Đề Cương Ôn Tập Luật Hành Chính p2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề Cương Ôn Tập Luật Hành Chính p2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
I/ Pháp Luật là gì ?
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra
(hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt
chẽ về mặt hình thức, tính bắt buộc chung với mọi chủ thể trong
xã hội, thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và
được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cụ thể:
Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận đối với
những tập quán ban đầu có sẵn.
Là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng với quy
mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.
Pháp luật mang tính bắt buộc chung, bởi vậy các chủ thể sẽ
không có quyền thực hiện hay không thực hiện pháp luật.
Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị. Vai trò c a pháp lu ủ t đốối v ậ i x ớ ã h i ? ộ
Pháp luật có vị trí và tầm quan trọng hết sức lớn. Pháp luật là quy
tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết
yếu trong đời sống hàng ngày. Vai trò của pháp luật đối với xã hội cụ thể như sau:
Thứ nhất: Pháp luật là công cụ điều tiết và định
hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội
Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội nhưng pháp luật là
phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng các quan hệ xã
hội. Pháp luật giúp con người xác định và làm theo những quy tắc
ứng xử trong khuân khổ nhất định. Pháp luật còn giúp quy định
quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội
cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó. Pháp
luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành.
Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được
những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào
là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp.
Pháp luật tăng cường các xu hướng phát triển tốt của các quan hệ
xã hội, khuyến khích xu hướng tốt và loại bỏ, ngăn cản những
quan hệ xấu trong xã hội. Những quan hệ xã hội phù hợp với mục
đích, định hướng của nhà nước được pháp luật phát triển và bảo
vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó.
Thứ hai: Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội
Đất nước có yên bình thì đời sống nhân dân mới có ấm no và có
điều kiện xây dựng và phát triển. An toàn xã hội có ý nghĩa hết sức
quan trọng, đất nước nào có đời sống nhân dân an toàn luôn là
điểm hướng tới trên toàn thế giới.
Đất nước có một nền chính trị ổn định, không bạo động, không
chống phá nhà nước và biểu tình, vũ trang nhân dân,.. Người dân
được sống và học tập làm việc ở môi trường an toàn, không bị xâm phạm.
Pháp luật đưa ra những quy tắc xử sự chung và thiết chế cho mọi
người. Pháp luật cấm những hành vi gây mất an ninh chính trị, trật
tự, an toàn xã hội và quy định cụ thể các biện pháp trừng phạt đối
với những chủ thể có hành vi xâm hại đến an toàn xã hội, thiết lập
cơ chế bảo đảm được trật tự, an ninh, an toàn xã hội.
Pháp luật còn là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con
người. pháp luật quy định cụ thể về quyền con người trong các
lĩnh vực khác nhau, vừa quy định các biện pháp bảo đảm thực
hiện quyền con người. Pháp luật cấm những hành vi xâm hại tới
quyền con người và quy định các biện pháp trừng phạt nghiêm
khắc đối với các chủ thể có hành vi đó, qua đó bảo vệ quyền con người tốt nhất.
Thứ ba: Pháp luật là cơ sở để giải quyết tranh chấp trong xã hội
Trong xã hội con người sống với nhau không tránh khỏi những
mâu thuẫn, tranh chấp. Xã hội càng phát triển thì những tranh
chấp phát sinh ngày càng nhiều lên. Pháp luật là căn cứ để các
bên có căn cứ để phân định ai đúng ai sai, là chuẩn mực chung để
các bên giải quyết tranh chấp với nhau. Pháp luật quy định thẩm
quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các tranh chấp đó nhằm bảo
đảm cho tranh chấp được giải quyết một cách công bằng, vừa
thấu tình, vừa đạt lý, bảo đảm tính công minh của pháp luật.
Thứ tư: Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân
chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội
Bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội là
những giá trị của nhân loại. Dân chủ tức là dân là chủ và dân làm
chủ. Người dân có quyền tự quyết các vấn đề của bản thân, của
nhà nước và toàn xã hội. Pháp luật thực hiện việc kiểm tra, giám
sát hoạt động của nhà nước, quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân.
Bình đẳng, công bằng là ai cũng như ai và không có sự phân biệt
đối xử hay đặc cách nào. Người có chức có quyền hay người dân
lao động bình thường dù mắc lỗi đều xử phạt và xử phạt như
nhau. Pháp luật là bình đẳng ai cũng như ai giữa mọi người,
không có phân biệt về nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, màu da,
giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, tài sản. Người có
công thì được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng phạt, công càng lớn,
thưởng càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng.
Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới,
tích cực, tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển, đảm bảo đời sống vật
chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, có điều
kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện, các giá trị con người
ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ.
Thứ năm: Pháp luật bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội
Phát triển bền vững là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng đến. Chỉ
có phát triển bền vững mới tạo được sự ổn định và nền tảng tốt
nhất cho mỗi đất nước. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
theo chiều hướng vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm
phát triển xã hội, vừa bảo vệ môi trường.
Thứ sáu: Vai trò giáo dục của pháp luật
Pháp luật tác động lên ý thức của con người và điều chỉnh hành vi
của họ qua việc giáo dục pháp luật. Pháp luật đưa ra nhận thức,
tư tưởng để người dân có thể học và noi theo, đồng thời việc giáo
dục giúp nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng và làm thay
đổi hành vi của các chủ thể trong xã hội. Pháp luật là cơ sở hình
thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật, sống
và làm việc theo pháp luật, tạo nên những thói quen suy nghĩ và
hành động tốt, hợp pháp.
Xã hội sẽ ra sao khi không có pháp luật?
Nếu một xã hội không có pháp luật thì mọi người sẽ không chịu sự
quản lý của một quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, mọi
hoạt động đều dựa vào ý thức của người dân.
Từ đó thì những suy đúng đắn bị áp đảo còn những kẻ xấu xa lại
được lộng hành vì không có điều gì ngăn cản được. Những kẻ xấu
sẽ sử dụng vũ lực để khiến dân lành phục tùng và tuân theo. Nếu
một đất nước như vật thì sẽ trở thành đất nước không có người
cầm quyền. Mọi thứ trên đất nước sẽ bị đảo lộn vì sự tranh giành
quyền lợi bằng vũ lực.
Hiện nay cơ chế để vận hành đất nước, xử lý các vụ tranh
chấp...đều theo quy định của pháp luật. Nếu xã hội không còn
pháp luật thì sẽ không còn căn cứ để xét xử, để giải quyết những
vấn đề xã hội, lúc đó xã hội sẽ loạn.
Thực vậy, nếu không có pháp luật, quan hệ giữa con người - con
người không được nhà nước bảo vệ, chồng thích đánh vợ thì cứ
đánh, không hề có chế tài quản lý
Vì vậy Xã hội cần có pháp luật để được điều chỉnh và vận hành
theo quỹ đạo đúng đắn.
II/ CÓ PHƯƠNG PHÁP KHÁC NGOÀI PHÁP LUẬT KHÔNG?