-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập Kỹ thuật nhiệt
Đề cương ôn tập Kỹ thuật nhiệt
Kỹ thuật nhiệt (KTN001) 1 tài liệu
Đại học Nam Cần Thơ 96 tài liệu
Đề cương ôn tập Kỹ thuật nhiệt
Đề cương ôn tập Kỹ thuật nhiệt
Môn: Kỹ thuật nhiệt (KTN001) 1 tài liệu
Trường: Đại học Nam Cần Thơ 96 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Nam Cần Thơ
Preview text:
lOMoARcPSD|25518217 Ôn tập Kỹ thuật nhiệt
Câu 1: Không khí được nén đoạn nhiệt từ trạng thái ban đầu có T1 = 15 oC, p1 = 1at đến trạng thái cuối
có p2 = 8 at. Hãy xác định các thông số trạng thái cuối v2, T2 của không khí nén, công thay đổi thể tích,
công kỹ thuật, hướng biến đổi nội năng và enthalpy. Biết k = 1.4.
Câu 2: Một xylanh chứa không khí áp suất 6 bar, nhiệt độ 25 oC. Sau khi giãn nở đoạn nhiệt thì thể
tích tăng lên gấp hai lần. Xác định áp suất, nhiệt độ và áp suất sau quá trình giãn nở, công thay đổi thể tích của 1 kg không khí.
Câu 3: Một xylanh chứa không khí áp suất 3 bar, nhiệt độ 20 oC, thể tích là 0,5 m3. Sau khi giãn nở
đoạn nhiệt thì thể tích tăng lên gấp hai lần. Xác định áp suất, nhiệt độ và áp suất sau quá trình giãn nở,
công thay đổi thể tích và enthalpy của quá trình.
Câu 4: Hơi bão hoà ẩm có áp suất p = 2 bar, độ khô x = 0,9. Xác định thể tích riêng v x, enthalpy ix,
entropy sx và nội năng ux của hỗn hợp hơi.
Câu 5: Một bình kín có thể tích V = 0,035 m3 chứa 5 kg hơi bão hoà ẩm ở nhiệt độ 310 oC. Xác định
độ khô, lượng hơi bão hoà khô và lượng nước sôi trong bình.
Câu 6: Một bình kín có thể tích V= 9 m3 chứa hơi bão hoà ẩm có áp suất 100 bar với chứa hai phần ba
thể tích của bình là nước sôi. Xác định: độ khô của hơi ẩm, thể tích riêng của hơi ẩm, enthalpy của hơi
ẩm và nội năng của hơi ẩm.
Câu 7: Xác định tổn thất nhiệt truyền qua vách phẳng làm bằng gạch đỏ có λ=0,7 W/moC. Vách có
chiều dài 5m, chiều cao 4m, chiều dày δ = 250mm. Nhiệt độ trên bề mặt vách duy trì không đổi Tw1 = 110 oC, Tw2 = 40 oC.
Câu 8: Vách lò hơi gồm 3 lớp tạo thành, trong cùng là lớp gạch chịu lửa có độ dày δ1 = 230 mm, hệ số
dẫn nhiệt λ1 = 1,10 W/m.oC, lớp ngoài cùng là gạch xây dựng có δ3 = 230 mm, hệ số dẫn nhiệt λ3 =
0,58 W/m.oC. Giữa 2 lớp trên có lớp amiang có δ2 = 50 mm, hệ số dẫn nhiệt λ2 = 0,10 W/m.oC. Biết
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
nhiệt độ bề mặt trong cùng của vách lò T1 = 500 oC và bề mặt ngoài cùng T4 = 50 oC. Xác định dòng
nhiệt truyền qua vách, nhiệt độ lớp tiếp xúc giữa gạch xây dựng và amiang.
Câu 9: Vách lò hơi gồm 3 lớp tạo thành, trong cùng là lớp gạch chịu lửa có độ dày δ1 = 240 mm, hệ số
dẫn nhiệt λ1 = 1,10 W/m.oC, lớp ngoài cùng là gạch xây dựng có δ3 = 250 mm, hệ số dẫn nhiệt λ3 =
0,58 W/m.oC. Giữa 2 lớp trên có lớp amiang có hệ số dẫn nhiệt λ2 = 0,10 W/m.oC. Biết nhiệt độ bề mặt
trong cùng của vách lò T1 = 500 oC và bề mặt ngoài cùng T4 = 50 oC. Xác định chiều dày lớp vật liệu
amiang và nhiệt độ lớp tiếp xúc giữa gạch xây dựng và amiang để tổn thất nhiệt qua vách lò hơi không vượt quá 400 W/m2.
Câu 10: Vách lò gồm 2 lớp: lớp gạch chịu lửa có δ1 = 0,2 m, hệ số dẫn nhiệt λ1 = 1,8 W/m.oC, lớp vật
liệu ngoài là gạch cách nhiệt có hệ số dẫn nhiệt có hệ số dẫn nhiệt λ2 = 0,05 W/m.oC. Nhiệt độ mặt
trong cùng là 800 oC, nhiệt độ mặt ngoài là 50 oC. Xác định bề dày lớp gạch cách nhiệt để tổn thất
nhiệt qua vách không vượt quá 1100 W/m2, và nhiệt độ lớp tiếp xúc 2 lớp vật liệu.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)