu mỡ.
- Khí hậu thuận lợi. (nhiệt đới)
- Người dân cần cù, giàu kinh nghiệm.
3/ Nêu điểm giống nhau và khác nhau của địa hình châu Á với Việt Nam? 3 1
- Giống: diện tích là đồi núi, diện tích là đồng bằng. 4 4
- Khác: Châu Á có 3 mặt giáp biển, Việt Nam chỉ có 2 mặt giáp biển; khác nhau về hình dạng.
4/ Nêu nét đặc trưng về dân cư của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ?
- Châu Á: Số dân đông nhất thế giới; đa số là người da vàng ; tập trung đông đúc ở
các vùng đồng bằng; phần lớn sống ở nông thôn và làm nghề nông.
- Châu Âu: Chủ yếu là người da trắng; phần lớn sống ở thành phố và làm công nghiệp,
dịch vụ; phân bố khá đều trên lãnh thổ.
- Châu Phi: Hơn 2 là người da đen; phần lớn họ làm nông nghiệp; tập trung ở vùng 3
ven biển và các thung lũng; hoang mạc dường như không có người ở.
- Châu Mĩ: Hầu hết là người nhập cư từ các châu lục khác, chỉ có người Anh-điêng
sinh sống từ lâu đời; tập trung đông đúc ở ven biển và miền Đông.
5/ Em biết gì về châu Đại Dương và châu Nam Cực?
- Châu Đại Dương: là châu lục có diện tích nhỏ nhất, phần lớn là hoang mạc và
xa-van. Giới sinh vật có nhiều loài độc đáo. Động vật có nhiều loài thú có túi như
Căng-gu-ru, gấu Cô-a-la,… Phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc
rừng dừa bao phủ. Dân cư ít nhất trong các châu lục; lục địa chủ yếu là người da
trắng (con cháu người Anh di cư sang); còn trên các đảo thì dân cư chủ yếu là người
bản địa có da màu sẫm, mắt đen, tóc xoăn.
- Châu Nam Cực: Là châu lục lạnh nhất thế giới; không có người ở, chỉ có các nhà
khoa học đến nghiên cứu. Động vật tiêu biểu là chim cánh cụt, tuy không biết bay
nhưng bơi lội rất giỏi.
6/ Nêu tên dãy núi và đỉnh núi cao nhất thế giới?
Dãy: Hi-ma-lay-a; Đỉnh: Ê-vơ-rét, cao 8848 m.
7/ Châu Á có những đới khí hậu nào? (Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới ).
8/ Cam-pu-chia, Lào có địa hình chủ yếu là gì? (CPC: Đồng bằng dạng lòng chảo- Lào:
không giáp biển, địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên ).
9/ Nơi nào được mệnh danh là “lá phổi xanh” của trái đất? (Rừng rậm A-ma-dôn).
10/ Em hãy cho biết tên một di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng
nhằm bảo vệ đất nước, là một địa danh du lịch nổi tiếng thế giới?
(Vạn Lí Trường Thành, dài 6700 km ).
11/ Đại dương nào có diện tích lớn nhất? đại dương nào có diện tích nhỏ nhất?
(Lớn nhất: Thái Bình Dương; nhỏ nhất: Bắc Băng Dương ).
12/ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến bé về diện tích?
(Thái Bình Dương - Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương - Bắc Băng Dương.)
13/ Em biết gì về châu Phi và Châu Mĩ?
- Châu Phi: Có đường xích đạo đi ngang qua, không có biển ăn sâu vào đất liền. Khí
hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Kinh tế chậm phát triển. Dân cư chủ yếu là người da đen.
- Châu Mĩ: Nằm ở bán cầu Tây; địa hình thay đổi từ Tây sang Đông; có đầy đủ các
đới khí hậu. Đồng bằng A-ma-dôn lớn nhất thế giới; thiên nhiên đa dạng và phong
phú; Kinh tế phát triển đặc biệt là Bắc Mĩ, tiêu biểu là Hoa Kì có nền kinh tế phát
triển nhất thế giới. Dân cư châu Mĩ chủ yếu là người nhập cư.
14/ Chọn ý rồi điền vào sơ đồ dưới đây sao cho phù hợp:
a/ Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. a b
b/ Trồng được nhiều loại cây.
c/ Ngành chăn nuôi phát triển. d c
d/ Nguồn thức ăn được đảm bảo.
15/ Hãy điền chữ Đ vào ô trống trước câu đúng, chữ S trước câu sai: 3
Đ Núi và cao nguyên chiếm diện tích châu Á. 4
S Châu Âu là châu lục có số dân đông nhất thế giới.
Đ Phía đông của châu Á là đại dương Thái Bình Dương. S
Phía đông của Đại Tây Dương là châu Mĩ. S
Kim tự tháp, tượng nhân sư là những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của châu Á .
Đ Những mặt hàng công nghiệp của châu Âu nổi tiếng thế giới là máy bay, ô-tô, hàng điện tử.
16/ Nêu các đặc điểm tự nhiên của các châu lục?
- Châu Á: Núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích châu Á, trong đó có những vùng núi
rất cao và đồ sộ. Đỉnh Ê-vơ-rét (8848 m) thuộc dãy Hi-ma-lay-a cao nhất thế giới.
Châu Á có đủ các đới khí hậu (từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới) và có nhiều cảnh thiên nhiên.
- Châu Âu: Đồng bằng của châu Âu chiếm 2/3 diện tích, kéo dài từ tây sang đông.
Đồi núi chiếm 1/3 diện tích, hệ thống núi cao tập trung ở phía nam.
Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn hòa. Rừng cây lá kim tập trung ở vùng
phía Bắc và trên các sườn núi cao. Rừng cây lá rộng có nhiều ở Tây Âu, mùa thu lá cây
nhuộm vàng các cánh rừng. Mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu Âu, chỉ trừ dải đất phía nam ấm áp.
- Châu Phi: Có địa hình tương đối cao, toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên
khổng lồ, trên có các bồn địa lớn.
Vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất
liền, nên châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
Ở Bắc Phi có hoang mạc Xa-ha-ra lớn nhất thế giới, khắp nơi chỉ thấy những bãi đá
khô khốc, những biển cát mênh mông. Tại đây, nhiệt độ ban ngày có khi lên tới hơn 50
độ, ban đêm có thể xuống tới 0 độ. Vì khô hạn nên song hồ ở đây cũng rất ít và hiếm nước.
Khoảng 1/3 diện tích châu Phi có khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
Nơi mưa nhiều, có rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi đủ độ ẩm thì có rừng thưa. Ở
những nơi mưa ít xuất hiện đồng cỏ cao, cây bụi gọi là xa-van. Trên đồng cỏ mênh
mông đó, thỉnh thoảng nổi lên một vài cây keo, hoặc cây bao báp. Bao báp là loại cây
than gỗ to, có thể sống được hang nghìn năm.
Trong xa-van có nhiều động vật ăn cỏ như ngựa vằn, hươu cao cổ, voi và động vật ăn
thịt như báo, sư tử, linh cẩu,…
- Châu Mĩ: Địa hình thay đổi từ tây sang đông: dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao
và đồ sộ, ở giữa là những đồng bằng lớn. Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên.
Châu Mĩ trải dài trên nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. Chiếm diện tích
lớn nhất là khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ.
Đồng bằng A-ma-dôn ở Nam Mĩ là đồng bằng lớn nhất thế giới, nằm ở vùng Xích
đạo. Rừng rậm nhiệt đới bao phủ trên diện rộng nên người ta ví nơi đây là lá phổi xanh của Trái Đất.
- Châu Đại Dương: Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là
hoang mạc và xa-van. Giới sinh vật có nhiều loại độc đáo. Bạch đàn và cây keo mọc ở
nhiều nơi. Động vật có nhiều loài thú có túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la,…
Phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
Châu Nam Cực: Nằm ở vùng địa cực, nên châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
Quanh năm nhiệt độ dưới 0 độ. Toàn bộ bề mặt bị phủ một lớp băng dày, trung bình trên
2000m. Động vật tiêu biểu nhất là chim cánh cụt. Đó là loài chim không biết bay nhưng
bơi lặn dưới nước rất giỏi, chúng thường tập trung thành từng đàn đông đúc ở ven biển.