Đề cương ôn tập môn Lịch sử Triết học | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Triết học | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 16 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
16 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Triết học | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Triết học | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 16 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

47 24 lượt tải Tải xuống
Họ và tên: Nguyễn Công Huy
Lớp: TKĐH-K14A
Môn học: Lịch sử Triết học
GVHD: Nguyễn Thị Huệ
Ôn tập môn Lịch sử Triết học
Câu 1: Phân tích những tư tưởng Triết học cơ bản của Phật giáo Ấn Độ và ảnh
hưởng của nó ở Việt Nam hiện nay.
-Những tư tưởng Triết học cơ bản của Phật giáo Ấn Độ:
Thế giới quan Phật giáo là một thế giới quan có tính duy vật và vô thần, đồng thời
có chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc.
Tính duy vật và vô thần thể hiện rõ nét nhất ở quan niệm về tính tự thân sinh
thành, biến đổi của vạn vật, không do sự chi phối quyết định của một lực lượng
thần linh hay thượng đế tối cao nào. Trái lại vạn vật đều tuân theo tính tất định và
phổ biến của luật Nhân quả.
Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc luận
chứng về tính chất “vô ngã” và “vô thường” của vạn vật.
Phạm trù “vô ngã” bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vụ trụ vốn không
có tính thường hằng nó chỉ là sự “giả hợp” do sự hội đủ nhân duyên nên thành ra
“có” (tồn tại).
Phạm trù “vô thường” gắn liền với phạm trù “vô ngã”. Vô thường nghĩa là vạn
vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: Sinh – Trụ – Dị – Diệt (hay: Sinh – Trụ
– Hoại – Không).
Nhân sinh quan Phật giáo là phần trọng tâm của triết học này. Cũng như nhiều
trường phái khác của triết học ấn Độ cổ đại, Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục
tiêu cứu cánh nhân sinh ở sự “giải thoát” (Moksa) khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo
để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvana). Tính quần chúng của luận điểm
nhân sinh Phật giáo thể hiện ở chỗ nêu cao tinh thần “bình đẳng giác ngộ”, tức là
quyền thực hiện sự giải thoát là cho tất cả mọi người mà cao hơn nữa là của mọi
“chúng sinh”.
- Ảnh hưởng ở Việt Nam hiện nay:
Phật giáo Ấn Độ ảnh hưởng tư duy người Việt Nam: Người Việt nảy sinh tư
duy trừu tượng về phồn thực với hình thức ma thuật mô phỏng là một dạng
tôn giáo tín ngưỡng nguyên thuỷ. Các nhà nghiên cứu đã phân tích các hình
vẽ được khắc trên thân trống đồng như cảnh chim bay, cảnh miêu tả các
động vật như trâu, bò để chứng minh cho luận thuyết: Người Việt cổ đã có
quan niệm về vũ trụ quan với 3 thế giới: Trời- Đất- Nước. Điều đó cho thấy,
tư duy của người Việt đã nhận thức được sự vận động vòng tròn để từ đó
làm cơ sở cho việc tiếp nhận dễ dàng thuyết luân hồi của Phật giáo. Phật
giáo Ấn Độ với lý luận Nhân quả, rõ ràng là cao siêu hơn ma thuật nhưng
cũng không phải hoàn toàn xa lạ với người Việt. Tiếp thu Phật giáo Ấn Độ,
tư duy người Việt Nam có thêm một số khái niệm và phạm trù nói nên bản
thể luận là những vấn đề cơ bản của triết học.
Phật giáo Ấn Độ ảnh hưởng đến một nền kiến trúc chùa, tháp phong phú:
Buổi đầu chùa Việt mô phỏng chùa hang Ấn Độ cho nên hình thành kiến
trúc chuôi vồ rất phổ biến trong các chùa làng. Chùa Ấn Độ là mô hình một
hang đá gồm có tiền đường và một hậu cung đặt biểu tượng Phật và một số
tăng phòng xung quanh. Chuyển sang kiến trúc gỗ thì ngôi nhà ba gian được
nối thêm một chuôi vồ, còn các thiền phòng thành những hành lang và nhà
Tổ. Một số ngôi chùa tiêu biểu ở Hà Nội hiện nay thuộc mô hình này như
chùa Hồng Phúc (chùa Hoè Nhai), chùa Liên Phái. Loại hình kiến trúc tháp
cũng cực kỳ phong phú. Phật tử cũng như ngoại đạo đều biết đến tên tuổi
của chùa Báo Thiên vòi vọi, tháp Sùng Thiện Diên Linh gắn với tấm bia về
múa rối, chùa tháp Chương Sơn với nét kiến trúc đặc trưng của hai tay vịn
vũ nữ tạc theo tư thế tribhanga mang dấu ấn Chăm rõ rệt.
Đóng góp của Phật giáo Ấn Độ về mặt văn tự: nếu Phật giáo Ấn Độ truyền
đến một khu vực chưa có văn tự Ấn Độ sẽ địa phương hoá sản sinh ra một
văn tự địa phương thuộc hệ văn tự Ấn Độ. Nói một cách cụ thể hơn, Nam
Đại Việt đã thừa hưởng của Bàlamôn giáo loại văn tự mà họ chưa có, nghĩa
là bàlamôn giáo, phật giáo đem đến cho cư dân đó một loại văn tự. Đó là
một cống hiến của Bàlamôn giáo và Phật giáo đối với miền nam nước ta.
Còn Bắc Đại Việt thì người truyền giáo Ấn Độ đã gặp ở đây một văn tự
ngoại quốc nhưng quan phương, cho nên họ dùng loại văn tự đó- văn tự
Hán. Nhưng cũng không phải họ không có cống hiến gì. Có hai cống hiến,
sự truyền bá Phật giáo trong cư dân vốn không phổ biến chữ Hán đã đưa đến
sự hình thành chữ Nôm (bộ chữ người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán) góp
phần tạo nên tiếng Việt sau nay.
Câu 2: Phân tích những điểm của Triết học Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại. So
sánh với triết học Ấn Độ để thấy được sự giống nhau và khác nhau của 2 nền triết
học.
- Những đặc điểm của Triết học Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại:
Nhấn mạnh sự hài hoà giữa tự nhiên với con người, với xã hội.
Triết học Trung Quốc là triết học chính trị - xã hội, tư tưởng triết học ẩn bên
trong các học thuyết chính trị. Nhà triết học TQ gọi là nhà chính trị, nhà
giáo. Tính chất của nền triết học TQ mang tính “nhập thế”.
Hướng tư duy của triết học TQ là lối tư duy trực giác – thông qua cảm nhận
và thể nghiệm lâu dài, đi đến giác ngộ. (nhấn mạnh cái tâm là gốc của nhận
thức).
Triết học TQ đều thể hiện tư tưởng biện chứng, ít có nhà triết học nào rơi
vào siêu hình (ADG- Học thuyết biến dịch). Song biện chứng trong triết học
Trung Quốc có tính phản phục, vòng tròn, tuần hoàn.
Con người là xuất phát điểm,là trung tâm. Tuy nhiên, con người không được
chú trọng trên tất cả các mặt mà chỉ chú ý trên khía cạnh luân lý đạo đức.
Triết học TQ đều thể hiện tư tưởng biện chứng, ít có nhà triết học nào rơi
vào siêu hình (ADG- Học thuyết biến dịch). Song biện chứng trong triết học
Trung Quốc có tính phản phục, vòng tròn, tuần hoàn
Vấn đề cơ bản trong triết học Trung Quốc cũng có nhưng khá mờ nhạt, nó
biểu hiện qua mối quan hệ giữa hình - thần (thời Chiến quốc), tâm - vật
(Phật giáo), lý - khí (thời Tống). Yếu tố DV và DT, hữu thần và vô thần
thường đan xen nhau.
- Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ và Trung Quốc thời cổ trung đại:
Đều là triết học phương đông. Triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống
nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ với công thức thiên địa
nhân là một nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”. Ở Phương Đông người ta đặt
trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ người với người và đời sống tâm linh, ít
quan tâm đến mặt sinh vật của con người, chỉ nghiên cứu mặt đạo đức thiện
hay ác theo lập trường của giai cấp trống trị cho nên nghiên cưú con người
không phải là để giải phóng con người mà là để cai trị con người, không
thấy quan hệ giữa người với người trong lao động sản xuất.
Ở phương Đông những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần tuý
mà thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác. Cái nọ lấy cái kia
làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có những triết gia
với những tác phẩm triết học độc lập. Và có những thời kỳ người ta đã lầm
tưởng triết học là khoa học của khoa học như triết học Trung hoa đan xen
với chính trị lý luận, còn triết học Ấn độ lại đan xen tôn giáo với nghệ thuật.
Lịch sử triết học phương Đông ít thấy có những bước nhảy vọt về chất có
tính vạch ra ở các thời điểm, mà chỉ là sự phát triển cục bộ, kế tiếp xen kẽ. Ở
Ấn độ, cũng như Trung quốc các trường phái có từ thời cổ đại vẫn giữ
nguyên tên gọi cho tới ngày nay (từ thế kỷ VIII – V trước công nguyên đến
thế kỷ 19). Nội dung có phát triển nhưng chỉ là sự phát triển cục bộ, thêm
bớt hay đi sâu vào từng chi tiết.
Sự phân chia trường phái triết học cũng khác: Ở phương Đông đan xen các
trường phái, yếu tố duy vật, duy tâm biện chứng, siêu hình không rõ nét. Sự
phân chia chỉ xét về đại thể, còn đi sâu vào những nội dung cụ thể thường là
có mặt duy tâm có mặt duy vật, sơ kỳ là duy vật, hậu kỳ là nhị nguyên hay
duy tâm, thể hiện rõ thế giới quan thiếu nhất quán, thiếu triệt để của triết học
vì phân kỳ lịch sử trong các xã hội phương Đông cũng không mạch lạc như
phương Tây.
- Sự khác biệt giữa triết học Ấn Độ và Trung Quốc thời cổ trung đại:
Ấn Độ
o Triết học Ấn Độ hầu như là nghiên cứu về tôn giáo. Còn triết học Trung
Quốc nghiên cứu không chỉ là tôn giáo mà còn rất nhiều lĩnh vực, chuyên
ngành của triết học.
o Nếu như triết học Ấn Độ cổ nhấn mạnh vào các học thuyết của trường phái
hay các kinh sách cổ, thay vì nhấn mạnh vào cá nhân các triết gia, đa số họ
khuyết danh hoặc tên tuổi không được lưu truyền lại thì ở Trung Quốc, Triết
học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị-
xã hội.
o Nền triết học ấn Độ biểu hiện ra là một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của
những tư tưởng tôn giáo. Trừ trường phái Lokayata, các trường phái còn lại
đều có sự thống nhất giữa tư tưởng triết học và những tư tưởng tôn giáo.
Trung Quốc
Triết học Trung Quốc nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con
người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc “thiên nhân
hợp nhất”.
Từ thế giới quan triết học “thiên nhân hợp nhất” là cơ sở quyết định nhiều
đặc điểm khác của Triết học Trung Quốc như: lấy con người làm đối tượng
nghiên cứu chủ yếu – tính chất hướng nội; hay như nghiên cứu thế giới cũng
là để làm rõ con người và vấn đề bản thể luận trong Triết học Trung Quốc bị
mờ nhạt.
Ở Trung Quốc những tư tưởng Triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần tuý
mà thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác. Cái nọ lấy cái kia
làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có những Triết
gia với những tác phẩm Triết học độc lập. Và có những thời kỳ người ta đã
lầm tưởng triết học là khoa học của khoa học, Triết học đan xen với chính tr
lý luận. Nói chung thì Triết học thường ẩn dấu đằng sau các khoa học.
Câu 3: Phân tích tư tưởng triết học cơ bản trong học thuyết Âm dương – Ngũ
hành. Ý nghĩa của nó trong lịch sử triết học.
- Tư tưởng triết học cơ bản trong học thuyết Âm dương – Ngũ hành:
Học thuyết Âm dương:
Khởi nguyên của sự hình thành, biến hóa của vạn vật trong đời sống vũ trụ
đều do hai thế lực âm và dương, vừa thống nhất, chi phối và quyết định nhau
Mỗi sự vật, hiện tượng đều là thể thống nhất của âm và dương: trong âm có
dương và trong dương có âm, không có sự vật nào thuần âm hoặc thuần
dương
Âm dương là hai thế lực đối lập nhau nhưng không phải là hủy ủa nhau mà
thống nhất với nhau, là cơ sở tiền đề để từ đó vạn vật sinh thành, biến đổi
Biểu hiện cụ thể của âm dương là c mặt đối lập như: Mặt trời mặt
trăng, sáng tối, dài ngắn, rộng hẹp, nhanh chậm, ng lạnh, quân
tử tiểu nhân, nam nữ, thông minh ngu đần… Trong đó mặt một thuộc
về dương, mặt 2 thuộc vâm.
thể biểu thị mối quan hệ âm –ơng bằng sau đồ sau
[
Phần sáng nhiều gọi thái dương, phần ng ít gọi là thiếu ơng. Phần
tối nhiều gọi là thái âm, phần tối ít gọi thiếu âm. Trong thái dương có thiếu âm
trong thái âm thiếu dương. Âm dương xoay vần, đắp đổi không ngừng,
thiếu ơng trong thái âm phát triển đến ng thì có sự chuyển hoá âm thành
dương ngược lại. Trong mối quan hệ âm dương thì ơng được coi là mặt
năng động, tích cực còn âm là mặt thụ động, tiêu cực. Nhưng không phải hoàn
toàn như vậy phải xem xét chúng trong những mục đích, điều kiện, địa điểm,
thời gian cụ thể để chỉ rai mangnh tích cực hay tiêu cực.
Nguyên lí hoạt động:
Âm Dương tác động ngang nhau sẽ duy trì ở trạng thái cân bằng (trung và
hòa)
Nếu cái này mạnh hơn cái kia và ngược lại sẽ duy trì trạng thái chuyển hóa
“vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”
Ý nghĩa của Âm dương trong lịch sử triết học:
Thể hiện tư tưởng duy vật và biện chứng tự phát của người Trung Quốc thời
cổ đại
Thể hiện những quan điểm duy tâm thần bí về lịch sử xã hội (đem trật tự tự
nhiên gán cho trật tự xã hội)
Với hạn chế đó, học thuyết âm dương được nhiều thế lực cầm quyền trong
các triều đại phong kiến TQ khai thác, sử dụng như một công cụ tinh thần để
củng cố và duy trì địa vị thống trị của mình
Học thuyết Ngũ hành:
Biểu hiện c thể n nữa của âm dương ngũ hành 5 yếu tố vật chất
đầu tiên của vũ trụ: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Mỗi yếu tố tính chất riêng
biệt chẳng hạn: thuỷ (nước) thì lạnh luôn luôn chảy về chỗ thấp; hoả
(lửa) thì nóng và luôn luôn bốc lên cao; mộc (gỗ) tính chất đàn hồi; kim
(kim loại) thì nh chất phụ thuộc; th (đất) thì tiếp nhận hạt giống và
làm mùa. 5 yếu tố này luôn luôn vận động, biến đổi chuyển h không
ngừng. chế của sự chuyển hoá lài này thắng (khắc) i kia gọi quá
trình tương khắc, cái này sinh cái kia gọi là quá tnh tương sinh.
Tất cả vạn vật trong vũ trụ đều do ngũ hành tương tác, kết hợp hoặc tan rã
mà thành hay diệt (bổ sung HT âm dương, nhằm giới thiệu TG hoàn chỉnh)
Các yếu tố của NH không tách rời nhau, luôn ở trạng thái động và chuyển
hóa cho nhau
Quan hệ cơ bản của NG theo quy luật tương sinh, tương khắc, vừa đối lập,
vừa thống nhất. Từ đó vạn vật sinh ra, biến đổi và PT
Nguyên lý hoạt động:
Thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, ho sinh
thổ rồi lại thổ sinh kim.
Thổ khắc thuỷ, thu khắc hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc, mộc
khắc th rồi lại thổ khắc thuỷ. Đây là kết quả của quá trình quan sát
trực quan đúc kết kinh nghiệm đời sống lâu dài của người Trung
Quốc. VD: Th khắc thu đất thấm được nước ngăn chặn dòng
nước, thuỷ khắc hoảớc có thể dập tắt lửa…
Những người theo thuyết N hành ng 5 yếu tố này để giải thích
nguồn gốc, chủng loại của các hiện tượng tự nhiên.
Ngũ sắc: Vàng (do thsinh ra) trắng (do kim) - đen (do thuỷ) xanh (do
mộc) - đỏ (do hoả).
Ngũ vị: Ngọt (do thổ sinh ra) cay (do kim) mặn (do thuỷ) chua (do
mộc) - đắng (do hoả).
Ngũ tạng: Tỳ vị ( ch, dạ y) phế (phổi) thận can (gan) tâm
(tim).
4 mùa: Xuân (do mộc sinh ra) hạ (do hoả) thu (do kim) - đông (do
thuỷ) - điều hoà 4 mùa (do thổ).
4 phương: Đông (do mộc sinh ra)– Tây (do kim)– Nam (do hoả)– Bắc (do
thuỷ) – ở giữa các phương (do thổ).
Ý nghĩa của Ngũ hành trong lịch sử triết học:
Thể hiện quan điểm duy vật về nguồn gốc hình thành vận động, biến
đổi của van vật
Thừa nhận nh vận động của vật chất, giải thích sự vận động khách
quan của thế giới
Tuy còn chất phác ngây t nhưng c dụng chống lại CNDT về
TN, con người hội
Tóm lại, thuyết âm -ơng, ngũnh đã giải thích nguồn gốc sự vận nh của
thế giới tn lập trường duy vật, mặc đây ch là duy vật ngây thơ, chất phác,
giản đơn, mang tính chất y móc nhưng ý nghĩa thế giới quan quan trọng
chống lại quan điểm duy tâm tôn giáo mục đích luận v t nhiên. là sở
luận quan trọng cho những phát minh đại của khoa học t nhiên như Thiên
văn, Lịch pháp, Y học…Tuy nhiên, khi vận dụng vàoc vấn đề lịch sử hội
thì các nhà triết học đã m mất đi tính duy vật, m nghèo nàn đi tính biện chứng
ban đầu của nó.
Câu 4: Phân tích bối cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại? Nêu nội
dung tư tưởng triết học của một số đại biểu tiêu biểu ở thời kỳ này.
Bối cảnh ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
+ Là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Tư tưởng Hy Lạp
ra đời rất sớm khoảng thế kỷ VII – đầu thế kỷ VI TCN.
+ Hy Lạp cổ đại là vùng lãnh thổ rộng lớn, gồm nhiều thành bang ở phía
nam bán đảo Ban Căng, nhiều đảo trên biển Egiê và vùng Tiểu Á. Thiên
nhiên ưu đãi cho Hy Lạp: khí hậu, đất đai, biển cả và cả lòng nhiệt thành
của con người => Những tài vật vô giá để tư duy phát triển, kinh tế giao
thương buôn bán phát triển. (cũng tiếp thu được nhiều các dòng văn hóa
khác nhau).
+ TK XV – IX TCN, Hy Lạp cổ đại đã chuyển dần sang chế độ CHNL
(chiếm hữu nô lệ). Khoảng TK VII TCN, đồ sắt phát triển đã thúc đẩy các
ngành kinh tế phát triển, hình thành các trung tâm văn hóa lớn: Athène;
Sparte, Thebefs...
- Điều kiện chính trị - xã hội:
+ Do sự phát triển của kinh tế đã dẫn đến sự phân hóa giai cấp sâu sắc.
Với 2 giai cấp chủ yếu: chủ nô và nô lệ (chủ nô sau này có phân thành
chủ nô tiến bộ và chủ nô quý tộc bảo thủ, thậm chí phản động). Đặc biệt
chủ nô không phải lao động chân tay, nên có điều kiện học tập => điều
này hình thành nên tầng lớp tri thức – góp phần hình thành, phát triển tư
tưởng ở Hy Lạp cổ đại.
+ Cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô là điều kiện chính trị xã hội
quan trong dẫn đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng thời kỳ này, đặc
biệt là lĩnh vực triết học (đấu tranh giữa CNDV và CNDT).
+ Hy Lạp cổ đại là đất nước của thần thoại, sử thi, tác phẩm vă học nổi
tiếng..: Iliát và Ôđixê.
Hy Lạp cổ đại còn là quê hương của toán học (Pythagoras; Thales;
Arimedes...) của phong trào Ôlimpic.
=> Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy khoa học, tư tưởng phát triển.
Nhìn chung, chính sự phát triển về kinh tế - chính trị - xã hội đã tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tư tưởng ở Hy Lạp cổ đại.
Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại:
- Thứ nhất, lịch sử hình thành, phát triển tư tưởng triết học ở Hy Lạp cổ
đại là sự kết tinh những gì tinh túy nhất của nhận thức của con người.
Thời kỳ này cùng với triết học các tư tưởng khác như Mỹ học, tôn
giáo...=> là cơ sở để hình thành văn minh Phương Tây hiện đại.
- Thứ hai, Triết học Hy lạp cổ đại là ngọn cờ lý luận của giai cấp chủ nô,
ngay từ đầu đã mang tính giai cấp sâu sắc. Về thực chất, là Thế giới quan,
ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị, là công cụ lý luận để duy trì và
bảo vệ trật tự xã hội đương thời, phục vụ cho giai cấp chủ nô
- Thứ ba, Triết học Hy lạp cổ đại gắn chặt với khoa học tự nhiên, lấy giới
tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu. Do đó nó thuộc loại hình triết học tự
nhiên, các nhà triết học đồng thời là những nhà khoa học (nguyên nhân
do khoa học chưa phân ngành => dẫn đến quan niệm sai lầm triết học là
khoa học của các khoa học). Phép biện chứng tự phát, ngây thơ ra đời và
phát triển là đặc điểm nổi bật của TH Hy Lạp cổ đại.
- Thứ tư, TGQ bao trùm triết học Hy Lạp cổ đại là duy vật vô thần. Triết
học duy tâm và cuộc đấu tranh của nó chống lại triết học duy vật thường
diễn ra, song chủ nghĩa duy vật luôn chiếm ưu thế; nó là vũ khí lý luận
cần cho giai cấp chủ nô chống lại lực lượng chống đối, những điều mê tín
dị đoan và những điều vô lý trong thần thoại.
Một số các triết gia duy vật ở Hy Lạp cổ đại:
- Thales (Talet) (625 TCN – 547 TCN):
+ Talet - Đại biểu sáng lập ra trường phái triết học Milê ở Hy Lạp cổ đại
và là nhà toán học, vật lý học, triết học.
+ Talet khẳng định: Bản nguyên của mọi sự vật , hiện tượng là nước. Mọi
vật đều được sinh ra từ nước và phân hủy lại “biến” thành nước.
+ Nước của Talet không phải là nước thuần túy mà nước “có trí tuệ” có
tính chất thần thánh. Song ông cho rằng mọi vật đều có linh hồn. Điều
này ông khẳng định: do có linh hồn nên nam châm mới có khả năng làm
cho một số vật vận động. => mặc dù thể hiện quan điểm duy vật nhưng
ông chưa hoàn toàn thoát khỏi sự chi phối của thần thoại, tôn giáo
nguyên thủy.
- Hêraclit (530 -479 TCN) – đại biểu vĩ đại của CNDV và PBC trong giai
đoạn đầu của triết học Hy Lạp cổ đại:
+ Ông coi lửa là bản nguyên vật chất và là nguyên tố vật chất đầu tiên
của mọi dạng vật chất. Toàn bộ thế giới hay vũ trụ chẳng qua chỉ là sản
phẩm biến đổi của lửa, "hết thảy mọi sự vật đều chuyển hóa thành lửa,
lửa cũng chuyển hóa thành hết thảy sự vật" . Lửa là vình cửu và có tính
chất thần thánh.
+ Tư tưởng biện chứng còn ngây thơ chất phác nhưng chứa đựng tư
tưởng quý giá về vận động, phát triển không ngừng của sự vật, hiện
tượng: mọi sự vật, hiện tượng đều thay đổi, đều “chảy”
như nước chảy trong dòng sông; cái đói làm cho cái no có giá trị; bệnh tật
làm cho sức khỏe quý hơn...
+ Ngoài ra, ông cũng đã phân biệt được nhận thức cảm tính và nhận thức
lý tính. Khẳng định nhận thức cảm tính không thể đạt được logos (quy
luật của vũ trụ - quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập).
Tiếc thay, ông chưa thấy được MQH giữa nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính.
- Démocrite (khoảng 460 - 370 TCN), đại biểu xuất sắc nhất của CNDV
cổ đại - đứng trên lập trường chủ nô dân chủ tiến bộ bảo vệ chế độ nô lệ:
kêu gọi chủ nô đối xử với nô lệ như các bộ phận trên thân thể con
người=> Triết học của ông có đóng góp vào cuộc đấu tranh chống tôn
giáo và CNDT:
+ Bản thể luận:
Nguyên tử (tồn tại) và khoảng troogn không (không tồn tại) là nguồn gốc
của thế giới. Nhờ có khoảng troogns không mà nguyên tử mới vận động
được.
Nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được (không
màu, không mùi, không âm thanh...) và các nguyên tử khác nhau về hình
thức, về trật tự sắp xếp, sự liên kết các nguyên tử sẽ tạo nên sự vật, khi
nguyên tử tách rời khỏi nhau thì sự vật mất đi.
+ Về nhận thức luận còn đơn giản nhưng thể hiện quan điểm duy vật:
ông phân biệt 2 dạng nhận thức, đó là nhận thức mờ tối – nhận thức
thông qua cảm giác (mang lại hiểu biết bề ngoài của SV) và nhận thức
chân lý – nhận thức thông qua phán đoán logic (mang lại cho sự hiểu biết
về nguyên tử và khoảng không trống rỗng).
Khẳng định: con người có thể xác và linh hồn và cả thể xác, linh hồn
không bất tử. Linh hồn cũng do nguyên tử hình cầu tạo nên.
Một số các triết gia duy tâm ở Hy Lạp cổ đại:
- Platon (427 – 347 TCN):
1. Bản thể luận:
+ Bản nguyên của TG là “ý niệm” (những ý tưởng có trước- TG trừu
tượng bất biến)
+ Linh hồn là bất tử.
2. Nhận thức luận
+ Tuyệt đối hóa NT lý tính (Nhận thức cảm tính chỉ là cái bóng của ý
niệm – không chân thực).
+Nghệ thuật là sự bắt chước của bắt chước. (TP nghệ thuật là cái bóng
của cái bóng).
+ Cái đẹp là đối tượng của nghệ thuật nhưng nó là cái đẹp ý niệm siêu
phàm, bất diệt Thuần túy về mặt tinh thần.
Quan niệm thẩm mĩ học mang màu sắc duy lý.
3. Logic học:
+ Xem xét logic xen kẽ với phép biện chứng duy tâm nhằm đạt tới “ý
niệm”, coi trọng phương pháp diễn dịch.
4. Đạo đức học:
+ Hướng đạo đức vào đời sống của thế giới ý niệm trong sự tha hóa của
nó thành thiện và ác.
+ Đạo đức dân tộc, tôn giáo, phân biệt đẳng cấp.
- Aritxtốt (384 – 322 TCN) là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ
đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế.
- Về bản thể luận: đứng trên lập trường thế giới quan duy tâm khách quan:
xem xét vấn đề bản thể luận bằng học thuyết 4 nguyên nhân – mọi sự vật
hiện tượng đều xp từ 4 nguyên nhân:
1)Nguyên nhân hình thức (hình dạng)
2)Nguyên nhân vật chất
3)Nguyên nhân vận động
4)Nguyên nhân mục đích
- Ông sai lầm khi tuyệt đối hóa nguyên nhân hình dạng – cho nó là bản
chất của SV, quyết định SV. Nguyên nhân vật chất là thụ động, phụ thuộc
=> trong quan hệ giữa hình thức (hình dạng) và vật chất thì hình thức
(hình dạng) là cái quyết định vật chất
- Là người khỏi xướng thuyết địa tâm (cho trái đất là trung tâm của vũ trụ)
- Ông được coi là cha đẻ của logic. Là người đề ra 3 quy luật cơ bản của
logic hình thức: quy luật thống nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật
loại trừa cái thứ ba
- Đề ra phương pháp suy luận ba đoạn, phương pháp diễn dịch, quy nạp để
vận dụng vào nhận thức.
- Về con người ông cho rằng con người gồm thể xác và linh hồn. Linh hồn
của con người có trí tuệ (phủ nhận linh hồn bất tử của Platon)
Câu 5: Phân tích bối cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Tây Âu thời kì trung
cổ? Nêu nội dung tư tưởng triết học của một số đại biểu ở thời kì này.
Bối cảnh ra đời của triết học Tây Âu thời kì trung cổ:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - chính trị - xã hội:
+ Lịch sử của chế độ phong kiến Tây Âu được bắt đầu từ 476, năm 1453
đế chế la mã lụi tàn với việc xác lập đế quốc Constantinople (hay bằng
khởi đầu của thời kỳ phục hưng).
+ Đây là thời kỳ thống trị của XHPK Tây Âu từ TK V – XV (Anh, Pháp,
Đức, Tây Ban Nha...). Nền tảng của xã hội là sản xuất nông nghiệp.
+ Đặc trưng là PK phân quyền (vương quốc nhỏ). Nền kinh tế tự nhiên,
tự cung tự cấp, khép kín khá vững chắc. Người nông nô trong xã hội phụ
thuộc cả về kinh tế, cả về mặt cá nhân vào địa chủ phong kiến. Mâu
thuẫn giữa địa chủ - lãnh chúa và nông dân ngày sâu sắc => Dẫn đến các
cuộc khởi nghĩa của nông dân khắp nơi, đặc biệt từ thế kỷ III trở đi.
+ Chế độ phong kiến ở Tây Âu gắn bó chặt chẽ với giáo hội Kitô giáo.
Nhà nước chưa tách khỏi nhà thờ. Giáo hội Kitô giáo là tổ chức tôn giáo
tập quyền hùng mạnh, có trong tay nhiều đất đai, nông nô và luật lệ riêng
=> Chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.
+ Từ thế kỷ XIII trở đi, giáo hội Kitô còn là chỗ dựa tinh thần và quân sự
cho các cuộc thập tự chinh xâm lược đất đai của một số quốc gia nhỏ ở
Trung Đông và Phương Đông.
+ Cuối thế kỷ XIII trở đi, nền kinh tế tự nhiên đã dần chuyển sang kinh tế
tiền tệ. Dân cư tăng nhanh và nhiều thành phố xuất hiện, các trường đại
học mọc lên như nấm.Tuy nhiên so với chiều dài của thời gian thì thời kỳ
Trung cổ được coi là “đêm dài” của lịch sử Tây Âu.
Có thể thấy, những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội Tây Âu thời kỳ
trung cổ là cơ sở tiền đề dẫn đến sự hình thành, phát triển tư tưởng
triết học, tôn giáo....
Đặc điểm của triết học Tây Âu thời kì trung cổ:
- Thứ nhất, Do điều kiện kinh tế - xã hội quy định mà triết học Tây Âu thời
kỳ Trung cổ yếu là triết học kinh viện(Schola nghĩa là trường học, triết
học trường học) tìm cách đặt cơ sở lý luận cho thế giới quan tôn giáo.
Thực chất, đây là thứ triết học trường học, sách vở, xa rời cuộc sống gắn
liền với niềm tin tôn giáo và quyền uy của nhà thờ.
- Thứ hai, Thời kỳ này diễn ra các cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng:
+ 1: Cuộc đấu tranh giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ. Trong đó, các nhà
triết học kinh viện thường đề cao niềm tin tôn giáo hơn trí tuệ. Ngược lại
các nhà triết học có xu hướng duy vật, khoa học thường đề cao trí tuệ
trong quan hệ với tôn giáo, muốn phủ nhận vai trò của Đức thánh cha
trong giáo lý Cơ đốc giáo.
+ 2: Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực (biểu
hiện đấu tranh giữa CNDV và CNDT). Chủ nghĩa duy thực có khuynh
hướng duy tâm, bảo vệ nhà thờ, tôn giáo. Chủ nghĩa duy danh chống lại
nhà thờ tôn giáo – “chúa trời” chỉ là tên gọi, không có nội dung. Điều này
là cơ sở mầm mống chuẩn bị cho sự ra đời, phát triển tư tưởng thời kỳ
Phục hưng.
- Thứ ba, vấn đề con người trong cách tiếp cận của các nhà tư tưởng không
phải là thước đo của vạn vật, hạnh phúc ở trần gian là khát vọng sống
như thời kỳ cổ đại mà là con người thụ động, trĩu nặng bởi tội tổ tông, ăn
năn sám hối trong kiếp làm người.
Có thể thấy, lịch sử tư tưởng triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ so với
thời kỳ Hy Lạp cổ đại dường như có bước thụt lùi. Nếu ở Hy Lạp cổ
đại, triết học đã được coi là khoa học của các khoa học thì ở thời kỳ
này triết học chỉ được coi là bộ môn của thần học, có nhiệm vụ chứng
minh cho sự tồn tại của chúa trời thượng đế => Các quan điểm, tư
tưởng triết học, nghệ thuật, mỹ học...có nhiệm vụ chứng minh cho sự
tồn tại của chúa trời, của thượng đế.
Nội dung tư tưởng triết học của một số đại biểu ở thời kì này:
- Ôguýtxtanh Avreli (354 – 430) - Triết gia, nhà thần học Kitô giáo, người
Bắc Phi. Còn gọi là Thánh Augustinô:
+ Vấn đề cơ bản trung tâm của Ôguýtxtanh trong triết học là “thượng
đế”. Theo ông, Thượng đế là 1 thực thể tinh thần độc lập và đối lập với tự
nhiên, con người. Giới tự nhiên và con người hoàn toàn phụ thuộc vào
Thượng đế => Rơi vào thuyết định mệnh.
+ Con người theo ông là sự yếu đuối, là thực thể phi lý tính.Bất bình
đẳng trong xã hội là tất yếu.
+ Về MQH giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ, ông khẳng định niềm tin tôn
giáo cao hơn trí tuệ. Kinh thánh là nguồn gốc của mọi tri thức => Nhà
thờ là bậc thang cuối của chân lý.
- Thánh Tôma Aquinô OP (Tômát Đacanh) (1225 -1274) - Tu sĩ linh mục,
tiến sĩ Hội Thánh:
+ Ông khẳng định thần học cao hơn triết học. Thượng đế theo ông là cơ
sở của mọi sự tồn tại. Ông đưa ra 5 luận cứ chứng minh:
1) Sự vật vận động được là do cú hích của thượng đế.
2) Mọi sự vật trong thế giới đều có nguyên nhân của nó và nguyên nhân
đầu tiên là tư thượng đế.
3) SV – HT đều có cái tất nhiên hoặc ngẫu ngiên và tất yếu phải có cái tất
nhiên tuyệt đối để chi phối cái ngẫu nhiên thì đó chính là Thượng đế.
4) Phải có cái hoàn thiện chân thiện mĩ của sự vật và thượng đế là cái
hoàn thiện
5) Trong thế giới cần phải có Thượng đế để lý giải cái hợp lý của giới tự
nhiên.
+ MQH giữa niềm tin và trí tuệ, ông cho rằng niềm tin cao hơn trí tuệ. T
tuệ theo ông có nguồn gốc từ thượng đế.
+ Về xã hội: ông cho rằng trật tự của xã hội ở trần thế là sự phản ánh trật
tự của Thượng đế ở thượng giới => Cả nhà thờ và nhà nước đều là sự sắp
đặt của Thượng đế. Xã hội cần có những người đứng đầu nhà nước là
giới thượng lưu. Xã hội cũng cần có Nhà thờ mang lại niềm vui, chăm lo
đời sống tinh thần cho con người.
Đối lập với quan điểm minh chứng cho sự tồn tại của Thượng đế, còn có
những quan điểm chống lại triết học kinh viện.
- Rôgiê Bêcơn (khoảng 1214-1294) - một trong những người châu Âu đầu
tiên ủng hộ phương pháp khoa học hiện đại:
+ Là người có tư tưởng khoa học đi ngược lại nhà thờ. Ông tìm cách khắc
phục mâu thuần giữa triết học và thần học, giữa niềm tin và tri thức. Ông
cho rằng cả niềm tin và tri thức đều có nguồn gốc từ thượng đế, vì vậy
chúng không mâu thuần với nhau. Nhờ có tri thức mà niềm tin được củng
cố => Dù có quan điểm khoa học nhưng suy cùng thì ông vẫn tìm cách
bảo vệ niềm tin tôn giáo.
+ Về Nhận thức luận: đề cao kinh nghiệm và khoa học thực nghiệm. Vì
theo ông, niềm tin và uy tín tự nó không đầy đủ nếu không dựa vào lập
luận. Song rất tiếc là ông lại chia kinh nghiệm thành kinh nghiệm bên
ngoài và kinh nghiệm bên trong (thuộc về tình cảm con người, giúp con
người nhận thức được các đối tượng tinh thần – đông nhất với linh cảm
của Ooguytxtanh) => Rơi vào duy tâm khi cho rằng kinh nghiệm khởi
nguyên ở thượng đế.
| 1/16

Preview text:

Họ và tên: Nguyễn Công Huy Lớp: TKĐH-K14A
Môn học: Lịch sử Triết học GVHD: Nguyễn Thị Huệ
Ôn tập môn Lịch sử Triết học
Câu 1: Phân tích những tư tưởng Triết học cơ bản của Phật giáo Ấn Độ và ảnh
hưởng của nó ở Việt Nam hiện nay.
-Những tư tưởng Triết học cơ bản của Phật giáo Ấn Độ:
Thế giới quan Phật giáo là một thế giới quan có tính duy vật và vô thần, đồng thời
có chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc.
Tính duy vật và vô thần thể hiện rõ nét nhất ở quan niệm về tính tự thân sinh
thành, biến đổi của vạn vật, không do sự chi phối quyết định của một lực lượng
thần linh hay thượng đế tối cao nào. Trái lại vạn vật đều tuân theo tính tất định và
phổ biến của luật Nhân quả.
Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc luận
chứng về tính chất “vô ngã” và “vô thường” của vạn vật.
Phạm trù “vô ngã” bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vụ trụ vốn không
có tính thường hằng nó chỉ là sự “giả hợp” do sự hội đủ nhân duyên nên thành ra “có” (tồn tại).
Phạm trù “vô thường” gắn liền với phạm trù “vô ngã”. Vô thường nghĩa là vạn
vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: Sinh – Trụ – Dị – Diệt (hay: Sinh – Trụ – Hoại – Không).
Nhân sinh quan Phật giáo là phần trọng tâm của triết học này. Cũng như nhiều
trường phái khác của triết học ấn Độ cổ đại, Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục
tiêu cứu cánh nhân sinh ở sự “giải thoát” (Moksa) khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo
để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvana). Tính quần chúng của luận điểm
nhân sinh Phật giáo thể hiện ở chỗ nêu cao tinh thần “bình đẳng giác ngộ”, tức là
quyền thực hiện sự giải thoát là cho tất cả mọi người mà cao hơn nữa là của mọi “chúng sinh”.
- Ảnh hưởng ở Việt Nam hiện nay:
 Phật giáo Ấn Độ ảnh hưởng tư duy người Việt Nam: Người Việt nảy sinh tư
duy trừu tượng về phồn thực với hình thức ma thuật mô phỏng là một dạng
tôn giáo tín ngưỡng nguyên thuỷ. Các nhà nghiên cứu đã phân tích các hình
vẽ được khắc trên thân trống đồng như cảnh chim bay, cảnh miêu tả các
động vật như trâu, bò để chứng minh cho luận thuyết: Người Việt cổ đã có
quan niệm về vũ trụ quan với 3 thế giới: Trời- Đất- Nước. Điều đó cho thấy,
tư duy của người Việt đã nhận thức được sự vận động vòng tròn để từ đó
làm cơ sở cho việc tiếp nhận dễ dàng thuyết luân hồi của Phật giáo. Phật
giáo Ấn Độ với lý luận Nhân quả, rõ ràng là cao siêu hơn ma thuật nhưng
cũng không phải hoàn toàn xa lạ với người Việt. Tiếp thu Phật giáo Ấn Độ,
tư duy người Việt Nam có thêm một số khái niệm và phạm trù nói nên bản
thể luận là những vấn đề cơ bản của triết học.
 Phật giáo Ấn Độ ảnh hưởng đến một nền kiến trúc chùa, tháp phong phú:
Buổi đầu chùa Việt mô phỏng chùa hang Ấn Độ cho nên hình thành kiến
trúc chuôi vồ rất phổ biến trong các chùa làng. Chùa Ấn Độ là mô hình một
hang đá gồm có tiền đường và một hậu cung đặt biểu tượng Phật và một số
tăng phòng xung quanh. Chuyển sang kiến trúc gỗ thì ngôi nhà ba gian được
nối thêm một chuôi vồ, còn các thiền phòng thành những hành lang và nhà
Tổ. Một số ngôi chùa tiêu biểu ở Hà Nội hiện nay thuộc mô hình này như
chùa Hồng Phúc (chùa Hoè Nhai), chùa Liên Phái. Loại hình kiến trúc tháp
cũng cực kỳ phong phú. Phật tử cũng như ngoại đạo đều biết đến tên tuổi
của chùa Báo Thiên vòi vọi, tháp Sùng Thiện Diên Linh gắn với tấm bia về
múa rối, chùa tháp Chương Sơn với nét kiến trúc đặc trưng của hai tay vịn
vũ nữ tạc theo tư thế tribhanga mang dấu ấn Chăm rõ rệt.
 Đóng góp của Phật giáo Ấn Độ về mặt văn tự: nếu Phật giáo Ấn Độ truyền
đến một khu vực chưa có văn tự Ấn Độ sẽ địa phương hoá sản sinh ra một
văn tự địa phương thuộc hệ văn tự Ấn Độ. Nói một cách cụ thể hơn, Nam
Đại Việt đã thừa hưởng của Bàlamôn giáo loại văn tự mà họ chưa có, nghĩa
là bàlamôn giáo, phật giáo đem đến cho cư dân đó một loại văn tự. Đó là
một cống hiến của Bàlamôn giáo và Phật giáo đối với miền nam nước ta.
Còn Bắc Đại Việt thì người truyền giáo Ấn Độ đã gặp ở đây một văn tự
ngoại quốc nhưng quan phương, cho nên họ dùng loại văn tự đó- văn tự
Hán. Nhưng cũng không phải họ không có cống hiến gì. Có hai cống hiến,
sự truyền bá Phật giáo trong cư dân vốn không phổ biến chữ Hán đã đưa đến
sự hình thành chữ Nôm (bộ chữ người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán) góp
phần tạo nên tiếng Việt sau nay.
Câu 2: Phân tích những điểm của Triết học Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại. So
sánh với triết học Ấn Độ để thấy được sự giống nhau và khác nhau của 2 nền triết học.
- Những đặc điểm của Triết học Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại:
 Nhấn mạnh sự hài hoà giữa tự nhiên với con người, với xã hội.
 Triết học Trung Quốc là triết học chính trị - xã hội, tư tưởng triết học ẩn bên
trong các học thuyết chính trị. Nhà triết học TQ gọi là nhà chính trị, nhà
giáo. Tính chất của nền triết học TQ mang tính “nhập thế”.
 Hướng tư duy của triết học TQ là lối tư duy trực giác – thông qua cảm nhận
và thể nghiệm lâu dài, đi đến giác ngộ. (nhấn mạnh cái tâm là gốc của nhận thức).
 Triết học TQ đều thể hiện tư tưởng biện chứng, ít có nhà triết học nào rơi
vào siêu hình (ADG- Học thuyết biến dịch). Song biện chứng trong triết học
Trung Quốc có tính phản phục, vòng tròn, tuần hoàn.
 Con người là xuất phát điểm,là trung tâm. Tuy nhiên, con người không được
chú trọng trên tất cả các mặt mà chỉ chú ý trên khía cạnh luân lý đạo đức.
 Triết học TQ đều thể hiện tư tưởng biện chứng, ít có nhà triết học nào rơi
vào siêu hình (ADG- Học thuyết biến dịch). Song biện chứng trong triết học
Trung Quốc có tính phản phục, vòng tròn, tuần hoàn
 Vấn đề cơ bản trong triết học Trung Quốc cũng có nhưng khá mờ nhạt, nó
biểu hiện qua mối quan hệ giữa hình - thần (thời Chiến quốc), tâm - vật
(Phật giáo), lý - khí (thời Tống). Yếu tố DV và DT, hữu thần và vô thần thường đan xen nhau.
- Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ và Trung Quốc thời cổ trung đại:
 Đều là triết học phương đông. Triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống
nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ với công thức thiên địa
nhân là một nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”. Ở Phương Đông người ta đặt
trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ người với người và đời sống tâm linh, ít
quan tâm đến mặt sinh vật của con người, chỉ nghiên cứu mặt đạo đức thiện
hay ác theo lập trường của giai cấp trống trị cho nên nghiên cưú con người
không phải là để giải phóng con người mà là để cai trị con người, không
thấy quan hệ giữa người với người trong lao động sản xuất.
 Ở phương Đông những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần tuý
mà thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác. Cái nọ lấy cái kia
làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có những triết gia
với những tác phẩm triết học độc lập. Và có những thời kỳ người ta đã lầm
tưởng triết học là khoa học của khoa học như triết học Trung hoa đan xen
với chính trị lý luận, còn triết học Ấn độ lại đan xen tôn giáo với nghệ thuật.
 Lịch sử triết học phương Đông ít thấy có những bước nhảy vọt về chất có
tính vạch ra ở các thời điểm, mà chỉ là sự phát triển cục bộ, kế tiếp xen kẽ. Ở
Ấn độ, cũng như Trung quốc các trường phái có từ thời cổ đại vẫn giữ
nguyên tên gọi cho tới ngày nay (từ thế kỷ VIII – V trước công nguyên đến
thế kỷ 19). Nội dung có phát triển nhưng chỉ là sự phát triển cục bộ, thêm
bớt hay đi sâu vào từng chi tiết.
 Sự phân chia trường phái triết học cũng khác: Ở phương Đông đan xen các
trường phái, yếu tố duy vật, duy tâm biện chứng, siêu hình không rõ nét. Sự
phân chia chỉ xét về đại thể, còn đi sâu vào những nội dung cụ thể thường là
có mặt duy tâm có mặt duy vật, sơ kỳ là duy vật, hậu kỳ là nhị nguyên hay
duy tâm, thể hiện rõ thế giới quan thiếu nhất quán, thiếu triệt để của triết học
vì phân kỳ lịch sử trong các xã hội phương Đông cũng không mạch lạc như phương Tây.
- Sự khác biệt giữa triết học Ấn Độ và Trung Quốc thời cổ trung đại: Ấn Độ o
Triết học Ấn Độ hầu như là nghiên cứu về tôn giáo. Còn triết học Trung
Quốc nghiên cứu không chỉ là tôn giáo mà còn rất nhiều lĩnh vực, chuyên ngành của triết học. o
Nếu như triết học Ấn Độ cổ nhấn mạnh vào các học thuyết của trường phái
hay các kinh sách cổ, thay vì nhấn mạnh vào cá nhân các triết gia, đa số họ
khuyết danh hoặc tên tuổi không được lưu truyền lại thì ở Trung Quốc, Triết
học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị- xã hội. o
Nền triết học ấn Độ biểu hiện ra là một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của
những tư tưởng tôn giáo. Trừ trường phái Lokayata, các trường phái còn lại
đều có sự thống nhất giữa tư tưởng triết học và những tư tưởng tôn giáo. Trung Quốc
 Triết học Trung Quốc nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con
người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”.
 Từ thế giới quan triết học “thiên nhân hợp nhất” là cơ sở quyết định nhiều
đặc điểm khác của Triết học Trung Quốc như: lấy con người làm đối tượng
nghiên cứu chủ yếu – tính chất hướng nội; hay như nghiên cứu thế giới cũng
là để làm rõ con người và vấn đề bản thể luận trong Triết học Trung Quốc bị mờ nhạt.
 Ở Trung Quốc những tư tưởng Triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần tuý
mà thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác. Cái nọ lấy cái kia
làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có những Triết
gia với những tác phẩm Triết học độc lập. Và có những thời kỳ người ta đã
lầm tưởng triết học là khoa học của khoa học, Triết học đan xen với chính trị
lý luận. Nói chung thì Triết học thường ẩn dấu đằng sau các khoa học.
Câu 3: Phân tích tư tưởng triết học cơ bản trong học thuyết Âm dương – Ngũ
hành. Ý nghĩa của nó trong lịch sử triết học.
- Tư tưởng triết học cơ bản trong học thuyết Âm dương – Ngũ hành:
Học thuyết Âm dương:
 Khởi nguyên của sự hình thành, biến hóa của vạn vật trong đời sống vũ trụ
đều do hai thế lực âm và dương, vừa thống nhất, chi phối và quyết định nhau
 Mỗi sự vật, hiện tượng đều là thể thống nhất của âm và dương: trong âm có
dương và trong dương có âm, không có sự vật nào thuần âm hoặc thuần dương
 Âm dương là hai thế lực đối lập nhau nhưng không phải là hủy ủa nhau mà
thống nhất với nhau, là cơ sở tiền đề để từ đó vạn vật sinh thành, biến đổi
 Biểu hiện cụ thể của âm – dương là các mặt đối lập như: Mặt trời – mặt
trăng, sáng – tối, dài – ngắn, rộng – hẹp, nhanh – chậm, nóng – lạnh, quân
tử – tiểu nhân, nam – nữ, thông minh – ngu đần… Trong đó mặt một thuộc
về dương, mặt 2 thuộc về âm.
Có thể biểu thị mối quan hệ âm – dương bằng sau đồ sau [
Phần sáng nhiều gọi là thái dương, phần sáng ít gọi là thiếu dương. Phần
tối nhiều gọi là thái âm, phần tối ít gọi là thiếu âm. Trong thái dương có thiếu âm
và trong thái âm có thiếu dương. Âm – dương xoay vần, đắp đổi không ngừng,
thiếu dương trong thái âm phát triển đến cùng thì có sự chuyển hoá âm thành
dương và ngược lại. Trong mối quan hệ âm – dương thì dương được coi là mặt
năng động, tích cực còn âm là mặt thụ động, tiêu cực. Nhưng không phải hoàn
toàn như vậy mà phải xem xét chúng trong những mục đích, điều kiện, địa điểm,
thời gian cụ thể để chỉ ra cái gì mang tính tích cực hay tiêu cực. Nguyên lí hoạt động:
 Âm Dương tác động ngang nhau sẽ duy trì ở trạng thái cân bằng (trung và hòa)
 Nếu cái này mạnh hơn cái kia và ngược lại sẽ duy trì trạng thái chuyển hóa
“vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”
Ý nghĩa của Âm dương trong lịch sử triết học:
 Thể hiện tư tưởng duy vật và biện chứng tự phát của người Trung Quốc thời cổ đại
 Thể hiện những quan điểm duy tâm thần bí về lịch sử xã hội (đem trật tự tự
nhiên gán cho trật tự xã hội)
 Với hạn chế đó, học thuyết âm dương được nhiều thế lực cầm quyền trong
các triều đại phong kiến TQ khai thác, sử dụng như một công cụ tinh thần để
củng cố và duy trì địa vị thống trị của mình
Học thuyết Ngũ hành:
 Biểu hiện cụ thể hơn nữa của âm – dương là ngũ hành – 5 yếu tố vật chất
đầu tiên của vũ trụ: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Mỗi yếu tố có tính chất riêng
biệt chẳng hạn: thuỷ (nước) thì lạnh và luôn luôn chảy về chỗ thấp; hoả
(lửa) thì nóng và luôn luôn bốc lên cao; mộc (gỗ) có tính chất đàn hồi; kim
(kim loại) thì có tính chất phụ thuộc; thổ (đất) thì tiếp nhận hạt giống và
làm mùa. 5 yếu tố này luôn luôn vận động, biến đổi và chuyển hoá không
ngừng. Cơ chế của sự chuyển hoá là cái này thắng (khắc) cái kia gọi là quá
trình tương khắc, cái này sinh cái kia gọi là quá trình tương sinh.
 Tất cả vạn vật trong vũ trụ đều do ngũ hành tương tác, kết hợp hoặc tan rã
mà thành hay diệt (bổ sung HT âm dương, nhằm giới thiệu TG hoàn chỉnh)
 Các yếu tố của NH không tách rời nhau, luôn ở trạng thái động và chuyển hóa cho nhau
 Quan hệ cơ bản của NG theo quy luật tương sinh, tương khắc, vừa đối lập,
vừa thống nhất. Từ đó vạn vật sinh ra, biến đổi và PT Nguyên lý hoạt động:
 Thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh
thổ rồi lại thổ sinh kim.
 Thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc, mộc
khắc thổ rồi lại thổ khắc thuỷ. Đây là kết quả của quá trình quan sát
trực quan và đúc kết kinh nghiệm đời sống lâu dài của người Trung
Quốc. VD: Thổ khắc thuỷ vì đất thấm được nước và ngăn chặn dòng
nước, thuỷ khắc hoả vì nước có thể dập tắt lửa…
 Những người theo thuyết Ngũ hành dùng 5 yếu tố này để giải thích
nguồn gốc, chủng loại của các hiện tượng tự nhiên.
Ngũ sắc: Vàng (do thổ sinh ra) – trắng (do kim) - đen (do thuỷ) – xanh (do mộc) - đỏ (do hoả).
Ngũ vị: Ngọt (do thổ sinh ra) – cay (do kim) – mặn (do thuỷ) – chua (do mộc) - đắng (do hoả).
Ngũ tạng: Tỳ vị (lá lách, dạ dày) – phế (phổi) – thận – can (gan) – tâm (tim).
4 mùa: Xuân (do mộc sinh ra) – hạ (do hoả) – thu (do kim) - đông (do
thuỷ) - điều hoà 4 mùa (do thổ).
4 phương: Đông (do mộc sinh ra)– Tây (do kim)– Nam (do hoả)– Bắc (do
thuỷ) – ở giữa các phương (do thổ).
Ý nghĩa của Ngũ hành trong lịch sử triết học:
 Thể hiện quan điểm duy vật về nguồn gốc hình thành vận động, biến đổi của van vật
 Thừa nhận tính vận động của vật chất, giải thích sự vận động khách quan của thế giới
 Tuy còn chất phác ngây thơ nhưng có tác dụng chống lại CNDT về TN, con người và xã hội
Tóm lại, thuyết âm - dương, ngũ hành đã giải thích nguồn gốc và sự vận hành của
thế giới trên lập trường duy vật, mặc dù đây chỉ là duy vật ngây thơ, chất phác,
giản đơn, mang tính chất máy móc nhưng nó có ý nghĩa thế giới quan quan trọng
chống lại quan điểm duy tâm tôn giáo và mục đích luận về tự nhiên. Nó là cơ sở
lý luận quan trọng cho những phát minh vĩ đại của khoa học tự nhiên như Thiên
văn, Lịch pháp, Y học…Tuy nhiên, khi vận dụng nó vào các vấn đề lịch sử xã hội
thì các nhà triết học đã làm mất đi tính duy vật, làm nghèo nàn đi tính biện chứng ban đầu của nó.
Câu 4: Phân tích bối cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại? Nêu nội
dung tư tưởng triết học của một số đại biểu tiêu biểu ở thời kỳ này.
 Bối cảnh ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
+ Là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Tư tưởng Hy Lạp
ra đời rất sớm khoảng thế kỷ VII – đầu thế kỷ VI TCN.
+ Hy Lạp cổ đại là vùng lãnh thổ rộng lớn, gồm nhiều thành bang ở phía
nam bán đảo Ban Căng, nhiều đảo trên biển Egiê và vùng Tiểu Á. Thiên
nhiên ưu đãi cho Hy Lạp: khí hậu, đất đai, biển cả và cả lòng nhiệt thành
của con người => Những tài vật vô giá để tư duy phát triển, kinh tế giao
thương buôn bán phát triển. (cũng tiếp thu được nhiều các dòng văn hóa khác nhau).
+ TK XV – IX TCN, Hy Lạp cổ đại đã chuyển dần sang chế độ CHNL
(chiếm hữu nô lệ). Khoảng TK VII TCN, đồ sắt phát triển đã thúc đẩy các
ngành kinh tế phát triển, hình thành các trung tâm văn hóa lớn: Athène; Sparte, Thebefs...
- Điều kiện chính trị - xã hội:
+ Do sự phát triển của kinh tế đã dẫn đến sự phân hóa giai cấp sâu sắc.
Với 2 giai cấp chủ yếu: chủ nô và nô lệ (chủ nô sau này có phân thành
chủ nô tiến bộ và chủ nô quý tộc bảo thủ, thậm chí phản động). Đặc biệt
chủ nô không phải lao động chân tay, nên có điều kiện học tập => điều
này hình thành nên tầng lớp tri thức – góp phần hình thành, phát triển tư
tưởng ở Hy Lạp cổ đại.
+ Cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô là điều kiện chính trị xã hội
quan trong dẫn đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng thời kỳ này, đặc
biệt là lĩnh vực triết học (đấu tranh giữa CNDV và CNDT).
+ Hy Lạp cổ đại là đất nước của thần thoại, sử thi, tác phẩm vă học nổi
tiếng..: Iliát và Ôđixê.
Hy Lạp cổ đại còn là quê hương của toán học (Pythagoras; Thales;
Arimedes...) của phong trào Ôlimpic.
=> Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy khoa học, tư tưởng phát triển.
 Nhìn chung, chính sự phát triển về kinh tế - chính trị - xã hội đã tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tư tưởng ở Hy Lạp cổ đại.
 Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại:
- Thứ nhất, lịch sử hình thành, phát triển tư tưởng triết học ở Hy Lạp cổ
đại là sự kết tinh những gì tinh túy nhất của nhận thức của con người.
Thời kỳ này cùng với triết học các tư tưởng khác như Mỹ học, tôn
giáo...=> là cơ sở để hình thành văn minh Phương Tây hiện đại.
- Thứ hai, Triết học Hy lạp cổ đại là ngọn cờ lý luận của giai cấp chủ nô,
ngay từ đầu đã mang tính giai cấp sâu sắc. Về thực chất, là Thế giới quan,
ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị, là công cụ lý luận để duy trì và
bảo vệ trật tự xã hội đương thời, phục vụ cho giai cấp chủ nô
- Thứ ba, Triết học Hy lạp cổ đại gắn chặt với khoa học tự nhiên, lấy giới
tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu. Do đó nó thuộc loại hình triết học tự
nhiên, các nhà triết học đồng thời là những nhà khoa học (nguyên nhân
do khoa học chưa phân ngành => dẫn đến quan niệm sai lầm triết học là
khoa học của các khoa học). Phép biện chứng tự phát, ngây thơ ra đời và
phát triển là đặc điểm nổi bật của TH Hy Lạp cổ đại.
- Thứ tư, TGQ bao trùm triết học Hy Lạp cổ đại là duy vật vô thần. Triết
học duy tâm và cuộc đấu tranh của nó chống lại triết học duy vật thường
diễn ra, song chủ nghĩa duy vật luôn chiếm ưu thế; nó là vũ khí lý luận
cần cho giai cấp chủ nô chống lại lực lượng chống đối, những điều mê tín
dị đoan và những điều vô lý trong thần thoại.
 Một số các triết gia duy vật ở Hy Lạp cổ đại: -
Thales (Talet) (625 TCN – 547 TCN):
+ Talet - Đại biểu sáng lập ra trường phái triết học Milê ở Hy Lạp cổ đại
và là nhà toán học, vật lý học, triết học.
+ Talet khẳng định: Bản nguyên của mọi sự vật , hiện tượng là nước. Mọi
vật đều được sinh ra từ nước và phân hủy lại “biến” thành nước.
+ Nước của Talet không phải là nước thuần túy mà nước “có trí tuệ” có
tính chất thần thánh. Song ông cho rằng mọi vật đều có linh hồn. Điều
này ông khẳng định: do có linh hồn nên nam châm mới có khả năng làm
cho một số vật vận động. => mặc dù thể hiện quan điểm duy vật nhưng
ông chưa hoàn toàn thoát khỏi sự chi phối của thần thoại, tôn giáo nguyên thủy.
- Hêraclit (530 -479 TCN) – đại biểu vĩ đại của CNDV và PBC trong giai
đoạn đầu của triết học Hy Lạp cổ đại:
+ Ông coi lửa là bản nguyên vật chất và là nguyên tố vật chất đầu tiên
của mọi dạng vật chất. Toàn bộ thế giới hay vũ trụ chẳng qua chỉ là sản
phẩm biến đổi của lửa, "hết thảy mọi sự vật đều chuyển hóa thành lửa,
lửa cũng chuyển hóa thành hết thảy sự vật" . Lửa là vình cửu và có tính chất thần thánh.
+ Tư tưởng biện chứng còn ngây thơ chất phác nhưng chứa đựng tư
tưởng quý giá về vận động, phát triển không ngừng của sự vật, hiện
tượng: mọi sự vật, hiện tượng đều thay đổi, đều “chảy”
như nước chảy trong dòng sông; cái đói làm cho cái no có giá trị; bệnh tật
làm cho sức khỏe quý hơn...
+ Ngoài ra, ông cũng đã phân biệt được nhận thức cảm tính và nhận thức
lý tính. Khẳng định nhận thức cảm tính không thể đạt được logos (quy
luật của vũ trụ - quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập).
Tiếc thay, ông chưa thấy được MQH giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
- Démocrite (khoảng 460 - 370 TCN), đại biểu xuất sắc nhất của CNDV
cổ đại - đứng trên lập trường chủ nô dân chủ tiến bộ bảo vệ chế độ nô lệ:
kêu gọi chủ nô đối xử với nô lệ như các bộ phận trên thân thể con
người=> Triết học của ông có đóng góp vào cuộc đấu tranh chống tôn giáo và CNDT: + Bản thể luận:
Nguyên tử (tồn tại) và khoảng troogn không (không tồn tại) là nguồn gốc
của thế giới. Nhờ có khoảng troogns không mà nguyên tử mới vận động được.
Nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được (không
màu, không mùi, không âm thanh...) và các nguyên tử khác nhau về hình
thức, về trật tự sắp xếp, sự liên kết các nguyên tử sẽ tạo nên sự vật, khi
nguyên tử tách rời khỏi nhau thì sự vật mất đi.
+ Về nhận thức luận còn đơn giản nhưng thể hiện quan điểm duy vật:
ông phân biệt 2 dạng nhận thức, đó là nhận thức mờ tối – nhận thức
thông qua cảm giác (mang lại hiểu biết bề ngoài của SV) và nhận thức
chân lý – nhận thức thông qua phán đoán logic (mang lại cho sự hiểu biết
về nguyên tử và khoảng không trống rỗng).
 Khẳng định: con người có thể xác và linh hồn và cả thể xác, linh hồn
không bất tử. Linh hồn cũng do nguyên tử hình cầu tạo nên.
 Một số các triết gia duy tâm ở Hy Lạp cổ đại: -
Platon (427 – 347 TCN): 1. Bản thể luận:
+ Bản nguyên của TG là “ý niệm” (những ý tưởng có trước- TG trừu tượng bất biến) + Linh hồn là bất tử. 2. Nhận thức luận
+ Tuyệt đối hóa NT lý tính (Nhận thức cảm tính chỉ là cái bóng của ý
niệm – không chân thực).
+Nghệ thuật là sự bắt chước của bắt chước. (TP nghệ thuật là cái bóng của cái bóng).
+ Cái đẹp là đối tượng của nghệ thuật nhưng nó là cái đẹp ý niệm siêu
phàm, bất diệt Thuần túy về mặt tinh thần.
 Quan niệm thẩm mĩ học mang màu sắc duy lý. 3. Logic học:
+ Xem xét logic xen kẽ với phép biện chứng duy tâm nhằm đạt tới “ý
niệm”, coi trọng phương pháp diễn dịch. 4. Đạo đức học:
+ Hướng đạo đức vào đời sống của thế giới ý niệm trong sự tha hóa của nó thành thiện và ác.
+ Đạo đức dân tộc, tôn giáo, phân biệt đẳng cấp.
- Aritxtốt (384 – 322 TCN) là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ
đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế.
- Về bản thể luận: đứng trên lập trường thế giới quan duy tâm khách quan:
xem xét vấn đề bản thể luận bằng học thuyết 4 nguyên nhân – mọi sự vật
hiện tượng đều xp từ 4 nguyên nhân:
1)Nguyên nhân hình thức (hình dạng) 2)Nguyên nhân vật chất 3)Nguyên nhân vận động 4)Nguyên nhân mục đích
- Ông sai lầm khi tuyệt đối hóa nguyên nhân hình dạng – cho nó là bản
chất của SV, quyết định SV. Nguyên nhân vật chất là thụ động, phụ thuộc
=> trong quan hệ giữa hình thức (hình dạng) và vật chất thì hình thức
(hình dạng) là cái quyết định vật chất
- Là người khỏi xướng thuyết địa tâm (cho trái đất là trung tâm của vũ trụ)
- Ông được coi là cha đẻ của logic. Là người đề ra 3 quy luật cơ bản của
logic hình thức: quy luật thống nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật loại trừa cái thứ ba
- Đề ra phương pháp suy luận ba đoạn, phương pháp diễn dịch, quy nạp để
vận dụng vào nhận thức.
- Về con người ông cho rằng con người gồm thể xác và linh hồn. Linh hồn
của con người có trí tuệ (phủ nhận linh hồn bất tử của Platon)
Câu 5: Phân tích bối cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Tây Âu thời kì trung
cổ? Nêu nội dung tư tưởng triết học của một số đại biểu ở thời kì này.
 Bối cảnh ra đời của triết học Tây Âu thời kì trung cổ:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - chính trị - xã hội:
+ Lịch sử của chế độ phong kiến Tây Âu được bắt đầu từ 476, năm 1453
đế chế la mã lụi tàn với việc xác lập đế quốc Constantinople (hay bằng
khởi đầu của thời kỳ phục hưng).
+ Đây là thời kỳ thống trị của XHPK Tây Âu từ TK V – XV (Anh, Pháp,
Đức, Tây Ban Nha...). Nền tảng của xã hội là sản xuất nông nghiệp.
+ Đặc trưng là PK phân quyền (vương quốc nhỏ). Nền kinh tế tự nhiên,
tự cung tự cấp, khép kín khá vững chắc. Người nông nô trong xã hội phụ
thuộc cả về kinh tế, cả về mặt cá nhân vào địa chủ phong kiến. Mâu
thuẫn giữa địa chủ - lãnh chúa và nông dân ngày sâu sắc => Dẫn đến các
cuộc khởi nghĩa của nông dân khắp nơi, đặc biệt từ thế kỷ III trở đi.
+ Chế độ phong kiến ở Tây Âu gắn bó chặt chẽ với giáo hội Kitô giáo.
Nhà nước chưa tách khỏi nhà thờ. Giáo hội Kitô giáo là tổ chức tôn giáo
tập quyền hùng mạnh, có trong tay nhiều đất đai, nông nô và luật lệ riêng
=> Chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.
+ Từ thế kỷ XIII trở đi, giáo hội Kitô còn là chỗ dựa tinh thần và quân sự
cho các cuộc thập tự chinh xâm lược đất đai của một số quốc gia nhỏ ở
Trung Đông và Phương Đông.
+ Cuối thế kỷ XIII trở đi, nền kinh tế tự nhiên đã dần chuyển sang kinh tế
tiền tệ. Dân cư tăng nhanh và nhiều thành phố xuất hiện, các trường đại
học mọc lên như nấm.Tuy nhiên so với chiều dài của thời gian thì thời kỳ
Trung cổ được coi là “đêm dài” của lịch sử Tây Âu.
 Có thể thấy, những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội Tây Âu thời kỳ
trung cổ là cơ sở tiền đề dẫn đến sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học, tôn giáo....
 Đặc điểm của triết học Tây Âu thời kì trung cổ:
- Thứ nhất, Do điều kiện kinh tế - xã hội quy định mà triết học Tây Âu thời
kỳ Trung cổ yếu là triết học kinh viện(Schola nghĩa là trường học, triết
học trường học) tìm cách đặt cơ sở lý luận cho thế giới quan tôn giáo.
Thực chất, đây là thứ triết học trường học, sách vở, xa rời cuộc sống gắn
liền với niềm tin tôn giáo và quyền uy của nhà thờ.
- Thứ hai, Thời kỳ này diễn ra các cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng:
+ 1: Cuộc đấu tranh giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ. Trong đó, các nhà
triết học kinh viện thường đề cao niềm tin tôn giáo hơn trí tuệ. Ngược lại
các nhà triết học có xu hướng duy vật, khoa học thường đề cao trí tuệ
trong quan hệ với tôn giáo, muốn phủ nhận vai trò của Đức thánh cha
trong giáo lý Cơ đốc giáo.
+ 2: Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực (biểu
hiện đấu tranh giữa CNDV và CNDT). Chủ nghĩa duy thực có khuynh
hướng duy tâm, bảo vệ nhà thờ, tôn giáo. Chủ nghĩa duy danh chống lại
nhà thờ tôn giáo – “chúa trời” chỉ là tên gọi, không có nội dung. Điều này
là cơ sở mầm mống chuẩn bị cho sự ra đời, phát triển tư tưởng thời kỳ Phục hưng.
- Thứ ba, vấn đề con người trong cách tiếp cận của các nhà tư tưởng không
phải là thước đo của vạn vật, hạnh phúc ở trần gian là khát vọng sống
như thời kỳ cổ đại mà là con người thụ động, trĩu nặng bởi tội tổ tông, ăn
năn sám hối trong kiếp làm người.
 Có thể thấy, lịch sử tư tưởng triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ so với
thời kỳ Hy Lạp cổ đại dường như có bước thụt lùi. Nếu ở Hy Lạp cổ
đại, triết học đã được coi là khoa học của các khoa học thì ở thời kỳ
này triết học chỉ được coi là bộ môn của thần học, có nhiệm vụ chứng
minh cho sự tồn tại của chúa trời thượng đế => Các quan điểm, tư
tưởng triết học, nghệ thuật, mỹ học...có nhiệm vụ chứng minh cho sự
tồn tại của chúa trời, của thượng đế.
 Nội dung tư tưởng triết học của một số đại biểu ở thời kì này:
- Ôguýtxtanh Avreli (354 – 430) - Triết gia, nhà thần học Kitô giáo, người
Bắc Phi. Còn gọi là Thánh Augustinô:
+ Vấn đề cơ bản trung tâm của Ôguýtxtanh trong triết học là “thượng
đế”. Theo ông, Thượng đế là 1 thực thể tinh thần độc lập và đối lập với tự
nhiên, con người. Giới tự nhiên và con người hoàn toàn phụ thuộc vào
Thượng đế => Rơi vào thuyết định mệnh.
+ Con người theo ông là sự yếu đuối, là thực thể phi lý tính.Bất bình
đẳng trong xã hội là tất yếu.
+ Về MQH giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ, ông khẳng định niềm tin tôn
giáo cao hơn trí tuệ. Kinh thánh là nguồn gốc của mọi tri thức => Nhà
thờ là bậc thang cuối của chân lý.
- Thánh Tôma Aquinô OP (Tômát Đacanh) (1225 -1274) - Tu sĩ linh mục, tiến sĩ Hội Thánh:
+ Ông khẳng định thần học cao hơn triết học. Thượng đế theo ông là cơ
sở của mọi sự tồn tại. Ông đưa ra 5 luận cứ chứng minh:
1) Sự vật vận động được là do cú hích của thượng đế.
2) Mọi sự vật trong thế giới đều có nguyên nhân của nó và nguyên nhân
đầu tiên là tư thượng đế.
3) SV – HT đều có cái tất nhiên hoặc ngẫu ngiên và tất yếu phải có cái tất
nhiên tuyệt đối để chi phối cái ngẫu nhiên thì đó chính là Thượng đế.
4) Phải có cái hoàn thiện chân thiện mĩ của sự vật và thượng đế là cái hoàn thiện
5) Trong thế giới cần phải có Thượng đế để lý giải cái hợp lý của giới tự nhiên.
+ MQH giữa niềm tin và trí tuệ, ông cho rằng niềm tin cao hơn trí tuệ. Trí
tuệ theo ông có nguồn gốc từ thượng đế.
+ Về xã hội: ông cho rằng trật tự của xã hội ở trần thế là sự phản ánh trật
tự của Thượng đế ở thượng giới => Cả nhà thờ và nhà nước đều là sự sắp
đặt của Thượng đế. Xã hội cần có những người đứng đầu nhà nước là
giới thượng lưu. Xã hội cũng cần có Nhà thờ mang lại niềm vui, chăm lo
đời sống tinh thần cho con người.
Đối lập với quan điểm minh chứng cho sự tồn tại của Thượng đế, còn có
những quan điểm chống lại triết học kinh viện.
- Rôgiê Bêcơn (khoảng 1214-1294) - một trong những người châu Âu đầu
tiên ủng hộ phương pháp khoa học hiện đại:
+ Là người có tư tưởng khoa học đi ngược lại nhà thờ. Ông tìm cách khắc
phục mâu thuần giữa triết học và thần học, giữa niềm tin và tri thức. Ông
cho rằng cả niềm tin và tri thức đều có nguồn gốc từ thượng đế, vì vậy
chúng không mâu thuần với nhau. Nhờ có tri thức mà niềm tin được củng
cố => Dù có quan điểm khoa học nhưng suy cùng thì ông vẫn tìm cách
bảo vệ niềm tin tôn giáo.
+ Về Nhận thức luận: đề cao kinh nghiệm và khoa học thực nghiệm. Vì
theo ông, niềm tin và uy tín tự nó không đầy đủ nếu không dựa vào lập
luận. Song rất tiếc là ông lại chia kinh nghiệm thành kinh nghiệm bên
ngoài và kinh nghiệm bên trong (thuộc về tình cảm con người, giúp con
người nhận thức được các đối tượng tinh thần – đông nhất với linh cảm
của Ooguytxtanh) => Rơi vào duy tâm khi cho rằng kinh nghiệm khởi nguyên ở thượng đế.