Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 2 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tổng hợp những kiến thức quan trọng, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 cho học sinh của mình.
Chủ đề: Tài liệu chung Tiếng việt 2
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri
thức với cuộc sống
1. Viết (Tập làm văn):
Đề 1: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu kể về hoạt động của con
vật mà em quan sát được ( Tuần 24 - SGK tr 53).
Chú ý: Em có thể kể về 1 con chim hoặc 1 con chó, mèo, cá, lợn, gà , vịt,
trâu, bò, khỉ, ong,...Con vật đó có thể do nhà em, nhà hàng xóm hay nhà
ông bà, cô, dì, chú, bác,... nuôi hoặc là con vật em nhìn thấy, biết qua
sách báo,ti vi,vườn thú,...Em hãy chọn một con vật để kể. Gợi ý:
a) Giới thiệu chung về con vật em biết ? Em muốn kể về con vật nào?
b) Em đã được quan sát kĩ con vật đó ở đâu? Khi nào?
b) Nó có đặc điểm gì nổi bật về hình dáng (Đầu, mắt, thân,chân, đuôi, bộ lông, cánh...)?
c) Kể lại những hoạt động của con vật đó?
d) Nêu nhận xét của em về con vật đó?
Đề 2: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu giới thiệu về một đồ dùng học
tập. (Tuần 28 - SGK tr 83). Gợi ý:
a) Giới thiệu chung về đồ dùng học tập em muốn kể?
b) Nêu đặc điểm nổi bật về hình dạng, màu sắc của đồ dùng?
c) Đồ dùng đó có công dụng gì?
d) Nêu tình cảm của em về đồ dùng học tập đó và cách bảo quản?
2. Luyện tập (Luyện từ và câu):
- Ôn từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.
- Ôn về các mẫu câu, đặt câu:
• Giới thiệu về sự vật
• Nêu hoạt động của sự vật
• Nêu đặc điểm của sự vật
- Ôn đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào? Ở đâu? Thế nào? Như thế
nào? Vì sao? Để làm gì?
- Cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. ……
3. Viết (Chính tả):
• Mỗi ngày nghe- viết một bài chính tả khoảng 40 – 45 chữ trong khoảng 15 phút.
• Lưu ý viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, trình bày đúng nội dung bài viết.
4. Đọc (Tập đọc):
• Luyện đọc thành tiếng các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần
34 và trả lời miệng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc đó.
• Làm các phiếu đọc hiểu theo đề giáo viên giao.
Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức Chiếc ba lô
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, một lần đi công tác, Bác đi với hai
đồng chí. Mỗi người mang một chiếc ba lô. Qua một chặng, mọi người
dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
- Tại sao ba lô của chú nặng mà của Bác lại nhẹ? – Bác hỏi.
Sau đó, Bác mở cả ba chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất,
chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
- Chỉ có lao động thực sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào ba chiếc ba lô.
Theo 117 CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khi mọi người dừng chân, Bác đã làm gì?
A. Mở ba lô của mình ra xem.
B. Xách thử ba lô của đồng chí bên cạnh và mở cả ba chiếc ba lô ra xem.
C. Mở ba lô của hai đồng chí đi cùng ra xem.
Câu 2. Bác nhận thấy ba lô của Bác có gì khác so với ba lô của hai đồng chí kia?
A. Ba lô của Bác chỉ có chăn, màn nên nhẹ nhất.
B. Ba lô của Bác có thêm chăn, màn nên nặng hơn.
C. Ba lô của Bác không có chăn, màn như ba lô của hai đồng chí đi cùng.
Câu 3. Vì sao Bác lại muốn hai đồng chí san đều các thứ vào ba chiếc ba lô?
A. Vì như thế sẽ tiện hơn cho mỗi người khi dùng.
B. Vì bác sợ hai đồng chí đi cùng không mang nổi ba lô.
C. Vì Bác muốn mình cũng lao động thực sự như những đồng chí khác.
Câu 4. Tìm và viết lại câu trong bài có dùng dấu chấm hỏi.
......................................................................................................................
......................................................................................................................
..Câu 5. Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp
Từ chỉ hoạt động Từ chỉ sự vật
............................................................. .............................................................
............................................................. .............................................................
Câu 6. Chọn từ ngữ trong ngoặc vào chỗ chấm trong các câu văn sau:
(đi xa, kính yêu, quan tâm)
Bác Hồ là vị lãnh tụ vô cùng …………………… của nhân dân Việt Nam.
Sinh thời, Bác rất …………………..… đến các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Ngày nay, tuy Bác đã ……………… nhưng hình ảnh Bác vẫn còn sống
mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Câu 7. Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây:
Chỉ có lao động thực sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Câu 8. Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau?
Trên bầu trời cao rộng mây đen mây trắng đang rong ruổi theo gió.