Đề cương ôn tập môn Phân tích và thiết kế hệ thống Logistics (Đề mở)

Đề cương ôn tập môn Phân tích và thiết kế hệ thống Logistics (Đề mở)

Thông tin:
31 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương ôn tập môn Phân tích và thiết kế hệ thống Logistics (Đề mở)

Đề cương ôn tập môn Phân tích và thiết kế hệ thống Logistics (Đề mở)

241 121 lượt tải Tải xuống
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
*MÔN : PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOGISTICS
*THỜI LƯỢNG : 60 PHÚT
*HÌNH THỨC THI : TỰ LUẬN, ĐỀ MỞ
1.Tầm quan trọng trong thiết kế hệ thống Logistics
-Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu
kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành
phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được
tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng
-Đối với nền kinh tế quốc dân
+Phát triển nền kinh tế quốc dân: trong xu thế toàn cầu hiện nay, sự cạnh tranh giữa
các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn. Điều này đã
làm cho dịch vụ logistics trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh giữa các
quốc gia. Vì vậy, việc thiết kế một hệ thống logistics phù hợp, quá trình vận
chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng được diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm chi
phí,… sẽ là một lợi thế để giúp nền kinh tế quốc dân phát triển hơn
+Giải quyết các vấn đề nảy sinh từ sự phân công lao động quốc tế: khi lâp, thiết kế 
1 hệ thống Log cụ thể rõ ràng và phù hợp, chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của các bên
tham gia, các bộ phận, phòng ban. Khi có sự cố hay vấn đề phát sinh sẽ dễ kiểm
soát cũng như giải quyết vấn đề 1 cách nhanh chóng và hợp lý
+Góp phần phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối
tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân
-Đối với doanh nghiệp
+Làm cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hoá được thông suốt chuẩn xác và
an toàn: khi thiết kế hệ thống Log, DN cần hoạch định, lập chiến lược vận chuyển
đưa hàng hoá, sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào thời điểm thích hợp, kế
hoạch, chiến lược quản lí kho hợp lí để đảm bảo luôn đủ hàng hoá cung cấp cho
lOMoARcPSD| 36084623
khách hàng. Vì vậy làm cho qúa trình lưu thông, phân phối hàng hoá được thông
suốt chuẩn xác và an toàn
+Giảm chi phí vận tải: doanh nghiệp sẽ vạch ra được những tuyến đường vận tải
ngắn nhất để vận chuyển hàng hoá từ kho đến khách hàng
+Giúp khách hàng có thể mua hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện: thiết kế, tạo
những phương thức mua hàng đơn giản, thuận tiện ( vd đặt hàng onl, qua trang
web, hay qua số hotline của DN), thời gian vận chuyển hàng hoá đến khách hàng 1
cách nhanh nhất
2. Phân tích dịch vụ khách hàng
*K/N: Dịch vụ khách hàng là toàn bộ những hoạt động tương tác, hỗ trợ của doanh
nghiệp tới khách hàng trong suốt quá trình trải nghiệm sản phẩm dịch vụ nhằm đáp
ứng những nhu cầu mong muốn của họ
*Vai trò:
-Dịch vụ khách hàng như là 1 hoạt động: dịch vụ khách hàng chủ yếu thể hiện vai
trò là giải quyết đơn hàng, lập hoá đơn, giải quyết các vấn đề phàn nàn và khiếu nại
của khách hang
-Dịch vụ khách hàng là thước đo kết quả thưc hiện được: việc xác định kết quả
bằng con số giúp doanh nghiệp đo lường mức độ hài lòng của khách hang để đạt
được sự hài long thực sự
-Dịch vụ khách hang như là một triết lí: nâng dịch vụ lên thành thoả thuận, cam kết
mà DN nhằm cung cấp sự thoả mãn cho khách hang bằng các dịch vụ khách hang
cao hơn
-Tầm quan trọng: Các công ty Logistics luôn có khách hàng là các doanh nghiệp.
Nếu làm tốt dịch vụ khách hàng sẽ tạo được niềm tin và sự gắn bó lâu dài và có
thêm cơ hội với các đối tác lớn.
-Triển khai: Trao cho khách hàng nhiều giá trị hơn mong đợi.
*Các giá trị mang lại cho khách hàng:
+Có nhiều yếu tố để tạo nên dịch vụ khách hàng, trong logistics thì cũng tương tự.
Các doanh nghiệp có thể áp dụng một hay nhiều yếu tố để cải thiện hiệu quả kinh
doanh của mình.
+Việc sử dụng các yếu tố này chủ yếu là để thực hiện chính sách giá trị thuộc về
khách hàng. Tức là đưa cho khách hàng giá trị lớn hơn.
+Giá trị thuộc về khách hàng được hiểu là sự chênh lệch giữa chi phí mà họ bỏ ra
so với những giá trị họ thực sự nhận được. Chi phí được hiểu không chỉ bao gồm
tiền bạc, mà còn gồm cả thời gian, công sức,… Còn giá trị thì thuộc về các lợi ích
họ đạt được.
-Thời gian
+Càng nhanh càng tốt: đối với khách hang thời gian là yếu tố quan trọng để quyết
định chất lượng dịch vụ, luôn nhanh và đúng hẹn giúp khách hang có nhiều thiện
cảm hơn. Đối với DN, nó đòi hỏi một hệ thống, quy trình đồng bộ để đảm bảo việc
thực hiện các khâu một cách nhanh và hiệu quả
+Hiểu rõ sự mong đợi sử dụng sản phẩm của khách hang: khi khách hàng đặt mua
1 sản phẩm hay dịch vụ, họ sẽ luôn trong tâm thế hồi hộp, mong chờ để sở hữu sản
phẩm/ dịch vụ ấy, nên yếu tố thời gian càng nhanh càng tốt sẽ giúp khách hàng
luôn tin tưởng, tin cậy và sẽ hợp tác với DN trong những lần tiếp theo
VÍ DỤ: Cửa hàng HASAKI giao hàng nhanh trong 2 giờ đối với đơn hàng trong
nội thành phố,nếu như giao trễ sẽ hoàn tiền 100% đơn hàng đó, từ đó thu hút được
nhu cầu khách hàng.
-Độ tin cậy: được thể hiện qua thời gian giao hàng, phân phối an toàn sửa chữa
đơn hàng. cho thấy khả năng thực hiện dịch vụ đúng cam kết hiệu quả Thương
hiệu.
lOMoARcPSD| 36084623
+Về mặt này, chúng ta đang nói đến vấn đề thương hiệu. Thương hiệu có độ tin cậy
càng cao thì dịch vụ khách hàng càng hội để làm thỏa mãn khách hàng lớn
hơn.
+Hãy nhìn lại chính mình, tất cả chúng ta đều cảm thấy an toàn hơn khi mua những
thương hiệu uy tín. Chúng ta không bị áp lực tinh thần vviệc lừa đảo hay những
tương tự khi sử dụng nó.
+Dịch vụ khách hàng trong logistics dựa rất nhiều vào độ tin cậy, bởi nó ảnh hưởng
trực tiếp với quy trình kinh doanh của khách hàng.
VÍ DỤ: Chắc chắn bạn sẽ thích mua và mang về một chiếc điện thoại từ Thế giới di
động về nhà hơn là từ một cái shop nào đấy mà bị tố lừa đảo đầy rẫy trên mạng xã
hội.
-Giá tiền
+Cạnh tranh về giá đang đầy rẫy thị trường, sao vậy? Đó do khách hàng luôn
thích những sản phẩm giá rẻ hơn, hay nói đúng hơn giá phù hợp với họ.
+Nếu bạn thể cung cấp cùng mặt hàng, cùng chất lượng (hay chất lượng cao hơn)
với giá thành rẻ hơn thì bạn đang thực sự có một lợi thế cực kì lớn.
+bên cạnh đó chi phí cũng một yếu tố quyết định, chi phí dịch vụ phải phù hợp
với chất lượng dịch vụ DN cung cấp, chi phí cạnh tranh, thấp nhưng mang lại chất
lượng dịch vụ cao đáp ưng nhu cầu khách hang.
VÍ DỤ: Cửa hàng HASAKI luôn cung cấp các loại sản phẩm có giá thành rẻ hơn
so với thị trường nên từ đó thu hút được khách hàng.
+Độ linh hoạt
-Đó là khả năng linh động về sản phẩm theo nhu cầu khách hàng.
-Khách hàng muốn sử dụng một sản phẩm giải quyết được vấn đcủa họ, cho nên
nếu thể hãy tùy biến sản phẩm để thể phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng.
-VÍ DỤ:
3. Phân tích LIS
-Khái niệm: hệ thống thông tin Logistics ( LIS) là một cấu trúc tương tác giữa con
người, thiết bị, các phương pháp và quy trình nhằm cung cấp các thông tin thích
hợp cho các nhà quản trị Logistics với mục tiêu lập kế hoạch, thực thi, kiểm soát
Log hiệu quả
-Tầm quan trọng ca LIS:
+Kịp thời nắm bắt được nhu cầu khách hàng
+Đảm bảo được s lượng dự trữ
+Khi nào cần sản xuất và vận chuyển
Thấy được các hoạt động Log một cách rõ nét để cải thiện tốt hơn trong quá trình
thực hiện
Hệ thống thông tin logistics bao gồm các yếu tố về môi trường Logictisc, quá trình
ra quyết định Logictisc, 4 hệ thống con chủ yếu cấu tạo nên hệ thống thông tin
lOMoARcPSD| 36084623
Logictisc là hệ thống hoạch định, hệ thống thực thi, hệ thống nghiên cứu và thu
thập tin tức, hệ thống báo cáo kết quả.
Các hệ thống đó sẽ phối hợp cung cấp cho nhà quản lí logistics những thông tin
chính xác và kịp thời để lên kế hoạch, thực thi và điều chỉnh các hoạt động
logistics của doanh nghiệp.
Hệ thống lập kế hoạch
Bao gồm một loạt các kĩ thuật liên quan đến việc thiết kế các kế hoạch tầm chiến
lược như thiết kế mạng lưới, lập kế hoạch và dự đoán nhu cầu, phối hợp các nguồn
lực, kế hoạch hóa cung ứng, sắp xếp và lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch phân phối,
các kế hoạch tầm chiến thuật như quản trị dự trữ, vận tải, và các tác nghiệp như
nghiệp vụ kho, quá trình đặt hàng và các sự kiện xảy ra hàng ngày.
Hệ thống thực thi
Hệ thống thực thi logistics bao gồm các kĩ thuật đảm nhiệm các chức năng triển
khai logistics trong thời gian ngắn hoặc hàng ngày về quản lí nhà kho, vận tải, mua
sắm, dự trữ, quản lí hiệu quả các đơn hàng của khách. Hệ thống nghiên cứu
thu thập thông tin
Để thích nghi với các nhân tố môi trường vĩ mô, môi trường kênh và nguồn lực bên
trong công ty. Hệ thống nghiên cứu và thu thập thông tin có vai trò quan sát môi
trường, thu thập thông tin bên ngoài, thông tin có sẵn trong lĩnh vực logistics và
trong nội bộ công ty.
Hệ thống báo cáo kết quả
Hệ thống báo cáo là thành phần cuối cùng trong LIS. Nếu các báo cáo và kết quả
không được truyền đạt hiệu quả thì các tư tưởng, nghiên cứu hữu ích và giải pháp
quản lí sẽ không thể đạt được.
*Các báo cáo hỗ trợ quyết định quản trị logistics tập trung vào 3 loại:
1. Báo cáo để lập kế hoạch gồm các thông tin có tính lịch sử và thông tin trong
tương lai như thông tin về xu hướng bán, khuynh hướng dự báo, các thông tin thị
trường, các yếu tố chi phí của dự án kinh doanh;
2. Báo cáo hoạt động cung cấp những thông tin sẵn có cho nhà quản lí và người
giám sát về hoạt động thực tế như việc nắm giữ hàng tồn kho, thu mua, đơn hàng
vận tải, kế hoạch sản xuất và kiểm soát, vận chuyển;
3. Báo cáo kiểm soát cụ thể tổng kết chi phi và thông tin họat động ở các giai đoạn
thịch hợp, so sánh ngân sách và chi phí hiện tại, chúng tạo ra nền tảng cho việc
tiếp cận chiến lược họat động và các sách lược.
4. Phân tích mô hình Logistics
-Mô hình Log bao gồm viẹc hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu
quả các dòng vận động và dự trữ hàng hoá, dịch vụ cùng các thông tin liên quan từ
điểm khởi đầu đến các điểm tiêu thụ theo đơn đặt hàng nhằm thoả mãn nhu cầu
khách hàng
Phân tích mô hình Log:
-Yếu tố đầu vào:
lOMoARcPSD| 36084623
+Nguyên vật liệu: để sản xuất ra một sản phẩm ( vd quần áo) tung ra thị trường,
doanh nghiệp cần nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm ấy ( vải, kim, chỉ, máy
may….)
+Nhân sự: để tạo ra một sản phẩm hay kiểm soát, quản lý dòng vận động, dự trữ
hàng hóa dịch vụ thì yếu tố con người là không thể thiếu trong bất kì hoạt động nào
+Tài chính: để duy trì DN luôn phát triển cũng như đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất,
trả lương cho nhân viên thì cần nguồn tài chính đủ tốt để duy trì và phát triển
+Nguồn tài chính: Nguồn tài chính có thể là vốn ca chủ DN, hoặc kêu gọi đầu tư
từ DN khác, hay vay vốn ngân hàng -Quá trình sản xuất:
Để sản xuất ra các vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm đến tay khách hàng cần
phải thực hiện tuần tự và đầy đủ các bước Hoạch định, thực thi, kiểm soát
+Hoạch định: là việc thiết lập các mục tiêu của tổ chức, xây dựng chiến lược tổng
quát để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và phát triển 1 hệ thống các kế hoạch toàn
diện để phối hợp và kết hợp các hoạt động của tổ chức. Hoạch định giúp cải thiện
hiệu quả trong công việc, tập trung mọi nổ lực để đạt được mục tiêu, giúp thể hiện
rõ giá trị thu được, giảm thiểu rủi ro các trường hợp phát sinh có thể xảy ra, giúp
giải quyết các mâu thuẩn….
+Thực thi: sau khi đã lên kế hoạch, hoạch định chiến lược đầy đủ rõ ràng sẽ tiến
hành thực hiện kế hoạch mục tiêu đã đề ra. Sau khi đã hoạch định được mục tiêu,
các bước thực hiệ để đạt được mc tiêu ấy thì việc thực thi, thực hiện sẽ diễn ra
đơn giản, dễ dàng và trơn tru hơn giúp cho các hoạt động trong chuỗi được diễn ra
nhanh hơn
+Kiểm soát: bên cạnh việc thực hiện được diễn ra nhanh chóng hơn, chúng ta cần
kiểm soát các quy trình thực hiện ấy 1 cách chặt chẽ, đảm bảo phải được thực hiện
đúng, đủ như kế hoạch đã được đề ra ban đầu tránh tình trạng làm nữa với sẽ làm
ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả, mục tiêu ban đầu đã đề ra.
-Bên cạnh đó để giúp cho quá trình Log được diễn ra suông sẽ hơn chúng ta cần
phải thực hiện tốt một số nghiệp vụ sau:
+Dịch vụ khách hàng
+Xử lý đơn đặt hàng
+Cung ứng hàng hoá
+Quản trị dự trữ
+Quản trị vận chuyển
+Nghiệp vụ mua hàng
+Nghiệp vụ kho
+Bao bì đóng gói
+Bốc dỡ, chất xếp
+Quản lý thông tin -
Yếu tố đầu ra:
+Định hướng thị trường:xác định được nhu cầu và mong muốn của khách hàng để
tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó. Định hướng thị trường nhằm giải quyết
những lo ngại của người tiêu dùng nhằm giúp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng
với toàn bộ công ty và thúc đẩy lòng trung thành
+Tiện ích về thời gian và địa điểm
+Hiệu quả vận chuyển: phải đảm bảo thời gian vận chuyển nhanh để kịp thời đưa
sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
+Tài sản sở hữu
5. Mạng lưới Logistics là gì? Trình bày phương pháp bố trí mạng lưới Logistics
(bố trí các điểm nút cố định, phụ thuộc, sự liên kết giữa các điểm nút)
*Mạng lưới Logistics hiểu một cách đơn giản thì đó là dòng chảy của vật liệu và
sản phẩm thông qua cấu hình liên kết giữa các điểm nút và đường dẫn, được tổ
chức đặc biệt và tích hợp trong một hệ thống kinh doanh hay một khu vực thị
trường nhất định.
lOMoARcPSD| 36084623
* phương pháp bố trí mạng lưới Logistics:
-Những nút cố định là những nút được bố trí theo quy hoạch của nhà nước,
những thuận lợi phụ thuộc theo vị trí địa lí, những nguồn cung. Bao gồm:
bến cảng(Seaport), sân bay(Airport), thị trường(Market)… là những điểm
nút cố định.
- Điểm nút phụ thuộc là những nút tùy vào những địa điểm cung ứng cố
định, tùy vào đặc điểm của từng vùng đất đó, nó cung ứng cho ta loại
nguyên vật liệu gì để bố trí cho nhà máy. Nhà máy là điểm nút phụ thuộc.
Tương tự kho bãi cũng vậy sau khi hàng hóa được nhập vào vận chuyển đến
cảng, sân bay chúng ta có thể bố trí các nhà kho ở đó để tối ưu hóa các quá
trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Như vậy nhà kho cũng là điểm nút
phụ thuộc. Những nút phụ thuộc bao gồm: nhà kho(Warehouse), nhà
máy(Plant).
-Những điểm nút này sẽ được kết nối với nhau bằng các tuyến vận tải và
luồng chuyển dịch hàng hóa và thông tin.
-Những điểm nút phụ thuộc ngoài việc cung ứng trong thị trường của nó, mà
nó còn hộ trợ các sản phẩm, hàng hóa cho khu vực nếu có nhu cầu.
6. PP định tính trong dự báo nhu cầu.
-Phương pháp định tính dựa vào trực giác, khả năng quan sát hay ý kiến chủ quan
về thị trường. Phương pháp này sử dụng thích hợp khi có rất ít dữ liệu quá khứ để
tiến hành dự báo. Khi có một dòng sản phẩm tung ra thị trường, công ty có thể dự
báo dựa vào so sánh giữa các sản phẩm hay vị thế của sản phẩm mà công ty cho
rằng có sự giống nhau giữa sản phẩm này với sản phẩm mà công ty sản xuất ra.
Sau đây là một số phương pháp dự báo định tính chủ yếu:
-Lấy ý kiến lãnh đạo: lấy ý kiến các nhà quản trị cấp cao những người phụ trách
các công việc quan trọng
+Ưu điểm: sử dng trí tuệ và kinh nghiệm của cấp lãnh đạo những người có nhiều
kinh nghiệm
+Nhược điểm: mang tính chủ quan, ý kiến cá nhân của ban lãnh đạo
-Ý kiến của lực lượng bán hàng: đây là phương pháp được dùng khá phổ biến,
mỗi người phụ trách bán hàng sẽ dự đoán số lượng hàng bán được trong tương lai
ở khu vực mình phụ trách sau đó phối hợp với các dự đoán của tất cả khu vực khác
để hình thành dự báo toàn quốc
+Ưu điểm: lực lượng bán hàng là người hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của khách
hàng, số lượng, chất lượng và chủng loại hàng cần thiết
+Nhược điểm: phụ thuộc vào ý kiến, đánh giá chủ quan ca ngừời bán hàng. Một
số có khuynh hướng đánh giá cao lượng bán hàng của mình, một số khác lại muốn
giảm xuống để dễ đạt định mức
-Ý kiến của khách hàng: quản lý hoặc nhân viên có thể lấy ý kiến của khách hàng
khi đến mua sản phẩm
+Ưu điểm: hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp để có biện pháp cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp
+Nhược điểm: phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của khách hàng
-Điều tra thị trường: bộ phận nghiên cứu thị trường lấy ý kiến bằng nhiều cách
như: phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại, gửi phiếu điều tra
+Ưu điểm: giúp doanh nghiệp không những dự báo được nhu cầu khách hàng mà
còn hiểu được đánh giá của khách hàng về sản phẩm
+Nhược điểm: tốn kém tài chính, tốn nhiều thời gian và phải có sự chuẩn bị công
phu trong việc xây dựng câu hỏi
lOMoARcPSD| 36084623
-Phương pháp chuyên gia: thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập
hợp và hỏi ý kiến chuyên gia thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học- kỹ thuật hoặc
sản xuất.
+Ưu điểm: đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học
kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của
chuyên gia
+Nhược điểm: tốn kém chi phí trong việc thuê chuyên gia
7. Những vấn đề thường gặp trong quản trị nguồn cung và mua hàng:
-Kích thước lô hàng lớn: đối với những lô hàng quá lớn khi lưu trữ sẽ chiếm 1 diện
tích lớn trong kho, tốn thêm không gian dự trữ hàng tồn kho, làm tốn thêm chi phí
và nhân lực để quản lý ( tăng chi phí tồn kho)
-Kích thước lô hàng nhỏ: giá một đơn vị sản phẩm cao, rủi ro trong thiếu hụt
nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất
-Nhà cung cấp ở xa: việc kho của nhà sản xuất cách xa nhà cung cấp đều này sẽ
làm tăng chi phí vận chuyển; đối với các nhà cung cấp ở xa như vậy thường sẽ mua
hàng với số lượng lớn để tiết kiệm được chi phí vận chuyển; việc vận chuyển trong
1 quảng đường xa sẽ xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển vì vậy nên có
những giải pháp thích hợp để làm giảm rủi ro có thể xảy ra
8. Các tuyến vận tải biển chủ yếuvân tải biển nói chung đã đóng góp mộ
t phần rất quan trọng trong các hoạt độ ng  thương mại hàng hóa và
đăc biệ t, vậ n tải biển quốc tế luôn giữ vai trò then chốt  thúc đẩy mọi tiến
trình vân tải hàng hóa số lượng lớn, giá trị cao bằng các kiệ n  hàng Container
chuyên dụng từ nước này sang nước khác
-Đặc điểm: khách hàng và người bán ở 2 quốc gia khác nhau; ra đời khá sớm,
chiếm vị trí chủ chốt trong việc chuyên chở hàng hoá xnk ( chiếm 80% tổng khối
lượng hàng hoá trong TMQT)
-Ưu điểm: thích hợp với khoảng cách địa lí xa; khối lượng hàng hoá nhiều, tải
trọng lớn
-Khuyết điểm: thời gian vận chuyển dài, có nhiều rủi ro và nguy hiểm -Các
tuyến vận tải biển chủ yếu:
+Tuyến Địa Trung Hải qua kênh đào Xuyên qua biển đỏ tới Ấn Độ Dương
+Tuyến Ấn Độ Dương qua Đông Nam Á tới Thái Bình Dương
+Tuyến xuyên Thái Bình Dương từ Châu Á sang Châu Mĩ
+Tuyến Thái Bình Dương qua kênh Panama sang Đại Tây Dương
+Tuyến xuyên Đại Tây Dương từ Châu Mĩ sang Châu Âu và Châu Phi
9. JIT vai trò và phương pháp
-Just in time ( JIT): 4 đúng, 3 không; ”Đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại
đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết”; “tồn kho bằng không - thời gian chờ đợi
bằng không - chi phí phát sinh bằng không”. JIT là hệ thống điều hành sản xuất
trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong
quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước,
sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt.
Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng để
không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận
hành. sản xuất đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm
nhằm mục tiêu tồn kho bằng không, thời gian chờ đợi bằng không, chi phí phát
sinh bằng không
-Vai trò: quy trình sản xuất JIT chủ yếu phụ thuộc vào quy trình sản xuất ổn định,
tay nghề chất lượng cao, không có sự cố về máy móc và nhà cung cấp uy tín, có
thể tin cậy được cách thức hoạt động đúng lúc JIT đã giúp các nhà máy, công ty,
lOMoARcPSD| 36084623
doanh nghiệp hạn chế các trường hợp sản xuất quá tải, sản xuất sản phẩm với số
lượng lớn dẫn đến tình trạng thừa thải, khó tiêu thụ hết.
Sản xuất chỉ trong thời gian có hạn JIT cắt giảm chi phí tồn kho vì các nhà sx
không phải trả chi phí lưu trữ; các nhà sx cũng không phải để lại hàng tồn kho
không mong muốn nếu nhận được một đơn đặt hàng khó nhằn -Phương
pháp:
+ Luồng “hàng hóa” lưu hành trong quá trình sản xuất phân phối được lập chi tiết
cho từng bước sao cho công đoạn tiếp theo thực hiện được ngay sau khi công đoạn
trước hoàn thành.
+ Mỗi công đoạn chỉ làm một số lượng sản phẩm / bán thành phẩm đúng bằng số
lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới.
+ Kiểm tra, nghiệm thu bán sản phẩm được chuyển đến trước khi thực hiện công
việc của mình. Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ ra khỏi dây chuyền và báo
cho toàn Hệ thống để điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
+ Sử dụng mô hình Just in time đòi hỏi sự kết hợp chặt chgiữa nsản xuất và nhà
cung cấp. Tăng cường phân công lao động xã hội thông qua hợp tác với các Công ty
liên kết.
10. Trình bày các phương pháp vận hành trong hệ thống logistics
*phương pháp vận hành trong hệ thống logistics:
-Hệ thống dạng bậc thang:
+Dòng lưu chuyển sản phẩm thường thông qua một trình tự phổ biến từ các xí
nghiệp, nhà máy, từ nơi bắt đầu đến nơi kết thúc
+Áp dụng hệ thống dạng bậc thang khi có sự cần thiết về dự trữ một lượng tồn kho
nhất định hoặc các hoạt động nhất định cần được thực hiện theo một trình tự liên
tiếp của chuỗi cung ứng.
-Hệ thống trực tiếp:
+Là sự kết hợp lý tưởng những thế mạnh và lợi ích vốn có của hệ thống dạng bậc
thang và trực tiếp. Trong đó , hàng hóa tiêu thụ nhanh hoặc nguyên vật liệu thường
được dự trữ trong các nhà kho của nhà sản xuất, những hàng hóa có giá trị hoặc rủi
ro cao hơn sẽ được dự trữ tại các kho trung tâm để vận chuyển trực tiếp đến khách
hàng
- Hệ thống kết hợp:
lOMoARcPSD| 36084623
11. Phân tích các yếu tố quyết định địa điểm thành lập trung tâm phân phi
1.Gần khách hàng:
+Dễ dàng nắm bắt nhu cầu: khách hàng ở đây có thể là doanh nghiệp, tổ chức, hay
cá nhân. Nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi bất cứ lúc nào, để mà nắm bắt
nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng thì các trung tâm phân phối phải
thành lập ở gần những khách hàng có nhu cầu cao về sản phẩm để biết được là họ
cần sản phẩm gì, nâng cấp sản phẩm làm sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng
+Sản xuất để đáp ứng nhu cầu: sau khi đã biết được nhu cầu của khách hàng t
nhanh chóng tiến hành sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời về số lượng, mẫu mã, tính
năng đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh
+Giao hàng nhanh: nếu các trung tâm phân phối ở gần khách hàng rất thuận tiện
cho việc giao hàng đến tay khách hàng, giảm chi phí vận chuyển cho doanh
nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh
+Có nhiều đơn hàng tiếp theo: tạo được ấn tượng tốt với khách hàng về khả năng
đáp ứng nhanh thì sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng từ khách hàng
thân thiết và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
2.Gần nhà cung cp:
+JIT: gần nhà cung cấp sẽ có lợi cho việc nhận được sản phẩm đúng mẫu mã, đúng
số lượng, đúng thời gian giao hàng, đúng địa điểm giao hàng
+Giảm chi phí lưu kho: khi mà gần nhà cung cấp như vậy thì tránh được tình trạng
lưu kho nguyên vật liệu tại doanh nghiệp. vì khoảng cách nhà cung cấp và doanh
nghiệp gần nhau nên khi nào cần nguyên vật liệu, thành phẩm để sản xuất, bán thì
doanh nghiệp sẽ bắt đầu lấy từ nhà cung cấp mà không cần phải dự trữ một số
lượng lớn trong kho để chờ sản xuất.
+Giảm chi phí vận chuyển: chi phí vận chuyển giảm vì khoảng cách của nhà cung
cấp và doanh nghiệp không quá xa
3. Môi trường kinh doanh thuận lợi:
4. +Có sự hiện diện của các doanh nghiệp cùng quy mô: có thể liên kết với các
doanh nghiệp cùng quy mô để duy trì, phát triển chuỗi cung ứng
5. +Có sự hiện diện của các công ty cùng ngành và các công ty nước ngoài
+Chính sách hỗ trợ của chính phủ và chính quyền địa phương
+Trợ cấp
+Hạ mức thu thuế
4.Tổng chi phí mục tiêu:
+CP khu vực
+CP phân phối
+CP hoạt động
+CP ẩn
+Tổng CP mục tiêu + CP hoạt động
5.Cơ sở hạ tầng:
+Các đường giao thông vận tải: để đáp ứng được các yếu tố gần khách hàng , gần
nhà cung cấp, giảm thiểu được chi phí thì việc lựa chọn tuyến đường vận tải phù
hợp để xây dựng trung tâm phân phối là điều mà các doanh nghiệp quan tâm hàng
đầu. việc thành lập trung tâm phân phối liên quan đến tuyến đường giao thông vận
tải khiến cho nhiều doanh nghiệp phải cân đong đo đếm rất nhiều. Vì nếu xây dựng
trung tâm phân phối ở một nơi mà nơi đó cơ sở hạ tầng còn thô sơ hoặc tuyến vận
tải lúc nào cũng trong tình trạng tắc nghẽn, thì việc ở gần khách hàng hay nhà cung
cấp đi chăng nữa vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phát sinh
thêm nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
+Năng lượng, viễn thông:
+Môi trường, bến bãi
6.Chất lượng lao động:
lOMoARcPSD| 36084623
+Trình độ học vấn
+Kỹ năng
+Thiện chí làm việc
+Chịu khó
+Ham học hỏi
+Sự sáng tạo
12. Vai trò và đặc điểm của Logistic ngược. Các mô hình logistics ngược. Cho
ví dụ
-Vai trò :
+Logistics ngược tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi: Ở nhiều khâu của
quá trình logistics xuôi xuất hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu cần sửa chữa
lại, bao bì lỗi phải dán nhãn mác lại… Để đảm bảo đưa các sản phẩm này trở lại
kênh logistics xuôi một cách nhanh chóng, kịp thời nhất thì cần phải phát sinh một
loạt các hoạt động logistics ngược nhằm hỗ trợ dòng vận động xuôi này. Điều này
cho thấy, sự vận hành của dòng logistics ngược sẽ góp phần đảm bảo sự thông suốt
cho quá trình logistics xuôi. Hay nói cách khác, để đạt hiệu quả trong quản trị dòng
logistics xuôi, các công ty cần kết hợp thực hiện với các hoạt động logistics ngược.
+Logistics ngược góp phần nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng: Thông qua việc
thu hồi các sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để khắc phục,
sửa chữa, bào hành, bảo dưỡng… sẽ góp phần thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của khách
hàng, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng của DN. Do đó, một chính sách thu hồi
tốt sẽ góp phần mang lại lợi thế cạnh tranh cho DN.
+Logistics ngược giúp tiết kiệm chi phí cho DN: Khi phải thu hồi hàng hóa trong
kênh logistics ngược, các chi phí liên quan đến vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa
chữa… hàng hóa thu hồi sẽ tăng lên. Theo ước tính chi phí dành cho các hoạt động
logistics ngược trung bình chiếm khoảng 3% đến 15% tổng chi phí của DN. Tuy
nhiên, nếu tổ chức và triển khai tốt dòng logistics ngược thì DN sẽ tiết kiệm được
đáng kể các khoản chi phí khác, như: tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu do
được tái sinh, giảm chi phí bao bì do tái sử dụng bao bì nhiều lần, thu hồi được giá
trị còn lại của những sản phẩm đã loại bỏ, bán lại sản phẩm (dù có thể mức g
không bằng giá của sản phẩm mới) để tăng doanh thu… Những lợi ích kinh tế đó
đòi hỏi các DN phải đầu tư nhiều hơn, nghiêm túc hơn vào các chương trình
logistics ngược. Bởi vì những khoản chi phí mà họ phải bỏ ra để xử lý hàng hóa bị
trả lại không kiểm soát được vượt xa con số mà họ đầu tư cho việc quản lý các
chương trình logistics ngược một cách bài bản.
+Logistics ngược giúp tạo dựng hình ảnh “xanh” cho DN. Một trong những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay là
do hoạt động sản xuất kinh doanh của con người gây ra. Do đó, các DN cần quan
tâm hơn nữa tới việc giảm sự tác động tiêu cực của sản xuất kinh doanh đến môi
trường thông qua thu hồi nguyên vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế hoặc vứt
bỏ nó một cách có trách nhiệm. Không những thế, khách hàng, các cơ quan quản lý
chức năng và công chúng cũng thường đánh giá rất cao trước những hành vi thân
thiện với môi trường của DN. Điều này một lần nữa khẳng định, nếu DN thực hiện
tốt logistics ngược sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh “xanh” trong tâm trí khách hàng
và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.
Logistics ngược được xem là một công cụ giúp các các DN nâng cao được khả
năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận và thỏa mãn khách hàng tốt hơn. Điều này đòi hỏi
các DN cần phải nhận thức rõ hơn về vai trò của logistics ngược và có những đầu
tư thích đáng cho hoạt động này.
-Đặc điểm :
+ Dự báo khó khăn hơn
+Vận chuyển từ nhiều điểm tới một điểm
+Chất lượng sản phẩm không đồng nhất
+Bao bì sản phẩm thường đã bị phá hủy
lOMoARcPSD| 36084623
+ Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố +Tốc
độ thường không được xem là ưu tiên +Chi
phí không thể ước tính.
+Quản lý dự trữ không đồng nhất.
+Mâu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm
13.Phân tích các mô hình thiết kế Layout kho.
1.Dạng đường thẳng:
-Bố cục chữ I được xem là bố cục tối ưu nhất cho dạng kho có khối lượng luân
chuyển lớn, quy mô diện tích rộng, ưu tiên chiều dài do có thể cắt giảm được số
lượng lối đi và đoạn đường của các xe nâng. Với bố cục kho hàng dạng này, khu
vực nhận hàng ở một đầu và giao hàng ở đầu bên kia, khu vực lưu trữ sẽ nằm ở
giữa rất phù hợp với nguyên tắc quản lý FIFO. Hàng hóa với thường xuyên đi hơn
sẽ ưu tiên ở gần khu vực shipping hơn.
-Một trong những điểm mạnh của bố cục chữ I là có thể mở rộng không gian
Loading và Shipping được đặc ở 2 đầu khác nhau khả năng tạo ra được nhiều cửa
hơn để dòng hàng hóa được triển khai thuận lợi và giảm thiểu rủi ro về mặt quản
lý. Mô hình cross docking thường được vận hành với bố cục này.
2.Dạng chữ U:
- Bố cục chữ U được xem là bố cục phổ biến nhất, là một lựa chọn tuyệt vời
cho mọi không gian kho hàng lớn nhỏ. Trong thiết kế kho hàng dạng này, khu vực
nhận hàng (Loading Area) và khu vực gửi hàng (Shipping Area) được sắp xếp
gần như là gần kề nhau.
-Để hoạt động hiệu quả khu vực tiếp nhận (Reception Area) được đề xuất nằm
ngay sau khu vực nhận hàng và khu vực đóng gói (Pitching Area) được đặt trước
khu vực gửi hàng
-Hàng hóa nhận sẽ được tập kết và xử lý ở Reception Area trước khi được đưa vào
các khu vực lưu trữ (storage area) phía sau của kho hàng. Tùy theo tính năng động
của sản phẩm mà hàng hóa sẽ được chia theo 2 khu vực:
- Dynamic storage: Khu vực lưu trữ động dành cho các hàng hóa có thời gian
lưu kho ngắn, bán chạy hoặc sự thay đổi thường xuyên về mặt số lượng, hình
thái … - Static storage: Khu vực lưu trữ tĩnh dành cho các hàng hóa có tính ổn
định/ có số lượng lớn/ khu vực lưu trữ đặc thù.
lOMoARcPSD| 36084623
3.Dạng chữ L:
-Với bố cục chữ L, Khu vực xếp dỡ và giao hàng sẽ ở 2 cạnh liền kề của kho hàng,
phần bên trong sẽ tối ưu cho không gian lưu trữ. Bố cục kho hàng chữ L cũng giảm
thiểu đáng kể sự tắc nghẽn trong kho hàng.
-Bố cục kho hàng dạng này được xem là tối ưu cho hoạt động lưu trữ, phân loại và
bổ sung hàng hóa
14. Trình bày các nguyên tắc trong thiết kế kho
1. xác định mục tiêu
Các mục tiêu doanh nghiệp đặt ra cho kho hàng của mình sẽ ảnh hưởng đến kích
thước, thiết kế, tỷ lệ kho trong nhà so với không gian sân bên ngoài, vị trí, kích
thước và thành phần cấu trúc, cùng với các quy định được thực hiện cho việc lắp
đặt và phân chia thiết bị chuyên dụng giữa kho và không gian làm việc. Mục đích
sử dụng sẽ chi phối hiệu quả, chi phí vận hành, môi trường làm việc của kho hàng
2. Lựa chọn địa điểm
Khi lựa chọn vị trí kho hàng, ta nên dựa vào Outbound Logistics – Dòng logistics
đầu ra liên quan đến việc dịch chuyển hàng từ hóa điểm cuối cùng của dây chuyền
sản xuất đến khách hàng. Một trong những yếu tố quan trọng và cạnh tranh cao
chính là dịch vụ khách hàng, mà đặc trưng nhất là thời gian giao hàng. doanh
nghiệp thường áp dụng chiến lược dịch vụ giao hàng nhanh nên việc xác định vị trí
kho hàng của mình gần khách hàng hoặc gần các hãng vận chuyển đối tác là mt
quyết định hoàn hảo. Đồng thời doanh nghiệp cần tìm hiểu về vị trí của nhà cung
cấp đồng thời đặt một hạn mức thời gian với họ khi đặt hàng đồng thời tìm hiểu
mức độ uy tín của nhà cung cấp vì đây là những thông tin quan trọng trong việc lập
kế hoạch kích thước và đặt vị trí của kho.vị trí kho hàng tối ưu nhất là khi doanh
nghiệp chú trọng hơn vào việc định vị kho đủ gần khách hàng để giúp nâng cao
chất lượng dịch vụ nhưng đồng thời không gây khó khăn cho phía cung ứng.
3. Lên kế hoạch thiết kế
Nếu như đã quyết định về số lượng kho cần thiết và xác đnh được các vị trí kho
phù hợp, điều tiếp theo mà doanh nghiệp phải nghĩ đến đó chính là thiết kế về kết
cấu và quy mô của từng kho. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc lên kế
hoạch này, vì vậy ta cần phải liệt kê một số câu hỏi trước khi bắt tay vào thiết kế
- Những hoạt động sẽ diễn ra trong kho? Hoạt động trong kho sẽ bao gồm việc tiếp
nhận, lưu trữ, lựa chọn, đóng gói gửi đi, hoặc cần các khu vực dành riêng để thực
hiện các dịch vụ giá trị gia tăng?
lOMoARcPSD| 36084623
+ Các đặc tính của sản phẩm? Yếu tố này sẽ có tác động đáng kể đến thiết kế
kho, điều này có nghĩa là cần phải xác định nhu cầu của doanh nghiệp về việc thiết
kê kho để lưu trữ các sản phẩm như thế nào một cách kỹ lưỡng.
+ Trong kho sẽ lưu trữ những loại sản phẩm nào?
+ Các hàng hóa sẽ được lưu trữ như thế nào? Đặt trên các pallet (kệ hàng), trong
thùng giấy hoặc để độc lập?
+ Ngoài lưu trữ thì hàng hóa còn cần trải qua quá trình nào nữa?
+ Hàng hóa có cần được lưu trữ tuân thủ bất kỳ quy tắc hoặc quy định đặc biệt nào
không?
+ Hàng hóa có cần bất kỳ hình thức kiểm soát nào trong môi trường lưu trữ (hàng
đông lạnh, kiểm soát nhiệt độ) không?
-Hàng hóa có tuân theo mùa vụ không?
+ Kho sẽ phải xử lý hàng trả lại?Nếu kho cần xử lý nhiều hàng trả lại từ khách
hàng, doanh nghiệp cần thiết kế thêm không gian dành riêng cho việc lưu trữ và xử
lý các đơn hàng đó.
4. Thiết kế mặt bằng kho( FAST)
Bốn yếu tố quan trọng luôn xuất hiện khi thiết kế hoặc bố trí bất kỳ cơ sở lưu trữ
hoặc phân phối nào chính là FAST – một từ viết tắt thay mặt cho bốn yếu tố sau:
F – Flow (Dòng chảy)
A Accessibility (Khả năng tiếp cận)
S – Space (Không gian)
T Throughput (Thông lượng)
F Flow (Dòng chảy)
Dòng chảy một chuỗi các hoạt động được hoạch định một cách logic trong kho.
Mỗi hoạt động cần được đặt càng gần với hoạt động trước càng tốt cũng tương
tự cho các chức năng. Flow đòi hỏi việc di chuyển kiểm soát không bị gián
đoạn của dòng nguyên vật liệu, con người và hàng hóa.
Điều quan trọng là phải nắm bắt được vị trí của vật liệu trong hệ thống, trạng thái
và vị trí trong kho. Mục đích chính ở đây là đặt ra các hoạt động kho khác nhau để
mỗi hoạt động đóng góp cho Dòng chảy điều hành chung với số lượng chuyển
động và gián đoạn tối thiểu.
A Accessibility (Khả năng tiếp cận)
Accessibility không chỉ có nghĩa là việc tiếp cận được sản phẩm hay không mà còn
tiếp cận như thế nào. Từ hàng hóa đến các công cụ cần thiết mọi thcần được tiếp
cận một cách nhanh nhất để có thtối ưu hiệu quả. Ngoài ra, chúng ta cần biết được
liệu được mức độ yêu cầu của đơn vị đóng gói để phương pháp tiếp cận phù hợp.
S Space (Không gian)
Đây là một yếu tố trực quan nhất. Vì khi không gian được khai thác một cách khôn
ngoan, stạo tiền đề cho các hoạt động diễn ra trong kho được thông suốt hiệu
quả. Sử dụng không gian kho tối đa cho mục đích lưu trữ, vận hành xlý kho.
Đồng thời không gian tối thiểu cần thiết cho các chức năng liên quan như văn phòng,
khu vực làm việc, … Nhờ nhiều phương tiện lưu trữ có sẵn trên thị trường ngày
nay (kệ hàng, pallet, gác lửng, …), doanh nghiệp có thể sử dụng tối ưu không gian
kho, không chỉ sử dụng khu vực sàn mà còn mở rng lên phần không gian phía trên
của kho hàng.
Ví dụ, sử dụng gác lửng để gia tăng lượng không gian hữu ích trong cơ sở và xem
xét các văn phòng mô-đun nếu bạn cần sử dụng một số không gian của mình cho
mục đích quản trị.
T Throughput (Thông lượng)
Thông lượng là quá trình hàng hóa tương tác với không gian kho. Khi thiết kế một
kho hàng, doanh nghiệp phải luôn luôn tính đến những khoảng thời gian có nhu
cầu cao nhất để việc sản xuất luôn có thể được tăng cường đến mức tối đa.
Trong việc khám phá thông lượng kho, ta không chỉ xem xét các loại hàng hóa đi
qua kho mà còn xem xét về bản chất của hàng hóa đó và vận tốc của nó thông qua
dòng chảy. Về bản chất, đó chính là các đặc điểm xử lý, kích thước và bất kỳ yếu t
nào khác sẽ ảnh hưởng đến cách di chuyển qua, chẳng hạn như tính nguy hiểm,
số lượng lớn, dễ vỡ, yêu cầu bảo mật khả năng tương thích với các sản phẩm
khác.
lOMoARcPSD| 36084623
Vận tốc của hàng hóa sẽ thể hiện khối lượng di chuyển qua kho mỗi ngày. Tính sẵn
có cao của dữ liệu thông lượng chính xác sẽ giúp ích rất nhiều cho kết quả của thiết
kế hoặc bố trí kho hàng. Thời gian thu thập và phân tích dữ liệu càng lâu thì dữ liệu
đó càng giá trị và rủi ro càng ít. Tuy nhiên, nếu như không có những dữ liệu giá trị
đó ta vẫn có thể đưa ra một giải pháp chấp nhận đó chính là làm việc với những
đang có.
5. Kho hàng xanh
Kho hàng “xanh” là nơi không chỉ tối ưu về mặt hiệu suất mà còn là nơi góp phần
cho việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm tối đa tài nguyên của doanh nghiệp. Các
kho hàng này thường sử dng các vật liệu cách nhiệt giúp tiết kiệm năng lượng
các vật liệu có đặc tính gây ô nhiễm thấp hơn như sơn chuyên dụng, chất kết dính,
sản phẩm gỗ, chất trám và thảm, … điều này có thể cải thiện chất lượng không khí
của kho hàng. Ngoài ra, kho hàng còn được trang bị hệ thống đèn LED tiết kiệm
các cảm biến giám sát. Không chỉ đáp ứng nhu cầu chiếu sáng và điều chỉnh công
suất kho hàng mà còn có thể được sử dụng cho các loại quản lý tài nguyên khác,
như gas và nước
Về mặt cấu trúc, kho hàng “xanh” cũng đảm bảo về mặt tiết kiệm tài nguyên cho
doanh nghiệp. Nhờ vào mái nhà có khả năng giảm nhiệt độ kho và sử dụng các vật
liệu phản chiếu màu sáng, hoặc thậm chí chỉ sơn trắng khiến phản chiếu ánh sáng
mặt trời trở lại. Ngoài ra, mái nhà còn tích hợp các tấm năng lượng pin mặt trời sản
xuất 186 megawatt công suất. Đồng thời, việc thiết kế hệ thống thu hoạch nước
mưa, hệ thống ống nước để giảm lượng nước sử dụng trong kho hàng và cảm biến
để theo dõi việc sử dụng nước giúp giảm thiểu tối đa chi phí cho doanh nghiệp
trong vận hành kho hàng.
15. Thiết kế và tối ưu tuyến vận tải
*Vận chuyển đơn giản: Các lô hàng được vận chuyển trực tiếp từ từng nhà cung
cấp tới từng địa điểm khách hàng
- Ưu điểm:
+Xóa được các khâu kho trung gian đảm bảo tính sẵn có và phạm vi sản phẩm cao
từ nhà sản xuất.
+Đẩy nhanh quá trình dịch vụ khách hàng và xử sản phẩm.
+Quản lý đơn giản tiết kiệm chi phí lưu trữ và giảm đáng kể chi phí xử lý tại các
cửa hàng bán lẻ.
-Nhược điểm: tổng chi phí vận chuyển tăng nếu giá khối lượng nhỏ tới địa điểm
giao hàng
-Ví dụ: Khi bạn mua sách của Nhà Sách Kim Đồng trên sàn thương mại điện tử
TIKI thì TIKI sẽ xác nhận đơn hàng của bạn rồi gửi thông tin đặt hàng của bạn tới
Nhà Sách Kim Đồng. Sau đó nhân viên TIKI sẽ lấy hàng trực tiếp từ nhà sách rồi
vận chuyển đến tay khách hàng mà không cần trải qua bước lưu trữ hàng hoá tại
các nhà bán lẻ.
*Vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng:
-Là hành trình vận chuyển trong đó xe tải xe giao hàng từ nhà cung ứng tới lần lượt
nhiều khách hàng hoặc gộp các lô hàng từ nhiều nhà cung ứng tới một khách hàng.
Thích hợp khi mật độ khách hàng dày đặc - Ưu điểm:
+Việc phối hợp các lô hàng như vậy cho một tuyến đường của một xe tải làm tăng
quy mô đơn hàng từ đó làm tăng hiệu suất sử dụng trọng tải xe
+ Thiết kế tuyến đường vòng đặc biệt phù hợp khi khi mật độ khách hàng dày đặc,
dù cho khoảng cách vận chuyển là dài hay ngắn
+Phù hợp với những doanh nghiệp có mạng lưới kinh doanh rộng lớn -
Nhược điểm:
+Thời gian vận chuyển dài dẫn đến hàng việc đưa hàng hóa cũng bị kéo dài thời
gian
+Không phù hợp mới những doanh nghiệp mạng lưới kinh doanh nhỏ lẻ
lOMoARcPSD| 36084623
Ví dụ: Bách Hóa Xanh sử dụng mô hình này trong việc cung ứng hàng hóa, hàng
hóa sẽ được gom từ nhiều nguồn cung sau đó vận chuyển đến siêu thị để cung ứng
hàng hóa, mô hình này giúp tiết kiệm nhiều cho phí trong quá trình vận chuyển.
Hiện này mô hình này được áp dụng tất cả chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh giúp cho
việc cung ứng hàng hóa được nhịp nhàng, bảo đảm tiến độ cũng như số lượng hóa
được cung ứng cho mỗi cửa hàng.
*Vận chuyển qua trung tâm phân phối:
DC sẽ giúp giảm tải chi phí của toàn bộ chuỗi cung ứng khi các nhà cung ứng ở xa
khách hàng và chi phí vận chuyển lớn.
-Ưu điểm
+Thuận tiện với khách hàng nhờ vào việc phân phối trực tiếp hàng hoá đến người
dùng cuối nên xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng dễ hơn.
+Tiết kiệm thời gian và chi phí dựa trên thời gian lưu trữ ngắn, giúp rút gọn được
chi phí lưu trữ cùng tốc độ luân chuyên hàng hoá liên tục.
+ Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ sự hợp tác từ hàng hoá của đơn v
sản xuất và mạng lưới của đơn vị phân phối.
+Tính linh hoạt: Nhờ vào phần dịch vụ đa dạng có thể lựa chọn một hoặc đồng bộ
các giải pháp để khai thông dòng chảy hàng hoá.
-Nhược điểm
Tính an toàn không cao:
+ Việc bảo đảm hàng hoá nguyên vẹn nhất là những loại hàng dễ vỡ thường không
cao do tốc độ xử lý hàng hoá nhanh có thể gây hỏng hóc hoặc thất lạc.
+ Khó kiểm soát do Quá trình phân phối với nhiều khâu khác nhau cùng nhiều b
phận tham gia. - Hạn chế tính tuỳ biến: Hàng hoá sẽ được đóng gói theo tiêu chuẩn
chung của trung tâm phân phối nên việc sử dụng hộp có thương hiệu riêng sẽ
không xuất hiện trong quá trình phân phối.
-Ví dụ: Siêu thị Wal-Mart (siêu thị giá rẻ của Mỹ có mạng lưới bán lẻ toàn cầu, các
nhà cung ứng của siêu thị này không vận chuyển trực tiếp tới địa điểm của khách
hàng, mà vận chuyển thông qua một trung tâm phân phối (DC) trong một khu vực
địa lí nhất định. Sau đó, trung tâm phân phối này chuyển những lô hàng tương ứng
đến từng khách hàng trên địa bàn hoạt động của mình. Siêu Thị Walmart đã rất
thành công khi đặt mua những lô hàng lớn tại các nước có lợi thế cạnh tranh ở từng
nhóm hàng khác nhau và sử dụng các DC để dữ trữ, phân lô và chuyển tải cho
mạng lưới cửa hàng của mình.
*Vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng:
Hàng hóa được thu gom từ nhiều nhà cung cấp, sau đó sẽ vận chuyển đến trung
tâm phân phối, rồi từ trung tâm phân phối đến khách hàng khi lô hàng của khách
tương đối nhỏ, không chất đầy xe tải.
- Ưu điểm:
+ Phù hợp với nhu cầu của KH có khối lượng hàng tương đối nhỏ, không chất đầy
1 xe tải.
+ Tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
+ Khai thác được tính kinh tế về quy mô nhờ vào việc phân phối hàng hoá đến các
địa điểm gần nhau.
+Giảm số lần vận chuyển không tải khi phối hợp nhiều lô hàng nhỏ với nhau.
-Nhược điểm:
+Tăng thêm độ phức tạp trong phối hợp.
+Khó kiểm soát hàng hoá, chất lượng do phải vận chuyển nhiều lần.
-Ví dụ: Seven-Eleven Nhật Bản sử dụng cách thức giao hàng Cross-Docking từ
các nhà cung cấp thực phẩm tươi sống đến các trung tâm phân phối của họ và sau
đó sẽ sử dụng Milk runs để vận chuyển hàng đến các cửa hàng bản lẻ vì lượng
hàng đến một cửa hàng không đầy một xe tải. Việc sử dụng cả Cross-Docking và
Milk runs cho phép Seven-Eleven Nhật Bản giảm chi phí vận chuyển nhưng việc
sử dụng cả hai cách thức này đòi hỏi mức độ phối hợp đáng kể cũng như định
tuyến và lịch trình phải phù hợp.
*Vận chuyển đáp ứng nhanh: bao gồm sự kết hợp các phương thức vận chuyển:
vận chuyển thẳng đơn giản, vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng, vận chuyển
lOMoARcPSD| 36084623
qua trung tâm phân phối và vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường
vòng.
-Ưu điểm:
+ Đẩy nhanh quá trình dịch vụ khách hàng
+Tăng mức độ đáp ứng
+ Giảm chi phí trong hệ thống logistics
+Đáp ứng yêu cầu về thời gian, địa điểm, khối lượng và cơ cấu hàng hoá vận
chuyển tới khách hàng
+Kết nối trực tiếp với các nhà cung ứng và mạng lưới khách hàng -
Nhược điểm:
+ Đòi hỏi trình độ quản lí cao
+ Đòi hỏi khả năng phối hợp hiệu quả trong các tình huống phức tạp và có hệ
thống thông tin nhạy bén
+Khó kiểm soát do quá trình phân phối với nhiều khâu khác nhau cùng nhiều bộ
phận tham gia
+ Cân nhắc đến chi phí tổng thể cho cả phương tiện, dự trữ, bốc xếp và an toàn
hàng hoá
-Ví dụ: nhà sách Phương Nam hiện nay đã phần nào chú trọng đầu tư đa kênh
nhằm tiếp cận gần hơn với khách hàng yêu sách và đam mê với sách. Bên cạnh đó,
nhà sách Phương Nam còn có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các trang bán hàng cả
về hạ tầng, công nghệ và nhân lực, liên kết với các sàn thương mại điện tử khác
như Tiki, Shopee nhằm mở rộng thị trường và đến gần hơn với độc giả. Vì khách
hàng không cố định ở một số vùng lân cận nên nhà sách Phương Nam áp dụng các
hình vận chuyển đối với khách hàng trong tỉnh và ngoài tỉnh như sau: áp dụng vận
chuyển thẳng đơn giản cho khách hàng ở khu vực các quận nội thành như (Q1,
Q2,.) hoặc các quận lân cận như (Hóc môn, Củ Chi, Nhà Bè...), áp dụng vận
chuyển qua trung tâm phân phối tại khu vực Huế và Hà Nội cho KH ở miền Trung
và miền Bắc. Việc áp dụng vận chuyển nhanh giúp nhà sách Phương Nam dễ tiếp
cận với khách hàng hơn vì áp dụng nhiều hình thức vận chuyển linh hoạt hơn
thơng qua các hình thức phân phối & vận chuyển.
| 1/31

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP *MÔN
: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOGISTICS *THỜI LƯỢNG : 60 PHÚT *HÌNH THỨC THI : TỰ LUẬN, ĐỀ MỞ
1.Tầm quan trọng trong thiết kế hệ thống Logistics
-Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu
kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành
phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được
tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng
-Đối với nền kinh tế quốc dân
+Phát triển nền kinh tế quốc dân: trong xu thế toàn cầu hiện nay, sự cạnh tranh giữa
các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn. Điều này đã
làm cho dịch vụ logistics trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh giữa các
quốc gia. Vì vậy, việc thiết kế một hệ thống logistics phù hợp, quá trình vận
chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng được diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm chi
phí,… sẽ là một lợi thế để giúp nền kinh tế quốc dân phát triển hơn
+Giải quyết các vấn đề nảy sinh từ sự phân công lao động quốc tế: khi lâp, thiết kế ̣
1 hệ thống Log cụ thể rõ ràng và phù hợp, chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của các bên
tham gia, các bộ phận, phòng ban. Khi có sự cố hay vấn đề phát sinh sẽ dễ kiểm
soát cũng như giải quyết vấn đề 1 cách nhanh chóng và hợp lý
+Góp phần phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và
tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân -Đối với doanh nghiệp
+Làm cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hoá được thông suốt chuẩn xác và
an toàn: khi thiết kế hệ thống Log, DN cần hoạch định, lập chiến lược vận chuyển
đưa hàng hoá, sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào thời điểm thích hợp, kế
hoạch, chiến lược quản lí kho hợp lí để đảm bảo luôn đủ hàng hoá cung cấp cho lOMoAR cPSD| 36084623
khách hàng. Vì vậy làm cho qúa trình lưu thông, phân phối hàng hoá được thông
suốt chuẩn xác và an toàn
+Giảm chi phí vận tải: doanh nghiệp sẽ vạch ra được những tuyến đường vận tải
ngắn nhất để vận chuyển hàng hoá từ kho đến khách hàng
+Giúp khách hàng có thể mua hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện: thiết kế, tạo
những phương thức mua hàng đơn giản, thuận tiện ( vd đặt hàng onl, qua trang
web, hay qua số hotline của DN), thời gian vận chuyển hàng hoá đến khách hàng 1 cách nhanh nhất
2. Phân tích dịch vụ khách hàng
*K/N: Dịch vụ khách hàng là toàn bộ những hoạt động tương tác, hỗ trợ của doanh
nghiệp tới khách hàng trong suốt quá trình trải nghiệm sản phẩm dịch vụ nhằm đáp
ứng những nhu cầu mong muốn của họ *Vai trò:
-Dịch vụ khách hàng như là 1 hoạt động: dịch vụ khách hàng chủ yếu thể hiện vai
trò là giải quyết đơn hàng, lập hoá đơn, giải quyết các vấn đề phàn nàn và khiếu nại của khách hang
-Dịch vụ khách hàng là thước đo kết quả thưc hiện được: việc xác định kết quả
bằng con số giúp doanh nghiệp đo lường mức độ hài lòng của khách hang để đạt
được sự hài long thực sự
-Dịch vụ khách hang như là một triết lí: nâng dịch vụ lên thành thoả thuận, cam kết
mà DN nhằm cung cấp sự thoả mãn cho khách hang bằng các dịch vụ khách hang cao hơn
-Tầm quan trọng: Các công ty Logistics luôn có khách hàng là các doanh nghiệp.
Nếu làm tốt dịch vụ khách hàng sẽ tạo được niềm tin và sự gắn bó lâu dài và có
thêm cơ hội với các đối tác lớn.
-Triển khai: Trao cho khách hàng nhiều giá trị hơn mong đợi.
*Các giá trị mang lại cho khách hàng:
+Có nhiều yếu tố để tạo nên dịch vụ khách hàng, trong logistics thì cũng tương tự.
Các doanh nghiệp có thể áp dụng một hay nhiều yếu tố để cải thiện hiệu quả kinh doanh của mình.
+Việc sử dụng các yếu tố này chủ yếu là để thực hiện chính sách giá trị thuộc về
khách hàng. Tức là đưa cho khách hàng giá trị lớn hơn.
+Giá trị thuộc về khách hàng được hiểu là sự chênh lệch giữa chi phí mà họ bỏ ra
so với những giá trị họ thực sự nhận được. Chi phí được hiểu không chỉ bao gồm
tiền bạc, mà còn gồm cả thời gian, công sức,… Còn giá trị thì thuộc về các lợi ích họ đạt được. -Thời gian
+Càng nhanh càng tốt: đối với khách hang thời gian là yếu tố quan trọng để quyết
định chất lượng dịch vụ, luôn nhanh và đúng hẹn giúp khách hang có nhiều thiện
cảm hơn. Đối với DN, nó đòi hỏi một hệ thống, quy trình đồng bộ để đảm bảo việc
thực hiện các khâu một cách nhanh và hiệu quả
+Hiểu rõ sự mong đợi sử dụng sản phẩm của khách hang: khi khách hàng đặt mua
1 sản phẩm hay dịch vụ, họ sẽ luôn trong tâm thế hồi hộp, mong chờ để sở hữu sản
phẩm/ dịch vụ ấy, nên yếu tố thời gian càng nhanh càng tốt sẽ giúp khách hàng
luôn tin tưởng, tin cậy và sẽ hợp tác với DN trong những lần tiếp theo
VÍ DỤ: Cửa hàng HASAKI giao hàng nhanh trong 2 giờ đối với đơn hàng trong
nội thành phố,nếu như giao trễ sẽ hoàn tiền 100% đơn hàng đó, từ đó thu hút được nhu cầu khách hàng.
-Độ tin cậy: được thể hiện qua thời gian giao hàng, phân phối an toàn và sửa chữa
đơn hàng. Nó cho thấy khả năng thực hiện dịch vụ đúng cam kết và hiệu quả Thương hiệu. lOMoAR cPSD| 36084623
+Về mặt này, chúng ta đang nói đến vấn đề thương hiệu. Thương hiệu có độ tin cậy
càng cao thì dịch vụ khách hàng càng có cơ hội để làm thỏa mãn khách hàng lớn hơn.
+Hãy nhìn lại chính mình, tất cả chúng ta đều cảm thấy an toàn hơn khi mua ở những
thương hiệu uy tín. Chúng ta không bị áp lực tinh thần về việc lừa đảo hay những gì
tương tự khi sử dụng nó.
+Dịch vụ khách hàng trong logistics dựa rất nhiều vào độ tin cậy, bởi nó ảnh hưởng
trực tiếp với quy trình kinh doanh của khách hàng.
VÍ DỤ: Chắc chắn bạn sẽ thích mua và mang về một chiếc điện thoại từ Thế giới di
động về nhà hơn là từ một cái shop nào đấy mà bị tố lừa đảo đầy rẫy trên mạng xã hội. -Giá tiền
+Cạnh tranh về giá đang đầy rẫy thị trường, vì sao vậy? Đó là do khách hàng luôn
thích những sản phẩm có giá rẻ hơn, hay nói đúng hơn là có giá phù hợp với họ.
+Nếu bạn có thể cung cấp cùng mặt hàng, cùng chất lượng (hay chất lượng cao hơn)
với giá thành rẻ hơn thì bạn đang thực sự có một lợi thế cực kì lớn.
+bên cạnh đó chi phí cũng là một yếu tố quyết định, chi phí dịch vụ phải phù hợp
với chất lượng dịch vụ DN cung cấp, chi phí cạnh tranh, thấp nhưng mang lại chất
lượng dịch vụ cao đáp ưng nhu cầu khách hang.
VÍ DỤ: Cửa hàng HASAKI luôn cung cấp các loại sản phẩm có giá thành rẻ hơn
so với thị trường nên từ đó thu hút được khách hàng. +Độ linh hoạt
-Đó là khả năng linh động về sản phẩm theo nhu cầu khách hàng.
-Khách hàng muốn sử dụng một sản phẩm giải quyết được vấn đề của họ, cho nên
nếu có thể hãy tùy biến sản phẩm để nó có thể phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng. -VÍ DỤ: 3. Phân tích LIS
-Khái niệm: hệ thống thông tin Logistics ( LIS) là một cấu trúc tương tác giữa con
người, thiết bị, các phương pháp và quy trình nhằm cung cấp các thông tin thích
hợp cho các nhà quản trị Logistics với mục tiêu lập kế hoạch, thực thi, kiểm soát Log hiệu quả
-Tầm quan trọng của LIS:
+Kịp thời nắm bắt được nhu cầu khách hàng
+Đảm bảo được số lượng dự trữ
+Khi nào cần sản xuất và vận chuyển
Thấy được các hoạt động Log một cách rõ nét để cải thiện tốt hơn trong quá trình thực hiện
Hệ thống thông tin logistics bao gồm các yếu tố về môi trường Logictisc, quá trình
ra quyết định Logictisc, 4 hệ thống con chủ yếu cấu tạo nên hệ thống thông tin lOMoAR cPSD| 36084623
Logictisc là hệ thống hoạch định, hệ thống thực thi, hệ thống nghiên cứu và thu
thập tin tức, hệ thống báo cáo kết quả.
Các hệ thống đó sẽ phối hợp cung cấp cho nhà quản lí logistics những thông tin
chính xác và kịp thời để lên kế hoạch, thực thi và điều chỉnh các hoạt động
logistics của doanh nghiệp.
Hệ thống lập kế hoạch
Bao gồm một loạt các kĩ thuật liên quan đến việc thiết kế các kế hoạch tầm chiến
lược như thiết kế mạng lưới, lập kế hoạch và dự đoán nhu cầu, phối hợp các nguồn
lực, kế hoạch hóa cung ứng, sắp xếp và lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch phân phối,
các kế hoạch tầm chiến thuật như quản trị dự trữ, vận tải, và các tác nghiệp như
nghiệp vụ kho, quá trình đặt hàng và các sự kiện xảy ra hàng ngày.
Hệ thống thực thi
Hệ thống thực thi logistics bao gồm các kĩ thuật đảm nhiệm các chức năng triển
khai logistics trong thời gian ngắn hoặc hàng ngày về quản lí nhà kho, vận tải, mua
sắm, dự trữ, quản lí hiệu quả các đơn hàng của khách. Hệ thống nghiên cứu và thu thập thông tin
Để thích nghi với các nhân tố môi trường vĩ mô, môi trường kênh và nguồn lực bên
trong công ty. Hệ thống nghiên cứu và thu thập thông tin có vai trò quan sát môi
trường, thu thập thông tin bên ngoài, thông tin có sẵn trong lĩnh vực logistics và trong nội bộ công ty.
Hệ thống báo cáo kết quả
Hệ thống báo cáo là thành phần cuối cùng trong LIS. Nếu các báo cáo và kết quả
không được truyền đạt hiệu quả thì các tư tưởng, nghiên cứu hữu ích và giải pháp
quản lí sẽ không thể đạt được.
*Các báo cáo hỗ trợ quyết định quản trị logistics tập trung vào 3 loại:
1. Báo cáo để lập kế hoạch gồm các thông tin có tính lịch sử và thông tin trong
tương lai như thông tin về xu hướng bán, khuynh hướng dự báo, các thông tin thị
trường, các yếu tố chi phí của dự án kinh doanh;
2. Báo cáo hoạt động cung cấp những thông tin sẵn có cho nhà quản lí và người
giám sát về hoạt động thực tế như việc nắm giữ hàng tồn kho, thu mua, đơn hàng
vận tải, kế hoạch sản xuất và kiểm soát, vận chuyển;
3. Báo cáo kiểm soát cụ thể tổng kết chi phi và thông tin họat động ở các giai đoạn
thịch hợp, so sánh ngân sách và chi phí hiện tại, chúng tạo ra nền tảng cho việc
tiếp cận chiến lược họat động và các sách lược.
4. Phân tích mô hình Logistics
-Mô hình Log bao gồm viẹc hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu
quả các dòng vận động và dự trữ hàng hoá, dịch vụ cùng các thông tin liên quan từ
điểm khởi đầu đến các điểm tiêu thụ theo đơn đặt hàng nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng Phân tích mô hình Log: -Yếu tố đầu vào: lOMoAR cPSD| 36084623
+Nguyên vật liệu: để sản xuất ra một sản phẩm ( vd quần áo) tung ra thị trường,
doanh nghiệp cần nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm ấy ( vải, kim, chỉ, máy may….)
+Nhân sự: để tạo ra một sản phẩm hay kiểm soát, quản lý dòng vận động, dự trữ
hàng hóa dịch vụ thì yếu tố con người là không thể thiếu trong bất kì hoạt động nào
+Tài chính: để duy trì DN luôn phát triển cũng như đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất,
trả lương cho nhân viên thì cần nguồn tài chính đủ tốt để duy trì và phát triển
+Nguồn tài chính: Nguồn tài chính có thể là vốn của chủ DN, hoặc kêu gọi đầu tư
từ DN khác, hay vay vốn ngân hàng -Quá trình sản xuất:
Để sản xuất ra các vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm đến tay khách hàng cần
phải thực hiện tuần tự và đầy đủ các bước Hoạch định, thực thi, kiểm soát
+Hoạch định: là việc thiết lập các mục tiêu của tổ chức, xây dựng chiến lược tổng
quát để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và phát triển 1 hệ thống các kế hoạch toàn
diện để phối hợp và kết hợp các hoạt động của tổ chức. Hoạch định giúp cải thiện
hiệu quả trong công việc, tập trung mọi nổ lực để đạt được mục tiêu, giúp thể hiện
rõ giá trị thu được, giảm thiểu rủi ro các trường hợp phát sinh có thể xảy ra, giúp
giải quyết các mâu thuẩn….
+Thực thi: sau khi đã lên kế hoạch, hoạch định chiến lược đầy đủ rõ ràng sẽ tiến
hành thực hiện kế hoạch mục tiêu đã đề ra. Sau khi đã hoạch định được mục tiêu,
các bước thực hiệ để đạt được mục tiêu ấy thì việc thực thi, thực hiện sẽ diễn ra
đơn giản, dễ dàng và trơn tru hơn giúp cho các hoạt động trong chuỗi được diễn ra nhanh hơn
+Kiểm soát: bên cạnh việc thực hiện được diễn ra nhanh chóng hơn, chúng ta cần
kiểm soát các quy trình thực hiện ấy 1 cách chặt chẽ, đảm bảo phải được thực hiện
đúng, đủ như kế hoạch đã được đề ra ban đầu tránh tình trạng làm nữa với sẽ làm
ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả, mục tiêu ban đầu đã đề ra.
-Bên cạnh đó để giúp cho quá trình Log được diễn ra suông sẽ hơn chúng ta cần
phải thực hiện tốt một số nghiệp vụ sau: +Dịch vụ khách hàng +Xử lý đơn đặt hàng +Cung ứng hàng hoá +Quản trị dự trữ +Quản trị vận chuyển +Nghiệp vụ mua hàng +Nghiệp vụ kho +Bao bì đóng gói +Bốc dỡ, chất xếp +Quản lý thông tin - Yếu tố đầu ra:
+Định hướng thị trường:xác định được nhu cầu và mong muốn của khách hàng để
tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó. Định hướng thị trường nhằm giải quyết
những lo ngại của người tiêu dùng nhằm giúp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng
với toàn bộ công ty và thúc đẩy lòng trung thành
+Tiện ích về thời gian và địa điểm
+Hiệu quả vận chuyển: phải đảm bảo thời gian vận chuyển nhanh để kịp thời đưa
sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng +Tài sản sở hữu
5. Mạng lưới Logistics là gì? Trình bày phương pháp bố trí mạng lưới Logistics
(bố trí các điểm nút cố định, phụ thuộc, sự liên kết giữa các điểm nút)
*Mạng lưới Logistics hiểu một cách đơn giản thì đó là dòng chảy của vật liệu và
sản phẩm thông qua cấu hình liên kết giữa các điểm nút và đường dẫn, được tổ
chức đặc biệt và tích hợp trong một hệ thống kinh doanh hay một khu vực thị trường nhất định. lOMoAR cPSD| 36084623
* phương pháp bố trí mạng lưới Logistics:
-Những nút cố định là những nút được bố trí theo quy hoạch của nhà nước,
những thuận lợi phụ thuộc theo vị trí địa lí, những nguồn cung. Bao gồm:
bến cảng(Seaport), sân bay(Airport), thị trường(Market)… là những điểm nút cố định.
- Điểm nút phụ thuộc là những nút tùy vào những địa điểm cung ứng cố
định, tùy vào đặc điểm của từng vùng đất đó, nó cung ứng cho ta loại
nguyên vật liệu gì để bố trí cho nhà máy. Nhà máy là điểm nút phụ thuộc.
Tương tự kho bãi cũng vậy sau khi hàng hóa được nhập vào vận chuyển đến
cảng, sân bay chúng ta có thể bố trí các nhà kho ở đó để tối ưu hóa các quá
trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Như vậy nhà kho cũng là điểm nút
phụ thuộc. Những nút phụ thuộc bao gồm: nhà kho(Warehouse), nhà máy(Plant).
-Những điểm nút này sẽ được kết nối với nhau bằng các tuyến vận tải và
luồng chuyển dịch hàng hóa và thông tin.
-Những điểm nút phụ thuộc ngoài việc cung ứng trong thị trường của nó, mà
nó còn hộ trợ các sản phẩm, hàng hóa cho khu vực nếu có nhu cầu.
6. PP định tính trong dự báo nhu cầu.
-Phương pháp định tính dựa vào trực giác, khả năng quan sát hay ý kiến chủ quan
về thị trường. Phương pháp này sử dụng thích hợp khi có rất ít dữ liệu quá khứ để
tiến hành dự báo. Khi có một dòng sản phẩm tung ra thị trường, công ty có thể dự
báo dựa vào so sánh giữa các sản phẩm hay vị thế của sản phẩm mà công ty cho
rằng có sự giống nhau giữa sản phẩm này với sản phẩm mà công ty sản xuất ra.
Sau đây là một số phương pháp dự báo định tính chủ yếu:
-Lấy ý kiến lãnh đạo: lấy ý kiến các nhà quản trị cấp cao những người phụ trách
các công việc quan trọng
+Ưu điểm: sử dụng trí tuệ và kinh nghiệm của cấp lãnh đạo những người có nhiều kinh nghiệm
+Nhược điểm: mang tính chủ quan, ý kiến cá nhân của ban lãnh đạo
-Ý kiến của lực lượng bán hàng: đây là phương pháp được dùng khá phổ biến,
mỗi người phụ trách bán hàng sẽ dự đoán số lượng hàng bán được trong tương lai
ở khu vực mình phụ trách sau đó phối hợp với các dự đoán của tất cả khu vực khác
để hình thành dự báo toàn quốc
+Ưu điểm: lực lượng bán hàng là người hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của khách
hàng, số lượng, chất lượng và chủng loại hàng cần thiết
+Nhược điểm: phụ thuộc vào ý kiến, đánh giá chủ quan của ngừời bán hàng. Một
số có khuynh hướng đánh giá cao lượng bán hàng của mình, một số khác lại muốn
giảm xuống để dễ đạt định mức
-Ý kiến của khách hàng: quản lý hoặc nhân viên có thể lấy ý kiến của khách hàng khi đến mua sản phẩm
+Ưu điểm: hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp để có biện pháp cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp
+Nhược điểm: phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của khách hàng
-Điều tra thị trường: bộ phận nghiên cứu thị trường lấy ý kiến bằng nhiều cách
như: phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại, gửi phiếu điều tra
+Ưu điểm: giúp doanh nghiệp không những dự báo được nhu cầu khách hàng mà
còn hiểu được đánh giá của khách hàng về sản phẩm
+Nhược điểm: tốn kém tài chính, tốn nhiều thời gian và phải có sự chuẩn bị công
phu trong việc xây dựng câu hỏi lOMoAR cPSD| 36084623
-Phương pháp chuyên gia: thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập
hợp và hỏi ý kiến chuyên gia thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học- kỹ thuật hoặc sản xuất.
+Ưu điểm: đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học
kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của chuyên gia
+Nhược điểm: tốn kém chi phí trong việc thuê chuyên gia
7. Những vấn đề thường gặp trong quản trị nguồn cung và mua hàng:
-Kích thước lô hàng lớn: đối với những lô hàng quá lớn khi lưu trữ sẽ chiếm 1 diện
tích lớn trong kho, tốn thêm không gian dự trữ hàng tồn kho, làm tốn thêm chi phí
và nhân lực để quản lý ( tăng chi phí tồn kho)
-Kích thước lô hàng nhỏ: giá một đơn vị sản phẩm cao, rủi ro trong thiếu hụt
nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất
-Nhà cung cấp ở xa: việc kho của nhà sản xuất cách xa nhà cung cấp đều này sẽ
làm tăng chi phí vận chuyển; đối với các nhà cung cấp ở xa như vậy thường sẽ mua
hàng với số lượng lớn để tiết kiệm được chi phí vận chuyển; việc vận chuyển trong
1 quảng đường xa sẽ xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển vì vậy nên có
những giải pháp thích hợp để làm giảm rủi ro có thể xảy ra
8. Các tuyến vận tải biển chủ yếuvân tải biển nói chung đã đóng góp mộ
t phần rất quan trọng trong các hoạt độ
ng ̣ thương mại hàng hóa và đăc biệ
t, vậ n tải biển quốc tế luôn giữ vai trò then chốt ̣ thúc đẩy mọi tiến
trình vân tải hàng hóa số lượng lớn, giá trị cao bằng các kiệ n ̣ hàng Container
chuyên dụng từ nước này sang nước khác
-Đặc điểm: khách hàng và người bán ở 2 quốc gia khác nhau; ra đời khá sớm,
chiếm vị trí chủ chốt trong việc chuyên chở hàng hoá xnk ( chiếm 80% tổng khối
lượng hàng hoá trong TMQT)
-Ưu điểm: thích hợp với khoảng cách địa lí xa; khối lượng hàng hoá nhiều, tải trọng lớn
-Khuyết điểm: thời gian vận chuyển dài, có nhiều rủi ro và nguy hiểm -Các
tuyến vận tải biển chủ yếu:
+Tuyến Địa Trung Hải qua kênh đào Xuyên qua biển đỏ tới Ấn Độ Dương
+Tuyến Ấn Độ Dương qua Đông Nam Á tới Thái Bình Dương
+Tuyến xuyên Thái Bình Dương từ Châu Á sang Châu Mĩ
+Tuyến Thái Bình Dương qua kênh Panama sang Đại Tây Dương
+Tuyến xuyên Đại Tây Dương từ Châu Mĩ sang Châu Âu và Châu Phi
9. JIT vai trò và phương pháp
-Just in time ( JIT): 4 đúng, 3 không; ”Đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại
đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết”; “tồn kho bằng không - thời gian chờ đợi
bằng không - chi phí phát sinh bằng không”. JIT là hệ thống điều hành sản xuất
trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong
quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước,
sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt.
Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng để
không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận
hành. sản xuất đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm
nhằm mục tiêu tồn kho bằng không, thời gian chờ đợi bằng không, chi phí phát sinh bằng không
-Vai trò: quy trình sản xuất JIT chủ yếu phụ thuộc vào quy trình sản xuất ổn định,
tay nghề chất lượng cao, không có sự cố về máy móc và nhà cung cấp uy tín, có
thể tin cậy được cách thức hoạt động đúng lúc JIT đã giúp các nhà máy, công ty, lOMoAR cPSD| 36084623
doanh nghiệp hạn chế các trường hợp sản xuất quá tải, sản xuất sản phẩm với số
lượng lớn dẫn đến tình trạng thừa thải, khó tiêu thụ hết.
Sản xuất chỉ trong thời gian có hạn JIT cắt giảm chi phí tồn kho vì các nhà sx
không phải trả chi phí lưu trữ; các nhà sx cũng không phải để lại hàng tồn kho
không mong muốn nếu nhận được một đơn đặt hàng khó nhằn -Phương pháp:
+ Luồng “hàng hóa” lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập chi tiết
cho từng bước sao cho công đoạn tiếp theo thực hiện được ngay sau khi công đoạn trước hoàn thành.
+ Mỗi công đoạn chỉ làm một số lượng sản phẩm / bán thành phẩm đúng bằng số
lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới.
+ Kiểm tra, nghiệm thu bán sản phẩm được chuyển đến trước khi thực hiện công
việc của mình. Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ ra khỏi dây chuyền và báo
cho toàn Hệ thống để điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
+ Sử dụng mô hình Just in time đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà
cung cấp. Tăng cường phân công lao động xã hội thông qua hợp tác với các Công ty liên kết.
10. Trình bày các phương pháp vận hành trong hệ thống logistics
*phương pháp vận hành trong hệ thống logistics:
-Hệ thống dạng bậc thang:
+Dòng lưu chuyển sản phẩm thường thông qua một trình tự phổ biến từ các xí
nghiệp, nhà máy, từ nơi bắt đầu đến nơi kết thúc
+Áp dụng hệ thống dạng bậc thang khi có sự cần thiết về dự trữ một lượng tồn kho
nhất định hoặc các hoạt động nhất định cần được thực hiện theo một trình tự liên
tiếp của chuỗi cung ứng. -Hệ thống trực tiếp:
+Là sự kết hợp lý tưởng những thế mạnh và lợi ích vốn có của hệ thống dạng bậc
thang và trực tiếp. Trong đó , hàng hóa tiêu thụ nhanh hoặc nguyên vật liệu thường
được dự trữ trong các nhà kho của nhà sản xuất, những hàng hóa có giá trị hoặc rủi
ro cao hơn sẽ được dự trữ tại các kho trung tâm để vận chuyển trực tiếp đến khách hàng - Hệ thống kết hợp: lOMoAR cPSD| 36084623
11. Phân tích các yếu tố quyết định địa điểm thành lập trung tâm phân phối 1.Gần khách hàng:
+Dễ dàng nắm bắt nhu cầu: khách hàng ở đây có thể là doanh nghiệp, tổ chức, hay
cá nhân. Nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi bất cứ lúc nào, để mà nắm bắt
nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng thì các trung tâm phân phối phải
thành lập ở gần những khách hàng có nhu cầu cao về sản phẩm để biết được là họ
cần sản phẩm gì, nâng cấp sản phẩm làm sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng
+Sản xuất để đáp ứng nhu cầu: sau khi đã biết được nhu cầu của khách hàng thì
nhanh chóng tiến hành sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời về số lượng, mẫu mã, tính
năng đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh
+Giao hàng nhanh: nếu các trung tâm phân phối ở gần khách hàng rất thuận tiện
cho việc giao hàng đến tay khách hàng, giảm chi phí vận chuyển cho doanh
nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh
+Có nhiều đơn hàng tiếp theo: tạo được ấn tượng tốt với khách hàng về khả năng
đáp ứng nhanh thì sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng từ khách hàng
thân thiết và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
2.Gần nhà cung cấp:
+JIT: gần nhà cung cấp sẽ có lợi cho việc nhận được sản phẩm đúng mẫu mã, đúng
số lượng, đúng thời gian giao hàng, đúng địa điểm giao hàng
+Giảm chi phí lưu kho: khi mà gần nhà cung cấp như vậy thì tránh được tình trạng
lưu kho nguyên vật liệu tại doanh nghiệp. vì khoảng cách nhà cung cấp và doanh
nghiệp gần nhau nên khi nào cần nguyên vật liệu, thành phẩm để sản xuất, bán thì
doanh nghiệp sẽ bắt đầu lấy từ nhà cung cấp mà không cần phải dự trữ một số
lượng lớn trong kho để chờ sản xuất.
+Giảm chi phí vận chuyển: chi phí vận chuyển giảm vì khoảng cách của nhà cung
cấp và doanh nghiệp không quá xa
3. Môi trường kinh doanh thuận lợi:
4. +Có sự hiện diện của các doanh nghiệp cùng quy mô: có thể liên kết với các
doanh nghiệp cùng quy mô để duy trì, phát triển chuỗi cung ứng
5. +Có sự hiện diện của các công ty cùng ngành và các công ty nước ngoài
+Chính sách hỗ trợ của chính phủ và chính quyền địa phương +Trợ cấp +Hạ mức thu thuế
4.Tổng chi phí mục tiêu: +CP khu vực +CP phân phối +CP hoạt động +CP ẩn
+Tổng CP mục tiêu + CP hoạt động
5.Cơ sở hạ tầng:
+Các đường giao thông vận tải: để đáp ứng được các yếu tố gần khách hàng , gần
nhà cung cấp, giảm thiểu được chi phí thì việc lựa chọn tuyến đường vận tải phù
hợp để xây dựng trung tâm phân phối là điều mà các doanh nghiệp quan tâm hàng
đầu. việc thành lập trung tâm phân phối liên quan đến tuyến đường giao thông vận
tải khiến cho nhiều doanh nghiệp phải cân đong đo đếm rất nhiều. Vì nếu xây dựng
trung tâm phân phối ở một nơi mà nơi đó cơ sở hạ tầng còn thô sơ hoặc tuyến vận
tải lúc nào cũng trong tình trạng tắc nghẽn, thì việc ở gần khách hàng hay nhà cung
cấp đi chăng nữa vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phát sinh
thêm nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
+Năng lượng, viễn thông: +Môi trường, bến bãi
6.Chất lượng lao động: lOMoAR cPSD| 36084623 +Trình độ học vấn +Kỹ năng +Thiện chí làm việc +Chịu khó +Ham học hỏi +Sự sáng tạo
12. Vai trò và đặc điểm của Logistic ngược. Các mô hình logistics ngược. Cho ví dụ -Vai trò :
+Logistics ngược tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi: Ở nhiều khâu của
quá trình logistics xuôi xuất hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu cần sửa chữa
lại, bao bì lỗi phải dán nhãn mác lại… Để đảm bảo đưa các sản phẩm này trở lại
kênh logistics xuôi một cách nhanh chóng, kịp thời nhất thì cần phải phát sinh một
loạt các hoạt động logistics ngược nhằm hỗ trợ dòng vận động xuôi này. Điều này
cho thấy, sự vận hành của dòng logistics ngược sẽ góp phần đảm bảo sự thông suốt
cho quá trình logistics xuôi. Hay nói cách khác, để đạt hiệu quả trong quản trị dòng
logistics xuôi, các công ty cần kết hợp thực hiện với các hoạt động logistics ngược.
+Logistics ngược góp phần nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng: Thông qua việc
thu hồi các sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để khắc phục,
sửa chữa, bào hành, bảo dưỡng… sẽ góp phần thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của khách
hàng, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng của DN. Do đó, một chính sách thu hồi
tốt sẽ góp phần mang lại lợi thế cạnh tranh cho DN.
+Logistics ngược giúp tiết kiệm chi phí cho DN: Khi phải thu hồi hàng hóa trong
kênh logistics ngược, các chi phí liên quan đến vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa
chữa… hàng hóa thu hồi sẽ tăng lên. Theo ước tính chi phí dành cho các hoạt động
logistics ngược trung bình chiếm khoảng 3% đến 15% tổng chi phí của DN. Tuy
nhiên, nếu tổ chức và triển khai tốt dòng logistics ngược thì DN sẽ tiết kiệm được
đáng kể các khoản chi phí khác, như: tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu do
được tái sinh, giảm chi phí bao bì do tái sử dụng bao bì nhiều lần, thu hồi được giá
trị còn lại của những sản phẩm đã loại bỏ, bán lại sản phẩm (dù có thể mức giá
không bằng giá của sản phẩm mới) để tăng doanh thu… Những lợi ích kinh tế đó
đòi hỏi các DN phải đầu tư nhiều hơn, nghiêm túc hơn vào các chương trình
logistics ngược. Bởi vì những khoản chi phí mà họ phải bỏ ra để xử lý hàng hóa bị
trả lại không kiểm soát được vượt xa con số mà họ đầu tư cho việc quản lý các
chương trình logistics ngược một cách bài bản.
+Logistics ngược giúp tạo dựng hình ảnh “xanh” cho DN. Một trong những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay là
do hoạt động sản xuất kinh doanh của con người gây ra. Do đó, các DN cần quan
tâm hơn nữa tới việc giảm sự tác động tiêu cực của sản xuất kinh doanh đến môi
trường thông qua thu hồi nguyên vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế hoặc vứt
bỏ nó một cách có trách nhiệm. Không những thế, khách hàng, các cơ quan quản lý
chức năng và công chúng cũng thường đánh giá rất cao trước những hành vi thân
thiện với môi trường của DN. Điều này một lần nữa khẳng định, nếu DN thực hiện
tốt logistics ngược sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh “xanh” trong tâm trí khách hàng
và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.
Logistics ngược được xem là một công cụ giúp các các DN nâng cao được khả
năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận và thỏa mãn khách hàng tốt hơn. Điều này đòi hỏi
các DN cần phải nhận thức rõ hơn về vai trò của logistics ngược và có những đầu
tư thích đáng cho hoạt động này. -Đặc điểm : + Dự báo khó khăn hơn
+Vận chuyển từ nhiều điểm tới một điểm
+Chất lượng sản phẩm không đồng nhất
+Bao bì sản phẩm thường đã bị phá hủy lOMoAR cPSD| 36084623
+ Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố +Tốc
độ thường không được xem là ưu tiên +Chi
phí không thể ước tính.
+Quản lý dự trữ không đồng nhất.
+Mâu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm
13.Phân tích các mô hình thiết kế Layout kho.
1.Dạng đường thẳng:
-Bố cục chữ I được xem là bố cục tối ưu nhất cho dạng kho có khối lượng luân
chuyển lớn, quy mô diện tích rộng, ưu tiên chiều dài do có thể cắt giảm được số
lượng lối đi và đoạn đường của các xe nâng. Với bố cục kho hàng dạng này, khu
vực nhận hàng ở một đầu và giao hàng ở đầu bên kia, khu vực lưu trữ sẽ nằm ở
giữa rất phù hợp với nguyên tắc quản lý FIFO. Hàng hóa với thường xuyên đi hơn
sẽ ưu tiên ở gần khu vực shipping hơn.
-Một trong những điểm mạnh của bố cục chữ I là có thể mở rộng không gian
Loading và Shipping được đặc ở 2 đầu khác nhau khả năng tạo ra được nhiều cửa
hơn để dòng hàng hóa được triển khai thuận lợi và giảm thiểu rủi ro về mặt quản
lý. Mô hình cross docking thường được vận hành với bố cục này. 2.Dạng chữ U: -
Bố cục chữ U được xem là bố cục phổ biến nhất, là một lựa chọn tuyệt vời
cho mọi không gian kho hàng lớn nhỏ. Trong thiết kế kho hàng dạng này, khu vực
nhận hàng (Loading Area) và khu vực gửi hàng (Shipping Area) được sắp xếp
gần như là gần kề nhau.
-Để hoạt động hiệu quả khu vực tiếp nhận (Reception Area) được đề xuất nằm
ngay sau khu vực nhận hàng và khu vực đóng gói (Pitching Area) được đặt trước khu vực gửi hàng
-Hàng hóa nhận sẽ được tập kết và xử lý ở Reception Area trước khi được đưa vào
các khu vực lưu trữ (storage area) phía sau của kho hàng. Tùy theo tính năng động
của sản phẩm mà hàng hóa sẽ được chia theo 2 khu vực: -
Dynamic storage: Khu vực lưu trữ động dành cho các hàng hóa có thời gian
lưu kho ngắn, bán chạy hoặc có sự thay đổi thường xuyên về mặt số lượng, hình
thái … - Static storage: Khu vực lưu trữ tĩnh dành cho các hàng hóa có tính ổn
định/ có số lượng lớn/ khu vực lưu trữ đặc thù. lOMoAR cPSD| 36084623 3.Dạng chữ L:
-Với bố cục chữ L, Khu vực xếp dỡ và giao hàng sẽ ở 2 cạnh liền kề của kho hàng,
phần bên trong sẽ tối ưu cho không gian lưu trữ. Bố cục kho hàng chữ L cũng giảm
thiểu đáng kể sự tắc nghẽn trong kho hàng.
-Bố cục kho hàng dạng này được xem là tối ưu cho hoạt động lưu trữ, phân loại và bổ sung hàng hóa
14. Trình bày các nguyên tắc trong thiết kế kho
1. xác định mục tiêu
Các mục tiêu doanh nghiệp đặt ra cho kho hàng của mình sẽ ảnh hưởng đến kích
thước, thiết kế, tỷ lệ kho trong nhà so với không gian sân bên ngoài, vị trí, kích
thước và thành phần cấu trúc, cùng với các quy định được thực hiện cho việc lắp
đặt và phân chia thiết bị chuyên dụng giữa kho và không gian làm việc. Mục đích
sử dụng sẽ chi phối hiệu quả, chi phí vận hành, môi trường làm việc của kho hàng
2. Lựa chọn địa điểm
Khi lựa chọn vị trí kho hàng, ta nên dựa vào Outbound Logistics – Dòng logistics
đầu ra liên quan đến việc dịch chuyển hàng từ hóa điểm cuối cùng của dây chuyền
sản xuất đến khách hàng. Một trong những yếu tố quan trọng và cạnh tranh cao
chính là dịch vụ khách hàng, mà đặc trưng nhất là thời gian giao hàng. doanh
nghiệp thường áp dụng chiến lược dịch vụ giao hàng nhanh nên việc xác định vị trí
kho hàng của mình gần khách hàng hoặc gần các hãng vận chuyển đối tác là một
quyết định hoàn hảo. Đồng thời doanh nghiệp cần tìm hiểu về vị trí của nhà cung
cấp đồng thời đặt một hạn mức thời gian với họ khi đặt hàng đồng thời tìm hiểu
mức độ uy tín của nhà cung cấp vì đây là những thông tin quan trọng trong việc lập
kế hoạch kích thước và đặt vị trí của kho.vị trí kho hàng tối ưu nhất là khi doanh
nghiệp chú trọng hơn vào việc định vị kho đủ gần khách hàng để giúp nâng cao
chất lượng dịch vụ nhưng đồng thời không gây khó khăn cho phía cung ứng.
3. Lên kế hoạch thiết kế
Nếu như đã quyết định về số lượng kho cần thiết và xác định được các vị trí kho
phù hợp, điều tiếp theo mà doanh nghiệp phải nghĩ đến đó chính là thiết kế về kết
cấu và quy mô của từng kho. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc lên kế
hoạch này, vì vậy ta cần phải liệt kê một số câu hỏi trước khi bắt tay vào thiết kế
- Những hoạt động sẽ diễn ra trong kho? Hoạt động trong kho sẽ bao gồm việc tiếp
nhận, lưu trữ, lựa chọn, đóng gói và gửi đi, hoặc cần các khu vực dành riêng để thực
hiện các dịch vụ giá trị gia tăng? lOMoAR cPSD| 36084623
+ Các đặc tính của sản phẩm? Yếu tố này sẽ có tác động đáng kể đến thiết kế
kho, điều này có nghĩa là cần phải xác định nhu cầu của doanh nghiệp về việc thiết
kê kho để lưu trữ các sản phẩm như thế nào một cách kỹ lưỡng.
+ Trong kho sẽ lưu trữ những loại sản phẩm nào?
+ Các hàng hóa sẽ được lưu trữ như thế nào? Đặt trên các pallet (kệ hàng), trong
thùng giấy hoặc để độc lập?
+ Ngoài lưu trữ thì hàng hóa còn cần trải qua quá trình nào nữa?
+ Hàng hóa có cần được lưu trữ tuân thủ bất kỳ quy tắc hoặc quy định đặc biệt nào không?
+ Hàng hóa có cần bất kỳ hình thức kiểm soát nào trong môi trường lưu trữ (hàng
đông lạnh, kiểm soát nhiệt độ) không?
-Hàng hóa có tuân theo mùa vụ không?
+ Kho sẽ phải xử lý hàng trả lại?Nếu kho cần xử lý nhiều hàng trả lại từ khách
hàng, doanh nghiệp cần thiết kế thêm không gian dành riêng cho việc lưu trữ và xử lý các đơn hàng đó.
4. Thiết kế mặt bằng kho( FAST)
Bốn yếu tố quan trọng luôn xuất hiện khi thiết kế hoặc bố trí bất kỳ cơ sở lưu trữ
hoặc phân phối nào chính là FAST – một từ viết tắt thay mặt cho bốn yếu tố sau: • F – Flow (Dòng chảy) •
A – Accessibility (Khả năng tiếp cận) • S – Space (Không gian) •
T – Throughput (Thông lượng)
F – Flow (Dòng chảy)
Dòng chảy là một chuỗi các hoạt động được hoạch định một cách logic trong kho.
Mỗi hoạt động cần được đặt càng gần với hoạt động trước nó càng tốt và cũng tương
tự cho các chức năng. Flow đòi hỏi việc di chuyển có kiểm soát và không bị gián
đoạn của dòng nguyên vật liệu, con người và hàng hóa.
Điều quan trọng là phải nắm bắt được vị trí của vật liệu trong hệ thống, trạng thái
và vị trí trong kho. Mục đích chính ở đây là đặt ra các hoạt động kho khác nhau để
mỗi hoạt động đóng góp cho Dòng chảy điều hành chung với số lượng chuyển
động và gián đoạn tối thiểu.
A – Accessibility (Khả năng tiếp cận)
Accessibility không chỉ có nghĩa là việc tiếp cận được sản phẩm hay không mà còn
là tiếp cận như thế nào. Từ hàng hóa đến các công cụ cần thiết mọi thứ cần được tiếp
cận một cách nhanh nhất để có thể tối ưu hiệu quả. Ngoài ra, chúng ta cần biết được
liệu được mức độ yêu cầu của đơn vị đóng gói để có phương pháp tiếp cận phù hợp.
S – Space (Không gian)
Đây là một yếu tố trực quan nhất. Vì khi không gian được khai thác một cách khôn
ngoan, sẽ tạo tiền đề cho các hoạt động diễn ra trong kho được thông suốt và hiệu
quả. Sử dụng không gian kho tối đa cho mục đích lưu trữ, vận hành và xử lý kho.
Đồng thời không gian tối thiểu cần thiết cho các chức năng liên quan như văn phòng,
khu vực làm việc, … Nhờ có nhiều phương tiện lưu trữ có sẵn trên thị trường ngày
nay (kệ hàng, pallet, gác lửng, …), doanh nghiệp có thể sử dụng tối ưu không gian
kho, không chỉ sử dụng khu vực sàn mà còn mở rộng lên phần không gian phía trên của kho hàng.
Ví dụ, sử dụng gác lửng để gia tăng lượng không gian hữu ích trong cơ sở và xem
xét các văn phòng mô-đun nếu bạn cần sử dụng một số không gian của mình cho mục đích quản trị.
T – Throughput (Thông lượng)
Thông lượng là quá trình hàng hóa tương tác với không gian kho. Khi thiết kế một
kho hàng, doanh nghiệp phải luôn luôn tính đến những khoảng thời gian có nhu
cầu cao nhất để việc sản xuất luôn có thể được tăng cường đến mức tối đa.
Trong việc khám phá thông lượng kho, ta không chỉ xem xét các loại hàng hóa đi
qua kho mà còn xem xét về bản chất của hàng hóa đó và vận tốc của nó thông qua
dòng chảy. Về bản chất, đó chính là các đặc điểm xử lý, kích thước và bất kỳ yếu tố
nào khác sẽ ảnh hưởng đến cách nó di chuyển qua, chẳng hạn như tính nguy hiểm,
số lượng lớn, dễ vỡ, yêu cầu bảo mật và khả năng tương thích với các sản phẩm khác. lOMoAR cPSD| 36084623
Vận tốc của hàng hóa sẽ thể hiện khối lượng di chuyển qua kho mỗi ngày. Tính sẵn
có cao của dữ liệu thông lượng chính xác sẽ giúp ích rất nhiều cho kết quả của thiết
kế hoặc bố trí kho hàng. Thời gian thu thập và phân tích dữ liệu càng lâu thì dữ liệu
đó càng giá trị và rủi ro càng ít. Tuy nhiên, nếu như không có những dữ liệu giá trị
đó ta vẫn có thể đưa ra một giải pháp chấp nhận đó chính là làm việc với những gì đang có. 5. Kho hàng xanh
Kho hàng “xanh” là nơi không chỉ tối ưu về mặt hiệu suất mà còn là nơi góp phần
cho việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm tối đa tài nguyên của doanh nghiệp. Các
kho hàng này thường sử dụng các vật liệu cách nhiệt giúp tiết kiệm năng lượng và
các vật liệu có đặc tính gây ô nhiễm thấp hơn như sơn chuyên dụng, chất kết dính,
sản phẩm gỗ, chất trám và thảm, … điều này có thể cải thiện chất lượng không khí
của kho hàng. Ngoài ra, kho hàng còn được trang bị hệ thống đèn LED tiết kiệm và
các cảm biến giám sát. Không chỉ đáp ứng nhu cầu chiếu sáng và điều chỉnh công
suất kho hàng mà còn có thể được sử dụng cho các loại quản lý tài nguyên khác, như gas và nước
Về mặt cấu trúc, kho hàng “xanh” cũng đảm bảo về mặt tiết kiệm tài nguyên cho
doanh nghiệp. Nhờ vào mái nhà có khả năng giảm nhiệt độ kho và sử dụng các vật
liệu phản chiếu màu sáng, hoặc thậm chí chỉ sơn trắng khiến phản chiếu ánh sáng
mặt trời trở lại. Ngoài ra, mái nhà còn tích hợp các tấm năng lượng pin mặt trời sản
xuất 186 megawatt công suất. Đồng thời, việc thiết kế hệ thống thu hoạch nước
mưa, hệ thống ống nước để giảm lượng nước sử dụng trong kho hàng và cảm biến
để theo dõi việc sử dụng nước giúp giảm thiểu tối đa chi phí cho doanh nghiệp trong vận hành kho hàng.
15. Thiết kế và tối ưu tuyến vận tải
*Vận chuyển đơn giản: Các lô hàng được vận chuyển trực tiếp từ từng nhà cung
cấp tới từng địa điểm khách hàng - Ưu điểm:
+Xóa được các khâu kho trung gian đảm bảo tính sẵn có và phạm vi sản phẩm cao từ nhà sản xuất.
+Đẩy nhanh quá trình dịch vụ khách hàng và xử lý sản phẩm.
+Quản lý đơn giản tiết kiệm chi phí lưu trữ và giảm đáng kể chi phí xử lý tại các cửa hàng bán lẻ.
-Nhược điểm: tổng chi phí vận chuyển tăng nếu giá khối lượng nhỏ tới địa điểm giao hàng
-Ví dụ: Khi bạn mua sách của Nhà Sách Kim Đồng trên sàn thương mại điện tử
TIKI thì TIKI sẽ xác nhận đơn hàng của bạn rồi gửi thông tin đặt hàng của bạn tới
Nhà Sách Kim Đồng. Sau đó nhân viên TIKI sẽ lấy hàng trực tiếp từ nhà sách rồi
vận chuyển đến tay khách hàng mà không cần trải qua bước lưu trữ hàng hoá tại các nhà bán lẻ.
*Vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng:
-Là hành trình vận chuyển trong đó xe tải xe giao hàng từ nhà cung ứng tới lần lượt
nhiều khách hàng hoặc gộp các lô hàng từ nhiều nhà cung ứng tới một khách hàng.
Thích hợp khi mật độ khách hàng dày đặc - Ưu điểm:
+Việc phối hợp các lô hàng như vậy cho một tuyến đường của một xe tải làm tăng
quy mô đơn hàng từ đó làm tăng hiệu suất sử dụng trọng tải xe
+ Thiết kế tuyến đường vòng đặc biệt phù hợp khi khi mật độ khách hàng dày đặc,
dù cho khoảng cách vận chuyển là dài hay ngắn
+Phù hợp với những doanh nghiệp có mạng lưới kinh doanh rộng lớn - Nhược điểm:
+Thời gian vận chuyển dài dẫn đến hàng việc đưa hàng hóa cũng bị kéo dài thời gian
+Không phù hợp mới những doanh nghiệp có mạng lưới kinh doanh nhỏ lẻ lOMoAR cPSD| 36084623
Ví dụ: Bách Hóa Xanh sử dụng mô hình này trong việc cung ứng hàng hóa, hàng
hóa sẽ được gom từ nhiều nguồn cung sau đó vận chuyển đến siêu thị để cung ứng
hàng hóa, mô hình này giúp tiết kiệm nhiều cho phí trong quá trình vận chuyển.
Hiện này mô hình này được áp dụng tất cả chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh giúp cho
việc cung ứng hàng hóa được nhịp nhàng, bảo đảm tiến độ cũng như số lượng hóa
được cung ứng cho mỗi cửa hàng.
*Vận chuyển qua trung tâm phân phối:
DC sẽ giúp giảm tải chi phí của toàn bộ chuỗi cung ứng khi các nhà cung ứng ở xa
khách hàng và chi phí vận chuyển lớn. -Ưu điểm
+Thuận tiện với khách hàng nhờ vào việc phân phối trực tiếp hàng hoá đến người
dùng cuối nên xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng dễ hơn.
+Tiết kiệm thời gian và chi phí dựa trên thời gian lưu trữ ngắn, giúp rút gọn được
chi phí lưu trữ cùng tốc độ luân chuyên hàng hoá liên tục.
+ Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ sự hợp tác từ hàng hoá của đơn vị
sản xuất và mạng lưới của đơn vị phân phối.
+Tính linh hoạt: Nhờ vào phần dịch vụ đa dạng có thể lựa chọn một hoặc đồng bộ
các giải pháp để khai thông dòng chảy hàng hoá. -Nhược điểm Tính an toàn không cao:
+ Việc bảo đảm hàng hoá nguyên vẹn nhất là những loại hàng dễ vỡ thường không
cao do tốc độ xử lý hàng hoá nhanh có thể gây hỏng hóc hoặc thất lạc.
+ Khó kiểm soát do Quá trình phân phối với nhiều khâu khác nhau cùng nhiều bộ
phận tham gia. - Hạn chế tính tuỳ biến: Hàng hoá sẽ được đóng gói theo tiêu chuẩn
chung của trung tâm phân phối nên việc sử dụng hộp có thương hiệu riêng sẽ
không xuất hiện trong quá trình phân phối.
-Ví dụ: Siêu thị Wal-Mart (siêu thị giá rẻ của Mỹ có mạng lưới bán lẻ toàn cầu, các
nhà cung ứng của siêu thị này không vận chuyển trực tiếp tới địa điểm của khách
hàng, mà vận chuyển thông qua một trung tâm phân phối (DC) trong một khu vực
địa lí nhất định. Sau đó, trung tâm phân phối này chuyển những lô hàng tương ứng
đến từng khách hàng trên địa bàn hoạt động của mình. Siêu Thị Walmart đã rất
thành công khi đặt mua những lô hàng lớn tại các nước có lợi thế cạnh tranh ở từng
nhóm hàng khác nhau và sử dụng các DC để dữ trữ, phân lô và chuyển tải cho
mạng lưới cửa hàng của mình.
*Vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng:
Hàng hóa được thu gom từ nhiều nhà cung cấp, sau đó sẽ vận chuyển đến trung
tâm phân phối, rồi từ trung tâm phân phối đến khách hàng khi lô hàng của khách
tương đối nhỏ, không chất đầy xe tải. - Ưu điểm:
+ Phù hợp với nhu cầu của KH có khối lượng hàng tương đối nhỏ, không chất đầy 1 xe tải.
+ Tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
+ Khai thác được tính kinh tế về quy mô nhờ vào việc phân phối hàng hoá đến các địa điểm gần nhau.
+Giảm số lần vận chuyển không tải khi phối hợp nhiều lô hàng nhỏ với nhau. -Nhược điểm:
+Tăng thêm độ phức tạp trong phối hợp.
+Khó kiểm soát hàng hoá, chất lượng do phải vận chuyển nhiều lần.
-Ví dụ: Seven-Eleven Nhật Bản sử dụng cách thức giao hàng Cross-Docking từ
các nhà cung cấp thực phẩm tươi sống đến các trung tâm phân phối của họ và sau
đó sẽ sử dụng Milk runs để vận chuyển hàng đến các cửa hàng bản lẻ vì lượng
hàng đến một cửa hàng không đầy một xe tải. Việc sử dụng cả Cross-Docking và
Milk runs cho phép Seven-Eleven Nhật Bản giảm chi phí vận chuyển nhưng việc
sử dụng cả hai cách thức này đòi hỏi mức độ phối hợp đáng kể cũng như định
tuyến và lịch trình phải phù hợp.
*Vận chuyển đáp ứng nhanh: bao gồm sự kết hợp các phương thức vận chuyển:
vận chuyển thẳng đơn giản, vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng, vận chuyển lOMoAR cPSD| 36084623
qua trung tâm phân phối và vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng. -Ưu điểm:
+ Đẩy nhanh quá trình dịch vụ khách hàng
+Tăng mức độ đáp ứng
+ Giảm chi phí trong hệ thống logistics
+Đáp ứng yêu cầu về thời gian, địa điểm, khối lượng và cơ cấu hàng hoá vận chuyển tới khách hàng
+Kết nối trực tiếp với các nhà cung ứng và mạng lưới khách hàng - Nhược điểm:
+ Đòi hỏi trình độ quản lí cao
+ Đòi hỏi khả năng phối hợp hiệu quả trong các tình huống phức tạp và có hệ
thống thông tin nhạy bén
+Khó kiểm soát do quá trình phân phối với nhiều khâu khác nhau cùng nhiều bộ phận tham gia
+ Cân nhắc đến chi phí tổng thể cho cả phương tiện, dự trữ, bốc xếp và an toàn hàng hoá
-Ví dụ: nhà sách Phương Nam hiện nay đã phần nào chú trọng đầu tư đa kênh
nhằm tiếp cận gần hơn với khách hàng yêu sách và đam mê với sách. Bên cạnh đó,
nhà sách Phương Nam còn có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các trang bán hàng cả
về hạ tầng, công nghệ và nhân lực, liên kết với các sàn thương mại điện tử khác
như Tiki, Shopee nhằm mở rộng thị trường và đến gần hơn với độc giả. Vì khách
hàng không cố định ở một số vùng lân cận nên nhà sách Phương Nam áp dụng các
hình vận chuyển đối với khách hàng trong tỉnh và ngoài tỉnh như sau: áp dụng vận
chuyển thẳng đơn giản cho khách hàng ở khu vực các quận nội thành như (Q1,
Q2,.) hoặc các quận lân cận như (Hóc môn, Củ Chi, Nhà Bè...), áp dụng vận
chuyển qua trung tâm phân phối tại khu vực Huế và Hà Nội cho KH ở miền Trung
và miền Bắc. Việc áp dụng vận chuyển nhanh giúp nhà sách Phương Nam dễ tiếp
cận với khách hàng hơn vì áp dụng nhiều hình thức vận chuyển linh hoạt hơn
thơng qua các hình thức phân phối & vận chuyển.