Đề cương ôn tập môn Luật cạnh tranh có bài tập và lời giải
Đề cương ôn tập môn Luật cạnh tranh có bài tập và lời giải của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 36477832 Contents I.
NHÓM CÂU HỎI 1:................................................................................................................................................3
CÂU 1:Khái niệm thị phần, thị phần kết hợp, thị trường liên quan, thị trường sản phẩm liên quan, thị trường địa lý liên
quan, tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, hành vi hạn chế cạnh
tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh......................................................................................................................3
CÂU 2:Khái niệm, đặc điểm, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh.............................................7
CÂU 3.Khái niệm sức mạnh thị trường, ý nghĩa của việc xác định sức mạnh thị trường và các tiêu chí để xác định sức
mạnh thị trường................................................................................................................................................................9
CÂU 4. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH: PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HÀNH VI HẠN
CHẾ CẠNH TRANH, CÁC HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH BỊ CẤM, THỦ TỤC MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI
HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH BỊ CẤM?..........................................................................................................10
CÂU 5.1. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH: PHÂN BIỆT CÁC LOẠI
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH, CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH BỊ
CẤM...............................................................................................................................................................................16
CÂU 5.2 XÁC ĐỊNH BỘ MÁY THỰC THI CẠNH TRANH, PHÂN BIỆT CÁC CƠ QUAN: HỘI ĐỒNG CẠNH
TRANH, CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH, THẨM QUYỀN CỦA CÁC CƠ QUAN, TRÌNH TỰ THỦ TỤC
TỐ TỤNG CẠNH TRANH............................................................................................................................................39
CÂU 6. CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH, THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH.......................................................................................................................................45
CÂU 7. Khái niệm, đặc điểm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, nội dung cơ bản của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?...............................................................................46
CÂU 8. Khái niệm người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh, bên thứ ba theo qui định của Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng; Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể theo qui định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng; Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?.....................................................................................................47
CÂU 9.Khái niệm, đặc điểm Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung?..............................................................47 II.
NHÓM CÂU HỎI 2:..............................................................................................................................................48
Câu 1: Phân tích các đặc điểm của các loại hành vi hạn chế cạnh tranh và đặc điểm của các dạng hành vi hạn chế cạnh
tranh, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi tập trung kinh tế?..............................................................48
Câu 2: Phân tích phương thức điều chỉnh của pháp luật đối với từng loại hành vi hạn chế cạnh tranh?.........................50
Câu 3: Phân tích đặc điểm của từng hành vi cạnh tranh ko lành mạnh?.........................................................................51
Câu 4: Phân tích phương pháp điều chỉnh của pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh..........................52
Câu 5: Nhận xét về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc cạnh tranh và so sánh giữa trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc
liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết.......................................53
Câu 6. Phân tích các hình thức xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh và thẩm quyền xử lý các vi phạm này, chú ý sự khác
biệt giữa việc xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh...............................................56
Câu 7: Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và khiếu kiện quyết định giải quyết quyết định xử lý vụ việc cạnh 1 lOMoARcPSD| 36477832
tranh...............................................................................................................................................................................59
Câu 8: Phân tích những hành vi bị cấm được quy định trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng............................60
Câu 9: Phân tích các quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng và các công cụ pháp lý mà người tiêu dùng được sử dụng để
bảo vệ quyền lợi của mình..............................................................................................................................................62
CÂU 10.Nhận xét qui định của pháp luật về hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người tiêu
dùng, các điều khoản bị coi là không có hiệu lực, kiểm soát nhà nước về hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung....65
CÂU 11: Phân tích về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong mối quan hệ với người tiêu
dùng................................................................................................................................................................................67
CÂU 12: Phân tích chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng...........................................71
Câu 13:Phương thức giải quyết tranh chấp khi có hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, đặc thù của việc sử
dụng những phương thức này theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng........................................72 2 lOMoARcPSD| 36477832 I. NHÓM CÂU HỎI 1:
CÂU 1:Khái niệm thị phần, thị phần kết hợp, thị trường liên quan, thị trường sản phẩm liên
quan, thị trường địa lý liên quan, tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh,
người tiến hành tố tụng cạnh tranh, hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
1.Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa
doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh
loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của
doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa,
dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm - Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004
2.Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thoả
thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.
-Theo khỏan 1 – Điều 3 – Luật Cạnh tranh 2004 thì:
3.Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau
về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả - Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004
4.Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ có
thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận.
5.Theo khoản 9 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004 thì
“Tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử
lí vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật này”.
Tố tụng cạnh tranh tiến hành theo thủ tục hành chính có những điểm khác với thủ tục tư pháp tại Tòa
án và hiện hành được quy định trong Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành
mạnh thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh).
6.Người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm: Bên khiếu nại, bên bị điều tra, Luật sư; người làm
chứng, người giám định, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
7.Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan
quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
Khi tiến hành tố tụng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có các nhiệm vụ và
quyền hạn sau đây:
1. Quyết định phân công điều tra viên điều tra vụ việc cạnh tranh cụ thể;
2. Kiểm tra các hoạt động điều tra của điều tra viên vụ việc cạnh tranh; 3 lOMoARcPSD| 36477832
3. Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của điều tra viên vụviệc cạnh tranh;
4. Quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
5. Quyết định trưng cầu giám định;
6. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa chuyển hồ
sơvụ việc cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh xử lý;
7. Quyết định điều tra sơ bộ, đình chỉ điều tra, điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh thuộc thẩmquyền
của cơ quan quản lý cạnh tranh;
8. Mời người làm chứng theo yêu cầu của các bên trong giai đoạn điều tra;
9. Ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh do điều tra viên được phân công trình;
10. Chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh trong trường hợp vụ việc cạnh tranhliên
quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;
11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh.
Quyền của điều tra viên khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
Khi tiến hành tố tụng cạnh tranh, điều tra viên có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin cần thiết và các tài liệu có liên quan đến vụviệc cạnh tranh;
2. Yêu cầu bên bị điều tra cung cấp tài liệu, giải trình liên quan đến vụ việc bị điều tra;
3. Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh trưng cầu giám định;
4. Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính liênquan
đến vụ việc cạnh tranh.
Nghĩa vụ của điều tra viên khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
Khi tiến hành tố tụng cạnh tranh, điều tra viên có các nghĩa vụ sau đây:
1. Tống đạt quyết định điều tra của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh cho bên bị điều tra;
2. Giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp;
3. Bảo quản tài liệu đã được cung cấp;
4. Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh;
5. Làm báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra sơ bộ, điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh;
6. Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh và trước pháp luật về việc thựchiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này. 4 lOMoARcPSD| 36477832
2. Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần, ngườigiám
định, người phiên dịch trước khi mở phiên điều trần theo quy định tại khoản 1 Điều 73, Điều 83 và
khoản 1 Điều 85 của Luật này.
3. Quyết định cử thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần thay thế ngườibị
thay đổi tại phiên điều trần theo quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật này.
4. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi tiếp nhận hồ sơ vụ việccạnh tranh.
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Khi giải quyết vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuântheo pháp luật.
2. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thông qua bằng
cáchbiểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo phía có ý kiến của Chủ tọa phiên điều trần.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tọa phiên điều trần
Chủ tọa phiên điều trần có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ việc cạnh tranh;
2. Trên cơ sở quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, ký đề nghị Chủ tịch Hội đồng
cạnhtranh áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính liên quan đến vụ việc cạnh
tranh; quyết định trả lại hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho cơ quan quản lý cạnh tranh và yêu cầu điều tra
bổ sung; quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh;
3. Trên cơ sở quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, ký quyết định mở phiên điều trần;
4. Quyết định triệu tập những người tham gia phiên điều trần;
5. Ký và công bố các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các quyết định khác của Hội đồng xử lývụ việc cạnh tranh;
6. Tiến hành các hoạt động khác thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này khi xử lý vụ việccạnh tranh.
Thư ký phiên điều trần
1. Thư ký phiên điều trần có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên điều trần;
b) Phổ biến nội quy phiên điều trần;
c) Báo cáo với Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh về sự có mặt, vắng mặt của những người đượctriệu
tập đến phiên điều trần;
d) Ghi biên bản phiên điều trần;
đ) Thực hiện các công việc khác do Chủ tọa phiên điều trần giao. 5 lOMoARcPSD| 36477832
2. Thư ký phiên điều trần phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong những trường
hợp quy định tại Điều 83 của Luật này.
8.Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh
trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường,
lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
Hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, tác động tới môi
trường cạnh tranh nói chung và ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nói riêng.
Hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
9.Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh
doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ
thể, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: theo quy định tại Điều 39, Luật Cạnh tranh 2004, bao gồm:
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
- Xâm phạm bí mật kinh doanh;
- Ép buộc trong kinh doanh;
- Gièm pha doanh nghiệp khác;
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- Phân biệt đối xử của hiệp hội;
- Bán hàng đa cấp bất chính;
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luậtnày do Chính phủ quy định".
CÂU 2:Khái niệm, đặc điểm, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh.
Khái niệm: Cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực, tài nguyên một cách tối ưu, do đó là
động lực bên trong của nền kinh tế phát triển. Đặc điểm:
Cạnh tranh bao gồm các yếu tố cơ bản sau: 6 lOMoARcPSD| 36477832
Thứ nhất, khách hàng thường xuyên. Đây là đối tượng và cũng là mục tiêu mà tất cả các bên tham gia
cạnh tranh đều hướng tới thu hút, lôi kéo. Trong luật cạnh tranh, khách hàng còn được gọi với các tên
khác nhau như ‘‘người tiêu dùng’’ hoặc ‘‘người sử dụng’’. Cần nhấn mạnh rằng, khách hàng không
phải là đối tượng thuộc sở hữu của riêng ai mà thuộc về doanh nghiệp nào mong muốn và có phương
pháp thu hút họ một cách tốt nhất. Các doanh nghiệp được quyền sử dụng tất cả các biện pháp mà
pháp luật không cấm để thu hút, lôi kéo khách hàng về phía mình. Chính vì vậy, trong luật cạnh tranh
xuất hiện khái niệm ‘‘tính hợp pháp của thiệt hại cạnh tranh’’, nôm na được hiểu là khi một doanh
nghiệp sử dụng các biện pháp mà pháp luật không cấm để thu hút khách hàng về phía mình thì doanh
nghiệp khác bị ‘‘thiệt hại’’, biểu hiện qua việc bị mất một lượng khách hàng thường xuyên mà không
có căn cứ pháp lý để khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, các bên tham gia cạnh tranh (chủ yếu là các doanh nghiệp). Muốn có cạnh tranh thì đương
nhiên phải có ít nhất là 02 doanh nghiệp trở lên là đối thủ của nhau. Nếu không có đối thủ, hay nói
cách khác là tình trạng độc quyền, thì cạnh tranh không thể diễn ra và do vậy, luật cạnh tranh cũng
không có cơ sở kinh tế-xã hội để tồn tại. Chính vì vậy mà kiểm soát độc quyền vẫn thường được xem
vừa là một bộ phận cấu thành, vừa là một trong những mục tiêu hàng đầu của luật cạnh tranh.
Thứ ba, một môi trường chính trị, pháp lý tạo thuận lợi cho cạnh tranh. Đó chính là nền kinh tế thị
trường. Cạnh tranh chỉ có thể diễn ra trong môi trường mà tự do khế ước, tự do kinh doanh được thừa
nhận như là những quyền cơ bản của công dân. Đương nhiên tự do nào cũng phải có giới hạn và tự do
cạnh tranh với tính chất là hệ quả của tự do kinh doanh càng không phải là ngoại lệ. Vì vậy mà về bản
chất, luật cạnh tranh được xem là luật điều tiết cạnh tranh.
Thứ tư, thị trường liên quan. Đây là một trong những khái niệm cơ bản của luật cạnh tranh và trước
tiên, nó thuộc về phạm trù kinh tế. Nội hàm của nó thường được xác định thông qua hai yếu tố là thị
trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan[4]. Thị trường sản phẩm liên quan là thị
trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng, giá cả...
Còn thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể (có thể là một khu phố, một tỉnh, một
vùng, một quốc gia, thậm chí trên nhiều quốc gia) mà trên đó hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế được
cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và khu vực địa lý này phải có sự khác biệt đáng kể với
khu vực địa lý lân cận.
Chỉ có thể nói đến cạnh tranh khi đã xác định được thị trường liên quan. Khi xử lý các vụ việc về cạnh
tranh thì việc xác định thị trường liên quan chính là công việc đầu tiên mà các chủ thể áp dụng luật
cạnh tranh cần phải tiến hành.
Phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh
Cạnh tranh là quy luật tất yếu, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Để
tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải chấp nhận canh tranh như là một sự lựa chọn duy nhất. Vì
vậy, bên cạnh những hành vi cạnh tranh lành mạnh với những chiến lược cạnh tranh năng động, tích
cực và có khả năng đem lại những lợi ích to lớn cho chủ thể canh tranh thì ngược lại, trên thị trường
cũng xuất hiện những hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh nhằm giảm khả năng
cạnh tranh hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh, làm tổn hại đến nền kinh tế. Vì vậy, các quốc gia ban hành 7 lOMoARcPSD| 36477832
chính sách, pháp luật về cạnh tranh nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cạnh tranh và loại
bỏ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Theo quy định tại Điều 1 Luật cạnh tranh của nước CHXHCN Việt Nam thì phạm vi điều chỉnh của
Luật là các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải
quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
Điều luật giới hạn phạm vi điều chỉnh, bao gồm quy định về mặt nội dung (Hành vi hạn chế cạnh tranh,
hành vi cạnh tranh không lành mạnh) và quy định về mặt hình thức (trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc
cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh)
Cạnh tranh trong kinh doanh là quyền cơ bản của các chủ thể kinh doanh trên thị trường và được pháp
luật bảo hộ. Điều luật quy định phạm vi điều chỉnh như vậy với ý nghĩa là điều chỉnh mặt trái của cạnh
tranh, nhằm loại bỏ những cản trở đối với quá trình cạnh tranh của các chủ thể trên cơ sở đó tạo lập
môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử, khuyến khích các chủ thể cạnh tranh lành
mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó việc quy định các thủ tục tố tụng
trong luật là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cho các quy định về mặt nội dung được triển
khai có hiệu quả cũng như tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan quản lý cạnh tranh thực thi nhiệm vụ của
mình. Đây được coi là cách tiếp cận mới trong kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp luật và có tính khả thi cao
Đối tượng áp dụng luật cạnh tranh
Theo quy định tại điều 2 của Luật cạnh tranh thì đối tượng áp dụng Luật gồm:
- Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh, bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch
vụcông ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước và doanh
nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Việc quy định các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản
phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong cách ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà
nước cũng thuộc đối tượng áp dụng Luật, thể hiện chính sách của Nhà nước ta là mọi doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
- Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. Hiệp hội ngành nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng
vàhiệp hội nghề nghiệp, việc quy định hiệp hội ngành nghề là đối tượng áp dụng Luật là do hiệp hội
ngành nghề là diễn đàn, là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp có đặc điểm chung và ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh và trên thực tế, phần lớn các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
đều diễn ra trong hiệp hội. Các quyết định của hiệp hội nếu được thực hiện dưới hình thức thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cạnh tranh. Vì vậy, Luật cạnh tranh cần áp
dụng đối với cả hiệp hội ngành nghề.
CÂU 3.Khái niệm sức mạnh thị trường, ý nghĩa của việc xác định sức mạnh thị trường và các
tiêu chí để xác định sức mạnh thị trường Khái niệm :
Sức mạnh thị trường, trong luật cạnh tranh các nước, thường được hiểu là khả năng duy trì giá cả trên
mức giá cạnh tranh hoặc giảm chất lượng hoặc sản lượng xuống dưới mức cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận 8 lOMoARcPSD| 36477832
Ý nghĩa của việc xác định sức mạnh thị trường
- Xác định sức mạnh thị trường sẽ đánh giá đc một hành vi hay một thỏa thuận có khả năng ảnh
hưởng xấu đến cạnh tranh trên thị trường hay ko
- Giúp những người ra quyết định cân nhắc, đánh giá vụ việc trong trường hợp việc phân tích tác
động phản cạnh tranh khó có khả năng thực hiện hoặc không khả thi
- Trong trường hợp cơ quan cạnh tranh hoặc tòa án đánh giá tác động tiềm ẩn của một hành vi
nào đó thì điều tra sức mạnh thị trường là một bước cần thiết để dự đoán tác động xảy xa
Các tiêu chí để xác định sức mạnh thị trường
Sức mạnh thị trường đc x.định bằng nhiều yếu tố:
- Số lượng các nhà cung cấp cạnh tranh đối vs cùng một sản phẩm, thị phần và mức độ tập trung , …
- Rào cản ra nhập thị trường
- Rào cản mở rộng thị trường
- Sức mạnh của người mua - Lợi nhuận thu đc
- Khả năng loại bỏ cạnh tranh
CÂU 4. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH: PHÂN BIỆT CÁC
LOẠI HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH, CÁC HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH BỊ
CẤM, THỦ TỤC MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH BỊ CẤM?
- Khái niệm hạn chế cạnh tranh: Theo Khoản 3, Điều 3, Luật Cạnh Tranh 2004: Hành vi hạn chế
cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao
gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí
độc quyền và tập trung kinh tế.
- Phân biệt các hành vi hạn chế cạnh tranh Tiêu chí
Thỏa thuận hạn chế Lạm dụng vị trí thống Tập trung kinh tế cạnh tranh lĩnh, độc quyền 9 lOMoARcPSD| 36477832 Khái
Dưới góc độ khoa học Theo định nghĩa của Dưới góc độ khoa học niệm
pháp lý: Thỏa thuận Liên Hợp Quốc thì hành kinh tế: Tập trung kinh
hạn chế cạnh tranh là vi lạm dụng vị trí thống tế được nhìn nhận là
sự thống nhất ý chí lĩnh thị trường, vị trí chiến lược tích tụ vốn
của từ 2 chủ thể kinh độc quyền để hạn chế và tập tủng sản xuất
doanh trở lên được thể cạnh tranh là hành vi hình thành các chủ thể
hiện dưới bất kỳ hình hạn chế cạnh tranh mà kinh doanh có quy mô
thức nào, có hậu quả doanh nghiệp có vị trí lớn nhằm khai thác lợi
làm giảm, sai lệch, cản thống lĩnh hoặc độc thế nhờ quy mô.
trở cạnh tranh trên thị quyền sử dụng để duy trường.
trì hay tăng cường vị trí
của nó trên thị trường
bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trường hoặc hạn chế quá mức cạnh tranh Điều luật - Điều 8 đến 10 - Điều 11 đến 15 - Điều 16 đến 24 quy định
LuậtCạnh Tranh 2004 LuậtCạnh Tranh 2004 - LuậtCạnh Tranh 2004 - - Điều 14 đến
Điều 22 đến 33, Nghị Điều 34 đến 38, Nghị 21, định 116/2005 định 116/2005 Nghị định 116/2005 - Điều 18 đến 24, - Điều 25 đến 29, - Điều 10 đến Nghịđịnh 120/2005 Nghịđịnh 120/2005 17, - … - … Nghị định 120/2005 - … 10 lOMoARcPSD| 36477832
Đặc điểm Thứ nhất, chủ thể Thứ nhất, chủ thể thực Thứ nhất, chủ thể thực
tham gia thỏa thuận hiện hành vi này phải có hiện các hành vi tập
hạn chế cạnh tranh là vị trí thống lĩnh thị trung kinh tế là các
các daonh nghiệp hoạt trường, vị trí độc quyền. doanh nghiệp động độc lập Thứ hai, Các doanh
Thứ hai, các doanh nghiệp đó phải có thực Thứ hai, Các hành vi
nghiệp tham gia luôn hiện các hành vi mà tập trung kinh tế được thống nhất về ý chí
pháp luật quy định là thực hiện dưới những
hành vi lợi dụng vị thế hình thức nhất định
thống lĩnh, độc quyền. theo quy định của pháp luật. Thứ ba, hậu quả của Thứ ba, Hậu quả là
Thứ ba, hậu quả là làm hành vi này là làm sai hình thành các doanh
giảm sức ép cạnh lệch, cản trở hoặc giảm nghiệp, tập đoàn kinh
tranh, làm sai lệch cạnh tranh giữa các đối tế lớn mạnh, thay đổi hoặc cản trở cạnh
thủ cạnh tranh trên thị cấu trúc thị trường và tranh trường liên quan. tương quan cạnh tranh trên thị trường.
Thứ tư, Nhà nước kiểm soát các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế theo các quy định của pháp luật. Các hành 1. Thoả thuận ấn 1.
Bán hàng hoá, Tập trung kinh tế là vi cụ thể
địnhgiá hàng hoá, dịch cungứng dịch vụ dưới hành vi của doanh
vụ một cách trực tiếp giá thành toàn bộ nhằm nghiệp bao gồm: hoặc gián tiếp;
loại bỏ đối thủ cạnh 1. Sáp nhập doanh 2. Thoả thuận tranh; nghiệp; phânchia thị trường 2. Áp đặt giá mua, 2. Hợp nhất doanh
tiêu thụ, nguồn cung giábán hàng hóa, dịch nghiệp;
cấp hàng hoá, cung vụ bất hợp lý hoặc ấn 3. Mua lại doanh ứng dịch vụ;
định giá bán lại tối thiểu nghiệp; 3.
Thoả thuận hạn gây thiệt hại cho khách 4. Liên doanh giữa
chếhoặc kiểm soát số hàng; cácdoanh nghiệp; 11 lOMoARcPSD| 36477832
lượng, khối lượng sản 3. Hạn chế
sản 5. Các hành vi tập trung
xuất, mua, bán hàng xuất,phân phối hàng kinh tế khác theo quy hoá, dịch vụ;
hoá, dịch vụ, giới hạn định của pháp luật. 4.
Thoả thuận hạn thị trường, cản trở sự
chếphát triển kỹ thuật, phát triển kỹ thuật,
công nghệ, hạn chế công nghệ gây thiệt hại đầu tư; cho khách hàng; 5. Thoả thuận áp 4. Áp đặt điều
đặtcho doanh nghiệp kiệnthương mại khác
khác điều kiện ký kết nhau trong giao dịch
hợp đồng mua, bán như nhau nhằm tạo bất
hàng hoá, dịch vụ bình đẳng trong cạnh
hoặc buộc doanh tranh; 5. Áp đặt điều
nghiệp khác chấp kiện cho doanh nghiệp
nhận các nghĩa vụ khác ký kết hợp đồng
không liên quan trực mua, bán hàng hoá,
tiếp đến đối tượng của dịch vụ hoặc buộc hợp đồng; doanh nghiệp khác 6. Thoả
thuận chấp nhận các nghĩa vụ
ngăncản, kìm hãm, không liên quan trực không cho
doanh tiếp đến đối tượng của
nghiệp khác tham gia hợp đồng; 6. Ngăn cản
thị trường hoặc phát việc tham gia thị trường triển kinh doanh;
của những đối thủ cạnh 7.
Thoả thuận loại tranh mới.
bỏkhỏi thị trường 7. Áp đặt các điều kiện
những doanh nghiệp bất lợi cho khách hàng;
không phải là các bên 8. Lợi dụng vị trí độc của thoả thuận; quyền để đơn phương 8.
Thông đồng để thay đổi hoặc huỷ bỏ
mộthoặc các bên của hợp đồng đã giao kết
thoả thuận thắng thầu mà không có lý do
trong việc cung cấp chính đáng. hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Các hành 1.
Cấm các thỏa Cấm doanh nghiệp, Cấm tập trung kinh tế
vi bị cấm thuậnhạn chế cạnh nhóm doanh nghiệp có nếu thị phần kết hợp
tranh quy định tại các vị trí thống lĩnh thị của các doanh nghiệp
khoản 6, 7 và 8 Điều 8 trường thực hiện các tham gia tập trung kinh của Luật này.
hành vi sau đây: tế chiếm trên 50% trên 2.
Cấm các thoả 1. Bán hàng hoá, cung thị trường liên quan,
thuậnhạn chế cạnh ứng dịch vụ dưới giá trừ trường hợp quy
định tại Điều 19 của 12 lOMoARcPSD| 36477832
tranh quy định tại các thành toàn bộ nhằm loại Luật này hoặc trường khoản 1, 2, 3, 4 và 5 bỏ đối thủ cạnh
Điều 8 của Luật này tranh; hợp doanh nghiệp sau khi các bên tham gia 2.
Áp đặt giá mua, khi thực hiện tập trung
thoả thuận có thị phần giábán hàng hóa, dịch kinh tế vẫn thuộc loại
kết hợp trên thị trường vụ bất hợp lý hoặc ấn doanh nghiệp nhỏ và
liên quan từ 30% trở định giá bán lại tối thiểu vừa theo quy định của lên. pháp luật. 13 lOMoARcPSD| 36477832 gây thiệt hại cho khách hàng; 3. Hạn chế sản xuất,phân phối hàng
hoá, dịch vụ, giới hạn
thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật,
công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; 4. Áp đặt điều kiệnthương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; 5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác
chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực
tiếp đến đối tượng của hợp đồng; 6. Ngăn cản
việc tham gia thị trường
của những đối thủ cạnh tranh mới.
Cấm doanh nghiệp có
vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:
1. Các hành vi quy định tại Điều 13 của Luật này;
2. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
3. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng. 14 lOMoARcPSD| 36477832 Các
Thoả thuận hạn chế Không áp dụng cá c Tập trung kinh tế bị trường
cạnh tranh quy định tại hình thức miễn trừ đối cấm quy định tại Điều
hợp miễn khoản 2 Điều 9 của với hành vi này
18 của Luật này có thể trừ Luật này được miễn
được xem xét miễn trừ
trừ có thời hạn nếu đáp trong các trường hợp ứng một trong các sau đây: điều kiện sau đây 1. Một hoặc nhiều bên nhằm hạ giá thành, có tham gia tập trung kinh lợi cho người tiêu tế đang trong nguy cơ dùng:
bị giải thể hoặc lâm vào a) Hợp lý hoá cơ tình trạng phá sản; 2. cấutổ chức, mô hình Việc tập trung kinh tế kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp b) Thúc đẩy tiến
bộkỹ thuật, công nghệ,
phần phát triển kinh tế nâng cao chất lượng - xã hội, tiến bộ kỹ hàng hoá, dịch vụ; thuật, công nghệ. c) Thúc đẩy việc ápdụng thống nhất các
tiêu chuẩn chất lượng,
định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; d) Thống nhất cácđiều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến
giá và các yếu tố của giá; đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; e) Tăng cường sứccạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hậu quả Theo Nghị định Theo Nghị định Theo Nghị định pháp lý 120/2005, các bên 120/2005, Doanh 120/2005, Các doanh
tham gia thỏa thuận nghiệp (nhóm doanh nghiệp thực hiện các
hạn chế cạnh tranh có nghiệp) lợi dụng vị trí hành vi tập trung kinh
thể bị phạt tiền lên đến thống lĩnh sẽ bị phạt tế bị cấm có thể bị phạt 5% tổng doanh tiền lên đến 5% tổng tiền lên đến 5% tổng 15 lOMoARcPSD| 36477832 16 lOMoARcPSD| 36477832
thu trong năm tài chính doanh thu trong năm tài doanh thu trong năm tài
trước năm thực hiện chính trước năm thực hiện chính trước năm thực
hành vi vi phạm của hành vi vi phạm của từng hiện hành vi vi phạm của
từng doanh nghiệp. doanh nghiệp. Hoặc trong từng doanh nghiệp. Hoặc
Hoặc trong một vài một vài trường hợp cụ thể trong một vài trường hợp
trường hợp cụ thể thì có thì có thể bị phạt từ 5% tới cụ thể thì có thể bị phạt từ
thể bị phạt từ 5% tới 10% tổng doanh thu. 5% tới 10% tổng doanh
10% tổng doanh thu. Đối với hành vi lợi dụng thu.
vị trí độc quyền thì sẽ bị
phạt tiền đến 10% % tổng doanh thu trong năm tài
chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài
việc bị phạt tiền, doanh
Ngoài việc bị phạt tiền, nghiệp vi phạm còn có thể Ngoài việc bị phạt tiền,
doanh nghiệp vi phạm bị áp dụng một số hình doanh nghiệp vi phạm
còn có thể bị áp dụng thức xử phạt bổ sung và còn có thể bị áp dụng một
một số hình thức xử phạt biện pháp khắc phục hậu số hình thức xử phạt bổ
bổ sung và biện pháp quả như: tịch thu tang vật, sung và biện pháp khắc
khắc phục hậu quả như: phương tiện được sử dụng phục hậu quả như: Thu
để thực hiện hành vi vi tịch thu tang vật,
hồi giấy chứng nhận đăng
phương tiện được sử phạm (bao gồm cả tịch ký kinh doanh hoặc buộc
dụng để thực hiện hành thu phần lợi nhuận thu chia tách doanh nghiệp
vi vi phạm (bao gồm cả được từ việc thực hiện đã sáp nhập, hợp nhất;
tịch thu phần lợi nhuận hành vi vi phạm), Buộc buộc bán lại phần doanh
thu được từ việc thực lợi bỏ những điều khoản nghiệp đã mau.
hiện hành vi vi phạm), vi phạm pháp luật ra khỏi
Buộc lợi bỏ những điều hợp đồng hoặc giao dịch
khoản vi phạm pháp luật kinh doanh, buộc cơ cấu
ra khỏi hợp đồng hoặc lại doanh nghiệp có vị trí giao dịch kinh doanh.
thống lĩnh thị trường,
buộc sử dụng hoặc bán lại
các bằng sáng chế giải
pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng,
buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác 17 lOMoARcPSD| 36477832 tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh, buộc khôi phục
các điều kiện phát triển
kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở.
Phạt tiền từ 1% đến 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 25, khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 27 và khoản 1
Điều 28 của Nghị định
này đối với hành vi tập trung kinh tế mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định tại Điều 20 của Luật Cạnh tranh.
CÂU 5.1. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH:
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH, CÁC HÀNH VI
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH BỊ CẤM.
*) Khái niệm, Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định “hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh
nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh,
gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. Theo quy định nói trên trên, các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh có những đặc điểm cơ bản như sau: i.
Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh
Đặc điểm này thể hiện quy định về đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh. Theo đó, chủ thể thực hiện
hành vi cạnh tranh chỉ bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh
doanh cá thể, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề. Những đối
tượng còn lại như các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức của người tiêu dùng, các đơn vị truyền thông, các
tổ chức phi kinh tế… không là đối tượng áp dụng các quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành
mạnh. Đôi khi, thực tế phát sinh những tình huống một số tổ chức phi kinh tế, các đơn vị truyền
thông… thực hiện những hành vi xâm phạm đến quyền cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp, ví dụ
tung tin không trung thực về doanh nghiệp, về hàng hóa. dịch vụ…. Với việc giới hạn chủ thể thực 18 lOMoARcPSD| 36477832
hiện hành vi, pháp luật cạnh tranh không áp dụng để xử lý những tình huống trên. Mặt khác, đặc điểm
này cũng khẳng định hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong kinh doanh ở mọi ngành, mọi
lĩnh vực của đời sống kinh tế, mọi công đoạn của quá trình kinh doanh. Pháp luật về hành vi cạnh
tranh không lành mạnh được áp dụng cho mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh tế. Nói cách khác, pháp
luật không giới hạn áp dụng cho bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực hoặc hoạt động kinh doanh nào của kinh tế quốc dân ii.
Hành vi cạnh tranh trái với với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh.
Đặc điểm này là căn cứ lý luận để xác định bản chất không lành mạnh của hành vi. Tuy nhiên, “trái
với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh” là thuật ngữ trừu tượng cả về pháp lý lẫn lý
thuyết. Không có những căn cứ pháp lý hoặc cấu thành pháp lý cụ thể để xác định đặc điểm này.
Thế nên, Cơ quan có thẩm quyền không thể sử dụng khái niệm hành vi không lành mạnh để quy kết
một hành vi cụ thể của doanh nghiệp là không lành mạnh. Để khắc phục tình trạng trên, pháp luật
cạnh tranh đã tập trung giải quyết hai nội dung sau:
Một, vì các phương pháp cạnh tranh rất đa dạng, bao gồm thủ đoạn gây nhầm lẫn, gian dối, gièm pha,
bóc lột, gây rối, nên Luật Cạnh tranh 2004 đã liệt kê các hành vi cạnh tranh bị coi là không lành mạnh
và quy định cấu thành pháp lý của chúng. Pháp luật cạnh tranh của hầu hết các nước như Cộng hoà
liên bang Đức, Nhật bản… đều có cách tiếp cận tương tự, tức là ngoài việc đưa ra khái niệm về hành
vi cạnh tranh không lành mạnh(Điều 1 Luật chống cạnh tranh không lành mạnh Cộng hòa Liên bang
Đức quy định: “người nào trong quan hệ thương mại mà có những hành vi nhằm mục đích cạnh tranh,
song những hành vi này chống lại truyền thống kinh doanh lành mạnh thì buộc phải chấm dứt hành vi
đó và bồi thường thiệt hại”) còn liệt kê và mô tả từng hành vi bị coi là không lành mạnh trong cạnh
tranh. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật cạnh tranh Việt nam
và của các nước chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế, việc áp dụng sẽ căn cứ vào các quy
định về từng hành vi vi phạm cụ thể như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, dèm pha doanh nghiệp khác….
Hai, các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh được xác định dựa vào hai căn cứ sau đây:
– Căn cứ luật định là những tiêu chuẩn đã được định lượng hoá bằng pháp luật, một khihành vi đi
trái với các quy định pháp luật sẽ được xem là không lành mạnh. Trong trường hợp này, hành vi cạnh
tranh không lành mạnh đồng nghĩa với hành vi cạnh tranh bất hợp pháp. Theo đó, hành vi cạnh tranh
không lành mạnh có thể là hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm điều cấm của pháp luật
(bao gồm các quy định cấm của Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật khác như pháp luật thương
mại, pháp luật về quản lý giá, pháp luật về sở hữu trí tuệ…) hoặc là hành vi vi phạm các tiêu chuẩn
lành mạnh được pháp luật quy định như pháp luật khuyến mại quy định giới hạn của giá trị khuyến
mại như sau: “mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá
50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại(Điều 6 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP
quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.).
– Các tập quán kinh doanh thông thường đã được thừa nhận rộng rãi được áp dụng đốivới những
hành vi chưa được pháp luật dự liệu là cạnh tranh không lành mạnh. Nói cách khác, căn cứ này là biện
pháp dự phòng để áp dụng cho những trường hợp pháp luật chưa quy định về một hành vi cụ thể nhưng
khi hành vi này được thực hiện đã xâm hại đến quyền cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh
khác, quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và trái với tập quán kinh doanh. Căn cứ này đã mở rộng 19 lOMoARcPSD| 36477832
khả năng điều chỉnh và khắc phục được tình trạng chóng lạc hậu của pháp luật cạnh tranh. Cho đến
nay, Luật cạnh tranh chưa quy định những tập quán kinh doanh nào được coi là các chuẩn mực đạo đức thông thường.
Tính trái chuẩn mực đạo đức thông thường trong kinh doanh của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
đòi hỏi pháp luật cạnh tranh phải luôn được chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Nhận thức
về các dấu hiệu, biểu hiện không lành mạnh cụ thể luôn thay đổi và có sự khác biệt theo từng điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể như sau: – Quan niệm về tính không lành mạnh là kết quả của những ý niệm
liên quan đến xã hội học, kinh tế học, đạo đức học của một xã hội nhất định nên có thể dẫn đến hiện
tượng là hành vi cạnh tranh bị coi là cạnh tranh không lành mạnh ở nước này, nhưng được coi là lành mạnh ở nước khác.
– Trong đời sống thị trường, những hành vi cạnh tranh luôn được sáng tạo không ngừngvề hình thức
thể hiện và phương thức cạnh tranh, làm xuất hiện những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh mới
muôn mầu, muôn vẻ và phát triển không ngừng. Vì vậy, phạm vi của khái niệm cạnh tranh không lành
mạnh cũng phải luôn được bổ sung bởi sự nhận thức của con người về bản chất không lành mạnh của
những hành vi mới phát sinh.
– Hiện nay, pháp luật cạnh tranh của các nước, các học thuyết liên quan đến cạnh tranhchưa đưa ra
được những tiêu chuẩn chung về tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh mà chỉ mới dựa vào việc phân
tích các hậu quả của hành vi cạnh tranh đối với đời sống kinh tế, xã hội để xác định sự lành mạnh và
mức độ biểu hiện của các hành vi đó. Theo sự thay đổi và phát triển của thị trường, nhận thức về mức
độ ảnh hưởng của từng hành vi trên thị trường cũng thay đổi. Có những thời điểm nhất định, hành vi
nào đó có thể sẽ là nguy hiểm cho xã hội, nhưng ở thời điểm khác lại không có điều kiện để gây hại
cho đối thủ hoặc cho người tiêu dùng. Sự thay đổi đó đã làm cho phạm vi của khái niệm cạnh tranh
không lành mạnh luôn biến đổi. iii.
Hành vi gây thiệt hại, có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp khác và
người tiêu dùng. Một hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn
chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các đối tượng khác.
Đặc điểm này mang nhiều ý nghĩa về tố tụng và đặc biệt được chú ý khi việc xử lý cạnh tranh
không lành mạnh được tiến hành trong khuôn khổ kiện dân sự và gắn liền với yêu cầu bồi thường thiệt
hại. Câu hỏi đặt ra là liệu việc chứng minh thiệt hại thực tế được coi là bắt buộc để bắt đầu tiến trình
xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không? Tuỳ thuộc vào quy định của từng quốc gia cũng
như quan điểm của cơ quan xử lý, có các cách thức nhìn nhận khác nhau về hậu quả của hành vi cạnh
tranh không lành mạnh. Trong nhiều trường hợp, cơ quan xử lý có thể chấp nhận việc “đe doạ gây
thiệt hại”, cũng như các thiệt hại không tính toán được cụ thể về cơ hội kinh doanh là đủ để coi một
hành vi cạnh tranh là không lành mạnh và đáng bị ngăn cấm.
Về đối tượng chịu thiệt hại, dễ thấy hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể tác động đến nhiều
đối tượng khác nhau tham gia thị trường khác nhau, trong đó hai nhóm cơ bản là các đối thủ cạnh tranh
và người tiêu dùng. Điều 3 của Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh Đức cấm “các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh có thể gây ảnh hưởng đáng kể về cạnh tranh làm tổn hại đến các đối thủ cạnh
tranh, người tiêu dùng và các chủ thể tham gia thị trường khác”. Luật Cạnh tranh Việt Nam có đưa
thêm một đối tượng có thể bị xâm hại là Nhà nước, tuy nhiên đối tượng này không mang tính tiêu biểu,
không phổ biến trong quy định về cạnh tranh không lành mạnh của nhiều quốc gia, do chỉ có thể đặt 20 lOMoARcPSD| 36477832
vấn đề bảo vệ lợi ích của Nhà nước trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại những nền kinh tế
mà ở đó Nhà nước tham gia sâu vào hoạt động kinh doanh, và cạnh tranh trực tiếp với các thành phần
kinh tế khác trên thị trường. Trong đa số trường hợp khác, lợi ích của Nhà nước đã được thể hiện thông
qua lợi ích của các nhóm chủ thể tham gia thị trường là doanh nghiệp và người tiêu dùng.
*) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh 21 lOMoARcPSD| 36477832
Theo quy định tại Điều 39 Luật CT năm 2004, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm: Chỉ
dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; gièm pha doanh nghiệp
khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh; khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phân biệt đối xử của hiệp hội; bán hàng đa cấp
bất chính; các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 Luật này.
Dưới góc độ kinh tế, bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi chiếm đoạt ưu
thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi huỷ hoại ưu thế cạnh
tranh của doanh nghiệp khác hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo. Biểu hiện của các hành
vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp bao gồm: Chiếm đoạt
các bí mật thương mại mà doanh nghiệp khác đã phải đầu tư nhiều công sức mới có được và nó đã trở
thành tài sản của doanh nghiệp đó; hành vi nhái lại nhãn mác, bao bì, kiểu dáng, khẩu hiệu kinh doanh,
thương hiệu, tạo sự nhầm lẫn trong khách hàng và gây thiệt hại trực tiếp cho đối thủ cạnh tranh… Ví
dụ: Trong lĩnh vực nước giải khát, nhãn hiệu nước khoáng Lavie đã bị một số tên gọi thương mại khác
giả mạo như: Laville, Leville, Lavier… Trong lĩnh vực xe máy, nhãn hiệu Wave của hãng Honda được
nhiều người tiêu dùng ưa chuộng đã bị đánh lừa bởi các loại xe với kiểu dáng tương tự của Trung Quốc như Waver, Wake up…
*) Phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Có thể phân loại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thành 3 nhóm: i.
Các hành vi mang tính chất lợi dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác
Đây là nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình, được biết đến dưới nhiều dạng thức
khác nhau như gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ (misleading), lợi dụng thành quả đầu tư
của người khác (free reading), xâm phạm bí mật kinh doanh… Bản chất của hành vi này là việc chiếm
đoạt hay sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác. Đây cũng là dạng hành vi gần
với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sự khác biệt chỉ nằm ở đối tượng bị xâm phạm. Trong
trường hợp hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở số
đối tượng nhất định được coi là tài sản trí tuệ sau khi chủ sở hữu xác lập quyền thông qua việc đăng
ký và được cấp văn bằng bảo hộ. Còn trong trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, phạm vi lợi thế
cạnh tranh bị xâm phạm có thể rộng hơn rất nhiều, bao gồm tất cả các giá trị, thành quả mà doanh
nghiệp cạnh tranh đạt được một cách hợp pháp thông qua quá trình kinh doanh, bao gồm cả những yếu
tố công khai như uy tín tên tuổi, chỉ dẫn thương mại hay không công khai như bí quyết kinh doanh.
Do dạng hành vi này xâm phạm trước hết đến lợi thế cạnh tranh, cũng được coi là một dạng tài sản
của các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp này thường tích cực đưa vụ việc
đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu sự bảo vệ của pháp luật. Do đó, có nhiều vụ việc liên
quan đến dạng hành vi lợi dụng được xử lý và dạng hành vi này được coi là phổ biến, điểm hình của
cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý vụ việc, ảnh hưởng đến người tiêu dùng
cũng được tính đến khi việc lợi dụng uy tín, thành quả đầu tư của người khác gây nhầm lẫn cho người
tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ, uy tín hay khả năng kinh doanh của bên vi phạm. 22 lOMoARcPSD| 36477832
Mặt khác, không phải mọi dạng thành quả đầu tư, lợi thế cạnh tranh đều được bảo vệ, có những
đối tượng có được từ kết quả phát triển kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật chung của ngành, khi đó các
doanh nghiệp có quyền tiếp cận và sử dụng tự do để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Việc ngăn chặn và
bảo hộ thái quá có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển chung của ngành. Căn cứ vào thực tế
từng vụ việc, cơ quan xử lý sẽ đánh giá tính chính đáng trong yêu cầu của doanh nghiệp để bảo vệ
quyền lợi trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh. ii.
Các hành vi mang tính chất công kích:
Đây là nhóm hành vi có chung bản chất là tấn công vào đối thủ cạnh tranh, triệt tiêu hoặc làm suy
giảm các lợi thế cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh. Các hành vi cụ thể rất đa dạng, phụ thuộc vào cách
thức, mục tiêu công kích, có thể là những thông tin sai trái làm mất uy tín đối thủ cạnh tranh, hoặc các
hành vi trực tiếp gây cản trở hoạt động kinh doanh của đối thủ, hoặc lôi kéo, mua chuộc nhân viên
hoặc đối tác của đối thủ cạnh tranh. Một số quốc gia còn xếp những hành vi hạn chế cạnh tranh thuộc
dạng nhẹ, như ấn định giá bán lại, phân biệt đối xử, lạm dụng ưu thế trong giao dịch (bargaining power)
thuộc phạm vi cạnh tranh không lành mạnh do xem xét yếu tố cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Mặc dù dạng hành vi công kích nói trên cũng tác động thẳng đến các đối thủ cạnh tranh của bên vi
phạm, nhưng do tính chất trực diện của hành vi, các bên liên quan thường có khuynh hướng sử dụng
các quy định trực tiếp về gây thiệt hại và bồi thường thường thiệt hại của pháp luật dân sự, hoặc thậm
chí cả hình sự, để giải quyết tranh chấp một cách triệt để, thay vì áp dụng các quy định riêng của pháp
luật về cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, tính điển hình của nhóm hành vi này không cao bằng nhóm hành vi thứ nhất iii.
Các hành vi lôi kéo bất chính khách hàng
Việc đặt các hành vi thuộc nhóm này, đặc biệt là các hành vi kinh doanh bất chính đã trở nên phổ
biến trên thị trường như quảng cáo lừa dối, khuyến mại nhử mồi, chào hàng quấy rối hay ép buộc…
vào phạm vi điều chỉnh của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh còn là một vấn đề gây nhiều
tranh cãi. Bản chất của hành vi này là tạo ra một lợi thế cạnh tranh gian dối để lôi kéo khách hàng,
người tiêu dùng. Đối tượng chịu tác động trực tiếp của các hành vi này là khách hàng/người tiêu dùng,
còn các doanh nghiệp cạnh tranh chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp từ hành vi vi phạm thông qua việc mất
khách hàng. Trong nhiều trường hợp, việc lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch bằng các biện pháp
bất chính động chạm đến nguyên tắc căn bản của giao dịch dân sự là tự do ý chí. Do đó, ở một số quốc
gia, nhóm hành vi này có thể không nằm trong khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh,
mà chịu sự điều chỉnh của các quy định chung trong pháp luật về dân sự, thương mại, của pháp luật
về bảo vệ người tiêu dùng, và trong nhiều các quy định điều chỉnh ngành, lĩnh vực kinh tế cụ thể. Lấy
ví dụ tại Việt Nam, quy định về hành vi quảng cáo, thông tin gian dối không chỉ có trong Luật Cạnh
tranh mà còn cả ở nhiều văn bản khác như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo
hiểm, Luật Dược, Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng…
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tác động của dạng hành vi nói trên không giới hạn tại một số khách
hàng bị lôi kéo và các đối thủ cạnh tranh bị mất khách hàng. Quan trọng hơn, dạng hành vi này còn
khiến thị trường trở nên không minh bạch, làm sai lệch giao dịch giữa các chủ thể tham gia thị trường,
và qua đó ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh chung. Do đó, các quy định điều chỉnh dạng 23 lOMoARcPSD| 36477832
hành vi này vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong pháp luật cạnh tranh nói chung cũng như chế định
về cạnh tranh không lành mạnh nói riêng của nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển.
*) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh
1.Chỉ dẫn gây nhầm lẫn (Điều 40 Luật Cạnh tranh)
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn bao gồm hai dạng vi phạm cụ thể sau đây: một là hành vi sử dụng chỉ dẫn chứa
đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì,
chỉ dẫn địa lý… làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh
tranh; và hai là hành vi kinh doanh các sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
Theo quy định nói trên, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn có những đặc điểm sau đây:
1.1 . Đối tượng của hành vi là các chỉ dẫn thương mại của sản phẩm
Luật Cạnh tranh không quy định khái niệm chỉ dẫn thương mại mà chỉ liệt kê một số đối tượng được
coi là chỉ dẫn thương mại, bao gồm: tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,
bao bì, chỉ dẫn địa lý và những dấu hiệu khác theo quy định của Chính phủ. Chỉ dẫn thương mại là cơ
sở quan trọng để khách hàng nhận biết sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể và là những dấu hiệu
để phân biệt chúng trong những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Về giá trị kinh tế, các đối tượng
nói trên là kết quả đầu tư của doanh nghiệp trong việc xây dựng danh tiếng cho sản phẩm của mình.
1.2 . Về hình thức, hai hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn có cấu thành pháp lý khác nhau
Đối với hành vi sử dụng các chỉ dẫn chứa đựng những thông tin gây nhầm lẫn về tên thương
mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý… làm sai lệch nhận thức của
khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh, doanh nghiệp được giả định vi phạm đã
sử dụng các chỉ dẫn thương mại có nội dung trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn của doanh nghiệp khác
để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Như vậy, để xác định hành vi, cần phải làm rõ những vấn đề sau đây:
– Xác định chỉ dẫn bị vi phạm. Tùy từng vụ việc, chỉ dẫn bị vi phạm có thể là tênthương mại, bao bì,
khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, chỉ dẫn địa lý của sản phẩm, của doanh nghiệp đang
được pháp luật bảo hộ.
– Việc sử dụng tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, bao bì, xuất xứ địa lý… củadoanh nghiệp vi
phạm đã gây nhầm lẫn cho khách hàng. Theo Luật Cạnh tranh, khả năng gây nhầm lẫn được hiểu là
khả năng làm sai lệch nhận thức của khách hàng làm cho họ không phân biệt được đâu là sản phẩm
chính hiệu và đâu là sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Về hình thức, doanh nghiệp vi phạm
đã sử dụng các chỉ dẫn giống hệt hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với chỉ dẫn của doanh nghiệp khác
đang được bảo hộ. Khi các chỉ dẫn giống hệt nhau thì việc xác định sự nhầm lẫn sẽ dễ dàng. Nhưng
nếu các chỉ dẫn thương mại không hoàn toàn giống nhau, có nghĩa là vẫn tồn tại một mức độ khác biệt
nhất định, thì pháp luật phải xác định sự khác biệt đến mức độ nào có thể gây nhầm lẫn và có thể
không tạo ra sự nhầm lẫn. Về vần đề này, Luật cạnh tranh vẫn chưa định lượng mức độ sai số có trong
các thông tin của chỉ dẫn làm nên sự nhầm lẫn.
Còn hành vi kinh doanh sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn thì chỉ áp dụng đối với những
doanh nghiệp tham gia vào việc phân phối các sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn. 24 lOMoARcPSD| 36477832
2. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh (Điều 41 Luật Cạnh tranh) 2.1 . Khái niệm
Theo khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh, bí mật kinh doanh là thông tin có đủ các điều kiện sau đây:
– Không phải là hiểu biết thông thường;
– Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin
đócó lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;
– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và khôngdễ dàng tiếp cận được.
Bí mật kinh doanh không là kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý mà chỉ đơn thuần
là những thông tin (không là hiểu biết thông thường) phát sinh trong kinh doanh; có giá trị sử dụng
trong thực tế và đem lại lợi ích cho người nắm giữ hoặc người sử dụng; đang được chủ sở hữu bảo
mật. Theo kinh nghiệm của các nước, khó có thể liệt kê những thông tin nào được coi là bí mật kinh
doanh và không có cơ chế đăng ký quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh. Các thông tin về nguồn
nguyên liệu, nguồn khách hàng tiềm năng,… đều có thể là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Sự
bất lực trong việc liệt kê các đối tượng bí mật kinh doanh gây khó khăn cho việc giải quyết các tranh
chấp liên quan đến đối tượng này khi xác định tính chất bí mật của thông tin, quyết định chính xác
mức độ vi phạm. Khi xây dựng Luật Cạnh tranh, đã có ý kiến cho rằng cần đăng ký bí mật kinh doanh
giống như đăng ký các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ để được bảo hộ
bởi luật cạnh tranh. Song, cơ chế đăng ký bảo hộ đòi hỏi phải được công bố công khai, rộng rãi cho
mọi chủ thể được biết để không vi phạm. Do đó, nếu áp dụng cơ chế này đối với bí mật kinh doanh sẽ
làm cho bí mật của doanh nghiệp mau chóng trở thành không bí mật và sự bảo mật trở thành vô nghĩa.
Vì lẽ đó, Luật Cạnh tranh đặt ra yêu cầu tự bảo mật của chủ sở hữu.
Luật Cạnh tranh bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu bí mật bằng cách trừng phạt người có hành vi xâm
phạm các thông tin thuộc bí mật kinh doanh. Do đó, chỉ khi có hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm
quyền mới xác định tính bí mật kinh doanh của đối tượng bị xâm phạm theo nguyên tắc chủ sở hữu có
nghĩa vụ chứng minh các thông tin đã bị xâm phạm thỏa mãn ba dấu hiệu của bí mật kinh doanh được
quy định trong Luật cạnh tranh.
2.2 . Các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh
Luật Cạnh tranh quy định bốn tình huống vi phạm bí mật kinh doanh của người khác. Từ bốn tình
huống này, có thể xác định thành ba nhóm hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh:
a. Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh là việc doanh nghiệp tìm cách có được
các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác một cách bất chính Để cấu thành hành
vi này, người ta cần xác định hai điều kiện cơ bản sau đây:
– Doanh nghiệp vi phạm đang nỗ lực tiếp xúc hoặc góp nhặt những thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác.
– Việc tiếp cận, thu thập thông tin là bất chính, không lành mạnh. Tính chất bất chính của hành viđược
thể hiện thông qua phương cách mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh. 25 lOMoARcPSD| 36477832
Theo đó, việc tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh bị coi là bất chính khi người thực hiện hành vi đã:
+ Chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
+ Vi phạm hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của
người có nghĩa vụ bảo mật;
+ Vi phạm khi chủ sở hữu của bí mật kinh doanh làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan
đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của
cơ quan Nhà nước(Điều 41 Luật Cạnh tranh.).
b. Tiết lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh
Theo Từ điển tiếng Việt, tiết lộ được diễn giải là để cho người khác biết một việc phải giữ kín(Viện
ngôn ngữ học, sđd.). Để thực hiện hành vi, doanh nghiệp vi phạm đang có được, biết được bí mật kinh
doanh của doanh nghiệp khác. Việc doanh nghiệp có được bí mật kinh doanh là hợp pháp, có nghĩa
vụ phải bảo mật thông tin đó (ví dụ đã ký kết hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu…). Biểu hiện của hành
vi doanh nghiệp đã để cho người khác biết các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp
khác trong các tình huống sau đây:
– Không được phép của chủ sở hữu;
– Vi phạm hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tincủa
người có nghĩa vụ bảo mật.
Theo Luật Cạnh tranh, cho dù với động cơ và mục đích gì, hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh chỉ cần
có đủ hai tình huống trên sẽ bị coi là cạnh tranh không lành mạnh. c. Sử dụng bí mật kinh
doanh của doanh nghiệp khác
Việc doanh nghiệp sử dụng bí mật kinh doanh của người khác cho hoạt động kinh doannh của mình
bị coi là cạnh tranh không lành mạnh nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:
– Không được phép của chủ sở hữu bí mật đó;
– Nhằm mục đích kinh doanh, xin giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.Trong
trường hợp này, pháp luật không quan tâm đến nguồn gốc, tính hợp pháp của bí mật kinh doanh mà
chỉ cần xác định tính không được phép của chủ sở hữu đối với việc sử dụng là đủ để kết luận về sự vi phạm.
3. Ép buộc trong kinh doanh (Điều 42 Luật Cạnh tranh)
Căn cứ Điều 42 Luật Cạnh tranh, “ép buộc trong kinh doanh là hành vi của doanh nghiệp bằng cách
đe dọa hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác để buộc họ không giao
dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó”. Theo khái niệm trên, hành vi ép buộc trong kinh
doanh có cấu thành pháp lý bao gồm các yếu tố sau đây:
Một là, đối tượng của hành vi là khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác. Từ dấu
hiệu này, có thể thấy, bằng hành vi của mình doanh nghiệp vi phạm đã không trực diện giao tiếp với
doanh nghiệp khác (đối thủ), mà tác động đến khách hàng hoặc đối tác của họ. Khách hàng, đối tác 26 lOMoARcPSD| 36477832
kinh doanh có thể là các tổ chức, cá nhân đang giao dịch hoặc sẽ giao dịch (khách hàng tiềm năng)
của doanh nghiệp khác; có thể là người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có giao dịch với doanh nghiệp bị xâm phạm.
Hai là, hình thức của hành vi là doanh nghiệp vi phạm dùng thủ đoạn đe dọa hoặc cưỡng ép những
đối tượng trên để buộc họ không được giao dịch, ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác. Dấu hiệu
này được làm rõ từ những nội dung sau đây:
– Việc đe dọa hoặc cưỡng ép được thực hiện nhằm khống chế ý chí của khách hàng, đốitác kinh
doanh của doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp vi phạm có thể trực tiếp hoặc gián tiếp với vai trò tổ chức
hoặc thuê mướn người khác thực hiện các thủ đoạn đe dọa, cưỡng ép các đối tượng trên. Phương thức
đe dọa, cưỡng ép rất đa dạng và không giống nhau trong các vụ việc cụ thể.
– Yêu cầu được doanh nghiệp vi phạm đưa ra cho người bị đe dọa, bị cưỡng ép làkhông giao dịch
hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác. Yêu cầu này có thể được đặt ra công khai hoặc ẩn chứa
trong thủ đoạn đe dọa, cưỡng ép để các đối tượng bị tác động phải ngầm hiểu. Như vậy, hành vi ép
buộc trong kinh doanh không bao gồm mục đích ép buộc người khác phải giao dịch với mình. Trong
thực tế, đôi khi hai mục đích nói trên cùng tồn tại trong một vụ việc. Theo đó, mục đích buộc khách
hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác không được giao dịch, không thực hiện giao dịch với
họ là để những đối tượng bị ép buộc chỉ có thể giao dịch với mình. Với nội dung này, hành vi ép buộc
trong kinh doanh phản ánh chiến lược ngăn cản hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Ba là, sự không lành mạnh của hành vi được chứng minh bằng các hậu quả gây ra cho khách hàng
(người tiêu dùng, đối tác của doanh nghiệp khác) và doanh nghiệp bị xâm hại:
– Với khách hàng, quyền lựa chọn của họ bị xâm phạm do bị ngăn trở, bị cưỡng ép màkhông thể
thiếp lập được giao dịch, không tiếp tục thực hiện được giao dịch theo ý chí của mình. Quyền lựa chọn
bị khống chế sẽ dẫn đến khả năng khách hàng phải giao dịch với doanh nghiệp vi phạm hoặc người
được chỉ định. Dấu hiệu ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình hoặc với người mà mình chỉ định
khi điều tra về hành vi ép buộc không được đặt ra.
– Hành vi này mang bản chất côn đồ trong kinh doanh, có thể gây ra những xáo trộntrong xã hội,
gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh của cộng đồng, là những dấu hiệu không lành mạnh trong đời
sống kinh doanh đòi hỏi pháp luật và công quyền phải thẳng tay trừng trị.
– Với các doanh nghiệp khác, việc không thiết lập được, không thực hiện được nhữnggiao dịch của
họ với khách hàng có thể làm cho tình hình kinh doanh bị ngăn trở, rối loạn. Mặc dù đối tượng của
hành vi ép buộc trong kinh doanh là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp vi phạm, song thủ
đoạn cản trở khách hàng thiết lập, thực hiện giao dịch cũng đã làm cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp khác bị cản trở hoặc bị hạn chế.
4. Gièm pha doanh nghiệp khác
Gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực,
gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Từ khái niệm trên, cấu thành pháp lý của hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bao gồm các yếu tố sau đây: 27 lOMoARcPSD| 36477832
Thứ nhất, hình thức của hành vi là việc trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về
doanh nghiệp khác. Việc đưa thông tin có thể được thực hiện một cách trực tiếp từ doanh nghiệp vi
phạm, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí. Doanh nghiệp vi phạm có thể
thực hiện hành vi công khai hoặc không công khai. Nội dung của thông tin về doanh nghiệp khác được
đưa ra rất đa dạng như các thông tin về chất lượng sản phẩm, tình hình tài chính, uy tín và đạo đức của
người quản lý, về cổ phiếu…. Những thông tin này tác động đến nhận thức và đánh giá của khách
hàng về sản phẩm, về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khác. Qua đó, khách hàng sẽ quyết định
có hay không việc giao dịch hoặc tiếp tục giao dịch với doanh nghiệp bị gièm pha.
Doanh nghiệp vi phạm có thể là tác giả hoặc chỉ là người tuyên truyền những thông tin mà họ thu thập
được những thông tin về doanh nghiệp khác. Vấn đề mà pháp luật quan tâm là tính trung thực (đúng
hay sai so với thực tế) của thông tin. Nếu những thông tin được đưa ra là thông tin trung thực thì không
cấu thành hành vi gièm pha bởi bằng hành vi của mình doanh nghiệp đã giúp cho người tiêu dùng, các
thành viên khác của thương trường có cơ sở để giám sát doanh nghiệp và lựa chọn đúng đắn sản phẩm
theo nhu cầu của họ. Ngược lại, sẽ là cạnh tranh không lành mạnh nếu những thông tin được đưa ta là
không trung thực về doanh nghiệp khác. Trong trường hợp này, quyền được thông tin của khách hàng
đã bị xâm phạm để qua đó các quyết định không giao dịch hoặc không tiếp tục giao dịch với doanh
nghiệp bị gièm pha không còn đúng đắn.
Thứ hai, hậu quả của hành vi là gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp bị thông tin nói đến. Uy tín của doanh nghiệp phản ảnh niềm tin và sự yêu
thích của khách hàng đối với doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Sự giảm sút uy tín của doanh nghiệp bị
xâm hại thể hiện ở sự giảm sút một cách bất thường các giao dịch, doanh số bán ra, doanh thu của
doanh nghiệp, số lượng khách hàng so với trước đó. Những ảnh hưởng xấu của hành vi gièm pha đối
với tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh thể hiện ở các số liệu kế toán thống kê, những biến
động bất thường của tình hình tài chính, những sự kiện làm rối loạn hoạt động kinh doanh bình thường
của doanh nghiệp…. Khi điều tra về hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, hậu quả phải được xác định
là hiện thực, tức là chúng phải xảy ra trong thực tế, doanh nghiệp bị gièm pha đã phải gánh chịu những
bất lợi về uy tín, về tài chính và về tình hình kinh doanh do thông tin không trung thực gây ra. Đối với
hành vi này, mọi sự suy đoán về hậu quả đều không được coi là cơ sở để kết luận về sự vi phạm.
5.Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của người khác
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là hành vi của doanh nghiệp trực tiếp
hoặc gián tiếp làm cản trở hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Nếu so sánh với hành vi gièm pha trong kinh doanh hoặc ép buộc trong kinh doanh thì hành vi gây
rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác cũng là một dạng biểu hiện trong chiến lược cản trở
hoặc gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác như hai hành vi nói trên. Chúng
đều có thể do doanh nghiệp vi phạm thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự khác nhau giữa
các hành vi chỉ là ở phương tiện, thủ đoạn được doanh nghiệp vi phạm sử dụng. Nếu hành vi gièm pha
sử dụng thông tin không trung thực về doanh nghiệp bằng cách thức truyền miệng công khai, không
công khai hoặc thông qua các phương tiện truyền thông…; hành vi ép buộc trong kinh doanh sử dụng
các thủ đoạn mang tính côn đồ đối với khách hàng của doanh nghiệp khác, thì hành vi gây rối hoạt
động kinh doanh sử dụng bất kỳ thủ đoạn nào khác (luật không thể liệt kê) ngoài những thủ đoạn nói
trên để làm cản trở gián đoạn hoạt động kinh doanh của người khác. Như vậy, pháp luật không quy 28 lOMoARcPSD| 36477832
định về hình thức cũng như những phương tiện, công cụ được sử dụng trong hành vi gây rối hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp khác. Căn cứ pháp lý duy nhất của hành vi này được quy định là:
– Tình hình kinh doanh của họ bị gián đoạn hoặc bị cản trở, và –
Hậu quả này đã xảy ra trên thực tế.
6. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Điều 45 Luật Cạnh tranh.)
Là một biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, quảng
cáo hàng hoá, dịch vụ, “việc chủ thể kinh doanh giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh
doanh, hàng hoá, dịch vụ”(Điều 4 Pháp lệnh Quảng cáo 16/11/2001.), giúp các doanh nghiệp giới thiệu
sản phẩm đến với khách hàng một cách nhanh chóng. Đối với người tiêu dùng, hoạt động quảng cáo
cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản về tình hình thị trường, về hàng hoá, dịch vụ
nhằm nâng cao khả năng lựa chọn của họ đối với các sản phẩm trên thị trường. Với ý nghĩa đó, hoạt
động quảng cáo thực sự có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo thông qua sản phẩm quảng cáo (những thông tin bằng
hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng… chứa đựng nội
dung quảng cáo) và những phương tiện rất đa dạng để đưa sản phẩm quảng cáo đến với khách hàng
(phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện truyền tin, các xuất bản phẩm, các loại bảng, biển, panô,
áp phích…). Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo gồm có Luật
Cạnh tranh, Luật Thương mại năm 2005, Pháp lệnh Quảng cáo, Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày
13/3/2003 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Quảng cáo… Trong các văn bản pháp luật này cũng có đề
cập đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Theo Luật Cạnh tranh, những hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:
6.1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác
Quảng cáo so sánh là việc khi thực hiện quảng cáo, doanh nghiệp đã đưa ra những thông tin có nội
dung so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác. Lý
luận cạnh tranh phân chia hành vi quảng cáo so sánh thành nhiều mức độ khác nhau như sau:
– Quảng cáo so sánh bằng là hình thức so sánh cho rằng sản phẩm của mình có chất lượng, có
cungcách phục vụ hoặc tính năng giống như sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác;
– Quảng cáo so sánh hơn là hình thức quảng cáo cho rằng sản phẩm của người quảngcáo có chất
lượng tốt hơn, cung cách phục vụ, hình thức,… tốt hơn sản phẩm của doanh nghiệp khác;
– Quảng cáo so sánh nhất là hình thức quảng cáo khẳng định vị trí số một của sản phẩmcủa mình
trên thị trường bằng cách cho rằng chất lượng, mẫu mã, phương thức cung ứng… của mình là tốt nhất
hoặc khẳng định rằng không có bất cứ sản phẩm cùng loại nào trên thị trường có được những tiêu
chuẩn nói trên như sản phẩm của mình. Tùy từng mức độ so sánh và tính chất trung thực của thông tin
mà khả năng xâm hại cho đối thủ và cho khách hàng sẽ là khác nhau.
Luật Cạnh tranh năm 2004 ngăn cấm mọi hành vi quảng cáo so sánh mà không phân biệt giữa so sánh
bằng, so sánh hơn và so sánh nhất. Hành vi quảng cáo bị coi là quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh 29 lOMoARcPSD| 36477832
không lành mạnh khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây: Một là, sản phẩm quảng cáo đã đưa ra những
thông tin khẳng định sản phẩm được quảng cáo có các điều kiện thương mại như chất lượng, mẫu mã,
số lượng, giá cả, điều kiện mua bán… ngang bằng, tốt hơn hoặc tốt nhất so với các sản phẩm cùng loại
của doanh nghiệp khác. Như vậy, các thông tin trong sản phẩm quảng cáo không chỉ nói về sản phẩm
được quảng cáo mà còn đề cập đến sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác (sản phẩm bị so sánh),
khẳng định sản phẩm được quảng cáo có chất lượng, mẫu mã, cung cách phục vụ… ngang bằng hoặc
tốt hơn sản phẩm bị so sánh. Thông tin so sánh có thể đúng hoặc không đúng. Với hành vi quảng cáo
so sánh, những thông tin so sánh đúng hoặc không đúng đều là cạnh tranh không lành mạnh. Trong
dấu hiệu này, có hai nội dung cần xác định sau đây:
– Sản phẩm được quảng cáo và sản phẩm bị so sánh phải là những sản phẩm cùng lọai.Các sản phẩm
chỉ có thể được coi là cạnh tranh với nhau khi chúng cùng loại và các thông tin trong quảng cáo khi
nói đến hai sản phẩm cùng loại của hai doanh nghiệp khác nhau thì mới là so sánh. Ngược lại, một sản
phẩm quảng cáo đưa ra những thông tin nói về hai loại hàng hoá, dịch vụ không cùng loại thì hành vi
ấy được kinh tế học coi là quảng cáo liên kết chứ không phải là so sánh. ví dụ, quảng cáo về sản phẩm
bột giặt ô mô có sử dụng nước xả vải hương Downy…. Các sản phẩm cùng loại với nhau khi chúng
phục vụ cho cùng một nhu cầu sử dụng.
– Sản phẩm bị so sánh phải là sản phẩm do doanh nghiệp khác sản xuất hoặc kinhdoanh. Nếu nội
dung quảng cáo so sánh các sản phẩm cùng lọai do doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo kinh doanh
như : so sánh sản phẩm mới và sản phẩm trước đây để cho khách hàng thấy được tính năng của sản
phẩm mới thì việc quảng cáo đó không coi là quảng cáo so sánh.
Hai là, hành vi quảng cáo so sánh phải là so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp
khác. Các thông tin quảng cáo sẽ là so sánh trực tiếp nếu những hình ảnh, màu sắc, tiếng nói, chữ
viết… được sử dụng trong sản phẩm quảng cáo đủ để người tiếp nhận thông tin xác định được sản
phẩm bị so sánh. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đã gọi tên sản phẩm cạnh tranh, doanh nghiệp
cạnh tranh khi thực hiện quảng cáo so sánh, song cũng có trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng hình
ảnh, tên gọi chung chung về sản phẩm khác để so sánh. Nếu những hình ảnh, màu sắc, tiếng nói… cho
thấy đặc trưng riêng có của sản phẩm bị so sánh mà không cần gọi tên cụ thể cũng cấu thành việc so
sánh trức tiếp. Với dấu hiệu này, có nhiều khả năng sau đây sẽ xảy ra trong việc so sánh:
– So sánh trực tiếp (còn gọi là xâm phạm trực tiếp đến đối thủ cụ thể) có thể là việcdoanh nghiệp vi
phạm điểm mặt, chỉ tên sản phẩm và doanh nghiệp cụ thể mà nó muốn so sánh đến. Các trường hợp
quảng cáo so sánh với những thông tin chung chung như so sánh độ tẩy trắng của bột giặt Tide với bột
giẳt thường, hoặc hình ảnh so sánh nước xả vải Downy với hình ảnh mờ mờ của loại nước xã vải khác
nhưng không xác định cụ thể là sản phẩm nào, của ai có thể sẽ không bị coi là vi phạm;
– Sự so sánh sẽ là trực tiếp nếu như những thông tin đưa ra làm cho khách hàng có khảnăng xác định
được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp bị so sánh mà không cần phải gọi tên các doanh nghiệp cụ thể nào.
Quảng cáo so sánh là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bởi những lý do sau đây:
– Việc quảng cáo bằng cách so sánh trực tiếp với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanhnghiệp khác
đã vượt quá giới hạn cho phép và nhiệm vụ của hoạt động quảng cáo. Quảng cáo là việc doanh nghiệp
giới thiệu về sản phẩm để xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm nên những thông tin được đưa ra phải là 30 lOMoARcPSD| 36477832
những thông tin về hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện quảng cáo. Mọi hành vi dùng thông
tin về sản phẩm cùng loại của người khác để tạo ấn tượng, đề cao sản phẩm của mình đều đi ngược lại
bản chất của việc quảng cáo.
– Sự so sánh thể hiện mong muốn dựa dẫm vào sản phẩm của người khác, nhất là những sản phẩm
nổi tiếng. Ví dụ như quảng cáo cho rằng sản phẩm được quảng cáo có chất lượng không thua gì một
sản phẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng hoặc một sản phẩm rất nổi tiếng trên thị trường nhằm
đề cao vị thế của mình, hạ thấp uy tín của sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác trên thị trường
liên quan. Pháp lệnh Quảng cáo cũng có quy định tương tự về hành vi quảng cáo so sánh.
6.2 . Bắt chước sản phẩm quảng cáo để gây nhầm lẫn cho khách hàng
Sản phẩm quảng cáo là những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu
tượng, màu sắc, ánh sáng… chứa đựng nội dung quảng cáo, được trình bày thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng, pano, áp phích… để đưa các thông tin mà nó chứa đựng đến với khách hàng. Sự
hấp dẫn của cách thức trình bày và nội dung trong sản phẩm quảng cáo quyết định mức độ thu hút của
nó đối với khách hàng làm cho mục đích quảng cáo sẽ đạt được hiệu quả. Bên cạnh nâng cao năng lực
cạnh tranh qua giá cả, qua chất lượng, việc cạnh tranh qua hoạt động quảng cáo diễn ra rất quyết liệt
đòi hỏi các sản phẩm quảng cáo của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, hấp dẫn và có quy mô đầu
tư ngày càng lớn. Chi phí dành cho quảng cáo trong cơ cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cũng
chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Sự lựa chọn ngày càng khắt khe của người tiêu dùng trong môi trường
cạnh tranh đa thông tin và đa phương tiện đã buộc mọi doanh nghiệp phải biết cách xây dựng chiến
lược đầu tư để tạo ra các sản phẩm quảng cáo độc đáo, ấn tượng đối với khách hàng. Trước tình hình
đó, xuất hiện nhiều toan tính không lành mạnh bằng cách bắt chước sản phẩm quảng cáo của người
khác nhằm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Bắt chước sản phẩm quảng cáo là việc dùng các thông
tin, hình ảnh, âm nhạc, màu sắc, chữ viết… giống với sản phẩm của doanh nghiệp khác đã công bố
trước đó với mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, về chất lượng… của
sản phẩm được quảng cáo. Luật Cạnh tranh không thể xác định cụ thể mức độ bắt chước của sản phẩm
quảng cáo nhái so với sản phẩm quảng cáo bị nhái để có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng. Tùy thuộc
vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan thực thi pháp luật sẽ xác định căn cứ vào tình hình cụ thể của sự
việc và của thị trường. Về vấn đề này, Pháp lệnh quảng cáo cấm doanh nghiệp thực hiện việc quảng
cáo gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của người khác.
6.3 . Quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng
Luật Cạnh tranh cấm doanh nghiệp thực hiện hành vi “đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm
lẫn cho khách hàng trong hoạt động quảng cáo về một trong các nội dung sau: giá, số lượng, chất
lượng công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá,
người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ,
thời hạn bảo hành; và các nội dung gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác”(Khoản 3 Điều 46 Luật Cạnh tranh.)
Các thông tin về giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại… được liệt kê
trong Luật Cạnh tranh là những thông tin có ý nghĩa quan trọng tác động đến sự lựa chọn của khách
hàng đối với sản phẩm quảng cáo. Các thông tin bị sai lệch sẽ làm cho sự lựa chọn sẽ không chính
xác. Hành vi gian dối trong quảng cáo bằng cách làm sai lệch nhận thức, gây nhầm lẫn trong ý thức 31 lOMoARcPSD| 36477832
lựa chọn của khách hàng đều là không lành mạnh. Pháp luật cạnh tranh và pháp luật chuyên ngành
trong lĩnh vực quảng cáo quy định ngăn cấm việc quảng cáo gian dối. Căn cứ Khoản 3 Điều 46 Luật
Cạnh tranh, hành vi này có hai cấp độ vi phạm: đầu tiên là quảng cáo gian dối. Cụ thể, đó là việc doanh
nghiệp cung cấp các thông tin quảng cáo về giá, số lượng, chất lượng… sai sự thật khách quan. Với
cấp độ này, để xác định hành vi, cơ quan có thẩm quyền chỉ cần đối chiếu nội dung của thông tin
quảng cáo với thực tế khách quan. Tiếp đó là quảng cáo đưa thông tin nhầm lẫn. Cụ thể là việc doanh
nghiệp cung cấp những thông tin có khả năng gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá, số lượng, chất
lượng, công dụng của sản phẩm…. Trong trường hợp này, thông tin quảng cáo chưa là gian dối, song
lại có thể làm cho khách hàng hiểu không chính xác về nội dung quảng cáo với điều kiện khách hàng
đang trong trạng thái bình thường.
Để xác định sự gian dối trong hành vi quảng cáo, cần có quy trình thẩm định thông tin một cách khoa
học và trung thực. Phải phân tích, so sánh tính đúng đắn của những thông số kinh tế – kỹ thuật liên
quan đến giá, sản phẩm.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, việc kiểm soát tính trung thực của các thông tin về quảng cáo một
cách qua loa, chiếu lệ đã làm cho người tiêu dùng cảm thấy loại hàng hoá nào cũng tốt nhất trái với
thực tế khi sử dụng hàng hoá không.
7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Điều 46 Luật Cạnh tranh.)
Sự hiếu kỳ và hám lợi của con người (nhất là khi họ lại là người tiêu dùng) được các nhà kinh doanh
khai thác thông qua hoạt động quảng cáo và khuyến mại nhằm xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm của
mình. Quảng cáo là hình thức thoả mãn tính hiếu kỳ bằng thông tin đưa ra cho thị trường, khuyến mại
là việc dùng lợi ích vật chất để khuyến khích mua hàng. Người tiêu dùng khi mua hàng hoá, dịch vụ
của doanh nghiệp có khuyến mại sẽ được dành cho những lợi ích vật chất nhất định trước hoặc sau khi
mua hàng (Trường ĐH Luật Hà nội, Giáo trình Luật thương mại (NXB Công an nhân dân, 2001), tr
288.) ngoài giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ. Các hình thức khuyến mại bao gồm việc đưa hàng
mẫu để khách hàng dùng thử mà không phải trả tiền; việc tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ không lấy
tiền; việc bán hàng với giá thấp hơn giá bình thường trước đó; việc tổ chức các giải thưởng.v.v.
Để điều chỉnh hoạt động khuyến mại, Luật Thương mại năm 2005 quy định về hình thức, chủ thể và
cách thức tổ chức hoạt động khuyến mại của thương nhân. Dưới góc độ của lý thuyết cạnh tranh, là
một trong những cách thức thu hút, tranh giành và tạo thói quen tiêu dùng cho khách hàng bằng những
chiến dịch, khuyến mại có thể làm xuất hiện nhiều khả năng tranh giành một cách không lành mạnh.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh, những hành vi khuyến mại sau đây sẽ bị coi là cạnh tranh không lành mạnh:
- Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng. Hành vi này xảy ra khi doanh nghiệp
thực hiện khuyến mại bằng hình thức tổ chức giải thưởng nhưng đã không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng giải thưởng đã công bố trước đó.
– Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
Trong trường hợp này, hoạt động khuyến mại được doanh nghiệp sử dụng làm công cụ để làm cho
khách hàng bị nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ, doanh nghiệp tặng hàng mẫu cho khách hàng
dùng thử với chất lượng cao hơn so với hàng hóa đang được bán trên thị trường. 32 lOMoARcPSD| 36477832
Hai hành vi này được thực hiện với thủ đoạn đưa những thông tin gian dối về giải thưởng, không trung
thực về hàng hoá, dịch vụ hoặc gây nhầm lẫn để lừa dối người tiêu dùng. Bản chất lừa dối của hành vi
khuyến mại khác với sự lừa dối trong quảng cáo ở chỗ, quảng cáo lừa dối là việc doanh nghiệp không
trung thực khi đưa ra các thông tin trực tiếp về giá, số lượng, chất lượng… của hàng hoá, dịch vụ được
quảng cáo, trong khi đó, lừa dối trong khuyến mại là việc các doanh nghiệp đã không trung thực về
các lợi ích mà khách hàng sẽ được hưởng hoặc dùng các lợi ích đó để tạo ra sự nhận thức sai lệch về
hàng hoá, dịch vụ của khách hàng. Những hành vi như tổ chức và công bố công khai về giải thưởng
song không có giải thưởng hoặc giải thưởng không đúng với những gì đã công bố; hành vi tổ chức
khuyến mại bằng cách đưa hàng mẫu cho khách hàng dùng thử với chất lượng cao cấp hơn nhiều so
với hàng hóa được dùng để mua bán hòng làm cho khách hàng bị nhầm lẫn về chất lượng hàng hóa
đều bị coi là cạnh tranh không lành mạnh.
– Phân biệt đối xử với khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khácnhau trong
cùng một chương trình khuyến mại. Căn cứ vào quy định này, có những yếu tố sau đây cấu thành nên hành vi vi phạm:
+ Doanh nghiệp tổ chức khuyến mại trong một khu vực bao gồm nhiều địa bàn khác nhau (doanh
nghiệp có thể chia khu vực khuyến mại thành các địa bàn theo khu vực địa lý, theo tiêu chuẩn thành
thị, nông thôn hoặc theo nhóm khách hàng…;
+ Khách hàng ở các địa bàn trên phải đáp ứng các điều kiện như nhau để được tham gia vào chương
trình khuyến mai (ví dụ khách hàng cần có số lượng hàng hóa tiêu thụ giống nhau…);
+ Doanh nghiệp đã áp dụng cơ cấu lợi ích khác nhau theo địa bàn. Do đó, dù đáp ứng các điều kiện
như nhau nhưng các khách hàng ở các địa bàn khác nhau được hưởng lợi ích khuyến mại không giống
nhau. Ví dụ cùng điều kiện là có đủ 3 nắp chai bia, các khách hàng ở nông thôn và ở thành thị sẽ có
cơ hội trúng những giải thưởng với giá trị khác nhau. Hành vi này bị coi là cạnh tranh không lành
mạnh bởi đã phân biệt đối xử với khách hàng. Về nguyên tắc, khi khách hàng đáp ứng đủ những điều
kiện mà doanh nghiệp đặt ra và các điều kiện là như nhau thì họ có vị trí như nhau trước doanh nghiệp.
Một khi điều kiện giống nhau nhưng lợi ích được thụ hưởng khác nhau thì doanh nghiệp thực hiện
việc khuyến mại đã có thái độ đối xử không công bằng đối với khách hàng. Việc quy định hành vi
phân biệt đối xử với khách hàng là cạnh tranh không lành mạnh cho thấy pháp luật cạnh tranh không
chỉ bảo vệ tổ chức, cá nhân kinh doanh mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong quy định về hành vi này, pháp luật chưa làm rõ yếu tố như nhau của
khách hàng khi tham gia khuyến mại.
– Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại
do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hoá của mình(Điều 46
Luật Cạnh tranh.). Để cấu thành hành vi vi phạm, cần xác định các yếu tố sau đây:
+ Hình thức khuyến mại là tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử;
+ Để được tặng hànng hóa, khách hàng phải chấp nhận đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác
sản xuất mà họ đang sử dụng.
Với điều kiện này, đối tượng được tham gia khuyến mại chỉ là các khách hàng đang giao dịch, đang
sử dụng hàng hóa của đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác, doanh nghiệp đã trực diện lôi kéo khách hàng 33 lOMoARcPSD| 36477832
đang tiêu thụ sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác bằng cách tặng hàng hóa cho họ dùng thử
với mong muốn khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng. Hành vi này bị coi là một dạng không lành
mạnh bởi nó được thực hiện nhằm xoá bỏ một cách không chính đáng thói quen tiêu dùng của khách
hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Khi tham gia thị trường các doanh nghiệp được quyền
tác động đến nhu cầu của khách hàng bằng cách dành lợi ích vật chất, cung cấp các thông tin về sản
phẩm của mình để khách hàng có thể lựa chọn chúng trong vô số các sản phẩm cùng loại khác. Trước
rất nhiều sản phẩm cùng loại có khả năng đáp ứng cho cùng một nhu cầu, doanh nghiệp chỉ có thể làm
nổi bật sản phẩm của mình trước khách hàng để cạnh tranh.
Trong khuyến mại không lành mạnh việc tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu
khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để
dùng hàng hoá của mình là toan tính nhằm xoá bỏ hình ảnh của doanh nghiệp khác trong thói quen
tiêu dùng đã có của khách hàng để tạo thói quen tiêu dùng mới đối với sản phẩm của mình. Trong thực
tiễn, đã có những doanh nghiệp tổ chức chương trình khuyến mại tặng những gói sản phẩm bột nêm
với khối lượng 250g cho khách hàng với điều kiện khách hàng phải cung cấp cho doanh nghiệp ít nhất
là hai vỏ bao bột nêm do doanh nghiệp khác sản xuất. Có thể nói, đây là vụ việc điển hình cho chiến
lược xóa bỏ sản phẩm của doanh nghiệp khác trong nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
8. Phân biệt đối xử trong hiệp hội (Điều 7 Luật Cạnh tranh.)
Việc thành lập các hiệp hội nhằm liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập trong ngành hoặc nghề là
nhu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế hiện đại, sẽ tạo ra những sức mạnh chung để hỗ trợ phát triển
kỹ thuật, phát triển thị trường và đầu tư trong ngành, nghề đó. Tuy nhiên, hoạt động của các hiệp hội
có thể dẫn đến những biểu hiện tiêu cực do sự chi phối của các thế lực trong hiệp hội đó. Luật Cạnh
tranh quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Hiệp hội ngành, nghề bao gồm:
8.1. Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó
mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh
Tuy chỉ là những tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp độc lập, là đại diện cho ngành,
nghề trên thị trường liên quan, các hiệp hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp thành
viên và chưa phải thành viên hoạt động trong ngành, nghề đó. Việc từ chối nhu cầu gia nhập hoặc rút
khỏi hiệp hội làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng bất lợi trong kinh doanh, đôi khi còn buộc họ
phải rời bỏ thị trường. Việc gia nhập, rút khỏi hiệp hội là quyền tự do của doanh nghiệp và việc xem
xét kết nạp doanh nghiệp là quyền của hiệp hội đó.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh, việc từ chối một doanh nghiệp có nhu cầu gia nhập hoặc
rút khỏi thị trường sẽ là cạnh tranh không lành mạnh trong các trường hợp sau đây:
Một, các doanh nghiệp đủ điều kiện để được gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội theo quy định của Pháp
luật, quy chế của hiệp hội;
Hai, sự từ chối mang tính phân biệt đối xử. Điều đó có nghĩa là, với cùng một điều kiện, hiệp hội đã
giải quyết cho doanh nghiệp nào đó gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội, song lại từ chối đối với một hoặc
một số doanh nghiệp khác;
Ba, sự từ chối của hiệp hội đã làm cho doanh nghiệp bị từ chối lâm vào tình trạng bất lợi trong cạnh
tranh, có thể làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh hoặc chắc chắn sẽ gây ra các khó 34 lOMoARcPSD| 36477832
khăn đó nếu không kịp thời ngăn chặn. Những bất lợi mà doanh nghiệp bị từ chối gặp phải có thể là
nguồn nguyên liệu cho hoạt động kinh doanh, nguồn tiêu thụ sản phẩm, phạm vi thị trường bị thu hẹp….
8.2. Hạn chế bất hợp lý đối với hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới
mục đích kinh doanh của các thành viên
Là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp để hỗ trợ cho các thành viên trong việc đào tạo
nhân lực, tìm kiếm thị trường, là đại diện cho ngành nghề trong các sinh hoạt chính trị, xã hội hoặc
tham gia các cuộc tranh tụng trong các vụ việc liên quan đến thương mại quốc tế, các hiệp hội không
có vai trò như một tập đoàn kinh tế hoặc các tổng công ty trong việc` điều phối hoạt động kinh doanh
của các thành viên trực thuộc. Sự liên kết và phối hợp của các thành viên hoàn toàn là tự nguyện,
không có các dấu hiệu của quản lý hành chính – kinh tế trong mối quan hệ giữa hiệp hội và thành viên.
Vì vậy, sự hạn chế bất hợp lý đối với hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới
mục đích kinh doanh của các thành viên từ phía hiệp hội là trái với tôn chỉ và chức năng của hiệp hội
đẩy những doanh nghiệp bị hạn chế vào tình trạng bất lợi trong kinh doanh và cạnh tranh.
9.Bán hàng đa cấp bất chính
9.1 . Khái niệm bán hàng đa cấp
Theo Luật Cạnh tranh, bán hàng đa cấp được hiểu là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hoá đáp ứng
được các yêu cầu sau đây:
– Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hoá được thực hiện thông qua mạng lưới người tham giabán hàng đa
cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
– Hàng hoá được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùngtại nơi ở, nơi
làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của
doanh nghiệp hoặc của người tham gia;
– Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi íchkinh tế khác
từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới do mình tổ chức
và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận(Xem Khoản 11 điều 3 Luật cạnh
tranh và điều 3 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP.).
9.2 . Những nét đặc trưng của bán hàng đa cấp
Từ quy định trên, bán hàng đa cấp có những nét đặc trưng sau đây:
a. Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hoá(Xem thêm điều 5 Nghị định số
110/2005/NĐ-CP.), được xem xét ở hai nội dung:
– Với phương thức bán lẻ hàng hoá thông qua mạng lưới tiếp thị, doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa
cấp thiết lập mối quan hệ mua bán sản phẩm trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng mà không cần
đầu tư thành lập, duy trì mạng lưới phân phối dưới dạng cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các đại lý phân
phối. Người tiêu dùng có cơ hội mua được sản phẩm từ gốc sản xuất, tránh những rủi ro có thể phát
sinh trong quá trình phân phối (như nạn hàng giả, giá cả không trung thực). Doanh nghiệp bán hàng
đa cấp có thể là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trực tiếp tiếp thị và bán lẻ bằng phương thức đa cấp
hoặc là các doanh nghiệp phân phối hàng hóa do doanh nghiệp khác sản xuất. 35 lOMoARcPSD| 36477832
Bán hàng đa cấp chỉ xảy ra trong thị trường hàng hoá. Theo Luật Cạnh tranh và Nghị định số
110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 quy định về quản lý đối với bán hàng đa cấp (Nghị định số
110/2005/NĐ-CP), đối tượng áp dụng của hành vi bán hàng đa cấp là thị trường hàng hoá chứ không
phải là thị trường dịch vụ. Khi bán hàng đa cấp được hiểu như phương thức tiếp thị để tiêu thụ, thì
hoạt động tiếp thị để cung ứng trong thị trường dịch vụ không phải là bán hàng đa cấp. Các hoạt động
của mạng lưới tiếp thị bảo hiểm không phải là bán hàng đa cấp, không thuộc đối tượng điều chỉnh của
Điều 48 Luật Cạnh tranh.
b. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp tiếp thị hàng hoá thông qua những người tham gia được tổ chức ở
nhiều cấp khác nhau
Khi phân tích về tổ chức của mạng lưới đa cấp, cần phải làm rõ một số nội dung sau đây: – Người
tham gia bán hàng đa cấp là những cộng tác viên trong việc tiếp thị, bán lẻ hàng hoá (được gọi với
những tên như đại lý, nhà phân phối độc lập, trực tiêu viên.v.v.) trực tiếp cho người tiêu dùng mà
không nhân danh doanh nghiệp. Như vậy, không phải là người trực tiếp thiết lập quan hệ với người
tiêu dùng, doanh nghiệp thực hiện việc giới thiệu và bán lẻ thông qua mạng lưới người tham gia, cũng
có quan hệ độc lập với khách hàng. Do người tham gia bán hàng đa cấp không là nhân viên của mình,
nên doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm trước khách hàng tiêu thụ sản phẩm về hành vi của
người tham gia, mà chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phạm vi chất lượng sản phẩm và các thông tin
liên quan đến sản phẩm do họ cung cấp.
– Khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, người tham gia không phải là các đại lýphân phối theo
quy định của Luật Thương mại, không thuộc các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp thành
lập. Luật Cạnh tranh quy định người tham gia tiếp thị hàng hoá tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu
dùng mà không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hay của người tham gia. Do
trực tiếp gặp gỡ người tiêu dùng để giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, người tham gia không phải đăng ký
kinh doanh khi tham gia bán hàng đa cấp.
– Người tham gia được tổ chức thành những cấp khác nhau theo phương thức: mỗingười tham gia
tổ chức một mạng lưới phân phối mới, khi được doanh nghiệp chấp nhận; số người tham gia ở cấp sau
luôn nhiều hơn so với cấp trước nó. làm cho phương thức kinh doanh này tạo ra một hệ thống phân
phối theo hình tháp. Trong quan hệ nội bộ, người tham gia ở cấp trên có vai trò tổ chức và điều hành
hoạt động của những người trong mạng lưới cấp dưới.
c. Người tham gia được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác(Lợi ích kinh tế khác có
thể là nhà ở, phương tiện đi lại, các chuyến du lịch…) từ kết qủa bán hàng của mình và của người
tham gia khác trong mạng lưới do họ tổ chức ra Cách thức phân chia lợi ích như trên vừa kích thích
người tham gia tích cực tiêu thụ hàng hoá, vừa kích thích họ tích cực tạo lập hệ thống phân phối cấp
dưới(Ở các nước, pháp luật của họ khống chế số cấp phân phối để người tham gia đầu tiên được chia
lợi ích từ các cấp dười là cấp 5 hoặc cấp 6.).
Bán hàng đa cấp có thể đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng như: mua hàng trực tiếp
từ nhà sản xuất, tránh được nạn hàng giả, hàng kém chất lượng. Đối với doanh nghiệp, bán hàng đa
cấp tiết kiệm được chi phí quảng cáo, cắt giảm được hàng loạt các chi phí khác như chi phí thuê mặt
bằng trừng bày, chi phí vận chuyển; mặt khác do mạng lưới phân phối để đưa hàng hoá trực tiếp đến
người tiêu dùng tạo nhiều thuận lợi cho quảng bá hàng hoá một cách trực tiếp và hữu hiệu. Bên cạnh 36 lOMoARcPSD| 36477832
đó, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội do phương thức kinh doanh này không giới hạn số lượng người tham gia.
9.3 . Tính không lành mạnh của hành vi bán hàng đa cấp bất chính
a. Quản lý việc bán hàng đa cấp
Không lên án phương thức bán hàng đa cấp, pháp luật chỉ coi bán hàng đa cấp là đối tượng của pháp
luật cạnh tranh khi thuộc những trường hợp bị coi là bất chính. Tại Việt Nam, về thái độ của Nhà
nước và pháp luật đối với bán hàng đa cấp, có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng
“cần cấm các hình thức bán hàng đa cấp” cho rằng nó có quá nhiều khuyết tật, đem lại những hậu quả
về kinh tế xã hội. Cũng lại có quan điểm rằng “cần quản lý bán hàng đa cấp”. Theo quan điểm thứ hai
thì bán hàng đa cấp chỉ là cách thức được doanh nghiệp sử dụng để tiêu thụ hàng hoá, nên pháp luật
cần xây dựng cơ chế kiểm soát hợp lý, đảm bảo cho nó tồn tại, phát huy hiệu quả và hạn chế các khuyết tật173.
Trong quan điểm “cần quản lý bán hàng đa cấp”, cũng có những ý kiến khác nhau về lĩnh vực pháp
luật điều chỉnh loại hành vi này. Có ý kiến coi bán hàng đa cấp như một hành vi thương mại, thuộc
phạm vi điều chỉnh của pháp luật thương mại. Phản đối ý kiến này, nhiều người cho rằng bán hàng đa
cấp không phải là một dạng hoạt động kinh doanh mà chỉ là một phương thức tổ chức tiêu thụ sản
phẩm, không thể được coi là hành vi thương mại (giống như các hành vi quảng cáo, khuyến mại, đại
lý hay đại diện thương mại.v.v). Nhiều người cho rằng cần có một văn bản pháp luật riêng về hoạt
động quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp; các biểu hiện không lành mạnh sẽ được điều chỉnh
theo pháp luật cạnh tranh. Như vậy, ý kiến này đòi hỏi nhiệm vụ phối hợp giữa pháp luật quản lý hành
chính về bán hàng đa cấp với pháp luật cạnh tranh – một bộ phận pháp luật đặc thù của kinh tế thị
trường, theo đó Pháp luật quản lý hành chính về bán hàng đa cấp xác định thủ tục đăng ký, cơ chế
kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp, quyền và nghĩa vụ của những chủ thể có liên quan.v.v. Theo
quan điểm này, hệ thống truyền tiêu đa cấp là cách thức đặc thù để xây dựng mạng lưới tiếp thị và tiêu
thụ sản phẩm, là một thủ pháp cạnh tranh trong kinh doanh, nhằm tạo lập vị thế cạnh tranh của mình
trên thương trường. Hành vi thiết lập hoặc vận hành hệ thống bán hàng đa cấp ẩn chứa trong mình nó
những toan tính thiết lập một mạng lưới phân phối ảo xâm phạm đến lợi ích của những người tham
gia, của người tiêu dùng và của các doanh nghiệp khác, được chính sách cạnh tranh coi là không lành
mạnh, cần phải được cấm đoán và trừng phạt nhằm bảo vệ trật tự và sự lành mạnh trong thị trường
cạnh tranh. Có nhiều quốc gia coi một số hành vi kinh doanh đa cấp là bất chính, thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật Cạnh tranh (Luật Thương mại lành mạnh của Đài Loan174, Luật Cạnh tranh của
Canađa….). b. Về bán hàng đa cấp bất chính
Theo Luật Cạnh tranh, việc bán hàng đa cấp bị coi là bất chính khi hội đủ hai điều kiện sau đây:
Một là, thực hiện một trong các hành vi mà luật liệt kê. Các hành vi được liệt kê bao gồm: – Yêu cầu
người tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền
để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; – Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là
90% giá hàng hoá đã bán cho người tham gia để bán lại;
– Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ich kinh tế khác chủ yếu 37 lOMoARcPSD| 36477832
Các ý kiến này được đăng tải trên website www.laodong.com.vn các số 359 ngày 25 /12/2003 và số 53 ngày 22/2/2004.
Ngoài các quy định tại Điều 21, 23, 24, 41, 42 Luật thương mại lành mạnh, Đài Loan còn ban hành
Bản quy định giám sát bán hàng đa cấp – văn bản pháp luật riêng để quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp.
từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
– Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sailệch
về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia175. Dấu hiệu khách quan, vật
chất của hành vi bán hàng đa cấp bất chính là việc thực hiện một trong bốn hành vi trên.
Hai là, nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới.
Dấu hiệu chủ quan của hành vi bán hàng đa cấp bất chính là mục đích thu lợi bất chính mà doanh
nghiệp bán hàng đa cấp mong muốn thụ hưởng. Luật Cạnh tranh của chúng ta đã sử dụng đồng thời
cả hai dấu hiệu này để làm cơ sở cấu thành hành vi vi phạm. Dưới góc độ so sánh, Luật Cạnh tranh có
những quy định khá tương đồng176 với các nước trong việc mô tả dấu hiệu khách quan của hành vi bán
hàng đa cấp bất chính(Có thể tham khảo Điều 55 và 55.1 Luật Cạnh tranh Canada.). Khi quy định dấu
hiệu chủ quan về tính bất chính của sự vi phạm, pháp luật của Việt Nam xác định mục đích của các
hành vi vi phạm là nhằm thu lợi bất chính. Trong khi đó, pháp luật của Canađa, Đài Loan.v.v. tập
trung phân tích bản chất gian dối của hành vi vi phạm thể hiện ở các thủ đoạn gian dối của doanh
nghiệp khi đưa ra thông tin về:
– Lợi ích mà những người đang tham gia được hưởng,
– Lợi ích sẽ được hưởng khi tham gia vào mạng lưới, để từ đó thiêt lập được hệ thống phân phối
đacấp(Xem thêm CIDA-Bộ Thương mại Việt nam, sđd, tr 95-96.).
c. Xác định tính không lành mạnh của bán hàng đa cấp bất chính
Việc xác định sự không lành mạnh của hành vi cạnh tranh được căn cứ vào khả năng gây thiệt hại của
nó đối với thị trường, đối với đời sống xã hội và bản chất trái đạo đức, tập quán kinh doanh hơn là khả
năng thu lợi cho người thực hiện. Tự thân bốn hành vi bị cấm đoán đã bao hàm trong đó mục đích bất
chính của người thực hiện. Chỉ cần thực hiện một trong bốn hành vi đã liệt kê tại điều 48 nói trên,
doanh nghiệp đã bán hàng đa cấp bất chính. Không coi mục đích thu lợi bất chính từ việc dụ dỗ tham
gia mạng lưới bán hàng đa cấp là một căn cứ độc lập để xác định về sự vi phạm, Nghị định số
110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp sử dụng(Xem Điều 7 Nghị định số 110/2005/NĐCP.)đã
quy định rõ các hành vi bị cấm đoán. Việc xác định tính không lành mạnh của bán hàng đa cấp bất
chính phải dựa trên việc phân tích các biểu hiện của các hành vi vi phạm, nhất là các dấu hiệu về sự
chiếm dụng vốn, dồn hàng cho người tham gia và lừa dối:
Một, bán hàng đa cấp bất chính được thực hiện nhằm chiếm dụng vốn của người tham gia
Luật Cạnh tranh quy định “cấm doanh nghiệp yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc hoặc phải
trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”. Hành vi này được xác định
bằng các điều kiện mà doanh nghiệp đặt ra cho người muốn tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Theo
đó, người muốn tham gia phải trả tiền hoặc phải đặt cọc một khoản tiền để được tham gia mạng lưới 38 lOMoARcPSD| 36477832
bán hàng. Cần phải xác định rằng pháp luật không cấm doanh nghiệp đặt ra điều kiện để chọn lọc
người tham gia vào mạng lưới bán hàng nếu cácc điều kiện đó không phải là điều kiện trả tiền hay đặt
cọc. Trong thực tế, các doanh nghiệp có thể đưa ra các tiêu chuẩn nhất định về kinh nghiệm, trình độ,
ngoại hình… để chọn lọc những người có năng lực và điều kiện thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp
thị, bán hàng của mình. Chỉ khi các điều kiện được đặt ra là phải trả tiền hay đặt cọc một khoản tiền
thì sẽ cấu thành hành vi vi phạm. Theo các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, các nghĩa vụ đặt cọc hay
trả tiền của người tham gia là biện pháp bảo đảm an toàn, uy tín, bình đẳng trong kinh doanh, là sự
ràng buộc vật chất để bảo đảm người tham gia phải tôn trọng uy tín của doanh nghiệp và của sản phẩm.
Theo lý thuyết cạnh tranh, sự chiếm dụng của hành vi được lập luận qua các căn cứ sau đây:
– Người tham gia mạng đa cấp chỉ là người tiếp thị để bán lẻ sản phẩm giúp cho doanhnghiệp tiến
hành tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng. Doanh nghiệp không ký gửi hàng hoá cho người tham gia
để bán dùm. Khi trực tiếp bán lẻ hàng hoá cho khách hàng, người tham gia phải thực hiện theo phương
thức mua đi, bán lại để hưởng phần chênh lệch. Vì vậy, nghĩa vụ đặt cọc hay trả tiền cho việc tham gia là không có căn cứ;
– Bản chất của bán hàng đa cấp là người tham gia tiếp thị sản phẩm giúp doanh nghiệp,được hưởng
lợi ích từ kết quả tiếp thị, bán hàng của mình và của mạng lưới do mình tổ chức ra. Quan hệ qua lại về
lợi ích và nghĩa vụ giữa doanh nghiệp với người tham gia thực sự chỉ phát sinh khi người tham gia
thực hiện việc tiếp thị sản phẩm. Việc gia nhập mạng lưới chưa đem lại cho người tham gia bất cứ lợi
ích gì, nên chưa thể ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với họ;
– Về bản chất, đặt cọc trong các giao dịch phát sinh trên thị trường là biện pháp bảođảm vật chất mà
mà các chủ thể phải thực hiện với nhau nhằm đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ; việc trả tiền
là nghĩa vụ thanh toán của một chủ thể cho việc được hưởng một lợi ích ngang giá. Vì vậy, việc doanh
nghiệp buộc người muốn tham gia phải thực hiện các nghĩa vụ nói trên như một điều kiện để xem xét
việc có được tham gia mạng lưới hay không là trái với bản chất của việc đặt cọc hay của nghĩa vụ trả
tiền trong các thương vụ.
Từ các lý lẽ trên, những khoản tiền mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được từ nghĩa vụ vô lý đã áp
đặt cho người muốn tham gia phải thực hiện là những khoản tài chính bất chính mà doanh nghiệp đã
chiếm dụng được.
CÂU 5.2 Xác đ nh bị ộ máy thực thi c nh tranh, phân bi t các cạ ệ ơ quan: Hội đồng
c nh tranh, cạ ơ quan qu n lý c nh tranh, th m quy n cả ạ ẩ ề ủa các cơ quan, trình
tự thủ ụ ố ụ t c t t ng c nh tranh.ạ Tiêu chí
Cơ quan quản lý cạnh tranh
Hội đồng cạnh tranh Điều luật
Các điều 49,50,51,52 Luật cạnh Các điều 53,54,55 Luật cạnh tranh 2004 tranh 2004 39 lOMoARcPSD| 36477832 Thành lập
Do Chính phủ thành lập, và quy Do Chính phủ thành lập, quy định
định tổ chức, bộ máy (Khoản 1, về thành viên (Khoản 1, điều 53) điều 49) Trách nhiệm, a)
Kiểm soát quá trình tập Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ quyền hạn
trungkinh tế theo quy định của tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại Luật này;
đối với các vụ việc cạnh tranh liên b)
Thụ lý hồ sơ đề nghị quan đến hành vi hạn chế cạnh
hưởngmiễn trừ; đề xuất ý kiến để tranh theo quy định của Luật này.
Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết
định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; c) Điều tra các vụ việc
cạnhtranh liên quan đến hành vi
hạn chế cạnh tranh và hành vi
cạnh tranh không lành mạnh; d)
Xử lý, xử phạt hành vi
cạnhtranh không lành mạnh;
đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Tính chất
Xét về chức năng, theo quy định Xét về chức năng, theo quy định
tại Điều 49 Luật Cạnh tranh, Cơ tại Điều 53 Luật Cạnh tranh, Hội
quan Quản lý cạnh tranh của Việt đồng Cạnh tranh của Việt Nam là
Nam vừa là cơ quan điều tra, vừa một cơ quan chuyên xử lý “xét xử
là cơ quan xử lý vừa là cơ quan hành chính” – đối với các vụ việc hành chính. hạn chế cạnh tranh. Chủ tịch/Thủ 1.
Thủ trưởng cơ quan quản 1.
Chủ tịch Hội đồng cạnh trưởng
lýcạnh tranh do Thủ tướng Chính tranhđược Thủ tướng Chính phủ
phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo bổ nhiệm, miễn nhiệm trong số
đề nghị của Bộ trưởng Bộ thành viên của Hội đồng cạnh Thương mại.
tranh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. 2.
Thủ trưởng cơ quan quản
lýcạnh tranh có trách nhiệm tổ 2.
Chủ tịch Hội đồng cạnh
chức, chỉ đạo cơ quan quản lý tranhcó trách nhiệm tổ chức hoạt
cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ, động của Hội đồng cạnh tranh.
quyền hạn quy định tại khoản 2 3.
Chủ tịch Hội đồng cạnh Điều 49 của Luật này.
tranhquyết định thành lập Hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gồm
ít nhất năm thành viên của Hội
đồng cạnh tranh, trong đó có một 40 lOMoARcPSD| 36477832
thành viên làm Chủ tọa phiên điều
trần để giải quyết một vụ việc cạnh tranh cụ thể.
Sơ đồ trình tự, thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh:
- Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quyđịnh
của Luật Cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến Cơ quan quản lý cạnh tranh. Thời hiệu khiếu nại là
02 năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện. 41 lOMoARcPSD| 36477832 Hồ sơ khiếu nại
Cục QLCT phát hiện vi phạm Cục QLCT Đình chỉ điều tra Điều tr a sơ bộ Chuyển xử lý hình sự Điều tra chính thức Báo cáo điều tra Quyết đị nh xử lý Khiếu nại Thi hành Bộ trư ởng BCT
Quyết địn h giải quyết Khởi ki ện ra Toà Phán quyết của Toà
Mô tả các bước của trình tự, thủ tục giải quyết một vụ việc cạnh tranh nói chung:
2.1. Tiếp nhận Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh và phân công xử lý
- Văn phòng Cục tiếp nhận Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, vào sổ lưu và trình lên Cục trưởng(hoặc
Phó Cục trưởng được phân công) ngay trong ngày.
- Văn phòng Cục nhận lại Hồ sơ sau khi có ý kiến của Cục trưởng (hoặc Phó Cục trưởng được
phâncông) và chuyển về cho Ban Điều tra hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc Ban Điều tra và xử lý
hành vi cạnh tranh không lành mạnh xử lý theo phân công của Lãnh đạo Cục.
2.2. Thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, Cục quản lý cạnh tranh phải tiếnhành
kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của Hồ sơ.
- Trường hợp Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh chưa đáp ứng tính đầy đủ và hợp pháp theo quyđịnh,
Cục quản lý cạnh tranh sẽ thông báo cho bên khiếu nại bổ sung. 42 lOMoARcPSD| 36477832
- Thời hạn bổ sung Hồ sơ khiếu nại là không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, Cục quản lýcạnh
tranh có thể gia hạn 1 lần không quá 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại.
- Sau khi nhận được Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đầy đủ, hợp lệ, Cục quản lý cạnh tranh
phảithông báo ngay cho bên khiếu nại nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh trừ trường
hợp bên khiếu nại thuộc trường hợp được miễn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng chi phí xử
lý vụ việc cạnh tranh, phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Quản lý cạnh tranh, bên khiếunại
phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
Ngoại trừ các trường hợp được miễn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc
cạnh tranh, phí xử lý vụ việc cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh chỉ thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc
cạnh tranh sau khi nhận đươc biên lai nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Người tiêu dùng có thu nhập thấp được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấpxã)
hoặc cơ quan, tổ chức xã hội, nơi người đó cư trú hoặc làm việc, chứng nhận thì có thể được Cục
Quản lý cạnh tranh cho miễn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh
tranh, phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Cục Quản lý cạnh tranh trả lại Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hiệu khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Cạnh tranh (Hai năm kể từngày
hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện);
b) Vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh;
c) Bên khiếu nại không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Cục Quản lý cạnh tranh đúng thờihạn.
- Bên khiếu nại có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công Thương trong thời hạn 05 ngày làm
việckể từ ngày nhận được Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh do Cục Quản lý cạnh tranh trả lại.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Công Thương
phảira một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh;
b) Yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành thụ lý Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh.
2.3. Điều tra vụ việc cạnh tranh
- Sau khi Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được thụ lý, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh ra
quyết định điều tra sơ bộ. Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ.
- Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh
ra một trong các quyết định sau đây:
a) Đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy định của Luậtcạnh tranh;
b) Điều tra chính thức nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm quy định của Luậtcạnh tranh.
- Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, thời hạn điều tra chính thức là 90 ngày, kể từ ngày
cóquyết định điều tra; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Cục trưởng Cục quản lý cạnh
tranh gia hạn, nhưng không quá 60 ngày.
- Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh, thời hạn điều tra chính thức là 180 ngày, kể từ ngày có
quyếtđịnh điều tra; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh
gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá 60 ngày. Việc gia hạn thời hạn điều tra phải
được điều tra viên thông báo đến tất cả các bên liên quan trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày làm việc
trước ngày hết hạn điều tra. 43 lOMoARcPSD| 36477832
- Trong quá trình tiến hành điều tra, nếu phát hiện vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm, điều
traviên phải kiến nghị ngay với Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh xem xét chuyển hồ sơ đến cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
2.4. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, sau khi kết thúc điều tra, Cục trưởng Cục quản lýcạnh
tranh ra quyết định xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh chuyển báo cáo điều
tracùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh.
Sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh
quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnhtranh
phải ra một trong các quyết định sau: a) Mở phiên điều trần;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.
- Trường hợp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, trongthời
hạn 60 ngày, kể từ ngày có yêu cầu điều tra bổ sung bằng văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh, Cục Quản lý cạnh tranh phải hoàn thành điều tra bổ sung và chuyển báo cáo điều tra cùng toàn
bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra mộttrong
ba quyết định nêu trên.
- Trường hợp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định mở phiên điều trần, trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải mở phiên điều trần.
- Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thông qua phiên điều
trần.Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được gửi cho các bên liên quan trong thời hạn 07 ngày
làm việc, kể từ ngày ký.
2.5. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Trường hợp không nhất trí môt phần hoặ c toàn bộ nộ
i dung quyết định xử lý vụ việ
c cạnh tranh củạ Hôi đồng xử lý vụ việ c cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Hộ i đồng cạnh tranh.̣
- Trường hợp không nhất trí môt phần hoặ c toàn bộ nộ
i dung quyết định xử lý vụ việ c cạnh tranh củạ
Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bô trưởng Bộ Công
Thương.̣ - Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ viêc cạnh tranh phải có các nộ i dung chính sau
đây:̣ a) Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nạí;
b) Tên, địa chỉ của bên làm đơn khiếu nạí;
c) Số, ngày, tháng, năm của Quyết định xử lý vụ viêc cạnh tranh bị khiếu nại;̣
d) Lý do của viêc khiếu nại và yêu cầu của bên làm đơn khiếu nạí;̣
đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên làm đơn khiếu nại.́
- Đơn khiếu nại phải được gửi cho cơ quan đã ban hành quyết định xử lý vụ viêc cạnh tranh kèṃ
theo các chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp.
- Sau khi nhân đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việ
c cạnh tranh, cơ quan đã ban hành quyết
định xự̉ lý vụ viêc cạnh tranh phải kiểm tra tính hợp lệ
của đơn khiếu nại theo quy định tại Điều 108 của Luậ ṭ 44 lOMoARcPSD| 36477832
Cạnh tranh trong thời hạn 05 ngày làm viêc.̣
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhân đơn khiếu nại, cơ quan thụ lý đơn khiếu nại quyết định
xự̉ lý vụ viêc cạnh tranh có trách nhiệ m xem xét đơn khiếu nại, chuyển đơn khiếu nại kèm theo toàn
bộ ̣ hồ sơ vụ viêc cạnh tranh và kiến nghị của mình đối với đơn khiếu nại lên Hộ i đồng cạnh
tranh hoặ c ̣ Bô trưởng Bộ Công Thương.̣
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhân được hồ sơ khiếu nại, Hộ i đồng cạnh tranh hoặ c Bộ
trưởng ̣ Bô Công Thương có trách nhiệ m giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền; trường hợp đặ
c biệ t phức ̣ tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được gia hạn, nhưng không quá 30 ngày.
- Khi xem xét, giải quyết khiếu nại Quyết định xử lý vụ viêc cạnh tranh của Hộ i đồng xử lý vụ việ
c ̣ cạnh tranh, Hôi đồng cạnh tranh có các quyền sau đây:̣
a) Giữ nguyên quyết định xử lý vụ viêc cạnh tranh nếu xét thấy việ
c khiếu nại là không đủ căn cứ;̣
b) Sửa môt phần hoặ c toàn bộ quyết định xử lý vụ việ c cạnh tranh nếu quyết định này không đúng ̣ pháp luât;̣
c) Hủy quyết định xử lý vụ viêc cạnh tranh và chuyển hồ sơ vụ việ c cạnh tranh cho Hộ i đồng xử lý ̣
vụ viêc cạnh tranh giải quyết lại trong các trường hợp sau đây:̣
- Chứng cứ chưa được thu thâp và xác minh đầy đủ;̣
- Thành phần Hôi đồng xử lý vụ việ c cạnh tranh không đúng quy định của Luậ t Cạnh tranh hoặ c có ̣
vi phạm nghiêm trọng khác về tố tụng cạnh tranh.
- Khi xem xét, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ viêc cạnh tranh của Cục Quản lý cạnh tranh,̣
Bô trưởng Bộ Công Thương có các quyền sau đây:̣
a) Giữ nguyên quyết định xử lý vụ viêc cạnh tranh nếu xét thấy việ
c khiếu nại là không đủ căn cứ;̣
b) Sửa môt phần hoặ c toàn bộ quyết định xử lý vụ việ c cạnh tranh nếu quyết định này không đúng ̣ pháp luât;̣
c) Hủy quyết định xử lý vụ viêc cạnh tranh và yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh giải quyết lại theo thủ ̣
tục quy định tại Luât Cạnh tranh trong trường hợp chứng cứ chưa được thu thậ p và xác minh
đầy đủ.̣ - Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ viêc cạnh tranh có hiệ u lực pháp luậ t kể tự̀ ngày ký.
- Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ viêc cạnḥ tranh,
các bên liên quan có quyền khởi kiên vụ án hành chính đối với mộ t phần hoặ c toàn bộ nộ ị dung của
quyết định giải quyết khiếu nại ra Toà án Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuôc Trung ương ̣ có thẩm quyền.
CÂU 6. CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH, THẨM QUYỀN
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH.
* Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh
Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 07 năm 2014 quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, quy định việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi
vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
Điều 3 Nghị định 71/2014/NĐ-CP có quy định về các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm: 45 lOMoARcPSD| 36477832
- Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu một
trongcác hình thức xử phạt chính sau: + Cảnh cáo; + Phạt tiền.
- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể
bịáp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu
khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
- Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định trên doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng
mộthoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
+ Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;
+ Buộc cải chính công khai;
+ Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; +
Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
+ Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
+ Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
+ Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
+ Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng; +
Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
*Thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
1. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có các quyền hạn sau đây: a) Phạt cảnh cáo; b)
Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật cạnh tranh. c)
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh; d)
Áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3 Điều 117 của Luật cạnh tranh
đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; e)
Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy
định tại điểm a và điểm bkhoản 3 Điều 117 của Luật cạnh tranh
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 1, điểm
bkhoản 2, điểm c khoản 3 Điều 117 và khoản 2 Điều 118 của Luật cạnh tranh 46 lOMoARcPSD| 36477832
3. Các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh khônglành
mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
CÂU 7. Khái niệm, đặc điểm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, nội dung cơ bản của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Khái niệm:
Pháp luật bảo vệ quyền lợi ng tiêu dùng (BVQLNTD) là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan
hệ giữa ng tiêu dùng và các thg nhân khi ng tiêu dùng mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thg nhân
đó. Lĩnh vực pháp luật này quy định n~ quyền của ng tiêu dùng, quy định trách nhiệm sản phẩm của
thg nhân, ngăn chặn các giao dịch ko công bằng, bảo vệ thông tin cá nhân của ng tiêu dùng.
Phương pháp điều chỉnh:
PL BVQLNTD sử dụng phương pháp của luật hành chính để tác động bằng cách trao thêm
quyền cho bên yếu thế là ng tiêu dùng trog những quan hệ hợp đồng vs thg nhân.
Đối tượng điều chỉnh:
Quan hệ mua bán giữa thg nhân và ng tiêu dùng chỉ thuần túy là đối tượng điều chỉnh truyển
thống của luật dân sự. Quan hệ này kp là qh thg mại vì ko có mục đích mua đi bán lại nên ko thể dc
điều chỉnh bởi luật thg mại. Tuy nhiên, ng tiêu dùng cần dc bảo vệ thiết thực hơn bằng các quy định
của pl công bên ngoài các qd của luật dân sự truyền thống, cho nên đã hình thành nên lĩnh vực pl mới
- pl bảo vệ quyền lợi ng tiêu dùng.
Nội dung cơ bản:
+ Một là, quyền và nghĩa vụ của ng tiêu dùng:
Đây là phần quan trọng nhất của pl bảo vệ quyền lợi ng tiêu dùng. Tuy về hình thức, chúng
mang tính tuyên ngôn hơn là các qd điều chỉnh trực tiếp nhưng đây là cơ sở pháp lí quan trọng để chi
tiết hóa trong các đạo luật chuyên ngành có liên quan đến ng tiêu dùng.
+ Hai là, nghĩa vu, trách nhiệm của ng cung cấp hàng hóa, dịch vụ chon ng tiêu dùng:
Đây là ND đặc thù của của PL BVQLNTD. Ngoài những nghĩa vụ theo thỏa thuận và dc điều
chỉnh bởi các ngành luật tư, ng cung cấp, hàng hóa, dịch vụ chon g tiêu dùng phải gánh chịu thêm
nhiều nghĩa vụ mang tính hành chính và đặc biệt là gánh chịu trách nhiệm sản phẩm - loại tn pháp lí
đặc biệt khi hàng hóa dịch vụ của nhà cung cấp có những khuyết tật kể cả trong trường hợp ng này ko
có lỗi đvs những khuyết tật đó.
+ Ba là, kiểm soát các điều khoản giao dịch ko công bằng:
Về hình thức, giao dịch của ng cung cấp hàng hóa dịch vụ vs ng tiêu dùng dc thực hiện theo
các qd của luật dân sự. Tuy vậy, do tình trạng bất đối xứng thông tin giữa 2 bên tham gia giao dịch có
thể dẫn đến những lạm dụng, nhà làm luật các nc đều thiết lập các cơ chế kiểm soát để ngăn ngữa
những hậu quả xấu đvs bên yếu thế. 47 lOMoARcPSD| 36477832
+ Bốn là, giải quyết tranh chấp vs ng tiêu dùng:
Đối tượng của tranh chấp là những qh tư. Vì vậy, về nguyên tắc, các tranh chấp vs ng tiêu dùng
sẽ dc giải quyết theo trình tự của luật tư. Thg thì các tranh chấp vs ng tiêu dùng có thể dc giải quyết
theo các hình thức: thg lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Khi tranh chấp dc đưa ra tòa án, pl các nc
đều có xu hướng giảm bớt nghĩa vụ chứng minh chon g tiêu dùng trong tố tụng khi anh ta là ng đi kiện,
trong 1 số trg hợp, đảo hoàn toàn nghĩa vụ chứng minh cho phía thg nhân.
+ Năm là, các hành vi bị cấm và chế tài xử lí vi phạm:
Luật BVQLNTD các nc đều hướng tới loại bỏ những hành vi thg mại ko lành mạnh ngay cả
khi chúng ko hướng tới ng tiêu dùng cụ thể nào. Những hành vi này thg là: quảng cáo gian dối, nêu
thông tin sai lệch về uy tín của DN or sp,…Khi có vi phạm or tranh chấp, những qh hợp đồng giữa ng
tiêu dùng và thg nhân sẽ dc áp dụng chế tài có tính truyền thống là chế tài dân sự mà bồi thg thiệt hại
là hình thức chủ yếu. Đồng thời hình thức xử lí vi phạm bằng chế tài hành chính cung thg xuyên dc áp
dụng nếu xuất hiện những vi phạm thuộc những trg hợp bị cấp. Trong nhungwx trg hợp vi phạm
nghiêm trọng, thương nhân có thể bị xủa lí về hình sự.
CÂU 8. Khái niệm người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh, bên thứ ba theo qui định của
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể theo qui
định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Người tiêu dùng:
Khái niệm: K1 Đ 3 LBVQLNTD 2010 Quyền: Đ 8 Nghĩa vụ: Đ 9
Tổ chức, cá nhân kd:
Khái niệm: K2 Đ 3 Quyền: Nghĩa vụ: Đ 12 - Đ 26
Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi ng tiêu dùng: Đ 4
CÂU 9.Khái niệm, đặc điểm Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung?
Khái niệm: K5 Đ 3 và K6 Đ 3
Từ 2 khái niệm trên có thể thấy 2 khái niệm này tương đối giống nhau, hay đúng hơn là hợp
đồng theo mẫu cũng dc coi như là “điều kiện giao dịch chung”. Đặc điểm:
+ Thứ nhất, điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc, điều kiện do thg nhân đơn phương ban hành. 48 lOMoARcPSD| 36477832
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, thg nhân thường đưa ra những quy tắc, quy
định áp dụng cho ng tiêu dùng khi mua, sd hàng hóa, dịch vụ của mình. Các quy tắc, điều kiện đó là
sự ràng buộc đvs ng tiêu dùng và họ ko thể thay đổi, sửa chữa hay hủy bỏ.
+ Thứ hai, điều kiện giao dịch chung dc áp dụng chủ yếu cho ng tiêu dùng.
Mục đích của thg nhân khi ban hành các dk giao dịch chung là để tạo đk thuận lợi cho họ trog
quá trình giao dịch vs ng tiêu dùng. Do vậy, đối tượng áp dụng chủ yếu của đk giao dịch chung là ng
tiêu dùng. Điều này xuất phát từ thực tiễn kd của thg nhân khi slg ng tiêu dùng của họ là quá lớn ko
cho phép sd các hình thức giao kết hợp đồng truyền thống dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện.
+Thứ ba, đk giao dịch chung áp dụng cho nhiều ng tiêu dùng và sd nhiều lần.
Các quy tắc, qd mà thg nhân ban hành ko hướng đến ng tiêu dùng cụ thể hay trg hợp cụ thể mà
nó như “luật” riêng mà thg nhân áp dụng cho nhiều ng tiêu dùng và sd 1 cách lâu dài. Khi sd đk giao
dịch chung thì dường như ko có bất kì sự phân biệt nào giữa các ng tiêu dùng vs nhau, hay nói cách
khác là các quy tắc, quy định mặc nhiên áp dụng cho all ng tiêu dùng khi xác lập giao dịch vs thg nhân. II. NHÓM CÂU HỎI 2:
Câu 1: Phân tích các đặc điểm của các loại hành vi hạn chế cạnh tranh và đặc điểm của các dạng
hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi tập trung kinh tế?
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Luật cạnh tranh, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của
doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn
chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
Đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh:
Chủ thể thực hiện là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí nhất định trên thị trường
Là hành vi mang tính độc lập của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp trên thị trường liên quan
Mục đích của hành vi nhằm cản trở và làm sai lệch cạnh tranh trên thị trường ( phần phân tích
này có thể sử dụng ở phía dưới)
Đặc điểm của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thứ nhất, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ
thể trong quan hệ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Doanh nghiệp là chủ thể tạo nên và quyết định mức
độ cũng như hình thức của cạnh tranh, đồng thời, cũng chính các doanh nghiệp có thể gây hạn chế,
giảm bớt hay thậm chí triệt tiêu cạnh tranh do chính mình tạo ra bằng các thỏa thuận. Các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh có thể là giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau hoặc có
thể là giữa những doanh nghiệp có mối liên hệ với nhau trong cùng một chuỗi sản xuất hay cung ứng sản phẩm, dịch vụ.
Thứ hai, giữa các doanh nghiệp có thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Thoả thuận là đặc trưng pháp lý
cơ bản và là yếu tố cấu thành hành vi quan trọng, được hiểu là sự thống nhất ý chí giữa các bên tham
gia. thoả thuận hạn chế cạnh tranh thường là kết quả của quá trình đàm phán, thương lượng giữa các 49 lOMoARcPSD| 36477832
bên tham gia với nhau liên quan đến một hoặc một số nội dung hay yếu tố nào đó của thị trường. Ngoài
ra, thoả thuận hạn chế cạnh tranh còn có thể biểu hiện dưới dạng các cam kết tuân thủ hay đáp ứng
những yêu cầu do một hoặc một số bên đặt ra.
Thứ ba, mục đích của thoả thuận là nhằm hạn chế cạnh tranh. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có
thể theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các yếu tố của
cạnh tranh như giá cả hay thị trường. Mục đích của các bên tham gia thỏa thuận là làm giảm sức ép
cạnh tranh hay chính là hạn chế cạnh tranh và thông qua đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không
tham gia thỏa thuận, cho các doanh nghiệp tiềm năng, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của
người tiêu dùng và toàn xã hội.
Thứ tư, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được biểu hiện dưới một hình thức nhất định. Hình thức biểu
hiện của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không được coi là tiêu chí bắt buộc, có thể bằng miệng hoặc
bằng văn bản, chính thức hay không chính thức. Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định hình thức biểu
hiện của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tra và xử lý đối
với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, cho dù hình thức biểu hiện của thoả thuận hạn
chế cạnh tranh không làm ảnh hưởng đến hậu quả pháp lý của các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Thứ năm, hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm, làm sai lệch hay cản trở hoặc
thậm chí triệt tiêu các hoạt động cạnh tranh bình thường trên thị trường. Tuy nhiên, hậu quả này có
thể đã xảy ra hoặc chưa xảy ra. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ đòi hỏi đảm bảo các yếu tố cấu
thành về mặt hình thức. Khi xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không cần xét đến hậu
quả thực tế mà chỉ cần xác định hậu quả về mặt hình thức. Hậu quả thực tế chỉ có ý nghĩa trong việc
xác định mức độ trách nhiệm pháp lý hay mức phạt.
• Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí đặc quyền
Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc doanh
nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường liên quan. Vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền đem lại cho
doanh nghiệp quyền lực thị trường và khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường ị trí thống lĩnh
hoặc độc quyền đem lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác và đem lại
khả năng chi phối các quan hệ với khách hàng rong quan hệ ấy, doanh nghiệp có điều kiện tận dụng
những ưu thế trên nhằm gây khó khăn cho đối thủ trong quá trình kinh doanh hoặc ngăn cản việc gia
nhập thị trường.. Vì thế, quyền lựa chọn của khách hàng đã bị hạn chế, nhu cầu của khách hàng bị lệ
thuộc vào khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp độc quyền đã hoặc đang thực
hiện hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định trong Luật Cạnh tranh Về bản chất, lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnnh tranh là việc các doanh nghiệp đã khai thác
lợi thế mà quyền lực thị trường đem lại trong quan hệ với khách hàng để áp đặt những điều kiện giao
dịch bất lợi cho khách hàng như áp đặt giá bán cao, áp đặt giá mua thấp, áp đặt các điều kiện mua bán bất hợp lý…
Hậu quả của hành vi lạm dụng là làm sai lệch, cản trở hoặc giảm cạnh tranh trên thị trường liên
quan. Đặc trưng này cho thấy tác hại của hành vi lạm dụng đối với thị trường. Doanh nghiệp thực hiện
hành vi lạm dụng nhằm duy trì, củng cố vị trí hiện có hoặc nhằm thu lợi ích độc quyền từ việc bóc lột 50 lOMoARcPSD| 36477832
khách hàng. Do đó, việc thực hiện hành vi có thể gây ra những thiệt hại cho một số đối tượng cụ thể,
song nghiêm trọng hơn là làm suy giảm, cản trở tình trạng cạnh tranh của thị trường.
• Đặc điểm của hành vi tập trung kinh tế
Thứ nhất, chủ thể của tập trung kinh tế là các doanh nghiệp họat động trên thị trường.
Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thể là các doanh nghiệp trên cùng hoặc không cùng
họat động trên thị trường liên quan. không phải mọi lọai doanh nghiệp đều có thể tham gia vào các
hành vi tập trung kinh tế mà với mỗi hình thức tập trung kinh tế khác nhau sẽ có giới hạn khác nhau
về chủ thể tham gia nhất định.
Thứ hai, hình thức tập trung kinh tế bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa
các doanh nghiệp. Các hiện tượng tập trung kinh tế đòi hỏi sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp khác
nhau trên thị trường. Các doanh nghiệp nói trên đã liên kết khả năng kinh doanh bằng cách chủ động
tích tụ các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kỹ thuật, năng lực quản lý, tổ chức kinh doanh… mà
họ đang nắm giữ riêng lẻ để hình thành một khối thống nhất bằng việc sáp nhập, hợp nhất hoặc phối
hợp theo kiểu tập đoàn theo mô hình liên kết về sở hữu hoặc góp vốn bằng cách mua lại vốn góp của nhau, liên doanh với nhau.
Thứ ba, hậu quả của tập trung kinh tế là việc hình thành các tập đòan kinh tế, thay đổi cấu trúc
thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị trường. Các hình thức sáp nhập, hợp nhất sẽ làm cấu trúc
thị trường thay đổi theo hướng giảm đi số lượng doanh nghiệp đang họat động bằng cách tập trung tất
cả năng lực vào một doanh nghiệp duy nhất (doanh nghiệp được sáp nhập hoặc doanh nghiệp mới hình thành)
Câu 2: Phân tích phương thức điều chỉnh của pháp luật đối với từng loại hành vi hạn chế cạnh tranh?
Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý như sau: (i)
Chịu một trong các hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo hay phạt tiền; (ii) (ii)
Có thể tiếp tục bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh; (iii)
Có thể bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả (biện pháp khắc phục hậu
quả) sau đây: Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia, tách
doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; cải chính
công khai; loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch
kinh doanh; các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị
trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử 51 lOMoARcPSD| 36477832
phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
Pháp luật cạnh tranh của việt nam thể hiện sự linh hoạt và mềm dẻo khi xử lý các hành vi hạn
chế cạnh trạnh, đặc biệt đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo hai hình thức khác nhau: các
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm khi có các điều kiện
nhất định. Trường hợp không nhất trí một phần hay toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh, các bên có quyền khiếu nại lên hội đồng cạnh tranh
Việc xử lý các hành vi vi phạm hành vi hạn chế cạnh tranh phải dựa theo nguyên tắc là phải
đúng trình tự, thủ tục luật định; phải tiến hành nhanh chóng, công khai, công inh, triệt để, khắc phục
hậu quả đúng quy định; một hành vi vi phạm về hạn chế cạnh tranh chỉ bị xử lý một lần và những hành
vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật hình sự
Câu 3: Phân tích đặc điểm của từng hành vi cạnh tranh ko lành mạnh?
Đặc điểm của từng hành vi cạnh tranh không lành mạnh là:
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn: Đ40
=> Vậy ta có thể thấy đối tượng của hành vi là các chỉ dẫn thương mại của sản phẩm, chỉ dẫn thương
mại là cơ sở quan trọng để khách hàng nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Dưới góc
độ kinh tế, hành vi này mang bản chất bóc lột khi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn với sản phẩm của
doanh nghiệp khác đã có ý dựa dẫm vào danh tiếng của doanh nghiệp khác hoặc sản phẩm khác để
tiêu thụ sản phẩm của mình.
- Xâm phạm bí mật kinh doanh: Theo Khoản 10, Điều 3, LCT 2004 quy định về khái niệm bí
mật kinh doanh như sau: “Bí mật kinh doanh là thông tin có đủ các điều kiện sau đây: a) Không phải
là hiểu biết thông thường;
b) Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tinđó
có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;
c) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và khôngdễ
dàng tiếp cận được.” Đ41
- Ép buộc trong kinh doanh: Đ42
=> Đối tượng của hành vi là khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác, hình thức
của hành vi là doanh nghiệp ép buộc, đe dọa, cưỡng ép đối tượng trên để họ không được giao dịch
hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác, với mục đích là ép buộc người khác phải giao dịch với
mình. Và cuối cùng là sự không lành mạnh của hành vi được chứng minh bởi các hậu quả gây ra cho khách hàng
- Gièm pha doanh nghiệp khác: Đ43
=> Hình thức của hành vi là việc trực tiếp hoặc gián tiếp đưa những thông tin không trung thực về
doanh nghiệp khác, hậu quả của hành vi là gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp bị nhắc đến.
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác: Đ44 52 lOMoARcPSD| 36477832
=> Đây cũng được coi là một dạng biểu hiện trong chiến lược cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp khác, có thể do doanh nghiệp vi phạm thực hiện trực tiếp hoặc gián
tiếp. Và hành vi này sử dụng bất kì thủ đoạn nào ngoài những thủ đoạn được sử dụng trong hành vi
gièm pha hoặc ép buộc mà luật không thể liệt kê. - Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Đ45
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Đ46
=> Sự hiếu kỳ và hám lợi của con người được các nhà kinh doanh khai thác thông qua hoạt
động quảng cáo và khuyến mại nhằm xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm của mình.
- Phân biệt đối xử của hiệp hội Đ47
=> Việc thành lập hiệp hội nhằm liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập trong ngành hoặc nghề
là nhu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế hiện đại, sẽ tạo ra sức mạnh chung để hỗ trợ phát triển kỹ
thuật, phát triển thị trường và đầu tư trong ngành, nghề đó. Tuy nhiên, hoạt động của các hiệp hội có
thể dẫn đến những biểu hiện tiêu cực do sự chi phối của các thế lực trong hiệp hội đó. - Bán hàng đa cấp bất chính: Đ48
Theo K11, Điều 3, LCT 2004 quy định: “Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa
đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng
đacấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
b) Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở,nơi
làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của
doanh nghiệp hoặc của người tham gia;
c) Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế kháctừ
kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới
do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.”
Câu 4: Phân tích phương pháp điều chỉnh của pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Ta có thể thấy cùng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng nhà làm luật đã quy định xử
lý ở hai văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, đó là Luật CT năm 2004 và Luật SHTT năm 2005
(sửa đổi, bổ sung năm 2009), về cơ bản có thể thấy, cách quy định của cả hai văn bản này
giống nhau. Tuy nhiên, do phạm vi điều chỉnh của hai văn bản trên là khác nhau, do đó, có những
điểm không tương đồng như sau:
- Thứ nhất: Về đối tượng được bảo vệ, pháp luật về quyền SHTT hướng tới bảo hộ các đối tượng
mà quyền sở hữu được xác lập một cách rõ ràng, đầy đủ thông qua thủ tục đăng ký, cấp văn bằng bảo
hộ hoặc các tiến trình pháp lý khác do Nhà nước quy định. Còn Luật CT năm 2004 lại bảo hộ các lợi
thế cạnh tranh không được bảo hộ thông qua văn bằng bảo hộ. Chẳng hạn, như nhãn hiệu chưa đăng
ký hay bí mật kinh doanh.Như vậy, đối tượng được bảo hộ trong Luật CT năm 2004 rộng hơn so với
Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Ngoài ra, các đối tượng như biểu tượng (logo),
bao bì sản phẩm,.. Nếu không được bảo hộ bởi các quy định riêng về SHTT thì có thể tìm thấy cơ sở
pháp lý để bảo vệ trong Luật CT năm 2004. 53 lOMoARcPSD| 36477832
- Thứ hai: áp dụng các biện pháp dân sự để bảo vệ khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Trách nhiệm dân sự cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về cơ bản không có sự khác biệt đối
với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự. Tuy nhiên, theo quy định
của Luật CT năm 2004 thì hậu quả pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ bị áp dụng
chế tài xử phạt hành chính mà không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có). Đây là điểm
khác biệt giữa Luật CT năm 2004 và Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Việc áp dụng
các chế tài hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh không giải quyết được việc bù đắp
những thiệt hại xảy ra đối với đối thủ bị cạnh tranh và khách hàng. Doanh nghiệp vừa mất thời gian,
chi phí khởi kiện và rồi phải tiếp tục thực hiện thêm một vụ kiện về dân sự nữa để được bồi thường
thiệt hại. Đây cũng chính là lý do tại sao hiện nay các vụ kiện về cạnh tranh không lành mạnh được áp
dụng theo Luật CT năm 2004 chiếm tỉ lệ không nhiều. Trong khi đó, tại khoản 3 Điều 198 Luật SHTT
năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009): “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại
do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng
các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định
của pháp luật về cạnh tranh”. Điều 117 Luật CT năm 2004 có đề cập đến khả năng bồi thường khi bị
thiệt hại: “Tổ chức, cá nhân có hành vi, vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.
- Thứ ba: yếu tố lỗi, theo Luật CT năm 2004 khi một hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra thì
hành vi này xuất phát từ lỗi cố ý. Điều 40 Luật CT năm 2004 cũng đã chỉ rõ hành vi chỉ dẫn gây nhầm
lẫn phải “nhằm mục đích cạnh tranh”. Do đó, yếu tố lỗi là dấu hiệu quan trọng đối với các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh theo Luật CT năm 2004. Trong khi đó, với lĩnh vực SHTT, yếu tố lỗi
không được xem là yếu tố quan trọng trong cấu thành hành vi vi phạm. Một khi các đối tượng của
quyền SHTT được đăng ký hay hình thành theo đúng các quy định của pháp luật thì các chủ thể khác
được suy đoán là đã biết đến quyền của chủ sở hữu. Chẳng hạn, trong một số trường hợp, việc sử dụng
chỉ dẫn trùng nhau (tên thương mại) nhưng không xuất phát từ việc cố ý. Do đó, sẽ chỉ cấu thành hành
vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyềnSHTT theo Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009) khi mà hành vi đó không được sự cho phép của chủ sở hữu.
Câu 5: Nhận xét về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc cạnh tranh và so sánh giữa trình tự,
thủ tục giải quyết vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan có thẩm
quyền xử lý, giải quyết.
A, trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh klm
1. Thụ lý hồ sơ khiếu nại
1.1. Nộp hồ sơ khiếu nại: (Khiếu nại vụ việc cạnh tranh Điều 58 – Luật cạnh tranh 2004):
a, Chủ thể: Tổ chức cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi
vi phạm quy định của Luật này (sau đây gọi là bên khiếu nại) có quyền khiểu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương
Thời hiệu khiếu nại là 2 năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện. 54 lOMoARcPSD| 36477832
1.2. Cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét và ra quyết định thụ lý đơn
2. Điều tra vụ việc cạnh tranh
Điều tra sơ bộ: Việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quyết định của Cục
trưởng Cục Quản lý cạnh tranh.
Đình chỉ điều tra: Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Cục trưởng Cục
Quản lý cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm.
Điều tra chính thức: Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Cục trưởng
Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định điều tra chính thức nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm.
Thời hạn điều tra chính thức là 90 ngày, kể từ ngày có quyết định; trường hợp cần thiết, thời hạn
này có thể được Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá 60 ngày;
- Nội dung điều tra chính thức (Điều 89 –Luật cạnh tranh 2004)
3. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Sau khi kết thúc điều tra, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý hành vi cạnh tranh
không lành mạnh. (Điều 105 Luật CT 2004)
4. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
Bên khiếu nại có quyền kiến nghị đến Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính.
5. Khiếu nại, khởi kiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công Thương
hoặc Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền. B, Nhận xét:
Về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc cạnh tranh còn một số điểm bất cập như sau:
- Về chủ thể áp dụng đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh quy định tại Luật CT 2004
Điều 2 Luật CT hiện hành quy định đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm các tổ chức, cá nhân
kinh doanh và các hiệp hội ngành nghề hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, đối tượng áp dụng của
Luật đã không kể đến các đối tượng như các văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước
ngoài tại Việt Nam; các loại hình bán kinh doanh khác như các xưởng in, nhà xuất bản, tạp chí, báo
(không được coi là doanh nghiệp)… Vậy nếu các chủ thể đó thực hiện hành vi thoả mãn các dấu
hiệu của hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, nhưng không thoả mãn yếu tố
chủ thể được quy định là đối tượng áp dụng của Luật CT năm 2004 thì phải xử lý theo quy định
của văn bản pháp luật khác. Điều đó không đảm bảo cho mọi hành vi vi phạm cạnh tranh được xử
lý một cách thống nhất.
- Chưa có hệ thống pháp luật thống nhất và toàn diện để làm cơ sở áp dụng trong việc xử lý cáchành
vi vi phạm luật cạnh tranh. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành một số quy
định của Luật CT. Tuy nhiên, các quy định đó chủ yếu tập trung quy định về hạn chế cạnh tranh và 55 lOMoARcPSD| 36477832
tố tụng cạnh tranh. Còn nhiều vấn để chưa được cụ thể hoá, giải thích và hướng dẫn thực thi về các
dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh như:
+ Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như vi phạm nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công
nghiệp không được đưa vào nhóm hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn; làm rõ các dấu hiệu nhận diện đối
với biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh.
Ngay cả khi những hành vi này được thực hiện vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh thì việc
xử lý và áp dụng chế tài đối với chủ thể thực hiện cũng gặp khó khăn, vì 1Luật CT năm 2004 chưa
quy định những hành vi này. Trong khi đó, Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy
định việc cạnh tranh vi phạm nhãn hiệu hàng hoá thuộc nhóm hành vi vi phạm chỉ dẫn thương mại,
là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cách hiểu của Luật CT năm 2004 có phần hẹp hơn so với
Luật SHTT hiện hành, trong khi Luật CT là luật nguyên tắc, các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh liên quan đến SHTT phải được xử lý theo Luật CT. Nhưng Luật CT lại không quy định việc
sử dụng sai lệch nhãn hiệu hàng hoá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Như vậy, quy định
của pháp luật hiện hành chưa có sự thống nhất về vấn đề nhãn hiệu hàng hoá, cần được bổ sung vào
nhóm hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn trong Luật CT hiện hành. +Chưa có văn bản hướng dẫn,
quy định các dấu hiệu nhận diện hành vi nói xấu, gièm pha doanh nghiệp khác để phân biệt và xác
định ranh giới với quyền tự do ngôn luận. Việc đưa ra một thông tin có nội dung như thế nào đó sẽ
liên quan đến quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 25. Do đó, để
có cơ sở áp dụng chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh biểu hiện dưới dạng nói
xấu, gièm pha doanh nghiệp khác thì cần thiết phải có những quy định cụ thể, rõ ràng về dấu hiệu
nhận dạng. Mặc dù Điều 43 của Luật CT năm 2004 đã đưa ra dấu hiệu về hình thức, đó là tính
“không trung thực” của thông tin, như vậy có thể hiểu ngược lại rằng những thông tin “trung thực”
dù có ảnh hưởng xấu đến doanh
nghiệp sẽ không bị coi là hành vi gièm pha doanh nghiệp khác. Do đó, cần thiết phải có quy định
rõ ràng về vấn đề này. C, So sánh:
• Giống: Cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn khiếu nại về vụ việc hạn chế cạnh tranh và vụ việc
cạnh tranh không lành mạnh đều là Cục quản lý cạnh tranh. • Khác nhau:
Có thể thấy, về trình tự, thủ tục giải quyết có sự khác nhau giữa các vụ việc cạnh tranh nói chung
và các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng trong cơ quan có thẩm
quyền quyết định xử lý, giải quyết vụ việc.
- Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, sau khi kết thúc điều tra, Cục trưởng Cục quản lý
cạnh tranh ra quyết định xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ký nếu trong thời hạn đó không bị khiếu nại.
- Đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh chuyển báo cáođiều
tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh.
Sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh
tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh phải ra một trong các quyết định sau: a) Mở phiên điều trần; 56 lOMoARcPSD| 36477832
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.
Trường hợp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, trong
thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có yêu cầu ñiều tra bổ sung bằng văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh phải hoàn thành ñiều tra bổ sung và chuyển báo cáo ñiều tra
cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Hội ñồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một
trong ba quyết định nêu trên.
Trường hợp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định mở phiên điều trần, trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải mở phiên điều trần. Hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thông qua phiên điều trần.
Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được gửi cho các bên liên quan trong thời hạn 07 ngày
làm việc, kể từ ngày ký.
Như vậy, trình tự, thủ tục để ra quyết định xử lý vụ việc của cơ quan có thẩm quyền đối với vụ việc
hạn chế cạnh tranh phức tạp và chặt chẽ hơn rất nhiều so với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 6. Phân tích các hình thức xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh và thẩm quyền xử lý các vi
phạm này, chú ý sự khác biệt giữa việc xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
• Các hình thức xử lý vi phạm pháp luạt cạnh tranh
Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 07 năm 2014 quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, quy định việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành
vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Theo đó hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của bao gồm:
+ Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh;
+ Hành vi vi phạm quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
+ Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Điều 3 Nghị định 71/2014/NĐ-CP có quy định về các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm: -
Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu
mộttrong các hình thức xử phạt chính sau: + Cảnh cáo; + Phạt tiền.
Tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh được xác định
theo tỷ lệ phần trăm doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến
hành vi vi phạm trong thời gian thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp vi phạm. Trong
trường hợp không thể xác định được doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào của hàng hóa dịch
vụ liên quan đến hành vi vi phạm, tiền phạt sẽ được xác định theo tỷ lệ phần trăm tổng doanh thu 57 lOMoARcPSD| 36477832
của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Mức tiền phạt
tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác
là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của
từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ
30% trở lên đối với một trong các hành vi thỏa thuận về số lượng hoặc địa điểm mua, bán hàng hóa,
dịch vụ hoặc nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận; hoặc thỏa thuận mỗi bên tham
gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định. Phạt
tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm
loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng
vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện
pháp khắc phục hậu quả. -
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn
có thểbị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch
thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. -
Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định trên doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng
mộthoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
+ Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;
+ Buộc cải chính công khai;
+ Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;
+ Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
+ Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
+ Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
+ Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
+ Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;
+ Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Có thể thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật
cạnh tranh đa dạng và cụ thể bao gồm hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện
pháp khắc phục hậu quả, chế tài bồi thường thiệt hại… giúp cơ quan xử lý có thể lựa chọn những 58 lOMoARcPSD| 36477832
hình thức xử lý phù hợp để áp dụng vào những vụ việc cụ thể đồng thời đạt được những mục đích
của việc áp dụng chế tài.
• Thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh ( Theo Điều 40, 41 Nghị định 71/2014
* Thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm pháp luật
về cạnh tranh khác, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền: a) Phạt cảnh cáo; b)
Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 4 và Mục 5 Chương II của Nghị
địnhnày đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hành vi do cá nhân thực hiện, đến 200.000.000
đồng trong trường hợp hành vi do tổ chức thực hiện; c)
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về
cạnhtranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; đ) Buộc cải chính công khai,
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ
biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh xử lý.
* Thẩm quyền của Hội đồng cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
Đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh,
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây: 1. Phạt cảnh cáo. 2. Phạt tiền.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
4. Áp dụng các biện pháp quy định tại các Điểm c, d, đ, e, g, h, i và k Khoản 3 Điều 3 của Nghịđịnh này.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tước quyền
sửdụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
6. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại Điểm a và b Khoản 3 Điều3 của Nghị định này.
Câu 7: Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và khiếu kiện quyết định giải quyết quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh.
a) Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh:
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan
có thẩm quyền chưa có hiệu lực pháp luật trong trường hợp không đồng ý với quyết định xứ lý vụ việc
cạnh tranh. Các trường hợp khiếu nại: Luật Cạnh tranh 2004 quy định như sau: 59 lOMoARcPSD| 36477832
+Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh.
+Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của
Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Thương mại.
Trình tự, thủ tục tiến hành khiếu nại:
Bên không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan có thẩm quyền thì đơn khiếu
nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh cho cơ quan đã ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
gồm các nội dung chính sau đây: - Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của bên làm đơn khiếu nại;
- Số, ngày, tháng, năm của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại;- Lý do của
việc khiếu nại và yêu cầu của bên làm đơn khiếu nại; - Chữ ký, con dấu (nếu có) của
bên làm đơn khiếu nại.
Bên khiếu nại nộp theo các chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, cơ quan đã ban hành quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn khiếu nại
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, cơ quan thụ lý đơn khiếu nại quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh có trách nhiệm xem xét đơn khiếu nại, chuyển đơn khiếu nại kèm theo
toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh và kiến nghị của mình đối với đơn khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh
hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại.
Hậu quả của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
. Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại thì chưa được đưa ra thi hành.
. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, cơ quan thụ lý đơn khiếu nại quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh có trách nhiệm xem xét đơn khiếu nại, chuyển đơn khiếu nại kèm theo
toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh và kiến nghị của mình đối với đơn khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh
hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại theo quy định tại Điều 107 của Luật này. Thời hạn giải quyết khiếu
nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ
trưởng Bộ Thương mại có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền; trường hợp đặc biệt phức
tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được gia hạn, nhưng không quá ba mươi ngày. Hiệu lực của
quyết định giải quyết khiếu nại
Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký.
b) Khiếu kiện quyết định giải quyết quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh:
Trường hợp khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại
-Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,
các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của
quyết định giải quyết khiếu nại ra Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền.
-Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Chủ tịch Hội đồng cạnh 60 lOMoARcPSD| 36477832
tranh có trách nhiệm chỉ đạo chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Tòa án trong thời hạn mười ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
Hậu quả của việc khởi kiện
Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khởi kiện ra Tòa án vẫn được tiếp tục đưa ra thi hành.
Câu 8: Phân tích những hành vi bị cấm được quy định trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Những hành vi bị cấm có thể hiểu là đó là những hành vi vi phạm pháp luật, do đó chủ thể thực hiện
hành vi này luôn phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi. Những hành vi bị cấm được pháp luật quy
dịnh khá cụ thể tại điều 10 Luật BVQL NTD 2010 như sau:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng
thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính
xác về một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;
b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ;
c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,dịch vụ.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hànghóa,
dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh
hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực
hiệnmột trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức
khỏe,danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng;
b) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộcgiao dịch.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề
nghịgiao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa,
dịchvụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng. 61 lOMoARcPSD| 36477832
6. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân
kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
7. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu
dùnghoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.
8. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến
tínhmạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.”
Khi thị trường cung ứng hàng hóa càng phát triển nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao dẫn đến
các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh luôn tìm đủ mọi cách, mọi chiêu trò để thu hút khách
hàng về với mình vậy nên không thể tránh khỏi sự nhầm lẫn, vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thường dùng các chiêu trò quảng cáo, pi a cho sản phẩm của
mình bằng cách làm ra các video quảng cáo làm quá sự thật, thông tin không chính xác ví dụ như
quảng cáo dầu gội từ tóc xơ rối chỉ sau 1 làm gội tóc đã mượt mà như lụa, điều này là không hợp lý
so với thực tế, nên hành vi này có thể bị cấm. Hình thức quấy rối người tiêu dùng có thể được hiểu là
các hãng sản xuất thường dán tờ rơi khắp các ngóc ngách của con đường hoặc rải rác tờ rơi khắp phố
gây mất vệ sinh, mỹ quan hoặc là các chương trình gọi điện tư vấn quá đà mặc dù khách hàng đã từ
chối nhiều lần. Nhưng trên thực tế thực trạng phát tờ rơi trước cổng các trường học và những nơi đông
người vấn đang hoạt động rất thường xuyên và không có ai can thiệp.
Có một số trường hợp khi khách hàng vào mua hàng thì nhân viên chăm sóc khách hàng đón tiếp rất
nhiệt tình nhưng nếu khách không mua thì có những lời nói không hay hoặc thậm chí là dùng đến vũ
lực để bắt ép khách hàng phai mua, điều này là trái vơi pháp luật quy định. Những trường hợp này
thường xảy ra với những người nông dân mới từ quê lên phố chưa quen với môi trường nên các nhà
kinh doanh không có tâm thường lợi dụng nhược điểm này của họ để chuộc lợi bất hợp pháp. Mặt
khác chính sự thiếu hiểu biết cuả một số người tiêu dùng không hiểu rõ về đặc tính, chất lượng của
sản phẩm nên thường bị những nhà kinh doanh, cung ứng dịch vụ lợi dụng để thực hiện những phi vụ
làm ăn bất hợp pháp ví dụ như dịch vụ mua bảo hiểm y tế,bảo hiểm nhân thọ,... nếu như đúng mục
đích thì đây là những hành động có ích cho con người cho xã hội, tuy nhiên một số doanh nghiệp lợi
dụng lòng tin đó để mua bán với người tiêu dùng và sau đó cùng với số tiền đó biến mất. Hành vi này
nên được ngăn chặn và xử lý triệt để.
Hành vi lợi dụng lúc người khác gặp khó khăn để cung cấp hàng hóa kém chất lượng cũng là 1 trong
các hành vi bị cấm. Ví dụ khi một vùng gặp bão lụt cần lương thực hoặc một vùng bị khô hạn đang
thiếu một mặt hàng nào đó, lúc này các nhà cung cấp lợi dụng tình hình này sẽ đưa những thực phẩm
không đảm bảo chất lượng, không ro nguồn gốc xuất sứ đến với người dân, lúc này tinh thần của họ
đang rất hoang mang nên khi có thực phẩm thì họ chỉ biết nhận mà không cần suy nghĩ, điều này ảnh
hưởng rất nhiêu đến sức khỏe và đạo đức con người. Vấn đề này đang là mối lo ngại rất lớn đối với
cơ quan chức năng của Việt Nam, chính người Việt mình hại người Việt mình bằng những hóa chất
độc hại, băng những thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nguồn gốc mất vệ sinh có nguy cơ gây bệnh
ung thư cho người tiêu dùng ví dụ như sữa chứa chất melatin, rau quả tiêm thuốc kích thích tăng
trưởng, thịt có chứa chất bảo quản gây ung thư,... những vấn nạn trên đang diễn ra hàng ngay trước
mắt chúng ta mặc dù các cơ quan về bảo vệ an toàn thực phẩm đã có những biện pháp xử lý xong 62 lOMoARcPSD| 36477832
những nhà kinh doanh vẫn có những hành vi làm để chống đối, để qua mắt cơ quan chức năng. Đây là
1 trong những hành vi có hậu quả nghiêm trọng nhất đến người tiêu dùng.
Nhìn chung 8 hành vi bị cấm quy định tại điểu 10 Luật BVQL NTD 2010 là rất cần thiết, rất có ích
đối với người tiêu dùng. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có những biện pháp,
những chế tài nghiêm ngặt để những hành vi trên không còn diễn ra. Tuy nhiên thực tế áp dụng vẫn
còn nhiều bất cập, chưa triệt để vẫn còn có lỗ hổng để những hành vi đó vẫn còn tồn tại, vẫn gây ảnh
hưởng đến người tiêu dùng. Vì vậy các nhà thi hành luật cần phải có chế tài nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn
để có thể bảo vệ được tối đa quyền lợi,sức khỏe cho người tiêu dùng.
Câu 9: Phân tích các quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng và các công cụ pháp lý mà người tiêu
dùng được sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mình.
a) Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 của Việt Nam đã nêu đầy đủ các quyền và nghĩa vụ
cơ bản của người tiêu dùng. Theo Điều 8 và Điều 9 Luật này, người tiêu dùng có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khi tham gia giao dịch,
sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội
dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn; chứng từ,
tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua và sử dụng.
- Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện
thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận
khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch
vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa
người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Các quyền của người tiêu dùng không chỉ được Nhà nước bảo vệ mà còn nhận được sự bảo vệ từ các
tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi họ phải thực hiện các quy định của pháp luật. Các quyền
của người tiêu dùng còn được các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân (trong đó có bản thân người tiêu dùng)
đều có trách nhiệm tham gia bảo vệ. ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của
Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục,
động viên nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thi hành pháp luật về 63 lOMoARcPSD| 36477832
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Tuy nhiên trên thực tế quyền của người tiêu dùng Việt Nam đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng.
Những vụ việc như vụ xăng chứa aceton gây hỏng động cơ gắn máy, nước tương chứa chất 3-MPCD
gây ung thư, sữa đóng hộp không đúng trọng lượng, ghi nhãn sai đối với sữa tươi nhằm lừa dối người
tiêu dùng, ghi nhãn mác là nước mắn cá hồi bắc Âu sau phải cải chính lại hương cá hồi, vấn đề rau
xanh, an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, việc gian dối taximét của các
hãng taxi, chất lượng dịch vụ viễn thông… đã và đang gây ra nhiều bức xúc trong cộng đồng xã hội.
Các cơ quan chức năng đã có những cố gắng nhất định trong việc bảo vệ người tiêu dùng. Chẳng hạn,
trước Tết, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp tiêu thụ hàng giả trong đó có rượu ngoại, thuốc lá…
- Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng cần có những nghĩa vụ nhất định đó là kiểm tra hàng hóa trước
khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại
đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng,
sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa,
dịch vụ. Với những nghĩa vụ này xem chừng rất đơn giản, nhưng thực tế khi thực hiện hoàn toàn
ngược lại, bởi lẽ, trong điều kiện tổ chức biên chế lực lượng của các cơ quan chức năng đối với
hoạt động thanh, kiểm tra quản lý thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,…có hạn, nhưng tình trạng
hàng lậu, hàng giả, dịch vụ kém chất lượng, thực phẩm “bẩn” ngâm, tẩm hóa chất độc hại,…tràn
lan như hiện nay, thậm chí ngay cả một số loại thuốc tây không chỉ các mặt hàng thuốc rẻ tiền như
thuốc cảm mà nhiều loại thuốc cao cấp đặc trị các bệnh về tim, mạch,v.v.. cũng bị làm giả. Dược
phẩm, thuốc tây trên thị trường có nhiều dạng và được làm nhái y như thật, nếu như không được
kiểm định thì khó có thể biết được thuốc đó là thật hay giả nếu như chỉ nhìn trực quan bề ngoài.
Nhưng dù thế nào đi nữa thì NTD vẫn là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, không chỉ bị lừa
gạt về tiền bạc mà còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình, mặc dù các cơ quan
chức năng đã nỗ lực rất nhiều trong việc rà soát thị trường nhưng vẫn chưa hoàn toàn có thể kiểm
soát hết toàn bộ vấn đề này. Nên đặt ra quy định buộc NTD phải biết lựa chọn hàng hóa, dịch vụ
có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình…trong khi
họ chỉ có kinh nghiệm của NTD là công cụ duy nhất để thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật quy định
thì rõ là thiếu thực tế và kém hiệu quả.
- Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu
hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng,
sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Tóm lại, người tiêu dùng cần phải biết lựa chọn hàng hoá, dịch vụ cần mua một cách thận trọng, khôn
ngoan, phát hiện và tố cáo những hành vi tiêu cực trên thị trường làm tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng.
b) Các công cụ pháp lý mà người tiêu dùng được sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mình (chỗ
này không chắc lắm)
Theo khoản 5,6,7 Điều 8 LBVNTD người tiêu dùng có thể bảo vệ quyền lợi của mình thông qua các công cụ:
“5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 64 lOMoARcPSD| 36477832
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,chất
lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mìnhtheo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Thứ nhất, tham gia xd và thực thi chính sách PL bảo vệ quyền lợi NTD. Các VBPL: LBVQLNTD
2010; Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… có thể coi là
những công cụ PL quy định cụ thể và rõ ràng quyền lợi của NTD, nghĩa vụ của tổ chức, DN… chính
vì vậy để bảo vệ quyền lợi của NTD, PL là một công cụ không thể thiếu. Điều quan trọng hơn khi sd
công cụ này, NTD còn được tham gia xd và thực thi chính sách, PL của nhà nước đề ra. Theo đúng
nhu cầu thực tế và mong muốn của NTD, các chính sách, PL sẽ trở thành công cụ thuận lợi hơn giúp
NTD bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ hai, Yêu cầu bồi thường thiệt hại: Điều không mong muốn là thiệt hại xảy ra, tuy nhiên trường
hợp này với hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính
năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã
công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết, thì NTD có quyền đòi bổi thường thiệt hại. Quyền đòi bồi
thường thiệt hại là một công cụ không thể thiếu với NTD, điều này ràng buộc trách nhiệm người cung
ứng HH, DV với những công bố, quảng cáo, cam kết đã đề ra trước đó, nghiêm cấm hành vi lừa dối,
quảng cáo sai sự thật, đồng thời giúp NTD có quyền được tiếp nhận một cách chính xác với thông tin sản phẩm, dịch vụ.
Thứ ba, Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi. Đơn
giản, khi người dân khiếu kiện, vụ việc mới được đưa ra công lý, và những người hoặc cơ quan xâm
phạm quyền của họ mới bị trừng phạt. Điều này cũng có tác dụng giáo dục công chúng về quyền của
mình, và răn đe và ngăn chặn các cá nhân tổ chức khác vi phạm quyền.
CÂU 10.Nhận xét qui định của pháp luật về hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao
dịch với người tiêu dùng, các điều khoản bị coi là không có hiệu lực, kiểm soát nhà nước về hợp
đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung. Trả lời: 1.Khái niệm
- Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch
vụsoạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng( K5Đ3 LBVNTD)
- Điều kiện giao dịch chung: là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụdo
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng( K6Đ3LBVNTD) 2. Căn cứ pháp lý
Pháp luật quy định về hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với
người tiêu dùng, các điều khoản bị coi là không có hiệu lực, kiểm soát nhà nước về hợp
đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung một cách chi tiết, cụ thể như sau: 65 lOMoARcPSD| 36477832
Thứ nhất, theo quy định của BLDS 2015 thì:
Điều 405. Hợp đồng theo mẫu
… Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về những nội
dung của hợp đồng.
Trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật….
Điều 406. Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng (bổ sung)
… Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện
giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
Trình tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch chung thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung với người tiêu dùng được quy định từ Điều
7 đến Điều 16 Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27-10-2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể như sau:
Hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải được lập thành văn bản và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1) Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12;
2) Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phảitương
phản nhau. Trước khi áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thuộc danh mục hàng
hóa, dịch vụ phải đăng ký theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân kinh doanh
phải thực hiện việc đăng ký theo quy định của nghị định này. Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao
dịch chung chỉ được áp dụng đối với người tiêu dùng khi việc đăng ký được hoàn thành theo quy
định tại Điều 14 Nghị định 99/2011/NĐ-CP.
Các hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên
phạm vi từ hai tỉnh trở lên phải đăng ký với Bộ Công thương và với sở công thương nếu có phạm vi
áp dụng trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung bao gồm các tài liệu sau: 1) Đơn đăng
ký nêu rõ địa chỉ, ngành nghề kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Bộ Công
thương hướng dẫn mẫu đơn đăng ký;
2) Dự thảo hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Chậm nhất 20 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký có trách nhiệm ra thông báo về việc chấp
nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và gửi cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Trong trường hợp không chấp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phải gửi văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân kinh doanh trong đó nói rõ lý
do không chấp nhận. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch
chung được công bố công khai và lưu trữ trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký. 66 lOMoARcPSD| 36477832
Khi thay đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thì tổ chức, cá nhân kinh doanh
phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Thủ tục đăng ký lại hợp đồng theo
mẫu, điều kiện giao dịch chung được thực hiện như đăng ký lần đầu theo quy định của Nghị định 99/2011/NĐ-CP.
- Theo điều 16 luật BV quyền lợi NTD 2010 quy định về điều khoản của hợp đồng... 3. Nhận xét
Trước khi luật BVNTD ra đời BLDS 2015 đã có một số quy định về vấn đề này, tuy
nhiên các quy định trong BLDS là chưa đầy đủ và mang tính chất chung chung, thiếu
những quy định cụ thể, trực tiếp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi giao kết, thực
hiện các điều kiện giao dịch chung
Theo đó, khi thực hiện theo hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung trong luật BV Quyền
lợi NTD phù hợp với thực tiễn đời sống, bởi:
- Thứ nhất, luật BVNTD 2010 không chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp
đồng mẫu mà còn điều chỉnh các loại giao dịch chung khác nhau quy định nguyên
tắc bán hàng...Đây là 1 trong những điểm mới khi mà trước đây chưa từng có 1 quy
định nào điều chỉnh vấn đề này, và là nguyên nhân những năm qua tình trạng sử
dụng các điều kiện giao dịch 1 cách tràn lan, thiếu kiểm soát và vi phạm quyền lợi NTD
- Thứ hai,về hợp đồng theo mẫu: Luật BVQL NTD 2010 quyu định lại tất cả vẫn dề
về hợp đồng giao dịch.
Đây là một điều hợp lý vì những vấn đề chung về hợp đòng đa được quy định trong
BLDS 2015, không nên quy định lại để tránh sựu mâu thuẫn, chồng chéo, khó khăn trong việc áp dụng
- Từ những đặc thù là sự: “Bất bình đẳng” giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và NTD
mà luật dưa ra một số nguyên tắc nhằm bổ sung cho vấn đề hợp đồng mà
BLDS 2015 và luật thương mại 2005 chưa quy định có thể đảm bảo nhất quyề lợi NTD
- Thứ tư, các tiêu chí để đánh giá tính vô hiệu các điều khoản của hợp đồng giao kết
với NTD, điều kiện giao dịch chung
+ Luật BV QL NTD quy định tính vô hiệu trong các điều khoản hợp đồng giao kết
với NTD, điều khoản giao dịch chung tại Khoản 1 điều 16 luật này. Theo đó, các
trường hợp mà điều khoản của hợp đồng giao kết với NTD và điều khaorn giao dịch chung không có hiệu lực
+ Sự xâm phạm của chủ thể san rxuatas kinh doanh đến quyền lợi NT vì mục đích
lợi ích kinh tế. Theo đó, luật BVQL NTD 2010 đưa ra điều luật loại trừ hiệu lực của
những điều khoản mà gây bất lợi cho NTD khi điều khoản đó có được NTD đồng ý, chấp thuận.
- Thứ năm, Vấn đề thực hiện hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung
Luật BVQLNTD 2010 quy định khá đầy dủ việc thực hiện hợp đồng theo mẫu, tổ
chức, cá nhân kinh doanh phải dành thời gian để nTD nghiên cứu hợp đồng, thương 67 lOMoARcPSD| 36477832
nhân phải lưu giữ hợp đồng cho đén khi hết hiệu lực; điều kiện giao dịch chug phải
xác định rõ thời điểm áp dụng và được niêm yết tại địa điểm giao dịch để NTD có thể nhìn thấy.
CÂU 11: Phân tích về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong mối
quan hệ với người tiêu dùng. Trả lời: 1, Khái niệm:
Người tiêu dùng: là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá
nhân, gia đình, tổ chức( K1-Đ3Luật BVQL NTD 2010)
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:
a,Thương nhân theo quy định của Luật thương mại b, cá nhân hoạt động thương mại độc
lập, thường xuyên, không phải đăng ký thường xuyên. ( Theo khoản 2-điều 3 luật BV QL NTD 2010) 2. Phân tích
Thứ nhất, các quyền cơ bản của người tiêu dùng
Theo quy định tại Điều 8 Luật BVQLNTD năm 2010, quyền của NTD được nhà làm luật quy định
khá chi tiết và tương đối bao quát trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thấy rằng một số nội
dung quan trọng gắn liền với quyền lợi của NTD, nhưng chưa được ghi nhận trong quy định về quyền
cơ bản của NTD, đó là, quyền được thông tin về điều kiện mua bán, cung cấp, bảo hành của các hàng
hoá dịch vụ; quyền được giao kết hợp đồng một cách công bằng;…Hơn nữa, tuy là quyền cơ bản của
NTD, nhưng xét về lô gic nhà làm luật lại chưa quy định nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan là cơ
quan quản lý Nhà nước, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc tôn trọng
và bảo đảm quyền của NTD được thực thi trên thực tế. Cũng như vấn đề giải quyết tranh chấp phát
sinh của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD. Chính vì vậy, tác giả
đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 8 Luật BVQLNTD hiện hành, mà theo đó, sau khi được sửa đổi, bổ
sung được viết lại như sau: “Điều …Các quyền cơ bản của người tiêu dùng
1 .Người tiêu dùng có các quyền cơ bản sau đây:
1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham giagiao
dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;nội
dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, 68 lOMoARcPSD| 36477832
tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điềukiện
thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận
khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa,dịch
vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa
người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,chất
lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mìnhtheo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
- Bên cạnh luật BV QL NTD thì Liên hợp quốc cũng có những quy định về quyền người tiêu dùng như sau:
8 quyền của người tiêu dùng được Liên Hợp Quốc quy định gồm có:
1. Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản: Là quyền được có những hàng hoá, dịch vụ thiếtyếu,
nơi ở, chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu tinh thần... với giá hợp lý.
2. Quyền được an toàn: Là quyền có những hàng hoá dịch vụ an toàn, không gây nguy hiểm cho
sứckhoẻ và tính mạng, cả trước mắt và lâu dài.
3. Quyền được thông tin: Được cung cấp các thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ về các
hànghoá, dịch vụ để có thể lựa chọn một cách khách quan, chính xác. Quyền này còn bao gồm việc
được bảo vệ chống lại các thủ đoạn dối trá, lừa đảo, các quảng cáo lừa dối. 4. Quyền được lựa chọn:
Có quyền được lựa chọn hàng hoá và dịch vụ mình cần một cách trung thực, không bị ép, lừa dối hoặc
làm lạc hướng... với chất lượng hàng hoá, dịch vụ phù hợp với giá cả.
5. Quyền được lắng nghe: Quyền được bày tỏ ý kiến trong việc hoạch định các chủ trương, chínhsách
có liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng, cả đối với cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh doanh.
Quyền này bao gồm cả việc được tham khảo ý kiến trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình về
những vấn đề liên quan đến người tiêu dùng.
6. Quyền được khiếu nại và bồi thường: Người tiêu dùng khi bị thiệt thòi có quyền khiếu nại và đòihỏi
được bồi thường hợp lý những thiệt hại chính đáng của mình, kể cả quyền khiếu nại hoặc kiện trước toà án. 69 lOMoARcPSD| 36477832
7. Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng: Người tiêu dùng được quyền bồi dưỡng về những
kiếnthức về tiêu dùng, về kỹ năng tiêu dùng, về phong cách tiêu dùng lành mạnh và hợp lý để có thể
chủ động và sáng suốt trong lựa chọn, để có được cuộc sống tiêu dùng hợp lý, để có thể tự bảo vệ
mình và góp phần cho sự phát triển của xã hội.
8. Quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững: Được sống trong một môi trường antoàn,
lành mạnh, được sống xứng đáng, không bị đe doạ tới hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Nếu so sánh với quy định của Liên Hợp Quốc, quyền của người tiêu dùng trong Luật Bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng của nước ta đã bao gồm 6 quyền là: 1. Quyền được an toàn
2. Quyền được thông tin
3. Quyền được lựa chọn
4. Quyền được lắng nghe
5. Quyền được khiếu nại và bồi thường
6. Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng
Còn 2 quyền chưa được quy định cụ thể trong Luật BVQL người tiêu dùng là:
1. Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản
2. Quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững.
Tuy không quy định trong Luật, nhưng những quyền này hiện đã được quy định trong hiến pháp và
nhiều văn bản pháp luật khác nên không cần thiết phải nhắc lại trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng là một luật đặc thù, chỉ quy định riêng cho nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Như vậy,
nội dung của luật của nước ta không có mâu thuẫn gì với pháp luật quốc tế.
Thứ hai, Nghĩa vụ của người tiêu dùng
Đi đôi với quyền, người tiêu dùng có những nghĩa vụ được quy định trong điều 9 của Luật như sau:
Người tiêu dùng có các nghĩa vụ:
1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ
rõràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây
nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng
dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụlưu
hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức
khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm
phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. 70 lOMoARcPSD| 36477832
Tóm lại, người tiêu dùng có 2 nghĩa vụ chính được quy định trong Luật là: 1. Lựa chọn hàng hoá, dịch
vụ cần mua một cách thận trọng, khôn ngoan. 2. Phát hiện và tố cáo những hành vi tiêu cực trên thị
trường làm tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng
Thứ ba, Trách nhiệm của tổ chức , cá nhân
Trong quá trình hoạt động, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tham gia vào nhiều quan hệ
pháp lý khác nhau nên cũng phải thực hiện nhiều loại trách nhiệm trong các lĩnh vực khác nhau như
trách nhiệm về thuế, trách nhiệm về chứng từ, trách nhiệm về đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ… trong
đó có trách nhiệm đối với người tiêu dùng. Có thể hiểu, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh
đối với người tiêu dùng là nghĩa vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có bổn phận tuân thủ theo
quy định của pháp luật đối với người tiêu dùng, trong trường hợp tổ chức cá nhân không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng, không đủ các trách nhiệm thì phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi theo
quy định của pháp luật.
Nhìn chung, vấn đề trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với
người tiêu dùng có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, đây là loại trách nhiệm được pháp luật quy định, thể hiện thái độ của Nhà nước trong việc
điều chỉnh mối quan hệ giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng.
Thứ hai, trách nhiệm này phải phát sinh trong mối quan hệ với người tiêu dùng.
Thứ ba, trách nhiệm này có xu hướng bất lợi đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh và tùy thuộc vào
hành vi vi phạm mà có những chế tài tương ứng.
Thứ tư, trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng được
điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
Những loại trách nhiệm cơ bản mà tổ chức, cá nhân kinh doanh cần đảm bảo để bảo vệ lợi ích
của người tiêu dùng Cụ thể đó là:
- Trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng;
- Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch;
- Thực hiện hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung;
- Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện;
- Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra.
CÂU 12: Phân tích chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng
- Chế tài hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
là hậu quả pháp lí bất lợi được áp dụng với cá nhân, tổ chức trong việc xâm phạm quyền lợi của người
tiêu dùng, theo đó cá nhân tổ chức vi phạm phải chịu áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và
các biện pháp cưỡng chế hành chính khác. 71 lOMoARcPSD| 36477832 Đặc điểm:
• Cơ sở áp dụng chế tài hành chính trong việc BVQLNTD là hành vi vi phạm hành chính.
• Chế tài hành chính trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền lợi của NTD nói riêng có sự
đặc thù về thủ tục áp dụng chế tài hành chính.
• Thẩm quyền áp dụng chế tài hành chính rất đa dạng, thuộc về nhiều chủ thể khác nhau.
• Mục đích của việc áp dụng chế tài hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền lợi của
người tiêu dùng là nhằm răn đe và giáo dục tổ chức, cá nhân vi phạm.
Thông thường các biện pháp xử phạt hành chính với chủ thể có hành vi vi phạm liên quan đến
BVQLNTD được chia thành 2 nhóm: Nhóm biện pháp xử phạt chính bao gồm phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền; Nhóm biện pháp xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm thu hồi giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật,…
Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVQLNTD bao gồm: Cục trưởng Cục quản lý cạnh
tranh; chủ tịch UBND các cấp, các lực lượng quản lý thị trường và các cơ quan quản lý nhà nước khác.
- Chế tài hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là
hậu quả pháp lí bất lợi được áp dụng với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội
phạm trong BLHS xâm phạm quyền lợi của NTD, theo đó người thực hiện hành vi vi phạm tội phải
chịu hình phạt, biện phát tước bỏ và chịu sự hạn chế một số quyền, lợi ích hợp pháp. Đặc điểm:
• Chế tài hình sự được coi là biện pháp chế tài nghiêm khắc nhất trong tất cả các biện pháp chế
tài đối vs người vi phạm QL của NTD
• Chế tài hình sự đối với người vi phạm quyền lợi của NTD được BLHS quy định và Tòa án áp dụng.
• Chế tài hình sự đối với người vi phạm QLNTD luôn luôn là hậu quả pháp lý bất lợi chỉ dc áp
dung đối với cá nhân thực hiện hành vi phạm tội- tức là hành vi vi phạm quyền lợi của NTD bị
coi là tội phạm trong BLHS.
Vd về 1 số hành vi vi phạm: tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội lừa dối khách hàng; tội quảng cáo gian dối…
Thông thường các biện pháp xử phạt hành chính với chủ thể có hành vi vi phạm liên quan đến
BVQLNTD được chia thành 2 nhóm: Nhóm biện pháp xử phạt chính như phạt tiền, cải tạo ko giam
giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; nhóm hình phạt bổ sung:phạt tiền, cấm đảm nhận chức vụ,
quyền dc hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
- Chế tài dân sự
đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là hậu quả pháp lí
bất lợi được áp dụng với cá nhân, tổ chức trong việc xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng, theo
đó cá nhân tổ chức vi phạm phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định và/ hoặc phải bồi thường thiệt
hại do hành vi vi phạm của mình gây ra. Đặc điểm:
• Chế tài dân sự đối vs HVVPPL bảo về NTD luôn mang nội dung kinh tế. 72 lOMoARcPSD| 36477832
• Chế tài dân sự dc áp dụng rộng rãi hơn sơ với các biện pháp chế tài khác trong việc xử lí hành
vi xâm phạm quyền lợi của NTD
• Chế tài Ds đối với hành vi XPQLNTD có thể do các chủ thể thỏa thuận lựa chọn.
Hậu quả pháp lý với hành vi XPQLNTD: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc thực hiện cam
kết theo sự thỏa thuận với NTD, buộc bồi thường thiệt hại cho NTD và các hậu quả pháp lí khác.
Câu 13:Phương thức giải quyết tranh chấp khi có hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu
dùng, đặc thù của việc sử dụng những phương thức này theo quy định của pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng. I. THƯƠNG LƯỢNG
Điều 31 và 32 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về phương thức thương lượng.
Người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân để thương lượng khi cho rằng quyền , lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Đây là cách giải quyết tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân thông dụng nhất
và đảm bảo lợi ích các bên.
Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được quy định cụ thể tại Luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng 2010 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn
không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận được yêu cầu.
Quá thời hạn trên, nếu tổ chức, cá nhân không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, người tiêu
dùng có thể gia hạn để tiếp tục thương lượng hoặc sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác
như hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. II. HÒA GIẢI
Điều 33 đến Điều 37 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về phương thức hòa giải.
Hòa giải là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Hòa giải là việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân thông qua bên thứ ba.
Tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức
hòa giải để thực hiện hòa giải.
Hòa giải được thực hiện trên các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, không được ép buộc, lừa dối. 73 lOMoARcPSD| 36477832
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí mật thông tin liênquan
đến việc hoà giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. III. TRỌNG TÀI
Điều 38 đến Điều 40 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về phương thức trọng tài.
Phương thức trọng tài được sử dụng khi điều khoản trọng tài được tổ chức, cá nhân thông báo trước
khi ký kết hợp đồng giao dịch và được người tiêu dùng chấp thuận.
Trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao
dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng là cá nhân có quyền lựa chọn phương thức khác
nếu không nhất trí phương thức trọng tài.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Tham khảo:
- Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam và các Trung tâm trọng tài thương mại khác.
- Các văn phòng khiếu nại của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và các Hội ở cáctỉnh, thành phố. IV. TÒA ÁN
Điều 41 đến Điều 46 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về phương thức tòa án.
Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản quy định trong
pháp luật về tố tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ chongười
tiêu dùng bị khởi kiện;
2. Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
3. Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.
Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệquyền,
lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi
của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây rathiệt hại.
3. Toà án quyết định bên có lỗi trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp
tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Toà án. 74 lOMoARcPSD| 36477832
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền đại diện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng.
Ngoài bốn phương thức trên, Điều 25 và 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về giải
quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu
dùng cấp huyện. Quy định này được hướng dẫn chi tiết từ Điều 20 đến Điều 23 Nghị định Chính phủ
số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó:
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá
nhân gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì
người tiêu dùng có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.
Sau khi tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải
quyết yêu cầu. Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu các bên giải trình, cung
cấp thêm thông tin, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng. Trường hợp vụ việc phức tạp, thời hạn trả lời có thể được gia hạn nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nếu cơ quan có thẩm quyền xác
định vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc vụ việc thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan khác thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan đó giải quyết và nêu rõ trong
văn bản trả lời người tiêu dùng. 75