-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập kỹ năng phát triển nghề nghiệp | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nội dung cần trình bày của phần đặt vấn đề khi viết đề cương nghiên cứu? Đề xuất tên 1 đề tài nghiên cứu, viết phần đặt vấn đề cho đề tài đã chọn. Đặt vấn đề là vấn đề mà nhà Nghiên cứu đặt ra như một bức xúc, một khó khăn, một vấn nạn cần được giải quyết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kỹ năng phát triển nghề nghiệp 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Đề cương ôn tập kỹ năng phát triển nghề nghiệp | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nội dung cần trình bày của phần đặt vấn đề khi viết đề cương nghiên cứu? Đề xuất tên 1 đề tài nghiên cứu, viết phần đặt vấn đề cho đề tài đã chọn. Đặt vấn đề là vấn đề mà nhà Nghiên cứu đặt ra như một bức xúc, một khó khăn, một vấn nạn cần được giải quyết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kỹ năng phát triển nghề nghiệp 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP_ ĐH13M
1. Nội dung cần trình bày của phần đặt vấn đề khi viết đề cương nghiên cứu? Đề xuất tên 1
đề tài nghiên cứu, viết phần đặt vấn đề cho đề tài đã chọn. Đặt vấn đề là vấn đề mà nhà
Nghiên cứu đặt ra như một bức xúc, một khó khăn, một vấn nạn cần được giải quyết.
Nội dung cần trình bài của phần đặt vấn đề khi viết đề cương nghiên cứu bao gồm : -
Tính cấp thiết của đề tài - Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu
Đề tài : Ô nhiễm môi trường nước ở Việt nam – Hiện trạng và giải pháp -
Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế giới hiện đại, song song với sự phát triển của công nghệ và kinh tế là sự ô
nhiễm lớn thải ra môi trường, nhất là đối với môi trường nước. Ô nhiễm môi trường
nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và cũng như
trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, hằng năm xả thải vào môi trường nước khoảng
290.000 tấn chất thải độc hại dẫn đén hình thành nên các con sông chết. Không chỉ
đơn giản là gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước mà còn ảnh hưởng đến sức
khỏe con người, sinh vật, thực vật và thậm chí là giáng nặng lên nền kinh tế Việt
Nam, phải chi trả đắt đỏ cho việc phục hồi lại hiện trạng bạn đầu. Chính vì nhận thấy
mức độ nghiệm trọng của sự ô nhiễm môi trường nước. Việc chọn đề tài :” Ô nhiễm
môi trường nước tại Việt Nam- hiện trạng và giải pháp” sẽ chỉ ra các thực trạng ô
nhiễm môi trường nước đang gặp phải, đồng thời đưa ra các giải pháp để nâng cao
tinh thần, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên nước quý báu đang có. -
Đối trượng nghiên cứu
+ NhỮNg vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
+ Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
+ Giair pháp để nhằm khắc phục hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam - Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tham khảo nghiên cứu đã được công bố
trước đó để để ra các cơ sở lý luận
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu,..
2. Nội dung cần trình bày của phần tổng quan khi viết đề cương nghiên cứu? Đề xuất tên 1
đề tài nghiên cứu, và xác định các nội dung cần đề cập đến trong phần tổng quan cho đề tài đã chọn?
Nội dung cần trình bày của phần tổng quan là -
Xác định câu hỏi nghiên cứu -
Tìm kiếm và tập hợp tài liệu -
Phân tích và chỉ ra những điểm chung hoặc riêng - Bình luận và tổng kết
Đề tài: Ô nhiễm môi trường nước ở Việt nam – Hiện trạng và giải pháp
3. Yêu cầu khi viết mục tiêu nghiên cứu đề tài? Đề xuất tên 1 đề tài nghiên cứu, viết mục
tiêu nghiên cứu và phần đặt vấn đề của đề tài?
Mục tiêu nghiên cứu là phần quan trọng thể hiện điều mà nhà nghiên cứu hướng tới khi
thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình. -
Yêu cầu khi viết mục tiêu nghiên cứu đề tài : + rõ ràng và chính xác
+ phản ánh nhu cầu nghiên cứu + liên kết và tổng quan + phân loại mục tiêu
Đề tài : Ô nhiễm môi trường nước ở Việt nam – Hiện trạng và giải pháp Mục tiêu nghiên cứu : -
Tìm hiểu nguyên nhân và hiện trạng gây ô nhiễm môi trường nước tại Việt nam -
Đưa ra các dẫn chứng về vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Việt nam -
Đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi nước ở Việt Nam
4. Chọn 1 đề tài cụ thể phù hợp với ngành học, viết phần mở đầu, tổng quan, mục tiêu,
nội dung nghiên cứu và kết quả dự kiến của đề tài đã chọn. ( VIẾT GỘP CÂU 1 VÀ CÂU 2)
5. Yêu cầu về kiến thức chuẩn đầu ra mà ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường cần có? Kiến thức chung -
Năng lực và phẩm chất chính trị, lối sống lành mạng theo chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước -
Hiểu Bối cảnh và tư tưởng đường lối nhà nước Việt Nam được truyền tải trong khối
kiến thức chung và vận dụng vào nghê nghiệp và cuộc sống -
Có kiến thức cơ bản về KHTN, KHXH, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên
nghành và nâng cao trình độ học tập -
Hiểu và vận dụng các kiến thức quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân Kiến thức chuyên môn -
Cơ sở nghành : biết và hiểu và có thể vận dụng những kiến thức cơ sở nghành và tính
toán, đưa ra phân tích nhận xét về từng nội dung, tạo nền tảng để tiếp thu những kiến thức chuyên nghành ‘ -
Trang bị các kiến thức về các vấn đề liên quan đến quản lý môi trường nước, hiện
trạng quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam. Các kiến thức cơ bản về hệ thống cấp
thoát nước, phương pháp tính toán và thiết kế mạng lưới cấp thoát nước đô thị và
nước thải công nghiệp. Quản lí trạm xử lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình
trong hệ thống cấp thoát nước -
Kỹ sư công nghệ kỹ thuật môi trường có thể làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế
công nghệ môi trường, công ty tư vấn thiết về xây dựng, công ty cơ điện lanh,…
6. Yêu cầu về kỹ năng chuẩn đầu ra mà ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường cần có? Kỹ năng nghề nghiệp -
Về chuyên môn : trang bị cho sinh viên các kỹ năng điều tra khảo sát, phân tích đánh
giá hiện trạng môi trường nước -
Có khả năng thiết kế mạng lưới cấp thoát nước cho ky quy hoạch đô thị, thiết kế hệ
thống cấp thoát nước cho cho công trình, kỹ năng thực hiện các bản vẽ thiết kế về các
hạng mục công trình trong trạm xử lý nước và nước thải. Có khả năng tham gia và
quản lý các dự án về lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường nước Kỹ năng mềm -
Phương pháp học tập hiệu quả - Kỹ năng giao tiếp -
Kỹ năng đàm phán và thương lượng -
Kỹ năng viết và trình bày - Kỹ năng làm việc nhóm -
Kỹ năng an toàn, rèn luyện sức khỏe và tính thần đồng đội,… Kỹ năng ngoại ngữ -
Toeic 500 hoặc chứng chỉ tiếng anh quốc tế khác tương đượng -
IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ tiếng anh quốc tế khác tương đương. Kỹ năng tin học -
Chứng chri tin học MOS quốc tế
7. Nhận dạng được vị trí việc làm trong bảng mô tả công việc (bảng mô tả vị trí đã cho sẵn).
8. Mô tả công việc cho các vị trí việc làm của các lĩnh vực:
+Quản lý An toàn - Môi trường - Sức khỏe -
Đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các yêu cầu của quốc gia và pháp luật trong
lĩnh vực an toàn lao động và môi trường. -
Kiểm tra, giám sát, đề xuất các công cụ quản lý môi trường lao động. Cụ thể như giấy
phép xả thải ô nhiễm, quy định an toàn lao động, biện pháp ứng phó, phòng ngừa tai nạn lao động,… -
Đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo dõi, kiểm tra, đề xuất các
biện pháp khắc phục, hạn chế các yếu tố môi trường như thiên tai, ô nhiễm,… -
Xác định rủi ro và đánh giá rủi ro. Từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát và khắc
phục an toàn liên quan đến máy móc và người lao động. -
Đề xuất và thực hiện kế hoạch kiểm tra sức khỏe đầu vào và kiểm tra thường xuyên.
Đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của người lao động trong giờ làm việc. -
Báo cáo đánh giá các tình huống liên quan đến an toàn lao động và môi trường. Đề
xuất giải pháp cho các vấn đề liên quan với cuộc họp hội đồng quản trị.
+Quan trắc, phân tích môi trường
Quan trắc các đối tượng môi trường: Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất,
nước biển; Môi trường không khí xung quanh; Môi trường đất, trầm tích; Đa dạng sinh
học; Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.
Quan trắc các nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm bao gồm: Nước thải, khí thải; chất thải
công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
phóng xạ; chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường; các chất ô nhiễm khác.
Thường xuyên cập nhật số liệu để đưa ra các phân tích, kết luận chính xác; nhanh chóng
đề xuất các giải pháp khắc phục để giảm thiểu thiệt hại và ảnh hưởng của môi trường đối
với sức khỏe con người; số liệu được lưu trữ chi tiết và đầy đủ; dễ dàng so sánh và đánh
giá qua các năm; từ đó đánh giá được xu hướng thay đổi của môi trường và đưa ra các
giải pháp đề phòng cho các tình huống xấu nhất.
Thường xuyên bảo quản và kiểm tra các thiết bị đo lường, phục vụ cho quá trình quan
trắc môi trường; chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho mỗi cuộc kiểm tra; đảm bảo
được chất lượng các mẫu trong quá trình thu lượm và xử lý đơn giản…
Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc và lấy mẫu quan trắc hiện trường.
Bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, cung cấp kết quả quan trắc chính xác, tin cậy.
Lập hồ sơ, cập nhật số liệu về các mẫu điều tra; phối hợp với các phòng ban, đơn vị
nghiên cứu để phân tích số liệu và tình hình sức khỏe môi trường; đưa ra các đánh giá
chính xác dựa trên số liệu thực tế thu thập được.
Báo cáo giám sát môi trường hàng tháng, hàng quý, hàng năm gửi lên cơ quan nhà nước,
đơn vị có thẩm quyền về đánh giá môi trường.
Ngoài ra, thực hiện một số công việc khác theo sự phân công của cấp trên như: đi công
tác, chuẩn bị các hồ sơ cho các buổi họp, tài liệu nghiên cứu...
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.
+Tư vấn thiết kế hệ thống xử lý môi trường
1. Kỹ sư Môi trường: Mô tả công việc:
Phân tích tác động của hoạt động công nghiệp và dự án đến môi trường.
Thiết kế và triển khai các hệ thống giám sát môi trường để đảm
bảo tuân thủ các quy định pháp luật.
Thực hiện nghiên cứu về các phương pháp và công nghệ xử lý môi trường.
Lập kế hoạch và triển khai các dự án cải thiện chất lượng môi trường.
Hỗ trợ trong quá trình đàm phán và thương lượng với cơ quan quản lý môi trường.
2. Chuyên gia Điều trị Chất thải: Mô tả công việc:
Tư vấn và thiết kế hệ thống xử lý chất thải để giảm thiểu ảnh
hưởng đến môi trường.
Đánh giá và lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải phù hợp.
Phối hợp với đội ngũ kỹ thuật và quản lý để đảm bảo việc triển
khai hệ thống một cách hiệu quả.
Thực hiện đánh giá môi trường liên quan đến chất thải và đề xuất
các biện pháp cải thiện.
Theo dõi và đánh giá hiệu suất của hệ thống xử lý chất thải.
3. Kỹ sư Điều trị Khí thải: Mô tả công việc:
Thiết kế và triển khai hệ thống xử lý khí thải công nghiệp.
Đánh giá chất lượng không khí và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
Tư vấn về việc sử dụng công nghệ tiên tiến để giảm lượng khí thải gây hại.
Thực hiện các thử nghiệm và đánh giá hiệu suất của hệ thống xử lý khí thải.
Hỗ trợ trong việc xây dựng và duy trì các hệ thống giám sát khí thải.
Phân tích yêu cầu và nhu cầu của khách hàng liên quan đến xử lý nước và môi trường.
Thiết kế hệ thống xử lý nước dựa trên các yêu cầu kỹ thuật và môi trường cụ thể.
Lập kế hoạch triển khai và giám sát quá trình thi công.
Thực hiện các thử nghiệm và đánh giá hiệu suất của hệ thống xử lý nước.
Tư vấn khách hàng về cách tối ưu hóa hệ thống và giảm thiểu ảnh
hưởng đến môi trường.
+Vận hành giám sát các trạm xử lý
1. Nhân viên Vận hành Trạm Xử lý Nước: Mô tả công việc:
Thực hiện các hoạt động vận hành hàng ngày của trạm xử lý nước.
Theo dõi các thông số về chất lượng nước và điều chỉnh các thiết
bị để đảm bảo hiệu suất.
Kiểm tra và bảo trì các thiết bị xử lý nước như bơi lọc, máy bơm, và hệ thống ống.
Ghi lại các thông số và dữ liệu liên quan vào hệ thống giám sát.
Thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố và bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành.
2. Chuyên viên Giám sát Chất lượng Khí thải: Mô tả công việc:
Giám sát chất lượng khí thải từ các quy trình công nghiệp.
Thực hiện các bảo trì định kỳ và kiểm tra hiệu suất của các thiết bị xử lý khí thải.
Lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải.
Theo dõi các thay đổi trong quy định về khí thải và đảm bảo tuân
thủ các tiêu chuẩn môi trường.
Báo cáo về chất lượng khí thải cho cơ quan quản lý môi trường và các bên liên quan.
3. Kỹ thuật viên Trạm Xử lý Chất Thải: Mô tả công việc:
Vận hành và kiểm soát các quy trình xử lý chất thải từ nguồn gốc
công nghiệp và dân dụng.
Kiểm tra và đảm bảo an toàn trong quá trình xử lý và vận chuyển chất thải.
Thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và tái chế chất thải nếu có thể.
Bảo trì và kiểm tra các thiết bị xử lý chất thải.
Hỗ trợ trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược quản lý chất thải.
4. Chuyên viên Giám sát Hệ thống Xử lý Khí thải: Mô tả công việc:
Giám sát và điều khiển hệ thống xử lý khí thải công nghiệp.
Theo dõi các thông số về chất lượng không khí và hiệu suất của hệ thống.
Thực hiện các biện pháp bảo dưỡng và bảo trì định kỳ.
Phối hợp với các kỹ sư và nhân viên vận hành để đảm bảo hoạt động ổn định.
Thực hiện các biện pháp cải thiện hiệu suất và giảm thiểu ô nhiễm.
+Tư vấn thủ tục về quản lý môi trường
Chuyên viên Tư vấn Thủ tục Quản lý Môi trường: Mô tả công việc:
Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục quản lý môi
trường theo quy định của pháp luật.
Tư vấn về các yêu cầu và tiêu chuẩn môi trường cần tuân thủ.
Xây dựng hồ sơ và tài liệu cần thiết để đảm bảo tuân thủ quy định.
Liên lạc với các cơ quan quản lý môi trường để đảm bảo rằng
doanh nghiệp đang tuân thủ đúng các quy định.
Hỗ trợ trong việc phát triển chiến lược và chính sách quản lý môi trường cho doanh nghiệp.
Yêu cầu về kiến thức/kỹ năng của chuẩn đầu ra mà ngành Công nghệ kỹ thuật môi
trường cần có trong mỗi vị trí công việc trên là gì?
9. Cho sẵn bản vẽ nào đó và nêu các yêu cầu về bản vẽ kỹ thuật cần đạt.