Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 4 năm 2022 - 2023 | đề 2

Đề cương học kì 2 môn Lịch sử lớp 4 năm 2022 - 2023 giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng hệ thống toàn bộ kiến thức quan trọng trong học kì 2 để ôn thi cuối học kì 2 năm 2022 - 2023 hiệu quả.

MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
Phần 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Nhà Nguyễn thành lập năm nào?
A. 1792
B. 1802
C. 1820
D. 1858
Câu 2: Từ năm 1802 đến năm 1858 nhà Nguyễn trải qua bao nhiêu đời vua?
A. 3 đời vua.
B. 4 đời vua.
C. 5 đời vua.
D. 6 đời vua.
Câu 3: Những người đi khẩn hoang được cấp những gì trong nửa năm đầu?
A. Lương thực và vũ khí.
B. Lương thực và nông cụ.
C. Nông cụ và vũ khí.
D. Ruộng đất và nông cụ.
Câu 4: Nội dung của “Chiếu khuyến nông” là gì?
A. Chia ruộng đất cho nông dân.
B. Chia thóc gạo cho nông dân.
C. Lệnh cho dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
D. Đào kênh mương dẫn nước vào ruộng.
Câu 5: Quân Thanh xâm lược nước ta vào năm nào?
A. Đầu năm 1788.
B. Cuối năm 1788.
C. Đầu năm 1789.
D. Cuối năm 1789.
Câu 6: Nhà Nguyễn đặt kinh đô tại:
A. Hoa Lư.
B. Thăng Long.
C. Phú Xuân (Huế).
D. Cổ Loa.
Câu 7: Tác dụng của “Chiếu khuyến nông” là:
A. Mở cửa buôn bán với nước ngoài.
B. Nông dân rất phấn khởi khi được chia ruộng đất.
C. Sau vài năm, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm thanh bình.
D. Sau vài năm, đê điều được mở rộng trong cả nước.
Câu 8: Công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra trong thời gian nào?
A. Đầu thế kỷ XVI.
B. Cuối thế kỷ XVI.
C. Giữa thế kỷ XVI
D. Trước thế kỷ XVI.
Câu 9: Vì sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?
A. Vì chữ Nôm dễ viết hơn chữ Hán.
B. Vì chữ Nôm xuất phát từ quê hương của vua Quang Trung.
C. Vì vua Quang Trung muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
D. Vì chữ Nôm được vua Quang Trung tự dịch.
Câu 10: Cuối năm 1788, Quang Trung kéo quân ra Bắc để làm gì?
A. Tiêu diệt chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
B. Tiêu diệt chính quyền họ Lê, thống nhất giang sơn.
C. Tiêu diệt quân Thanh, thống nhất đất nước.
D. Tiêu diệt chính quyền họ Đinh, thống nhất giang sơn.
Câu 11: Hoàn cảnh lịch sử khiến quân Thanh xâm lược nước ta:
A. Do u thun giữa nhà Thanh và n mới tnh lập của nước ta.
B. Nhà Thanh n cgiúp n sang xâm c nưc ta.
C. Do nhà Thanh liên kết với thế lực khác muốn thôn tính nước ta.
D. Nhà Thanh muốn giúp nhà Lê.
Câu 12: Người đã ban “Chiếu khuyến nông” là:
A. Vua Quang Trung
B. Vua Lê
C. Nhà Trần
D. Ngô Quyền
Phần 2: TỰ LUẬN
Câu 1: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
- Vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó
huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn.
- Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, nên hiệu là
Gia Long, định đô ở Phú Xuân – Huế.
Câu 2: Những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung:
Trả lời: Những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung:
- Ban hành “chiếu khuyến nông” lệnh cho nhân dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê
cày cấy, khai phá ruộng hoang. Vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại
thanh bình.
- Cho đúc đồng tiền mới. Yêu cầu nhà Thanh mở biên giới để người dân của hai nước tự
do trao đổi hàng hóa. Mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
Câu 3: Nêu nguyên nhân và kết quả của cuộc khẩn hoang?
Trả lời:
* Nguyên nhân:
- Vì Đàng Trong đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt
- Các chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang mở rộng diện tích đất
sản xuất.
* Kết quả của cuộc khẩn hoang:
- Mở rộng diện tích đất canh tác ở những vùng hoang hóa.
- Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.
Câu 4: Vua Quang tiến quân đến Tam Điệp khi nào? đây ông đã m gì? Việc
làm đó có tác dụng gì?
Trả lời:
- Vua Quang tiến quân đến Tam Điệp (Ninh Bình) vào ngày 20 tháng Chạp năm Kỷ
Dậu (1789)
- Tại đây, ông đã cho quân lính ăn Tết trước rồi mới chia thành 5 đạo quân để tiến
đánh Thăng Long.
- Việc làm đó có tác dụng làm lòng quân thêm hứng khởi, quyết tâm đánh giặc.
u 5: “Chiếu khuyến nông” quy định điều gì? Tác dụng của nó ra sao?
Trả lời:
- Chiếu khuyến nông lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cày cấy,
khai phá ruộng hoang.
- Tác dụng: Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng
xóm lại thanh bình.
Câu 6: Một số chính sách thống trị của nhà Nguyễn:
Trả lời: Một số chính sách thống trị của nhà Nguyễn
- Không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng. Vua trực tiếp điều hành mọi công việc từ
trung ương đến địa phương
- Tổ chức quân đội gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thủy binh, tượng binh…)
- Ban hành bộ luật Gia Long bảo vệ tuyệt đối quyền lực của nhà vua.
| 1/3

Preview text:


MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
Phần 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1:
Nhà Nguyễn thành lập năm nào? A. 1792 C. 1820 B. 1802 D. 1858
Câu 2: Từ năm 1802 đến năm 1858 nhà Nguyễn trải qua bao nhiêu đời vua? A. 3 đời vua. C. 5 đời vua. B. 4 đời vua. D. 6 đời vua.
Câu 3: Những người đi khẩn hoang được cấp những gì trong nửa năm đầu?
A. Lương thực và vũ khí. C. Nông cụ và vũ khí.
B. Lương thực và nông cụ.
D. Ruộng đất và nông cụ.
Câu 4: Nội dung của “Chiếu khuyến nông” là gì?
A. Chia ruộng đất cho nông dân.
B. Chia thóc gạo cho nông dân.
C. Lệnh cho dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
D. Đào kênh mương dẫn nước vào ruộng.
Câu 5: Quân Thanh xâm lược nước ta vào năm nào? A. Đầu năm 1788. C. Đầu năm 1789. B. Cuối năm 1788. D. Cuối năm 1789.
Câu 6: Nhà Nguyễn đặt kinh đô tại: A. Hoa Lư. C. Phú Xuân (Huế). B. Thăng Long. D. Cổ Loa.
Câu 7: Tác dụng của “Chiếu khuyến nông” là:
A. Mở cửa buôn bán với nước ngoài.
B. Nông dân rất phấn khởi khi được chia ruộng đất.
C. Sau vài năm, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm thanh bình.
D. Sau vài năm, đê điều được mở rộng trong cả nước.
Câu 8: Công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra trong thời gian nào? A. Đầu thế kỷ XVI. C. Giữa thế kỷ XVI B. Cuối thế kỷ XVI. D. Trước thế kỷ XVI.
Câu 9: Vì sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?
A. Vì chữ Nôm dễ viết hơn chữ Hán.
B. Vì chữ Nôm xuất phát từ quê hương của vua Quang Trung.
C. Vì vua Quang Trung muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
D. Vì chữ Nôm được vua Quang Trung tự dịch.
Câu 10: Cuối năm 1788, Quang Trung kéo quân ra Bắc để làm gì?
A. Tiêu diệt chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
B. Tiêu diệt chính quyền họ Lê, thống nhất giang sơn.
C. Tiêu diệt quân Thanh, thống nhất đất nước.
D. Tiêu diệt chính quyền họ Đinh, thống nhất giang sơn.
Câu 11: Hoàn cảnh lịch sử khiến quân Thanh xâm lược nước ta:
A. Do mâu thuẫn giữa nhà Thanh và nhà Lê mới thành lập của nước ta.
B. Nhà Thanh mượn cớ giúp nhà Lê sang xâm lược nước ta.
C. Do nhà Thanh liên kết với thế lực khác muốn thôn tính nước ta.
D. Nhà Thanh muốn giúp nhà Lê.
Câu 12: Người đã ban “Chiếu khuyến nông” là: A. Vua Quang Trung C. Nhà Trần B. Vua Lê D. Ngô Quyền Phần 2: TỰ LUẬN
Câu 1: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Trả lời:
- Vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó
huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn.
- Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, nên hiệu là
Gia Long, định đô ở Phú Xuân – Huế.
Câu 2: Những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung:
Trả lời: Những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung:
- Ban hành “chiếu khuyến nông” lệnh cho nhân dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê
cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang. Vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.
- Cho đúc đồng tiền mới. Yêu cầu nhà Thanh mở biên giới để người dân của hai nước tự
do trao đổi hàng hóa. Mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
Câu 3: Nêu nguyên nhân và kết quả của cuộc khẩn hoang? Trả lời: * Nguyên nhân:
- Vì Đàng Trong đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt
- Các chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang mở rộng diện tích đất sản xuất.
* Kết quả của cuộc khẩn hoang:
- Mở rộng diện tích đất canh tác ở những vùng hoang hóa.
- Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.
Câu 4:
Vua Quang tiến quân đến Tam Điệp khi nào? Ở đây ông đã làm gì? Việc
làm đó có tác dụng gì?
Trả lời:
- Vua Quang tiến quân đến Tam Điệp (Ninh Bình) vào ngày 20 tháng Chạp năm Kỷ Dậu (1789)
- Tại đây, ông đã cho quân lính ăn Tết trước rồi mới chia thành 5 đạo quân để tiến đánh Thăng Long.
- Việc làm đó có tác dụng làm lòng quân thêm hứng khởi, quyết tâm đánh giặc.
Câu 5: “Chiếu khuyến nông” quy định điều gì? Tác dụng của nó ra sao? Trả lời:
- Chiếu khuyến nông lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
- Tác dụng: Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.
Câu 6: Một số chính sách thống trị của nhà Nguyễn:
Trả lời: Một số chính sách thống trị của nhà Nguyễn
- Không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng. Vua trực tiếp điều hành mọi công việc từ
trung ương đến địa phương
- Tổ chức quân đội gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thủy binh, tượng binh…)
- Ban hành bộ luật Gia Long bảo vệ tuyệt đối quyền lực của nhà vua.