-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập học kỳ 2 Lịch Sử Địa Lí 6 chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập học kỳ 2 Lịch Sử Địa Lí 6 chân trời sáng tạo. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 9 trang tổng hợp các kiến thức giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Lịch sử & Địa lí 6
Môn: Lịch sử & Địa lí 6
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II
MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 6 – Năm học 2022-2023 A. MÔN LỊCH SỬ: I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I.1. Chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc
- Bộ máy cai trị: Đứng đầu là quan lại người Hán (thứ sử, thái thú, huyện lệnh...)
người Việt bị loại bỏ dần khỏi bộ máy cai trị.
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc: chia để trị, xóa tên
nước ta trên bản đồ, âm mưu biến nước ta thành một bộ phận của phong kiến phương Bắc.
- Bọn đô hộ ra sức cướp bóc, vơ vét nhân dân ta bằng thuế và cống nạp các sản
vật quý. Bên cạnh đó chúng ra sức đồng hóa về văn hóa và nòi giống. Nguy
hiểm nhất là chính sách đồng hóa vì dân tộc có nguy cơ biến mất.
I.2. Các cuộc đấu tranh thời kì Bắc thuộc (niên biểu) Thời Tên cuộc Nội dung chính Ý nghĩa lịch sử gian đấu tranh 40 Khởi nghĩa
Xuân năm 40 (tháng ba dương Ta giành được độc Hai Bà
lịch) từ Hát Môn Hai Bà Trưng lập. Trưng
phất cờ nổi dậy. Nghĩa làm chủ
Mê Linh đánh Cổ Loa, Luy Lâu.
Tô Định bỏ trốn về Nam Hải. Khởi nghĩa thắng lợi. 42
Kháng chiến 4/42 Mã Viện chỉ huy 2 vạn Nêu cao tinh thần của Hai Bà
quân Hán tấn công Hợp Phố. Hai đấu tranh bất khuất Trưng
Bà Trưng tập kích giặc tại Hợp của nhân dân ta.
Phố, Lãng Bạc thất bại phải lùi Mở ra truyền
về Cổ Loa, Mê Linh. Mã Viện thống kiên cường
truy đuổi ráo riết. Hai Bà Trưng đánh giặc giữ nước
chiến đấu và hi sinh trên đất của phụ nữ nước
Cấm Khê vào 3/43 (6/2 âm lịch). ta. 248 Khởi nghĩa
248 bà Triệu nổi dậy ở Phú Điền, Nêu cao tinh thần Bà Triệu
Hậu Lộc, Thanh Hóa. Nghĩa đấu tranh bất khuất
quân đánh phá quân Ngô ở Cửu của nhân dân ta.
Chân rồi Giao Châu. Lục Dận Viết tiếp truyền
đem 6000 quân sang đàn áp. Bà thống đánh giặc
Triệu hi sinh trên núi Tùng (Hậu giữa nước của Hai Lộc, Thanh Hóa). Bà Trưng. 542 Lý Bí
542 Lý Bí nổi dậy ở Thái Bình. 3 Ta giành được độc
tháng nghĩa quân chiếm được lập.
hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư
bỏ chạy về nước. Nhà Lương
phản công hai lần song thất bại. Khởi nghĩa thắng lợi. 5/545
Kháng chiến 5/550 Dương Phiêu và Trần Bá Ta giữ được độc
chống quân Tiên chỉ huy quân Lương tấn lập dân tộc.
thuvienhoclieu.com Trang 1
Lương do Lý công Vạn Xuân. Nam Đế
Quân ta chặn đánh địch không lãnh đạo
được lùi về thành Tô Lịch, về
thành Gia Ninh rồi về hồ Điển
Triệt. Bị Trần Bá Tiên đánh úp,
vua lui về động Khuất Lão, trao
quyền cho Triệu Quang Phục. 548 Lý Nam Đế mất.
Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử
đem một cánh quân vào Thanh Hóa. 548
Kháng chiến Triệu Quang Phục đem quân về Ta giữ được độc
chống quân Dạ Trạch tổ chức đánh du kích. lập dân tộc. Lương do
Quân Lương nhiều lần bao vây
Triệu Quang song thất bại. Phục lãnh
550 nhà Lương có biến. Trần Bá đạo
Tiên về nước. Triệu Quang Phục
đem quân chiếm lại Long Biên
lên ngôi vua, xưng là Triệu Việt Vương. 603
Kháng chiến Lý Phật Tử từ Thanh Hóa về Nêu cao tinh thần
chống quân cướp ngôi Triệu Quang Phục gọi đấu tranh bất khuất Tùy xâm là hậu Lý Nam Đế. của dân ta. lược
Năm 603, 10 vạn quân Tùy đánh
Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị bắt, bị
đưa về phương Bắc (nhà Tùy). Những Mai Thúc
Những năm đầu thập niên 10 của Nêu cao tinh thần năm đầu Loan
TK VIII Mai Thúc Loan khởi đấu tranh bất khuất thập
nghĩa ở Hoan Châu, xưng đế: của dân ta. niên 10
Mai Hắc Đế (Vua Đen). của thế
Ông liên kết với nhân dân Giao kỉ VIII
Châu và Cham pa tấn công Tống
Bình. Quang Sở Khách bỏ chạy về nước.
722 nhà Đường cử Dương Tư
Húc đem 10 vạn quân đàn áp.
Mai Hắc Đế thua trận ốm rồi
mất. Khởi nghĩa thất bại. Khoảng Phùng
Khoảng 776 anh em Phùng Hưng Nêu cao tinh thần 776-791 Hưng
nổi dậy ở Đường Lâm, bao vây đấu tranh bất khuất
Tống Bình. Cao Chính Bình lo của dân ta.
sợ ốm chết. Phùng Hưng chiếm
thành sắp đặt lại việc cai trị.
Phùng Hưng mất. Phùng An nối
nghiệp. 791 nhà Đường đàn áp.
thuvienhoclieu.com Trang 2 Phùng An ra hàng.
I.3. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương và chiến
thắng Bạch Đằng năm 938
1. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ
- Khúc Thừa Dụ là người quê ở Hồng Châu, sống khoan hòa được dân chúng mến phục.
- Cuối TK IX nhà Đường suy yếu.
- 905 tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Nhân cơ hội đó Khúc
Thừa Dụ nổi dậy, đánh chiếm Tống Bình tự xưng là Tiết Độ Sứ, xây dựng chính
quyền tự chủ (của người Việt)
- Đầu 906 vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ.
- Ý nghĩa: Ta giành được quyền tự chủ.
2. Các việc làm của Khúc Hạo và ý nghĩa
- 907 Khúc Thừa Dụ mất. Con là Khúc Hạo lên thay.
- Khúc Hạo đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi đến tận xã, xem
xét định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu.
- Ý nghĩa: Chứng tỏ người Việt đã tự cai quản và tự quyết định tương lai của
mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
3. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất (930-931)
- 917 Khúc Hạo mất. Con là Khúc Thừa Mĩ lên thay. Thu năm 930 quân Nam
Hán đánh nước ta. Khúc Thừa Mĩ chống không được bị bắt đem về phương Bắc
(Nam Hán). Nhà Nam Hán đặt ách đô hộ ở nước ta.
- 931 Dương Đình Nghệ nghe tin đã đem quân từ Thanh Hóa tấn công và chiếm
lại thành Tống Bình. Quân Nam Hán tiếp viện sang cũng bị ta đánh tan.
- Dương Đình Nghệ xưng là Tiết Độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ của đất nước
4. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
4.1. Ngô Quyền chuẩn bị chống quân Nam Hán
- Năm 931 Dương Đình Nghệ giành lại quyền tự chủ, xưng là tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng đất nước.
- Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ.
- Nghe tin đó Ngô Quyền kéo quân ra Bắc. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam
Hán. Vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Ngô Quyền hạ thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn, chuẩn bị chống giặc bằng
trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng.
4.2. Trận Bạch Đằng năm 938
- Diễn biến: Cuối đông năm 938 đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu
Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra
vịnh Hạ Long nhử địch vào cửa sông Bạch Đằng. Ta vờ rút chạy. Hoằng Tháo
hăm hở đuổi theo, vượt qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết. Quân ta cầm cự chờ nước rút.
- Nước triều rút nhanh. Ngô Quyền hạ lệnh cho quân đánh quật trở lại. Thuyền
địch quay đầu tháo chạy va vào bãi cọc ngầm vỡ đắm. Quân giặc phần bị giết,
thuvienhoclieu.com Trang 3
phần chết đuối thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo chết trong đám loạn quân.
Vua Nam Hán nghe tin quân bị bại, con bị giết vội vã thu quân về nước. Kháng chiến thắng lợi.
I.4. Nước Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
a. Nước Champa độc lập ra đời
- Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ, quân Hán đánh xuống phía Nam,
chiếm đất của bộ lạc Dừa (người Chăm cổ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh) sát
nhập vào quận Nhật Nam đặt ra huyện Tượng Lâm.
- TK II nhà Hán suy yếu. 192-193 nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của
Khu Liên nổi dậy giành độc lập. Khu Liên xưng vua đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Nhờ lực lượng quân sự hùng mạnh, nước Lâm Ấp tấn công các nước láng
giềng, mở rộng lãnh thổ bắc đến Hoành Sơn, nam đến Tây Quyển (Phan Rang).
TK VI đổi tên nước là Champa, kinh đô là Sinhapura (Quảng Nam).
b. Tình hình kinh tế, văn hóa Champa các TK II-X
- Kinh tế: Nông nghiệp: sử dụng công cụ sắt, dùng trâu bò cày kéo, làm lúa 2 vụ/
năm. Ngoài ra trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, khai thác lâm thổ, thủy sản.
- Thủ công nghiệp: nghề gốm.
- Thương nghiệp: trao đổi buôn bán với Ấn Độ, nhân dân Giao Châu.
→ Kết luận: Trình độ phát triển kinh tế người Chăm tương đương với các cư dân khác trong khu vực. - Văn hóa: + Chữ viết: chữ Phạn.
+ Tôn giáo: theo đạo Phật, đạo Bà la môn.
+ Tập tục: hỏa táng người chết, ở nhà sàn, ăn trầu cau.
+ Kiến trúc đặc sắc, độc đáo: chùa, tháp Chăm (thánh địa Mĩ Sơn).
- Cư dân Chăm có quan hệ gắn bó lâu đời với cư dân Giao Châu. B. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Yêu cầu: HS đọc kĩ đề và chọn một đáp án đúng nhất
Câu 1. Khúc Thừa Dụ giành được quyền tự chủ vào A. năm 905
B. năm 907 C. năm 903 D. năm 915
Câu 2: Cư dân Chăm cổ thuộc nền văn hóa nào?
A. Đông Sơn B. Sa Huỳnh C. Đồng Nai D. Óc Eo
Câu 3. Một nét văn hóa của người Chăm giống với cư dân Việt là
A. hỏa táng người chết B. theo đạo Bà la môn
C. cấy lúa 2 vụ /năm D. theo đạo Phật
Câu 4. Di sản văn hóa Chăm được Unessco công nhận là “di sản văn hóa của nhân loại” vào 1999 là
A. tháp Po Nagar (Khánh Hòa)
B. thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam)
C. tháp Po Rome ( Ninh Thuận)
D. tháp Po Klong Garai (Ninh Thuận)
Câu 5. Vì sao Ngô Quyền từ Ái Châu kéo quân ra Bắc?
A. Để trừng trị Kiều Công Tiễn, ổn định lòng dân
B. Để giành lại chức Tiết độ sứ
thuvienhoclieu.com Trang 4
C. Để chuẩn bị đánh quân Nam Hán
D. Để củng cố chính quyền
Câu 6. Lí do quan trọng nhất khiến Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm nơi
quyết chiến chiến lược với quân Nam Hán là gì?
A. Sông Bạch Đằng rộng, ngắn, dốc, thuyền chiến dễ dàng đi vào và thoát ra biển
B. Sông Bạch Đằng rộng, ngắn dốc, thủy triều lên xuống chênh lệch lớn, có
thể cắm và giấu cọc ngầm
C. Hai bên bờ sông Bạch Đằng cây cối rậm rạp đặt được phục binh.
D. Sông Bạch Đằng có nhiều nhánh nhỏ có thể mai phục bằng thuyền nhỏ.
Câu 7. Sự kiện lịch sử nào đã chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập,
tự chủ lâu dài của dân tộc ta?
A. Chiến thắng của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
B. Khởi nghĩa Lí Bí thắng lợi, ra đời nước Vạn Xuân.
C. Chiến thắng của Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán.
D. Chiến thắng của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ.
Câu 8. Vì sao Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán?
A. Muốn đặt quan hệ ngoại giao với nhà Nam Hán
B. Muốn mượn sức nhà Nam Hán đánh Ngô Quyền.
C. Muốn nhà Nam Hán phong mình làm Tiết độ sứ.
D. Muốn bảo vệ nền tự chủ của đất nước.
Câu 9. Tại sao chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 gọi là bước ngoặt lịch sử?
A. Kết thúc âm mưu xâm lược nước ta của nhà Nam Hán.
B. Là trận chiến để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho thế hệ sau
C. Kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài...
D. Là đòn giáng nặng nề vào tham vọng thôn tính nước ta của nhà Nam Hán.
Câu 10. Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch
Đằng làm trận quyết chiến chiến lược năm 938?
A. Do hai bên bờ sông là rừng thuận lợi cho đặt phục binh
B. Do sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều
C. Do đây là con đường thủy thuận lợi nhất quân Nam Hán sẽ đi qua.
D. Do sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến trong lịch sử.
Câu 11. Công lao to lớn của họ Khúc đối với đất nước ở đầu thế kỉ X đó là
A. lật đổ chính quyền đô hộ, dựng nền tự chủ.
B. đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
C. tự xưng là Tiết độ sứ.
D. giành độc lập, chấm dứt thời kì Bắc thuộc.
Câu 12. Điểm khác biệt trong cách đánh bại quân Nam Hán xâm lược của Ngô
Quyền so với Dương Đình Nghệ là
A. dựa vào sự ủng hộ của quần chúng nhân dân để đánh giặc
B. dựa vào vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên để đánh giặc..
C. dựa vào sức mạnh lực lượng quân đội đã xây dựng.
D. dựa vào vũ khí hiện đại để đánh giặc.
Câu 13. Người Chăm-pa đã có sáng tạo tiêu biểu trong quá trình sản xuất nông nghiệp đó là
thuvienhoclieu.com Trang 5
A. dùng trâu bò để cày.
B. làm nông nghiệp mỗi năm 2 vụ.
C. dùng xe guồng nước để đưa nước vào ruộng.
D. sử dụng công cụ sắt để cày bừa.
Câu 14. Nhà Nam Hán đã dựa vào duyên cớ gì để đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai?
A. Trị tội Kiều Công Tiễn vì chiếm quyền.
B. Ngô Quyền không thần phục nhà Nam Hán.
C. Ngô Quyền đoạt chức Tiết độ sứ của Dương Đình Nghệ.
D. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán
Câu 15. Người biết tận dụng thời cơ, nổi dậy giành quyền tự chủ vào năm 905 là A. Khúc Thừa Dụ. B. Dương Đình Nghệ. C. Kiều Công Tiễn. D. Khúc Thừa Mĩ. B. ĐỊA LÍ
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
CHƯƠNG 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT.
- Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới.
- Trình bày được các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển.
CHƯƠNG 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
- Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.
- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.
- Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng
nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.
- Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên thế giới.
- Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới.
- Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.
CHƯƠNG 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
- Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới.
- Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.
- Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất thế giới.
- Nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
- Trình bày được những tác động chủ yếu của loài người lên thiên nhiên Trái Đất.
- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài
nguyên vì sự phát triển bền vững. Liên hệ thực tế địa phương.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý:
Câu 1: Hãy trình bày khái niệm và mguyên nhân sinh ra các vận động của
sóng biển, thủy triều và dòng biển?
thuvienhoclieu.com Trang 6
Hình thức chuyển động Khái niệm Nguyên nhân Sóng biển
- Sóng là sự chuyển động tại - Nguyên nhân: do gió. Gió
chỗ của các lớp nước trên mặt càng mạnh thì sóng càng lớn. Thủy triều
- Thủy triều là hiện tượng - Nguyên nhân: sức hút của
nước biển dâng lên, hạ xuống Mặt Trăng và Mặt Trời.
trong một thời gian nhất định (trong ngày). Dòng biển
- Dòng biển là các dòng nước - Nguyên nhân: do các loại
chảy trong biền và đại dương
gió thường xuyên thổi trên
- Có hai loại dòng biền: dòng Trái Đất (Tín Phong và gió
biển nóng và dòng biển lạnh. Tây ôn đới)
Câu 2: Dựa vào H.19.2, hãy cho biết:
- Kể tên các tầng đất theo mặt cắt thẳng đứng chiều từ trên xuống?
- Sự khác nhau giữa các tầng đất?
- Tầng nào chứa chất mùn và có nhiều chất dinh dưỡng? Gợi ý:
- Theo chiều thẳng đứng từ trên xuống gồm: tầng hữu cơ, tầng đất mặt, tầng tích tụ, tầng đá mẹ
- Mỗi tầng có màu sắc, thành phần, dấu hiệu nhận biết khác nhau.
- Tầng đất mặt chứa nhiều chất mùn và dinh dưỡng nhất. Câu 3:
Hãy trình bày vai trò tác động của các nhân tố trong quá trình hình thành đất Nhân tố
Tác động vào quá trình hình thành đất Đá mẹ
Sinh ra thành phần khoáng trong đất. Khí hậu
Gây thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất. Sinh vật Các nhân tố khác Câu 4:
1. Quan sát lược đồ hình 20.3, em hãy kể tên và xác định các đới thiên nhiên trên TG.
2. Dựa vào lược đồ hình 20.3 và thông tin SGK, HS nêu đặc điểm của đới nóng,
đới ôn hòa, đới lạnh: + Phạm vi + Khí hậu + Thực vật + Động vật Đới nóng Đới ôn hòa Đới lạnh Phạm vi
- Xung quanh 2 - Từ hai chí tuyến - Từ vòng cực lên đường chí tuyến. đến vòng cực cực Khí hậu
- Nhiệt độ cao, chế - Khá ôn hòa - Khắc nghiệt độ mưa khác nhau
thuvienhoclieu.com Trang 7 tùy khu vực Thực vật
- Phong phú, đa - Rừng taiga, cây - Thực vật nghèo
dạng: rừng mưa hỗn hợp, rừng lá nàn, chủ yếu là cây nhiệt đới, rừng cứng,
thảo thân thảo thấp lùn,
nhiệt đới gió mùa, nguyên,... rêu, địa y,... xa van,... Động vật
- Phong phú, đa - Các loài di cư và - Các loài thích dạng ngủ đông nghi với khí hậu lạnh
Câu 5: Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới và phân biệt sự khác nhau giữa rừng
nhiệt đới gió mùa và rừng mưa nhiệt đới
Rừng nhiệt đới Phân bố
Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam Nhiệt độ TB
Nhiệt độ trung bình năm trên 21 °C Lượng mưa TB
Lượng mưa trung bình năm trên 1 700 mm Động vật
Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi
như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ Thực vật
Rừng gồm nhiều tầng: trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây
leo chẳng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây
Sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa: - Ít tầng hơn
- Phần lớn cây trong rừng bị rụng lá về mùa khô
- Rừng thoáng và không ẩm ướt bằng rừng mưa nhiệt đới.
Câu 6: Quan sát hình 22.1 và đọc thông tin trong mục 1 trong SGK 189 hãy cho biết:
- Quy mô dân số thế giới năm 2018.
- Xu hướng thay đổi quy mô dân số thế giới trong thời kì 1804 – 2018 diễn ra như thế nào?
- Năm 2018, thế giới có 7,6 tỉ người, sống trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thồ.
- Số dân của các quốc gia rất khác nhau và luôn biến động.
- Trên quy mô toàn thế giới, dân số có xu hướng tiếp tục tăng.
Câu 7: Nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới? Sự phân bố dân cư dựa vào yếu tố nào?
- Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đồi theo thời gian và phân bố không đều trong không gian.
- Nơi đông dân: nơi kinh tế phát triền, điều kiện tự nhiên thuận lợi
- Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn)
Câu 8: Dựa vào H.22. Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất
thế giới.(Mật độ dân số trên 100 người/km2) và một số khu vực thưa dân (Mật độ
dân số trên 5 người/km2 )
Trả lời: ………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
thuvienhoclieu.com Trang 8
Câu 9: Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết
những tác động tích cực và tiêu cực của con người đến thiên nhiên. Gợi ý:
* Tác động tích cực của con người đối với thiên nhiên:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
*Tác động tiêu cực của con người đối với thiên nhiên: - Biểu hiện:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….. - Hậu quả:
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………. - Biện pháp khắc phục:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
-----------Chúc các em ôn tập tốt------------
thuvienhoclieu.com Trang 9