-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương ôn tập Lịch sử xây dựng nhà nước chính quyền | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày những nét cơ bản về tổ chức chính quyền nhà nước thời Trần (1226 – 1400). Phân tích hoạt động của chính quyền nhà nước và tình hình pháp luật thời nhà Hồ. Trình bày những nét cơ bản về tổ chức chính quyền nhà nước thời Lý (1010- 1225). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử xây dựng nhà nước chính quyền 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Đề cương ôn tập Lịch sử xây dựng nhà nước chính quyền | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày những nét cơ bản về tổ chức chính quyền nhà nước thời Trần (1226 – 1400). Phân tích hoạt động của chính quyền nhà nước và tình hình pháp luật thời nhà Hồ. Trình bày những nét cơ bản về tổ chức chính quyền nhà nước thời Lý (1010- 1225). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử xây dựng nhà nước chính quyền 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN: LỊCH SỬ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CHÍNH QUYỀN
Câu 15: Trình bày những nét cơ bản về tổ chức chính quyền nhà nước thời Trần (1226 – 1400)
Hoàn cảnh lịch sử:
- Đầu năm 1225 triều Trần thay thế triều Lý
- Là thời kỳ lịch sử dân tộc có nhiều chuyển biến quan trọng Kinh tế:
- Tiến hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục kinh tế, ruộng đất tư hữu đã phát triển mạnh
- Chế độ thuế khóa được quy định trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng đất
- Nông nghiệp, công nghiệp cũng được phục hồi, một số ngành nghề thủ công tiếp tục được phát triển.
Văn hóa – xã hội:
- Chữ Nôm bắt đầu được phổ biến
- Biên soạn lịch sử được chú trọng
- Chế độ học hành thi cử có quy củ và được thể chế hóa
- Khoa học – kỹ thuật, văn học nghệ thuật cũng có những thành tựu đáng kể Chính trị:
- Tổ chức chính quyền nhà nước được củng cố thêm một bước
- Là thời kỳ với ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thắng lợi
a, Tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước
- Ở trung ương có cơ quan Tư pháp là: Thẩm hình viện, Tam ty viện và Bình bạc ty
- Có những cơ quan chuyên trách khách như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tư thiên giám, thiên văn
- Ngoài các chức quan đã có ở triều Lý còn có Tam tư: Tư đồ, Tư mã và Tư không
- Làm việc trong các cơ quan trung ương gồm: Lục bộ thượng thư, tả hữu bộ xạ, thượng thư hữu bật...
- Năm 1242, đơn vị hành chính đổi 24 lộ thời Lý ra làm 12 lộ
b, Tổ chức quân đội
- Gồm 2 loại quân: Cấm quân (quân bảo vệ kinh đô) và quân lộ (quân địa phương)
- Nhà Trần vẫn áp dụng chế độ đăng ký quân dịch và thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
=> Quân đội thời Trần là quân đội mạnh với trình độ kỹ chiến thuật cao và đóng
vai trò chủ chốt trong các cuộc kháng chiến.
Câu 16: Phân tích hoạt động của chính quyền nhà nước và tình hình pháp luật thời nhà Hồ o
Hoạt động của chính quyền nhà nước Về chính trị:
- Hồ Qúy Ly gạt bỏ dần các thế lực thân cận triều Trần, tăng cường thế lực của chính quyền mới
- Năm 1397, Hồ Qúy Ly dời đô về Vĩnh Lộc - Thanh Hóa
- Tăng cường lực lượng quân sự về mặt số lượng, tổ chức và trang bị
Về kinh tế - xã hội:
- Thi hành ba chính sách lớn: Hạn điền, hạn nô và phát hành tiền giấy + Chính sách hạn điền: Ban hành năm 1397.
Đại vương và công chúa trưởng được quyền chiếm hữu ruộng đất vô hạn,
thứ dân chỉ được chiếm hữu không quá 10 mẫu. Nếu quá quy định phải đem
nộp cho nhà nướ hoặc dùng để chuộc tội nếu phạm pháp. + Chính sách hạn nô: Ban hành năm 1401.
Qúy tộc, quan lại tùy theo tước cao hay thấp, được nuôi một số gia nô nhất
định. Nếu quá quy định, triều đình sung công
+ Chính sách phát hành tiền giấy: Ban hành từ năm 1396
Tiền giấy gọi là “thông bảo hội sao” và là lần đầu tiên nước ta có tiền giấy
Về văn hóa – giáo dục: Nhà Hồ coi trọng chữ Nôm, chấn chỉnh lại thi cử theo
hướng thiết thực và mở rộng việc học
=> Tạo ra đội ngũ quan lại mới cho bộ máy hành chính Về quân đội:
- Hồ Qúy Ly chú trọng đến xây dựng lực lượng quân sự về tổ chức, trang bị và số
lượng. Đồng thời, tăng cường quân số ở các lộ và trấn
- Con trai từ 2 tuổi trở lên phải đăng ký vào sổ hộ để khi đến tuổi thì thì tuyển lính
- Quân đôi được phiên chế thành các thị vệ, các đội.
- Thành lập các xưởng đóng thuyền và sản xuất vũ khí. o
Pháp luật thời nhà Hồ:
- Nhà Hồ xây dựng hệ thống pháp luật cho vương triều mình
- Ban hành một số pháp luật về kinh tế và xã hội
- Chính sách “hạn điền”, “hạn nô” được ban hành
- Ban hành những luật lệ trừng trị tội làm giấy bạc giả, tàng trữ tiền đồng và bắt
buộc dân đổi tiền đồng lấy tiên giấy
- Năm 1041, định “Đại ngu quan chế hình luật”. Tuy nhiên, sử sách không nói rõ
việc sửa đổi như thế nào so với thời Trần
- Thay đổi chế độ tô thuế, thể lệ chọn người có công….
=> Tuy chưa có nhiều thành tựu to lớn về pháp luật nhưng nhà Hồ đã rất quan tâm
đến tình hình pháp luật.
Câu 17: Trình bày những nét cơ bản về tổ chức chính quyền nhà nước thời Lý (1010- 1225)
Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau khi Lê Long Đĩnh chết (1009), Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều Lý (1010 – 1225)
- Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long (Hà Nội) Kinh tế:
- Sở hữu nhà nước về ruộng đất chiếm ưu thế, ruộng đất tư hữu bắt đầu phát triển
Văn hóa – xã hội:
- Nhà nước chăm lo mở mang học hành và thi cử
- Năm 1070 dựng Văn Miếu và mở Quốc Tử Giám ở kinh đô Chính trị:
- Đất nước mở mang bờ cõi về phía Nam, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của
nhà Tống ở phía Bắc; giữu vững nền độc lập dân tộc, chăm lo, củng cố, xây dựng
chính quyền, bước đầu xây dựng hẹ thống pháp luật
a, Tổ chức bộ máy nhà nước
- Được thiết lập từ trung ương tới các địa phương, quyền hành vào tay triều đình, đứng đầu là Vua
- Những chức quan cao cấp nhất trong triều đình được chia làm hai ngạch; ngạch văn và ngạch võ
b, Tổ chức quân đội
- Quân đội nhà Lý được tổ chức khá chặt chẽ, bao gồm quân cấm vệ và quân các lộ
- Nghĩa vụ quân dịch đặt ra theo quy định dân đinh các làng xã từ 18 đến 20 tuổi
- Chính sách “ngụ binh ư nông”
Câu 18: Phân tích hoạt động của chính quyền nhà nước thế kỷ X 1. Đối nội Về kinh tế
- Thi hành các chính sách nhằm xóa bỏ ách bóc lột nặng nề, phi lý dưới chính quyền đô hộ
- Trị dân theo cách khoan dung, giản dị, nhằm mục đích để nhân dân được yên vui
(bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực địch,…)
- Nhà nước xác lập quyền sở hữu tối cao về ruộng đất trên danh nghĩa
- Tiến hành phong cấp đất đai cho dân tộc và quan lại
- Chính sách “trọng nông” và phát triển các ngành thủ công nghiệp như: ngành dệt,
đúc kim loại, đồ gốm… Bước đầu chú trọng đến thương nghiệp, bỏ hẳn các loại
tiền của các đời vua Trung Quốc
- Nhà Đinh đúc tiền “Thái bình thông bảo”; Nhà Tiền Lê đúc tiền “Thiên phúc” Về chính trị:
- Xóa bỏ bộ máy chính quyền đô hộ, xây dựng chính quyền tự chủ
- Trấn áp các thế lực cát cứ, bảo vệ sự thống nhất đất nước
Về văn hóa – tư tưởng
- Văn hóa dân gian đang được phục hồi và phát triển
- Phật giáo được coi là quốc giáo và chi phối đời sống tinh thần của xã hội 2. Đối ngoại
- Tiến hành đường lối đối ngoại mềm dẻo, chịu tiến cống, nhận chức phong để
thực hiện chiến lược giành quyền tự chủ, bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc lâu dài
- Kiên quyết đập tan các cuộc xâm lược của phong kiến Trung Quốc để bảo vệ độc
lập dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia
Câu 19: Phân tích tình hình pháp luật của nhà nước thời Lý - Trần
- Các bộ luật đầu tiên trong lịch sử lập pháp của dân tộc đã được ra đời
- Năm 1042, Lý Thái Tông sai quan trung thư làm quyền Hình thư để cho người dễ
biết, sách làm xong, cho thi hành
- Thời Trần năm 1230, nhà Vua “định thể lệ, làm ra các sách chép về việc hình”
khảo định các lệ đời trước để soạn Quốc triều hình luật
- Năm 1244, cho định lại hình luật
- Năm 1341, cho ra Hình thứ gồm một quyển để ban hành.
=> Việc ra đời của Hình thư cũng như cách cơ quan Bộ Hình và Thẩm hình được
xem là bước tiến trong việc tổ chức quản lý của Nhà nước thời Lý tuy hiệu lực vẫn còn hạn chế.
Nội dung cơ bản của pháp luật thời Lý – Trần a, Luật hình sự
- Các nguyên tắc của chế độ trừng trị:
+ Chuộc tội bằng tiền:
Năm 1042, nhà Lý quy định người già trên 70 tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi,
những người thiểu năng, những người họ nhà vua và có công lớn có thể
chuộc tội bằng tiền, trừ tội thập ác
Năm 1071, số tiền chuộc phụ thuộc vào tội nặng hay nhẹ; quý tộc, công
thần, người giàu nộp tiền để được miễn chịu hình phạt đối với thân thể
+ Trách nhiệm hình sự tập thể:
Không những người phạm tội bị phạt mà cả những người có quan hệ gia
đình, hoặc ở cùng trong một tổ chức làm ăn, sinh sống với người đó cũng bị trừng trị - Chế độ hình phạt:
+ Chế độ ngũ hình cổ điển (chế độ phong kiến Trung Quốc) với 5 hình phạt: Xuy,
trượng, đồ, lưu, tử (đánh roi, đánh gậy, bắt khố sai, đưa đi đày và giết chết). Một số
hình phạt khác: chặt chân tay, chặt ngón tay, thích chữ vào mặt, vào tay, bắt làm nô tỳ nhà người khác,…
+ Ngoài ra còn có những nội dung, quy định hình phạt cụ thể về các tội như: tội
cấm vệ, tội phản quốc, tội làm phản, tội giết người, tội đấu ẩu, tội trộm cắp, tội
cướp, tội giả dối trái phép, tội làm trái phép nước. b, luât dân sự
- Chế định về quyền sở hữu
+ Lần đầu tiền trong lịch sử, nhà nước Lý – Trần đã ban hành pháp luật về chế độ tư hữu ruộng đất
+ Hình thức sở hữu: Sỡ hữu nhà nước, sở hữu của nhà chùa, sở hữu lớn của quý
tộc, sở hữu tư nhân nhỏ của nông dân
- Các chế định hợp đồng: hợp đồng mua bán, hợp đồng vay mượn,
c, luật hôn nhân và gia đình
- Đề cao quyền gia trưởng, bảo vệ trật tự luân lý phong kiến và trật tự đẳng cấp trong xã hội d, Luật tài chính - Nhà Lý
+ Có 6 loại thuế: thuế ruộng đất đầm ao, thuế bãi dâu, thuế lâm sản , thuế mắm
muối, thuế hoa quả và gỗ, thuế sừng tê giác, hương liệu và các đặc sản quý khác.
- Nhà Trần chủ yếu tận thu thuế ruộng đất. đ, Luật tố tụng
- Quy định thời gian nguyên đơn được gửi đến quan kiện về tranh chấp ruộng đất.
=> Mô hình nhà nước quân chủ quý tộc Thời Lý – Trần đã đóng góp vào kho tàng
lý luận pháp lý Việt Nam một tư duy về cấu trúc nhà nước Phong kiến thịnh trị và
có nhiều giá trị lịch sử.
Câu 20: Từ hoạt động của chính quyền nhà nước, hãy chỉ ra ý nghĩa của
chính quyền nhà nước thế kỷ X (Câu này k chắc lắm )
Nhà nước thế kỷ X ra đời và phát triển trong cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập
dân tộc vì thế nó đã thúc đẩy sự cố kết các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Sự cố kết
đó cùng với chức năng xã hội (xây dựng và quản lý thủy lợi) đã làm tăng thêm sức
mạnh của nhà nước tập quyền và nhà nước tập quyền này thì dựa trên nền tảng
công xã nông thôn. Từ họ Khúc, với “bình quân thuế ruộng” bước đầu đã có sự xác
định quyền sở hữu trên danh nghĩa của nhà nước đối với ruộng đất công xã. Từ đó,
theo xu hướng phát triển, nhà nước (vương quyền) từng bước trở thành người chủ
sở hữu tối cao về ruộng đất. Nông dân là thần dân của vương quyền, có nghĩa vụ
đối với nhà nước và có quyền được sử dụng ruộng đất.
=> Có thể nói chính quyền nhà nước thế kỷ X là chính quyền nhà nước độc lập, tự
chủ dựa trên nền tảng của phương thức sản xuất châu Á đang phát triển.
Câu 21: Phân tích hoạt dộng của chính quyền nhà nước thời Lý – Trần
1. Chính quyền nhà nước thời Trần
Hoàn cảnh lịch sử:
- Đầu năm 1225 triều Trần thay thế triều Lý
- Là thời kỳ lịch sử dân tộc có nhiều chuyển biến quan trọng Kinh tế:
- Tiến hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục kinh tế, ruộng đất tư hữu đã phát triển mạnh
- Chế độ thuế khóa được quy định trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng đất
- Nông nghiệp, công nghiệp cũng được phục hồi, một số ngành nghề thủ công tiếp tục được phát triển.
Văn hóa – xã hội:
- Chữ Nôm bắt đầu được phổ biến
- Biên soạn lịch sử được chú trọng
- Chế độ học hành thi cử có quy củ và được thể chế hóa
- Khoa học – kỹ thuật, văn học nghệ thuật cũng có những thành tựu đáng kể Chính trị:
- Tổ chức chính quyền nhà nước được củng cố thêm một bước
- Là thời kỳ với ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thắng lợi
a, Tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước
- Ở trung ương có cơ quan Tư pháp là: Thẩm hình viện, Tam ty viện và Bình bạc ty
- Có những cơ quan chuyên trách khách như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tư thiên giám, thiên văn
- Ngoài các chức quan đã có ở triều Lý còn có Tam tư: Tư đồ, Tư mã và Tư không
- Làm việc trong các cơ quan trung ương gồm: Lục bộ thượng thư, tả hữu bộ xạ, thượng thư hữu bật...
- Năm 1242, đơn vị hành chính đổi 24 lộ thời Lý ra làm 12 lộ
b, Tổ chức quân đội
- Gồm 2 loại quân: Cấm quân (quân bảo vệ kinh đô) và quân lộ (quân địa phương)
- Nhà Trần vẫn áp dụng chế độ đăng ký quân dịch và thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
=> Quân đội thời Trần là quân đội mạnh với trình độ kỹ chiến thuật cao và đóng
vai trò chủ chốt trong các cuộc kháng chiến.
2. Chính quyền nhà nước thời Lý
Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau khi Lê Long Đĩnh chết (1009), Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều Lý (1010 – 1225)
- Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long (Hà Nội) Kinh tế:
- Sở hữu nhà nước về ruộng đất chiếm ưu thế, ruộng đất tư hữu bắt đầu phát triển
Văn hóa – xã hội:
- Nhà nước chăm lo mở mang học hành và thi cử
- Năm 1070 dựng Văn Miếu và mở Quốc Tử Giám ở kinh đô Chính trị:
- Đất nước mở mang bờ cõi về phía Nam, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của
nhà Tống ở phía Bắc; giữu vững nền độc lập dân tộc, chăm lo, củng cố, xây dựng
chính quyền, bước đầu xây dựng hẹ thống pháp luật
a, Tổ chức bộ máy nhà nước
- Được thiết lập từ trung ương tới các địa phương, quyền hành vào tay triều đình, đứng đầu là Vua
- Những chức quan cao cấp nhất trong triều đình được chia làm hai ngạch; ngạch văn và ngạch võ
b, Tổ chức quân đội
- Quân đội nhà Lý được tổ chức khá chặt chẽ, bao gồm quân cấm vệ và quân các lộ
- Nghĩa vụ quân dịch đặt ra theo quy định dân đinh các làng xã từ 18 đến 20 tuổi
- Chính sách “ngụ binh ư nông”