Đề cương ôn tập môn Quản trị điểm đến du lịch | Đại học Văn hóa Hà Nội

Đề cương ôn tập môn Quản trị điểm đến du lịch | Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 37 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|42676072
Hệ thống câu hỏi ôn tập
Câu 1: Hệ thống khái niệm liên quan trong công tác quản trị điểm đến du lịch Việt Nam ;
phân tích và chứng minh những khái niệm này.
1. Điểm đến du lịch
Theo Luật Du lịch 2017: « Điểm du lịch nơi các tài nguyên du lịch được đầu tư, khai
thác phục vụ khách du lịch»
Theo PGS.TS Dương Văn Sáu : « Điểm đến du lịch là các không gian cụ thể, khách quan, ở
đó chứa đựng các tài nguyên và nguồn lực du lịch đã được tổ chức nghiên cứu, xúc tiến đầu tư,
khai thác, phát huy giá trtruyền thống qua các dịch vụ xác định để tạo ra các hàng a văn hóa
với cách sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau đồng
thời định hướng và tạo ra nhu cầu mới cho cả du khách và người tổ chức kinh doanh, đảm bảo các
lợi ích cung – cầu, tạo sự phát triển du lịch bền vững.
Sự giống và khác nhau giữa điểm đến du lịch và điểm tham quan du lịch.
- Điểm tham quan du lịch là không gian chủ yếu cho du khách thẩm nhận các giá trị của
điểm đó
- Điểm đến du lịch là nơi để du khách thẩm nhận và trải nghiệm các sản phẩm du lịch tại
điểm đến đó.
- Điểm đến du lịch thường có không gian lớn hơn một điểm tham quan du lịch.
- Điểm đến du lịch thường có nhiều dịch vụ hơn điểm tham quan du lịch để đáp ứng các
nhu cầu của du khách khi họ tới du lịch tại điểm đó.
- Một điểm đến lịch điểm tham quan du lịch, nhưng một điểm tham quan du lịch chưa
chắc là một điểm đến du lịch
- Điểm tham quan du lịch chứa đựng tài nguyên du lịch, điểm đến chứa đựng tài nguyên
và nguồn lực du lịch
2. Khái niệm Kinh doanh điểm đến du lịch
- Kinh doanh điểm đến du lịch kinh doanh các dịch vụ thích hợp tại các điểm đến du lịch. Hoạt
động y nhằm mục đích đáp ứng cân đối các lợi ích cung cầu của du khách và người kinh
doanh đồng thời góp phần định hướng và tạo ra những nhu cầu mới cho các đối tượng du khách,
tạo ra sự phát triển du lịch bền vững mà vẫn bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên và các
giá trị của văn hóa bản địa. – PGS.TS Dương Văn Sáu
- Quá trình kinh doanh điểm đến du lịch là quá trình đưa lý thuyết của « lục biến» của khoa học
văn hóa du lịch vào thực tiễn hoạt động.
+ Biến di sản văn hóa thành tài sản
+ Biến văn hóa thành hàng hóa
+ Biến tài nguyên thành tài chính ( gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa) +
Biến nguồn lực thành động lực
lOMoARcPSD|42676072
+ Biến môi trường thành thị trường
+ Biến giá trị thành giá cả
*Quy trình để biến văn hóa thành hàng hóa
Đầu tiên là khai thác giá trị của tài nguyên bản địa , phát triển các dịch vụ thích hợp, phát triển các
sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo ra hàng hóa văn hóa bản địa
* Các nguồn lực cho phát triển du lịch
- Nguồn lực con người
- Nguồn lực tài chính
- Nguồn lực có sở vật chất, hạ tầng du lịch
- Nguồn lực khoa học và công nghệ
- Nguồn lực kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh
- Nguồn lực chính trị ( thchế, đường lối chính sách, thời cơ, hội) 3. Quản trị điểm đến du
lịch
Theo từ điển tiếng Việt: « Quản trị là việc tổ chức, điều hành công việc của một cơ quan tổ chức»
Quản trị điểm đến du lịch là phương cách tổ chức, quản lý vận hành điểm đến thông qua việc đầu
tư, tôn tạo, khai thác phát huy giá trị các tài nguyên nguồn lực du lịch của điểm đến một cách
tốt nhất: đảm bảo các lợi ích cung cầu của các đối tượng liên quan vẫn bảo tồn được các
nguồn tài nguyên thiên nhiên các giá trị văn hóa bản địa, tạo sự phát triển du lịch bền vững
Dương Văn Sáu
Phát triển du lịch bền vững : là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã
hội và môi trường bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. 4.Khái niệm Dịch vụ
Dịch vụ là những hoạt động nhất định nhằm phục vụ, cung ứng, đưa ra các sản phẩm hàng hóa đến
các đối tượng khách hàng, đáp ứng, phục vụ các nhu cầu của họ, đồng thời góp phần định hướng
tạo ra những nhu cầu mới cho khách hàng để đạt được các lợi ích cung – cầu của khách hàng và
người kinh doanh trong những không gian và thời gian xác định – Dương Văn Sáu *Các loại dịch
vụ du lịch
- Dịch vụ vận chuyển: an toàn, hiện đại, bản sắc
- Dịch vụ lưu trú - ẩm thực: vệ sinh, an toàn, tiện nghi, ngon, giá cphù hợp, độc đáo, bản sắc-
Dịch vụ du lịch lữ hành: tham quan, khám phá, trài nghiệm: an toàn, hấp dẫn - Dịch vụ bổ sung
trong du lịch: chăm sóc sức khỏe, shopping, làm đẹp.
5.Giá trị cốt lõi của điểm đến du lịch
Giá trị cốt lõi của điểm đến du lịch là những giá trị đặc sắc, hấp dẫn, tạo ra sự khác biệt so với các
điểm đến du lịch khác. Những giá trị này được thiên nhiên, trời – đất ban tặng và được hình thành
trong lịch sử kiến tạo của cộng đồng cư dân bản địa. Điều đó hấp dẫn và thu hút du khách, đem lại
cho du khách sự thẩm nhận và trải nghiệm trong môi trường sinh thái – văn hóa hiện hữu của điểm
lOMoARcPSD|42676072
đến, giúp thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân cộng đồng trên những không gian thời gian
xác định trong nhịp sống của xã hội đương đại Dương Văn Sáu 6. Thương hiệu
- Là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế,hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chứchoặc
một sản phẩm với đối thủ trong mắt ca người tiêu dùng
Câu 2: Phân tích, đánh giá vai trò của điểm đến du lịch trong hoạt động du lịch ở Việt
Nam.
Vai trò của điểm đến DL
Thứ nhất, điểm đến DL nơi hội tụ, kết tinh lan toả những giá trị văn hoá lịch sử của 1 địa
phương, dân tộc và đất nước. Nơi gìn giữ tôn vinh những truyền thống tốt đẹp của văn hiến dân
tộc
Điểm đến du lịch góp phần bảo tồn, khai thác những giá trị di sản văn hóa, lịch sử truyền thống
của dân tộc không chỉ để phục vụ cho du lịch mà còn để cho những thế hệ mai sau.
Điểm đến du lịch góp phần bảo vệ phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền
thống nhằm phục vụ khách du lịch. Mục tiêu của con người khi đi du lịch tìm hiểu văn hóa
phong tục tập quán của địa phương thông qua các làn điệu dân ca, âm nhạc dân tộc, múa, kịch...
đặc sắc, độc đáo và hấp dẫn.
Điểm đến du lịch góp phần thúc đẩy việc nâng cao nhận thức và văn minh tinh thần cho người dân
thông qua việc mở rộng tầm nhìn, tăng cường sự hiểu biết, nâng cao lòng tự hào dân tộc, truyền
thống lịch sử, văn hóa của địa phương.
Thứ 2, các điểm đến DL là yếu tố cốt lõi để tạo nên các chương trình tham quan DL ở địa phương
trên khắp miền đất nước
Điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng cho việc thu hút khách du lịch đến tham quan và du lịch.
Không có điểm đến du lịch hấp dẫn thì sức thu hút khách từ mọi điểm dân cư trên trái đất sẽ hạn
chế. Các doanh nghiệp lhành trong nước nước ngoài sẽ không sở để xây dựng các
chương trình du lịch thu hút khách. Địa phương đất nước không thể khai thác các giá trị của
thiên nhiên, của văn hóa phục vụ khách du lịch đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Thứ 3, điểm đến DL là nơi đem đến sự thẩm nhận trải nghiệm các giá trsinh thái tự nhiên
sinh thái nhân văn bản địa cho các đối tượng khu khách khác nhau
Các giá trtự nhiên và giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể giá trị văn hóa phi
vật thể tài sản của quốc gia, của địa phương và của cộng đồng cần được gìn giữ không chỉ cho
thế hệ mai sau mà cho cả toàn nhân loại. Những giá trị này không thể mang ra thị trường bán được
mà chỉ có thể thu hút khách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng.
Sau khi khách tham quan và cảm thụ các giá trị văn hóa và thiên nhiên này không mất đi, mà ngày
càng được tôn tạo và gìn giữ tốt hơn. Nguồn thu từ vé tham quan bằng ngoại tệ, các nhà kinh tế gọi
là “xuất khẩu vô hình”
Thứ 4, điểm đến DL là nơi ra đời và phát triển các dịch vụ thích hợp, đáp ứng nhu cầu của các đối
tượng du khách, đem lại các lợi ích cung – cầu trong những ko gian và thời gian nhất định Thứ 5,
điểm đến DL nơi quảng bá hình ảnh về thiên nhiên, đất nước, con người ở các địa điểm đón tiếp,
phục vụ KDL
lOMoARcPSD|42676072
Điểm đến du lịch góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đất nước con
người với bạn năm châu nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, y dựng tình đoàn kết hữu
nghị, hòa bình với các dân tộc khác nhau trên thế giới.
Thứ 6, với điểm đến là các di tích lịch sử - văn hoá, các di sản văn hoá của đất nước,… hoạt đông
DL tại các điểm đến đó chính là hình thức “bảo tồn động” di sản văn hoá.
Câu 3: Phân loại các điểm đến du lịch ở Việt Nam. Những đối tượng du khách nào?
thị trường khách du lịch nào phù hợp với các loại điểm đến du lịch đó?
1. Các loại điểm đến DL phân theo quy mô - Các điểm đến QG: VN,
TQ,...
- Các điểm đến vùng: Tây Nguyên, BTB, TDMNBB,...
- Các điểm đến địa phương: Hạ Long, Sapa, Huế,...
- Điểm tham quan du lịch: Văn miếu QTG, Hoàng thành,...
2. Các loại điểm đến DL phân theo tính chất nội dung
a. . Điểm đến du lịch là di sản văn hóa
Di sản văn hóa được chia thành 3 loại bao gồm:
- Di sản văn hóa vật thể: Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, bảo vật quốc gia,
cổ vật, di vật. Ví dụ: Thành Nhà Hồ, Trống đồng Đông Sơn, 82 bia Văn Miếu Quốc Tử Giám,... -
Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, các loại nghệ thuật trình diễn dân gian. Ví dụ: Nhã
nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ, ca trù, hát xoan Phú Thọ,...
- Di sản văn hóa hỗn hợp: là di sản thế giới kép, đáp ứng đủ cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa
và thiên nhiên. Ví dụ: quần thể di thắng Tràng An - Ninh Bình
Di sản văn hoá những di sản quý báu của dân tộc ta, những nét đặc trưng riêng. Những nét
đặc trưng về văn hoá giúp con người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế không bị hoà tan.
Từ đó cũng giúp cho bạn quốc tế mong muốn được tham quan, tìm hiểu những giá trị đó của
Việt Nam và tạo nên sự phát triển về du lịch kéo theo dịch vụ khách sạn, nhà hàng,.... giúp nước ta
phát triển về kinh tế.
Bàn về đối tượng du khách phù hợp với điểm đến này, có thể thấy di sản văn hóa là nét đặc trưng
riêng của mỗi dân tộc, nên trước hết, đây sẽ là nơi thu hút đông đảo bộ phận du khách nước ngoài
đến tham quan, tìm hiểu và được chúng ta quảng về những di sản văn hóa từ xa xưa của ông cha
ta. Ngoài ra, đây còn nơi thích hợp với đông đảo các đối tượng du khách khác nhau từ người
trung niên, cao tuổi đến lớp trẻ với mong muốn tìm hiểu cội nguồn dân tộc, khám phá những nét
văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Bên cạnh đó, điểm đến này chưa thực sự phù hợp với đối tượng
khách du lịch là trẻ em bởi đối tượng du khách này chưa thực sự có thể hiểu được ý nghĩa của các
di sản văn hóa.
Bên cạnh thị trường khách du lịch nội địa, thị trường khách du lịch quốc tế cũng đóng góp 1 phần
không nhỏ vào phát triển du lịch tại các điểm đến di sản văn hóa. Và mọi khách du lịch ở mọi quốc
gia đều thể đến với điểm đến di sản văn hóa. Điển hình thể kể đến thị trường khách du lịch
đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,... đã góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh
tế du lịch tại những điểm này.
lOMoARcPSD|42676072
2.2. Điểm đến là các di sản thiên nhiên
Di sản thiên nhiên là một hệ sinh thái có cảnh quan đẹp, là nơi cư trú của một số lượng lớn các loài
sinh vật cần chúng sinh sống và nói chung là nơi có thể đóng góp rất nhiều cho xã hội từ các khía
cạnh khác nhau. Không chỉ thu hút số lượng lớn khách du lịch ghé thăm, và tạo ra nền kinh tế của
du lịch tự nhiên thì các di sản thiên nhiên còn cung cấp rất nhiều thông tin theo quan điểm khoa
học.
Một số di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận ở nước ta có thể kể đến như: Vịnh
Hạ Long, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An,...
Điểm đến là các di sản thiên nhiên phù hợp với mọi thị trường du khách; đối tượng khách từ khách
quốc tế đến nội địa; mọi lứa tuổi bởi sự đa dạng về cảnh quan. Đa dạng về các loại hình du lịch.
Du khách khi đến với điểm đến này không chỉ đơn thuần là tham quan cảnh đẹp nữa mà còn có thể
đắm chìm trong nhiều hoạt động trải nghiệm khác nhau.
2.3. Điểm đến du lịch là tổ hợp dịch vụ du lịch
Tổ hợp dịch vụ du lịch một địa điểm bao gồm tất cả các dịch vụ du lịch như nghỉ dưỡng, mua
sắm, vui chơi giải trí, hội thảo,...
Điểm đến y phù hợp với các đối tượng khách du lịch người trẻ tuổi, kcả trẻ em đến đây để
vui chơi giải trí, du khách người trung niên đến đnghỉ dưỡng, khách công vụ đến để nghỉ dưỡng
hoặc tham gia hội thảo,...
Thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế cũng đều phù hợp với địa điểm này bởi sự đa dạng về
dịch vụ du lịch có thể thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch .
Câu 4: Phân tích các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch; những yếu tố nào có vai trò
ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của điểm đến du lịch?
Nhằm đáp ứng và phục vtốt nhất nhu cầu đa dạng - ngày càng cao của du khách, mỗi điểm đến
du lịch cần tập trung thỏa mãn 5 yếu tố cấu thành cơ bản
- Điểm đến hấp dẫn hay con gọi là tài nguyên du lịch:Là bất kể những gì có giá trị thu hút du khách,
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến cho chuyến đi của họ. tài nguyên du lịch cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên các giá trị văn hóa làm sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu
du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.
02 loại tài nguyên du lịch bao gồm:
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu,
thủy văn, hệ sinh thái các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Tài
nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch s- văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc;
giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian các giá trị văn hóa khác; công trình lao
động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
- Đường lối cơ chế chính sách phát triển:
1. Nhà nước chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du
lịchtrở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2. Tổ chức, nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu cao nhất khi
Nhànước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
lOMoARcPSD|42676072
3. Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn
tạo,phát triển giá trị tài nguyên du lịchLập quy hoạch về du lịch ; ứng dụng khoa học công nghệ
hiện đại;…
- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch: Du lịch hoạt động dịch vụ phụ thuộc nhiều vào yếu tố
con người, đó là những người trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ du khách cũng như cộng đồng dân
cư, người dân bản địa đều thể tham gia vào hoạt động dịch vụ này. Do đó, trình độ tính
chuyên nghiệp trong phục vụ sẽ là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến thành công của một điểm đến
du lịch. Thái độ phục vụ du khách, khả năng ứng xử, các phong tục tập quán,…có tác động mạnh
mẽ đến mỗi du khách
- sở hạ tầng, sở vật chất kỹ thuật hay hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí, sinh hoạtcộng
đồng hay công trình trung tâm thương mại, khu mua sắm, sân golf, ,bưu điện, ngân hàng, bệnh
viện… cũng là những yếu tố cấu thành nên điểm du lịch, thể hiện tính đa dạng và bổ sung của sản
phẩm, dịch vụ.sở hạ tầng du lịch Là khả năng đáp ứng các nhu cầu bản của khách du lịch,
giữ vai trò quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến việc khai thác các tài nguyên du lịch và khả năng
phục vụ du khách. Để điểm đến du lịch hấp dẫn cần có cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch được
đầu tư có hệ thống và đồng bộ, tiện nghi.
-Hệ thống dịch vụ phục vụ khách du lịch:
Các dịch vụ du lịch phổ biến hiện nay bao gồm:
Dịch vụ vân chuyển. Dịch vụ lưu trú,
ăn uống.
Dịch vụ tham quan, giải trí.
Hàng hoá tiêu dùng đồ lưu niêm.
Các dịch vụ khác phục vụ khách
du lịch.
Câu 5: Nêu, phân tích những chức năng và đặc điểm ca công tác quản trị điểm đến
du lịch.
I, Đặc điểm của công tác quản trị điểm đến du lịch:
- Ta nhận thấy, công tác quản trị điểm đến công tác tiếp thị, quảng địa điểm du lịch. Côngtác
quản trị điểm đến cũng chính nhiệm vụ của các quan thuộc sự điều hành quản lý của
chính phủ.
- Từ trước đến nay, công tác quản trị điểm đến về bản thúc đẩy sự hấp dẫn của khu vực
đểđạt được những chỉ tiêu nhất định, biến điểm đến thành nơi đáng để sinh sống và du lịch.
II, Chức năng của công tác quản trị điểm đến du lịch:
- Quản điểm đến hiệu quả cho phép điểm đến du lịch tối đa hóa giá trị dịch vụ phục vụ
khách,đảm bảo lợi ích cho địa phương và phát triển bền vững. Với sự quản trị thích hợp và y
dựng một kế hoạch chung đảm bảo điểm đến du lịch giữ gìn được sự toàn vẹn vmôi trường
các nguồn tài nguyên quý giá. Quản trị tốt có thể tránh được sự xung đột về văn hóangăn
ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch tác động đến lối sống và các giá trị truyền thống
của cộng đồng.
lOMoARcPSD|42676072
- Lan truyền lợi ích của du lịch. Lợi ích trong phát triển du lịch tại điểm đến du lịch th
đượclan tỏa ra nhiều lĩnh vực khác như: phát triển c sản phẩm thủ công, mnghệ truyền
thống của cộng đồng, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ, khai thác tiềm năng của nghệ thuật
và sản phẩm của các ngành khác…
- Nâng cao hiệu qutrong kinh doanh du lịch. Thông qua phát triển không gian tiếp thị
mụctiêu, điểm đến du lịch thể kéo dài thời gian lưu trú trung bình, tăng chi tiêu khách
giảm thời vụ kinh doanh tại điểm đến.
- Xây dựng thương hiệu bản sắc, mạnh mẽ sôi động. Quản trị kinh doanh điểm đến
ngàycàng nhận ra giá trị và quyền lực của các thương hiệu điểm đến mạnh. Luôn cung cấp giá
trị tuyệt vời, lòng trung thành với thương hiệu của khách trở về điểm đến một cách thường
xuyên
Câu 6: Phân tích, làm rõ những yêu cầu của công tác quản trị điểm đến du lịch để tạo
sự phát triển du lịch bền vững.
1, Khái niệm
- Quản trị điểm đến du lịch phương cách tổ chức, quản lý vận hành điểm đến thông qua việc
đầu tư, tôn tạo, khai thác, phát huy giá trị các tài nguyên và nguồn lực du lịch của điểm đến đó
một cách tốt nhất; đảm bảo các lợi ích cung cầu của các đối tượng liên quan vẫn bảo
tồn được các nguồn tài nguên thiên nhiên các giá trị của văn hoá bản địa; tạo sự phát triển
du lịch bền vững (Dương Văn Sáu)
- Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế -
hội môi trường, bảo đảm hài hoà lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. (Luật Du lịch 2017)
2, Những yêu cầu của công tác quản trị điểm đến du lịch để tạo sự phát triển du lịch bền
vững
Công tác quản trị điểm đến du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững
bởi du lịch bền vững một trong những điều kiện cần thực hiện cấp thiết hiện nay để góp phần
làm phát triển ngành du lịch ngày càng đi lên, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường
sinh thái nhân văn; giữ gìn bảo tồn bảo sắc văn hoá dân tộc trong không gian điểm đến. Chính
vậy, để phát triển du lịch bền vững ta cần đưa ra các công tác quản trị điểm đến như sau:
- Thiết lập một lợi thế cạnh tranh.
+ Xây dựng và tạo ra một vị trí độc đáo, hấp dẫn, nghĩa là cung cấp nhiều loại dịch vụ và hàng hóa
chất lượng cao so tới các điểm đến khác. Điều này đòi hỏi các chủ thể cùng nhau hợp tác phát triển
các dịch vụ và hàng hóa, các điểm tham quan và phát huy các nguồn lực của điểm đến để phục vụ
khách với chất lượng cao nhất.
+ Cung cấp các dịch vụ và hàng hóa với chất lượng cao bằng cách phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa
các chủ thể tại điểm đến để phục vụ khách.
-> Để hai yếu tố này thành công đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp của các chủ thể dựa trên một mục
tiêu chung và quan hệ đối tác chặt chẽ.
- Bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch. Với sự quản trị thích hợp xây dựng một
kếhoạch chung đảm bảo điểm đến du lịch giữ gìn được sự toàn vẹn về môi trường và các nguồn
tài nguyên quý giá. Quản trị tốt có thể tránh được sự xung đột về văn hóa và ngăn ngừa những
ảnh hưởng tiêu cực của du lịch tác động đến lối sống và các giá trị truyền thống của cộng đồng
- Lan truyền lợi ích của du lịch. Lợi ích trong phát triển du lịch tại điểm đến du lịch có thể được
lOMoARcPSD|42676072
lan tỏa ra nhiều lĩnh vực khác như: phát triển các sản phẩm thủ công, mnghệ truyền thống
của cộng đồng, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ, khai thác tiềm năng của nghệ thuật
sản phẩm của các ngành khác…
- Nâng cao hiệu qutrong kinh doanh du lịch. Thông qua phát triển không gian tiếp thị
mụctiêu, điểm đến du lịch thể kéo dài thời gian lưu trú trung bình, tăng chi tiêu khách
giảm thời vụ kinh doanh tại điểm đến.
- Xây dựng thương hiệu bản sắc, mạnh mẽ và sôi động. Quản trị kinh doanh điểm đến
ngàycàng nhận ra giá trị và quyền lực của các thương hiệu điểm đến mạnh. Luôn cung cấp giá
trị tuyệt vời, lòng trung thành với thương hiệu của khách trở về điểm đến một cách thường
xuyên.
Câu 7: Nêu các cấp độ quản trị điểm đến du lịch ở Việt Nam, chỉ ra đặc điểm của
những cấp độ này.
Có hai cấp độ quản trị điểm đến du lịch ở Việt Nam:
1. Quản trị điểm đến thuộc cấp độ quản lý nhà nước
2. Quản trị điểm đến thuộc cấp độ quản trị doanh nghiệp Đặc điểm của những
cấp độ trên:
1. Quản trị điểm đến thuộc cấp độ quản lý nhà nước:
Là những điểm đến là di sản văn hoá & thiên nhiên thuộc sở hữu công cộng, do các cơ quan chức
năng của Nhà nước quản lý, điều tiết vận hành,…
Ví dụ: các Di sản như Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, khu phố cổ Hội An, Vườn Quốc
gia Phong Nha-Kẻ Bàng,.. thuộc sở hữu công cộng, do các cơ quan chức năng của Nhà nước quản
Đặc điểm của cấp độ này quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ, công khai bằng những kế hoạch bảo
tồn tự nhiên, môi trường điểm đến tất cả phải tạo nên môi trường xanh-sạch-đẹp, tiện lợi kế
hoạch bảo tồn di sản văn hoá của điểm đến du lịch, phải giữ gìn bản sắc văn hoá địa phương, dân
tộc và kiểm soát, điều tiết quá trình giao thoa tiếp biến văn hoá trong quá trình giao lưu, hội nhập
qua con đường du lịch.
2. Quản trị điểm đến thuộc cấp độ quản trị doanh nghiệp
các điểm đến du lịch nhân, tự xây dựng lên thuộc sở hữu nhân hay tổ chức tạo thành
do chính họ quản lý, điều tiết và vận hành
Một số doanh nghiệp du lịch đang quản lý các điểm đến là tổ hợp dịch vụ
dụ: Công ty Cổ phần phát triển Tùng Lâm ( Yên Tử, Uông Bí, Quảng Ninh), Sun World Ha
Long Complex (Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh), Sun World Fansipan Legend là quần thể công
trình du lịch văn hoá, dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí và khách sạn nghỉ dưỡng đẳng cấp, Khu du
lịch Tam Chúc (Hà Nam),… tất cả đều thuộc sở hữu của một tổ chức tập đoàn họ quản lý, vận hành
và điều tiết.
Đặc điểm của cấp độ quản trị doanh nghiệp này là điểm đến sẽ được vận hành theo tổ chức bộ máy
trong doanh nghiệp, sử dụng các thành viên Hội đồng Quản trị/Hội đồng thành viên của công ty
đều phải những nhân vật độc lập để kiểm soát kiềm chế quyền lực của Ban Giám đốc, đồng
thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhưng phải tuân theo quy định của Pháp luật. Các chức năng
của quản trị doanh nghiệp: Hoạch định đường lối chiến lược, chính sách phát triển; Lãnh đạo, tổ
lOMoARcPSD|42676072
chức hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất; Giám sát, kiểm tra, xlý tốt tình hình, Phát triển hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Câu 8: Nêu, phân tích và đánh giá những lý thuyết về quản trị điểm đến du lịch. Làm
ý nghĩa, vai trò của các lý thuyết này trong quá trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn ở Việt Nam hiện nay.
1. Khái niệm
Quản trị điểm đến du lịch được hiểu là quản lý chiến lược và tiếp thị/ xúc tiến các điểm đến du lịch.
Nhiệm vụ của công tác quản trị điểm đến là thông qua hợp tác giữa các nhà cung ứng dịch vụ, để
đảm bảo cung cấp chuỗi dịch vụ liên tục tại điểm đến và cho hoạt động tiếp thị(ví dụ như dịch vụ
lưu trú, giải trí cũng như hoạt động tham quan tại một số điểm Du lịch trong vùng).
Quản trị điểm đến nên được tiến hành trên quan điểm ít chịu sự chi phối bới yếu tố chính trị và các
đơn vị kinh doanh để từ đó có thể xây dựng một chiến lược riêng cho điểm đến. Trong thực tế, điều
này khó vì ảnh hưởng của chính trị vào sự phát triển của du lịch thường do sự phụ thuộc tài chính
của Tổ chức Quản lý Điểm đến vẫn còn rất cao và mục đích của các đơn vị kinh doanh thường gây
ảnh hưởng đến quyền điều hành điểm đến.vậy, một trong những mục tiêu của công tác quản tr
điểm đến là cần loại bỏ các xung đột về lợi ích giữa các nhà cung ứng dịch vụ, như họ thường tự
coi mình là các đối thủ cạnh tranh.
Quản lý điểm đến nên được tiến hành như mô hình một hình tam giác bền vững, hài hòa giữa 3 yếu
tố: môi trường sinh thái, kinh tế và các chỉ tiêu xã hội. Quản lý điểm đến cũng cần được thực hiện
ở các cấp độ phân cấp khác nhau: Từ cấp độ địa phương/ cộng đồng trực tiếp với các nhà cung cấp
dịch vụ đến cấp độ vùng/ tỉnh hoặc cấp độ quốc gia(do Tổng cục Du lịch Việt Nam TCDL quản
lý).
Thực chất, tổ chức quản lý điểm đến có thể được hiểu là quản lý điểm đến, có nghĩa quản lý tiếp
thị các điểm đến du lịch và các bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn một đơn vị riêng biệt có
khả năng cạnh tranh với các địa điểm đến khác. Tổ chức quản lý điểm đến hiện là một tổ chức phi
lợi nhuận, không tính phí dịch vụ phần lớn được tài trợ từ sự hợp tác từ thuế khách sạn với phí
thành viên. Tổ chức quản điểm đến được hình thành dựa trên mục tiêu tiếp thị, quảng cho
một điểm đến tại một khu vực nào đó.
Tổ chức quản lý điểm đến sẽ thực hiện công việc tiếp thị cũng như là quảng đến mọi người có
nhu cầu cần đi du lịch. Đây được xem một trong những công việc khá tốt với thị trường hiện
nay. Bên cạnh đó, tổ chức quản điểm đến còn thu hút được thêm các nhà đầu đã góp phần
duy trì dịch vụ cải thiện cuộc sống cho mọi người. Chính vậy, đây một tổ chức cùng
cần thiết và quan trọng và giúp phát triển kinh tế trong một quốc gia.
2. Ý nghĩa và vai trò
Tổ chức quản điểm đến nhiệm vụ là tham gia vào cộng đồng trong quá trình nghiên cứu
tìm hiểu về lợi ích của một khu vực nhằm thúc đẩy nâng cao cuộc sống chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó thì tổ chức quản lí điểm đến còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của dịch
vụ du lịch.
Không những thế các web của tổ chức quản lí điểm đến vẫn luôn luôn duy trì các thông tin về lịch
trình, khách sạn, ẩm thực, sự kiện, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái,… Và nhằm mục đích chính
lOMoARcPSD|42676072
đó là là để thiết kế một tour du lịch hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Như vậy, ta có
thể thấy rằng tổ chức quản điểm đến rất quan tâm đến việc mở rộng quy phát triển dịch vụ
du lịch. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cải thiện, nâng cao chất lượng du lịch của
nước nhà.
Câu 9: Trình bày những nội dung trong công tác quản lý điểm đến thuộc cấp độ quản
lý nhà nước.
1. Quản lý việc bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên ở điểm đến
1.1. Kế hoạch bảo tồn tự nhiên, môi trường điểm đến
Nhà quản lý điểm đến cần xây dựng kế hoạch bảo tồn tự nhiên, môi trường của điểm đến đảm bảo
các tiêu chí về không gian cảnh quan, thảm thực vật, hoa, cây xanh, hồ nước, thế giới sinh vật đặc
hữu (nếu có). Tất cả phải tạo nên môi trường xanh sạch đẹp, tiện lợi; đảm bảo cho du khách
được hòa mình vào với thiên nhiên. Cần có các giải pháp xử lý rác thải, nước thải, chống ô nhiễm
không khí, tiếng ồn...
1.2. Kế hoạch bảo tồn di sản văn hóa của điểm đến
các giải pháp khoa học phù hợp đhoạt động du lịch không làm ảnh hưởng đến các
côngtrình kiến trúc, di vật...
Đội ngũ nhân viên, nguồn nhân lực trong không gian điểm đến cần có trang phục đặc trưng, phản
ánh và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương, vùng miền.
Các loại hình nghệ thuật truyền thống, các hình thức diễn xướng dân gian cần được bảo
tồn,khôi phục, đem vào phục vụ du khách thông qua các dịch vụ thích hợp trong không gian điểm
đến.
Các món ăn, đồ uống mang đặc trưng dân tộc, địa phương, vùng miền của điểm đến cần
đượckhai thác và tận dụng tối ưu phục vụ du khách.
Có biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương,
dântộc. Kiểm soát và điều tiết quá trình giao thoa và tiếp biến văn hóa, không để xảy ra tình trạng
biến đổi văn hóa một cách lai căng, phản cảm, làm mờ bản sắc a dân tộc trong quá trình giao
lưu, hội nhập qua con đường du lịch.
Câu 10: Trình bày các khâu công việc trong quản lý việc khai thác, phát huy giá trị di
sản văn hóa và thiên nhiên ở điểm đến.
a, Phân tích, đánh giá điểm đến du lịch
- Phân tích, đánh giá nhu cầu của các thị trường KDL trong từng thời điểm - Phân tích, đánh giá
tiềm năng, TNDL của điểm đến
- Phân tích, đánh giá CSHT XH và CSHT DL của điểm đến:
+ Đó là hệ thống giao thông, các điều kiện cơ sở thiết yếu về hệ thống truyền tải điện lưới quốc gia,
cung cấp nước sạch. Xúc tiến xây dựng hệ thống xlý nước thải, rác thải, bảo vệ môi trường trong
không gian điểm đến. Đánh giá tác động đến môi trường do các hoạt động của điểm đến du lịch
gây ra. Dự kiến đưa ra các phương án xử lý.
+ Tiến hành đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, liên hoàn tạo ra tính kết nối thống
nhất trong không gian điểm đến; bao gồm các kiến trúc công năng các khu vực nghỉ dưỡng, khu
vui chơi giải trí, khu phát triển dịch vụ,…đồng bộ, liên hoàn, chất lượng, hiện đại
lOMoARcPSD|42676072
+ Tùy tính chất quy điểm đến để khai thác yếu tố truyền thống hiện đại trong các khu
vực, các công trình dịch vụ, tạo những điểm nhấn về kiến trúc, điêu khắc, hội họa…gây ấn tượng
và tạo sức hút điểm đến
- Phân tích, đánh giá hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch
+ Quan sát, thống kê, tổng hợp ý kiến của đội ngũ nhân viên khách hàng sau khi sử dụng dịch
vụ. Phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết những được chưa được, chỉ ra nguyên nhân; m giải
pháp khắc phục
+ Đánh giá các nhu cầu thiết yếu về hưởng thụ các dịch vụ tiện ích về ăn mặc, ở, vui chơi, giải trí,
mua sắm…Nhưng không chỉ dừng lại đó, các dịch vụ phải luôn giữ vững chất lượng phục v
đồng thời thường xuyên thay đổi nâng cao chất lượng và phong cách phục vụ
+ Đổi mới sáng tạo, tạo ra những nhu cầu mới cho khách, ch cầu du lịch, tiêu dùng, sử dụng dịch
vụ vủa du khách
- Phân tích, đánh giá sức hút điểm đến, khả năng cạnh tranh của điểm đến DL, lợi thế và khó khăn.
b, Xác định quan điểm, tầm nhìn và chiến lược phát triển cho điểm đến du lịch
Để có đc điều này, cần phải dựa vào các căn cứ để xác định quan điểm, tầm nhìn, chiến lược cho
phù hợp. Những căn cứ đó là:
- Giá trị và giá trị cốt lõi của điểm đến DL
- Thị trường KDL của điểm đến
- Nhu cầu và nhu cầu phát triển
c, Quy hoạch, phát triển kinh doanh tại điểm đến du lịch
- Trong vùng lõi di sản, chỉ có thể phát triển các dịch vụ mang tính “di động” như dịch vụ tôngiáo –
tín ngưỡng, dịch vụ tham quan du lịch, dịch vụ thưởng thức các loại hình nghệ thuật, dịch vụ bán
đồ lưu niệm, dịch vụ cho thuê trang phục,... Tuyệt đối ko đc phát triển các dịch vụ cứng như khách
sạn, nhà ăn,...
d, Quản lý sức chứa điểm đến, sức chịu tải du lịch của điểm đến
-Theo PGS. TS DVS: “Sức chứa điểm đến du lịch 1 chỉ số định lượng về số lượng du khách
trong 1 thời gian xác định ở ko gian điểm đến DL. Số lượng này khiến cho các chỉ số cung cầu
của các dịch vụ ở điểm đến = nhau trong điều kiện hoạt động bình thường. Điều đó giúp điểm đến
hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững”
Câu 11: Phân tích đánh giá những khó khăn sẽ gặp phải khi khai thác, phát huy giá trị
điểm đến du lịch gắn với yêu cầu bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên điểm đến. Với những
lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, thiên nhiên, con người và bản sắc văn hóa…Việt Nam có rất nhiều
thuận lợi để phát triển du lịch. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với
lục địa vừa thông ra đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sông,
đường sắt, đường bộ và hàng không. Đây tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển
du lịch quốc tế. tuy nhiên bên cạnh đó vẫn gặp những khó khăn sẽ phải gặp khi khai thác phát huy
giá trị điểm đến du lịch .
Những năm trước đây Việt Nam tiếp đón rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước nhờ những
thu hút của danh lam thắng cảnh và điều kiện từ nhiên tuyệt vời. Tuy nhiên đó cơ sở hạ tầng tại các
lOMoARcPSD|42676072
địa điểm du lịch của chúng ta còn chưa đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu khiến cho khách du lịch
chưa hài lòng về chất lượng phục vụ. khách tới đông dẫn đến sở vật chất bị hỏng , cần bổ
sung cải tạo thay đổi .
Ý thức của người dân và khách du lịch trong bảo vệ du lịch còn chưa cao, dẫn đến những tác động
xấu cho môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan của không gian du lịch.
Nhân lực cho ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu, việc gia tăng lượng khách du lịch là một
việc đáng mừng, nhưng thực trạng nguồn nhân lực của ngành du lịch chưa đủ để đáp ứng cho ngành
du lịch. Bởi vì số lượng nhân viên du lịch đang còn thiếu; đội ngũ nhân viên du lịch đang công c
còn thiếu về chuyên n, kỹ năng, ngoại ngữ giúp chất lượng du lịch chưa đạt được mức cao,
khiến cho nhiều khách du lịch chưa cảm thấy hài lòng.
Đón khách du lịch tại một điểm du lịch một cách tràn nan dẫn đến lượng khách đến du lịch bị ồ ạt
k hiệu quả làm cho
Khó khăn thị trường khách du lịch
Trước hết, để đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững về mặt kinh tế thì nguồn thu từ du lịch
(tổng thu từ du lịch) là yếu tố quyết định. Tổng thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu từ lưu
trú, ăn uống, lữ hành và vận chuyển du lịch (của các công ty lữ hành, dịch vụ taxi…); từ bán hàng
lưu niệm các dịch vụ bổ sung khác… Nói cách khác, tổng thu từ du lịch của một quốc gia hay
một địa phương là nguồn thu từ tất cả các khoản chi của khách du lịch khi tham quan quốc gia
đó, ở địa phương đó (trừ vận chuyển quốc tế). Tổng thu từ du lịch được tính dựa trên tổng số lượt
khách du lịch, số ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu bình quân của mỗi khách trong một ngày.
Như vậy, yếu tố ảnh hưởng chính đến tổng thu du lịch là thị trường khách du lịch (cả quốc tế
nội địa), chủ yếu số lượng (mức tăng trưởng) chất lượng (mức chi tiêu, ngày lưu trú,
trình độ văn hóa) của khách du lịch.
+ Số lượng khách du lịch: Số lượng khách du lịch là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến tổng thu
du lịch; số lượng khách du lịch càng tăng thì khả năng tổng thu du lịch càng lớn. Tốc độ tăng trưởng
sẽ quyết định đến số lượng khách du lịch; tốc độ tăng trưởng càng cao thì số lượng khách du lịch
càng lớn và ngược lại.
+ Chất lượng khách du lịch: Ngoài yếu tố về số lượng khách du lịch, thì chất lượng khách du
lịch cũng ảnh hưởng rất lớn đến tổng thu du lịch. Chất lượng khách du lịch được thể hiện qua
các chỉ tiêu: Mức chi tiêu (phụ thuộc vào khả năng tài chính); ny lưu trú trung bình (phụ thuộc
vào thời gian nhàn rỗi); trình độ văn hóa (tác động đến việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ du
lịch).
Khả năng tài chính của người dân (khách du lịch): Nền kinh tế của một quốc gia hay một
địa phương phát triển sẽ làm cho người dân có mức sống cao, do đó họ có khả năng thanh toán cho
các nhu cầu về du lịch trong nước cũng như ra nước ngoài. nhiều quốc gia, nhiều địa phương
nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhưng nếu nền kinh tế lạc hậu kém phát triển thì cũng
không thể phát triển du lịch và càng không thể gửi khách du lịch ra nước ngoài.
Khi đi du lịch lưu trú ngoài nơi thường xuyên, khách du lịch luôn tiêu dùng nhiều dịch vụ,
hàng hóa. Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du lịch đòi hỏi họ phải có đầy đủ về điều kiện vât chất
để chi trả cho các sản phẩm dịch vụ du lịch cũng như các nhu cầu khác (lưu trú, ăn uống, vận
chuyển, vui chơi giải trí, mua sắm…). Do vậy, khả năng tài chính của người dân yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch nói chung du lịch bền vững nói riêng. Khả năng tài chính
của người dân tăng là động lực để tăng khả năng chi tiêu khi đi du lịch.
Thời gian nhàn rỗi: Không có thời gian nhàn rỗi thì không thể thực hiện các chuyến đi du
lịch. Do vậy, thời gian nhàn rỗi là một yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc thực hiện một chuyến
lOMoARcPSD|42676072
đi du lịch. Thời gian nhàn rỗi có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian dài hay ngắn của chuyến đi du
lịch, từ đó ảnh hưởng đến mức chi tiêu của mỗi khách du lịch và tổng thu du lịch của điểm đến du
lịch (một quốc gia hay một địa phương).
Trước đây, người dân thường tận dụng những ngày nghỉ lễ của mình để nghỉ ngơi làm một số
việc mà khi bận công việc họ không thể làm; còn ngày nay, họ có xu hướng sử dụng ngày nghỉ lễ
của mình để đi du lịch. Nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam đã có những chính sách nghỉ lễ kết
hợp với nghỉ bù nhằm tạo điều kiện cho người n có thời gian để đi du lịch dài ngày hơn. Trình
độ văn hóa, trình độ dân trí: Trình độ văn hóa, trình độ dân trí của người dân là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch. Những người trình độ văn hóa, trình độ dân trí cao
thường hội tốt hơn để tăng thu nhập của mình; họ nhu cầu cao hơn trong việc sáng tạo,
nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh để tăng thêm hiểu biết của mình; đồng thời
họ cũng những người chịu áp lực lớn của công việc hàng ngày… Chính những yếu tố này đã tạo
nên nhu cầu đi du lịch hơn bao giờ hết.
Phần lớn những người tham gia vào chuyến du lịch, đặc biệt là những chuyến đi du lịch nước ngoài
những người trình độ văn hóa nhất định họ mới cảm nhận hiểu hết giá trị của chuyến
tham quan du lịch. c nước (ở địa phương) mà người dân có trình độ văn hóa cao thì tỷ lệ người
đi du lịch ra ngoài thường cao hơn và có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, trình độ dân trí của người
dân điểm đón khách du lịch cũng tác động lớn đến phát triển du lịch (môi trường du lịch đảm
bảo; an ninh – trật tự – an toàn được đảm bảo; dịch vụ du lịch chuyên nghiệp; hạn chế nạn ăn xin,
cướp giật, ép khách mua hàng…). Khó khăn triển kinh tế của đất nước, của địa phương
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển du lịch nh
trạng phát triển kinh tế chung của một quốc gia, của một địa phương. Nền kinh tế phát triển là tiền
đề cho sự ra đờiphát triển của ngành kinh tế du lịch. Một quốc gia (địa phương) nghèo nàn
lạc hậu thì không thể phát triển du lịch được, bởi thông qua du lịch sẽ thỏa mãn được các nhu
cầu cho khách du lịch. Do vậy, để đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi phải chuẩn bị tốt
các điều kiện vsở về hạ tầng, điều kiện ăn nghỉ, vui chơi giải trí… Các chuyên gia kinh tế
thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc cho rằng, một đất nước có thể phát triển du
lịch một cách bền vững nếu 80% các điều kiện vật chất cần thiết cho khách du lịch được sản xuất
trong nước.
Thu nhập phúc lợi vật chất của người dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế
thu nhập quốc dân của đất nước hay của địa phương. Nền kinh tế của đất nước (của địa phương)
có phát triển thì thu nhập của nhân dân mới tăng và du lịch mới có điều kiện để phát triển. Du lịch
là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp. Sự phát triển của du lịch có ảnh hưởng tương hỗ với nhiều
ngành kinh tế quan trọng khác như: Nông nghiệp, Công nghiệp, Giao thông vận tải, y dựng,
Thông tin viễn thông; Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Đây là những ngành kinh tế và dịch vụ
ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch, nếu các ngành này mà kém phát triển thì du lịch khó có
thể phát triển và phát triển bền vững.
Ngành Nông nghiệp phát triển sẽ đáp ứng trực tiếp lương thực, thực phẩm và các mặt hàng
tiêudùng khác cho khách du lịch. Ngoài ra, nông nghiệp phát triển còn tạo ra những điều kiện tham
quan, trải nghiệm… cho khách du lịch.
Ngành Công nghiệp phát triển có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển du lịch: cung cấp các
mặthàng tiêu dùng, rượu bia, nước giải khát… cho nhu cầu của khách du lịch; tạo các điểm tham
quan, trải nghiệm. Ngành Công nghiệp phát triển còn cung cấp điện, nước cho các hoạt động du
lịch. Nếu thiếu điện và nước thì du lịch không thể phát triển.
lOMoARcPSD|42676072
Ngành Xây dựng phát triển có ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế xây dựng các công trình du
lịch,hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Du lịch chính sự di chuyển của con người từ nơi đến địa điểm du lịch. Do vậy, giao
thôngvận tải đã trở thành một trong những yếu tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt
du lịch quốc tế. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện: Số
lượng chất lượng. Sphát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông vươn tới mọi nơi trên
thế giới. Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch các mặt sau: tốc
độ, an toàn, tiện nghi, giá cả.
Hệ thống Thông tin viễn thông là một trong những yếu tố quan trọng trong hệ thống cơ sở
hạtầng có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch, đảm bảo cho thông tin được liên tục, thông suốt
trong quá trình khách đi du lịch. Thông tin là những nhu cầu trao đổi các luồng tin khác nhau của
cá nhân và xã hội được thỏa mãn bằng các loại hình truyền tin khác nhau: điện thoại, máy tính, vô
tuyến truyền hình, internet… Ngày nay khi khoa học kthuật ngày càng phát triển thì càng
nhiều hình thức truyền tin khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, quảng bá lan
truyền các thông tin du lịc
Khó khăn hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra các
sản phẩm dịch vụ du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa
mãn nhu cầu của du khách. Chính vì vậy sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với
việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hệ thống sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần với những chức năng khác nhau
và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra các sản phẩm du lịch: cơ sở lưu trú; cơ sở ăn uống; các
phương tiện vận chuyển du lịch chuyên dùng; cơ sở vui chơi giải trí, thể thao; các trung tâm dịch
vụ thương mại… Khó khkhủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế khu vực, khủng hoảng kinh tế toàn cầu một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ
đến sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Khủng hoảng kinh tế sẽ làm cho nn kinh
tế các nước suy thoái, trì trệ; mọi hoạt động thương mại, giao thương giữa các khu vực, giữa các
nước trên thế giới sẽ bị ngưng trệ… Song hành với các cuộc khủng hoảng kinh tế nạn thất nghiệp,
đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành “Cầu
du lịch”. Do vậy, muốn cho ngành du lịch phát triển bền vững thì trước hết các quốc gia trên thế
giới cần tránh được các cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng thương
mại với quy mô
tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch và là một trong
những yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch. Tính chất đặc thù của tài nguyên du lịch (tính độc
đáo, hấp dẫn, duy nhất…) cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt, tạo nên những sản
phẩm du lịch đặc thù cho mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi điểm du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh
các giá trị đặc sắc, nổi trội, độc đáo của tài nguyên du lịch thì điều kiện về vị trí địa lý (gần các thị
trường nguồn, dễ tiếp cận; vị trí kinh tế hội…) cũng rất quan trọng, một trong những điều
kiện cần để phát triển du lịch.
* Tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếu bao gồm các giá trị về địa hình,
khí hậu, nguồn nước, sinh vật. Những nguồn tài nguyên này giá trị rất lớn trong hoạt động du
lịch.
lOMoARcPSD|42676072
+ Tài nguyên địa hình: Trong phát triển du lịch, tính đa dạng của địa hình ý nghĩa rất quan trọng.
Những nơi địa hình phức tạp, có độ dốc, mức độ chia cắt lớn sẽ tạo nên sự khác biệt, tương phản
về địa hình nền tảng để hình thành nên những cảnh quan hùng thu hút khách du lịch với những
loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá… (hang động, đèo dốc, thác nước), nhưng loại địa hình này
cũng gây ra những khó khăn cho việc đi lại, cho việc y dựng các sở htầng du lịch. Ngược
lại, những nơi địa hình bằng phẳng lại tạo nên sự đơn điệu của địa hình vì thế ít có giá trị về cảnh
quan chỉ có giá trị khai thác về du lịch văn hóa, tìm hiểu lịch sử, truyền thống bởi đây là những
nơi thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển từ lâu đời.
+ Tài nguyên khí hậu: thành phần bản của tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt
động du lịch. Vai trò của khí hậu đối với du lịch thường được xem xét dưới góc độ là yếu tố cơ bản
ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các chương trình du lịch ảnh hưởng của khí hậu đối với
hoạt động du lịch được biểu hiện như sau:
Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi phải có những điều kiện khí hậu khác nhau, phù hợp với nhu
cầucủa khách du lịch. dụ: Những nơi khí hậu trong lành, mát mẻ, độ ẩm vừa phải phù hợp
với du lịch nghỉ dưỡng, du lịch leo núi mạo hiểm; những nơi có khí hậu nắng nóng, có số giờ nắng
cao, không khí thoáng, độ ẩm lớn, số ngày mưa ít… thì phù hợp với du lịch biển.
Tính mùa vụ của du lịch chịu ảnh hưởng chủ yếu của yếu tố khí hậu. Mỗi loại hình du lịch
phùhợp với một thời điểm nhất định trong năm: mùa du lịch cả năm phù hợp với loại hình du lịch
nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối khoáng; mùa phát triển các loại hình du lịch biển, leo núi… + Tài
nguyên nước: Nguồn nước tồn tại dưới hai hình thức là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Cả
hai loại nguồn nước này đều có những giá trị nhất định đối với hoạt động du lịch. Nước mặt tồn
tại chủ yếu dưới dạng biển, sông suối, ao hồ… Đây những nơi không chỉ giá trị cung cấp
nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt của con người, còn nơi diễn ra các hoạt động du lịch như
tắm biển, lướt ván, đua thuyền, du lịch thám hiểm biển…
Nước ngầm tồn tại chủ yếu dưới dạng các mạch nước ngầm, suối nước nóng, nước khoáng.
Cácsuối nước nóng, nước khoáng tác dụng rất lớn trong việc phục hồi sức khỏe, làm đẹp cho
con người. những nguồn suối khoáng nóng thường được xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng
kết hợp chăm sóc sức khỏe phục vụ khách du lịch.
+ Tài nguyên sinh vật: Bao gồm thế giới động vật và thực vật, là yếu tố quan trọng đặc biệt của tự
nhiên, được khai thác cho các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu tính đa dạng sinh học,
du lịch thám hiểm rừng, tham quan vườn quốc gia… Những loại hình du lịch y thường được
phát triển ở những nơi có hệ sinh thái đa dạng; có các loài động thực vật điển hình, đặc hữu… Đây
chính là những yếu tố tạo nên sức hút đối với khách du lịch.
* Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hóa chủ yếu bao gồm hệ thống các di tích lịch sử văn hóa; các lễ hội, làng
nghề truyền thống; các giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc; ẩm thực; các thành tựu về kinh tế – văn
hóa xã hội…
Xu hướng hiện nay, khách du lịch khi đến một quốc gia, một địa phương đều chung mục đích
khám phá, nghiên cứu, trải nghiệm các giá trị văn hóa ở điểm đến du lịch. Mỗi dân tộc, mỗi quốc
gia, mỗi địa phương đều những giá trị văn a đặc sắc khác nhau. Do vậy, tài nguyên du lịch
văn hóa một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch, là nhân tố tạo
nên sự khác biệt, sự hấp dẫn riêng cho mỗi điểm đến du lịch.
+ Hệ thống các di tích văn hóa lịch sử cách mạng: Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa ảnh
hưởng lớn nhất đến các hoạt động du lịch nói chung du lịch bền vững nói riêng của mỗi quốc
gia, mỗi địa phương là hệ thống các di tích văn hóa lịch sử – cách mạng. Ở Việt Nam, hệ thống di
lOMoARcPSD|42676072
tích này được phân theo các cấp sau: Các di sản văn hóa thế giới (vật thể và phi vật thể); các di tích
cấp quốc gia đặc biệt, các di tích cấp quốc gia, các di tích cấp tỉnh, các di tích chưa xếp hạng. Các
di sản văn hóa thế giới và các di tích cấp quốc gia đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hóa có giá trị
bậc nhất của nước ta, nó phản ánh tiến trình phát triển của lịch sử, trình độ phát triển của mỗi vùng
miền qua các thời kỳ. Vì vậy, có giá trị vô cùng to lớn trong các hoạt động du lịch văn hóa.
+ Lễ hội: Là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc, phản ánh đời sống tâm linh của
người dân địa phương. Lễ hội đã tạo nên những bức tranh muôn màu vphong tục, tập quán của
các dân tộc.
Từ xa xưa tới nay, lễ hội luôn thu hút được sự tham gia của nhiều người đã trở thành món ăn
tinh thần không thể thiếu của đại bộ phận dân cư trong nước cũng như trên thế giới. Lễ hội là nơi
con người thể quay vvới nguồn gốc khai của mình, hướng về với tổ tiên, nguồn cội;
cũng đã trở thành một loại sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, có khả năng hấp dẫn khách du lịch
rất cao. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi điểm đến du lịch đều những lễ hội rất riêng mang
linh hồn của dân tộc. thế trong giai đoạn hội nhập hiện nay việc duy trì, bảo tồn, tránh thương
mại hóa các lễ hội là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu.
+ Làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống làng nghề cổ truyền được hình thành từ
lâu đời, tồn tại và phát triển tới ngày nay. Như vậy, để cấu thành nên làng nghề cần có hai yếu tố:
làng và nghề, trong đó nghề trong làng đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp thành ngành kinh doanh
độc lập. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, giao thoa và phát triển các giá trị
văn hóa, văn minh lâu đời của mỗin tộc; được các nghệ nhân dân gian sáng tạo ra và truyền từ
đời này sang đời khác.
Đến tham quan trải nghiệm các làng nghề truyền thống, khách du lịch không chỉ để tìm hiểu, thưởng
thức các giá trị nghệ thuật nó còn dịp để du khách có thể trải nghiệm, hưởng thụ những giá
trị văn hóa đặc sắc của mỗi làng nghề. Do đó việc bảo tồn, phát huy các làng nghề thủ công truyền
thống có giá trị rất lớn với hoạt động du lịch.
+ Các giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc: Mỗi dân tộc đều đặc điểm về thuần phong mtục,
phong cách sống, đặc điểm về văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái
riêng… vậy, trong chuyến đi của mình, mỗi khách du lịch đều mong muốn được gặp gỡ, đối
thoại, giao lưu với người dân địa phương để có những hiểu biết khác nhau về văn hóa của các dân
tộc khác trên thế giới và tìm ra nét riêng ca dân tộc mình
Khó khăn môi trường du lịch
Đối với bất k ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều
này càng quan trọng hơn đối với sự phát triển của ngành du lịch, nơi môi trường được xem là
yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. những nơi môi trường tự
nhiên bị suy thoái và ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, do vậy khó có thể thu hút
khách du lịch ngành du lịch ở đây cũng khó phát triển. Đối với môi trường văn hóa hội nếu
bị ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều khía cạnh do các hoạt động du lịch gây ra như: làm thay đổi các
hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi
truyền thống và các tổ chức cộng đồng; thương mại hóa các hoạt động văn hóa truyền thống, làm
mất sự lễ nghi đối với các nghi thức tôn giáo, làm nh hưởng đến bầu không khí thiêng liêng truyền
thống trong các lễ hội… thì cũng sẽ không có sức hấp dẫn với khách du lịch và ngành du lịch cũng
không thể phát triển. Từ những vấn đề trên cho thấy, môi trường (cả tự nhiên xã hội) một
trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững.
Thực trạng môi trường du lịch tự nhiên hiện nay một số điểm đến du lịch ở Việt Nam bắt đầu đã
bị ảnh hưởng suy giảm do các hoạt động kinh tế du lịch y ra (khai thác khoáng sản, lâm
lOMoARcPSD|42676072
sản; xây dựng thủy điện; san lấp trong xây dựng; kthải, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,
chất thải từ hoạt động du lịch…). Bên cạnh đó, môi trườngn hóa xã hội cũng đang bị ảnh hưởng
tiêu cực trên nhiều khía cạnh ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch…
Chính vậy, để giảm thiểu sự suy thoái ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của du lịch cần có những giải pháp đồng bộ từ trung ương đến địa phương như: Quản lý khai
thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường; Tuyên truyền, giáo dục đến cộng
đồng, đến các doanh nghiệp khách du lịch về bảo vệ tài ngun, môi trường du lịch; Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại các sở dịch
vụ du lịch; chế tài xử phạt mọi hành vi vi phạm đối với những hành động phá hoại tài nguyên
và môi trường…
Khó khăn ảnh hưởng đến phát triển về hộYếu tố cộng đồng n địa phương Là một
ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành và xã hội hóa cao, hoạt động phát triển du lịch cần phải
gắn liền với sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương nơi có tài nguyên du lịch. Do vậy, vai
trò của cộng đồng trong hoạt động du lịch rất quan trọng, luôn đảm bảo cho sự tăng trưởng
phát triển du lịch bền vững về mặt văn hóa xã hội, mặt khác tạo công ăn việc làm cho cộng đồng,
góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát
triển Nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho
riêng cộng đồng mà còn cho sự phát triển bền vững chung của du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch
nông nghiệp, nông thôn. Khi cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, được coi là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện các kế hoạch và chiến lược du lịch, đặc biệt loại hình
du lịch nông thôn.
Thực tế cho thấy, cộng đồng dân cư địa phương chủ động tham gia, phối hợp với hoạt động du lịch
tại địa phương đảm bảo thu được những kết quả tốt nhất. dân địa phương người hiểu
bản thân cộng đồng, những giá trị về tài nguyên lời cam kết tin cậy nhất về chất lượng dịch
vụ… dành cho khách du lịch.
Hơn thế nữa, có thể thấy sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch góp phần
vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản tại địa phương, tăng sự gắn kết, đoàn kết giữa cộng
đồng, làmi lòng, thỏa mãn những nhu cầu của du khách, phân phối công bằng chi phí và lợi ích,
thỏa mãn nhu cầu của địa phương…
Khó khăn nguồn nhân lực du lịch
Du lịch ngành kinh tế dịch vụ. Chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch phụ thuộc vào chất lượng
của người lao động (thái độ phục vụ, khả năng giao tiếp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ…). Ngành
du lịch muốn phát triển bền vững cần phải có các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, có khả năng
cạnh tranh, có khả năng kích thích chi tiêu của khách du lịch. Để có được các sản phẩm và dịch vụ
chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, vào khả năng, vào trình độ của nguồn nhân lực
du lịch. Do đó, nguồn nhân lực du lịch yếu tố ảnh hưởng tương hỗ đến phát triển du lịch bền
vững. Du lịch phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm cho hội (bao gồm cả nguồn nhân lực du lịch
trực tiếp và lao động gián tiếp ngoài xã hội), ngược lại số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực
du lịch lại ảnh hưởng ngược lại cho du lịch phát triển bền vững. Nguồn nhân lực du lịch thể
phân thành 3 nhóm sau:
Nhóm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch
Nhóm thực hiện chức năng sự nghiệp ngành du lịch
Nhóm thực hiện chức năng kinh doanh du lịch
lOMoARcPSD|42676072
Mỗi nhóm đều có vị trí, vai trò, đặc trưng riêng. Trong đó, nhóm thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về du lịch vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển ngành
du lịch và quản lý ngành du lịch. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch bền vững.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương được chú trọng
cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch.
Khó khăn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Bầu không khí chính trị hòa bình, hữu nghị đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế,
khoa học, kthuật, văn hóa và chính trị giữa các dân tộc trên thế giới. Trong phạm vi các mối quan
hệ kinh tế quốc tế, sự trao đổi du lịch quốc tế cũng ngày càng được phát triển mở rộng. Ngành du
lịch chỉ có thể phát triển được dưới bầu không khí hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc;
đó điều kiện để đảm bảo an toàn nh mạng tài sản cho khách du lịch, yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến phát triển du lịch. Ở đâu có chiến tranh, có khủng bố, có xung đột trang, có xung
đột sắc tộc (thậm chí là cấm vận)…, thì ở đó du lịch sẽ không thể phát triển. Trong những thập kỷ
gần đây, Việt Nam là đất nước có nền chính trị hòa bình ổn định, đang là đối tác tin cậy và là điểm
đến du lịch an toàn, thân thiện. Đây yếu tố rất quan trọng, đã và đang ảnh hưởng lớn đến phát
triển du lịch bền vững ở nước ta.
Để du lịch không ngừng phát triển, phát triển bền vững và từng bước trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng an ninh với các hoạt động du lịch
cũng như các ngành kinh tế khác ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc
phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan.
Khó khăn về chính sách phát triển du lịch
thể nói chính sách phát triển du lịch chìa khóa dẫn đến thành công hay thất bại trong việc
phát triển du lịch. Nói cách khác, chính sách yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển du lịch
bền vững. Đường lối chính sách đúng đắn, thích hợp luôn là điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển,
mang lại hiệu quả cao bền vững. chế chính sách phát triển du lịch ảnh hưởng đến tất cả
các hoạt động du lịch từ khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch đến đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư,
quy hoạch du lịch, các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch…
Các quốc gia (các địa phương) chính sách cởi mở, thông thoáng (miễn thị thực, đơn giản hóa
thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan…); chế đặc thù (cơ chế thu hút đầu tư, chế ưu đãi về
thuế…) hấp dẫn trong phát triển du lịch sẽ kích thích các nhà đầu tư, thu hút khách du lịch, tạo điều
kiện cho ngành du lịch phát triển; còn nếu ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch.
Đường lối đối ngoại, chính sách phát triển kinh tế hội của một quốc gia, trong đó chính
sách phát triển du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Các chính
sách về thủ tục xuất nhập cảnh du lịch, đi lại, lưu trú, tham quan, mua sắm thuận tiện, không phiền
hà là yếu tố hấp dẫn, ảnh hưởng đến “cầu du lịch”. Nhiều nước coi việc cải tiến thủ tục xuất nhập
cảnh thủ tục hải quan, chính sách thuế (liên quan trực tiếp đến du lịch là chế hoàn thuế giá
trị gia tăng cho khách du lịch mua hàng mang ra khỏi đất nước chính sách thuế thu nhập)
khâu đột phát để phát triển du lịch.
Các chính sách ảnh hưởng đến “Cung du lịch” bao gồm: Chính sách đầu tư, Chính sách đào tạo
phát triển nguồn nhân lực du lịch; Chính sách phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Chính sách
hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; Chính sách về vốn;
Chính sách thị trường; Chính sách nghiên cứu khoa học, công nghệ du lịch và môi trường và
Chính sách cải cách hành chính
lOMoARcPSD|42676072
Câu 12: Trình bày những nội dung chính trong quy trình quản trị điểm đến du lịch
thuộc cấp độ quản lý nhà nước.
QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH thuộc cấp độ quản lý nhà nước
2.2.1. Tổ chức hoạt động khai thác, phát huy giá trị điểm đến
2.2.1.1. Tổ chức các bộ phận khai thác, kinh doanh dịch vụ du lịch
Nhìn chung, các bộ phận khai thác, kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch sẽ bao gồm
các bộ phận chính yếu sau đây:
- Bộ phận an ninh bảo vệ: kiểm soát người ra vào, tham quan, hướngdẫn khái quát, sơ bộ cho
du khách khi họ có nhu cầu. Kiểm tra, rà soát, phát hiện, bảo đảm trật tự phòng chống tai nạn, xử
lý các sự cố cháy nổ, mất an ninh, an toàn... trong không gian điểm đến. Trông coi, bảo quản, giữ
gìn tài sản, phương tiện cho du khách; ngăn chặn và phòng chống trộm cắp... đảm bảo cho điểm
đến hoạt động an toàn, hiệu quả; giúp cho du khách yên tâm khi đến tham quan du lịch.
- Bộ phận tổ chức dịch vụ phục vụ khách du lịch: Tùy theo từng điểm đến, theo qui mô và tínhchất
của điểm đến thể hoặc không các dịch vụ vận chuyển nội vùng điểm đến; dịch vụ lưu
trú, nghỉ dưỡng trong không gian điểm đến; các dịch vụ ẩm thực, chăm sóc sức khỏe và các dịch
vụ bổ sung khác. Các bộ phận bổ trợ khác
Tổ chức bộ máy vận hành điểm đến du lịch
- Bộ phận hành chính, quản trị tổng hợp -
Bộ phận nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày...
- Bộ phần bảo tồn, tu bổ, tôn tạo
- Bộ phận phát triển dịch vụ du lịch
- Bộ phận thông tin - truyền thông, đối ngoại - hợp tác...- Bộ phận đảm bảo an ninh, an toàn - Các
bộ phận khác...
2.2.1.2. Xúc tiến đầu sở hạ tầng du lịch trong không gian điểm đến 2.2.1.3. Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong các khâu công việc
2.2.1.4. Phát triển hệ thống dịch vụ thích hợp phục vụ khách du lịch trong khuôn
khổ điểm đến
2.2.1.5. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng điểm đến
2.2.1.6. Đẩy mạnh marketing, truyền thông điểm đến
2.2.1.7. Đẩy mạnh marketing, truyền thông điểm đến
2.2.1.8. Liên kết, phối hợp với các cá nhân, tổ chức có liên quan để đầu tư, khai
thác điểm đến
2.2.1.9. Quản trị tài chính, doanh thu điểm đến
2.2.2. QUẢN LÝ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG KINH
DOANH ĐIỂM ĐẾN
2.2.2.1. Xác định vai trò cộng đồng trong kinh doanh điểm đến du lịch
2.2.2.2. Những lĩnh vực cộng đồng có thể tham gia khai thác, phát huy giá trị điểm
đến
- Dịch vụ giao thông vận chuyển du khách trong không gian điểm đến nộivùng phụ cận
điểm đến.
- Dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng trong các bungalow, homestay; các mini hotelhay các khách
sạn ven đường, ven điểm đến du lịch (motel). Tổ chức các khách sạn, nhà nghỉ với các chuẩn khác
nhau trong địa bàn điểm đến; khu vực camping lửa trại trong đêm trong không gian điểm đến...
lOMoARcPSD|42676072
- Dịch vụ ẩm thực với các nhà hàng, quán ăn, quán giải khát với các qui mô và mức độ khác
nhauphục vụ các nhu cầu đa dạng của thực khách.
- Dịch vụ cung ứng các nh thức diễn xướng dân gian truyền thống; tham gia các trò chơi
dângian truyền thống của địa phương, dân tộc trong khu vực điểm đến du lịch.
- ịch vụ chăm sóc sức khỏe du khách: foot massage, tắm thuốc, mua bán các loại dược liệu
quícủa địa phương, cung cấp các bài thuốc trị liệu truyền thống mang đặc trưng, bí quyết dân tộc,
vùng miền.
- Dịch vụ mua sắm các hàng hóa tiêu dùng, các loại sản vật địa phương, các đồ ăn thức uống,
đồlưu niệm, các hàng hóa văn hóa đặc trưng điểm đến...
2.2.2.3. Nội dung quản lý sự tham gia của cộng đồng trong kinh doanh điểm đến
- Thứ nhất, Quản lý việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách phát triển du lịch của
địaphương; các nội qui, qui chế, qui định của chính quyền địa phương; của các cơ quan chức năng
có trách nhiệm trong công tác quản lý/quản trị điểm đến du lịch.
- Thứ hai, Quản lý việc xúc tiến đầu tư, xây dựng, phát triển và khai thác các cơ sở vật chất
kỹthuật, hạ tầng du lịch trong không gian điểm đến và không gian phụ cận, nội vùng điểm đến du
lịch.
- Thứ ba, Quản lý việc phát triển hệ thống dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu đa dạng của đội
ngũdu khách trên sở chấp hành đúng các qui định của chính quyền địa phương, quan quản
lý điểm đến du lịch. Hướng tới đa dạng hóa dịch vụ, tối đa hóa tiện ích - lợi ích của khách hàng và
các nhân tổ chức tham gia kinh doanh, phát triển dịch vụ trong không gian điểm đến và ng
phụ cận điểm đến.
- Thứ tư, Quản lý việc tổ chức tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực du lịch tham gia các
hoạtđộng dịch vụ trong không gian điểm đến. Hỗ trợ việc đào tạo bổ sung, nâng cao kiến thức k
năng chuyên môn hoạt động cho các nhân tchức tham gia hoạt động dịch vụ trong không
gian điểm đến.
- Thứ năm, Quản lý việc thu chi tài chính thông qua các công cụ thuế, phí và các qui định về
thuchi tài chính theo qui định hiện hành. Đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận, đem lại lợi ích, thu nhập
chính đáng được tăng lên không ngừng cho người lao động trong các bộ phận. Tạo động lực cho
quá trình cống hiến, hưởng thụ của các nhân tổ chức liên quan hoạt động theo đúng các
qui định của pháp luật và hệ thống các văn bản pháp lý có liên quan.
- Thứ sáu, Quản lý việc bảo vệ môi trường du lịch trong không gian điểm đến du lịch; bao
gồmmôi trường sinh thái tự nhiên môi trường sinh thái nhân văn; từ đó kiến tạo, củng cố, giữ
vững phát huy, nâng cao các giá trị cốt lõi của điểm đến; trở thành tiền đề, nền tảng cho phát
triển du lịch bền vững trong không gian điểm đến.
2.2.3. Xây dựng thương hiệu điểm đến
2.2.3.1. Định vị thương hiệu điểm đến
* Nghiên cứu, xác định, đánh giá giá trị cốt lõi của điểm đến du lịch * Phát triển dịch vụ cốt lõi,xây
dựng sản phẩm cốt lõi của điểm đến * Phát triển thị trường cốt lõi
2.2.3.2. Nhận diện thương hiệu điểm đến
* y dựng logo biểu trưng, Slogan hành động, xác định chỉ dẫn địa lý điểm đến* Đăng ký sở hữu
thương hiệu điểm đến du lịch.
2.2.3.3. Truyền thông, phát triển thương hiệu điểm đến
* Công bố nhận diện thương hiệu điểm đến * Truyền thông thương hiệu điểm đến
lOMoARcPSD|42676072
* Phát triển
Câu 13: Nêu những nội dung công việc trong quá trình quản lý sự tham gia của cộng
đồng trong kinh doanh điểm đến du lịch.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc ra quyết định, thực hiện chia sẻ lợi
ích từ du lịch được xem là một yếu tố then chốt để phát triển du lịch bền vững tại điểm đến du lịch
đó. Bên cạnh các đặc điểm nhân khẩu học, quyết định tham gia của người dân vào du lịch tại điểm
đến chịu sự chi phối của 6 nhân tố theo mức độ giảm dần là: hiểu biết về du lịch địa phương, thái
độ tích cực tham gia, năng lực phục vụ du lịch, khả năng ra quyết định, sự tin tưởng các bên liên
quan và năng lực tiếp cận du khách của người dân. Điều y cho thấy việc tăng cường sự tham gia
của cộng đồng địa phương quản lý sự tham gia này trong kinh doanh điểm đến du lịch hết sức
quan trọng và cần có những chính sách phù hợp.
Căn cứ tại Điều 6 Luật Du lịch 2017 quy định sự tham gia của cộng đồng dân cư trong
phát triển du lịch như sau:
- Cộng đồng dân quyền tham gia hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du
lịch; cótrách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
- Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu phát triển du lịch, khôi phục và phát
huycác loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng
hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của
người dân địa phương.
Theo đó, ngoài việc được quyền tham gia thụ ởng những lợi ích hợp pháp từ hoạt
động du lịch mang lại, cộng đồng dân sẽ một số vai trò trong việc phát triển du lịch như
sau:
- Bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương- Giữ gìn an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
Nội dung công việc trong quá trình quản lí sự tham gia của cộng đồng trong kinh
doanh điểm đến du lịch:
+ Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch tại điểm đến du
lịch đó.
+ Lập quy hoạch về du lịch cho điểm đến du lịch đó kế hoạch cụ thvề quyền lợi
cũng như trách nhiệm của cộng đồng dân cư tại địa phương đó.
+ Tổ chức cho người dân các hoạt động về du lịch góp phần xúc tiến du lịch, xây dựng
thương hiệu du lịch cho địa phương.
+ Đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, tạo điều kiện tốt nhất để các
hộ dân, doanh nghiệp phát triển hệ thống dịch vụ du lịch xung quanh điểm đến du lịch.
+ Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý phát triển du lịch tại điểm
đến du lịch đó.
+ Thường xuyên kiểm tra để có thể sửa chữa những sai sót, phát huy các điểm tích cực của
cộng đồng dân cư trong quá trình kinh doanh tại điểm đến du lịch.
+ Giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, tinh hoa của cộng đồng dân cư ở địa
phương đó trong kinh doanh điểm đến du lịch. Loại bỏ các tập tục không tốt gây ảnh hưởng tới sự
phát triển du lịch của điểm đến đó.
+ Chỉ đạo, đôn đốc sát sao việc bảo vệ mội trường, bảo vệ tài nguyên du lịch cũng như giữ
gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội tại điểm đến đó
lOMoARcPSD|42676072
Bên cạnh đó, nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh
tại điểm đến du lịch như:
+ Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao.
+ Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch cho điểm đến đó.
+ Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt chú trọng vào nguồn nhân lực
du lịch tại địa phương.
+ Đầu phát triển sản phẩm du lịch mới tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự
tham gia của cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp.
+ Đầu hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, quy tương xứng với tiềm năng
của điểm đến du lịch đó; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.
Câu 14: Phân tích, đánh giá những nội dung công việc cần triển khai trong quá trình
triển khai việc xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch.
Xây dựng thương hiệu luôn bài toán hao tốn nhiều thời gian, nỗ lực rất tốn kém, tất
nhiên không phải là một điều gì đó nhỏ bé và dễ dàng để mọi doanh nghiệp du lịch đều có thể tạo
dựng.
Khái niệm
Xây dựng thương hiệu điểm đến trong tiếng Anh được gọi là Destination Branding hay Place
Branding, Location Branding. Xây dựng thương hiệu điểm đến là một quá trình xây dựng và nhận
dạng tính khác biệt, độc đáo và đặc trưng của một điểm đến du lịch.
Tạo dựng thương hiệu là sự phối kết hợp tất cả sản phẩm và dịch vụ của các ngành khác nhau
như nông nghiệp, du lịch, thể thao, nghệ thuật, đầu công nghệ, giáo dục,... liên quan tới điểm
đến du lịch
Xây dựng thương hiệu điểm đến là quá trình quản lí trong ngành du lịch đóng vai trò gắn kết
chặt chdựa trên hiểu biết với hệ thống đánh giá cảm nhận của khách hàng, đồng thời phương
tiện định hướng hành vi của các nhà quản kinh doanh du lịch tiếp thị điểm đến như một sản
phẩm du lịch thống nhất.
Nói cách khác, thương hiệu như một nguồn lực quan hệ với cả khách du lịch và với các doanh
nghiệp trong nước và các tổ chức du lịch khác.
Các cấp độ của thương hiệu điểm đến
Trước đây, người ta thường nói đến thương hiệu của doanh nghiệp và nhãn hiệu của hàng hóa
dịch vụ, nhưng trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới người ta thường nói đến bốn
cấp độ của thương hiệu, đó là:
- Cấp độ quốc gia
Trên phạm vi thị trường du lịch thế giới, các quốc gia luôn luôn xây dựng thương hiệu du lịch
quốc gia của mình như một điểm đến hấp dẫn thu hút khách từ mọi nơi trên trái đất.
- Cấp độ địa phương
Mỗi địa phươngmột lợi thế riêng trong sự phát triển du lịch và mỗi địa phương cũng là một
điểm đến du lịch. thế, ngoài thương hiệu quốc gia, mỗi địa phương xây dựng cho mình một
thương hiệu riêng không chỉ trong lĩnh vực hàng hóa mà cả trong lĩnh vực du lịch.
- Cấp độ doanh nghiệp hoặc tập đoàn
Các doanh nghiệp du lịch cũng như các tập đoàn xây dựng những thương hiệu riêng của mình
với mục tiêu nâng cao nhận thức của khách về các dịch vụ du lịch của mình.
- Cấp độ sản phẩm dịch vụ và hàng hóa
lOMoARcPSD|42676072
Mỗi doanh nghiệp du lịch những sản phẩm dịch vụ hàng a khác nhau. Các doanh
nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho từng dịch vụ và hàng hóa nhằm thu hút khách.
Thương hiệu của từng dịch vụ và hàng hóasự khác biệt với các doanh nghiệp du lịch khác
để cạnh tranh trên thị trường.
Những nội dung công việc cần triển khia trong quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến
du lịch
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình cũng như
hình với mục đích để khác biệt hsản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp điểm du lịch tính
hấp dẫn, sức thu hút, tạo nên cảm xúc mạnh mẽ sự ghi nhớ sâu sắc trong tâm trí của khách
hàng.
Xây dựng thương hiệu nói chung có thể được thực hiện theo 5 bước cơ bản sau[8]:
Bước 1. Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu
Đây là một bước quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu, nếu y dựng sai
nền móng sẽ khó sửa chữa hoặc điều chỉnh trong giai đoạn sau. Các yếu tố cơ bản để y dựng nền
móng của thương hiệu bao gồm:
+ Các nhận biết cơ bản của thương hiệu( Brand Attribues).
Đó logo, mầu sắc,đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu này khác biệt với thương
hiệu khác.
+ Các lợi ích thương hiệu( Brand Benefits)
Đó những lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đem lại cho người tiêu
dùng. dụ, hiện nay thương hiệu của một số các khách sạn, khu du lịch sử dụng mầu xanh tự
nhiên đem lại cho người tiêu dùng một cảm giác mát mẻ, không gian yên tĩnh, khí hậu trong lành,
môi trường xanh-sạch- đeph. Đó những lợi ích cẩm tính cảm giác của người tiêu dùng khi
nhìn nhận thương hiệu.
+ Niềm tin thương hiệu(Brand Beliefs)
Thương hiệu phải chứng tỏ được một niềm tin sẽ mang lại lợi ích thực sự cho người
tiêu dùng. dụ: Du lịch Malayxia xây dựng thương hiệu điểm đến là” Malayxia thực sự châu
Á”, đã tạo cho khách du lịch tiềm năng niềm tin là đến Malayxia sẽ tìm được những nét đặc trưng
của châu Á.
+ Tính cách của thương hiệu( Brand personlization)
Khi xây dựng thương hiệu, ta tưởng tượng thương hiệu y như một con người
những tính cách riêng biệt. Mạnh mẽ hay hiền dịu, chân thật hay giả dối, khoe khoang hay giản
dị…v.v. Điều này tạo nên những cảm nhận của người tiêu dùng khi họ nhìn thấy thương hiệu.
+ Tính chất thương hiệu(Brand Essence)
Thương hiệu phải tóm tắt các yếu tố tạo nên sự khác biệt tính đặc trưng của
thường được thông qua việc sử dụng các câu slogan của thương hiệu. Ví dụ:” Bắt đầu từ năm 2005,
Tổng cục Du lịch Việt Nam mới cho ra đời khẩu hiệu” Việt Nam, vẻ đẹp tiềm ẩn”, nhưng chưa
phải thông điệp rõ ràng, chưa truyền được tính chất của Việt Nam. Trong khi Việt Nam còn tiềm
ẩn thì nhiều nước đã lộ diện như Singapore với “Độc đáo Singapore”, Ấn Độ với”Ấn Độ trỗi dậy”.
Hơn nữa khẩu hiệu phải giá trị sử dụng dài khoảng ba năm. Phải làm sao cho du khách bị hút
bởi khẩu hiệu thể hiện sức rõ sức năng động, trẻ trung của Việt Nam”.
Bước 2. Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là một thông điệp cốt lõi sẽ truyền tải trong mỗi một phương tiện
truyền thông. Một bản tuyên bố rõ ràng mong muốn của doanh nghiệp đạt được trong tâm trí của
lOMoARcPSD|42676072
khách hàng. Để đạt được mục tiêu này định vị thương hiệu phải trả lời được 7 câu hỏi cơ bản sau:
· Bạn là ai?
· Công việc kinh doanh của bạn là gì?
· Cho ai?( Ai là người bạn đáp ứng)
· Điều gì cần thiết trong thị trường mà bạn đáp ứng?
· Bạn cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh của mình như thế nào?
· Sự khác biệt của bạn nằm ở đâu?
· Đâu là lợi ích độc đáo trong sản phẩm hay dịch vụ của bạn?
Vấn đề định vị thương hiệu cho hoạt động du lịch rất quan trọng không chỉ ở tầm quốc
gia, địa phương(điểm đến du lịch) cả tầm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.
dụ: Đối với một khách sạn, người ta cần định vị thị trường khách là đối tượng nào? Nhu cầu, sở
thích, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng thì mới định vị được thương hiệu của khách
sạn. Điều này hoàn toàn đúng với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và các doanh nghiệp kinh
doanh các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
Bước 3. Xây dựng chiến lược thương hiệu
Sau khi đã định vị được thương hiệu, cần phải xây dựng chiến lược thương hiệu trong một
thời gian dài( khoảng 3 năm) bao gồm:
· Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm
· Ngân sách giành cho việc tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến thương hiệu hàng năm
· Kế hoạch tung sản phẩm mới cho từng năm
Bước 4. Xây dựng chiến dịch tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến
· Sau khi chiến lược được phê duyệt, cần phải xây dựng kế hoạch ngân sách cho việc tuyên
truyền, quảng cáo và xúc tiến cho từng năm.
· Kế hoạch ngân sách của hàng năm cần chi tiết hoá cho từng tháng gồm mỗi tháng ngân
sách bao nhiêu? Tuyên truyền, quảng cáo xúc tiến bằng những thông điệp nào trên các
phương tiện truyền thông cũng như các phương tiện quảng cáo, xúc tiến nào?
Buớc 5. Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến.
Sau mỗi giai đoạn tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến cần có sự đo lường hiệu quả của
mỗi giai đoạn để có sự hiệu chỉnh kịp thời sao cho hiệu quả hơn. Những thông tin có bản cần phải
được thu thập bao gồm:
· Có bao nhiêu % người biết đến thương hiệu?
· Họ nhớ những yếu tố nào của thương hiệu đó?
· Họ có những đánh giá, nhận xét gì về thương hiệu đó?
· Có bao nhiêu % người dùng thử thương hiệu đó?
· Có bao nhiêu % người tiếp tục dùng sau lần dùng thử?
· Có bao nhiêu % người giới thiệu cho người khác về thương hiệu này?
Để có những thông tin cơ bản này cần phải tiến hành điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn
trực tiếp hoặc bằng phiếu điều tra.
Vấn đề thương hiệu và điểm đến du lịch là những vấn đề lớn, phức tạp cần được nghiên cứu kỹỡng
thường xuyên cập nhật, thay đổi theo xu thế của thị trường du lịch khu vực thế giới. Thị
trường du lịch phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của con người, nhu cầu y chưa phải thiết yếu
trong uộc sống bị tác động do nhiều yếu tố. vậy, những vấn đề về thương hiệu điểm
đến du lịch nêu trên chỉ là tương đối, gợi mở cho những công trình nghiên cứu tiếp theo
lOMoARcPSD|42676072
Câu 15. Trình bày những nội dung trong công việc phân tích, đánh giá điểm đến du lịch
Phân tích:
a) Nhóm tiêu chỉ vể tài nguyên du lịch gổm cắc tiêu chi dánh giá cụ thê sau:
+ Sự đa dạng và độc dáo của tài nguyên
+ Sírc chứa của điên tài nguyên
+ Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên
b)Nhóm tiêu chí về sản phẩm và dịch vụ gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể sau:
+ Cung cấp thông tin cho khách hang
+ Chi dần thông tin rong toàn bộ điêm du lịch
+ Thuyết minh
+Quây thông tin du lịch
+ Hệ thống cơ sở vật chat kỹ thuật phục vụ lưu trú của khách du lịch
+ Dịch vụ cung cấp cho khách trong các khu lưu trủ
+ Hệ thổng nhà hảng phục vụ khách du lịch
+ Dịch vụ ăn uông
+ Dịch vụ tham quan, nghi dưỡng, khám phả, m hiêu các giá trị về nhiên,
n hóa
+ Dịch vụ tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo
+ Dịch vụ mua sắm
c) Nhóm tiêu chí về qun ý điểm dến gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể sau:
+Quản lỷ chung
+ Môi trường tự nhiên và vệ sinh chung
+ Xửlý rác thải
+ Hệ thống nhà vệ sinh công cộng
+ Môi trường xã hội
+ Tò chức lực lượng an ninh, trật tự
+ Phuơng án đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch
+Cơ só vật chất kỹ thuật đảm bào an ninh, an toàn cho khách du lịch
d) Nhóm tiêu chí vê cơ sở hạ tầng gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể sau:
+ Hệ thống dường giao thông
+ Biễn báo chỉ dẫn tiếp cận khu du lịch băng đường bộ, đuờng thùy
+ Đường giao thông nội bộ +
Hệ thông điện
+ Hệ thổng cấp, thoát nước
e)Nhóm tiêu chí về sự tham gia của cộng đống địa plwơng
+ Tỷ lệ lao động là nguời địa phuơng trong diểm du lịch f)
Nhóm iiêu chí về sự hài lòng của khách
+ Sy hải lòng của khách du lịch thông qua phiếu điều tra
Quy trinh đánh giá diểm đến
- Bước l: Thành lập Ban Tồ chức và thành lập các tiều ban Nội dung, Thukỷ, Hậu cần,...
- Bước 2: Lụa chọn điễm đến để đánh giả
- Bước 3: Thẳnh lập các nhóm chuyên gia gồm: Nhom chuyên gia đánh giảvà nhóm
chuyên gia diều tra
lOMoARcPSD|42676072
- Buớe 4: Các nhỏm chuyên gia đảnh gvà clha diển thực hiện chẩm čiểmtheo bảng điển:
tổ chức diều tra lấy ý kiến của khách du lịeh theo phiểu điều tra
- Buớc 5: Tiêu ban Thu ký tổng hợp điểm
- Buóc 6: Ban Tổ chức xếp loại diễm dến
Câu 16: Trình bày nội dung phân tích, đánh giá hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch.
Làm rõ các tiêu chí đánh giá dịch vụ ở điểm đến.
Hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch bao gồm nhiều loại dịch vụ khác nhau để đáp ứng nhu cầu
của du khách khi đi du lịch. Các dịch vụ này bao gồm:
1. Dịch vụ lưu trú: bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, homestay, resort, villa, căn hộ cho thuê, vv.
2. Dịch vụ ăn uống: bao gồm các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán bar, vv.
3. Dịch vụ vận chuyển: bao gồm các phương tiện di chuyển như xe bus, taxi, xe đạp, xe máy, xehơi,
tàu hỏa, máy bay, vv.
4. Dịch vụ hướng dẫn viên: bao gồm các hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn viên địa phương,hướng
dẫn viên tự do, vv.
5. Dịch vụ giải trí: bao gồm các hoạt động giải trí như đi bộ đường dài, leo núi, lặn biển, chèothuyền,
chơi golf, vv.
6. Dịch vụ mua sắm: bao gồm các cửa hàng bán lẻ, chợ đêm, chợ truyền thống, vv.
7. Dịch vụ y tế: bao gồm các bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, vv.
8. Dịch vụ tài chính: bao gồm các ngân hàng, trung tâm mua bán ngoại tệ, vv.
9. Dịch vụ thông tin du lịch: bao gồm các trung tâm thông tin du lịch, các trang web du lịch, cácứng
dụng di động, vv.
Tất cả các dịch vụ này đều được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của du khách khi đi du lịch và giúp
cho họ có một trải nghiệm du lịch tốt nhất.
Đánh giá:
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp hiện nay. Trong những năm gần đây, du lịch
ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, khi đời sống người dân dần được cải
thiện, nhu cầu đi du lịch cũng tăng lên, trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng
cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Du lịch chính chiếc cầu nối góp phần thúc đẩy
nền kinh tế, là bộ mặt của một đất nước. Để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo, hấp dẫn và thu hút
được khách du lịch là điều không hề đơn giản, bởi du lịch bao gồm một chuỗi các hệ thống dịch vụ
thiếu nó du lịch sẽ không tồn tại và phát triển được. Muốn phát triển du lịch một cách hiệu quả,
ta phải xem xét mối quan hệ giữa ngành Du lịch với các hệ thống dịch vụ, phụ trợ phối hợp nhịp
nhàng các ngành đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do vậy, có thể nói rằng, Du lịch một
ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng phức tạp. Du lịch là một ngành
định hướng tài nguyên rõ rệt nhưng chỉ có thể phát triển khi kinh tế - hội của con người đạt mức
nhất định. Tại nơi đến, sự tập trung của khách cùng với các tiện nghi và dịch vụ cần thiết sẽ gây ra
những ảnh hưởng và tác động nhiều chiều trong đó biểu hiện rõ nhất là những thay đổi trong hoạt
động kinh tế của địa phương.
Thứ nhất, khi nói đến du lịch là sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú và làm việc
thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất
định. Vì vậy, khâu hoạt động đầu tiên của ngành du lịch là vận chuyển đưa đón khách du lịch. Hoạt
động vận chuyển du lịch giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch, hệ thống giao
thông vận tải càng phát triển, chất lượng các phương tiện vận tải càng tốt, thì ngành du lịch càng
lOMoARcPSD|42676072
phát triển. Để phục vụ khách tốt nhất an toàn tuyệt đối, các phương tiện vận chuyển khách du
lịch phải đảm bảo các yêu cầu: tốc độ nhanh, an toàn tuyệt đối, tiện nghi phục vụ khách trên các
phương tiện đầy đủ sang trọng và hợp vệ sinh, nhân viên lái xe và phục vụ xe có chuyên môn cao,
khỏe mạnh, giao tiếp ứng xvới khách n hóa. Các nhà kinh tế du lịch đã khẳng định, để
phát triển du lịch tại một khu du lịch, một địa phương, một đất nước thì nơi đó phải ít nhất ba
trong năm loại phương tiện vận chuyển khách du lịch tới, đó là: đường bộ, đường sắt, đường hàng
không, đường biển và đường cáp.
Thứ hai, du lịch với dịch vụ lưu trú. Các sở u trú đáp ứng nhu cầu về trọ của con
người khi rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình. Căn cứ và nhu cầu và khả năng thanh toán của
con người nhiều loại hình sở lưu trú xuất hiện như: khách sạn các hạng loại, nhà khách, nhà
nghỉ, nhà trọ, khu du lịch, biệt thự, bungalows, bãi cắm trại..v.v. Tất ccác sở chung bản
chất kinh doanh dịch vụ lưu trú (cho thuê buồng để trọ ) được gọi ngành khách sạn, đối tượng
cho thuê là những người cần nơi ở trọ trong đó chỉ một phần là khách du lịch. Ngành Khách sạn có
tính độc lập tương đối với ngành Du lịch, muốn phát triển du lịch thì cần phải có ngành khách sạn,
nhưng ngược lại khi du lịch chưa phát triển, nhưng xã hội vẫn cần đến ngành khách sạn để phục
vụ nhu cầu trọ của con người. Các khách sạn được y dựng các thành phố, khu trung tâm
thương mại, các điểm du lịch khu du lịch. phục vụ đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch,
như: lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí với chất lượng cao. Ngày nay các nước nền du lịch
phát triển hệ thống khách sạn phát triển chiếm vị trí quan trọng trong ngành du lịch, doanh thu
từ khách sạn có thể chiếm tới 60-70% tổng doanh thu ngành Du lịch.
Thứ ba, du lịch với các dịch vụ ăn uống và giải trí. Ăn uống là nhu cầu thiết yếu và cơ bản
nhất của con người để tồn tại phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế, với đời sống nhân dân
tăng lên, nhu cầu về các dịch vụ phục vụ ăn, uống tăng nhanh nên các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn,
uống phát triển mạnh mẽ và đa dạng( nhà hàng, quán ăn nhanh, bar...) và trở thành một ngành kinh
doanh hiệu quả kinh tế cao trong nền kinh tế nói chung ngành Du lịch nói riêng. Ăn uống
không chỉ thỏa mãn nhu cầu sinh của con người tồn tại, còn thể hiện nền văn hóa mỗi dân
tộc, nên được gọi là “văn hóa ẩm thực”. Một trong những nhu cầu quan trọng của khách du lịch là
tìm hiểu và thưởng thức các món ăn đặc trưng của mỗi dân tộc, nền văn a dân tộc thông qua các
món ăn dân tộc. Do đời sống ngày một nâng cao và ngành du lịch phát triển, nhu cầu ăn uống tăng
lên rất nhanh. Từ đó các loại hình kinh doanh ăn uống hình thành phát triển song hành nhằm
đáp ứng, thu hút khách du lịch. Các loại hình kinh doanh ăn uống rất độc lập ở đường phố và ở tất
cả các khách sạn, kinh doanh ăn uống trên các phương tiện vận chuyển (trên máy bay, tàu hỏa, tàu
biển....); các cơ sở kinh doanh ăn sáng, ăn tiệc, ăn uống đặc sản, ăn uống phổ thông.... các loại hình
này vừa phục vụ nhu cầu của dân địa phương vừa phục vụ khách du lịch. n cạnh đó, hoạt
động giải trí cho con người trong xã hội nói chung và cho khách du lịch nói riêng ở các nước phát
triển đã trở thành ngành công nghiệp giải trí. Đối với hoạt động du lịch, một bộ phận cấu
thành quan trọng để phát triển du lịch, tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng bản sắc văn hóa dân
tộc, đặc biệt truyền thống văn hóa lịch sử, nghệ thuật, những phong tục tập quán, nền văn hóa
dân gian đặc sắc.
Thứ tư, Du lịch và các dịch vụ nghỉ dưỡng chữa bệnh. Mục đích của con người khi đi
du lịch nhằm phục hồi sức khỏe sau một khoảng thời gian lao động căng thẳng. những người
đi du lịch để chữa các bệnh của thời đại, như: stress, mỡ trong máu, áp huyết, tiểu đường..v.v. Các
sở kinh doanh du lịch dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có tổ chức các dịch vụ nghỉ dưỡngchữa
bệnh, như: Massge, spa, chữa bệnh bằng nước khoáng, chữa bệnh bằng ngâm bùn, chữa bệnh bằng
lOMoARcPSD|42676072
thuốc dân tộc, bằng chế độ ăn, uống... nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây một xu
hướng kinh doanh có rất nhiều triển vọng trong tương lai.
Ngoài ra, hành là thực hiện chuyến đi du lịch theo kế hoạch lộ trình chương trình đã
qui định trước. Nhu cầu các sản phẩm du lịch khách du lịch các nhà cung cấp các sản phẩm y
có khoảng cách về không gian, vì vy các nhà cung cấp các sản phẩm trực tiếp cho khách du lịch
thường thông qua tổ chức trung gian, đó các tổ chức lữ hành. Các tổ chức du lịch lữ hành
được gọi là các hãng lữ hành công ty lữ hành làm đầu mối trung gian để thiết lập mối quan hệ
giữa các nhà cung ứng các sản phẩm dịch vụ với khách du lịch. Các tổ chức du lịch lữ hành giữ vị
trí quan trọng để phát triển du lịch. Cùng với đó, ngoài các dịch vụ bản trên tham gia vào việc
hỗ trợ hoạt động du lịch thì khách du lịch ngày nay còn sử dụng rất nhiều các dịch vụ khác, như:
Ngân hàng, Bưu chính, Viễn thông, các dịch vụ số,... bởi nhu cầu và sự hiệu quả của các dịch vụ
trên là rất cao trong thời gian khách tham gia hoạt động du lịch.
Du lịch hoạt động kinh tế cần nhiều sự hỗ trợ liên ngành. Cũng có thể nói phát triển du
lịch sự kéo theo một số ngành dịch vụ khác phát triển. Mối quan hệ này tác động qua lại với
nhau, cùng đem lại lợi ích cho các ngành. Từ đó có thể kết luận: “Du lịch một ngành kinh tế dịch
vụ tổng hợp”. Mỗi quốc gia, mỗi vùng định hướng phát triển du lịch cần sự đầu tư, nghiên
cứu một cách tổng thcác ngành nhằm đón đầu cũng như nâng cao hiệu quả của các ngành dịch
vụ bởi các ngành này nằm trong chuỗi các dịch vụ tổng hợp đáp ứng nhu cầu của hoạt động du lịch.
Tiêu chí đánh giá điểm du lịch
1.Tài nguyên du lịch
Sự đa dạng và độc đáo của tài nguyên du lịch
Có các phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích đặc biệt, trong đó có công trình văn hóa, di
tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia đặc biệt hoặc di sản thế giới, thắng cảnh quốc gia, khu
bảo tồn/vườn quốc gia/khu dự trữ sinh quyển/di sản thiên nhiên thế giới; hoặc thể khai thác phát
triển nhiều hoạt động/sản phẩm du lịch
Sức chứa của điểm tài nguyên
Trên 150 người/ngày
Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên
Còn nguyên bản, được bảo vệ tốt, tạo cảnh đẹp
Còn giữ được truyền thống văn hóa, có biện pháp bảo vệ, tạo nét hấp dẫn riêng biệt
2. Sản phẩm và dịch vụ
Cung cấp thông tin cho khách hàng (qua điện thoại, mạng thông tin toàn cầu, ấn phẩm)
- Có dịch vụ cung cấp thông tin cho khách qua điện thoại 24/24
- dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng thông tin toàn cầu (website hoặc
mạng hội),website, mạng hội đăng tải hình ảnh động, video, hỗ trợ download ấn phẩm
điện tử của điểm du lịch, có mục Hỏi – Đáp, trả lời các câu hỏi thường gặp nhất của khách
du lịch, hỗ trợ vấn online, địa chỉ email liên hệ trực tuyến, đường dẫn tới các
website liên quan khác như: hãng lữ hành, hãng vận chuyển…
- Có ấn phẩm hướng dẫn thông tin phát cho khách thăm quan, ấn phẩm được
thiết kế côngphu, hình ảnh ấn tượng, độc đáo, kích cỡ phù hợp để mang theo, thông tin đầy
đủ, dễ đọc, sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường
- Thông tin trên ấn phẩm in, ấn phẩm điện tử, website hoặc mạng xã hội được
thể hiệnbằng ít nhất 02 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
lOMoARcPSD|42676072
Chỉ dẫn thông tin trong toàn bộ khu du lịch
- bảng nội quy chung của toàn điểm du lịch và bảng nội quy chi tiết tại các
khu chứcnăng.
- đồ chỉ dẫn chung của toàn điểm du lịch được đặt tại nhiều nơi trong
điểm du lịchđược thiết kế bằng tiếng Việt và ít nhất 1 ngoại ngữ
- Biển chỉ dẫn có sơ đồ thông tin định vị vị trí của du khách, được thiết kế với
nhiều hìnhảnh, ký hiệu thể hiện tính thông tin cao
Thuyết minh (trực tiếp hoặc qua băng ghi âm, qua hình ảnh, bảng thông …)
- Có bảng thông tin thuyết minh điện tử về các đối tượng tham quan hoặc có
thuyết minhviên chuyên trách phục vụ khách
- Thuyết minh viên có khả năng sử dụng ít nhất 02 ngoại ngữ để thuyết minh
cho khách
- Có dịch vụ thuyết minh tự động
- Có hỗ trợ khách khiếm thínhQuầy thông tin du lịch
- quầy thông tin trưng bày những ấn phẩm quảng cáo về điểm du lịch dành
cho kháchdu lịch, giá để ấn phẩm thông tin được thiết kế gọn nhẹ, thuận tiện cho việc lấy
ấn phẩm
- Có nhân viên chuyên trách trực cung cấp thông tin
- trang bị máy tính kết nối internet cho khách du lịch m kiếm thông tin
về điểm dulịch
- Có bố trí bàn ghế cho khách tìm hiểu thông tin về điểm du lịch
- Có từ 2 quầy thông tin trong điểm du lịch trở lên
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú của khách du lịch
Có khách sạn từ 3 sao - 5 sao trong bán kính 5 km Dịch vụ cung
cấp cho khách trong các khu lưu trú
- Dịch vụ đa dạng và có chính sách ưu đãi cho khách hàng
- Không giới hạn thời gian phục vụ
- Nhân viên có kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình
- Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng
- Công khai giá dịch vụ
Hệ thống nhà hàng phục vụ khách du lịch
Có nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
Dịch vụ ăn uống
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng các điều kiện sau:
- Thực đơn đa dạng và có chính sách ưu đãi cho khách hàng
- Thời gian phục vụ linh hoạt
- Nhân viên có trình độ, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình
- Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng
- Công khai giá dịch vụ
Dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, tìm hiểu các giá trị về tự nhiên, văn hóa
-Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách du lịch
lOMoARcPSD|42676072
- Nhân viên có kiến thức rộng, sâu về các đối tượng tham quan, khám phá tại
điểm dulịch, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình
- Chương trình tham quan phong phú, đa dạng và linh hoạt
- Có thông tin chính thống về các đối tượng tham quan
- Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng
- Công khai giá dịch vụ
Dịch vụ tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo
- Dịch vụ đa dạng và có chính sách ưu đãi cho khách hàng
- Thời gian phục vụ linh hoạt
- Nhân viên có trình độ, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình
- Trang thiết bị hiện đại, phong phú phù hợp tính chất của nhiều loại sự kiện
khác nhau
- Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng
- Công khai giá dịch vụDịch vụ mua sắm
- điểm mua sắm đồ lưu niệm đặc sản địa phương phục vụ khách du lịch,
sử dụngnguyên liệu và nhân lực của địa phương, có sản xuất tại chỗ phục vụ khách du lịch
+ Có đa dạng các dịch vụ phục vụ nhu cầu phong phú của khách (mua sắm, làm đẹp, tư vấn
thời trang, tư vấn sức khỏe, thuê thiết bị cá nhân,…)
+ Thời gian phục vụ linh hoạt
+ Nhân viên có trình độ, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình, có trách nhiệm
+ Công khai giá dịch vụ
+ Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng
3. Quản lý điểm đếnQuản lý chung
- Ban quản lý khu du lịch với tổ chức bộ y, chức năng, nhiệm vụ cụ thể,
rõ ràng
- Ban Quản lý điều hành, xử lý các vấn đề của Khu du lịch một cách suôn sẻ,
có tráchnhiệm, đảm bảo tăng trưởng đều hàng năm cho toàn điểm du lịch
- Xây dựng, ban hành kiểm soát thực hiện nội qui, qui tắc ứng xử đói với
các đổi tượngliên quan trong phạm vi điểm du lịch. Môi trường tự nhiên và vệ sinh chung
- Không khí trong lành, không bị ô nhiễm
- Nguồn nước mặt (hồ, ao, sông, suối, đài phun nước, khu vực biển ven bờ,…)
không bị ônhiễm
- Rác thải không bị vứt bừa bãi dọc đường giao thông, tại các điểm tham quan
và cácnguồn nước mặt
- Các trang thiết bị trong điểm du lịch như đèn chiếu sáng, biển báo, tượng
đài, tiểu cảnh,… được làm sạch
- Các khu vực bán sản vật, quà lưu niệm, các món ẩm thực trong khu du lịch
phải đảmbảo vệ sinh môi trường chung
- Rác thải được thu gom đúng vị trí quy định
- Khu vực đang thi công được che chắn
Xử lý rác thải
- Có phương án đảm bảo vệ sinh môi trường trong điểm du lịch
lOMoARcPSD|42676072
- Có khu vực tập trung rác thải của cả điểm du lịch
- Có hệ thống thu gom rác thải lẻ
- Trung bình ít nhất 01 thùng rác nắp đậy trên 200m dọc đường giao
thông nội bộ
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng
khu vệ sinh công cộng đạt chuẩn dành cho khách du lịch tại trụ sở điều hành các
điểm dừng tham quan chính
Môi trường xã hội (sự thân thiện của cộng đồng địa phương)
- Cộng đồng địa phương không thực hiện các hành vi quấy nhiễu khách du
lịch
- Giao tiếp, ứng xử thể hiện bản sắc văn hóa sự văn minh của người dân
địa phương
- Sẵn sàng hỗ trợ khách du lịch (hướng dẫn, chỉ đường,….)
- Tôn trọng văn hóa, ứng xử của khách du lịch từ các vùng miền đến với địa
phương
- Sẵn sàng giới thiệu hướng dẫn khách du lịch hòa nhập trải nghiệm
phong cách vănhóa mang tính đặc trưng của địa phương Tổ chức lực lượng an ninh, trật tự
- Có bộ phận đảm bảo an ninh trật tự, các tổ chuyên trách được bố trí trực tại
các điểm vàcó đội giám sát, tuần tra chuyên trách
Phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch
- phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trong điều kiện
bình thườngvới những sự cố đơn giản, thường gặp
- Thiết lập đường dây nóng kết nối với ban, ngành chức năng của địa phương
để phối hợptrong công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, cử nhân viên trực
đường dây nóng 24/7
- phương án chủ động tán, ứng cứu khách tài sản khi thiên tai,
hỏa hoạn vànhững sự cố nghiêm trọng khác
Cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch
- Có điểm trực an ninh trong điểm du lịch
- Lực lượng an ninh được trang bị đồng phục những thiết bị cần thiết (găng
tay, ốngnhòm, còi, dùi cui, đèn pin, ủng, mũ, bộ đàm, loa nhân,…) phục vụ công tác
đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch
- Có trang bị hệ thống bộ đàm phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn
- Có hệ thống hàng rào cách ly khu vực nguy hiểm
- Bố trí vòi nước các bồn chứa nước phục vụ cứu hỏa tại các khu chức năng
- hệ thống camera giám sát an ninh các khu dịch vụ các điểm dừng
tham quan
- Được trang bị thêm các trang thiết bị để vận chuyển hoặc cứu hộ chuyên
dụng như xeđạp, xe mô tô, thang dây, xuồng cứu hộ
- xe chuyên dụng phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát an ninh trật tự trong
điểm dulịch
4. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thông
lOMoARcPSD|42676072
Đường vào điểm du lịch thể được kết nối trực tiếp với hệ thống giao thông quốc gia
thông qua ít nhất 2 trong 4 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng
không (không phải thông qua hthống đường giao thông liên huyện hoặc nhưng khoảng cách
ngắn)
- trên 1 cửa ngõ vào điểm du lịch, các cửa ngõ y được phân bố từ các nhiều
hướng,nhiều địa phương khác nhau giáp ranh với điểm du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho các
phương tiện giao thông
Biển báo chỉ dẫn tiếp cận khu du lịch bằng đường bộ, đường thủy
- Có biển báo chỉ dẫn, tiếp cận điểm du lịch được thiết kế rõ ràng bằng 02 ngôn ngữ
tiếngViệt và tiếng Anh, nội dung thông tin đầy đủ, số lượng và vị trí đặt biển báo phù hợp (có biển
báo ở tất cả các ngã ba, ngã tư đường dẫn đến điểm du lịch)
Đường giao thông nội bộ
- hệ thống giao thông nội bộ kết nối tới các điểm tham quan, đáp ứng nhu cầu
vậnchuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, xích lô, xe đạp, xe điện)
- Có hệ thống giao thông chuyên dụng như cáp treo, thang máy, trượt máng
Hệ thống điện
- Thiết kế lắp đặt hthống điện sinh hoạt chiếu sáng với những trang thiết bị
phùhợp dọc đường giao thông nội bộ, tại các điểm dừng tham quan và các khu dịch vụ liên quan
- Sử dụng các trang thiết bị tiết kiệm năng lượng
- Có hệ thống điện dự phòng
- Có hệ thống chiếu sáng nghệ thuật (trang trí, tiểu cảnh, đài phun nước,…)
- Sử dụng hệ thống cung cấp năng lượng các trang thiết bị sử dụng năng lượng
thânthiện với môi trường Hệ thống cấp, thoát nước
- Có hệ thống nước sạch đảm bảo nhu cầu nước sạch của khách
- hệ thống lọc nước sạch theo tiêu chuẩn quốc tế (có thể uống ngay không cần
đun sôi) phục vụ nhu cầu của khách du lịch
- Có nước và hệ thống đường ống, vòi nước phục vụ công tác chữa cháy
- Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường
- Có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo an toàn cho môi trường
- quy trình xlý nước thải để tái sử dụng cho các nhu cầu như tưới cây, vệ sinh,…
5. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Tỷ lệ lao động là người địa phương trong điểm du lịch
- Sử dụng lao động là người dân địa phương (từ 3 - 10% tổng lao động toàn điểm du lịch)
- trích doanh thu của điểm du lịch hỗ trợ các hoạt động phong trào của địa phươnghàng
năm
- trích doanh thu của điểm du lịch hỗ trợ xây dựng, nâng cấp các công trình ng
cộngcủa địa phương hàng năm
- Tỷ lệ hộ gia đình của địa phương được tham gia kinh doanh trong điểm du lịch đạt từ
5 10%
Câu 17: Phân tích đánh giá những thuận lợi và khó khăn sẽ gặp phải khi khai thác,
xây dựng, phát triển sản phẩm cốt lõi của điểm đến.
lOMoARcPSD|42676072
Sản phẩm du lịch cốt lõi là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình vô hình tạo nên thương hiệu
của địa điểm du lịch, chẳng hạn như tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và nhân tạo, điểm tham quan,
sở vật chất, dịch vụ hoạt động xung quanh một hoạt động nhất định trong du lịch của điểm
đến du lịch. Muốn phát triển hiệu quả sản phẩm du lịch cốt lõi tại các điểm đến du lịch, chúng ta
cần đầu phát triển chuỗi sản phẩm du lịch từ các giá trị cốt lõi, nổi trội của di sản để tạo sự phong
phú, đa dạng và độc đáo nhằm thu hút được nhiều đối tượng khách.
Việc khai thác, y dựng phát triển sản phẩm du lịch cốt lõi của một điểm đến du lịch
những thuận và khó khăn nhất định như sau: Thuận lợi :
- Sản phẩm du lịch cốt lõi của điểm đến nếu đạt được trình độ, chất lượng cao, tạo ra
được tiếng vang, nhiều lợi nhuận sẽ là tiền đề để thu hút và huy động vốn đầu tư trong
ngoài nước đến với điểm đến du lịch của địa phương.
- Các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương sẽ mở ra nhiều hội làm việc cho
người lao động, đặc biệt nhân lực lao động nữ. Tạo ra nguồn thu nhập cho địa phương
và tạo ra việc làm cho cộng đồng địa phương như người dân nông thôn. Nâng cao mức
sống, tạo ra những chuyển biến tích cực cho xã hội, làm giảm quá trình đô thị hóa.
- Tăng cường quảng hình ảnh của điểm đến, thu hút du khách đến tham quan trải
nghiệm. Lan tỏa hình ảnh, văn hóa phong tục tập quán của điểm đến đó với bạn
Quốc Tế
- Các sản phẩm du lịch cốt lõi tạo ra thị trường tiêu thụ văn hóa du lịch tổng hợp. Góp
phần phát triển kinh tế và du lịch của khu vực và quốc gia.
Khó khăn :
- Sức ép cạnh tranh cao của các sản phẩm cốt lõi trong cùng địa phương hoặc với địa phương y
và địa phương khác
- Ý thức của người dân địa phương khách du lịch trong bảo vệ du lịch còn chưa cao, dẫn đến
những tác động xấu cho môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan của không gian du lịch. Đa
số họ còn quen sống nhờ bao cấp Nhà nước, thụ động trong suy nghĩ thiếu năng động trong kinh
doanh ít tin tưởng vào những sản phẩm mới. Mặt khác, do các quan quản lý trung ương
địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa có các giải pháp hiệu quả để thúc đẩy người dân và doanh
nghiệp tham gia bằng cơ chế, chính sách và nguồn vốn.
- Khó khăn nhất của việc xây dựng sản phẩm du lịch cốt lõi cho địa phương chưa biến được các
giá trị văn hóa phi hình hài thành các trải nghiệm du lịch sống động, đem lại doanh thu cao.
- Thách thức tiếp theo làm sao việc qui hoạch phát triển các không gian du lịch mới không làm
phá vỡ hay ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và nét đẹp nông thôn truyền thống của điểm đến.
Câu 18: Trình bày những nội dung trong quá trình xác định mục tiêu và chiến lược
cho điểm đến du lịch.
1.Quá trình xác định mục tiêu của quản trị điểm đến
*Mục tiêu:
- Đảm bảo sự phát triển bền vững
- Loại bỏ những xung đột về lợi ích giữa các nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt lợi ích của các bêntham
gia hoạt động du lịch
lOMoARcPSD|42676072
- Đảm bảo sự cân bằng thích hợp giữa các yếu tố môi trường sinh thái, kinh tế và các chỉ tiêu xãhội
* Bao gồm 7 bước:
B1: Nhận dạng các chính sách hiện có
B2: Định hướng tiếp cận quản lý điểm đến
B3: Phân tích SWOT điểm đến
B4: Xác định các nguyên tắc và mục tiêu tổng thể
B5: Đinh hướng các ưu tiên mang tính chiến lược
B6: Chuẩn bị chu đáo về tầm nhìn
B7: Xác định mục tiêu chiến lược cả ngắn hạn lẫn dài hạn
2.Quá trình xác định chiến lược cho điểm đến du lịch
*Khái niệm: là một tập hợp các hoạt động được thiết kế nhằm xác định tầm nhìn, mục tiêu và định
hướng phát triển về thị trường, sản phẩm và chất lượng các vấn đề liên quan khác của điểm đến du
lịch.
*Bao gồm:
- Đối tượng tham gia xác định chiến lược
- Mục tiêu của chiến lược
- Định hướng của chiến lược
- Quan điểm của chiến lược
- Căn cứ xây dựng chiến lược
*Các bước để xác định chiến lược cho điểm đến du lịch:
B1: Xác định tình hình thực tế:
- Mục đích: nhận định chính xác về năng lực cạnh tranh của điểm đến- Nội dung:
+Đánh giá trong môi trường vĩ mô
+ Phân tích, đánh giá thị trường du lịch
+ Kiểm định, đánh giá tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch
+ Đánh giá cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ
+ Phân ch đánh giá cơ cấu ngành và sự cạnh tranh theo phương pháp so sánh và chuẩn đối so sánh
+ Đánh giá nhũng thách thức, khoảng trống, cơ hội và đòn bẩy phát triển du lịch
B2: Thiết kế khung chiến lược
- Cơ sở thiết kế khung chiến lược
- Các chiến lược chính để đạt được các mục địch
- Đánh giá các yếu tố thành công và năng lực của điểm đếnCác chiến lược chính:
Chiến lược marketing
Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch
Chiến lược xúc tiến
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Chiến lược đầu tư phát triển du lịch
Chiến lược phát triển du lịch theo lãnh thổ
B3: Xây dựng kế hoạch thực hiện (cần tính tổng hợp, dài hạn và cụ thể) -
Chương trình phát triển và kế hoạch cần thực hiện:
+ Phân vùng không gian tuyến, điểm du lịch
+ Cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin du lịch
+ Xúc tiến đầu tư
+ Phát triển và nâng cao nguồ nhân lực
lOMoARcPSD|42676072
+ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Hỗ trợ cơ sở vật chất và dịch vụ
+ An toàn và an ninh
-Chương trình tiếp thị và kế hoạch truyền thông hỗ trợ
B4: Sắp xếp tổ chức và quản lý thực hiện - Nội dung:
+ Bố trí hệ thống tỏ chức phù hợp với việc quản lý và triển khai hoạt động du lịch trong tương lai
tại điểm đến
+ Xác định cơ chế giám sát đánh giá để đo lường và đánh gái hiệu suất chiến lược, chế hợp
tác
-u cầu: Phải đánh giá được tác động của chiến lược theo sự ưu tiên về các phương diện khác
nhau
*Sử dụng ma trận SWOT trong quá trình xây dựng chiến lược điểm đến du lịch. Phân
tích trên 4 phương diện:
- Điểm mạnh
- Điểm yếu
- Cơ hội
- Thách thức
Câu 19: Nêu những nội dung công việc trong quá trình quản trị chất lượng dịch vụ
điểm đến.
Việc quản lý chất lượng điểm đến thành công đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch
ở cấp địa phương, thu hút khách du lịch và hỗ trợ các doanh nghiệp trong phạm vi nhất định.
- Xây dựng chiến lược, phát triển các tiềm năng nổi bật
Cần tìm kiếm, khai thác những điểm độc đáo, nổi bật của điểm đến mà mình quản lý, từ đó tiến
hành nghiên cứu thị trường, thực hiện các chiến lược tiếp thị để quảng các sự kiện, sản phẩm,
dịch vụ, địa danh và điểm tham quan đến với đông đảo du khách.
- Thu hút đầu tư
Để một địa điểm du lịch phát triển bền vững không chỉ cần phát huy những giá trị vốn có mà phải
tận dụng những tiềm năng để thu hút nhà đầu tư. Sự góp sức của các nhà đầu tư sẽ giúp cho điểm
đến có thêm nguồn lực trong việc bảo tồn và xây dựng các tiện ích, tiện nghi hiện đại, phù hợp với
nhu cầu thị trường du lịch nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của điểm đến đó.
- Giải quyết các mối quan tâm của cư dân bản địa
Để đảm bảo xây dựng du lịch bền vững không chỉ cần đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn
giải quyết các mối quan tâm, các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống người dân bản địa. dụ như
các tổ chức quản lý điểm đến cần khai thác các hoạt động du lịch có thể kết hợp với người dân để
tạo việc làm cũng như thu nhập cho họ. Ngoài ra tổ chức quản lý điểm đến còn đóng vai trò là cầu
nối giữa du khách các doanh nghiệp địa phương, từ đó giúp phát triển các sản phẩm mới hoặc
cải tiến những sản phẩm hiện để đáp ứng nhu cầu của ckhách du lịch và người dân địa phương.
- Đảm bảo an toàn, trật tự tại các địa điểm tham quan, khu vực lưu trú hay khi du khách tham gia
vào các trò chơi như: bay dù lượn, mô tô địa hình, lặn dưới nước, cano kéo dù bay… - Xây dựng
các tiện nghi sở vật chất theo đúng tiêu chuẩn du lịch, các sản phẩm du lịch cần được cải
lOMoARcPSD|42676072
tiến phù hợp với xu thế nhu cầu thị trường, từ đó giữ chân du khách lại lâu hơn, chi tiêu
nhiều hơn và có xu hướng trở lại cũng như giới thiệu cho bạn bè người thân.
- Quan tâm đến vấn đề vệ sinh từ vệ sinh môi trường tại điểm du lịch, nơi ở,...
- Đào tạo đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo, chuyên nghiệp trong cách đón tiếp, phục vụ du
khách. Trau dồi tốt các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, trình đngoại ngữ… mang
lại ấn tượng và sự hài lòng cho khách du lịch khi sử dụng dịch vụ tại các điểm đến.
- Quản giá cả sản phẩm dịch vụ, không để xảy ra tình trạng chặt chém, tăng giá vô tội vạ.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm tương xứng với giá thành.
Câu 20: Phân tích, đánh giá những nội dung trong qui trình quản trị điểm đến du lịch
Quản trị điểm đến hiệu quả đòi hỏi một cách tiếp cận mang tính chiến lược hay dài hạn trên
sở xác định tầm nhìn điểm đến và lập kế hoạch du lịch. Do đó, quản trị điểm đến được thực hiện
thông qua những tổ chức đc biệt, đó l các tổ chức quản trị điểm đến (DMO).
Về cơ bản, các DMO liên kết những cố gắng của nhiều bên tham gia để đạt được tầm nhìn
các mục tiêu về du lịch của điểm đến. Những DMO đầu tiên được hình thành cách đây hàng
thập k đều những quan xúc tiến, bán hàng quan hệ công chúng; còn ngày nay quản trị
điểm đến mang nội hàm rộng hơn, chuyên nghiệp và phức tạp hơn.
Các DMO đi vào hoạt động nhu cầu gia tăng nỗ lực hợp tác cho việc lập kế hoạch điểm
đến, phát triển điểm đến marketing điểm đến du lịch. Trong số xut bản Hướng dẫn Thực hành
Quản trị điểm đến du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới (2007), 4 vai trò khác nhau của DMO được
xác định như sau:
- Lãnh đạo phối hợp: Lãnh đạo phối hợp các nỗ lực của tt cả các bên hữu quan
trongngành du lịch tại điểm đến, DMO là tổ chức trung tâm nhằm đảm bảo việc sử dụng hợp lí tất
cả các yếu tố cấu thành của một điểm đến (điểm thu hút, các tiện nghi, khả năng tiếp cận, nguồn
nhân lực, hình ảnh và giá cả). Lãnh đạo và phối hợp được xem là vai trò chính của DMO)
- Marketing: Xúc tiến điểm đến; các chiến dịch định hướng kinh doanh; các dịch vụ thôngtin
khách quan; vận hành/ tạo điều kiện cho việc đặt trước các dịch vụ (bookings); và quản trị quan hệ
khách hàng (customer relationship management CRM). Các nỗ lực marketing của DMO chủ yếu
nhằm vào việc thu hút khách đến tham quan điểm đến.
- Tạo môi trường phù hợp: cho việc lập kế hoạch sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân
lực;phát triển hệ thống và công nghệ; các ngành liên quan. Các chính sách, quy định luật lệ
được cần đến như một nền tảng để hướng dẫn quản lý du lịch. Điều này bao gồm cả các chính
sách và chương trình của DMO nhằm xúc tiến phát triển du lịch bền vững tại điểm đến.
- Cam kết thực hiện dịch vụ: Quản trị chất lượng trải nghiệm du khách; đo tạo và giáo dục;tư
vấn kinh doanh. Điều ny có nghĩa l DMO phải đảm bảo rằng những gì được chứa trong các thông
điệp marketing sẽ được “chuyn giaothực scho du khách. Nói cách khác, họ có được những trải
nghiệm như đã được hứa.
Trong khi đó, Công ty Tư vấn Điểm đến (Destination Consultancy Group DCG), một công
ty tư vấn du lịch đt tại Hoa Kỳ, đưa ra một quan điểm khác và có chút mở rộng hơn về vai trò của
DMO trong quản trị điểm đến. 6 vai trò đó được xác định như sau:
- Lãnh đạo và phối hợp: thiết lập kế hoạch thực hiện du lịch và phối hợp những nỗ lực củatt
cả các bên hữu quan nhằm đạt được kế hoạch đó.
lOMoARcPSD|42676072
- Hoạch định nghiên cứu: Tiến hành hoạch định các kế hoạch nghiên cứu mang tínhthiết
yếu nhằm đạt được viễn cảnh và các mục tiêu du lịch của điểm đến.
- Phát triển sản phẩm: Lên kế hoạch v đảm bảo việc phát triển các sản phẩm hữu hình vàcác
dịch vụ của điểm đến một cách phù hợp.
- Marketing xúc tiến: Định vị xây dựng thương hiệu điểm đến, chọn những thị
trườngphù hợp nhất và xúc tiến điểm đến tới những thị trường đó.
- Quan hệ hợp tác xây dựng đội nhóm (team-building): Đẩy mạnh hợp tác giữa các cơquan
chính phủ và giữa khu vực tư nhân, và thành lập những nhóm/đội hợp tác để đạt được các mục tiêu
cụ thể.
- Quan hệ cộng đồng: Gắn kết những người đứng đầu cộng đồng dân địa phương vớingười
dân trong khi làm du lịch v lưu tâm đến quan điểm/ thái độ của người dân đối với du lịch.
Nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao, Việt nam trở thành địa điểm thu hút không chỉ du khách
nội địa mà còn là địa địa điểm yêu thích của du khách quốc tế. Đến năm 2022 cả nước có 8 di sản
thế giới, 49 khu du lịch quốc gia, 28 trung tâm du lịch 12 đô thị du lịch…đây chính những
tiềm năng tạo nên sự đa dạng trong lựa chọn dành cho du khách khi du lịch tại việt Nam. Để gia
tăng sức hấp dẫn của mình các điểm đến du lịch Việt Nam cần chú trọng những vấn đề sau:
- Khai thác hoạch định các tiềm năng nhằm phục vtốt nhu cầu của du khách đồng thờixây
dựng hình ảnh thương hiệu đnâng cao năng lực cạnh tranh của từng điểm đến trong thị trường
du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
- Đảm bảo an toàn, trật tự tại các địa điểm tham quan, khu vực lưu trú hay khi du kháchtham
gia vào các trò chơi như: bay dù lượn, mô tô địa hình, lặn dưới nước, cano kéo dù bay…
- Xây dựng các tiện nghi sở vật chất theo đúng tiêu chuẩn du lịch, các sản phẩm du lịchcần
được cải tiến phù hợp với xu thế và nhu cầu thị trường, từ đó giữ chân du khách ở lại lâu hơn, chi
tiêu nhiều hơn và có xu hướng trở lại cũng như giới thiệu cho bạn bè người thân.
- Quan tâm đến vấn đề vệ sinh từ vệ sinh môi trường tại điểm du lịch, nơi ở, nhà vệ sinhcông
cộng cho đến mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm hay sự gọn gàng ca đội ngũ nhân viên.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo, chuyên nghiệp trong cách đón tiếp, phụcvụ
du khách. Trau dồi tốt các knăng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, trình độ ngoại ngữ… mang
lại ấn tượng và sự hài lòng cho khách du lịch khi sử dụng dịch vụ tại các điểm đến.
- Quản giá cả sản phẩm dịch vụ, không để xảy ra tình trạng chặt chém, tăng giá tộivạ.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm tương xứng với giá thành.
| 1/37

Preview text:

lOMoARcPSD| 42676072
Hệ thống câu hỏi ôn tập
Câu 1: Hệ thống khái niệm có liên quan trong công tác quản trị điểm đến du lịch ở Việt Nam ;
phân tích và chứng minh những khái niệm này. 1. Điểm đến du lịch
Theo Luật Du lịch 2017: « Điểm du lịch là nơi có các tài nguyên du lịch được đầu tư, khai
thác phục vụ khách du lịch»
Theo PGS.TS Dương Văn Sáu : « Điểm đến du lịch là các không gian cụ thể, khách quan, ở
đó chứa đựng các tài nguyên và nguồn lực du lịch đã được tổ chức nghiên cứu, xúc tiến đầu tư,
khai thác, phát huy giá trị truyền thống qua các dịch vụ xác định để tạo ra các hàng hóa văn hóa
với tư cách là sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau đồng
thời định hướng và tạo ra nhu cầu mới cho cả du khách và người tổ chức kinh doanh, đảm bảo các
lợi ích cung – cầu, tạo sự phát triển du lịch bền vững.
Sự giống và khác nhau giữa điểm đến du lịch và điểm tham quan du lịch. -
Điểm tham quan du lịch là không gian chủ yếu cho du khách thẩm nhận các giá trị của điểm đó -
Điểm đến du lịch là nơi để du khách thẩm nhận và trải nghiệm các sản phẩm du lịch tại điểm đến đó. -
Điểm đến du lịch thường có không gian lớn hơn một điểm tham quan du lịch. -
Điểm đến du lịch thường có nhiều dịch vụ hơn điểm tham quan du lịch để đáp ứng các
nhu cầu của du khách khi họ tới du lịch tại điểm đó. -
Một điểm đến lịch là điểm tham quan du lịch, nhưng một điểm tham quan du lịch chưa
chắc là một điểm đến du lịch -
Điểm tham quan du lịch chứa đựng tài nguyên du lịch, điểm đến chứa đựng tài nguyên và nguồn lực du lịch
2. Khái niệm Kinh doanh điểm đến du lịch
- Kinh doanh điểm đến du lịch là kinh doanh các dịch vụ thích hợp tại các điểm đến du lịch. Hoạt
động này nhằm mục đích đáp ứng và cân đối các lợi ích cung – cầu của du khách và người kinh
doanh đồng thời góp phần định hướng và tạo ra những nhu cầu mới cho các đối tượng du khách,
tạo ra sự phát triển du lịch bền vững mà vẫn bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên và các
giá trị của văn hóa bản địa. – PGS.TS Dương Văn Sáu
- Quá trình kinh doanh điểm đến du lịch là quá trình đưa lý thuyết của « lục biến» của khoa học
văn hóa du lịch vào thực tiễn hoạt động.
+ Biến di sản văn hóa thành tài sản
+ Biến văn hóa thành hàng hóa
+ Biến tài nguyên thành tài chính ( gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa) +
Biến nguồn lực thành động lực lOMoARcPSD| 42676072
+ Biến môi trường thành thị trường
+ Biến giá trị thành giá cả
*Quy trình để biến văn hóa thành hàng hóa
Đầu tiên là khai thác giá trị của tài nguyên bản địa , phát triển các dịch vụ thích hợp, phát triển các
sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo ra hàng hóa văn hóa bản địa
* Các nguồn lực cho phát triển du lịch - Nguồn lực con người - Nguồn lực tài chính
- Nguồn lực có sở vật chất, hạ tầng du lịch
- Nguồn lực khoa học và công nghệ
- Nguồn lực kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh
- Nguồn lực chính trị ( thể chế, đường lối chính sách, thời cơ, cơ hội) 3. Quản trị điểm đến du lịch
Theo từ điển tiếng Việt: « Quản trị là việc tổ chức, điều hành công việc của một cơ quan tổ chức»
Quản trị điểm đến du lịch là phương cách tổ chức, quản lý vận hành điểm đến thông qua việc đầu
tư, tôn tạo, khai thác phát huy giá trị các tài nguyên và nguồn lực du lịch của điểm đến một cách
tốt nhất: đảm bảo các lợi ích cung – cầu của các đối tượng có liên quan mà vẫn bảo tồn được các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa bản địa, tạo sự phát triển du lịch bền vững – Dương Văn Sáu
• Phát triển du lịch bền vững : là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã
hội và môi trường bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. 4.Khái niệm Dịch vụ
Dịch vụ là những hoạt động nhất định nhằm phục vụ, cung ứng, đưa ra các sản phẩm hàng hóa đến
các đối tượng khách hàng, đáp ứng, phục vụ các nhu cầu của họ, đồng thời góp phần định hướng
và tạo ra những nhu cầu mới cho khách hàng để đạt được các lợi ích cung – cầu của khách hàng và
người kinh doanh trong những không gian và thời gian xác định – Dương Văn Sáu *Các loại dịch vụ du lịch
- Dịch vụ vận chuyển: an toàn, hiện đại, bản sắc
- Dịch vụ lưu trú - ẩm thực: vệ sinh, an toàn, tiện nghi, ngon, giá cả phù hợp, độc đáo, bản sắc-
Dịch vụ du lịch lữ hành: tham quan, khám phá, trài nghiệm: an toàn, hấp dẫn - Dịch vụ bổ sung
trong du lịch: chăm sóc sức khỏe, shopping, làm đẹp.
5.Giá trị cốt lõi của điểm đến du lịch
Giá trị cốt lõi của điểm đến du lịch là những giá trị đặc sắc, hấp dẫn, tạo ra sự khác biệt so với các
điểm đến du lịch khác. Những giá trị này được thiên nhiên, trời – đất ban tặng và được hình thành
trong lịch sử kiến tạo của cộng đồng cư dân bản địa. Điều đó hấp dẫn và thu hút du khách, đem lại
cho du khách sự thẩm nhận và trải nghiệm trong môi trường sinh thái – văn hóa hiện hữu của điểm lOMoARcPSD| 42676072
đến, giúp thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và cộng đồng trên những không gian và thời gian
xác định trong nhịp sống của xã hội đương đại – Dương Văn Sáu 6. Thương hiệu
- Là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế,hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chứchoặc
một sản phẩm với đối thủ trong mắt cỉa người tiêu dùng
Câu 2: Phân tích, đánh giá vai trò của điểm đến du lịch trong hoạt động du lịch ở Việt Nam.
Vai trò của điểm đến DL
Thứ nhất, điểm đến DL là nơi hội tụ, kết tinh và lan toả những giá trị văn hoá – lịch sử của 1 địa
phương, dân tộc và đất nước. Nơi gìn giữ và tôn vinh những truyền thống tốt đẹp của văn hiến dân tộc
• Điểm đến du lịch góp phần bảo tồn, khai thác những giá trị di sản văn hóa, lịch sử truyền thống
của dân tộc không chỉ để phục vụ cho du lịch mà còn để cho những thế hệ mai sau.
• Điểm đến du lịch góp phần bảo vệ và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền
thống nhằm phục vụ khách du lịch. Mục tiêu của con người khi đi du lịch là tìm hiểu văn hóa và
phong tục tập quán của địa phương thông qua các làn điệu dân ca, âm nhạc dân tộc, múa, kịch...
đặc sắc, độc đáo và hấp dẫn.
• Điểm đến du lịch góp phần thúc đẩy việc nâng cao nhận thức và văn minh tinh thần cho người dân
thông qua việc mở rộng tầm nhìn, tăng cường sự hiểu biết, nâng cao lòng tự hào dân tộc, truyền
thống lịch sử, văn hóa của địa phương.
Thứ 2, các điểm đến DL là yếu tố cốt lõi để tạo nên các chương trình tham quan DL ở địa phương
trên khắp miền đất nước
• Điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng cho việc thu hút khách du lịch đến tham quan và du lịch.
Không có điểm đến du lịch hấp dẫn thì sức thu hút khách từ mọi điểm dân cư trên trái đất sẽ hạn
chế. Các doanh nghiệp lữ hành trong nước và nước ngoài sẽ không có cơ sở để xây dựng các
chương trình du lịch thu hút khách. Địa phương và đất nước không thể khai thác các giá trị của
thiên nhiên, của văn hóa phục vụ khách du lịch đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Thứ 3, điểm đến DL là nơi đem đến sự thẩm nhận và trải nghiệm các giá trị sinh thái tự nhiên và
sinh thái nhân văn bản địa cho các đối tượng khu khách khác nhau
• Các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi
vật thể là tài sản của quốc gia, của địa phương và của cộng đồng cần được gìn giữ không chỉ cho
thế hệ mai sau mà cho cả toàn nhân loại. Những giá trị này không thể mang ra thị trường bán được
mà chỉ có thể thu hút khách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng.
• Sau khi khách tham quan và cảm thụ các giá trị văn hóa và thiên nhiên này không mất đi, mà ngày
càng được tôn tạo và gìn giữ tốt hơn. Nguồn thu từ vé tham quan bằng ngoại tệ, các nhà kinh tế gọi
là “xuất khẩu vô hình”
Thứ 4, điểm đến DL là nơi ra đời và phát triển các dịch vụ thích hợp, đáp ứng nhu cầu của các đối
tượng du khách, đem lại các lợi ích cung – cầu trong những ko gian và thời gian nhất định Thứ 5,
điểm đến DL là nơi quảng bá hình ảnh về thiên nhiên, đất nước, con người ở các địa điểm đón tiếp, phục vụ KDL lOMoARcPSD| 42676072
• Điểm đến du lịch góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đất nước và con
người với bạn bè năm châu nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng tình đoàn kết hữu
nghị, hòa bình với các dân tộc khác nhau trên thế giới.
Thứ 6, với điểm đến là các di tích lịch sử - văn hoá, các di sản văn hoá của đất nước,… hoạt đông
DL tại các điểm đến đó chính là hình thức “bảo tồn động” di sản văn hoá.
Câu 3: Phân loại các điểm đến du lịch ở Việt Nam. Những đối tượng du khách nào?
thị trường khách du lịch nào phù hợp với các loại điểm đến du lịch đó?
1. Các loại điểm đến DL phân theo quy mô - Các điểm đến QG: VN, TQ,... -
Các điểm đến vùng: Tây Nguyên, BTB, TDMNBB,... -
Các điểm đến địa phương: Hạ Long, Sapa, Huế,... -
Điểm tham quan du lịch: Văn miếu QTG, Hoàng thành,...
2. Các loại điểm đến DL phân theo tính chất nội dung
a. . Điểm đến du lịch là di sản văn hóa
Di sản văn hóa được chia thành 3 loại bao gồm: -
Di sản văn hóa vật thể: Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia,
cổ vật, di vật. Ví dụ: Thành Nhà Hồ, Trống đồng Đông Sơn, 82 bia Văn Miếu Quốc Tử Giám,... -
Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, các loại nghệ thuật trình diễn dân gian. Ví dụ: Nhã
nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ, ca trù, hát xoan Phú Thọ,... -
Di sản văn hóa hỗn hợp: là di sản thế giới kép, đáp ứng đủ cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa
và thiên nhiên. Ví dụ: quần thể di thắng Tràng An - Ninh Bình
Di sản văn hoá là những di sản quý báu của dân tộc ta, có những nét đặc trưng riêng. Những nét
đặc trưng về văn hoá giúp con người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế không bị hoà tan.
Từ đó cũng giúp cho bạn bè quốc tế mong muốn được tham quan, tìm hiểu những giá trị đó của
Việt Nam và tạo nên sự phát triển về du lịch kéo theo dịch vụ khách sạn, nhà hàng,.... giúp nước ta phát triển về kinh tế.
Bàn về đối tượng du khách phù hợp với điểm đến này, có thể thấy di sản văn hóa là nét đặc trưng
riêng của mỗi dân tộc, nên trước hết, đây sẽ là nơi thu hút đông đảo bộ phận du khách nước ngoài
đến tham quan, tìm hiểu và được chúng ta quảng bá về những di sản văn hóa từ xa xưa của ông cha
ta. Ngoài ra, đây còn là nơi thích hợp với đông đảo các đối tượng du khách khác nhau từ người
trung niên, cao tuổi đến lớp trẻ với mong muốn tìm hiểu cội nguồn dân tộc, khám phá những nét
văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Bên cạnh đó, điểm đến này chưa thực sự phù hợp với đối tượng
khách du lịch là trẻ em bởi đối tượng du khách này chưa thực sự có thể hiểu được ý nghĩa của các di sản văn hóa.
Bên cạnh thị trường khách du lịch nội địa, thị trường khách du lịch quốc tế cũng đóng góp 1 phần
không nhỏ vào phát triển du lịch tại các điểm đến di sản văn hóa. Và mọi khách du lịch ở mọi quốc
gia đều có thể đến với điểm đến di sản văn hóa. Điển hình có thể kể đến thị trường khách du lịch
đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,... đã góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh
tế du lịch tại những điểm này. lOMoARcPSD| 42676072 2.2.
Điểm đến là các di sản thiên nhiên
Di sản thiên nhiên là một hệ sinh thái có cảnh quan đẹp, là nơi cư trú của một số lượng lớn các loài
sinh vật cần chúng sinh sống và nói chung là nơi có thể đóng góp rất nhiều cho xã hội từ các khía
cạnh khác nhau. Không chỉ thu hút số lượng lớn khách du lịch ghé thăm, và tạo ra nền kinh tế của
du lịch tự nhiên thì các di sản thiên nhiên còn cung cấp rất nhiều thông tin theo quan điểm khoa học.
Một số di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận ở nước ta có thể kể đến như: Vịnh
Hạ Long, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An,...
Điểm đến là các di sản thiên nhiên phù hợp với mọi thị trường du khách; đối tượng khách từ khách
quốc tế đến nội địa; mọi lứa tuổi bởi sự đa dạng về cảnh quan. Đa dạng về các loại hình du lịch.
Du khách khi đến với điểm đến này không chỉ đơn thuần là tham quan cảnh đẹp nữa mà còn có thể
đắm chìm trong nhiều hoạt động trải nghiệm khác nhau. 2.3.
Điểm đến du lịch là tổ hợp dịch vụ du lịch
Tổ hợp dịch vụ du lịch là một địa điểm bao gồm tất cả các dịch vụ du lịch như nghỉ dưỡng, mua
sắm, vui chơi giải trí, hội thảo,...
Điểm đến này phù hợp với các đối tượng khách du lịch là người trẻ tuổi, kể cả trẻ em đến đây để
vui chơi giải trí, du khách là người trung niên đến để nghỉ dưỡng, khách công vụ đến để nghỉ dưỡng
hoặc tham gia hội thảo,...
Thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế cũng đều phù hợp với địa điểm này bởi sự đa dạng về
dịch vụ du lịch có thể thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch .
Câu 4: Phân tích các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch; những yếu tố nào có vai trò
ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của điểm đến du lịch?
Nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu đa dạng - ngày càng cao của du khách, mỗi điểm đến
du lịch cần tập trung thỏa mãn 5 yếu tố cấu thành cơ bản
- Điểm đến hấp dẫn hay con gọi là tài nguyên du lịch:Là bất kể những gì có giá trị thu hút du khách,
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến cho chuyến đi của họ. tài nguyên du lịch là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu
du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.
02 loại tài nguyên du lịch bao gồm:
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu,
thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Tài
nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc;
giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao
động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
- Đường lối cơ chế chính sách phát triển: 1.
Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du
lịchtrở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 2.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi
Nhànước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. lOMoARcPSD| 42676072 3.
Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn
tạo,phát triển giá trị tài nguyên du lịchLập quy hoạch về du lịch ; ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại;…
- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch: Du lịch là hoạt động dịch vụ và nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố
con người, đó là những người trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ du khách cũng như cộng đồng dân
cư, người dân bản địa đều có thể tham gia vào hoạt động dịch vụ này. Do đó, trình độ và tính
chuyên nghiệp trong phục vụ sẽ là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến thành công của một điểm đến
du lịch. Thái độ phục vụ du khách, khả năng ứng xử, các phong tục tập quán,…có tác động mạnh mẽ đến mỗi du khách
- cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật hay hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí, sinh hoạtcộng
đồng hay công trình trung tâm thương mại, khu mua sắm, sân golf, ,bưu điện, ngân hàng, bệnh
viện… cũng là những yếu tố cấu thành nên điểm du lịch, thể hiện tính đa dạng và bổ sung của sản
phẩm, dịch vụ. Cơ sở hạ tầng du lịch Là khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách du lịch,
giữ vai trò quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến việc khai thác các tài nguyên du lịch và khả năng
phục vụ du khách. Để điểm đến du lịch hấp dẫn cần có cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch được
đầu tư có hệ thống và đồng bộ, tiện nghi.
-Hệ thống dịch vụ phục vụ khách du lịch:
Các dịch vụ du lịch phổ biến hiện nay bao gồm: •
Dịch vụ vân chuyển.̣ Dịch vụ lưu trú, ăn uống. •
Dịch vụ tham quan, giải trí. •
Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niêm.̣
Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
Câu 5: Nêu, phân tích những chức năng và đặc điểm của công tác quản trị điểm đến du lịch.
I, Đặc điểm của công tác quản trị điểm đến du lịch:
- Ta nhận thấy, công tác quản trị điểm đến là công tác tiếp thị, quảng bá địa điểm du lịch. Côngtác
quản trị điểm đến cũng chính là nhiệm vụ của các cơ quan thuộc sự điều hành và quản lý của chính phủ.
- Từ trước đến nay, công tác quản trị điểm đến về cơ bản là thúc đẩy sự hấp dẫn của khu vực
đểđạt được những chỉ tiêu nhất định, biến điểm đến thành nơi đáng để sinh sống và du lịch.
II, Chức năng của công tác quản trị điểm đến du lịch:
- Quản lý điểm đến hiệu quả cho phép điểm đến du lịch tối đa hóa giá trị dịch vụ phục vụ
khách,đảm bảo lợi ích cho địa phương và phát triển bền vững. Với sự quản trị thích hợp và xây
dựng một kế hoạch chung đảm bảo điểm đến du lịch giữ gìn được sự toàn vẹn về môi trường
và các nguồn tài nguyên quý giá. Quản trị tốt có thể tránh được sự xung đột về văn hóa và ngăn
ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch tác động đến lối sống và các giá trị truyền thống của cộng đồng. lOMoARcPSD| 42676072
- Lan truyền lợi ích của du lịch. Lợi ích trong phát triển du lịch tại điểm đến du lịch có thể
đượclan tỏa ra nhiều lĩnh vực khác như: phát triển các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ truyền
thống của cộng đồng, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ, khai thác tiềm năng của nghệ thuật
và sản phẩm của các ngành khác…
- Nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch. Thông qua phát triển không gian và tiếp thị có
mụctiêu, điểm đến du lịch có thể kéo dài thời gian lưu trú trung bình, tăng chi tiêu khách và
giảm thời vụ kinh doanh tại điểm đến.
- Xây dựng thương hiệu có bản sắc, mạnh mẽ và sôi động. Quản trị kinh doanh điểm đến
ngàycàng nhận ra giá trị và quyền lực của các thương hiệu điểm đến mạnh. Luôn cung cấp giá
trị tuyệt vời, lòng trung thành với thương hiệu của khách trở về điểm đến một cách thường xuyên
Câu 6: Phân tích, làm rõ những yêu cầu của công tác quản trị điểm đến du lịch để tạo
sự phát triển du lịch bền vững. 1, Khái niệm
- Quản trị điểm đến du lịch là phương cách tổ chức, quản lý vận hành điểm đến thông qua việc
đầu tư, tôn tạo, khai thác, phát huy giá trị các tài nguyên và nguồn lực du lịch của điểm đến đó
một cách tốt nhất; đảm bảo các lợi ích cung – cầu của các đối tượng có liên quan mà vẫn bảo
tồn được các nguồn tài nguên thiên nhiên và các giá trị của văn hoá bản địa; tạo sự phát triển
du lịch bền vững (Dương Văn Sáu)
- Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế -
xã hội và môi trường, bảo đảm hài hoà lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. (Luật Du lịch 2017)
2, Những yêu cầu của công tác quản trị điểm đến du lịch để tạo sự phát triển du lịch bền vững
Công tác quản trị điểm đến du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững
bởi du lịch bền vững là một trong những điều kiện cần thực hiện cấp thiết hiện nay để góp phần
làm phát triển ngành du lịch ngày càng đi lên, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường
sinh thái nhân văn; giữ gìn bảo tồn bảo sắc văn hoá dân tộc trong không gian điểm đến. Chính vì
vậy, để phát triển du lịch bền vững ta cần đưa ra các công tác quản trị điểm đến như sau:
- Thiết lập một lợi thế cạnh tranh.
+ Xây dựng và tạo ra một vị trí độc đáo, hấp dẫn, nghĩa là cung cấp nhiều loại dịch vụ và hàng hóa
chất lượng cao so tới các điểm đến khác. Điều này đòi hỏi các chủ thể cùng nhau hợp tác phát triển
các dịch vụ và hàng hóa, các điểm tham quan và phát huy các nguồn lực của điểm đến để phục vụ
khách với chất lượng cao nhất.
+ Cung cấp các dịch vụ và hàng hóa với chất lượng cao bằng cách phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa
các chủ thể tại điểm đến để phục vụ khách.
-> Để hai yếu tố này thành công đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp của các chủ thể dựa trên một mục
tiêu chung và quan hệ đối tác chặt chẽ.
- Bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch. Với sự quản trị thích hợp và xây dựng một
kếhoạch chung đảm bảo điểm đến du lịch giữ gìn được sự toàn vẹn về môi trường và các nguồn
tài nguyên quý giá. Quản trị tốt có thể tránh được sự xung đột về văn hóa và ngăn ngừa những
ảnh hưởng tiêu cực của du lịch tác động đến lối sống và các giá trị truyền thống của cộng đồng
- Lan truyền lợi ích của du lịch. Lợi ích trong phát triển du lịch tại điểm đến du lịch có thể được lOMoARcPSD| 42676072
lan tỏa ra nhiều lĩnh vực khác như: phát triển các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ truyền thống
của cộng đồng, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ, khai thác tiềm năng của nghệ thuật và
sản phẩm của các ngành khác…
- Nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch. Thông qua phát triển không gian và tiếp thị có
mụctiêu, điểm đến du lịch có thể kéo dài thời gian lưu trú trung bình, tăng chi tiêu khách và
giảm thời vụ kinh doanh tại điểm đến.
- Xây dựng thương hiệu có bản sắc, mạnh mẽ và sôi động. Quản trị kinh doanh điểm đến
ngàycàng nhận ra giá trị và quyền lực của các thương hiệu điểm đến mạnh. Luôn cung cấp giá
trị tuyệt vời, lòng trung thành với thương hiệu của khách trở về điểm đến một cách thường xuyên.
Câu 7: Nêu các cấp độ quản trị điểm đến du lịch ở Việt Nam, chỉ ra đặc điểm của
những cấp độ này.
Có hai cấp độ quản trị điểm đến du lịch ở Việt Nam:
1. Quản trị điểm đến thuộc cấp độ quản lý nhà nước
2. Quản trị điểm đến thuộc cấp độ quản trị doanh nghiệp Đặc điểm của những cấp độ trên:
1. Quản trị điểm đến thuộc cấp độ quản lý nhà nước:
Là những điểm đến là di sản văn hoá & thiên nhiên thuộc sở hữu công cộng, do các cơ quan chức
năng của Nhà nước quản lý, điều tiết vận hành,…
Ví dụ: các Di sản như Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, khu phố cổ Hội An, Vườn Quốc
gia Phong Nha-Kẻ Bàng,.. thuộc sở hữu công cộng, do các cơ quan chức năng của Nhà nước quản lý
Đặc điểm của cấp độ này là quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ, công khai bằng những kế hoạch bảo
tồn tự nhiên, môi trường điểm đến tất cả phải tạo nên môi trường xanh-sạch-đẹp, tiện lợi và kế
hoạch bảo tồn di sản văn hoá của điểm đến du lịch, phải giữ gìn bản sắc văn hoá địa phương, dân
tộc và kiểm soát, điều tiết quá trình giao thoa tiếp biến văn hoá trong quá trình giao lưu, hội nhập qua con đường du lịch.
2. Quản trị điểm đến thuộc cấp độ quản trị doanh nghiệp
Là các điểm đến du lịch tư nhân, tự xây dựng lên thuộc sở hữu cá nhân hay tổ chức tạo thành và
do chính họ quản lý, điều tiết và vận hành
Một số doanh nghiệp du lịch đang quản lý các điểm đến là tổ hợp dịch vụ
Ví dụ: Công ty Cổ phần phát triển Tùng Lâm ( Yên Tử, Uông Bí, Quảng Ninh), Sun World Ha
Long Complex (Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh), Sun World Fansipan Legend là quần thể công
trình du lịch văn hoá, dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí và khách sạn nghỉ dưỡng đẳng cấp, Khu du
lịch Tam Chúc (Hà Nam),… tất cả đều thuộc sở hữu của một tổ chức tập đoàn họ quản lý, vận hành và điều tiết.
Đặc điểm của cấp độ quản trị doanh nghiệp này là điểm đến sẽ được vận hành theo tổ chức bộ máy
trong doanh nghiệp, sử dụng các thành viên Hội đồng Quản trị/Hội đồng thành viên của công ty
đều phải là những nhân vật độc lập để kiểm soát và kiềm chế quyền lực của Ban Giám đốc, đồng
thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhưng phải tuân theo quy định của Pháp luật. Các chức năng
của quản trị doanh nghiệp: Hoạch định đường lối chiến lược, chính sách phát triển; Lãnh đạo, tổ lOMoARcPSD| 42676072
chức hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất; Giám sát, kiểm tra, xử lý tốt tình hình, Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Câu 8: Nêu, phân tích và đánh giá những lý thuyết về quản trị điểm đến du lịch. Làm
rõ ý nghĩa, vai trò của các lý thuyết này trong quá trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn ở Việt Nam hiện nay. 1. Khái niệm
Quản trị điểm đến du lịch được hiểu là quản lý chiến lược và tiếp thị/ xúc tiến các điểm đến du lịch.
Nhiệm vụ của công tác quản trị điểm đến là thông qua hợp tác giữa các nhà cung ứng dịch vụ, để
đảm bảo cung cấp chuỗi dịch vụ liên tục tại điểm đến và cho hoạt động tiếp thị(ví dụ như dịch vụ
lưu trú, giải trí cũng như hoạt động tham quan tại một số điểm Du lịch trong vùng).
Quản trị điểm đến nên được tiến hành trên quan điểm ít chịu sự chi phối bới yếu tố chính trị và các
đơn vị kinh doanh để từ đó có thể xây dựng một chiến lược riêng cho điểm đến. Trong thực tế, điều
này là khó vì ảnh hưởng của chính trị vào sự phát triển của du lịch thường do sự phụ thuộc tài chính
của Tổ chức Quản lý Điểm đến vẫn còn rất cao và mục đích của các đơn vị kinh doanh thường gây
ảnh hưởng đến quyền điều hành điểm đến. Vì vậy, một trong những mục tiêu của công tác quản trị
điểm đến là cần loại bỏ các xung đột về lợi ích giữa các nhà cung ứng dịch vụ, như họ thường tự
coi mình là các đối thủ cạnh tranh.
Quản lý điểm đến nên được tiến hành như mô hình một hình tam giác bền vững, hài hòa giữa 3 yếu
tố: môi trường sinh thái, kinh tế và các chỉ tiêu xã hội. Quản lý điểm đến cũng cần được thực hiện
ở các cấp độ phân cấp khác nhau: Từ cấp độ địa phương/ cộng đồng trực tiếp với các nhà cung cấp
dịch vụ đến cấp độ vùng/ tỉnh hoặc cấp độ quốc gia(do Tổng cục Du lịch Việt Nam – TCDL quản lý).
Thực chất, tổ chức quản lý điểm đến có thể được hiểu là quản lý điểm đến, có nghĩa là quản lý tiếp
thị các điểm đến du lịch và các bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn là một đơn vị riêng biệt có
khả năng cạnh tranh với các địa điểm đến khác. Tổ chức quản lý điểm đến hiện là một tổ chức phi
lợi nhuận, không tính phí dịch vụ phần lớn là được tài trợ từ sự hợp tác từ thuế khách sạn với phí
thành viên. Tổ chức quản lý điểm đến được hình thành dựa trên mục tiêu tiếp thị, quảng bá cho
một điểm đến tại một khu vực nào đó.
Tổ chức quản lý điểm đến sẽ thực hiện công việc tiếp thị cũng như là quảng bá đến mọi người có
nhu cầu cần đi du lịch. Đây được xem là một trong những công việc khá tốt với thị trường hiện
nay. Bên cạnh đó, tổ chức quản lí điểm đến còn thu hút được thêm các nhà đầu tư vì đã góp phần
duy trì dịch vụ và cải thiện cuộc sống cho mọi người. Chính vì vậy, đây là một tổ chức vô cùng
cần thiết và quan trọng và giúp phát triển kinh tế trong một quốc gia. 2. Ý nghĩa và vai trò
Tổ chức quản lí điểm đến có nhiệm vụ là tham gia vào cộng đồng trong quá trình nghiên cứu và
tìm hiểu về lợi ích của một khu vực nhằm thúc đẩy nâng cao cuộc sống và chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó thì tổ chức quản lí điểm đến còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của dịch vụ du lịch.
Không những thế các web của tổ chức quản lí điểm đến vẫn luôn luôn duy trì các thông tin về lịch
trình, khách sạn, ẩm thực, sự kiện, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái,… Và nhằm mục đích chính lOMoARcPSD| 42676072
đó là là để thiết kế một tour du lịch hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Như vậy, ta có
thể thấy rằng tổ chức quản lí điểm đến rất quan tâm đến việc mở rộng quy mô phát triển dịch vụ
du lịch. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cải thiện, nâng cao chất lượng du lịch của nước nhà.
Câu 9: Trình bày những nội dung trong công tác quản lý điểm đến thuộc cấp độ quản lý nhà nước.
1. Quản lý việc bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên ở điểm đến
1.1. Kế hoạch bảo tồn tự nhiên, môi trường điểm đến
Nhà quản lý điểm đến cần xây dựng kế hoạch bảo tồn tự nhiên, môi trường của điểm đến đảm bảo
các tiêu chí về không gian cảnh quan, thảm thực vật, hoa, cây xanh, hồ nước, thế giới sinh vật đặc
hữu (nếu có). Tất cả phải tạo nên môi trường xanh – sạch – đẹp, tiện lợi; đảm bảo cho du khách
được hòa mình vào với thiên nhiên. Cần có các giải pháp xử lý rác thải, nước thải, chống ô nhiễm không khí, tiếng ồn...
1.2. Kế hoạch bảo tồn di sản văn hóa của điểm đến •
Có các giải pháp khoa học phù hợp để hoạt động du lịch không làm ảnh hưởng đến các
côngtrình kiến trúc, di vật...
Đội ngũ nhân viên, nguồn nhân lực trong không gian điểm đến cần có trang phục đặc trưng, phản
ánh và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương, vùng miền. •
Các loại hình nghệ thuật truyền thống, các hình thức diễn xướng dân gian cần được bảo
tồn,khôi phục, đem vào phục vụ du khách thông qua các dịch vụ thích hợp trong không gian điểm đến. •
Các món ăn, đồ uống mang đặc trưng dân tộc, địa phương, vùng miền của điểm đến cần
đượckhai thác và tận dụng tối ưu phục vụ du khách. •
Có biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương,
dântộc. Kiểm soát và điều tiết quá trình giao thoa và tiếp biến văn hóa, không để xảy ra tình trạng
biến đổi văn hóa một cách lai căng, phản cảm, làm mờ bản sắc hóa dân tộc trong quá trình giao
lưu, hội nhập qua con đường du lịch.
Câu 10: Trình bày các khâu công việc trong quản lý việc khai thác, phát huy giá trị di
sản văn hóa và thiên nhiên ở điểm đến.
a, Phân tích, đánh giá điểm đến du lịch -
Phân tích, đánh giá nhu cầu của các thị trường KDL trong từng thời điểm - Phân tích, đánh giá
tiềm năng, TNDL của điểm đến -
Phân tích, đánh giá CSHT XH và CSHT DL của điểm đến:
+ Đó là hệ thống giao thông, các điều kiện cơ sở thiết yếu về hệ thống truyền tải điện lưới quốc gia,
cung cấp nước sạch. Xúc tiến xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải, bảo vệ môi trường trong
không gian điểm đến. Đánh giá tác động đến môi trường do các hoạt động của điểm đến du lịch
gây ra. Dự kiến đưa ra các phương án xử lý.
+ Tiến hành đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, liên hoàn tạo ra tính kết nối thống
nhất trong không gian điểm đến; bao gồm các kiến trúc công năng các khu vực nghỉ dưỡng, khu
vui chơi giải trí, khu phát triển dịch vụ,…đồng bộ, liên hoàn, chất lượng, hiện đại lOMoARcPSD| 42676072
+ Tùy tính chất và quy mô điểm đến để khai thác yếu tố truyền thống và hiện đại trong các khu
vực, các công trình dịch vụ, tạo những điểm nhấn về kiến trúc, điêu khắc, hội họa…gây ấn tượng
và tạo sức hút điểm đến -
Phân tích, đánh giá hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch
+ Quan sát, thống kê, tổng hợp ý kiến của đội ngũ nhân viên và khách hàng sau khi sử dụng dịch
vụ. Phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết những gì được và chưa được, chỉ ra nguyên nhân; tìm giải pháp khắc phục
+ Đánh giá các nhu cầu thiết yếu về hưởng thụ các dịch vụ tiện ích về ăn mặc, ở, vui chơi, giải trí,
mua sắm…Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, các dịch vụ phải luôn giữ vững chất lượng phục vụ
đồng thời thường xuyên thay đổi nâng cao chất lượng và phong cách phục vụ
+ Đổi mới sáng tạo, tạo ra những nhu cầu mới cho khách, kích cầu du lịch, tiêu dùng, sử dụng dịch vụ vủa du khách -
Phân tích, đánh giá sức hút điểm đến, khả năng cạnh tranh của điểm đến DL, lợi thế và khó khăn.
b, Xác định quan điểm, tầm nhìn và chiến lược phát triển cho điểm đến du lịch
Để có đc điều này, cần phải dựa vào các căn cứ để xác định quan điểm, tầm nhìn, chiến lược cho
phù hợp. Những căn cứ đó là: -
Giá trị và giá trị cốt lõi của điểm đến DL -
Thị trường KDL của điểm đến -
Nhu cầu và nhu cầu phát triển
c, Quy hoạch, phát triển kinh doanh tại điểm đến du lịch -
Trong vùng lõi di sản, chỉ có thể phát triển các dịch vụ mang tính “di động” như dịch vụ tôngiáo –
tín ngưỡng, dịch vụ tham quan du lịch, dịch vụ thưởng thức các loại hình nghệ thuật, dịch vụ bán
đồ lưu niệm, dịch vụ cho thuê trang phục,... Tuyệt đối ko đc phát triển các dịch vụ cứng như khách sạn, nhà ăn,...
d, Quản lý sức chứa điểm đến, sức chịu tải du lịch của điểm đến
-Theo PGS. TS DVS: “Sức chứa điểm đến du lịch là 1 chỉ số định lượng về số lượng du khách
trong 1 thời gian xác định ở ko gian điểm đến DL. Số lượng này khiến cho các chỉ số cung – cầu
của các dịch vụ ở điểm đến = nhau trong điều kiện hoạt động bình thường. Điều đó giúp điểm đến
hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững”
Câu 11: Phân tích đánh giá những khó khăn sẽ gặp phải khi khai thác, phát huy giá trị
điểm đến du lịch gắn với yêu cầu bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên điểm đến. Với những
lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, thiên nhiên, con người và bản sắc văn hóa…Việt Nam có rất nhiều
thuận lợi để phát triển du lịch. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với
lục địa vừa thông ra đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sông,
đường sắt, đường bộ và hàng không. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển
du lịch quốc tế. tuy nhiên bên cạnh đó vẫn gặp những khó khăn sẽ phải gặp khi khai thác phát huy
giá trị điểm đến du lịch .
Những năm trước đây Việt Nam tiếp đón rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước nhờ những
thu hút của danh lam thắng cảnh và điều kiện từ nhiên tuyệt vời. Tuy nhiên đó cơ sở hạ tầng tại các lOMoARcPSD| 42676072
địa điểm du lịch của chúng ta còn chưa đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu khiến cho khách du lịch
chưa hài lòng về chất lượng phục vụ. khách tới đông dẫn đến cơ sở vật chất bị hư hỏng , cần bổ
sung cải tạo thay đổi .
Ý thức của người dân và khách du lịch trong bảo vệ du lịch còn chưa cao, dẫn đến những tác động
xấu cho môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan của không gian du lịch.
Nhân lực cho ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu, việc gia tăng lượng khách du lịch là một
việc đáng mừng, nhưng thực trạng nguồn nhân lực của ngành du lịch chưa đủ để đáp ứng cho ngành
du lịch. Bởi vì số lượng nhân viên du lịch đang còn thiếu; đội ngũ nhân viên du lịch đang công tác
còn thiếu về chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ giúp chất lượng du lịch chưa đạt được mức cao,
khiến cho nhiều khách du lịch chưa cảm thấy hài lòng.
Đón khách du lịch tại một điểm du lịch một cách tràn nan dẫn đến lượng khách đến du lịch bị ồ ạt k hiệu quả làm cho
Khó khăn thị trường khách du lịch
Trước hết, để đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững về mặt kinh tế thì nguồn thu từ du lịch
(tổng thu từ du lịch) là yếu tố quyết định. Tổng thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu từ lưu
trú, ăn uống, lữ hành và vận chuyển du lịch (của các công ty lữ hành, dịch vụ taxi…); từ bán hàng
lưu niệm và các dịch vụ bổ sung khác… Nói cách khác, tổng thu từ du lịch của một quốc gia hay
một địa phương là nguồn thu từ tất cả các khoản chi của khách du lịch khi tham quan ở quốc gia
đó, ở địa phương đó (trừ vận chuyển quốc tế). Tổng thu từ du lịch được tính dựa trên tổng số lượt
khách du lịch, số ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu bình quân của mỗi khách trong một ngày.
Như vậy, yếu tố ảnh hưởng chính đến tổng thu du lịch là thị trường khách du lịch (cả quốc tế
và nội địa), mà chủ yếu là số lượng (mức tăng trưởng) và chất lượng (mức chi tiêu, ngày lưu trú,
trình độ văn hóa) của khách du lịch.
+ Số lượng khách du lịch: Số lượng khách du lịch là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến tổng thu
du lịch; số lượng khách du lịch càng tăng thì khả năng tổng thu du lịch càng lớn. Tốc độ tăng trưởng
sẽ quyết định đến số lượng khách du lịch; tốc độ tăng trưởng càng cao thì số lượng khách du lịch
càng lớn và ngược lại.
+ Chất lượng khách du lịch: Ngoài yếu tố về số lượng khách du lịch, thì chất lượng khách du
lịch cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tổng thu du lịch. Chất lượng khách du lịch được thể hiện qua
các chỉ tiêu: Mức chi tiêu (phụ thuộc vào khả năng tài chính); ngày lưu trú trung bình (phụ thuộc
vào thời gian nhàn rỗi); trình độ văn hóa (tác động đến việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ du lịch).
Khả năng tài chính của người dân (khách du lịch): Nền kinh tế của một quốc gia hay một
địa phương phát triển sẽ làm cho người dân có mức sống cao, do đó họ có khả năng thanh toán cho
các nhu cầu về du lịch trong nước cũng như ra nước ngoài. Có nhiều quốc gia, nhiều địa phương
có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhưng nếu nền kinh tế lạc hậu kém phát triển thì cũng
không thể phát triển du lịch và càng không thể gửi khách du lịch ra nước ngoài.
Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn tiêu dùng nhiều dịch vụ,
hàng hóa. Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du lịch đòi hỏi họ phải có đầy đủ về điều kiện vât chất
để chi trả cho các sản phẩm và dịch vụ du lịch cũng như các nhu cầu khác (lưu trú, ăn uống, vận
chuyển, vui chơi giải trí, mua sắm…). Do vậy, khả năng tài chính của người dân là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch nói chung và du lịch bền vững nói riêng. Khả năng tài chính
của người dân tăng là động lực để tăng khả năng chi tiêu khi đi du lịch.
Thời gian nhàn rỗi: Không có thời gian nhàn rỗi thì không thể thực hiện các chuyến đi du
lịch. Do vậy, thời gian nhàn rỗi là một yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc thực hiện một chuyến lOMoARcPSD| 42676072
đi du lịch. Thời gian nhàn rỗi có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian dài hay ngắn của chuyến đi du
lịch, từ đó ảnh hưởng đến mức chi tiêu của mỗi khách du lịch và tổng thu du lịch của điểm đến du
lịch (một quốc gia hay một địa phương).
Trước đây, người dân thường tận dụng những ngày nghỉ lễ của mình để nghỉ ngơi và làm một số
việc mà khi bận công việc họ không thể làm; còn ngày nay, họ có xu hướng sử dụng ngày nghỉ lễ
của mình để đi du lịch. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã có những chính sách nghỉ lễ kết
hợp với nghỉ bù nhằm tạo điều kiện cho người dân có thời gian để đi du lịch dài ngày hơn. – Trình
độ văn hóa, trình độ dân trí:
Trình độ văn hóa, trình độ dân trí của người dân là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch. Những người có trình độ văn hóa, trình độ dân trí cao
thường có cơ hội tốt hơn để tăng thu nhập của mình; họ có nhu cầu cao hơn trong việc sáng tạo,
nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh để tăng thêm hiểu biết của mình; đồng thời
họ cũng là những người chịu áp lực lớn của công việc hàng ngày… Chính những yếu tố này đã tạo
nên nhu cầu đi du lịch hơn bao giờ hết.
Phần lớn những người tham gia vào chuyến du lịch, đặc biệt là những chuyến đi du lịch nước ngoài
là những người có trình độ văn hóa nhất định và họ mới cảm nhận và hiểu hết giá trị của chuyến
tham quan du lịch. Ở các nước (ở địa phương) mà người dân có trình độ văn hóa cao thì tỷ lệ người
đi du lịch ra ngoài thường cao hơn và có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, trình độ dân trí của người
dân – điểm đón khách du lịch cũng tác động lớn đến phát triển du lịch (môi trường du lịch đảm
bảo; an ninh – trật tự – an toàn được đảm bảo; dịch vụ du lịch chuyên nghiệp; hạn chế nạn ăn xin,
cướp giật, ép khách mua hàng…). Khó khăn triển kinh tế của đất nước, của địa phương
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là tình
trạng phát triển kinh tế chung của một quốc gia, của một địa phương. Nền kinh tế phát triển là tiền
đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Một quốc gia (địa phương) nghèo nàn và
lạc hậu thì không thể phát triển du lịch được, bởi vì thông qua du lịch sẽ thỏa mãn được các nhu
cầu cho khách du lịch. Do vậy, để đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi phải chuẩn bị tốt
các điều kiện về cơ sở về hạ tầng, điều kiện ăn nghỉ, vui chơi giải trí… Các chuyên gia kinh tế
thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc cho rằng, một đất nước có thể phát triển du
lịch một cách bền vững nếu 80% các điều kiện vật chất cần thiết cho khách du lịch được sản xuất trong nước.
Thu nhập và phúc lợi vật chất của người dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và
thu nhập quốc dân của đất nước hay của địa phương. Nền kinh tế của đất nước (của địa phương)
có phát triển thì thu nhập của nhân dân mới tăng và du lịch mới có điều kiện để phát triển. Du lịch
là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp. Sự phát triển của du lịch có ảnh hưởng tương hỗ với nhiều
ngành kinh tế quan trọng khác như: Nông nghiệp, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Xây dựng,
Thông tin viễn thông; Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Đây là những ngành kinh tế và dịch vụ có
ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch, nếu các ngành này mà kém phát triển thì du lịch khó có
thể phát triển và phát triển bền vững. –
Ngành Nông nghiệp phát triển sẽ đáp ứng trực tiếp lương thực, thực phẩm và các mặt hàng
tiêudùng khác cho khách du lịch. Ngoài ra, nông nghiệp phát triển còn tạo ra những điều kiện tham
quan, trải nghiệm… cho khách du lịch. –
Ngành Công nghiệp phát triển có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển du lịch: cung cấp các
mặthàng tiêu dùng, rượu bia, nước giải khát… cho nhu cầu của khách du lịch; tạo các điểm tham
quan, trải nghiệm. Ngành Công nghiệp phát triển còn cung cấp điện, nước cho các hoạt động du
lịch. Nếu thiếu điện và nước thì du lịch không thể phát triển. lOMoARcPSD| 42676072 –
Ngành Xây dựng phát triển có ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế xây dựng các công trình du
lịch,hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. –
Du lịch chính là sự di chuyển của con người từ nơi ở đến địa điểm du lịch. Do vậy, giao
thôngvận tải đã trở thành một trong những yếu tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là
du lịch quốc tế. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện: Số
lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông vươn tới mọi nơi trên
thế giới. Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc
độ, an toàn, tiện nghi, giá cả. –
Hệ thống Thông tin viễn thông là một trong những yếu tố quan trọng trong hệ thống cơ sở
hạtầng có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch, đảm bảo cho thông tin được liên tục, thông suốt
trong quá trình khách đi du lịch. Thông tin là những nhu cầu trao đổi các luồng tin khác nhau của
cá nhân và xã hội được thỏa mãn bằng các loại hình truyền tin khác nhau: điện thoại, máy tính, vô
tuyến truyền hình, internet… Ngày nay khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì càng có
nhiều hình thức truyền tin khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, quảng bá và lan
truyền các thông tin du lịc
Khó khăn hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra các
sản phẩm và dịch vụ du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa
mãn nhu cầu của du khách. Chính vì vậy sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với
việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần với những chức năng khác nhau
và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra các sản phẩm du lịch: cơ sở lưu trú; cơ sở ăn uống; các
phương tiện vận chuyển du lịch chuyên dùng; cơ sở vui chơi giải trí, thể thao; các trung tâm dịch
vụ thương mại… Khó khkhủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế khu vực, khủng hoảng kinh tế toàn cầu là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ
đến sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Khủng hoảng kinh tế sẽ làm cho nền kinh
tế các nước suy thoái, trì trệ; mọi hoạt động thương mại, giao thương giữa các khu vực, giữa các
nước trên thế giới sẽ bị ngưng trệ… Song hành với các cuộc khủng hoảng kinh tế là nạn thất nghiệp,
đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành “Cầu
du lịch”. Do vậy, muốn cho ngành du lịch phát triển bền vững thì trước hết các quốc gia trên thế
giới cần tránh được các cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng thương mại với quy mô tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch và là một trong
những yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch. Tính chất đặc thù của tài nguyên du lịch (tính độc
đáo, hấp dẫn, duy nhất…) cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt, tạo nên những sản
phẩm du lịch đặc thù cho mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi điểm du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh
các giá trị đặc sắc, nổi trội, độc đáo của tài nguyên du lịch thì điều kiện về vị trí địa lý (gần các thị
trường nguồn, dễ tiếp cận; vị trí kinh tế – xã hội…) cũng rất quan trọng, là một trong những điều
kiện cần để phát triển du lịch.
* Tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếu bao gồm các giá trị về địa hình,
khí hậu, nguồn nước, sinh vật. Những nguồn tài nguyên này có giá trị rất lớn trong hoạt động du lịch. lOMoARcPSD| 42676072
+ Tài nguyên địa hình: Trong phát triển du lịch, tính đa dạng của địa hình có ý nghĩa rất quan trọng.
Những nơi địa hình phức tạp, có độ dốc, mức độ chia cắt lớn sẽ tạo nên sự khác biệt, tương phản
về địa hình là nền tảng để hình thành nên những cảnh quan hùng vĩ thu hút khách du lịch với những
loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá… (hang động, đèo dốc, thác nước), nhưng loại địa hình này
cũng gây ra những khó khăn cho việc đi lại, cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch. Ngược
lại, những nơi địa hình bằng phẳng lại tạo nên sự đơn điệu của địa hình vì thế ít có giá trị về cảnh
quan mà chỉ có giá trị khai thác về du lịch văn hóa, tìm hiểu lịch sử, truyền thống bởi đây là những
nơi thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển từ lâu đời.
+ Tài nguyên khí hậu: Là thành phần cơ bản của tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt
động du lịch. Vai trò của khí hậu đối với du lịch thường được xem xét dưới góc độ là yếu tố cơ bản
ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các chương trình du lịch ảnh hưởng của khí hậu đối với
hoạt động du lịch được biểu hiện như sau: –
Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi phải có những điều kiện khí hậu khác nhau, phù hợp với nhu
cầucủa khách du lịch. Ví dụ: Những nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, độ ẩm vừa phải phù hợp
với du lịch nghỉ dưỡng, du lịch leo núi mạo hiểm; những nơi có khí hậu nắng nóng, có số giờ nắng
cao, không khí thoáng, độ ẩm lớn, số ngày mưa ít… thì phù hợp với du lịch biển. –
Tính mùa vụ của du lịch chịu ảnh hưởng chủ yếu của yếu tố khí hậu. Mỗi loại hình du lịch
phùhợp với một thời điểm nhất định trong năm: mùa du lịch cả năm phù hợp với loại hình du lịch
nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối khoáng; mùa hè phát triển các loại hình du lịch biển, leo núi… + Tài
nguyên nước: Nguồn nước tồn tại dưới hai hình thức là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Cả
hai loại nguồn nước này đều có những giá trị nhất định đối với hoạt động du lịch. – Nước mặt tồn
tại chủ yếu dưới dạng biển, sông suối, ao hồ… Đây là những nơi không chỉ có giá trị cung cấp
nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt của con người, mà còn là nơi diễn ra các hoạt động du lịch như
tắm biển, lướt ván, đua thuyền, du lịch thám hiểm biển… –
Nước ngầm tồn tại chủ yếu dưới dạng các mạch nước ngầm, suối nước nóng, nước khoáng.
Cácsuối nước nóng, nước khoáng có tác dụng rất lớn trong việc phục hồi sức khỏe, làm đẹp cho
con người. Ở những nguồn suối khoáng nóng thường được xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng
kết hợp chăm sóc sức khỏe phục vụ khách du lịch.
+ Tài nguyên sinh vật: Bao gồm thế giới động vật và thực vật, là yếu tố quan trọng đặc biệt của tự
nhiên, được khai thác cho các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu tính đa dạng sinh học,
du lịch thám hiểm rừng, tham quan vườn quốc gia… Những loại hình du lịch này thường được
phát triển ở những nơi có hệ sinh thái đa dạng; có các loài động thực vật điển hình, đặc hữu… Đây
chính là những yếu tố tạo nên sức hút đối với khách du lịch.
* Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hóa chủ yếu bao gồm hệ thống các di tích lịch sử văn hóa; các lễ hội, làng
nghề truyền thống; các giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc; ẩm thực; các thành tựu về kinh tế – văn hóa – xã hội…
Xu hướng hiện nay, khách du lịch khi đến một quốc gia, một địa phương đều có chung mục đích
là khám phá, nghiên cứu, trải nghiệm các giá trị văn hóa ở điểm đến du lịch. Mỗi dân tộc, mỗi quốc
gia, mỗi địa phương đều có những giá trị văn hóa đặc sắc khác nhau. Do vậy, tài nguyên du lịch
văn hóa là một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch, là nhân tố tạo
nên sự khác biệt, sự hấp dẫn riêng cho mỗi điểm đến du lịch.
+ Hệ thống các di tích văn hóa lịch sử – cách mạng: Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa có ảnh
hưởng lớn nhất đến các hoạt động du lịch nói chung và du lịch bền vững nói riêng của mỗi quốc
gia, mỗi địa phương là hệ thống các di tích văn hóa lịch sử – cách mạng. Ở Việt Nam, hệ thống di lOMoARcPSD| 42676072
tích này được phân theo các cấp sau: Các di sản văn hóa thế giới (vật thể và phi vật thể); các di tích
cấp quốc gia đặc biệt, các di tích cấp quốc gia, các di tích cấp tỉnh, các di tích chưa xếp hạng. Các
di sản văn hóa thế giới và các di tích cấp quốc gia đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hóa có giá trị
bậc nhất của nước ta, nó phản ánh tiến trình phát triển của lịch sử, trình độ phát triển của mỗi vùng
miền qua các thời kỳ. Vì vậy, có giá trị vô cùng to lớn trong các hoạt động du lịch văn hóa.
+ Lễ hội: Là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc, phản ánh đời sống tâm linh của
người dân địa phương. Lễ hội đã tạo nên những bức tranh muôn màu về phong tục, tập quán của các dân tộc.
Từ xa xưa tới nay, lễ hội luôn thu hút được sự tham gia của nhiều người và đã trở thành món ăn
tinh thần không thể thiếu của đại bộ phận dân cư trong nước cũng như trên thế giới. Lễ hội là nơi
con người có thể quay về với nguồn gốc sơ khai của mình, hướng về với tổ tiên, nguồn cội; và
cũng đã trở thành một loại sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, có khả năng hấp dẫn khách du lịch
rất cao. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi điểm đến du lịch đều có những lễ hội rất riêng mang
linh hồn của dân tộc. Vì thế trong giai đoạn hội nhập hiện nay việc duy trì, bảo tồn, tránh thương
mại hóa các lễ hội là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu.
+ Làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống là làng có nghề cổ truyền được hình thành từ
lâu đời, tồn tại và phát triển tới ngày nay. Như vậy, để cấu thành nên làng nghề cần có hai yếu tố:
làng và nghề, trong đó nghề trong làng đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp thành ngành kinh doanh
độc lập. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, giao thoa và phát triển các giá trị
văn hóa, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc; được các nghệ nhân dân gian sáng tạo ra và truyền từ
đời này sang đời khác.
Đến tham quan trải nghiệm các làng nghề truyền thống, khách du lịch không chỉ để tìm hiểu, thưởng
thức các giá trị nghệ thuật mà nó còn là dịp để du khách có thể trải nghiệm, hưởng thụ những giá
trị văn hóa đặc sắc của mỗi làng nghề. Do đó việc bảo tồn, phát huy các làng nghề thủ công truyền
thống có giá trị rất lớn với hoạt động du lịch.
+ Các giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc: Mỗi dân tộc đều có đặc điểm về thuần phong mỹ tục,
phong cách sống, đặc điểm về văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái
riêng… Vì vậy, trong chuyến đi của mình, mỗi khách du lịch đều mong muốn được gặp gỡ, đối
thoại, giao lưu với người dân địa phương để có những hiểu biết khác nhau về văn hóa của các dân
tộc khác trên thế giới và tìm ra nét riêng của dân tộc mình
Khó khăn môi trường du lịch
Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều
này càng quan trọng hơn đối với sự phát triển của ngành du lịch, nơi mà môi trường được xem là
yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. Ở những nơi mà môi trường tự
nhiên bị suy thoái và ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, do vậy khó có thể thu hút
khách du lịch và ngành du lịch ở đây cũng khó phát triển. Đối với môi trường văn hóa xã hội nếu
bị ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều khía cạnh do các hoạt động du lịch gây ra như: làm thay đổi các
hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi
truyền thống và các tổ chức cộng đồng; thương mại hóa các hoạt động văn hóa truyền thống, làm
mất sự lễ nghi đối với các nghi thức tôn giáo, làm ảnh hưởng đến bầu không khí thiêng liêng truyền
thống trong các lễ hội… thì cũng sẽ không có sức hấp dẫn với khách du lịch và ngành du lịch cũng
không thể phát triển. Từ những vấn đề trên cho thấy, môi trường (cả tự nhiên và xã hội) là một
trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững.
Thực trạng môi trường du lịch tự nhiên hiện nay ở một số điểm đến du lịch ở Việt Nam bắt đầu đã
bị ảnh hưởng và suy giảm do các hoạt động kinh tế và du lịch gây ra (khai thác khoáng sản, lâm lOMoARcPSD| 42676072
sản; xây dựng thủy điện; san lấp trong xây dựng; khí thải, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,
chất thải từ hoạt động du lịch…). Bên cạnh đó, môi trường văn hóa xã hội cũng đang bị ảnh hưởng
tiêu cực trên nhiều khía cạnh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch…
Chính vì vậy, để giảm thiểu sự suy thoái và ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của du lịch cần có những giải pháp đồng bộ từ trung ương đến địa phương như: Quản lý khai
thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường; Tuyên truyền, giáo dục đến cộng
đồng, đến các doanh nghiệp và khách du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại các cơ sở dịch
vụ du lịch; Có chế tài xử phạt mọi hành vi vi phạm đối với những hành động phá hoại tài nguyên và môi trường…
Khó khăn ảnh hưởng đến phát triển về xã hộYếu tố cộng đồng dân cư địa phương Là một
ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành và xã hội hóa cao, hoạt động phát triển du lịch cần phải
gắn liền với sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương – nơi có tài nguyên du lịch. Do vậy, vai
trò của cộng đồng trong hoạt động du lịch là rất quan trọng, luôn đảm bảo cho sự tăng trưởng và
phát triển du lịch bền vững về mặt văn hóa xã hội, mặt khác tạo công ăn việc làm cho cộng đồng,
góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát
triển Nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho
riêng cộng đồng mà còn cho sự phát triển bền vững chung của du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch
nông nghiệp, nông thôn. Khi cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, được coi là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện các kế hoạch và chiến lược du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch nông thôn.
Thực tế cho thấy, cộng đồng dân cư địa phương chủ động tham gia, phối hợp với hoạt động du lịch
tại địa phương đảm bảo thu được những kết quả tốt nhất. Vì cư dân địa phương là người hiểu rõ
bản thân cộng đồng, những giá trị về tài nguyên và là lời cam kết tin cậy nhất về chất lượng dịch
vụ… dành cho khách du lịch.
Hơn thế nữa, có thể thấy sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch góp phần
vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản tại địa phương, tăng sự gắn kết, đoàn kết giữa cộng
đồng, làm hài lòng, thỏa mãn những nhu cầu của du khách, phân phối công bằng chi phí và lợi ích,
thỏa mãn nhu cầu của địa phương…
Khó khăn nguồn nhân lực du lịch
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch phụ thuộc vào chất lượng
của người lao động (thái độ phục vụ, khả năng giao tiếp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ…). Ngành
du lịch muốn phát triển bền vững cần phải có các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, có khả năng
cạnh tranh, có khả năng kích thích chi tiêu của khách du lịch. Để có được các sản phẩm và dịch vụ
chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, vào khả năng, vào trình độ của nguồn nhân lực
du lịch. Do đó, nguồn nhân lực du lịch là yếu tố ảnh hưởng tương hỗ đến phát triển du lịch bền
vững. Du lịch phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm cho xã hội (bao gồm cả nguồn nhân lực du lịch
trực tiếp và lao động gián tiếp ngoài xã hội), ngược lại số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực
du lịch lại ảnh hưởng ngược lại cho du lịch phát triển bền vững. Nguồn nhân lực du lịch có thể phân thành 3 nhóm sau: •
Nhóm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch •
Nhóm thực hiện chức năng sự nghiệp ngành du lịch •
Nhóm thực hiện chức năng kinh doanh du lịch lOMoARcPSD| 42676072
Mỗi nhóm đều có vị trí, vai trò, đặc trưng riêng. Trong đó, nhóm thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển ngành
du lịch và quản lý ngành du lịch. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch bền vững.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương được chú trọng
cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch.
Khó khăn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Bầu không khí chính trị hòa bình, hữu nghị đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế,
khoa học, kỹ thuật, văn hóa và chính trị giữa các dân tộc trên thế giới. Trong phạm vi các mối quan
hệ kinh tế quốc tế, sự trao đổi du lịch quốc tế cũng ngày càng được phát triển mở rộng. Ngành du
lịch chỉ có thể phát triển được dưới bầu không khí hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc;
đó là điều kiện để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch, là yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến phát triển du lịch. Ở đâu có chiến tranh, có khủng bố, có xung đột vũ trang, có xung
đột sắc tộc (thậm chí là cấm vận)…, thì ở đó du lịch sẽ không thể phát triển. Trong những thập kỷ
gần đây, Việt Nam là đất nước có nền chính trị hòa bình ổn định, đang là đối tác tin cậy và là điểm
đến du lịch an toàn, thân thiện. Đây là yếu tố rất quan trọng, đã và đang ảnh hưởng lớn đến phát
triển du lịch bền vững ở nước ta.
Để du lịch không ngừng phát triển, phát triển bền vững và từng bước trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch
cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc
phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan.
Khó khăn về chính sách phát triển du lịch
Có thể nói chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công hay thất bại trong việc
phát triển du lịch. Nói cách khác, chính sách là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển du lịch
bền vững. Đường lối chính sách đúng đắn, thích hợp luôn là điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển,
mang lại hiệu quả cao và bền vững. Cơ chế chính sách phát triển du lịch có ảnh hưởng đến tất cả
các hoạt động du lịch từ khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch đến đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư,
quy hoạch du lịch, các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch…
Các quốc gia (các địa phương) có chính sách cởi mở, thông thoáng (miễn thị thực, đơn giản hóa
thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan…); có cơ chế đặc thù (cơ chế thu hút đầu tư, cơ chế ưu đãi về
thuế…) hấp dẫn trong phát triển du lịch sẽ kích thích các nhà đầu tư, thu hút khách du lịch, tạo điều
kiện cho ngành du lịch phát triển; còn nếu ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch.
Đường lối đối ngoại, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, trong đó có chính
sách phát triển du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Các chính
sách về thủ tục xuất nhập cảnh du lịch, đi lại, lưu trú, tham quan, mua sắm thuận tiện, không phiền
hà là yếu tố hấp dẫn, ảnh hưởng đến “cầu du lịch”. Nhiều nước coi việc cải tiến thủ tục xuất nhập
cảnh và thủ tục hải quan, chính sách thuế (liên quan trực tiếp đến du lịch là cơ chế hoàn thuế giá
trị gia tăng cho khách du lịch mua hàng mang ra khỏi đất nước và chính sách thuế thu nhập) là
khâu đột phát để phát triển du lịch.
Các chính sách ảnh hưởng đến “Cung du lịch” bao gồm: Chính sách đầu tư, Chính sách đào tạo
phát triển nguồn nhân lực du lịch; Chính sách phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Chính sách
xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; Chính sách về vốn;
Chính sách thị trường; Chính sách nghiên cứu khoa học, công nghệ du lịch và môi trường và
Chính sách cải cách hành chính lOMoARcPSD| 42676072
Câu 12: Trình bày những nội dung chính trong quy trình quản trị điểm đến du lịch
thuộc cấp độ quản lý nhà nước.
QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH thuộc cấp độ quản lý nhà nước
2.2.1. Tổ chức hoạt động khai thác, phát huy giá trị điểm đến
2.2.1.1. Tổ chức các bộ phận khai thác, kinh doanh dịch vụ du lịch
Nhìn chung, các bộ phận khai thác, kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch sẽ bao gồm
các bộ phận chính yếu sau đây:
- Bộ phận an ninh bảo vệ: kiểm soát người ra vào, xé vé tham quan, hướngdẫn khái quát, sơ bộ cho
du khách khi họ có nhu cầu. Kiểm tra, rà soát, phát hiện, bảo đảm trật tự phòng chống tai nạn, xử
lý các sự cố cháy nổ, mất an ninh, an toàn... trong không gian điểm đến. Trông coi, bảo quản, giữ
gìn tài sản, phương tiện cho du khách; ngăn chặn và phòng chống trộm cắp... đảm bảo cho điểm
đến hoạt động an toàn, hiệu quả; giúp cho du khách yên tâm khi đến tham quan du lịch.
- Bộ phận tổ chức dịch vụ phục vụ khách du lịch: Tùy theo từng điểm đến, theo qui mô và tínhchất
của điểm đến mà có thể có hoặc không các dịch vụ vận chuyển nội vùng điểm đến; dịch vụ lưu
trú, nghỉ dưỡng trong không gian điểm đến; các dịch vụ ẩm thực, chăm sóc sức khỏe và các dịch
vụ bổ sung khác. Các bộ phận bổ trợ khác
Tổ chức bộ máy vận hành điểm đến du lịch
- Bộ phận hành chính, quản trị tổng hợp -
Bộ phận nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày...
- Bộ phần bảo tồn, tu bổ, tôn tạo
- Bộ phận phát triển dịch vụ du lịch
- Bộ phận thông tin - truyền thông, đối ngoại - hợp tác...- Bộ phận đảm bảo an ninh, an toàn - Các bộ phận khác...
2.2.1.2. Xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch trong không gian điểm đến 2.2.1.3. Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong các khâu công việc
2.2.1.4. Phát triển hệ thống dịch vụ thích hợp phục vụ khách du lịch trong khuôn khổ điểm đến
2.2.1.5. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng điểm đến
2.2.1.6. Đẩy mạnh marketing, truyền thông điểm đến
2.2.1.7. Đẩy mạnh marketing, truyền thông điểm đến
2.2.1.8. Liên kết, phối hợp với các cá nhân, tổ chức có liên quan để đầu tư, khai thác điểm đến
2.2.1.9. Quản trị tài chính, doanh thu điểm đến
2.2.2. QUẢN LÝ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG KINH DOANH ĐIỂM ĐẾN
2.2.2.1. Xác định vai trò cộng đồng trong kinh doanh điểm đến du lịch
2.2.2.2. Những lĩnh vực cộng đồng có thể tham gia khai thác, phát huy giá trị điểm đến -
Dịch vụ giao thông vận chuyển du khách trong không gian điểm đến và nộivùng phụ cận điểm đến. -
Dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng trong các bungalow, homestay; các mini hotelhay các khách
sạn ven đường, ven điểm đến du lịch (motel). Tổ chức các khách sạn, nhà nghỉ với các chuẩn khác
nhau trong địa bàn điểm đến; khu vực camping lửa trại trong đêm trong không gian điểm đến... lOMoARcPSD| 42676072 -
Dịch vụ ẩm thực với các nhà hàng, quán ăn, quán giải khát với các qui mô và mức độ khác
nhauphục vụ các nhu cầu đa dạng của thực khách. -
Dịch vụ cung ứng các hình thức diễn xướng dân gian truyền thống; tham gia các trò chơi
dângian truyền thống của địa phương, dân tộc trong khu vực điểm đến du lịch. -
ịch vụ chăm sóc sức khỏe du khách: foot massage, tắm thuốc, mua bán các loại dược liệu
quícủa địa phương, cung cấp các bài thuốc trị liệu truyền thống mang đặc trưng, bí quyết dân tộc, vùng miền. -
Dịch vụ mua sắm các hàng hóa tiêu dùng, các loại sản vật địa phương, các đồ ăn thức uống,
đồlưu niệm, các hàng hóa văn hóa đặc trưng điểm đến...
2.2.2.3. Nội dung quản lý sự tham gia của cộng đồng trong kinh doanh điểm đến -
Thứ nhất, Quản lý việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách phát triển du lịch của
địaphương; các nội qui, qui chế, qui định của chính quyền địa phương; của các cơ quan chức năng
có trách nhiệm trong công tác quản lý/quản trị điểm đến du lịch. -
Thứ hai, Quản lý việc xúc tiến đầu tư, xây dựng, phát triển và khai thác các cơ sở vật chất
kỹthuật, hạ tầng du lịch trong không gian điểm đến và không gian phụ cận, nội vùng điểm đến du lịch. -
Thứ ba, Quản lý việc phát triển hệ thống dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu đa dạng của đội
ngũdu khách trên cơ sở chấp hành đúng các qui định của chính quyền địa phương, cơ quan quản
lý điểm đến du lịch. Hướng tới đa dạng hóa dịch vụ, tối đa hóa tiện ích - lợi ích của khách hàng và
các cá nhân tổ chức tham gia kinh doanh, phát triển dịch vụ trong không gian điểm đến và vùng phụ cận điểm đến. -
Thứ tư, Quản lý việc tổ chức tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực du lịch tham gia các
hoạtđộng dịch vụ trong không gian điểm đến. Hỗ trợ việc đào tạo bổ sung, nâng cao kiến thức kỹ
năng chuyên môn hoạt động cho các cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động dịch vụ trong không gian điểm đến. -
Thứ năm, Quản lý việc thu chi tài chính thông qua các công cụ thuế, phí và các qui định về
thuchi tài chính theo qui định hiện hành. Đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận, đem lại lợi ích, thu nhập
chính đáng được tăng lên không ngừng cho người lao động trong các bộ phận. Tạo động lực cho
quá trình cống hiến, hưởng thụ của các cá nhân và tổ chức có liên quan hoạt động theo đúng các
qui định của pháp luật và hệ thống các văn bản pháp lý có liên quan. -
Thứ sáu, Quản lý việc bảo vệ môi trường du lịch trong không gian điểm đến du lịch; bao
gồmmôi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân văn; từ đó kiến tạo, củng cố, giữ
vững và phát huy, nâng cao các giá trị cốt lõi của điểm đến; trở thành tiền đề, nền tảng cho phát
triển du lịch bền vững trong không gian điểm đến.
2.2.3. Xây dựng thương hiệu điểm đến
2.2.3.1. Định vị thương hiệu điểm đến
* Nghiên cứu, xác định, đánh giá giá trị cốt lõi của điểm đến du lịch * Phát triển dịch vụ cốt lõi,xây
dựng sản phẩm cốt lõi của điểm đến * Phát triển thị trường cốt lõi
2.2.3.2. Nhận diện thương hiệu điểm đến
* Xây dựng logo biểu trưng, Slogan hành động, xác định chỉ dẫn địa lý điểm đến* Đăng ký sở hữu
thương hiệu điểm đến du lịch.
2.2.3.3. Truyền thông, phát triển thương hiệu điểm đến
* Công bố nhận diện thương hiệu điểm đến * Truyền thông thương hiệu điểm đến lOMoARcPSD| 42676072 * Phát triển
Câu 13: Nêu những nội dung công việc trong quá trình quản lý sự tham gia của cộng
đồng trong kinh doanh điểm đến du lịch.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc ra quyết định, thực hiện và chia sẻ lợi
ích từ du lịch được xem là một yếu tố then chốt để phát triển du lịch bền vững tại điểm đến du lịch
đó. Bên cạnh các đặc điểm nhân khẩu học, quyết định tham gia của người dân vào du lịch tại điểm
đến chịu sự chi phối của 6 nhân tố theo mức độ giảm dần là: hiểu biết về du lịch địa phương, thái
độ tích cực tham gia, năng lực phục vụ du lịch, khả năng ra quyết định, sự tin tưởng các bên liên
quan và năng lực tiếp cận du khách của người dân. Điều này cho thấy việc tăng cường sự tham gia
của cộng đồng địa phương và quản lý sự tham gia này trong kinh doanh điểm đến du lịch hết sức
quan trọng và cần có những chính sách phù hợp.
Căn cứ tại Điều 6 Luật Du lịch 2017 quy định sự tham gia của cộng đồng dân cư trong
phát triển du lịch như sau: -
Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du
lịch; cótrách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, bảo vệ môi trường. -
Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát
huycác loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng
hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
người dân địa phương.
Theo đó, ngoài việc được quyền tham gia và thụ hưởng những lợi ích hợp pháp từ hoạt
động du lịch mang lại, cộng đồng dân cư sẽ có một số vai trò trong việc phát triển du lịch như sau: -
Bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương- Giữ gìn an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
Nội dung công việc trong quá trình quản lí sự tham gia của cộng đồng trong kinh
doanh điểm đến du lịch:
+ Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch tại điểm đến du lịch đó.
+ Lập quy hoạch về du lịch cho điểm đến du lịch đó và có kế hoạch cụ thể về quyền lợi
cũng như trách nhiệm của cộng đồng dân cư tại địa phương đó.
+ Tổ chức cho người dân các hoạt động về du lịch góp phần xúc tiến du lịch, xây dựng
thương hiệu du lịch cho địa phương.
+ Đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, tạo điều kiện tốt nhất để các
hộ dân, doanh nghiệp phát triển hệ thống dịch vụ du lịch xung quanh điểm đến du lịch.
+ Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch tại điểm đến du lịch đó.
+ Thường xuyên kiểm tra để có thể sửa chữa những sai sót, phát huy các điểm tích cực của
cộng đồng dân cư trong quá trình kinh doanh tại điểm đến du lịch.
+ Giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, tinh hoa của cộng đồng dân cư ở địa
phương đó trong kinh doanh điểm đến du lịch. Loại bỏ các tập tục không tốt gây ảnh hưởng tới sự
phát triển du lịch của điểm đến đó.
+ Chỉ đạo, đôn đốc sát sao việc bảo vệ mội trường, bảo vệ tài nguyên du lịch cũng như giữ
gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội tại điểm đến đó lOMoARcPSD| 42676072
Bên cạnh đó, nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh
tại điểm đến du lịch như:
+ Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao.
+ Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch cho điểm đến đó.
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt là chú trọng vào nguồn nhân lực
du lịch tại địa phương.
+ Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự
tham gia của cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp.
+ Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô tương xứng với tiềm năng
của điểm đến du lịch đó; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.
Câu 14: Phân tích, đánh giá những nội dung công việc cần triển khai trong quá trình
triển khai việc xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch.
Xây dựng thương hiệu luôn là bài toán hao tốn nhiều thời gian, nỗ lực và rất tốn kém, và tất
nhiên không phải là một điều gì đó nhỏ bé và dễ dàng để mọi doanh nghiệp du lịch đều có thể tạo dựng. Khái niệm
Xây dựng thương hiệu điểm đến trong tiếng Anh được gọi là Destination Branding hay Place
Branding, Location Branding. Xây dựng thương hiệu điểm đến là một quá trình xây dựng và nhận
dạng tính khác biệt, độc đáo và đặc trưng của một điểm đến du lịch.
Tạo dựng thương hiệu là sự phối kết hợp tất cả sản phẩm và dịch vụ của các ngành khác nhau
như nông nghiệp, du lịch, thể thao, nghệ thuật, đầu tư công nghệ, giáo dục,... liên quan tới điểm đến du lịch
Xây dựng thương hiệu điểm đến là quá trình quản lí trong ngành du lịch đóng vai trò gắn kết
chặt chẽ dựa trên hiểu biết với hệ thống đánh giá và cảm nhận của khách hàng, đồng thời là phương
tiện định hướng hành vi của các nhà quản lí và kinh doanh du lịch tiếp thị điểm đến như một sản
phẩm du lịch thống nhất.
Nói cách khác, thương hiệu như một nguồn lực quan hệ với cả khách du lịch và với các doanh
nghiệp trong nước và các tổ chức du lịch khác.
Các cấp độ của thương hiệu điểm đến
Trước đây, người ta thường nói đến thương hiệu của doanh nghiệp và nhãn hiệu của hàng hóa
và dịch vụ, nhưng trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới người ta thường nói đến bốn
cấp độ của thương hiệu, đó là: - Cấp độ quốc gia
Trên phạm vi thị trường du lịch thế giới, các quốc gia luôn luôn xây dựng thương hiệu du lịch
quốc gia của mình như một điểm đến hấp dẫn thu hút khách từ mọi nơi trên trái đất. - Cấp độ địa phương
Mỗi địa phương có một lợi thế riêng trong sự phát triển du lịch và mỗi địa phương cũng là một
điểm đến du lịch. Vì thế, ngoài thương hiệu quốc gia, mỗi địa phương xây dựng cho mình một
thương hiệu riêng không chỉ trong lĩnh vực hàng hóa mà cả trong lĩnh vực du lịch.
- Cấp độ doanh nghiệp hoặc tập đoàn
Các doanh nghiệp du lịch cũng như các tập đoàn xây dựng những thương hiệu riêng của mình
với mục tiêu nâng cao nhận thức của khách về các dịch vụ du lịch của mình.
- Cấp độ sản phẩm dịch vụ và hàng hóa lOMoARcPSD| 42676072
Mỗi doanh nghiệp du lịch có những sản phẩm dịch vụ và hàng hóa khác nhau. Các doanh
nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho từng dịch vụ và hàng hóa nhằm thu hút khách.
Thương hiệu của từng dịch vụ và hàng hóa là sự khác biệt với các doanh nghiệp du lịch khác
để cạnh tranh trên thị trường.
Những nội dung công việc cần triển khia trong quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình cũng như
vô hình với mục đích để khác biệt hoá sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp và điểm du lịch có tính
hấp dẫn, có sức thu hút, tạo nên cảm xúc mạnh mẽ và sự ghi nhớ sâu sắc trong tâm trí của khách hàng.
Xây dựng thương hiệu nói chung có thể được thực hiện theo 5 bước cơ bản sau[8]:
Bước 1. Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu
Đây là một bước quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu, vì nếu xây dựng sai
nền móng sẽ khó sửa chữa hoặc điều chỉnh trong giai đoạn sau. Các yếu tố cơ bản để xây dựng nền
móng của thương hiệu bao gồm:
+ Các nhận biết cơ bản của thương hiệu( Brand Attribues).
Đó là logo, mầu sắc,đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu này khác biệt với thương hiệu khác.
+ Các lợi ích thương hiệu( Brand Benefits)
Đó là những lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đem lại cho người tiêu
dùng. Ví dụ, hiện nay thương hiệu của một số các khách sạn, khu du lịch sử dụng mầu xanh tự
nhiên đem lại cho người tiêu dùng một cảm giác mát mẻ, không gian yên tĩnh, khí hậu trong lành,
môi trường xanh-sạch- đeph. Đó là những lợi ích cẩm tính và cảm giác của người tiêu dùng khi nhìn nhận thương hiệu.
+ Niềm tin thương hiệu(Brand Beliefs)
Thương hiệu phải chứng tỏ được một niềm tin sẽ mang lại lợi ích thực sự cho người
tiêu dùng. Ví dụ: Du lịch Malayxia xây dựng thương hiệu điểm đến là” Malayxia thực sự là châu
Á”, đã tạo cho khách du lịch tiềm năng niềm tin là đến Malayxia sẽ tìm được những nét đặc trưng của châu Á.
+ Tính cách của thương hiệu( Brand personlization)
Khi xây dựng thương hiệu, ta tưởng tượng thương hiệu này như một con người có
những tính cách riêng biệt. Mạnh mẽ hay hiền dịu, chân thật hay giả dối, khoe khoang hay giản
dị…v.v. Điều này tạo nên những cảm nhận của người tiêu dùng khi họ nhìn thấy thương hiệu.
+ Tính chất thương hiệu(Brand Essence)
Thương hiệu phải tóm tắt các yếu tố tạo nên sự khác biệt và tính đặc trưng của nó và
thường được thông qua việc sử dụng các câu slogan của thương hiệu. Ví dụ:” Bắt đầu từ năm 2005,
Tổng cục Du lịch Việt Nam mới cho ra đời khẩu hiệu” Việt Nam, vẻ đẹp tiềm ẩn”, nhưng chưa
phải là thông điệp rõ ràng, chưa truyền được tính chất của Việt Nam. Trong khi Việt Nam còn tiềm
ẩn thì nhiều nước đã lộ diện như Singapore với “Độc đáo Singapore”, Ấn Độ với”Ấn Độ trỗi dậy”.
Hơn nữa khẩu hiệu phải có giá trị sử dụng dài khoảng ba năm. Phải làm sao cho du khách bị hút
bởi khẩu hiệu thể hiện sức rõ sức năng động, trẻ trung của Việt Nam”.
Bước 2. Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là một thông điệp cốt lõi sẽ truyền tải trong mỗi một phương tiện
truyền thông. Một bản tuyên bố rõ ràng mong muốn của doanh nghiệp đạt được trong tâm trí của lOMoARcPSD| 42676072
khách hàng. Để đạt được mục tiêu này định vị thương hiệu phải trả lời được 7 câu hỏi cơ bản sau: · Bạn là ai?
· Công việc kinh doanh của bạn là gì?
· Cho ai?( Ai là người bạn đáp ứng)
· Điều gì cần thiết trong thị trường mà bạn đáp ứng?
· Bạn cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh của mình như thế nào?
· Sự khác biệt của bạn nằm ở đâu?
· Đâu là lợi ích độc đáo trong sản phẩm hay dịch vụ của bạn?
Vấn đề định vị thương hiệu cho hoạt động du lịch rất quan trọng không chỉ ở tầm quốc
gia, địa phương(điểm đến du lịch) mà cả ở tầm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Ví
dụ: Đối với một khách sạn, người ta cần định vị thị trường khách là đối tượng nào? Nhu cầu, sở
thích, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng là gì thì mới định vị được thương hiệu của khách
sạn. Điều này hoàn toàn đúng với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và các doanh nghiệp kinh
doanh các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
Bước 3. Xây dựng chiến lược thương hiệu
Sau khi đã định vị được thương hiệu, cần phải xây dựng chiến lược thương hiệu trong một
thời gian dài( khoảng 3 năm) bao gồm:
· Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm
· Ngân sách giành cho việc tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến thương hiệu hàng năm
· Kế hoạch tung sản phẩm mới cho từng năm
Bước 4. Xây dựng chiến dịch tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến
· Sau khi chiến lược được phê duyệt, cần phải xây dựng kế hoạch ngân sách cho việc tuyên
truyền, quảng cáo và xúc tiến cho từng năm.
· Kế hoạch ngân sách của hàng năm cần chi tiết hoá cho từng tháng gồm mỗi tháng ngân
sách là bao nhiêu? Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến bằng những thông điệp nào và trên các
phương tiện truyền thông cũng như các phương tiện quảng cáo, xúc tiến nào?
Buớc 5. Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến.
Sau mỗi giai đoạn tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến cần có sự đo lường hiệu quả của
mỗi giai đoạn để có sự hiệu chỉnh kịp thời sao cho hiệu quả hơn. Những thông tin có bản cần phải
được thu thập bao gồm:
· Có bao nhiêu % người biết đến thương hiệu?
· Họ nhớ những yếu tố nào của thương hiệu đó?
· Họ có những đánh giá, nhận xét gì về thương hiệu đó?
· Có bao nhiêu % người dùng thử thương hiệu đó?
· Có bao nhiêu % người tiếp tục dùng sau lần dùng thử?
· Có bao nhiêu % người giới thiệu cho người khác về thương hiệu này?
Để có những thông tin cơ bản này cần phải tiến hành điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn
trực tiếp hoặc bằng phiếu điều tra.
Vấn đề thương hiệu và điểm đến du lịch là những vấn đề lớn, phức tạp cần được nghiên cứu kỹ lưỡng
và thường xuyên cập nhật, thay đổi theo xu thế của thị trường du lịch khu vực và thế giới. Thị
trường du lịch phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của con người, nhu cầu này chưa phải là thiết yếu
trong uộc sống và nó bị tác động do nhiều yếu tố. Vì vậy, những vấn đề về thương hiệu và điểm
đến du lịch nêu trên chỉ là tương đối, gợi mở cho những công trình nghiên cứu tiếp theo lOMoARcPSD| 42676072
Câu 15. Trình bày những nội dung trong công việc phân tích, đánh giá điểm đến du lịch Phân tích:
a) Nhóm tiêu chỉ vể tài nguyên du lịch gổm cắc tiêu chi dánh giá cụ thê sau:
+ Sự đa dạng và độc dáo của tài nguyên
+ Sírc chứa của điên tài nguyên
+ Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên
b)Nhóm tiêu chí về sản phẩm và dịch vụ gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể sau:
+ Cung cấp thông tin cho khách hang
+ Chi dần thông tin rong toàn bộ điêm du lịch + Thuyết minh +Quây thông tin du lịch
+ Hệ thống cơ sở vật chat kỹ thuật phục vụ lưu trú của khách du lịch
+ Dịch vụ cung cấp cho khách trong các khu lưu trủ
+ Hệ thổng nhà hảng phục vụ khách du lịch + Dịch vụ ăn uông
+ Dịch vụ tham quan, nghi dưỡng, khám phả, tìm hiêu các giá trị về nhiên, văn hóa
+ Dịch vụ tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo + Dịch vụ mua sắm
c) Nhóm tiêu chí về qun ý điểm dến gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể sau: +Quản lỷ chung
+ Môi trường tự nhiên và vệ sinh chung + Xửlý rác thải
+ Hệ thống nhà vệ sinh công cộng + Môi trường xã hội
+ Tò chức lực lượng an ninh, trật tự
+ Phuơng án đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch
+Cơ só vật chất kỹ thuật đảm bào an ninh, an toàn cho khách du lịch
d) Nhóm tiêu chí vê cơ sở hạ tầng gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể sau:
+ Hệ thống dường giao thông
+ Biễn báo chỉ dẫn tiếp cận khu du lịch băng đường bộ, đuờng thùy
+ Đường giao thông nội bộ + Hệ thông điện
+ Hệ thổng cấp, thoát nước
e)Nhóm tiêu chí về sự tham gia của cộng đống địa plwơng
+ Tỷ lệ lao động là nguời địa phuơng trong diểm du lịch f)
Nhóm iiêu chí về sự hài lòng của khách
+ Sy hải lòng của khách du lịch thông qua phiếu điều tra
Quy trinh đánh giá diểm đến
- Bước l: Thành lập Ban Tồ chức và thành lập các tiều ban Nội dung, Thukỷ, Hậu cần,...
- Bước 2: Lụa chọn điễm đến để đánh giả
- Bước 3: Thẳnh lập các nhóm chuyên gia gồm: Nhom chuyên gia đánh giảvà nhóm chuyên gia diều tra lOMoARcPSD| 42676072
- Buớe 4: Các nhỏm chuyên gia đảnh giá và clha diển thực hiện chẩm čiểmtheo bảng điển:
tổ chức diều tra lấy ý kiến của khách du lịeh theo phiểu điều tra
- Buớc 5: Tiêu ban Thu ký tổng hợp điểm
- Buóc 6: Ban Tổ chức xếp loại diễm dến
Câu 16: Trình bày nội dung phân tích, đánh giá hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch.
Làm rõ các tiêu chí đánh giá dịch vụ ở điểm đến.
• Hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch bao gồm nhiều loại dịch vụ khác nhau để đáp ứng nhu cầu
của du khách khi đi du lịch. Các dịch vụ này bao gồm:
1. Dịch vụ lưu trú: bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, homestay, resort, villa, căn hộ cho thuê, vv.
2. Dịch vụ ăn uống: bao gồm các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán bar, vv.
3. Dịch vụ vận chuyển: bao gồm các phương tiện di chuyển như xe bus, taxi, xe đạp, xe máy, xehơi, tàu hỏa, máy bay, vv.
4. Dịch vụ hướng dẫn viên: bao gồm các hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn viên địa phương,hướng dẫn viên tự do, vv.
5. Dịch vụ giải trí: bao gồm các hoạt động giải trí như đi bộ đường dài, leo núi, lặn biển, chèothuyền, chơi golf, vv.
6. Dịch vụ mua sắm: bao gồm các cửa hàng bán lẻ, chợ đêm, chợ truyền thống, vv.
7. Dịch vụ y tế: bao gồm các bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, vv.
8. Dịch vụ tài chính: bao gồm các ngân hàng, trung tâm mua bán ngoại tệ, vv.
9. Dịch vụ thông tin du lịch: bao gồm các trung tâm thông tin du lịch, các trang web du lịch, cácứng dụng di động, vv.
Tất cả các dịch vụ này đều được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của du khách khi đi du lịch và giúp
cho họ có một trải nghiệm du lịch tốt nhất. • Đánh giá:
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp hiện nay. Trong những năm gần đây, du lịch
ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, khi đời sống người dân dần được cải
thiện, nhu cầu đi du lịch cũng tăng lên, nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng
cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Du lịch chính là chiếc cầu nối góp phần thúc đẩy
nền kinh tế, là bộ mặt của một đất nước. Để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo, hấp dẫn và thu hút
được khách du lịch là điều không hề đơn giản, bởi du lịch bao gồm một chuỗi các hệ thống dịch vụ
mà thiếu nó du lịch sẽ không tồn tại và phát triển được. Muốn phát triển du lịch một cách hiệu quả,
ta phải xem xét mối quan hệ giữa ngành Du lịch với các hệ thống dịch vụ, phụ trợ và phối hợp nhịp
nhàng các ngành đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do vậy, có thể nói rằng, Du lịch là một
ngành kinh tế tổng hợp, nó mang tính liên ngành, liên vùng và phức tạp. Du lịch là một ngành có
định hướng tài nguyên rõ rệt nhưng chỉ có thể phát triển khi kinh tế - xã hội của con người đạt mức
nhất định. Tại nơi đến, sự tập trung của khách cùng với các tiện nghi và dịch vụ cần thiết sẽ gây ra
những ảnh hưởng và tác động nhiều chiều trong đó biểu hiện rõ nhất là những thay đổi trong hoạt
động kinh tế của địa phương.
Thứ nhất, khi nói đến du lịch là sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú và làm việc
thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất
định. Vì vậy, khâu hoạt động đầu tiên của ngành du lịch là vận chuyển đưa đón khách du lịch. Hoạt
động vận chuyển du lịch giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch, hệ thống giao
thông vận tải càng phát triển, chất lượng các phương tiện vận tải càng tốt, thì ngành du lịch càng lOMoARcPSD| 42676072
phát triển. Để phục vụ khách tốt nhất và an toàn tuyệt đối, các phương tiện vận chuyển khách du
lịch phải đảm bảo các yêu cầu: tốc độ nhanh, an toàn tuyệt đối, tiện nghi phục vụ khách trên các
phương tiện đầy đủ sang trọng và hợp vệ sinh, nhân viên lái xe và phục vụ xe có chuyên môn cao,
khỏe mạnh, giao tiếp và ứng xử với khách có văn hóa. Các nhà kinh tế du lịch đã khẳng định, để
phát triển du lịch tại một khu du lịch, một địa phương, một đất nước thì nơi đó phải có ít nhất ba
trong năm loại phương tiện vận chuyển khách du lịch tới, đó là: đường bộ, đường sắt, đường hàng
không, đường biển và đường cáp.
Thứ hai, du lịch với dịch vụ lưu trú. Các cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu về ở trọ của con
người khi rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình. Căn cứ và nhu cầu và khả năng thanh toán của
con người nhiều loại hình cơ sở lưu trú xuất hiện như: khách sạn các hạng loại, nhà khách, nhà
nghỉ, nhà trọ, khu du lịch, biệt thự, bungalows, bãi cắm trại..v.v. Tất cả các cơ sở có chung bản
chất kinh doanh dịch vụ lưu trú (cho thuê buồng để ở trọ ) được gọi ngành khách sạn, đối tượng
cho thuê là những người cần nơi ở trọ trong đó chỉ một phần là khách du lịch. Ngành Khách sạn có
tính độc lập tương đối với ngành Du lịch, muốn phát triển du lịch thì cần phải có ngành khách sạn,
nhưng ngược lại khi du lịch chưa phát triển, nhưng xã hội vẫn cần đến ngành khách sạn để phục
vụ nhu cầu ở trọ của con người. Các khách sạn được xây dựng ở các thành phố, khu trung tâm
thương mại, các điểm du lịch và khu du lịch. Nó phục vụ đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch,
như: lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí với chất lượng cao. Ngày nay ở các nước có nền du lịch
phát triển hệ thống khách sạn phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong ngành du lịch, doanh thu
từ khách sạn có thể chiếm tới 60-70% tổng doanh thu ngành Du lịch.
Thứ ba, du lịch với các dịch vụ ăn uống và giải trí. Ăn uống là nhu cầu thiết yếu và cơ bản
nhất của con người để tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế, với đời sống nhân dân
tăng lên, nhu cầu về các dịch vụ phục vụ ăn, uống tăng nhanh nên các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn,
uống phát triển mạnh mẽ và đa dạng( nhà hàng, quán ăn nhanh, bar...) và trở thành một ngành kinh
doanh có hiệu quả kinh tế cao trong nền kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng. Ăn uống
không chỉ thỏa mãn nhu cầu sinh lý của con người tồn tại, mà còn thể hiện nền văn hóa mỗi dân
tộc, nên được gọi là “văn hóa ẩm thực”. Một trong những nhu cầu quan trọng của khách du lịch là
tìm hiểu và thưởng thức các món ăn đặc trưng của mỗi dân tộc, nền văn hóa dân tộc thông qua các
món ăn dân tộc. Do đời sống ngày một nâng cao và ngành du lịch phát triển, nhu cầu ăn uống tăng
lên rất nhanh. Từ đó các loại hình kinh doanh ăn uống hình thành và phát triển song hành nhằm
đáp ứng, thu hút khách du lịch. Các loại hình kinh doanh ăn uống rất độc lập ở đường phố và ở tất
cả các khách sạn, kinh doanh ăn uống trên các phương tiện vận chuyển (trên máy bay, tàu hỏa, tàu
biển....); các cơ sở kinh doanh ăn sáng, ăn tiệc, ăn uống đặc sản, ăn uống phổ thông.... các loại hình
này vừa phục vụ nhu cầu của cư dân địa phương vừa phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, hoạt
động giải trí cho con người trong xã hội nói chung và cho khách du lịch nói riêng ở các nước phát
triển đã trở thành ngành công nghiệp giải trí. Đối với hoạt động du lịch, nó là một bộ phận cấu
thành quan trọng để phát triển du lịch, tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng bản sắc văn hóa dân
tộc, đặc biệt là truyền thống văn hóa lịch sử, nghệ thuật, những phong tục tập quán, nền văn hóa dân gian đặc sắc.
Thứ tư, Du lịch và các dịch vụ nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Mục đích của con người khi đi
du lịch nhằm phục hồi sức khỏe sau một khoảng thời gian lao động căng thẳng. Có những người
đi du lịch để chữa các bệnh của thời đại, như: stress, mỡ trong máu, áp huyết, tiểu đường..v.v. Các
cơ sở kinh doanh du lịch dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có tổ chức các dịch vụ nghỉ dưỡng và chữa
bệnh, như: Massge, spa, chữa bệnh bằng nước khoáng, chữa bệnh bằng ngâm bùn, chữa bệnh bằng lOMoARcPSD| 42676072
thuốc dân tộc, bằng chế độ ăn, uống... nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây là một xu
hướng kinh doanh có rất nhiều triển vọng trong tương lai.
Ngoài ra, lư hành là thực hiện chuyến đi du lịch theo kế hoạch lộ trình và chương trình đã
qui định trước. Nhu cầu các sản phẩm du lịch khách du lịch và các nhà cung cấp các sản phẩm này
có khoảng cách về không gian, vì vậy các nhà cung cấp các sản phẩm trực tiếp cho khách du lịch
mà thường thông qua tổ chức trung gian, đó là các tổ chức lữ hành. Các tổ chức du lịch lữ hành
được gọi là các hãng lữ hành và công ty lữ hành làm đầu mối trung gian để thiết lập mối quan hệ
giữa các nhà cung ứng các sản phẩm dịch vụ với khách du lịch. Các tổ chức du lịch lữ hành giữ vị
trí quan trọng để phát triển du lịch. Cùng với đó, ngoài các dịch vụ cơ bản trên tham gia vào việc
hỗ trợ hoạt động du lịch thì khách du lịch ngày nay còn sử dụng rất nhiều các dịch vụ khác, như:
Ngân hàng, Bưu chính, Viễn thông, các dịch vụ số,... bởi nhu cầu và sự hiệu quả của các dịch vụ
trên là rất cao trong thời gian khách tham gia hoạt động du lịch.
Du lịch là hoạt động kinh tế cần nhiều sự hỗ trợ liên ngành. Cũng có thể nói phát triển du
lịch là sự kéo theo một số ngành dịch vụ khác phát triển. Mối quan hệ này tác động qua lại với
nhau, cùng đem lại lợi ích cho các ngành. Từ đó có thể kết luận: “Du lịch là một ngành kinh tế dịch
vụ tổng hợp”. Mỗi quốc gia, mỗi vùng có định hướng phát triển du lịch cần có sự đầu tư, nghiên
cứu một cách tổng thể các ngành nhằm đón đầu cũng như nâng cao hiệu quả của các ngành dịch
vụ bởi các ngành này nằm trong chuỗi các dịch vụ tổng hợp đáp ứng nhu cầu của hoạt động du lịch.
Tiêu chí đánh giá điểm du lịch
1.Tài nguyên du lịch
Sự đa dạng và độc đáo của tài nguyên du lịch
Có các phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích đặc biệt, trong đó có công trình văn hóa, di
tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia đặc biệt hoặc di sản thế giới, thắng cảnh quốc gia, khu
bảo tồn/vườn quốc gia/khu dự trữ sinh quyển/di sản thiên nhiên thế giới; hoặc có thể khai thác phát
triển nhiều hoạt động/sản phẩm du lịch
Sức chứa của điểm tài nguyên Trên 150 người/ngày
Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên
Còn nguyên bản, được bảo vệ tốt, tạo cảnh đẹp
Còn giữ được truyền thống văn hóa, có biện pháp bảo vệ, tạo nét hấp dẫn riêng biệt
2. Sản phẩm và dịch vụ
Cung cấp thông tin cho khách hàng (qua điện thoại, mạng thông tin toàn cầu, ấn phẩm) -
Có dịch vụ cung cấp thông tin cho khách qua điện thoại 24/24 -
Có dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng thông tin toàn cầu (website hoặc
mạng xã hội),website, mạng xã hội đăng tải hình ảnh động, video, hỗ trợ download ấn phẩm
điện tử của điểm du lịch, có mục Hỏi – Đáp, trả lời các câu hỏi thường gặp nhất của khách
du lịch, có hỗ trợ tư vấn online, địa chỉ email liên hệ trực tuyến, có đường dẫn tới các
website liên quan khác như: hãng lữ hành, hãng vận chuyển… -
Có ấn phẩm hướng dẫn thông tin phát cho khách thăm quan, ấn phẩm được
thiết kế côngphu, hình ảnh ấn tượng, độc đáo, kích cỡ phù hợp để mang theo, thông tin đầy
đủ, dễ đọc, sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường -
Thông tin trên ấn phẩm in, ấn phẩm điện tử, website hoặc mạng xã hội được
thể hiệnbằng ít nhất 02 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh lOMoARcPSD| 42676072
Chỉ dẫn thông tin trong toàn bộ khu du lịch -
Có bảng nội quy chung của toàn điểm du lịch và bảng nội quy chi tiết tại các khu chứcnăng. -
Có sơ đồ chỉ dẫn chung của toàn điểm du lịch được đặt tại nhiều nơi trong
điểm du lịchđược thiết kế bằng tiếng Việt và ít nhất 1 ngoại ngữ -
Biển chỉ dẫn có sơ đồ thông tin định vị vị trí của du khách, được thiết kế với
nhiều hìnhảnh, ký hiệu thể hiện tính thông tin cao
Thuyết minh (trực tiếp hoặc qua băng ghi âm, qua hình ảnh, bảng thông …) -
Có bảng thông tin thuyết minh điện tử về các đối tượng tham quan hoặc có
thuyết minhviên chuyên trách phục vụ khách -
Thuyết minh viên có khả năng sử dụng ít nhất 02 ngoại ngữ để thuyết minh cho khách -
Có dịch vụ thuyết minh tự động -
Có hỗ trợ khách khiếm thínhQuầy thông tin du lịch -
Có quầy thông tin trưng bày những ấn phẩm quảng cáo về điểm du lịch dành
cho kháchdu lịch, giá để ấn phẩm thông tin được thiết kế gọn nhẹ, thuận tiện cho việc lấy ấn phẩm -
Có nhân viên chuyên trách trực cung cấp thông tin -
Có trang bị máy tính kết nối internet cho khách du lịch tìm kiếm thông tin về điểm dulịch -
Có bố trí bàn ghế cho khách tìm hiểu thông tin về điểm du lịch -
Có từ 2 quầy thông tin trong điểm du lịch trở lên
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú của khách du lịch
Có khách sạn từ 3 sao - 5 sao trong bán kính 5 km Dịch vụ cung
cấp cho khách trong các khu lưu trú
-
Dịch vụ đa dạng và có chính sách ưu đãi cho khách hàng -
Không giới hạn thời gian phục vụ -
Nhân viên có kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình -
Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng - Công khai giá dịch vụ
Hệ thống nhà hàng phục vụ khách du lịch
Có nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; Dịch vụ ăn uống -
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng các điều kiện sau: -
Thực đơn đa dạng và có chính sách ưu đãi cho khách hàng -
Thời gian phục vụ linh hoạt -
Nhân viên có trình độ, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình -
Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng - Công khai giá dịch vụ
Dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, tìm hiểu các giá trị về tự nhiên, văn hóa
-Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách du lịch lOMoARcPSD| 42676072 -
Nhân viên có kiến thức rộng, sâu về các đối tượng tham quan, khám phá tại
điểm dulịch, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình -
Chương trình tham quan phong phú, đa dạng và linh hoạt -
Có thông tin chính thống về các đối tượng tham quan -
Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng - Công khai giá dịch vụ
Dịch vụ tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo -
Dịch vụ đa dạng và có chính sách ưu đãi cho khách hàng -
Thời gian phục vụ linh hoạt -
Nhân viên có trình độ, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình -
Trang thiết bị hiện đại, phong phú phù hợp tính chất của nhiều loại sự kiện khác nhau -
Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng -
Công khai giá dịch vụDịch vụ mua sắm -
Có điểm mua sắm đồ lưu niệm và đặc sản địa phương phục vụ khách du lịch,
sử dụngnguyên liệu và nhân lực của địa phương, có sản xuất tại chỗ phục vụ khách du lịch
+ Có đa dạng các dịch vụ phục vụ nhu cầu phong phú của khách (mua sắm, làm đẹp, tư vấn
thời trang, tư vấn sức khỏe, thuê thiết bị cá nhân,…)
+ Thời gian phục vụ linh hoạt
+ Nhân viên có trình độ, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình, có trách nhiệm + Công khai giá dịch vụ
+ Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng
3. Quản lý điểm đếnQuản lý chung -
Có Ban quản lý khu du lịch với tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng -
Ban Quản lý điều hành, xử lý các vấn đề của Khu du lịch một cách suôn sẻ,
có tráchnhiệm, đảm bảo tăng trưởng đều hàng năm cho toàn điểm du lịch -
Xây dựng, ban hành và kiểm soát thực hiện nội qui, qui tắc ứng xử đói với
các đổi tượngliên quan trong phạm vi điểm du lịch. Môi trường tự nhiên và vệ sinh chung -
Không khí trong lành, không bị ô nhiễm -
Nguồn nước mặt (hồ, ao, sông, suối, đài phun nước, khu vực biển ven bờ,…) không bị ônhiễm -
Rác thải không bị vứt bừa bãi dọc đường giao thông, tại các điểm tham quan và cácnguồn nước mặt -
Các trang thiết bị trong điểm du lịch như đèn chiếu sáng, biển báo, tượng
đài, tiểu cảnh,… được làm sạch -
Các khu vực bán sản vật, quà lưu niệm, các món ẩm thực trong khu du lịch
phải đảmbảo vệ sinh môi trường chung -
Rác thải được thu gom đúng vị trí quy định -
Khu vực đang thi công được che chắn Xử lý rác thải -
Có phương án đảm bảo vệ sinh môi trường trong điểm du lịch lOMoARcPSD| 42676072 -
Có khu vực tập trung rác thải của cả điểm du lịch -
Có hệ thống thu gom rác thải lẻ -
Trung bình có ít nhất 01 thùng rác có nắp đậy trên 200m dọc đường giao thông nội bộ
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng
Có khu vệ sinh công cộng đạt chuẩn dành cho khách du lịch tại trụ sở điều hành và các
điểm dừng tham quan chính
Môi trường xã hội (sự thân thiện của cộng đồng địa phương) -
Cộng đồng địa phương không thực hiện các hành vi quấy nhiễu khách du lịch -
Giao tiếp, ứng xử thể hiện bản sắc văn hóa và sự văn minh của người dân địa phương -
Sẵn sàng hỗ trợ khách du lịch (hướng dẫn, chỉ đường,….) -
Tôn trọng văn hóa, ứng xử của khách du lịch từ các vùng miền đến với địa phương -
Sẵn sàng giới thiệu và hướng dẫn khách du lịch hòa nhập và trải nghiệm
phong cách vănhóa mang tính đặc trưng của địa phương Tổ chức lực lượng an ninh, trật tự -
Có bộ phận đảm bảo an ninh trật tự, các tổ chuyên trách được bố trí trực tại
các điểm vàcó đội giám sát, tuần tra chuyên trách
Phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch -
Có phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trong điều kiện
bình thườngvới những sự cố đơn giản, thường gặp -
Thiết lập đường dây nóng kết nối với ban, ngành chức năng của địa phương
để phối hợptrong công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, cử nhân viên trực đường dây nóng 24/7 -
Có phương án chủ động sơ tán, ứng cứu khách và tài sản khi có thiên tai,
hỏa hoạn vànhững sự cố nghiêm trọng khác
Cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch -
Có điểm trực an ninh trong điểm du lịch -
Lực lượng an ninh được trang bị đồng phục và những thiết bị cần thiết (găng
tay, ốngnhòm, còi, dùi cui, đèn pin, ủng, mũ, bộ đàm, loa cá nhân,…) phục vụ công tác
đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch -
Có trang bị hệ thống bộ đàm phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn -
Có hệ thống hàng rào cách ly khu vực nguy hiểm -
Bố trí vòi nước và các bồn chứa nước phục vụ cứu hỏa tại các khu chức năng -
Có hệ thống camera giám sát an ninh ở các khu dịch vụ và các điểm dừng tham quan -
Được trang bị thêm các trang thiết bị để vận chuyển hoặc cứu hộ chuyên
dụng như xeđạp, xe mô tô, thang dây, xuồng cứu hộ -
Có xe chuyên dụng phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát an ninh trật tự trong điểm dulịch
4. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thông lOMoARcPSD| 42676072
Đường vào điểm du lịch có thể được kết nối trực tiếp với hệ thống giao thông quốc gia
thông qua ít nhất 2 trong 4 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng
không (không phải thông qua hệ thống đường giao thông liên huyện hoặc có nhưng khoảng cách ngắn) -
Có trên 1 cửa ngõ vào điểm du lịch, các cửa ngõ này được phân bố từ các nhiều
hướng,nhiều địa phương khác nhau giáp ranh với điểm du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông
Biển báo chỉ dẫn tiếp cận khu du lịch bằng đường bộ, đường thủy -
Có biển báo chỉ dẫn, tiếp cận điểm du lịch được thiết kế rõ ràng bằng 02 ngôn ngữ
tiếngViệt và tiếng Anh, nội dung thông tin đầy đủ, số lượng và vị trí đặt biển báo phù hợp (có biển
báo ở tất cả các ngã ba, ngã tư đường dẫn đến điểm du lịch)
Đường giao thông nội bộ -
Có hệ thống giao thông nội bộ kết nối tới các điểm tham quan, đáp ứng nhu cầu
vậnchuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, xích lô, xe đạp, xe điện) -
Có hệ thống giao thông chuyên dụng như cáp treo, thang máy, trượt máng Hệ thống điện -
Thiết kế và lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt và chiếu sáng với những trang thiết bị
phùhợp dọc đường giao thông nội bộ, tại các điểm dừng tham quan và các khu dịch vụ liên quan -
Sử dụng các trang thiết bị tiết kiệm năng lượng -
Có hệ thống điện dự phòng -
Có hệ thống chiếu sáng nghệ thuật (trang trí, tiểu cảnh, đài phun nước,…) -
Sử dụng hệ thống cung cấp năng lượng và các trang thiết bị sử dụng năng lượng
thânthiện với môi trường Hệ thống cấp, thoát nước -
Có hệ thống nước sạch đảm bảo nhu cầu nước sạch của khách -
Có hệ thống lọc nước sạch theo tiêu chuẩn quốc tế (có thể uống ngay không cần
đun sôi) phục vụ nhu cầu của khách du lịch -
Có nước và hệ thống đường ống, vòi nước phục vụ công tác chữa cháy -
Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường -
Có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo an toàn cho môi trường -
Có quy trình xử lý nước thải để tái sử dụng cho các nhu cầu như tưới cây, vệ sinh,…
5. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Tỷ lệ lao động là người địa phương trong điểm du lịch
- Sử dụng lao động là người dân địa phương (từ 3 - 10% tổng lao động toàn điểm du lịch)
- Có trích doanh thu của điểm du lịch hỗ trợ các hoạt động phong trào của địa phươnghàng năm
- Có trích doanh thu của điểm du lịch hỗ trợ xây dựng, nâng cấp các công trình công
cộngcủa địa phương hàng năm
- Tỷ lệ hộ gia đình của địa phương được tham gia kinh doanh trong điểm du lịch đạt từ 5 – 10%
Câu 17: Phân tích đánh giá những thuận lợi và khó khăn sẽ gặp phải khi khai thác,
xây dựng, phát triển sản phẩm cốt lõi của điểm đến. lOMoARcPSD| 42676072
Sản phẩm du lịch cốt lõi là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình tạo nên thương hiệu
của địa điểm du lịch, chẳng hạn như tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và nhân tạo, điểm tham quan,
cơ sở vật chất, dịch vụ và hoạt động xung quanh một hoạt động nhất định trong du lịch của điểm
đến du lịch. Muốn phát triển hiệu quả sản phẩm du lịch cốt lõi tại các điểm đến du lịch, chúng ta
cần đầu tư phát triển chuỗi sản phẩm du lịch từ các giá trị cốt lõi, nổi trội của di sản để tạo sự phong
phú, đa dạng và độc đáo nhằm thu hút được nhiều đối tượng khách.
Việc khai thác, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch cốt lõi của một điểm đến du lịch có
những thuận và khó khăn nhất định như sau: Thuận lợi :
- Sản phẩm du lịch cốt lõi của điểm đến nếu đạt được trình độ, chất lượng cao, tạo ra
được tiếng vang, nhiều lợi nhuận sẽ là tiền đề để thu hút và huy động vốn đầu tư trong
và ngoài nước đến với điểm đến du lịch của địa phương.
- Các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương sẽ mở ra nhiều cơ hội làm việc cho
người lao động, đặc biệt là nhân lực lao động nữ. Tạo ra nguồn thu nhập cho địa phương
và tạo ra việc làm cho cộng đồng địa phương như người dân nông thôn. Nâng cao mức
sống, tạo ra những chuyển biến tích cực cho xã hội, làm giảm quá trình đô thị hóa.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh của điểm đến, thu hút du khách đến tham quan và trải
nghiệm. Lan tỏa hình ảnh, văn hóa và phong tục tập quán của điểm đến đó với bạn bè Quốc Tế
- Các sản phẩm du lịch cốt lõi tạo ra thị trường tiêu thụ văn hóa – du lịch tổng hợp. Góp
phần phát triển kinh tế và du lịch của khu vực và quốc gia. Khó khăn : -
Sức ép cạnh tranh cao của các sản phẩm cốt lõi trong cùng địa phương hoặc với địa phương này và địa phương khác -
Ý thức của người dân địa phương và khách du lịch trong bảo vệ du lịch còn chưa cao, dẫn đến
những tác động xấu cho môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan của không gian du lịch. Đa
số họ còn quen sống nhờ bao cấp Nhà nước, thụ động trong suy nghĩ và thiếu năng động trong kinh
doanh và ít tin tưởng vào những sản phẩm mới. Mặt khác, do các cơ quan quản lý trung ương và
địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa có các giải pháp hiệu quả để thúc đẩy người dân và doanh
nghiệp tham gia bằng cơ chế, chính sách và nguồn vốn. -
Khó khăn nhất của việc xây dựng sản phẩm du lịch cốt lõi cho địa phương là chưa biến được các
giá trị văn hóa phi hình hài thành các trải nghiệm du lịch sống động, đem lại doanh thu cao. -
Thách thức tiếp theo là làm sao việc qui hoạch phát triển các không gian du lịch mới không làm
phá vỡ hay ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và nét đẹp nông thôn truyền thống của điểm đến.
Câu 18: Trình bày những nội dung trong quá trình xác định mục tiêu và chiến lược
cho điểm đến du lịch.
1.Quá trình xác định mục tiêu của quản trị điểm đến *Mục tiêu: -
Đảm bảo sự phát triển bền vững -
Loại bỏ những xung đột về lợi ích giữa các nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là lợi ích của các bêntham gia hoạt động du lịch lOMoARcPSD| 42676072 -
Đảm bảo sự cân bằng thích hợp giữa các yếu tố môi trường sinh thái, kinh tế và các chỉ tiêu xãhội * Bao gồm 7 bước:
B1: Nhận dạng các chính sách hiện có
B2: Định hướng tiếp cận quản lý điểm đến
B3: Phân tích SWOT điểm đến
B4: Xác định các nguyên tắc và mục tiêu tổng thể
B5: Đinh hướng các ưu tiên mang tính chiến lược
B6: Chuẩn bị chu đáo về tầm nhìn
B7: Xác định mục tiêu chiến lược cả ngắn hạn lẫn dài hạn
2.Quá trình xác định chiến lược cho điểm đến du lịch
*Khái niệm: là một tập hợp các hoạt động được thiết kế nhằm xác định tầm nhìn, mục tiêu và định
hướng phát triển về thị trường, sản phẩm và chất lượng các vấn đề liên quan khác của điểm đến du lịch. *Bao gồm:
- Đối tượng tham gia xác định chiến lược
- Mục tiêu của chiến lược
- Định hướng của chiến lược
- Quan điểm của chiến lược
- Căn cứ xây dựng chiến lược
*Các bước để xác định chiến lược cho điểm đến du lịch:
B1: Xác định tình hình thực tế:
- Mục đích: nhận định chính xác về năng lực cạnh tranh của điểm đến- Nội dung:
+Đánh giá trong môi trường vĩ mô
+ Phân tích, đánh giá thị trường du lịch
+ Kiểm định, đánh giá tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch
+ Đánh giá cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ
+ Phân tích đánh giá cơ cấu ngành và sự cạnh tranh theo phương pháp so sánh và chuẩn đối so sánh
+ Đánh giá nhũng thách thức, khoảng trống, cơ hội và đòn bẩy phát triển du lịch
B2: Thiết kế khung chiến lược
- Cơ sở thiết kế khung chiến lược
- Các chiến lược chính để đạt được các mục địch
- Đánh giá các yếu tố thành công và năng lực của điểm đếnCác chiến lược chính: • Chiến lược marketing
• Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch
• Chiến lược xúc tiến
• Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
• Chiến lược đầu tư phát triển du lịch
• Chiến lược phát triển du lịch theo lãnh thổ
B3: Xây dựng kế hoạch thực hiện (cần tính tổng hợp, dài hạn và cụ thể) -
Chương trình phát triển và kế hoạch cần thực hiện:
+ Phân vùng không gian tuyến, điểm du lịch
+ Cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin du lịch + Xúc tiến đầu tư
+ Phát triển và nâng cao nguồ nhân lực lOMoARcPSD| 42676072
+ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Hỗ trợ cơ sở vật chất và dịch vụ + An toàn và an ninh
-Chương trình tiếp thị và kế hoạch truyền thông hỗ trợ
B4: Sắp xếp tổ chức và quản lý thực hiện - Nội dung:
+ Bố trí hệ thống tỏ chức phù hợp với việc quản lý và triển khai hoạt động du lịch trong tương lai tại điểm đến
+ Xác định cơ chế giám sát và đánh giá để đo lường và đánh gái hiệu suất chiến lược, cơ chế hợp tác
-Yêu cầu: Phải đánh giá được tác động của chiến lược theo sự ưu tiên về các phương diện khác nhau
*Sử dụng ma trận SWOT trong quá trình xây dựng chiến lược điểm đến du lịch. Phân
tích trên 4 phương diện: - Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức
Câu 19: Nêu những nội dung công việc trong quá trình quản trị chất lượng dịch vụ điểm đến.
Việc quản lý chất lượng điểm đến thành công đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch
ở cấp địa phương, thu hút khách du lịch và hỗ trợ các doanh nghiệp trong phạm vi nhất định.
- Xây dựng chiến lược, phát triển các tiềm năng nổi bật
Cần tìm kiếm, khai thác những điểm độc đáo, nổi bật của điểm đến mà mình quản lý, từ đó tiến
hành nghiên cứu thị trường, thực hiện các chiến lược tiếp thị để quảng bá các sự kiện, sản phẩm,
dịch vụ, địa danh và điểm tham quan đến với đông đảo du khách. - Thu hút đầu tư
Để một địa điểm du lịch phát triển bền vững không chỉ cần phát huy những giá trị vốn có mà phải
tận dụng những tiềm năng để thu hút nhà đầu tư. Sự góp sức của các nhà đầu tư sẽ giúp cho điểm
đến có thêm nguồn lực trong việc bảo tồn và xây dựng các tiện ích, tiện nghi hiện đại, phù hợp với
nhu cầu thị trường du lịch nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của điểm đến đó.
- Giải quyết các mối quan tâm của cư dân bản địa
Để đảm bảo xây dựng du lịch bền vững không chỉ cần đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn
giải quyết các mối quan tâm, các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống người dân bản địa. Ví dụ như
các tổ chức quản lý điểm đến cần khai thác các hoạt động du lịch có thể kết hợp với người dân để
tạo việc làm cũng như thu nhập cho họ. Ngoài ra tổ chức quản lý điểm đến còn đóng vai trò là cầu
nối giữa du khách và các doanh nghiệp địa phương, từ đó giúp phát triển các sản phẩm mới hoặc
cải tiến những sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu của cả khách du lịch và người dân địa phương.
- Đảm bảo an toàn, trật tự tại các địa điểm tham quan, khu vực lưu trú hay khi du khách tham gia
vào các trò chơi như: bay dù lượn, mô tô địa hình, lặn dưới nước, cano kéo dù bay… - Xây dựng
các tiện nghi cơ sở vật chất theo đúng tiêu chuẩn du lịch,
các sản phẩm du lịch cần được cải lOMoARcPSD| 42676072
tiến phù hợp với xu thế và nhu cầu thị trường, từ đó giữ chân du khách ở lại lâu hơn, chi tiêu
nhiều hơn và có xu hướng trở lại cũng như giới thiệu cho bạn bè người thân.
- Quan tâm đến vấn đề vệ sinh từ vệ sinh môi trường tại điểm du lịch, nơi ở,...
- Đào tạo đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo, chuyên nghiệp trong cách đón tiếp, phục vụ du
khách. Trau dồi tốt các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, trình độ ngoại ngữ… mang
lại ấn tượng và sự hài lòng cho khách du lịch khi sử dụng dịch vụ tại các điểm đến.
- Quản lý giá cả sản phẩm và dịch vụ, không để xảy ra tình trạng chặt chém, tăng giá vô tội vạ.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm tương xứng với giá thành.
Câu 20: Phân tích, đánh giá những nội dung trong qui trình quản trị điểm đến du lịch
Quản trị điểm đến hiệu quả đòi hỏi một cách tiếp cận mang tính chiến lược hay dài hạn trên
cơ sở xác định tầm nhìn điểm đến và lập kế hoạch du lịch. Do đó, quản trị điểm đến được thực hiện
thông qua những tổ chức đc biệt, đó l các tổ chức quản trị điểm đến (DMO).
Về cơ bản, các DMO liên kết những cố gắng của nhiều bên tham gia để đạt được tầm nhìn
và các mục tiêu về du lịch của điểm đến. Những DMO đầu tiên được hình thành cách đây hàng
thập kỷ đều là những cơ quan xúc tiến, bán hàng và quan hệ công chúng; còn ngày nay quản trị
điểm đến mang nội hàm rộng hơn, chuyên nghiệp và phức tạp hơn.
Các DMO đi vào hoạt động vì nhu cầu gia tăng nỗ lực hợp tác cho việc lập kế hoạch điểm
đến, phát triển điểm đến và marketing điểm đến du lịch. Trong số xut bản Hướng dẫn Thực hành
Quản trị điểm đến du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới (2007), 4 vai trò khác nhau của DMO được xác định như sau:
- Lãnh đạo và phối hợp: Lãnh đạo và phối hợp các nỗ lực của tt cả các bên hữu quan
trongngành du lịch tại điểm đến, DMO là tổ chức trung tâm nhằm đảm bảo việc sử dụng hợp lí tất
cả các yếu tố cấu thành của một điểm đến (điểm thu hút, các tiện nghi, khả năng tiếp cận, nguồn
nhân lực, hình ảnh và giá cả). Lãnh đạo và phối hợp được xem là vai trò chính của DMO)
- Marketing: Xúc tiến điểm đến; các chiến dịch định hướng kinh doanh; các dịch vụ thôngtin
khách quan; vận hành/ tạo điều kiện cho việc đặt trước các dịch vụ (bookings); và quản trị quan hệ
khách hàng (customer relationship management – CRM). Các nỗ lực marketing của DMO chủ yếu
nhằm vào việc thu hút khách đến tham quan điểm đến.
- Tạo môi trường phù hợp: cho việc lập kế hoạch cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân
lực;phát triển hệ thống và công nghệ; và các ngành liên quan. Các chính sách, quy định và luật lệ
được cần đến như một nền tảng để hướng dẫn và quản lý du lịch. Điều này bao gồm cả các chính
sách và chương trình của DMO nhằm xúc tiến phát triển du lịch bền vững tại điểm đến.
- Cam kết thực hiện dịch vụ: Quản trị chất lượng trải nghiệm du khách; đo tạo và giáo dục;tư
vấn kinh doanh. Điều ny có nghĩa l DMO phải đảm bảo rằng những gì được chứa trong các thông
điệp marketing sẽ được “chuyển giao” thực sự cho du khách. Nói cách khác, họ có được những trải
nghiệm như đã được hứa.
Trong khi đó, Công ty Tư vấn Điểm đến (Destination Consultancy Group – DCG), một công
ty tư vấn du lịch đt tại Hoa Kỳ, đưa ra một quan điểm khác và có chút mở rộng hơn về vai trò của
DMO trong quản trị điểm đến. 6 vai trò đó được xác định như sau:
- Lãnh đạo và phối hợp: thiết lập kế hoạch thực hiện du lịch và phối hợp những nỗ lực củatt
cả các bên hữu quan nhằm đạt được kế hoạch đó. lOMoARcPSD| 42676072
- Hoạch định và nghiên cứu: Tiến hành hoạch định các kế hoạch và nghiên cứu mang tínhthiết
yếu nhằm đạt được viễn cảnh và các mục tiêu du lịch của điểm đến.
- Phát triển sản phẩm: Lên kế hoạch v đảm bảo việc phát triển các sản phẩm hữu hình vàcác
dịch vụ của điểm đến một cách phù hợp.
- Marketing và xúc tiến: Định vị và xây dựng thương hiệu điểm đến, chọn những thị
trườngphù hợp nhất và xúc tiến điểm đến tới những thị trường đó.
- Quan hệ hợp tác và xây dựng đội nhóm (team-building): Đẩy mạnh hợp tác giữa các cơquan
chính phủ và giữa khu vực tư nhân, và thành lập những nhóm/đội hợp tác để đạt được các mục tiêu cụ thể.
- Quan hệ cộng đồng: Gắn kết những người đứng đầu cộng đồng dân cư địa phương vớingười
dân trong khi làm du lịch v lưu tâm đến quan điểm/ thái độ của người dân đối với du lịch.
Nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao, Việt nam trở thành địa điểm thu hút không chỉ du khách
nội địa mà còn là địa địa điểm yêu thích của du khách quốc tế. Đến năm 2022 cả nước có 8 di sản
thế giới, 49 khu du lịch quốc gia, 28 trung tâm du lịch và 12 đô thị du lịch…đây chính là những
tiềm năng tạo nên sự đa dạng trong lựa chọn dành cho du khách khi du lịch tại việt Nam. Để gia
tăng sức hấp dẫn của mình các điểm đến du lịch Việt Nam cần chú trọng những vấn đề sau:
- Khai thác và hoạch định các tiềm năng nhằm phục vụ tốt nhu cầu của du khách đồng thờixây
dựng hình ảnh và thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của từng điểm đến trong thị trường
du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
- Đảm bảo an toàn, trật tự tại các địa điểm tham quan, khu vực lưu trú hay khi du kháchtham
gia vào các trò chơi như: bay dù lượn, mô tô địa hình, lặn dưới nước, cano kéo dù bay…
- Xây dựng các tiện nghi cơ sở vật chất theo đúng tiêu chuẩn du lịch, các sản phẩm du lịchcần
được cải tiến phù hợp với xu thế và nhu cầu thị trường, từ đó giữ chân du khách ở lại lâu hơn, chi
tiêu nhiều hơn và có xu hướng trở lại cũng như giới thiệu cho bạn bè người thân.
- Quan tâm đến vấn đề vệ sinh từ vệ sinh môi trường tại điểm du lịch, nơi ở, nhà vệ sinhcông
cộng cho đến mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm hay sự gọn gàng của đội ngũ nhân viên.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo, chuyên nghiệp trong cách đón tiếp, phụcvụ
du khách. Trau dồi tốt các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, trình độ ngoại ngữ… mang
lại ấn tượng và sự hài lòng cho khách du lịch khi sử dụng dịch vụ tại các điểm đến.
- Quản lý giá cả sản phẩm và dịch vụ, không để xảy ra tình trạng chặt chém, tăng giá vô tộivạ.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm tương xứng với giá thành.