Đề cương ôn tập môn Lý thuyết tài chính tiền tệ | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tài chính là gì? Các chức năng của tài chính? Hệ thống tài chính là gì? Các yếu tố cấu thành hệ thống tài chính? Thị trường tài chính là gì? Vai trò, thực trạng và giải  pháp? Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng? Đặc điểm của thu ngân sách  nhà nước, các khoản nào là các khoản thu thường xuyên của ngân sách? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
76 trang 2 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương ôn tập môn Lý thuyết tài chính tiền tệ | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tài chính là gì? Các chức năng của tài chính? Hệ thống tài chính là gì? Các yếu tố cấu thành hệ thống tài chính? Thị trường tài chính là gì? Vai trò, thực trạng và giải  pháp? Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng? Đặc điểm của thu ngân sách  nhà nước, các khoản nào là các khoản thu thường xuyên của ngân sách? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

202 101 lượt tải Tải xuống
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
CÂU 1: Tài chính là gì? Các chức năng của tài chính?
Trả lời:
A, Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường tài chính là hệ thống các mối quan hệ kinh tế
giữa các thực thể tài chính phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử
dụng các nguồn lực tài chính
B, Các chức năng của tài chính
*Chức năng tạo lập vốn
-Là sự thu hút vốn bằng nhiều hình thức từ các thành phần kinh tế, các chủ
thể khác nhau, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế như: vay mượn, đóng góp
tự nguyện,.. để hình thành các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế và
tiêu dùng trong xã hội
-Tạo lập vốn giúp cho việc luận chuyển của vốn từ những người cung ứng
đến với những người sử dụng được tiến hành một cách thuận lợi. Chức năng này
mang lại lợi ích cho cả 2 đối tượng tham gia, đáp ứng yêu cầu về thời gian, địa
điểm, khối lượng vốn và chi phí vốn để cung ứng hay sử dụng
-Trong nền kinh tế tị trường nguồn cung ứng vốn được đa dạng và phong
phú, vốn được ung ứng cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu qua hệ thống các tổ
chức tài chính rộng lớn, tinh vi, cạnh tranh lẫn nhau không ngừng đảm bảo cho bên
cung ứng cũng như bên sử dụng vốn thỏa mãn được nhu cầu về khối lượng vốn,
chi phí vốn, lợi nhuận thời gian và nơi chốn.
*Chức năng phân phối của tài chính
-Phân phối tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thái giá trị, nó
không kèm theo với sự tăng hay giảm giá trị. Phân phối của tài chính luôn luôn gắn
liền với quá trình hình thành, sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định song phân phối của
tài chính diễn ra một cách thường xuyên, liên tục bao gồm cả phân phối lần đầu và
phân phối lại.
-Mỗi nguồn lực tài chính được hình thành, trải qua quá trình phân phối
chúng được di chuyển qua các luồng khác nhau để tới những tụ điểm vốn khác
nhau. Cuối cùng, cũng đến giai đoạn chuyển hóa hay kết thúc tồn tại, khi chúng
được đem ra sử dụng cho mục đích tiêu dùng ở thị trường tư liệu sản xuất và thị
trường vật phẩm tiêu dùng
*Chức năng giám đốc
-Kiểm tra và giám sát các hoạt động của tài chính
+Là sự kiểm tra và giám sát bằng đồng tiền nhưng nó không đồng nhất với
mọi loại kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền nói chung trong xã hội
+Kiểm tra giám sát thông qua việc phân tích và các chỉ tiêu tài chính
+Được thực hiện đối với quá trình hình thành, phân phối, sử dụng các quỹ
tiền tệ
+Kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính ở tất cả các giai đoạn trước,
trong và sau khi thực hiện
-Quản trị rủi ro của tài chính: là quá trình lựa chọn các hoạt động tài chính
phục vụ sản xuất kinh doanh hiệu quả cao nhất nhưng rủi ro thấp nhất
-Tư vấn của tài chính: thông qua chính sách lãi suất, nguồn vốn, điều kiện
cung ứng vốn để tạo ra những thông tin về lời khuyên, giúp khách hàng đưa ra
nhữg quyết định tốt nhất cho bản thân mình
CÂU 2: Hệ thống tài chính là gì? Các yếu tố cấu thành hệ thống tài chính?
Trả lời:
A, Khái niệm
Hệ thống tài chính là tổng hợp những khâu tài chính trong các lĩnh vực hoạt
động khác nhau, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo
lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính
B, Các yêu tố cấu thành hệ thống tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, các thực thể tài chính của hệ thống tài chính
luôn gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài
chính. Phạm vi diễn ra quá trình trên của các chủ thể kinh tế khác cũng khác nhau
song giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng xoay quanh phạm vi
các hoạt động kinh tế của thị trường tài chính bao gồm: Ngân sách nhà nước, tài
chính doanh nghiệp, tín dụng và bảo hiểm, tài chính hộ gia đình và tài chính của
các tổ chức xã hội
CÂU 3: Thị trường tài chính là gì? Vai trò, thực trạng và giải pháp?
Trả lời:
A, Khái niệm
Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người tạm
thời thừa vốn tới những người tạm thời thiếu vốn. Hạy, thị trường tài chính là nơi
phát hành, mua bán, trao đổi và chuyển nhượng các công cụ tài chính theo các
quy tắc, luật lệ đã được ấn định.
B, Vai trò của thị trường tài chính
-Nâng cao năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế
-Tạo môi trường thuận lơi để dung hòa các lợi ích kinh tế của các chủ thể
trong nền kinh tế thị trường
-Là công cụ tuyển chọn và kích thích các doanh nghiệp tham gia vào quá
trình kinh doanh lành mạnh có hiệu quả
-Tạo điều kiện thuân lợi cho các giao dịch tài chính thành công trên thi
trường tài chính.
C, Thực trạng của thị trường tài chính
*Thực trạng phát triển thị trường tiền tệ
-Tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có 5 ngân hàng
thương mại nhà nước, ngân hàng chính sách xã hội, 36 ngân hàng thương mại cổ
ohaanr, 4 ngân hàng liên doanh và 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Quỹ tín
dụng trung ương, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái
bảo hiểm, quỹ đầu tư,... Tuy nhiên tham gia là thành viên của thị trường liên ngân
hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu khi bạc nhà nước, thị trường mở,...thì không
phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các ngân hàng thương mại nhà nước,
ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, một số công ty bảo hiểm,...
-Về cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ, được thể hiên tâo
trung ở các công cụ điều hành chính sách tiền tê và nghiệp vu Ngân hàng trung
ương. Theo đó, dần dần phù hơp với thông lệ quốc tế, từ tháng 6/2002, ngân hàng
nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trước đó. Hàng
tháng ngân hàng nhà nước công bố lãi suất cơ bản, vẫn quy định lãi suất tái cấp
vốn, lãi suất tái chiết khấu cùng với lãi suất hoán đổi ngoại tệ, lãi suất thị trường
mở, lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước tác động vào lãi suất
thị trường, lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng.
-Tác đông vào lãi suất còn có công cụ dự trữ bắt buôc. Khi ngân hàng nhà
nước điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có tác động làm tăng chi phí đầu vào của
các tổ chức tín dụng. Do đó hoặc kà các tổ chức tín dụng giữ nguyên lãi suất huy
động vốn thì phải tăng lãi suất cho vay, hoặc là đồng thời vừa tăng lãi suất cho vay
vừa phải tăng lãi suất huy động vốn.
*Thực trạng phát triển thị trường tiền gửi và huy động vốn
Đây là thị trường có sự canh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các
tổ chức tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong thời gian gần
đây các tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau:
-Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tái khoản sử
dụng thẻ,...tính đến nay trong cả nước đã có trên 1.300.000 tài khoản cá nhân,
trong đó có 750.000 của các chủ thể
-Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế- xã hội.
Giữa các tổ chức tín dụng cạnh tranh thu hút tiền gửi của khi bạc nhà nước, bảo
hiểm xã hội Việt Nam, bảo việt, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn
thông, điện lưc,...
-Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn truyền
thống giữa các cổ chức tín dụng và công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là quỹ
tín dụng nhân dân cơ sở. Thời gian gần đây, để khuyến khích khách hàng, một số
ngân hàng thương mại đưa ra dịch vụ: gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích lũy
hay còn goi là tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhân thọ, tiết kiểm lũy
tiến trả lại theo số tiền gửi càng cao thì lãi suất càng cao,...
-Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu,.. chủ yếu là huy động
vốn có thời hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn.
Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động trên thị trường thu
hút tiền gửi và thị trường huy động vốn đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính
thực hiện rất đa dạng và phong phú các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy
động vốn.
D, Giải pháp
-Ngân hàng nhà nước và bộ tài chính, trực tiếp là Ủy ban chứng khoán nhà
nước phối hợp chặt chẽ manh dạn đưa 2-4 ngân hàng thương mai cổ phầm đầu tiên
niên yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, Phối hợp chặt chẽ, trên co
sở tài trợ quốc tế, tổ chức các cuộc hội thẻo, khóa đào tạo, tập huấn ngắn ngày về
nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và niêm yết cổ phiếu của ngân hàng thương
mại trên thị trường chứng khoán. Bộ tài chính cũng nên cùng ngân hàng nhà nước
tập trung tháo gỡ vướng mắc trong việc định giá ngân hàng thương mại và một số
giải pháp khắc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa hai ngân hàng thương mại nhà
nước đầu tiên theo kế hoạch.
-Ngân hàng nhà nước và bộ tài chính phối hơp tăng khối lượng tín phiếu kho
bạc nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm. Cs thể tăng tần suất các phiên đấu thầu
tư 1 phiên/ 1 tuần hiện nay lên 2 phiên/1 tuần. Linh hoạt hơn nữa là lãi suất đấu
thầu qua các phiên theo sát diễn biến trên thị trường.
-Ngân hàng nhà nước có biện pháp bảo đảm tính hệ thống của quỹ tín dụng,
có cơ chế điều hòa vốn linh hoạt hơn của hệ thống này. Trên cơ sở đó tạo điều kiện
thu hút quỹ tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng và các dạng khác của thị
trường tiền tệ so với ngân hàng nhà nước tổ chức, vận hành.
-Ngân hàng nhà nước nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ
vai trò can thiệp cuối cùng của ngân hàng nhà nước trên thị trường này. Tiến tới
công vố được lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt nam do là lãi suất chủ
đạo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
-Bản thân các tổ chức tín dụng trung gian tài chính cần phải thanh toán
nhanh chóng đa dang hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, nhất là nghiệp vụ
kinh doanh trên thị trường tiền tệ theo thông lệ quốc tế.
CÂU 4: Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
Trả lời:
A, Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, các tổ
chức tín dụng và bên kia là các pháp nhân hoặc thể nhân (doanh nghiệp, cá nhâ,
các tổ chức xã hội,...) trong nền kinh tế. Hình thức tín dụng này cho thấy ngân
hàng thương mại có vai trò là người đi vay vừa là người cho vay.
B, Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
-Về hình thái biểu hiện: hoạt động của tín dụng ngân hàng được thực hiên
dưới hình thái tiền tệ, nó bao gồm tiền mặt và bút tệ. (Bút tệ là một hình thái tiền tê
được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán ngân hàng)
+Do đặc tính về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, cần tập trung môt lượng
vốn lớn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể môt cách đầy đủ và kịp thời
đòi hỏi các ngân hàng thương mại cung cấp vốn dưới hình thái tiền tệ để phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của mình.
-Quan hệ giữa các chủ thể trong tín dụng ngân hàng: Ngân hàng thương
mại và các trung gian tín dụng giữ vai trò là chủ thể trung tâm trong việc cho vay
trong khâu phân phối cho vay và việc đi vay trong quá trình huy động vốn.
-Quá trình vận động của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn đồng nhất với
quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa: tín dụng ngân hàng đươc
biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, vì vậy nó có thể đáp ứng được nhu cầu khác nhau
ngoài sản xuất và lưu thông hàng hóa của các chủ thể trong nền kinh tế. Giá trị của
các khoản tín dụng có thể không đồng nhất với giá trị mở rộng quy mô kinh doanh
của các chủ thể trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
+Tín dụng ngân hàng là loai hình thức tín dụng phổ biến, đáp ứng mọi nhu
cầu về vốn trong nền kinh tế thị trường, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn
hạn mà còn đáp ứng được như cầu đầu tư trung, dài hạn và đáp ứng một phần nhu
cầu cho tiêu dùng cá nhân.
CÂU 5: Đặc điểm của thu ngân sách nhà nước, các khoản nào là các khoản
thu thường xuyên của ngân sách?
Trả lời:
Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước sử dụng quyền lực của mình để
tập tring nguồn lực tà chính nhất định hình thành quỹ ngân sách nhà nước đảm
bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
A, Đặc điểm của thu ngân sách nhà nước
-Nhà nước tham gia vào quá trình phân phối của cái dưới hình thái giá trị
nhằm tập trung vào ngân sách nhà nước
-Các quan hệ kinh tế được hình thành trong thu ngân sách nhằm phân chia
nguồn lực tài chính giữa các nhà nước với các chủ thể trong nền kinh tế để hình
thành nên quỹ ngân sách nhà nước.
-Hoạt động của thu ngân sách rất phong phú và đa dạng
-Thu ngân sách luôn gắn liền với mọi hoạt động kinh tế- xã hội
-Thu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng GDP, trình độ
phát trển của từng quốc gia
B, Các khoản thu thường xuyên của ngân sách nhà nước là thuế; phí và lệ phí
*Thuế- nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
Từ khi xuất hiện nhà nước, thuế là công cụ hữu hiệu tạo nguồn thu cho nhà
nước nhằm trang trai các khoản cho tiêu của mình. Trải qua quá trình phát triển,
đến nay các nhà nước đều dùng thuế để phân phối các khoản thu nhập, huy động
các nguồn thu cho nhà nước. Bằng quyền lực của mình, nhà nước ban hành các
luật thuế bắt buộc người dân phải cống nạp cho nhà nước.
Vì vậy, thuế là khoản đóng góp nghĩa vụ theo luật định của các chủ thể kinh
tế và dân cư nhằm thỏa mãn nhu cầu cho tiêu của nhà nước bằng một phần thu
nhập của mình
Thuế có vai trò sau:
-Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
+Là khoản thu đóng góp mang tính chất pháp lệnh của nhà nước đối với các
thể nhân và pháp nhân trong xã hội
+Khoản thu mang tính ổn định tương đối
+Không hoàn trả trực tiếp cho người nộp
+Hình thức bao quát được hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh, các
nguồn thu nhập và mọi tiêu dùng xã hội
+Đảm bảo được tính tự chủ trong cân đối ngân sách
+Thể hiện một nền tài chính quốc gia lành mạnh
-Thuế- là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Trong việc điều chỉnh kinh tế, chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến
giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tư và sự phát triển hay suy thoái của nền kinh
tế. Căn cứ vào tình huống cụ thể, nhà nước có thể chủ động phát huy tác dụng điều
hành nền kinh tế, co hẹp vào lúc hoàn cảnh kinh tế quá thịnh hoặc khuyếch trương
vào lúc hoàn cảnh kinh tế suy thoái, thuế có tác dụng trực tiếp đến giá cả thu nhập,
vì vậy dựa vào công cụ thuế nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế tích lũy và đầu
tư.
-Thuế- công cụ góp phần điều hòa thu nhập và thực hiện bình đẳng, công
bằng xã hội
Trong nền kinh tế thi trường nếu không có sự can thiệp của nhà nước, để thị
trường tự điều chỉnh thì viêc phân phối của cải, thu nhập sẽ càng tập trung, tạo ra 2
cực đối lập nhau. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Trong thực tiễn sự phát
triển kinh tế của 1 quốc gia là kết quả nỗ lực của họ, thành quả của sư phát triển
nếu không chia sẻ cho mọi người cùng hưởng thì rõ ràng là mất đi sự công bằng.
Bởi vậy, cần phải có sư can thiệp của nhà nước trong sự phân phối thu nhập trong
xã hội, đặc biệt thông qua công cụ thuế
*Phí và lệ phí
Trong tổng thu ngân sách nhà nước phí và lệ phí là một khoản tiền chiếm
một tỷ trọng không lớn song vẫn được dùng tạo nguồn thu cho ngân sách nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước
-Phí: là các khảon thu mang tính chất bù đắp hay là khoản nộp có tính chất
bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân do được hưởng lợi ích nào đó hoặc một
dịch vụ công cộng nào đó do nhà nước cung cấp. Phí mang tính hoàn trả trực tiếp,
phí mang tính quyền lực của nhà nước, do các cơ quan hành pháp ban hành và quy
ước của địa phương.
-Lệ phí: là khoản thu của ngân sách nhà nước vừa mang tính chất phục vụ
cho người nộp lệ phí về thực hiện một số thủ tục hành chính, vừa mang tính chất
động viên đóng góp cho ngân sách nhà nước.
CÂU 6: Lãi suất là gì? Ý nghĩa nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất?
Trả lời:
A, Khái niệm
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của phần giá trị tăng thêm so với phần vốn vay
ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định
Hay Lãi suất là giá quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất
định mà người sử dụng (người đi vay) trả cho người sở hữu nó (người cho vay).
B, Ý nghĩa nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
*Ảnh hưởng của mức cung cầu tiền tệ đến lãi suất
-Cung cầu tiền tệ là tổng thể tiền tê được sử dụng để giao dịch thanh toán
trên thị trường.
-Lãi suất là giá cả sử dụng vốn vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu
hoặc cả cung và cầu tiền tệ không cùng một tỷ lê đều sẽ thay đổi mức lãi suất trên
thị trường. Tuy mức biến động của lãi suất ít nhiều phụ thuộc vào các quy đinh của
chính phủ và ngân hàng trung ương, song đa số các nước có nền kinh tế thị trường
đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất.
-Do vậy, có thể tác động vào cung cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi
suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu, chiến lược trong từng thời kỳ
chẳng han như thay đổi cơ cấu vốn đầu tư, tập trung vốn cho các dự án trọng điểm.
Mặt khác, muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì sự ổn định của thị trường vốn
phải được đảm bảo vững chắc.
*Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất
-Khi lạm phát được sự toán tăng trong một thời kỳ nhất định nào đó, chi phí
thực của viêc vay tiền giảm xuống, kích thích người ta đi vay nhiều hơn là bỏ tiền
ra cho vay. Lúc này, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều này xuất phát từ mối quan
hê giữa lãi suất thực và lãi suất dnah nghĩa và để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ
lệ lạm phát tăng đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng. Mặt khác,
công chúng dự đoán lạm phát tăng sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ
hàng hóa hoặc những dang phi tài sản khác như vàng, ngoại tệ manh hoặc đầu tư
vốn ra nước ngoài nếu có thể. Tất cả những điểu này làm giảm cung quxy cho vay
và gây áp lực tăng lãi suất trên thị trường.
-> Khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng. Từ mối quan hệ này cho thấy ý
nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổn định
lãi suất, sự ổn định và tăng trưởng nền kinh tế.
*Ảnh hướng của ổn định nền kinh tế đễn lãi suất
-Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, của cải vật chất trong xã hội tăng lên,
dời số ng nhân dân ổn định. Lúc này họ không còn chỉ nghĩ tiết kiệm tiền để lo
trang trải cuộc sống nữa mà họ sẽ nghĩ đến việc gửi lấy lãi tiết kiệm,...hoặc đem
tiền đi đầu tư vào thị trường chứng khoán chẳng hạn. Từ đây, cung tiền cho vay
tăng lên, lãi suất có xu hướng giảm, ảnh hưởng đến cầu tiền tệ. Khi nênd kinh tế
phát triển manh, các doanh nghiệp có ý định vay vốn để đầu tư kinh doanh, sinh
lời, cầu tiền cho xu hướng tăng lên, lãi suất có xu hướng tăng.
*Ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà nước lên lãi suất
-Chính sách tài chính: bao gồm chi tiêu của chính phủ và thuế khóa. Chi
tiêu của chính phủ là một nhân tố then chốt định mức tổng chi tiêu. Khi nhà nước
thưc hiên một chính sách tài chính bành trướng sẽ ảnh ảnh hưởng đến thăng băgf
của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất.
- Chính sách tiền tệ: với tư cách ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng
trung ương thực hiện vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của một
quốc gia. Với công cụ lãi suất, ngân hàng trung ương có thể điều tiết hoạt động của
nền kinh tế vĩ mô bằng các phương pháp: quy định lãi suất cho thị trường; thực
hiện chính sách lãi suất tái chiết khấu; thực hiện chính sách thị trường mở; thực
hiện tăng hay giảm mức dự trữ bắt buộc.
- Chính sách thu nhập: đó là chính sách về giá cả và tiền lương. Nếu mức
giá cả giảm mà cung tiền tệ không thay đổi, giá trị của đơn vị tiền tệ theo giá trị
thực tế tăng, bởi vì nó có thể dùng để mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Do vây
cũng như ảnh hưởng của một sự tăng lên trong cung tiền tệ khi mức giá được giữ
cố định, làm lãi suất giảm. Ngược lại một mức giá cao hơn làm giảm cung tiền tệ
theo giá trị thực tế, làm tăng lãi suất.
- Chính sách tỷ giá: bao gồm các biện pháp liên quan đến việc hình thành
quan hệ về sức mua giữa tiền của nước này so với một ngoại tệ khác, nhất là đối
với các ngoại tệ có khả năng chuyển đổi. Tỷ giá sẽ tác động đến quá trình sản xuất
kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa của một nước. Khi nhà nước tăng tỷ giá
ngoại tệ sẽ làm tăng giá của hàng nhập khẩu, dẫn đến tăng chi phí đầu vào của các
xí nghiệp, giá hàng hóa trong nước tăng lên, lợi nhuận giảm, nhu cầu đầu tư giảm,
cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm
Vì vậy khi thấy đồng tiền của nước mình sụt giá, ngân hàng trung ương sẽ
theo đuổi một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, giảm bớt cung tiền tệ, năng lãi suất
trong nước, làm cho đồng tiền của mình vững mạnh. Khi tỷ giá ngoại tệ giảm,
đồng tiền tăng giá, không kích thích xuất khẩu, nền công nghiệp trong nước có thể
bị sự cạnh tranh của nước ngoài tăng lên, kích thích nhập khẩu.
CÂU 7: Thị trường tài chính là gì? Điều kiện phát triển thị trường tài chính?
Trả lời:
A, Khái niệm
Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người tạm
thời thừa vốn tới những người tạm thời thiếu vốn. Hay thị trường tài chính là nơi
phát hành, mua bán, trao đổi và chuyển nhượng các công cụ tài chính theo các
quy tắc, luật lệ đã được ấn định.
B, Điều kiện phát triển thị trường tài chính
Có năm điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển thị trường Tài chính:
-Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định, với mức độ lạm phát có thể
kiếm soát được;
-Các công cụ của thị trường Tài chính phải đa dạng tạo ra các phương tiện
chuyển giao quyền sử dụng các nguồn Tài chính; hình thành và phát triển hệ thống
các trung gian Tài chính;
-Xây dựng, hoàn thiện hệ thông pháp luật và tổ chức quản lý nhà nước để
giám sát sự hoạt động của thị trường Tài chính;
-Phải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho
hoạt động của thị trường Tài chính;
-Cần có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu thị trường Tài
chính và phải có đông đảo các nhà đầu tư có kiến thức, kỹ thuật hiện đại, biết phân
tích và có bản lĩnh trước những rủi ro có thể xảy ra.
CÂU 8: Thu ngân sách là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách, phân
tích nhân tố ảnh hưởng đó?
Trả lời:
A, Khái niệm
Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước sử dụng quyền lực của mình để
tập trung nguồn lực tài chính nhất định để hình thành quỹ ngân sách nhà nước
đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước
B, Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước
*Nhân tố GDP bình quân đầu người
-Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc
gia, phản ánh khả năng tiết kiệm, chi tiêu cảu các tổ chức, đơn vị kinh tế vàđầu tư,
cá nhân dân cư. Thu nhập bình quân đầu người là nhân tố quyết định đến mức
động viên ngân sách nhà nước. Nếu không xét đến nhân tố này sẽ có tác động
không tốt đén các vấn đề về chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và
tầng lớp dân cư trong xã hội.
*Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế
Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển
kinh tế. Tỷ suất doanh lợi cao thì nguồn tài chính càng lớn từ đó nguồn động viên
vào NSNN càng nhiều.
Dựa vào tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu NSNN.
Hiện nay tỷ suất doanh lợi của nước ta còn thấp nên mức động viên vào ngân sách
nhà nước chưa cao.
*Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước
Đối với các nước đang phát triển và những nước có nguồn tài nguyên đa
dạng và phong phú thì tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến mức động viên
NSNN. Kinh nghiệm của VN cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu thô và khoáng
sản lớn hơn 20% thì mức động viên NSNN cao và có khả năng tăng nhanh. Trong
thời gian tới VN sẽ tăng cường xuất khẩu dầu thô và khoáng sản từ đó góp phần
vào tăng mức động viên NSNN.
*Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước
Nhân tố này ảnh hưởng vào:
- Quy mô tổ chức bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà
nước.
- Nhiêm vụ kinh tế -xã hội mà nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ.
- Chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước.
Trong điều kiện các nguồn tài trợ cho NSNN không tăng thì việc nhà nước
tăng mức độ chi phí của NN sẽ làm tăng tỷ suất thu NSNN.
Ở hầu hết các nước đang phát triển thì nhà nước luôn tham vọng đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng việc đầu tư vào những công trình có quy mô lớn.
Để có vốn đầu tư thì phải tăng thu. Nhưng trong thực tế tăng thu quá mức lại làm
chậm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Đê giải quyết vấn đề này nhà nước cần sử
dung các chính sách phát triển kinh tế xã hội có hiệu quả trên cơ sở nghiên cứu
khoa học và hoạt động thực tiễn.
*Tổ chức bộ máy thu nộp
Tổ chức bộ máy thu nộp phải gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, tránh được tình
trạng thất thu thuế, trốn thuế, lậu thuế…. những nhân tố sẽ làm giảm thu của
NSNN.
CÂU 9: Lãi suất là gì? Kể tên các loại lãi suất, vai trò của lãi suất?
Trả lời:
A, Khái niệm
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của phần giá trị tăng thêm so với phần vốn vay
ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định
Hay Lãi suất là giá quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất
định mà người sử dụng (người đi vay) trả cho người sở hữu nó (người cho vay).
B, Các loại lãi suất
-Căn cứ vào tính chất các khoản vay
+Lãi suất tiền gửi: là lãi suất huy động vốn, dùng để tính lãi trả cho người
gửi tiền hay lãi suất tiền gửi là loại lãi suất mà các ngân hàng thương mại trả cho
các khoản tiền gửi vào ngân hàng
+Lãi suất cho vay (lãi suất tín dụng ngân hàng): là loại lãi suất mà người đi
vay phải trả cho ngân hàng khi vay vốn từ ngân hàng
+Lãi suất chiết khấu: là lãi suẩ được các ngân hàng thương mại áp dụng cho
khách hàng vay nợ dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có khi chưa đến kỳ hạn
thanh toán.
+Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn, ngân hàng thương
mại, các tổ chức tín dụng khác được ngân hàng trung ương cho vay dưới hình thức
tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến han thanh toán.
+Lãi suất thị trường liên ngân hàng: là lãi suất được các ngân hàng thương
mại sử dung khi cho nhau vay vốn trên thị trường liên ngân hàng
+Lãi suất cơ bản là lãi suất đươc ngân hàng thương mại sử dụng để xây
dựng lãi suất kinh doanh.
-Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất, lãi suất được chia thành lãi suất
danh nghĩa và lãi suất thực
+Lãi suất danh nghĩa là lãi suất chưa tính đến yếu tố lạm phát hay lãi suất
danh nghĩa là lãi suất phải thanh toán
+Lãi suất thực là lãi suất sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát hay lãi suất thực là lãi
suất đo lường sức mua của tiền lãi nhận được
C, Vai trò của lãi suất
-Lãi suất là công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền
nhàn rỗi trong xã hội tập trung vào quỹ tín dụng
+Thực tế cho thấy khi có một khoản tiền tiết kiệm được, người dân thiwonfg
nghĩ đến việc làm thế nào để thu được lợi nhuận trên khoản tiền đo như đầu tư
chứng khoán, bất động sản, mua vàng, gửi tiền vào các tài khoản ở ngân hàng và
các tổ chức tín dụng khác,...
+Thông thường người dân gửi tiền vào ngân hàng bởi nó có tính an toàn cao.
Nắm bắt đươc tâm lý người dân các ngân hàng thương mại đưa ra nhiều mức lãi
suất phù hợp để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
-Lãi suất là công cụ để đo lường “sức khỏe” của nền kinh tế
+Mỗi một sự biến động dù là nhỏ nhất của lãi suất đều ảnh hướngd dến hoạt
động của các tổ chức, cá nhân và của toàn bộ nền kinh tế
+Các quốc gia phát triển, giá chứng khoán và lãi suất được yết giá hàng
ngày trên những tờ báo của cơ quan chính phủ. Chính phủ có thể dự báo được
những yếu tố tích cực và tiêu cực của nền kinh tế dựa trên sự thay đổi của lãi suất
như: khả năng sinh lời từ đầu tư, dự tính mức lạm phát, mức thâm hụt ngân sách
nhà nước. Những yếu tố trên hợp thành chỉ tiêu “sức khỏe” của nền kinh tế.
-Lãi suất là công cụ điều tiết nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng trung ương thay mặt chính phủ sử
dụng các công cụ tài chính như lãi suất để điều tiết trong và thưc thi chính sách tiền
tệ. Ngân hàng trung ương có thể thực tho chính sách thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ.
Căn cứ khả năng và nhu cầu của nền kinh tế, ngân hàng trung ương có thể đưa ra
chính sách nới lỏng tiền tê, tắc là “tăng” thêm một lượng tiền vào lưu thông nhằm
giúp các chủ thể kinh tế có thêm vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình,
khi đó ngân hàng trung ương sẽ ha thấp lãi suất tín dụng, lãi suất chiết khấu và tái
chiết khấu. Ngược lại, khi thực hiện chính sách thắt chăt tiền tệ tê ngân hàng tăng
lãi suất tín dụng, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu để rút bớt tiền khỏi lưu thông
+Lãi suất góp phần giữ vững cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng
+Lãi suất góp phần thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tê quốc gia, kích
thích đầu tư giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định
+Lãi suất là công cụ tác đông mạnh mẽ vào lạm phát
+Lãi suất tác đông đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
CÂU 10: Tín dụng là gì? Vai trò của tín dụng đối với phát triển nền kinh tế?
Trả lời:
A, Khái niệm
Tín dụng là môt phạm trù kinh tế phản ánh sự chuyển dịch quyền sử dụng
vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định với một
khoản chi phí nhất định
B, Vai trò của tín dụng đối với phát triển nền kinh tế
-Tín dụng góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được
diễn ra thuận lợi và trôi chảy
+Trong nền kinh tế thị trường, tại một thời điểm nhất định có một số doanh
nghiệp tạm thời “thừa vốn” do kinh doanh đem lại nhưng chưa có nhu cầu đã nảy
sinh nhu cầu cho vốn tránh tình trạng vốn bị ứ đọng và có thêm lợi nhuận.
+Bằng việc cung cấp tín dụng thông qua hoạt động cho vay kịp thời, đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường cho phép các doanh
nghiệp thỏa mãn nhu cầu về vốn và không để tồn đọng vốn trong quá trình luân
chuyển
-Tín dụng góp phần trong việc tích tụ tập trung vốn thúc đẩy sản xuất kinh
doanh
+Tập trung vốn phải dựa trên cơ sở tích lũy. Thực tế trong nền kinh tế có
những chủ thể kinh tế nắm giữ một lượng vốn lớn. Nhưng có nhiều trong số những
chủ thể này không muốn cho vay trực tiếp hoặc không muốn có cổ phần trong các
| 1/76

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
CÂU 1: Tài chính là gì? Các chức năng của tài chính? Trả lời: A, Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường tài chính là hệ thống các mối quan hệ kinh tế
giữa các thực thể tài chính phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử
dụng các nguồn lực tài chính
B, Các chức năng của tài chính
*Chức năng tạo lập vốn
-Là sự thu hút vốn bằng nhiều hình thức từ các thành phần kinh tế, các chủ
thể khác nhau, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế như: vay mượn, đóng góp
tự nguyện,.. để hình thành các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế và tiêu dùng trong xã hội
-Tạo lập vốn giúp cho việc luận chuyển của vốn từ những người cung ứng
đến với những người sử dụng được tiến hành một cách thuận lợi. Chức năng này
mang lại lợi ích cho cả 2 đối tượng tham gia, đáp ứng yêu cầu về thời gian, địa
điểm, khối lượng vốn và chi phí vốn để cung ứng hay sử dụng
-Trong nền kinh tế tị trường nguồn cung ứng vốn được đa dạng và phong
phú, vốn được ung ứng cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu qua hệ thống các tổ
chức tài chính rộng lớn, tinh vi, cạnh tranh lẫn nhau không ngừng đảm bảo cho bên
cung ứng cũng như bên sử dụng vốn thỏa mãn được nhu cầu về khối lượng vốn,
chi phí vốn, lợi nhuận thời gian và nơi chốn.
*Chức năng phân phối của tài chính
-Phân phối tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thái giá trị, nó
không kèm theo với sự tăng hay giảm giá trị. Phân phối của tài chính luôn luôn gắn
liền với quá trình hình thành, sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định song phân phối của
tài chính diễn ra một cách thường xuyên, liên tục bao gồm cả phân phối lần đầu và phân phối lại.
-Mỗi nguồn lực tài chính được hình thành, trải qua quá trình phân phối
chúng được di chuyển qua các luồng khác nhau để tới những tụ điểm vốn khác
nhau. Cuối cùng, cũng đến giai đoạn chuyển hóa hay kết thúc tồn tại, khi chúng
được đem ra sử dụng cho mục đích tiêu dùng ở thị trường tư liệu sản xuất và thị
trường vật phẩm tiêu dùng *Chức năng giám đốc
-Kiểm tra và giám sát các hoạt động của tài chính
+Là sự kiểm tra và giám sát bằng đồng tiền nhưng nó không đồng nhất với
mọi loại kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền nói chung trong xã hội
+Kiểm tra giám sát thông qua việc phân tích và các chỉ tiêu tài chính
+Được thực hiện đối với quá trình hình thành, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ
+Kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính ở tất cả các giai đoạn trước,
trong và sau khi thực hiện
-Quản trị rủi ro của tài chính: là quá trình lựa chọn các hoạt động tài chính
phục vụ sản xuất kinh doanh hiệu quả cao nhất nhưng rủi ro thấp nhất
-Tư vấn của tài chính: thông qua chính sách lãi suất, nguồn vốn, điều kiện
cung ứng vốn để tạo ra những thông tin về lời khuyên, giúp khách hàng đưa ra
nhữg quyết định tốt nhất cho bản thân mình
CÂU 2: Hệ thống tài chính là gì? Các yếu tố cấu thành hệ thống tài chính? Trả lời: A, Khái niệm
Hệ thống tài chính là tổng hợp những khâu tài chính trong các lĩnh vực hoạt
động khác nhau, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo
lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính
B, Các yêu tố cấu thành hệ thống tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, các thực thể tài chính của hệ thống tài chính
luôn gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài
chính. Phạm vi diễn ra quá trình trên của các chủ thể kinh tế khác cũng khác nhau
song giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng xoay quanh phạm vi
các hoạt động kinh tế của thị trường tài chính bao gồm: Ngân sách nhà nước, tài
chính doanh nghiệp, tín dụng và bảo hiểm, tài chính hộ gia đình và tài chính của các tổ chức xã hội
CÂU 3: Thị trường tài chính là gì? Vai trò, thực trạng và giải pháp? Trả lời: A, Khái niệm
Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người tạm
thời thừa vốn tới những người tạm thời thiếu vốn. Hạy, thị trường tài chính là nơi
phát hành, mua bán, trao đổi và chuyển nhượng các công cụ tài chính theo các
quy tắc, luật lệ đã được ấn định.
B, Vai trò của thị trường tài chính
-Nâng cao năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế
-Tạo môi trường thuận lơi để dung hòa các lợi ích kinh tế của các chủ thể
trong nền kinh tế thị trường
-Là công cụ tuyển chọn và kích thích các doanh nghiệp tham gia vào quá
trình kinh doanh lành mạnh có hiệu quả
-Tạo điều kiện thuân lợi cho các giao dịch tài chính thành công trên thi trường tài chính.
C, Thực trạng của thị trường tài chính
*Thực trạng phát triển thị trường tiền tệ
-Tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có 5 ngân hàng
thương mại nhà nước, ngân hàng chính sách xã hội, 36 ngân hàng thương mại cổ
ohaanr, 4 ngân hàng liên doanh và 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Quỹ tín
dụng trung ương, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái
bảo hiểm, quỹ đầu tư,... Tuy nhiên tham gia là thành viên của thị trường liên ngân
hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu khi bạc nhà nước, thị trường mở,...thì không
phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các ngân hàng thương mại nhà nước,
ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, một số công ty bảo hiểm,...
-Về cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ, được thể hiên tâo
trung ở các công cụ điều hành chính sách tiền tê và nghiệp vu Ngân hàng trung
ương. Theo đó, dần dần phù hơp với thông lệ quốc tế, từ tháng 6/2002, ngân hàng
nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trước đó. Hàng
tháng ngân hàng nhà nước công bố lãi suất cơ bản, vẫn quy định lãi suất tái cấp
vốn, lãi suất tái chiết khấu cùng với lãi suất hoán đổi ngoại tệ, lãi suất thị trường
mở, lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước tác động vào lãi suất
thị trường, lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng.
-Tác đông vào lãi suất còn có công cụ dự trữ bắt buôc. Khi ngân hàng nhà
nước điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có tác động làm tăng chi phí đầu vào của
các tổ chức tín dụng. Do đó hoặc kà các tổ chức tín dụng giữ nguyên lãi suất huy
động vốn thì phải tăng lãi suất cho vay, hoặc là đồng thời vừa tăng lãi suất cho vay
vừa phải tăng lãi suất huy động vốn.
*Thực trạng phát triển thị trường tiền gửi và huy động vốn
Đây là thị trường có sự canh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các
tổ chức tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong thời gian gần
đây các tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau:
-Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tái khoản sử
dụng thẻ,...tính đến nay trong cả nước đã có trên 1.300.000 tài khoản cá nhân,
trong đó có 750.000 của các chủ thể
-Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế- xã hội.
Giữa các tổ chức tín dụng cạnh tranh thu hút tiền gửi của khi bạc nhà nước, bảo
hiểm xã hội Việt Nam, bảo việt, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lưc,...
-Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn truyền
thống giữa các cổ chức tín dụng và công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là quỹ
tín dụng nhân dân cơ sở. Thời gian gần đây, để khuyến khích khách hàng, một số
ngân hàng thương mại đưa ra dịch vụ: gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích lũy
hay còn goi là tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhân thọ, tiết kiểm lũy
tiến trả lại theo số tiền gửi càng cao thì lãi suất càng cao,...
-Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu,.. chủ yếu là huy động
vốn có thời hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn.
Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động trên thị trường thu
hút tiền gửi và thị trường huy động vốn đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính
thực hiện rất đa dạng và phong phú các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy động vốn. D, Giải pháp
-Ngân hàng nhà nước và bộ tài chính, trực tiếp là Ủy ban chứng khoán nhà
nước phối hợp chặt chẽ manh dạn đưa 2-4 ngân hàng thương mai cổ phầm đầu tiên
niên yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, Phối hợp chặt chẽ, trên co
sở tài trợ quốc tế, tổ chức các cuộc hội thẻo, khóa đào tạo, tập huấn ngắn ngày về
nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và niêm yết cổ phiếu của ngân hàng thương
mại trên thị trường chứng khoán. Bộ tài chính cũng nên cùng ngân hàng nhà nước
tập trung tháo gỡ vướng mắc trong việc định giá ngân hàng thương mại và một số
giải pháp khắc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa hai ngân hàng thương mại nhà
nước đầu tiên theo kế hoạch.
-Ngân hàng nhà nước và bộ tài chính phối hơp tăng khối lượng tín phiếu kho
bạc nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm. Cs thể tăng tần suất các phiên đấu thầu
tư 1 phiên/ 1 tuần hiện nay lên 2 phiên/1 tuần. Linh hoạt hơn nữa là lãi suất đấu
thầu qua các phiên theo sát diễn biến trên thị trường.
-Ngân hàng nhà nước có biện pháp bảo đảm tính hệ thống của quỹ tín dụng,
có cơ chế điều hòa vốn linh hoạt hơn của hệ thống này. Trên cơ sở đó tạo điều kiện
thu hút quỹ tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng và các dạng khác của thị
trường tiền tệ so với ngân hàng nhà nước tổ chức, vận hành.
-Ngân hàng nhà nước nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ
vai trò can thiệp cuối cùng của ngân hàng nhà nước trên thị trường này. Tiến tới
công vố được lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt nam do là lãi suất chủ
đạo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
-Bản thân các tổ chức tín dụng trung gian tài chính cần phải thanh toán
nhanh chóng đa dang hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, nhất là nghiệp vụ
kinh doanh trên thị trường tiền tệ theo thông lệ quốc tế.
CÂU 4: Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng? Trả lời: A, Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, các tổ
chức tín dụng và bên kia là các pháp nhân hoặc thể nhân (doanh nghiệp, cá nhâ,
các tổ chức xã hội,...) trong nền kinh tế. Hình thức tín dụng này cho thấy ngân
hàng thương mại có vai trò là người đi vay vừa là người cho vay.
B, Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
-Về hình thái biểu hiện: hoạt động của tín dụng ngân hàng được thực hiên
dưới hình thái tiền tệ, nó bao gồm tiền mặt và bút tệ. (Bút tệ là một hình thái tiền tê
được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán ngân hàng)
+Do đặc tính về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, cần tập trung môt lượng
vốn lớn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể môt cách đầy đủ và kịp thời
đòi hỏi các ngân hàng thương mại cung cấp vốn dưới hình thái tiền tệ để phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của mình.
-Quan hệ giữa các chủ thể trong tín dụng ngân hàng: Ngân hàng thương
mại và các trung gian tín dụng giữ vai trò là chủ thể trung tâm trong việc cho vay
trong khâu phân phối cho vay và việc đi vay trong quá trình huy động vốn.
-Quá trình vận động của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn đồng nhất với
quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa: tín dụng ngân hàng đươc
biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, vì vậy nó có thể đáp ứng được nhu cầu khác nhau
ngoài sản xuất và lưu thông hàng hóa của các chủ thể trong nền kinh tế. Giá trị của
các khoản tín dụng có thể không đồng nhất với giá trị mở rộng quy mô kinh doanh
của các chủ thể trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
+Tín dụng ngân hàng là loai hình thức tín dụng phổ biến, đáp ứng mọi nhu
cầu về vốn trong nền kinh tế thị trường, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn
hạn mà còn đáp ứng được như cầu đầu tư trung, dài hạn và đáp ứng một phần nhu
cầu cho tiêu dùng cá nhân.
CÂU 5: Đặc điểm của thu ngân sách nhà nước, các khoản nào là các khoản
thu thường xuyên của ngân sách? Trả lời:
Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước sử dụng quyền lực của mình để
tập tring nguồn lực tà chính nhất định hình thành quỹ ngân sách nhà nước đảm
bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
A, Đặc điểm của thu ngân sách nhà nước
-Nhà nước tham gia vào quá trình phân phối của cái dưới hình thái giá trị
nhằm tập trung vào ngân sách nhà nước
-Các quan hệ kinh tế được hình thành trong thu ngân sách nhằm phân chia
nguồn lực tài chính giữa các nhà nước với các chủ thể trong nền kinh tế để hình
thành nên quỹ ngân sách nhà nước.
-Hoạt động của thu ngân sách rất phong phú và đa dạng
-Thu ngân sách luôn gắn liền với mọi hoạt động kinh tế- xã hội
-Thu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng GDP, trình độ
phát trển của từng quốc gia
B, Các khoản thu thường xuyên của ngân sách nhà nước là thuế; phí và lệ phí
*Thuế- nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
Từ khi xuất hiện nhà nước, thuế là công cụ hữu hiệu tạo nguồn thu cho nhà
nước nhằm trang trai các khoản cho tiêu của mình. Trải qua quá trình phát triển,
đến nay các nhà nước đều dùng thuế để phân phối các khoản thu nhập, huy động
các nguồn thu cho nhà nước. Bằng quyền lực của mình, nhà nước ban hành các
luật thuế bắt buộc người dân phải cống nạp cho nhà nước.
Vì vậy, thuế là khoản đóng góp nghĩa vụ theo luật định của các chủ thể kinh
tế và dân cư nhằm thỏa mãn nhu cầu cho tiêu của nhà nước bằng một phần thu nhập của mình Thuế có vai trò sau:
-Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
+Là khoản thu đóng góp mang tính chất pháp lệnh của nhà nước đối với các
thể nhân và pháp nhân trong xã hội
+Khoản thu mang tính ổn định tương đối
+Không hoàn trả trực tiếp cho người nộp
+Hình thức bao quát được hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh, các
nguồn thu nhập và mọi tiêu dùng xã hội
+Đảm bảo được tính tự chủ trong cân đối ngân sách
+Thể hiện một nền tài chính quốc gia lành mạnh
-Thuế- là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Trong việc điều chỉnh kinh tế, chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến
giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tư và sự phát triển hay suy thoái của nền kinh
tế. Căn cứ vào tình huống cụ thể, nhà nước có thể chủ động phát huy tác dụng điều
hành nền kinh tế, co hẹp vào lúc hoàn cảnh kinh tế quá thịnh hoặc khuyếch trương
vào lúc hoàn cảnh kinh tế suy thoái, thuế có tác dụng trực tiếp đến giá cả thu nhập,
vì vậy dựa vào công cụ thuế nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế tích lũy và đầu tư.
-Thuế- công cụ góp phần điều hòa thu nhập và thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội
Trong nền kinh tế thi trường nếu không có sự can thiệp của nhà nước, để thị
trường tự điều chỉnh thì viêc phân phối của cải, thu nhập sẽ càng tập trung, tạo ra 2
cực đối lập nhau. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Trong thực tiễn sự phát
triển kinh tế của 1 quốc gia là kết quả nỗ lực của họ, thành quả của sư phát triển
nếu không chia sẻ cho mọi người cùng hưởng thì rõ ràng là mất đi sự công bằng.
Bởi vậy, cần phải có sư can thiệp của nhà nước trong sự phân phối thu nhập trong
xã hội, đặc biệt thông qua công cụ thuế *Phí và lệ phí
Trong tổng thu ngân sách nhà nước phí và lệ phí là một khoản tiền chiếm
một tỷ trọng không lớn song vẫn được dùng tạo nguồn thu cho ngân sách nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước
-Phí: là các khảon thu mang tính chất bù đắp hay là khoản nộp có tính chất
bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân do được hưởng lợi ích nào đó hoặc một
dịch vụ công cộng nào đó do nhà nước cung cấp. Phí mang tính hoàn trả trực tiếp,
phí mang tính quyền lực của nhà nước, do các cơ quan hành pháp ban hành và quy ước của địa phương.
-Lệ phí: là khoản thu của ngân sách nhà nước vừa mang tính chất phục vụ
cho người nộp lệ phí về thực hiện một số thủ tục hành chính, vừa mang tính chất
động viên đóng góp cho ngân sách nhà nước.
CÂU 6: Lãi suất là gì? Ý nghĩa nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất? Trả lời: A, Khái niệm
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của phần giá trị tăng thêm so với phần vốn vay
ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định
Hay Lãi suất là giá quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất
định mà người sử dụng (người đi vay) trả cho người sở hữu nó (người cho vay).
B, Ý nghĩa nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
*Ảnh hưởng của mức cung cầu tiền tệ đến lãi suất
-Cung cầu tiền tệ là tổng thể tiền tê được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trường.
-Lãi suất là giá cả sử dụng vốn vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu
hoặc cả cung và cầu tiền tệ không cùng một tỷ lê đều sẽ thay đổi mức lãi suất trên
thị trường. Tuy mức biến động của lãi suất ít nhiều phụ thuộc vào các quy đinh của
chính phủ và ngân hàng trung ương, song đa số các nước có nền kinh tế thị trường
đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất.
-Do vậy, có thể tác động vào cung cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi
suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu, chiến lược trong từng thời kỳ
chẳng han như thay đổi cơ cấu vốn đầu tư, tập trung vốn cho các dự án trọng điểm.
Mặt khác, muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì sự ổn định của thị trường vốn
phải được đảm bảo vững chắc.
*Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất
-Khi lạm phát được sự toán tăng trong một thời kỳ nhất định nào đó, chi phí
thực của viêc vay tiền giảm xuống, kích thích người ta đi vay nhiều hơn là bỏ tiền
ra cho vay. Lúc này, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều này xuất phát từ mối quan
hê giữa lãi suất thực và lãi suất dnah nghĩa và để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ
lệ lạm phát tăng đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng. Mặt khác,
công chúng dự đoán lạm phát tăng sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ
hàng hóa hoặc những dang phi tài sản khác như vàng, ngoại tệ manh hoặc đầu tư
vốn ra nước ngoài nếu có thể. Tất cả những điểu này làm giảm cung quxy cho vay
và gây áp lực tăng lãi suất trên thị trường.
-> Khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng. Từ mối quan hệ này cho thấy ý
nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổn định
lãi suất, sự ổn định và tăng trưởng nền kinh tế.
*Ảnh hướng của ổn định nền kinh tế đễn lãi suất
-Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, của cải vật chất trong xã hội tăng lên,
dời số ng nhân dân ổn định. Lúc này họ không còn chỉ nghĩ tiết kiệm tiền để lo
trang trải cuộc sống nữa mà họ sẽ nghĩ đến việc gửi lấy lãi tiết kiệm,...hoặc đem
tiền đi đầu tư vào thị trường chứng khoán chẳng hạn. Từ đây, cung tiền cho vay
tăng lên, lãi suất có xu hướng giảm, ảnh hưởng đến cầu tiền tệ. Khi nênd kinh tế
phát triển manh, các doanh nghiệp có ý định vay vốn để đầu tư kinh doanh, sinh
lời, cầu tiền cho xu hướng tăng lên, lãi suất có xu hướng tăng.
*Ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà nước lên lãi suất
-Chính sách tài chính: bao gồm chi tiêu của chính phủ và thuế khóa. Chi
tiêu của chính phủ là một nhân tố then chốt định mức tổng chi tiêu. Khi nhà nước
thưc hiên một chính sách tài chính bành trướng sẽ ảnh ảnh hưởng đến thăng băgf
của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất.
- Chính sách tiền tệ: với tư cách ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng
trung ương thực hiện vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của một
quốc gia. Với công cụ lãi suất, ngân hàng trung ương có thể điều tiết hoạt động của
nền kinh tế vĩ mô bằng các phương pháp: quy định lãi suất cho thị trường; thực
hiện chính sách lãi suất tái chiết khấu; thực hiện chính sách thị trường mở; thực
hiện tăng hay giảm mức dự trữ bắt buộc.
- Chính sách thu nhập: đó là chính sách về giá cả và tiền lương. Nếu mức
giá cả giảm mà cung tiền tệ không thay đổi, giá trị của đơn vị tiền tệ theo giá trị
thực tế tăng, bởi vì nó có thể dùng để mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Do vây
cũng như ảnh hưởng của một sự tăng lên trong cung tiền tệ khi mức giá được giữ
cố định, làm lãi suất giảm. Ngược lại một mức giá cao hơn làm giảm cung tiền tệ
theo giá trị thực tế, làm tăng lãi suất.
- Chính sách tỷ giá: bao gồm các biện pháp liên quan đến việc hình thành
quan hệ về sức mua giữa tiền của nước này so với một ngoại tệ khác, nhất là đối
với các ngoại tệ có khả năng chuyển đổi. Tỷ giá sẽ tác động đến quá trình sản xuất
kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa của một nước. Khi nhà nước tăng tỷ giá
ngoại tệ sẽ làm tăng giá của hàng nhập khẩu, dẫn đến tăng chi phí đầu vào của các
xí nghiệp, giá hàng hóa trong nước tăng lên, lợi nhuận giảm, nhu cầu đầu tư giảm,
cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm
Vì vậy khi thấy đồng tiền của nước mình sụt giá, ngân hàng trung ương sẽ
theo đuổi một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, giảm bớt cung tiền tệ, năng lãi suất
trong nước, làm cho đồng tiền của mình vững mạnh. Khi tỷ giá ngoại tệ giảm,
đồng tiền tăng giá, không kích thích xuất khẩu, nền công nghiệp trong nước có thể
bị sự cạnh tranh của nước ngoài tăng lên, kích thích nhập khẩu.
CÂU 7: Thị trường tài chính là gì? Điều kiện phát triển thị trường tài chính? Trả lời: A, Khái niệm
Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người tạm
thời thừa vốn tới những người tạm thời thiếu vốn. Hay thị trường tài chính là nơi
phát hành, mua bán, trao đổi và chuyển nhượng các công cụ tài chính theo các
quy tắc, luật lệ đã được ấn định.
B, Điều kiện phát triển thị trường tài chính
Có năm điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển thị trường Tài chính:
-Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định, với mức độ lạm phát có thể kiếm soát được;
-Các công cụ của thị trường Tài chính phải đa dạng tạo ra các phương tiện
chuyển giao quyền sử dụng các nguồn Tài chính; hình thành và phát triển hệ thống các trung gian Tài chính;
-Xây dựng, hoàn thiện hệ thông pháp luật và tổ chức quản lý nhà nước để
giám sát sự hoạt động của thị trường Tài chính;
-Phải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho
hoạt động của thị trường Tài chính;
-Cần có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu thị trường Tài
chính và phải có đông đảo các nhà đầu tư có kiến thức, kỹ thuật hiện đại, biết phân
tích và có bản lĩnh trước những rủi ro có thể xảy ra.
CÂU 8: Thu ngân sách là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách, phân
tích nhân tố ảnh hưởng đó? Trả lời: A, Khái niệm
Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước sử dụng quyền lực của mình để
tập trung nguồn lực tài chính nhất định để hình thành quỹ ngân sách nhà nước
đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước
B, Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước
*Nhân tố GDP bình quân đầu người
-Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc
gia, phản ánh khả năng tiết kiệm, đầu tư, chi tiêu cảu các tổ chức, đơn vị kinh tế và
cá nhân dân cư. Thu nhập bình quân đầu người là nhân tố quyết định đến mức
động viên ngân sách nhà nước. Nếu không xét đến nhân tố này sẽ có tác động
không tốt đén các vấn đề về chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và
tầng lớp dân cư trong xã hội.
*Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế
Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển
kinh tế. Tỷ suất doanh lợi cao thì nguồn tài chính càng lớn từ đó nguồn động viên vào NSNN càng nhiều.
Dựa vào tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu NSNN.
Hiện nay tỷ suất doanh lợi của nước ta còn thấp nên mức động viên vào ngân sách nhà nước chưa cao.
*Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước
Đối với các nước đang phát triển và những nước có nguồn tài nguyên đa
dạng và phong phú thì tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến mức động viên
NSNN. Kinh nghiệm của VN cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu thô và khoáng
sản lớn hơn 20% thì mức động viên NSNN cao và có khả năng tăng nhanh. Trong
thời gian tới VN sẽ tăng cường xuất khẩu dầu thô và khoáng sản từ đó góp phần
vào tăng mức động viên NSNN.
*Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước
Nhân tố này ảnh hưởng vào:
- Quy mô tổ chức bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Nhiêm vụ kinh tế -xã hội mà nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ.
- Chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước.
Trong điều kiện các nguồn tài trợ cho NSNN không tăng thì việc nhà nước
tăng mức độ chi phí của NN sẽ làm tăng tỷ suất thu NSNN.
Ở hầu hết các nước đang phát triển thì nhà nước luôn tham vọng đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng việc đầu tư vào những công trình có quy mô lớn.
Để có vốn đầu tư thì phải tăng thu. Nhưng trong thực tế tăng thu quá mức lại làm
chậm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Đê giải quyết vấn đề này nhà nước cần sử
dung các chính sách phát triển kinh tế xã hội có hiệu quả trên cơ sở nghiên cứu
khoa học và hoạt động thực tiễn.
*Tổ chức bộ máy thu nộp
Tổ chức bộ máy thu nộp phải gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, tránh được tình
trạng thất thu thuế, trốn thuế, lậu thuế…. những nhân tố sẽ làm giảm thu của NSNN.
CÂU 9: Lãi suất là gì? Kể tên các loại lãi suất, vai trò của lãi suất? Trả lời: A, Khái niệm
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của phần giá trị tăng thêm so với phần vốn vay
ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định
Hay Lãi suất là giá quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất
định mà người sử dụng (người đi vay) trả cho người sở hữu nó (người cho vay). B, Các loại lãi suất
-Căn cứ vào tính chất các khoản vay
+Lãi suất tiền gửi: là lãi suất huy động vốn, dùng để tính lãi trả cho người
gửi tiền hay lãi suất tiền gửi là loại lãi suất mà các ngân hàng thương mại trả cho
các khoản tiền gửi vào ngân hàng
+Lãi suất cho vay (lãi suất tín dụng ngân hàng): là loại lãi suất mà người đi
vay phải trả cho ngân hàng khi vay vốn từ ngân hàng
+Lãi suất chiết khấu: là lãi suẩ được các ngân hàng thương mại áp dụng cho
khách hàng vay nợ dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có khi chưa đến kỳ hạn thanh toán.
+Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn, ngân hàng thương
mại, các tổ chức tín dụng khác được ngân hàng trung ương cho vay dưới hình thức
tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến han thanh toán.
+Lãi suất thị trường liên ngân hàng: là lãi suất được các ngân hàng thương
mại sử dung khi cho nhau vay vốn trên thị trường liên ngân hàng
+Lãi suất cơ bản là lãi suất đươc ngân hàng thương mại sử dụng để xây dựng lãi suất kinh doanh.
-Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất, lãi suất được chia thành lãi suất
danh nghĩa và lãi suất thực
+Lãi suất danh nghĩa là lãi suất chưa tính đến yếu tố lạm phát hay lãi suất
danh nghĩa là lãi suất phải thanh toán
+Lãi suất thực là lãi suất sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát hay lãi suất thực là lãi
suất đo lường sức mua của tiền lãi nhận được C, Vai trò của lãi suất
-Lãi suất là công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền
nhàn rỗi trong xã hội tập trung vào quỹ tín dụng
+Thực tế cho thấy khi có một khoản tiền tiết kiệm được, người dân thiwonfg
nghĩ đến việc làm thế nào để thu được lợi nhuận trên khoản tiền đo như đầu tư
chứng khoán, bất động sản, mua vàng, gửi tiền vào các tài khoản ở ngân hàng và
các tổ chức tín dụng khác,...
+Thông thường người dân gửi tiền vào ngân hàng bởi nó có tính an toàn cao.
Nắm bắt đươc tâm lý người dân các ngân hàng thương mại đưa ra nhiều mức lãi
suất phù hợp để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
-Lãi suất là công cụ để đo lường “sức khỏe” của nền kinh tế
+Mỗi một sự biến động dù là nhỏ nhất của lãi suất đều ảnh hướngd dến hoạt
động của các tổ chức, cá nhân và của toàn bộ nền kinh tế
+Các quốc gia phát triển, giá chứng khoán và lãi suất được yết giá hàng
ngày trên những tờ báo của cơ quan chính phủ. Chính phủ có thể dự báo được
những yếu tố tích cực và tiêu cực của nền kinh tế dựa trên sự thay đổi của lãi suất
như: khả năng sinh lời từ đầu tư, dự tính mức lạm phát, mức thâm hụt ngân sách
nhà nước. Những yếu tố trên hợp thành chỉ tiêu “sức khỏe” của nền kinh tế.
-Lãi suất là công cụ điều tiết nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng trung ương thay mặt chính phủ sử
dụng các công cụ tài chính như lãi suất để điều tiết trong và thưc thi chính sách tiền
tệ. Ngân hàng trung ương có thể thực tho chính sách thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ.
Căn cứ khả năng và nhu cầu của nền kinh tế, ngân hàng trung ương có thể đưa ra
chính sách nới lỏng tiền tê, tắc là “tăng” thêm một lượng tiền vào lưu thông nhằm
giúp các chủ thể kinh tế có thêm vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình,
khi đó ngân hàng trung ương sẽ ha thấp lãi suất tín dụng, lãi suất chiết khấu và tái
chiết khấu. Ngược lại, khi thực hiện chính sách thắt chăt tiền tệ tê ngân hàng tăng
lãi suất tín dụng, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu để rút bớt tiền khỏi lưu thông
+Lãi suất góp phần giữ vững cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng
+Lãi suất góp phần thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tê quốc gia, kích
thích đầu tư giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định
+Lãi suất là công cụ tác đông mạnh mẽ vào lạm phát
+Lãi suất tác đông đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
CÂU 10: Tín dụng là gì? Vai trò của tín dụng đối với phát triển nền kinh tế? Trả lời: A, Khái niệm
Tín dụng là môt phạm trù kinh tế phản ánh sự chuyển dịch quyền sử dụng
vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định với một
khoản chi phí nhất định
B, Vai trò của tín dụng đối với phát triển nền kinh tế
-Tín dụng góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được
diễn ra thuận lợi và trôi chảy
+Trong nền kinh tế thị trường, tại một thời điểm nhất định có một số doanh
nghiệp tạm thời “thừa vốn” do kinh doanh đem lại nhưng chưa có nhu cầu đã nảy
sinh nhu cầu cho vốn tránh tình trạng vốn bị ứ đọng và có thêm lợi nhuận.
+Bằng việc cung cấp tín dụng thông qua hoạt động cho vay kịp thời, đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường cho phép các doanh
nghiệp thỏa mãn nhu cầu về vốn và không để tồn đọng vốn trong quá trình luân chuyển
-Tín dụng góp phần trong việc tích tụ tập trung vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh
+Tập trung vốn phải dựa trên cơ sở tích lũy. Thực tế trong nền kinh tế có
những chủ thể kinh tế nắm giữ một lượng vốn lớn. Nhưng có nhiều trong số những
chủ thể này không muốn cho vay trực tiếp hoặc không muốn có cổ phần trong các