-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập môn Kiểm huấn công tác xã hội
Đề cương ôn tập môn Kiểm huấn công tác xã hội
Kiểm huấn công tác xã hội 1 tài liệu
Đại học Thăng Long 267 tài liệu
Đề cương ôn tập môn Kiểm huấn công tác xã hội
Đề cương ôn tập môn Kiểm huấn công tác xã hội
Môn: Kiểm huấn công tác xã hội 1 tài liệu
Trường: Đại học Thăng Long 267 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KIỂM HUẤN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Thời gian kiểm tra: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 3 câu
1/ Phân tích các nguyên tắc, giá trị, thái độ, đạo đức, kiến thức và kỹ năng cần có
trong kiểm huấn CTXH: (bài 2.1)
Các kiến thức cần có trong kiểm huấn
- Hiểu biết về mục đích, chính sách, dịch vụ và nguồn lực của tổ chức
- Có kiến thức về sự năng động trong hành vi con người
- Hiểu biết về các nguồn lực trong cộng đồng, đặc biệt các nguồn lực liên quan đến
hoạt động của tổ chức mình
- Có kiến thức về các phương pháp CTXH đang được tổ chức áp dụng
- Có kiến thức về kỹ thuật, quy trình và các nguyên tắc quản lý
- Hiểu biết về các tổ chức liên quan đến CTXH
- Có kiến thức về tổ chức và vận hành các tổ chức cung cấp dịch vụ con người và hành vi con người
- Có kiến thức về các kỹ thuật và quy trình đánh giá
Các kỹ năng cần có trong kiểm huấn
- Lập kế hoạch mang tính thực tiễn
- Đánh giá tính khả thi của kế hoạch đã vạch ra
- Lên kế hoạch dự phòng
- Tiên liệu và đánh giá tác động của việc ra quyết định
- Đặt ưu tiên thứ tự các công việc - Ra quyết định
- Đảm nhiệm nhiều vai trò và giải quyết nhiều công việc cùng một lúc
- Duy trì sự cân bằng về nhân sự
- Khiến người khác làm việc hiệu quả bằng cách tận dụng điểm mạnh và hạn
chế điểm yếu của họ
- Sử dụng quyền lực nhằm mục đích xây dựng
- Giao tiếp hiệu quả với người khác
- Hành động quyết đoán
Nguyên tắc Theo Skidmore (1983):
- Kiểm huấn viên đào tạo và truyền đạt các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và cho
phép người được kiểm huấn tự quản lý bản thân
- Người được kiểm huấn tự quản lý bằng việc chọn lựa các mục đích và mục tiêu phù
hợp với các nguyên tắc và kiến thức được chỉ ra bởi kiểm huấn viên
- Kiểm huấn viên luôn sẵn sàng giúp đỡ người được kiểm huấn khi họ cần đến
- Người được kiểm huấn cần giải thích cho kiểm huấn viên về những hoạt động của
họ, và cùng với kiểm huấn viên thiết lập các mục đích cho tương lai
Theo Tsui (2005), 7 nguyên tắc nền tảng cho kiểm huấn bao gồm:
Nguyên tắc 1: Kiểm huấn là một giao dịch liên cá nhân giữa hai hoặc nhiều người dựa
trên cơ sở trợ giúp về năng lực và kinh nghiệm
Nguyên tắc 2: Công việc của người được kiểm huấn phải liên quan đến các mục đích
và mục tiêu hoạt động của cơ sở
Nguyên tắc 3: Kiểm huấn phải đảm bảo 03 chức năng – quản lý – đào tạo – hỗ trợ
Nguyên tắc 4: Kiểm huấn phản ánh các giá trị nghề nghiệp của công tác xã hội
Nguyên tắc 5: Kiểm huấn viên cần truyền đạt cho người được kiểm huấn kiến thức, kỹ
năng, giá trị nghề nghiệp và hỗ trợ họ về mặt cảm xúc
Nguyên tắc 6: Đánh giá tính hiệu quả của kiểm huấn cần bao gồm cả sự hài lòng của
người được kiểm huấn, sự hoàn thành công việc và những kết quả hỗ trợ thân chủ
Nguyên tắc 7: Kiểm huấn liên quan đến bốn thành phần: Cơ sở xã hội - kiểm huấn
viên - người được kiểm huấn - thân chủ (trọng tâm)
Giá trị
Giá trị = niềm tin, những gì “nên là”
- Tôn trọng phẩm giá và giá trị của con người (Human dignity and worth of the individual)
- Tôn trọng mối quan hệ giữa con người với con người (Importance of human relationships)
- Thúc đẩy công bằng xã hội (Social justice)
- Phục vụ con người (Service to humanity)
- Làm việc với tư cách, đạo đức nghề nghiệp (Integrity)
- Trau dồi năng lực nghề nghiệp (Competence)
Thái độ cần có trong kiểm huấn - Tôn trọng lẫn nhau
- Chấp nhận khiếm khuyết của người khác vì không ai hoàn hảo cả
- Tạo ra môi trường làm việc sao cho mọi người có thể phát huy hết khả năng của mình
- Nhận thức được tầm quan trọng của các giá trị
- Có tư tưởng cởi mở - sẵn sàng lắng nghe ý tưởng mới và sẵn sàng thay đổi
- Xác định rõ lợi ích của tổ chức quan trọng hơn lợi ích của mọi người, kể cả bản thân
Đạo đức
Theo Hiệp hội Quốc gia Nhân viên xã hội Mỹ (NASW)
- Kiểm huấn viên nên có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tư vấn một cách phù
hợp trong phạm vi kiến thức và năng lực của mình
- Kiểm huấn viên cần có trách nhiệm thiết lập các giới hạn cho việc kiểm huấn và chú
ý đến các yếu tố văn hóa
- Kiểm huấn viên và người được kiểm huấn không được có các mối quan hệ xung đột
hoặc làm ảnh hưởng đến công việc kiểm huấn
- Khi đánh giá kết quả, kiểm huấn viên phải đảm bảo sự công bằng và tôn trọng người được kiểm huấn
2/ Phân tích các chức năng cơ bản trong kiểm huấn CTXH: (bài 2.2) Chức năng quản lý:
- Liên quan đến việc theo dõi mức độ đạt được các mục đích của tổ chức, sự
hoàn thành và hiệu quả triển khai các nhiệm vụ, và việc bảo đảm chất lượng các
dịch vụ cung cấp cho thân chủ
- Liên quan đến việc theo dõi và đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên làm
cơ sở cho việc phát triển nhân sự cho tổ chức Chức năng đào tạo:
- Nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết giúp người được kiểm huấn thực
hành công tác xã hội hiệu quả
- Nhằm nhận ra và bổ sung những kiến thức và kỹ năng mà người được kiểm
huấn chưa có để họ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao Chức năng trợ giúp:
- Theo Kadushin (1985) có 02 loại hình hỗ trợ bao gồm:
+ Hỗ trợ hiệu suất công việc - cung cấp cho người được kiểm huấn các phương
tiện làm việc, dịch vụ, thông tin và kỹ năng mà họ cần
+ Hỗ trợ con người - tạo cho người được kiểm huấn cảm thấy thoải mái, hài
lòng, vui vẻ trong công việc
- Một số cách hỗ trợ trong kiểm huấn
+ Tạo bầu không khí tích cực và an toàn cho việc học tập
+ Quản lý mối quan hệ kiểm huấn theo cách thức giúp đỡ
+ Giúp người được kiểm huấn xử lý các căng thẳng do công việc gây nên
+ Giúp người được kiểm huấn đứng vững khi họ ở trong các tình huống căng thẳng, nhiều áp lực
+ Bảo đảm rằng người được kiểm huấn hiểu được con người và hành vi của họ
khi làm việc với người khác
+ Giúp người được kiểm huấn xác định, điều chỉnh cảm xúc và khắc phục các
chướng ngại khác gây cản trở sự tiến bộ của họ
+ Giúp người được kiểm huấn phát triển các thái độ và cảm xúc có ích cho việc
triển khai và hoàn thành công việc hiệu quả
3/ Phân tích 04 loại hình kiểm huấn trong công tác xã hội (bài 6)
Kiểm huấn nhân viên xã hội tại cơ sở (staff supervision) - Đặc điểm:
+ Kiểm huấn viên có trình độ sẽ hướng dẫn và trợ giúp các nhân viên xã hội
thực hiện vai trò, trách nhiệm một cách hiệu quả
+ Mục đích của kiểm huấn nhân viên là bảo đảm thân chủ được hưởng dịch vụ
tốt nhất trên cơ sở công bằng và hiệu quả
+ Sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên xã hội là phương tiện để đi đến mục đích của kiểm huấn
- 02 điều kiện đảm bảo hiệu quả của kiểm huấn nhân viên:
+ Hiểu biết và thừa nhận các nguyên tắc thực hành kiểm huấn của cơ sở • Mục tiêu rõ ràng
• Chất lượng dịch vụ
• Tạo môi trường làm việc cởi mở
+ Năng lực của kiểm huấn viên (ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ)
• Biết cách đặt ra những chủ đề, câu hỏi nhằm dẫn dắt họ đi đến các quyết
định thích hợp và được suy xét cẩn thận dựa trên những hiểu biết về mặt lý
thuyết, kỹ năng thực hành và kinh nghiệm công tác xã hội
Kiểm huấn sinh viên thực tập (student supervision)
- Mục đích:Tạo điều kiện để sinh viên phát triển kiến thức và các kỹ năng để trở
thành nhân viên xã hội chuyên nghiệp
- Tầm quan trọng:Là một phần rất quan trọng của thực hành kiểm huấn; sinh viên
cùng kiểm huấn viên thực hiện các vai trò quản lý trong cơ sở xã hội và một số chức năng khác - Đặc điểm:
+ Trong thời gian đi thực tập, sinh viên giữ vai trò chính là sinh viên và chỉ một
phần vai trò học tập tại cơ sở
+ Kiểm huấn viên là giáo viên trong khóa học thực hành đó của sinh viên - đảm
nhận trách nhiệm với cơ sở xã hội nơi mình công tác và nơi đào tạo sinh viên
+ Tạo môi trường thực tế để sinh viên có thể áp dụng các kiến thức mình học
được vào thực hành - Sinh viên là học viên còn kiểm huấn viên là người dạy
+ Kết hợp giữa học tập trên lớp và tại cơ sở
• Sinh viên học lý thuyết ở lớp trước và kiểm huấn viên giúp sinh viên củng
cố lại, đào sâu thêm khi họ vận dụng vào công việc thực tế tại cơ sở
• Kiểm huấn viên giới thiệu trước cho sinh viên những kiến thức lý thuyết có
liên quan đến thực hành tại cơ sở, sau đó sinh viên củng cố và đào sâu thêm
thông qua việc chia sẻ và thảo luận trên lớp
- Vai trò của kiểm huấn viên trong kiểm huấn sinh viên: Kiểm huấn viên đảm
nhiệm 03 vai trò: Giáo viên × Người giúp đỡ × Nhà quản lý
Kiểm huấn nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp (paraprofessional supervision)
Nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp:
- Là người có động cơ tích cực và cam kết chia sẻ những kiến thức, kỹ năng và
dịch vụ của họ cho những cá nhân và các nhóm đặc thù tại cơ sở hoặc cộng
đồng nhằm mục đích nhân đạo
- Là người giúp đỡ nhân viên xã hội và dưới sự kiểm huấn của nhân viên xã hội
- Được tham gia một số khóa tập huấn ngắn hạn về thực hành công tác xã hội Phân loại:
- Những người đã tốt nghiệp đại học các ngành khoa học xã hội, làm việc tại cơ
quan phúc lợi của chính phủ và không làm việc liên quan đến ngành họ học
- Tác viên cộng đồng không có bằng đại học nhưng tham gia vào việc cung cấp
các dịch vụ xã hội trực tiếp - có thể trải qua hoặc chưa trải qua các khóa tập
huấn ngắn hạn về công tác xã hội
Chức năng của nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp
- Là cầu nối nhân sự giữa
+ Cơ sở xã hội và cộng đồng
+ Cơ sở xã hội và người dân có nhu cầu - Trợ giúp công việc
+ Hành chính (điền biểu mẫu, viết báo cáo, lưu hồ sơ, tham gia họp...) + Vãng gia + Điều tra xã hội +Xây dựng dự án
+ Tổ chức các nhóm cộng đồng + Kết nối nguồn lực
Kiểm huấn tình nguyện viên (volunteer supervision)
- Tình nguyện viên là những người cung cấp những kiến thức, kỹ năng và dịch
vụ cho cơ sở mà không nhận bất cứ khoản thù lao nào từ cơ sở với nhiệm vụ và
hoạt động cụ thể phụ thuộc vào nhu cầu tại cơ sở
- Các hình thức trợ giúp của tình nguyện viên :
+ Xác định hoàn cảnh hoặc vấn đề của người cần đến các dịch vụ xã hội
+ Đóng góp dịch vụ trên cơ sở nhu cầu, kiến thức và kỹ năng
+ Vận động tìm nguồn hỗ trợ
+ Xây dựng chính sách nhằm ngăn ngừa, kiểm soát hoặc giải quyết các vấn đề xã hội
+ Giữ vai trò người phát ngôn về các chương trình cơ sở xã hội triển khai
+ Tổng hợp phản hồi về chương trình, dịch vụ cơ sở xã hội cung cấp
+ Phối hợp lên kế hoạch triển khai các hoạt động cộng đồng nhằm cải tiến, xây
dựng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thực tiễn
- Trách nhiệm của kiểm huấn viên với tình nguyện viên: Quản lý × Đào tạo × Trợ giúp
4/ Trình bày nội dung 04 loại bối cảnh kiểm huấn trong công tác xã hội; Phân tích
tình huống áp dụng cho từng bối cảnh cụ thể. (bài 7)
Bối cảnh vật chất của kiếm huấn
Bối cảnh tương quan cá nhân của kiểm huấn
Bối cảnh văn hóa của kiểm huấn
Bối cảnh tâm lý của kiểm huấn
5/ Phân tích các yếu tố con người trong mối quan hệ kiểm huấn để làm tốt vai trò
của kiểm huấn viên và người được kiểm huấn trong tương lai. (bài 4)
- Bốn thành phần con người liên quan đến quá trình kiểm huấn: Cơ sở xã hội
(ban lãnh đạo cơ sở), Kiểm huấn viên, Người được kiểm huấn,Thân chủ.
- Mối quan hệ giữa các thành phần con người
+ Mối quan hệ giữa kiểm huấn viên và cơ sở
+ Mối quan hệ giữa người được kiểm huấn và cơ sở
+ Mối quan hệ giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn (mối quan hệ kiểm huấn)
+ Mối quan hệ trực tiếp giữa người được kiểm huấn và thân chủ
+ Mối quan hệ gián tiếp giữa kiểm huấn viên và thân chủ
- Mối quan hệ trong kiểm huấn:
+ Quan hệ giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn cần
* Năng động và thoải mái;
* Kết hợp hài hòa giữa nhu cầu phát triển của tổ chức và nhu cầu phát triển cá nhân
* Cởi mở và tránh áp đặt
+ Mối quan hệ kiểm huấn nên là hai chiều (các bên đáp ứng nhu cầu của nhau
và trên tinh thần học hỏi để cùng nhau phát triển)
+ Cả kiểm huấn viên lẫn người được kiểm huấn đều hành động trong sự cởi mở,
chuyên nghiệp và hiểu biết lẫn nhau
+ Mối quan hệ giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn nên là mối quan
hệ tích cực, dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng năng lực và trách nhiệm công việc của nhau
- Tóm tắt về quan hệ trong kiểm huấn
+ Mối quan hệ kiểm huấn là phần cốt lõi của kiểm huấn công tác xã hội
+ Mối quan hệ kiểm huấn không chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa kiểm huấn
viên và người được kiểm huấn
+ Mối quan hệ kiểm huấn cần được hiểu là mối quan hệ nhiều mặt liên quan
đến cơ sở xã hội, kiểm huấn viên, người được kiểm huấn, thân chủ và tất cả
những thứ này được đặt trong một bối cảnh văn hóa lớn hơn
6) Trên cơ sở kiến thức đã học, kinh nghiệm thực tế, theo bạn chúng ta nên làm
thế nào để công tác kiểm huấn thực hành, thực tập hiện nay được hiệu quả hơn
cho sinh viên và cơ sở xã hội?
Hiện nay, với hệ thống các trường đào tạo rộng khắp trên cả nước đã đáp ứng nhu cầu
học tập, nhân lực cho ngành công tác xã hội. Tuy nhiên, với đặc thù là một ngành cần
thực hành liên tục để người học có cơ hội áp dụng lý thuyêt, kiến thức chuyên môn
vào thực tế. Chính vì vậy, quá trình thực hành - thực tập chiếm một vị trí quan trọng
trong đào tạo ngành công tác xã hội. Trong đó, mạng lưới cơ sở thực hành là một yếu
tố cần thiết không thể thiếu trong đào tạo thực hành CTXH. Hệ thống này góp phần
quan trọng trong chất lượng đào tạo sinh viên ngành CTXH.
Để công tác kiểm huấn thực hành, thực tập hiện nay được hiệu quả hơn cho sinh viên
và cơ sở xã hội, theo em chúng ta cần:
- Xây dựng mạng lưới cơ sở thực tập có chất lượng và phong phú về lĩnh vực hoạt động
Để mạng lưới các cơ sở, trung tâm và cộng đồng là môi trường chuyên nghiệp cho
sinh viên có thể thực hành môn học tốt nhất, các cơ sở đào tạo cần phải xây dựng mối
quan hệ với các cơ sở thực hành để mời họ cộng tác với nhà trường trong việc đào tạo
nhân viên xã hội tương lai. Mở rộng hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các trường
đại học trên thế giới và các cơ quan, tổ chức làm việc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ
CTXH để triển khai các chương trình thực hành môn học tại các cơ sở thực hành tạo
một mạng lưới rộng khắp và đa dạng để sinh viên có thể thực hành, thực tập một cách hiệu quả.
Nhà trường cũng có thể phối hợp với cơ sở tạo cơ hội cho sinh viên thực hành phương
pháp nghiên cứu, kết quả của những nghiên cứu ứng dụng này có thể là một khởi đầu
cho sự hợp tác lâu dài giũa nhà trường và cơ sở, từ đó cũng có thể hình thành những
dự án cụ thể nho nhỏ để sinh viên công tác xã hội có thể thực tập mà không quá tốn
kém. Cần phải chủ động liên hệ, mở rộng mạng lưới các cơ sở thực hành trên tinh thần
hợp tác hai bên cùng có lợi. Xây dựng cam kết hợp tác trong đào tạo giữa cơ sở xã hội
và trường đại học bằng văn bản có tính pháp lý trên cơ sở tính toán thù lao hợp lý cho
đội ngũ kiểm huấn viên tại cơ sở.
Có thể vận dụng các chương trình xã hội như xoá đói giảm nghèo, chương trình tín
dụng, chương trình chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng hay các chương trình mùa hè
xanh của địa phương để gởi sinh viên thực tập, việc này đòi hỏi sự cộng tác và điều
phối nhịp nhàng giữa các bên, cần phải đầu tư nhiều thời gian.
- Đào tạo và xây dựng đội ngũ kiểm huấn viên
Thực tế hiện nay về đào tạo CTXH, chúng ta có những kiểm huấn viên tại cơ sở có
kinh nghiệm nhưng lại thiếu kiến thức lý thuyết; ngược lại có giảng viên nắm vững lý
thuyết lại thiếu kiến thức thực hành. Vì vậy, để công tác thực hành, thực tập tốt nhất
thì chúng ta chấp nhận cách vừa làm vừa học cùng với sinh viên trong một giai đoạn
nhất định. Cơ sở đào tạo cần tổ chức hội thảo nhằm xây dựng quy trình thực hành
Công tác xã hội cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy, kinh phí đào tạo… Tăng
cường sự kết hợp giám sát, kiểm tra giữa kiểm huấn viên cơ sở và kiểm huấn viên tại
trường. Cũng cần tổ chức thêm các lớp tập huấn miễn phí cho các cán bộ tại các cơ sở
xã hội cũng như các cán bộ nòng cốt tại cộng đồng, nơi đang tiếp nhận sinh viên về thực hành.
Bên cạnh việc tập huấn, thì có những buổi định hướng cho kiểm huấn viên trước khi
có đợt thực tập để chuẩn bị cho họ biết những mục đích, yêu cầu của đợt thực tập sắp
tới, thông tin về chương trình học, những tài liệu cần thiết có liên quan để họ chuẩn bị
cho cơ sở và cho chính mình để sẵn sàng tiếp nhận và định hướng cho sinh viên khi đến thực tập.
Sau đợt thực tập cũng cần phải có buổi họp lượng giá giũa các kiểm huấn viên, cơ sở,
nhà trường và sinh viên thực tập để xem lại công tác kiểm huấn. Qua đó rút ra những
khó khăn – thuận lợi trong quá trình kiểm huấn sinh viên cũa kiểm huấn viên, cơ sở,
để giúp nhà trường, ban thực tập, kiểm huấn viên và cơ sở làm tốt hơn nũa các chức
năng của mình nhằm mang lại hiệu quả cho việc thực tập của sinh viên. Quyền lợi đối
với kiểm huấn viên có thể có tùy vào nguồn lực của nhà trường như: quyền được ưu
tiên sử dụng thư viện, tham dự các hội thảo, tập huấn về chuyên môn, các buổi toạ
đàm, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm về lý thuyết và thực tiễn, các buổi thư giãn, ứng
phó với stress… Nếu là Kiểm huấn viên tại cơ sở thì có chế độ bồi dưỡng tùy khả năng
và thỏa thuận của trường và cơ sở
Liên kết đào tạo đội ngũ kiểm huấn viên cơ sở thông qua các hình thức như tập huấn,
đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm. Tổ chức các cuộc thi kiểm huấn viên cơ sở giỏi nhằm
thu hút và kết nối mạng lưới kiểm huấn viên có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn.
- Nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực giảng viên
Trước hết các cơ sở đào tạo CTXH cần đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện
chương trình, nội dung đào tạo và dạy nghề công tác xã hội, nâng cao năng lực đội ngũ
giảng viên ngành CTXH để giải quyết bài toán nhân lực giảng dạy về công tác xã hội
cho các trường cao đẳng và đại học khác trong cả nước. Để điều đó trở nên hiệu quả,
cần phải có những quy định cụ thể về chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành CTXH ở các
cấp bậc học khác nhau (cao đẳng nghề, cử nhân đại học, thạc sĩ). Chuẩn đầu ra cần bao
gồm nhiều khía cạnh khác nhau, từ thái độ, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến
thức chuyên môn và kỹ năng thực hành.
Cần loại bỏ tư tưởng đầu tư hời hợt, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo một cách
thiếu bền vững, để chuyển sang phương thức đào tạo gắn chặt với các hoạt động thực
tiễn của doanh nghiệp, cơ sở thực hành và từ đòi hỏi của xã hội. Để làm được điều đó,
ngoài các chính sách hỗ trợ nội sinh thì các trường cũng cần phải biết huy động tốt các
kênh đầu tư, kết hợp bên ngoài nhà trường (xã hội hóa). Trong đó, giảng viên giữ vai
trò trung tâm trong việc kết nối với doanh nghiệp; nâng cao, thay đổi năng lực bản
thân thích ứng với các bài học từ thực tế nhằm đẩy nhanh qua trình gắn đào tạo theo
nhu cầu xã hội… Đặc biệt, các trường cần phải xác định việc nâng cao chất lượng đào
tạo bắt nguồn từ chính sự đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp dạy của giảng viên.
Các trường cần phải thực hiện nhiều chính sách nhằm nâng cao đãi ngộ cho giảng viên
hướng dẫn thực hành. Giải thoát “sức ỳ” từ chính đội ngũ giảng viên bằng các chính
sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư “tay nghề”, giúp giảng viên có điều kiện tiếp thu, lĩnh
hội kỹ năng thực hành và những thành tựu mới đang cập nhật mỗi ngày, làm thế nào
để chính họ thật sự cảm thấy hữu ích, hứng thú, muốn dành tất cả thời gian của mình
để nâng cao nghiệp vụ.
- Nâng cao phương pháp quản lý và hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực hành thực tập
Việc xây dựng quy trình lượng giá sinh viên một cách chặt chẽ và khoa học là hết sức
cần thiết và quan trọng. Bởi quá trình thực hành thực tập chỉ thực sự có kết quả tốt nếu
sinh viên nắm rõ được những yêu cầu cần phải đạt được trong quá trình thực tập,
những nội dung gì sẽ được lượng giá. Quy trình lượng giá sinh viên cần có sự tham gia
của các bên khác nhau để đảm bảo tính minh bạch và toàn diện. Ví dụ: bao gồm việc
tự đánh giá sinh viên, đánh giá từ người phụ trách thực tập tại cơ sở thực hành hoặc là
kiểm huấn viên, đành giá từ người phụ trách thực tập tại cơ sở đào tạo. Các nội dung
lượng giá cần dựa theo tiêu chuẩn đầu ra của ngành, hoặc tham khảo thêm những nội
dung đánh giá từ các chương trình thực tập CTXH tại các nước phát triển.
Để chuyên nghiêp hóa quan hệ cộng tác giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành,
thực tập cho sinh viên, kinh phí là yếu tố không thể thiếu. Sự công tác sẽ bền chặt hơn
nếu có sự chia sẻ về quyền lợi. Vì vậy, rất cần sự tăng cường hỗ trợ về kinh phí cho
sinh viên trong quá trình thực hành tại cơ sở. Bởi bản thân sinh viên khi tham gia hoạt
động này đã phải tự lo liệu rất nhiều vấn đề từ đi lại, ăn ở đến tổ chức các hoạt động
chuyên môn. Sự đầu tư kinh phí cao hơn sẽ khiến cho việc tổ chức các hoạt động thực
hành thực tập phong phú đa dạng và mới lạ hơn, tránh được tình trạng trùng lặp, nhàm
chán; tạo nên hứng thú và niềm say mê nhất định của sinh viên đối với nghề.
Bản thân mỗi sinh viên CTXH cần nâng cao ý thức kỷ luật và nhận thức rõ vai
trò và trách nhiệm của mình trong quá trình thực hành thực tập. Tránh tình trạng ỉ lại,
thờ ơ và tâm lý “xả hơi” khi tham gia hoạt động thực hành thực tập tại cơ sở. Mỗi sinh
viên CTXH phải xem hoạt động thực hành thực tập tại cơ sở là cơ hội thể hiện năng
lực nghề nghiệp của bản thân.
⇨ Có thể nói, quá trình thực hành thực tập tại cơ sở là khoảng thời gian giúp sinh
viên trải nghiệm môi trường làm việc một cách thực tế, tạo cơ hội cho sinh viên
ứng dụng những kiến thức và kỹ năng được trang bị tại trường học vào các đối
tượng, lĩnh vực và tình huống cụ thể khác nhau. Đây cũng là khoảng thời gian
để sinh viên phát triển khả năng phân tích đánh giá giữa lý thuyết và thực tế,
đồng thời suy nghĩ về việc phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong
tương lai. Vì vậy chương trình thực hành thực tập tại các cơ sở thực hành do
các cơ sở đào tạo thiết kế phải phù hợp và có sự thống nhất cao từ quá trình
chuẩn bị, tiến hành thực tập và lượng giá kết thúc. Cần có những giải pháp cụ
thể để xây dựng hệ thống các cơ sở thực hành có chất lượng và mạng lưới kiểm
huấn viên/giáo viên hướng dẫn thực hành đủ năng lực. Bên cạnh đó cũng cần
phải xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý, đánh giá sinh viên một cách
chặt chẽ và khoa học, đảm bảo tính khách quan và toàn diện. Có như vậy hiệu
quả công tác đào tạo CTXH nói chung, chất lượng thực hành thực tập chuyên
môn cho sinh viên ngành CTXH sẽ được nâng cao từng bước./.