Đề cương ôn tập quản trị rủi ro | Trường Đại học Thăng Long
Đề cương ôn tập quản trị rủi ro | Trường Đại học Thăng Long. Tài liệu gồm 41 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Contentài sản
CÂU 1: THẾ NÀO LÀ RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG KINH DOANH? LẤY VÍ DỤ VỀ MỘT RỦI RO XẢY RA
TRÊN THỰC TẾ? ....................................................................................................................................................... 3
CÂU 2: NÊU CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA RỦI RO. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TRƯNG NÀY? 4
CÂU 3: CÁC CÁCH PHÂN LOẠI RỦI RO. ĐỐI VỚI MỖI CÁCH PHÂN LOẠI, LẤY VÍ DỤ MINHHỌA? ........... 4
CÂU 4: TRÌNH BÀY TÍNH TẤT YẾU CỦA RỦI RO?............................................................................................... 7
CÂU 5: NÊU KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO?..................................................................... 8
CÂU 6. Trình bày tóm tắt các nội dung của quá trình quản trị rủi ro? ........................................................................... 8
CÂU 7. Trình bày các nguyên tắc của quản trị rủi ro? ................................................................................................ 10
CÂU 8. Khái quát lịch sử phát triển của quản trị rủi ro? ............................................................................................. 10
CÂU 9. Nêu nội dung của mối quan hệ giữa quản trị rủi ro với quản trị chiến lược và quản trị hoạt động trong doanh
nghiệp? ...................................................................................................................................................................... 11
CÂU 10. Phân tích khái niệm và ý nghĩa của nhận dạng rủi ro? .................................................................................. 11
CÂU 11. Phân tích nguồn rủi ro từ các yếu tố môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, môi trường nội bộ. Lấy ví dụ về
các rủi ro theo nguồn rủi ro? ...................................................................................................................................... 12
CÂU 12. Nhận dạng các nhóm đối tượng rủi ro tài sản, rủi ro trách nhiệm pháp lý, rủi ro nguồn nhân lực. Lấy
ví dụ về nhận dạng rủi ro theo đối tượng rủi ro tại các doanh nghiệp thực tế. ............................................................. 19
CÂU 13. Phân tích các phương pháp nhận dạng rủi ro ................................................................................................ 22
Câu 14: trình bày các nội dung phân tích rủi ro .......................................................................................................... 24
Câu 15: phân tích mối quan hệ giữa phân tích rủi ro với nhận dạng rủi ro ................................................................... 25
Câu 16: phân tích khái niệm kiểm soát rủi ro .............................................................................................................. 25
Câu 17: trình bày các biện pháp kiểm soát rủi ro. Lấy ví dụ về việc doanh nghiệp sử dụng biện pháp né tránh rủi ro... 26
Câu 18: trình bày các thái độ đối với rủi ro ( tìm kiếm hay chấp nhận rủi ro, không chấp nhận rủi ro và thái độ trung
dung) ......................................................................................................................................................................... 27
Câu 19 : phân tích nguyên tắc kiểm soát rủi ro. .......................................................................................................... 28
Câu 20. Mối quan hệ giữa kiểm soát rủi ro với phân tích rủi ro ................................................................................... 29
Câu 21: Phân tích khái niệm tài trợ rủi ro ................................................................................................................... 30
Câu 22 Trình bày các biện pháp tài trợ rủi ro. ............................................................................................................. 30 1
Câu 23 . Mối quan hệ giữa tài trợ rủi ro với kiểm soát rủi ro ....................................................................................... 31
Câu 24. Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro nhân lực. Lấy ví dụ minh họa ........................................................... 32
CÂU 25.Trình bày KN quản trị rủi ro nhân lực. Lấy ví dụ minh họa ........................................................................... 33
CÂU 26. Trình bày nội dung nhận dạng và phân tích rủi ro nhân lực.Lấy ví dụ minh họa ........................................... 34
CÂU 27. Trình bày nội dung kiểm soát và tài trợ rủi ro nhân lực. ............................................................................... 35 CÂU 28.
Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro tài sản. Lấy ví dụ minh họa về một loại rủi ro tài sản của doanh
nghiệp mà anh (chị) biết. ............................................................................................................................................ 36 CÂU 29.
Trình bày khái niệm quản trị rủi ro tài sản. Lấy ví dụ minh họa ............................................................... 37 CÂU 30.
Trình bày nội dung nhận dạng và phân tích rủi ro tài sản của doanh nghiệp. Nêu ý nghĩa của hoạt động
nhận dạng và phân tích rủi ro tài sản đối với việc sử dụng và quản lý hiệu quả tài sản của doanh nghiệp. ................... 38
CÂU 31.Trình bày nội dung kiểm soát rủi ro tài sản của doanh nghiệp. Tại sao nói, các hoạt động kiểm soát rủi ro tài
sản thể hiện sự chủ động của doanh nghiệp? ............................................................................................................... 39
CÂU 32. Nêu ý nghĩa của hoạt động tài trợ rủi ro tài sản. Tại sao nói tài trợ rủi ro tài sản là biện pháp cuối cùng thể
hiện bản lĩnh ứng phó với biến động của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh? ................................... 41 2
CÂU 1: THẾ NÀO LÀ RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG KINH DOANH? LẤY VÍ DỤ VỀ MỘT
RỦI RO XẢY RA TRÊN THỰC TẾ? *) Rủi ro
Rủi ro, theo nghĩa chung nhất, được hiểu là điều không tốt lành, không tốt bất ngờ xảy đến. Đây là
cách hiểu thông thường nhất. Những gì được coi là rủi ro luôn mang lại những điều mà con người
không mong muốn. Khi “rủi ro” xảy ra luôn đồng nghĩa với việc chủ thể tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nào đó.
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái khác nhau, các
tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và
đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn: Trường phái truyền thống và
Trường phái hiện đại.
Theo Trường phái truyền thống, thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các
yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Theo trường phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích
cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng
cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể
tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại
kết quả tốt đẹp cho tương lai.
*) Rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là một dạng rủi ro và nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản như
bất kỳ một loại rủi ro nào. Rủi ro trong kinh doanh thường dễ nhận thấy và được con người quan tâm
nhiều nhất. Bởi vì, trước hết kinh doanh là một hoạt động mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho
mỗi cá nhân và lợi nhuận chính là động lực thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng phát triển hoạt động
của mình. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, kinh doanh thường có nhiều nhân tố tác động, ảnh
hưởng và làm gia tăng bất trắc. Những bất trắc thường xuyên xảy ra trong môi trường kinh doanh
dẫn đến “những sai lệch bất lợi so với kết quả dự tính hay mong chờ” của doanh nghiệp.
Như vậy, rủi ro trong kinh doanh là một biến cố không chắc chắn trong kinh doanh mà nếu xảy
ra thì sẽ gây tổn thất cho cá nhân hoặc tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh.
*) Ví dụ: Khi bạn đang trên đường tới một cuộc hẹn với đối tác thì xe bị hoảng giữa đường và điện
thoại gặp trục trặc, không bắt được song. Dẫn đến mất một hợp đồng quan trọng với đối tác đó.
- Ở ví dụ trên ta có thể thấy rằng:
+ Việc hỏng xe và hỏng điện thoại là một biến cố, là sự việc xảy ra không thể lường trước được là nó
có xảy ra hay không và xảy ra hoàn toàn là bất ngờ, ngoài ý muốn của con người.
+ Và kết quả ở trường hợp này là bạn bị mất đi một hợp đồng quan trọng, và dẫn đến ảnh hưởng tới
lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp bạn. Đây chính là thiệt hại từ rủi ro xảy ra. 3
CÂU 2: NÊU CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA RỦI RO. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TRƯNG NÀY?
Khi nói đến rủi ro, chúng ta thường nói đến hai đặc trưng cơ bản củam chúng, đó là: tần suất rủi ro và biên độ rủi ro.
Tần suất rủi ro là đặc trưng nói lên tính phổ biến hay mức độ thường xuyên của một biến cố
rủi ro. Tần suất rủi ro biểu hiện số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện.
Chẳng hạn, bão là hiện tượng tự nhiên – biến số rủi ro (thiên tai) thường xảy ra ở Việt nam
với tần suất khoảng 5-10 cơn bão/năm. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực nông – ngư nghiệp hay lĩnh vực xây dựng cần biết được tần suất rủi ro để có kế hoạch
phòng tránh hoặc kế hoạch phục hồi nhanh và hiệu quả.
Biên độ rủi ro (hay độ lớn của rủi ro) là đặc trưng thể hiện mức độ tổn thất mà rủi ro có thể
gây ra nếu nó xảy ra. Biên độ rủi ro thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới chủ
thể. Biên độ rủi ro thể hiện hậu quả hay tổn thất ro rủi ro gây ra.
Ví dụ: mức độ thiệt hại mà một cuộc đình công có thể gây ra cho doanh nghiệp (đình đốn sản
xuất, không thực hiện được kế hoạch cung ứng sản phẩm,…) hay tổn thất về người và tài sản mà một
vụ hỏa hoạn có thể gây ra cho cá nhân (bị thương tật, chết người), hay cho một doanh nghiệp (không
có tài sản phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, phải bỏ thêm chi phí để khắc phục…) Biên độ rủi ro
càng lớn thì tính chất nguy hiểm của rủi ro càng cao.
Hai đặc trưng này luôn tồn tại song song với nhau trong các rủi ro xảy ra. Khi phân tích và
kiểm soát rủi ro thì cần phải phân tích một cách kết hợp cả hai đặc trưng này. Bởi mức độ nguy hiểm
của rủi ro bằng tích hợp của “tần suất” và “biên độ” của rủi ro đó.
Việc nghiên cứu về các đặc trưng này giúp cho nhà quản trị rủi ro có cở sở rõ ràng để thống
kê những rủi ro và mức độ thiệt hại của rủi ro đó cho doanh nghiệp mình, từ đó có thể đưa ra phương
án để phòng tránh, giảm thiểu tổn thất của rủi ro và còn có con số cụ thể về chi phí tài trợ rủi ro một cách hợp lý nhất.
CÂU 3: CÁC CÁCH PHÂN LOẠI RỦI RO. ĐỐI VỚI MỖI CÁCH PHÂN LOẠI, LẤY VÍ DỤ MINH HỌA?
*) Theo các giai đoạn của quyết định đầu tư
- Rủi ro trước khi ra quyết định (rủi ro thông tin): đây là loại rủi ro xảy ra khi thu thập các
thông tin không đầy đủ, không chính xác dẫn đến nhận diện sai về bản chất của các yếu tố liên quan
đến phương án đầu tư, điều này dẫn tới ra các quyết định đầu tư sai.
Ví dụ: Bạn định mở một quán ăn vỉa hè trước cổng trường đại học Thương Mại,nhưng bạn lại
không biết trước rằng các hoạt động kinh doanh trên hè phố đều bị phường Mai Dịch cấm hoàn toàn.
Dẫn đến bạn không thể thực hiện kinh doanh.
- Rủi ro khi ra quyết định (rủi ro cơ hội): rủi ro này xảy ra khi chúng ta lựa chọn các phương án không tối ưu.
Ví dụ: Bạn chọn việc kinh doanh cửa hàng ăn bên cạnh trường ĐHTM, nhưng thị trường tại
khu vực này đã bão hòa vì có rất nhiều các cửa hàng khác cạnh tranh. Do đó việc kinh doanh rất khó khan. 4
- Rủi ro sau quyết định: là loại rủi ro thể hiện ở sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế là hệ quả
của 2 loại trên, nếu thông tin đúng,quyết định đúng thì sẽ thành công còn ngược lại thì sẽ bị rủi ro thiệt hại.
Ví dụ: Bạn chuyển sang kinh doanh mặt hàng đồ ăn, nhưng sau đó các cửa hàng bên cạnh bắt
đầu sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến hoạt động kinh doanh bị đình trệ. *) Theo phạm vi
- Rủi ro theo ngành dọc (rủi ro cá biệt): là rủi ro ảnh hưởng đến từng khâu, từng bộ phận
riêng biệt trong hoạt động đầu tư.
Ví dụ: Trong một công ty sản xuất, bộ phận kế toán xảy ra sơ xuất, kê khai thuế bị thiếu sót,
dẫn đến công ty bị điều tra.
- Rủi ro chung: là rủi ro ảnh hưởng đến tất cả các khâu, các bộ phận trong hoạt động đầu tư
như chính sách tài chính - kinh tế của chính phủ như chính sách tài khóa chính sách tiền tệ, lãi suất,
các loại thuế đặc biệt và chúng ta không thể loại trừ bằng phương pháp đa dạng hóa đầu tư.
Ví dụ: Công ty kinh doanh về sản xuất thuốc lá đang hoạt động bình thường, thì có chính sách
mới của nhà nước, hạn chế các mặt hàng liên quan đến chất kích thích, gây nghiện. Công ty phải
chịu thiệt hại trực tiếp về doanh số và lợi nhuận.
*) Theo tính chất tác động
- Rủi ro theo suy tính (rủi ro mang tính chất đầu cơ): là loại rủi ro phụ thuộc vào mong
muốn chủ quan của nhà đầu tư, nó xảy ra trong trường hợp nhà đầu tư chủ động lựa chọn phương án
cho dù biết rằng có thể có lợi hoặc bị thiệt hại.Trong trường hợp này thì nhà đầu tư thường thích mạo
hiểm để kỳ vọng vào kết quả cao hơn trong tương lai,ví dụ như trong đàu tư chứng khoán, bất động sản…
Ví dụ: Bạn đầu tư vào chứng khoán, và biết rõ rằng sẽ có những rủi ro rất lớn có thể xảy ra,
và bạn đầu tư nhầm vòa một mã chứng khoán đang trên đà suy giảm.
- Rủi ro thuần túy: là rủi ro mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
chủ đầu tư, rủi ro này thường chỉ mang lại những thiệt hại cho các phương án đầu tư.
Ví dụ: Cháy nhà xưởng sản xuất. *) Theo bản chất
- Rủi ro tự nhiên: mang tính chất tự nhiên mà ta không thể đề phòng được,trong trường hợp
này thì thường chấp nhận rủi ro.
Ví dụ: Cháy nhà, bão lũ,…
- Rủi ro về công nghệ và tổ chức: công nghệ lạc hậu quy trình sản xuất hoặc quản lý thiếu
chặt chẽ và khoa học sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được.
Ví dụ: Máy móc cũ kỹ gây ra tai nạn cho người lao động, quản lý yếu kém dẫn đến thất thoát tài sản,…
- Rủi ro về kinh tế - tài chính cấp vi mô và vĩ mô: yếu tố kinh tế cũng mang lại cho doanh
nghiệp nói chung và dự án nói riêng những thiệt hại không nhỏ.Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm
phát, chênh lệch tỷ giá…đều có thể gây ra những thiệt hại nặng nề.
Ví dụ: Công ty xuất nhập khẩu phải chịu thiệt hại nặng nề khi mà tỷ giá hối đoái đồng Đô-la có sự thay đổi lớn.
- Rủi ro về chính trị - văn hóa - xã hội: Sự bất ổn về tài chính, chính trị có ảnh hưởng sâu
rộng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. 5
Sự khác biệt phong tục tập quán, lối sống khác nhau, sự thiếu hiểu biết, tuổi tác…đều là
những nguyên nhân gây ra những mất mát, hạn chế trong kinh doanh, có thể làm dự án gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ: Thực hiện đầu tư vào một nước, nhưng sau đó nước đó xảy ra chiến tranh.
Hoặc bạn quyết định mở cửa hàng bán thịt bê thui, nhưng có một nhóm dân cư khu vực đó có
tín ngưỡng thờ thần bò.
- Rủi ro về thông tin khi ra quyết định đầu tư: có ý nghĩa quyết định là tập hợp phân tích của
những loại trên để có cái nhiên tổng thể và đầy đủ nhất về dự án, nếu nhân định về thông tin sai sẽ đi
đôi với quyết định sai lầm, cho nên trước khi ra quyết định đầu tư thì các nhà quản lý phải cân nhắc
và phân tích thật kỹ thông tin và các yếu tố tác động trước khi ra quyết định cuối cùng.
Ví dụ: Bạn phân tích thiếu về mặt môi trường chính trị dẫn đến việc đưa ra quyết định chọn
lựa ngành nghề kinh donh sai lầm.
*) Theo nơi phát sinh
- Rủi ro do bản thân dự án gây ra: phát sinh ngay trong nội bộ doanh nghiệp như Ban lãnh
đạo, chính sách hoạt động, trình độ nhân công, vốn… là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới dự án.
Ví dụ: Bạn có cửa hàng đồ ăn, nhưng đầu bếp chính bị tai nạn, dẫn đến ảnh hưởng đến việc kinh doanh của cửa hàng.
- Rủi ro xảy ra bên ngoài (môi trường) và tác động xấu đến dự án: phát sinh ngoài doanh
nghiệp như ô nhiễm môi trường, lãi suất tăng cao, sự biến động tỷ giá lớn sẽ làm phát sinh thêm chi
phí làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến dự án theo nhiều mức độ khác nhau.
Ví dụ: Cửa hàng đồ ăn bị ảnh hưởng bởi giá cả nguyên liệu nấu ăn trở nên đắt đỏ hơn.
*) Theo mức độ khống chế rủi ro
- Rủi ro không thể khống chế được (bất khả kháng): Thông thường đây là các rủi ro do môi
trường thiên nhiên mang lại. Đây là các yếu tố nằm ngoài tầm khống chế của con người. Để quản trị
được các rủi ro này, nhà quản trị cần tìm hiểu kỹ về các đặc trưng tự nhiên của từng nơi kết hợp với
sự phát triển của của khoa học kỹ thuật để có thể đưa ra các dự đoán chính xác. Đồng thời cần xây
dựng các phương án dự phòng, khắc phục rủi ro nếu có xảy ra.
Ví dụ: Bão lũ, sạt lở đất,…
- Rủi ro có thể khống chế được: là những rủi ro mang tính chủ quan và ta có thể lường trước
được,do đó ta hoàn toàn có thể lập kế hoạch ứng phó với những phương án cụ thể loại bỏ hoặc hạn
chế rủi ro đến mức tối đa có thể.Yêu cầu cần đặt ra là các nhà quản lỷ phải nhận diện được mức độ
và độ lớn rủi ro để có thể đưa ra phương án nhằm tối thiểu hóa thiệt hại.
Ví dụ: xây dựng 1 phòng y tế với đội ngũ y tá giỏi trong một trường đại học sẽ tạo niềm tin
cho sinh viên và giảm thiểu rủi ro đáng tiếc xảy ra.
*) Theo giai đoạn đầu tư
- Rủi ro giai đoạn chuẩn bị đầu tư (chủ yếu là ra quyết định): quyết định đầu tư vào
đâu?đầu tư cái gì và đầu tư như thế nào? Là bước chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành
công hay thất bại của 2 giai đoạn sau đặc biệt là giai đoạn khai thác và vận hành dự án.Chính vì thế
khi quyết định nên đầu tư vào cái gì nhà quản lý cần phân tích kỹ và đầy đủ, cần lường trước những
tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai để có thể ra quyết định chính xác nhất.
Ví dụ như khi ta quyết định xây nhà máy phân bón hay hóa chất thì cần tránh xa khu dân cư…
- Rủi ro giai đoạn thực hiện đầu tư: nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư có
thể không như dự tính làm phát sinh thêm chi phí và kết quả sai khác với với dự định ban đầu. 6
Ví dụ khi bắt tay vào khởi công dự án xây dựng một nhà máy thì bị vướng mắc vào khâu giải
phóng mặt bằng làm chậm tiến độ thi công, giá nguyên vật liệu tăng làm phát sinh thêm chi phí…
- Rủi ro giai đoạn khai thác dự án : nếu kết quả của 2 giai đoạn trên không tốt và kèm theo
sự quản lý yếu kém trong khâu vận hành thì sẽ đem lại nhiều rủi ro cho dự án và kết quả là dự án
hoạt động kém hiệu quả.
Ví dụ trong giai đoạn đầu nếu phân tích cung – cầu thị trường không chính xác có thể dẫn đến
thừa cung làm giảm giá bán sản phẩm hoặc việc thực hiện chậm tiến độ thi công sẽ ảnh hưởng đến
cơ hội chiếm lĩnh thị phần hay thời điểm kinh doanh “vàng” đã qua đi.
*) Các loại rủi ro khác
- Rủi ro có và không kèm theo tổn thất về tài chính
Ví dụ: đồng hồ báo thức hỏng và đi học muộn, bị vấp ngã và làm vỡ một giỏ trứng.
- Rủi ro động và rủi ro tĩnh
Ví dụ rủi ro động: bão gây thiệt hại cho doanh nghiệp nuôi thủy sản
Ví dụ rủi ro tĩnh: sự thay đổi giá xăng dầu
- Rủi ro căn bản và rủi ro cá biệt
Ví dụ rủi ro căn bản: chiến tranh.
Ví dụ rủi ro cá biệt: hoả hoạn.
- Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
Ví dụ rủi ro thuần tuý: Bạn rơi xuống một cái hố khi đang đi ngoài đường
Ví dụ rủi ro suy đoán: Khi tư vào 1 dự án vốn có thể có lợi nhuận hay có thể thất bại.
CÂU 4: TRÌNH BÀY TÍNH TẤT YẾU CỦA RỦI RO?
Một câu hỏi đặt ra là: Có lĩnh vực hoạt động nào, trong điều kiện môi trường nào và thời điểm
nào mà không bao giờ rủi ro xảy ra? Câu trả lời chắc chắn là Không. Các biến cố rủi ro là tất yếu và
tồn tại khách quan, phổ biến bỏi lẽ:
Thứ nhất, rủi ro có thể xuất hiện bất cứ với ai, bất kỳ tổ chức nào và ở bất cứ đâu, trong mọi
hoạt động của cá nhân và doanh nghiệp.
Thứ hai, do con người không đủ khả năng kiểm soát và /hoặc đo lường một cách chính xác
một yếu tố là nguyên nhân của các biến cố. Trong thế giới tự nhiên và trong xã hội con người, có
nhiều sự vật, hiện tượng hay quy luật mà con người chưa khám phá ra, chưa nhận biết hoặc chưa giải
thích được. Muốn biết được, con người phải trả lời các câu hỏi: nó là gì?, tại sao có nó?, nó xảy ra
khi nòa và ở đâu?, kho nó xẩy ra thì có tác động đến con người như thế nào?. Để trả lời những câu
hỏi như vậy, con người cần có nhiều kiến thức, có sự hiểu biết đa dạng, phong phú và sâu sắc, cần
phải có các nghiên cứu nghiêm túc, công phu và lâu dài về cả lý luận và thực tiễn. Song thực tế cho
thấy rằng, ở trong một thời kỳ nhất định, tri thức chung của loài người là có giới hạn, không ai có thể
dự đoán đầy đủ và đúng những gì sẽ xảy ra, và cũng không ai có kiến thức và kinh nghiệm để giải
quyết mọi sự việc, mọi tình huống xảy ra.
Thứ ba, do con người bị hạn chế trong việc thu thập và xử lý thông tin. Thông tin có hàng
ngày, thường xuyên, liên tục với mức độ đa dạng và phức tạp. Mặc dù có nhiều phương tiện hiện đại
và phương pháp thu thập thông tin, nhưng con người không thể nắm biết hết tất cả các thông tin khác 7
nhau để xử lý theo đúng như mong muốn.Mặt khác, việc thu thập thông tin và xử lý thông tin phụ
thuộc khá nhiều vào năng lực, tình độ cảu người nhận tin nên với cùng dung lượng và chất lượng
thông tin, có người đạt được kết quả mong muốn và cũng có người không đạt được kết quả mong
muốn. Thậm chí, trong nhiều tình huống, có những thông tin sai, gây nhiễu cho viễ xử lý thông tin
làm cho con người ra quyết định không phù hợp và kết cục là phải gánh chịu những tổn thất khó
lường. Ngay cả khi trí tuệ của con người có thể thu thập và xử lý một khối lượng lớn thông tin, điều
đó không có nghĩa là các thông tin này sẽ được sử dụng, vì chi phí thu thập và xử lý thông tin là khá cao.
CÂU 5: NÊU KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO?
Có rất nhiều quan điểm về khái niệm của quản trị rủi ro. Theo phạm vi chương trình môn học
Quản trị rủi ro của Đại học Thương Mại thì Quản trị rủi ro đưuọc hiểu như sau:
Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánh giá) rủi ro, xây
dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả của rủi ro.
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi hoàn toàn trong thực tế. Quản trị rủi ro không phải nhằm
mục đích triệt tiêu hoàn toàn các rủi ro, tránh hết mọi tổn thất. Mục đích của Quản trị rủi ro là làm
sao để các tổn thất do rủi ro gây ra chỉ ở mức thấp nhất có thể. Để đạt được mục đích đó thì quản trị
rủi ro hướng đến các mục tiêu sau: (i)
Nhận biết các biến cố rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của tổ chức/doanh
nghiệp trong tương lai, phân tích nguồn gốc, tính chất và mức độ nghiêm trọng
của các rủi ro đã nhận dạng được; (ii)
Chỉ ra được trong số những rủi ro đã được nhận dạng: rủi ro nào cần và/có thể
tránh né được và các thức né tránh, những rủi ro nào có thể chấp nhận được; (iii)
Đối với những rủi ro khác thì cách thức hay biện pháp nào cần áp dụng để
phòng ngừa hay giảm thiểu; (iv)
Dự tính được tổn thất phải chịu đựng nếu rủi ro xảy ra và đo lường được tổn
thất trong trường hợp rủi ro đã xảy ra và cách thức, biện pháp khắc phục hậu
quả, bù đắp tổn thất.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, các nội dung của quá trình quản trị rủi ro cần được tiến
hành một cách khoa học, liên tục và có hệ thống. Tuy nhiên, điều này lại phụ thuộc vào các
yếu tố như: quy mô của mỗi tổ chức/doanh nghiệp, tiềm lực (khả năng) của tổ chức/doanh
nghiệp và nhận thức của ban lãnh đạo/ban giám đốc của tổ chức. doanh nghiệp đó.
CÂU 6. Trình bày tóm tắt các nội dung của quá trình quản trị rủi ro?
Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy
ra trong hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của nhà quản trị trong giai đoạn này là xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra
trong hoạt động của doanh nghiệp, sắp xếp, phân loại, phân nhóm và chỉ ra các rủi ro đặc biệt nghiêm trọng. 8
Việc nhận dạng rủi ro được tiến hành dựa trên cơ sở phân tích nguồn rủi ro (yếu tố làm phát
sinh mối nguy) và đối tượng rủi ro (tức là đối tượng chịu tổn thất khi rủi ro xảy ra).
Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro,
đo lường đánh giá và phân tích những tổn thất mà rủi ro có thể xảy ra.
Nhiệm vụ của nhà quản trị trong giai đoạn này là phân tích các rủi ro đã được nhân dạng,
đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro, nhằm tìm cách đối phó
hay tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế giảm nhẹ thiệt hại.
Nội dung của phân tích rủi ro bao gồm:
Phân tích hiểm họa: là quá trình phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc
những điều kiện, những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Phân tích nguyên nhân rủi ro: Có thể chia làm các nhóm nguyên nhân:
+ Liên quan đến con người
+ Liên quan đến yếu tố kỹ thuật
Phân tích tổn thất: Tổn thất là sự thiệt hại một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất
ngờ ngoài ý muốn của chủ sở hữu. Có thể phân tích tổn thất trong cả hai trường hợp: tổn thất đã xảy
ra và tổn thất dự báo.
Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sư dụng các kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm né tránh, phòng ngừa,
giảm thiểu và chuyển giao các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức.
Như vậy hoạt động kiểm soát tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:
Một là, né tránh rủi ro. Né tránh rủi ro là một trong những biện pháp của quản trị giúp cho
việc đưa ra các quyết định để chủ động phòng ngừa trước khi rủi ro xảy ra và loại bỏ nguyên nhân của chúng.
Hai là, phòng ngừa rủi ro. Ngăn ngừa rủi ro là giải pháp mà nhà quản trị xác định trước được
khả năng xảy ra của rủi ro và chấp nhận nó với sự chuẩn bị và khả năng hoàn thành công việc kinh
doanh trên cơ sở mức chi phí thihs hợp để vẫn có được những lợi ích mong muốn.
Tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện (hay
nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những
chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực.
Các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm: 9
Tự tài trợ: đây là phương pháp mà theo đó doanh nghiệp nếu bị tổn thất khi rủi ro xảy ra phải
tự lo nguồn tài chính để bù đắp tổn thất.
Chuyển giao tài trợ rủi ro: là việc chuẩn bị một nguồn kinh phí từ bên ngoài để bù đắp tổn
thất khi rủi ro xuất hiện. Chuyển giao tài trợ có thể thực hiện thông qua bảo hiểm hoặc bằng chuyển
giao tài trợ phi bảo hiểm.
CÂU 7. Trình bày các nguyên tắc của quản trị rủi ro?
Nguyên tắc 1: Không chấp nhận các rủi ro ko cần thiệt, chấp nhận rủi ro khi lợi ích lớn hơn chi phí:
Trong rủi ro có thể tiềm ẩn các cơ hôi, nên nhiều nhà kinh doanh có xu hướng chấp nhận 1 số
rủi ro nhất định. Tuy nhiên, viếc chấp nhận rủi ro phải hợp pháp và phù hợp vs chuẩn mực đạo đức,
vì vậy ko phải rủi ro nào cũng nên chấp nhận.
Khi chấp nhận rủi ro, các nhà quản trị phải hiểu rằng việc chấp nhận này chỉ thực sự đáng giá
khi rủi ro đó ko xảy ra, nếu xảy ra thì phải chịu 1 tổn thất (chi phí) nhất định. Rủi ro dc chấp nhận
khi lợi ích dự tính lớn hơn chi phái trong trường hợp rủi ro ko xảy ra.
Nguyên tắc 2: Ra quyết định quản trị rủi ro ở cấp thích hợp:
QTRỦI RO là công vc của tất cả các cấp quản trị, tuy nhiên những quyết định đó cần dc đưa
ra bởi những cấp quản trị thích hợp. VD, đvs cấp quản trị chiến lược thì QTRỦI RO tập trung vào
xác định và phân tích các biên cố bất định có thể xảy ra trong tương lai của DN; trong khi đó các
hoạt động kiểm soát RỦI RO và 1 số hoạt động tài trợ RỦI RO là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà
quản trị cấp thấp hơn.
Nguyên tắc 3: Kết hợp QTRỦI RO vào hoạch định và vận hành ở các cấp:
QTRỦI RO ko phải là 1 lĩnh vực độc lập vs các lĩnh vực quản trị khác trong DN. Nhiều RỦI
RO có nguồn gốc từ MT bên trong, bao gồm các RỦI RO cơ hội và RỦI RO sự cố. Vì vậy, để phòng
ngừa và giảm thiểu rủi ro trc hết các nhà quản trị phải làm tốt khâu hoạch định.
CÂU 8. Khái quát lịch sử phát triển của quản trị rủi ro?
+ QTRỦI RO hiện đại ra đời trong khoảng thời gian 1950-1960. Giai đoạn này các quốc gia
khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh vậy trong gd này QTRỦI RO gắn vs mua bảo hiểm. Khi vc
mua bảo hiểm tăng lên và phức tạp hơn thì nhiệm vụ của QTRỦI RO chủ yếu tập trung vào quản lý
danh mục bảo hiểm và 1 só ít các công vc có liên quan.
+ Giai đoạn tiếp theo, các nhà quản trị DN thấy rằng họ có khả năng dự báo những thiệt hại
giống như các nhà bảo hiểm; mặt khác có những RỦI RO ko thể bảo hiểm hoặc bảo hiểm ko đáp ứng
dc nhu cầu nên bên cạnh vc sử dụng các sản phảm bảo hiểm, các DN có thể sử dụng các hình thức tự
bảo hiểm. Ở gd này, QTRỦI RO là hoạt động dc kết hợp từ nỗ lực của các cá nhân và bộ phận khác nhau.
+ Từ giữa những năm 1970, QTRỦI RO chuyển sang gd quốc tế hóa. Theo các chuyên gia,
ở gd này, các nhà quản trị quan tam nhiều đến hoạt động tài trợ RỦI RO thông qua các kế hoạch tự 10
bảo hiểm, thực tế chỉ ra rằng, vc mua bảo hiểm kp là phương tiện tài trợ RỦI RO duy nhất và tốt
nhất, vì vậy tuy vc mua bảo hiểm vẫn có vai trò quan trọng song tầm quan trọng của nó đã bị giảm đi.
QTRỦI RO tiếp cận ở các góc độ: mua bảo hiểm, kiểm soát tổn thất và tài trợ RỦI RO.
+ Đến nay, QTRỦI RO dc hiểu là 1 quá trình có hệ thống dựa trên cơ sở nhận dạng, phân tích,
đo lường, đánh giá cùng vs những giải pháp để đối phó vs RỦI RO và khắc phục hậu quả của chúng.
CÂU 9. Nêu nội dung của mối quan hệ giữa quản trị rủi ro với quản trị chiến lược và quản trị
hoạt động trong doanh nghiệp?
Trên góc độ QTRỦI RO, 1 số nhà nghiên cứu cho rằng, quản trị DN bao gồm 3 chức năng:
quản trị chiến lược (QTCL), quản trị hoạt động (QTHĐ) và QTRỦI RO.
QTCL nhằm xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn cho DN, hướng tới tương lai dài hạn của DN,
tương lai càng dài bao nhiêu thì tính bất định càng lớn bấy nhiêu. Trên cơ sở pt môi trường, nhà
QTCL xác định dc cơ hội, rủi ro, điểm mạnh, yếu để xây dựng phương án chiến lược. Khi đó, vai trò
của QTRỦI RO rất quan trọng, giúp các nhà hoạch định chiến luojc nhận dạng đúng và đầy đủ các
rủi ro, phân tích và dự báo tác động của chúng để xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp cho tổ chức/DN.
Trong DN có các hoạt động như: sản xuất, mua hàng, bán hàng, dự trữ, marketing…QTHĐ
do đó sẽ bao gồm: quản trị sản xuất, quản trị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, quản trị marketing, quản
trị chất lượng, quản trị dự trữ… Quản trị các hoạt động này đều nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược của DN.
Trong QTHĐ, các nguồn lực của DN dc huy động để tiến hành các hoạt động cụ thể. Khi
quản trị các hoạt động, các nhà quản trị phải tiếp tục làm rõ những biến cố tiềm tàng, đo lường và
đánh giá chúng để có những biện pháp kiểm soát và tài trợ thích hợp. QTRỦI RO bao gồm tất cả các
hoạt động để thực hiện các hoạt động tác nghiệp 1 cách có hiệu quả, từ đó là cơ sở để thực hiện các
mục tiêu dài hạn, thực hiện dc sứ mạng của DN.
Như vậy, QTRỦI RO có mặt trong cả QTCL và QTHĐ. Trong QTCL, nhiệm vụ của QTRỦI
RO tập trung vào dự báo để nhận dạng những RỦI RO tiềm tàng để có những biện pháp né tránh.
Trong khi đó, ở khâu hoạt động thì QTRỦI RO tập trung vào pt nguyên nhân làm cho RỦI RO xuất
hiện, đánh giá dc mức độ tổn thất do RỦI RO gây ra để có n~ cách thức phù hợp nhất nhăm phòng
ngừa, giảm thiểu và giảm tổn thất do RỦI RO gây ra.
CÂU 10. Phân tích khái niệm và ý nghĩa của nhận dạng rủi ro?
Khái niệm nhận dạng RỦI RO:
Nhận dạng RỦI RO là quá trình xác định 1 cách liên tục và có hệ thống các RỦI RO có thể
xảy ra trong hoạt động kinh doanh của DN.
Có thể hiểu, nhận dạng RỦI RO là vc xác định các đe dọa (hoặc các cơ hội) có thể xảy ra
trong suốt tgian tồn tại cảu hoạt động của các tổ chức, DN. Điều này có nghĩa là công vc nhận dạng
RỦI RO kp chỉ dc thực hiện 1 lần duy nhất vào thời điểm dầu tiên của 1 chu kỳ hoạt động mà cần dc
thường xuyên cập nhật, trên cơ sở pt và dự báo những thay đổi của các nhân tố môi trường bên trong 11
và bên ngoài để phát hiện, bổ sung các RỦI RO mới có thể xuất hiện, cũng như thay đổi, điều chỉnh
phân nhóm các RỦI RO theo tần suất và biên độ của các RỦI RO đã nhận dạng trc đó.
Nhận dạng RỦI RO nhằm tìm kiếm các thông tin về: các loại RỦI RO có thể xuất hiện; các
mối nguy và thời điểm RỦI RO xuất hiện.
Ý nghĩa của nhận dạng RỦI RO:
Nhận dạng RỦI RO là gd đầu tiên trong quy trình QTRỦI RO của DN, vì vật nó có vai trò
quan trọng là cơ sở, tiền đề để triển khai có hiệu quả các bước tiếp theo trong quy trình QTRỦI RO.
Vc xác định tên và loại RỦI RO cùng n~ đặc trưng của chúng là cơ sở để các nhà quản trị có
thể vây dựng ma trận RỦI RO và xác định mức độ ưu tiên, cách thức pt, đánh giá cũng như chủ động
xây dựng kế hoạch kiểm soát, tài trợ RỦI RO phù hợp, hiệu quả nhất. Vc xác định mối nguy là cơ sở
xác định nguyên nhân của các RỦI RO, giúp nhà quản trị có các phương án thay thế các mối nguy
hiểm hiện hữu và có sự can thiệp, điều chỉnh hành vi mất an toàn của các đối tượng có liên quan, từ
đó giảm thiểu RỦI RO hoặc giảm thiểu tổn thất khi buộc phải đối mặt vs RỦI RO.
Trong hoạt động kinh doanh của DN, RỦI RO kd mà DN có thể gặp phải là tổng hợp của các
RỦI RO thuần túy và RỦI RO suy đoán, vì vật vc nhận dạng RỦI RO ko chỉ dừng lại ở vc tạo cơ sở
chủ động cho vc kiểm soát RỦI RO, giảm thiểu tổn thất mà còn là cơ sở để nắm bắt cơ hội và thụ
hưởng lợi ích từ các RỦI RO suy đoán.
Do đó, làm tốt công tác nhạn dạng RỦI RO giúp các nhà quản trị có thể chủ động trong vc
ứng phó vs RỦI RO, là cơ sở để đảm bảo tính hiệu quả của công tác QTRỦI RO và ngc lại, các
công vc khác trong quy trình QTRỦI RO sẽ ko thể dc thực hiện hiệu quả nếu vc nhận dạng RỦI RO
chưa dc quan tâm đúng mức và thực hiện 1 cách khoa học.
CÂU 11. Phân tích nguồn rủi ro từ các yếu tố môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, môi
trường nội bộ. Lấy ví dụ về các rủi ro theo nguồn rủi ro?
Nguồn rủi ro hay chính là các yếu tố làm phát sinh mối nguy được xem xét dưới góc độ là các
yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động của DN. Đó là các yếu tố vĩ
mô, vi mô hay nội bộ bên trong của DN mà sự thay đổi hay biến động của các yếu tố này đều ảnh
hưởng theo chiều hướng thuận lợi hoặc bất lợi cho HĐ của DN 1.
Các yếu tố môi trường vĩ mô.
1.1.Môi trường kinh tế.
-Trong môi trường kinh tế,doanh nghiệp chịu tác động của các yếu tố như: tổng sản phẩm quốc
nội(GDP), yếu tố lạm phát, tỉ giá hối đoái và lãi suất, tiền lương và thu nhập.
-Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh
nghiệp.Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế,các nhà quản
trị của doanh nghiệp phải theo dõi,phân tích,dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải
pháp,các chính sách kịp thời,phù hợp với từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng,khai thác những cơ
hội,giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.
Tổng sản phẩm quốc nội(GDP). 12
-GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp, nhà nước tức GDP đã chi phối và làm thay
đổi quyết định tiêu dùng trong từng thời kì nhất định. Vì vậy,nó tác động đến tất cả các mặt hoạt
động của quản trị;các nhà quản trị phải dựa vào tổng sản phẩm quốc nội và tình hình thực tế để từ đó
hoạch định ra kế hoạch sắp tới phù hợp với xu hướng thị trường;ra quyết định , tổ chức và lãnh
đạo,giám sát việc thực thi kế hoạch. Yếu tố lạm phát.
-Lạm phát ảnh hưởng đến tâm lí và chi phối hành vi tiêu dùng của người dân; làm thay đổi cơ cấu
chi tiêu của người tiêu dùng;cho thấy tốc độ tiêu thụ hàng hóa giảm ngày càng nhiều, nhất là ở
những mặt hàng mang tính thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày .
- Trong thời kì lạm phát thì yếu tố về giá của sản phẩm càng được người tiêu dùng quan tâm.
- Các nhà quản trị cần phải hoạch định lại chiến lược sản xuất ở các khâu ;cả nhà sản xuất và nhà
phân phối cần quan tâm cắt giảm các hình thức tiếp thị để tập trung vào ổn định giá sản phẩm.Kết
nối sản xuất với phân phối lại một cách phù hợp.Vì vậy,việc dự đoán chính xác yếu tố lạm phát là rất
quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh.
Tỷ giá hối đoái và lãi suất.
-Tỷ giá hối đoãi và lãi suất ảnh hưởng tới các hoạt động xuất nhập khẩu;tức là làm ảnh hưởng tới
hoạt động đầu tư của doanh nghiệp:các nguồn nguyên,vật liệu nhập khẩu có sự thay đổi dẫn đến kế
hoạch sản xuất bị chậm tiến độ so với dự kiến;làm ảnh hưởng đến thị trường cũng như việc tiêu dùng của người dân.
- Tỷ giá hối đoãi ảnh hưởng đến hoạt động quản trị của các doanh nghiệp;các nhà quản trị phải dự
báo trước về tỷ giá hối đoãi và lãi suất để từ đó có kế hoạch cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mình.
Tiền lương và thu nhập.
-Tác động đến giá thành và nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
-Thu nhập hay nó phản ánh tới mức sống của người dân.Người tiêu dùng sẽ chi tiêu những sản phẩm
phù hợp với điều kiện kinh tế.Vì thế,doanh nghiệp phải phân loại từng bậc sản phẩm để mọi khách
hàng có thể biết đến và tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
-Tiền lương của công nhân,nhân viên là yếu tố chính quyết định đến nguồn nhân lực của doanh
nghiệp;bởi tiền lương chính là nguồn sống của hầu hết mọi người;mức lương thường được đặt lên
hàng đầu trong tâm lí và đó cũng chính là nguồn hứng khởi cho họ làm việc.Các nhà quản trị phải có
chính sách cụ thể quy định về mức tiền lương phù hợp với năng lực làm việc của mỗi người,có sự
thưởng,phạt công minh để tạo ra sự hài lòng,tin tưởng trong môi trường làm việc.Có sự khuyến
khích những sáng kiến mới sáng tạo để tạo hứng khởi trong công việc;các nhà quản trị cũng cần có
chính sách đặc biệt với những công nhân,nhân viên có tuổi nghề lâu năm để trong tâm lí của họ có
sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
1.2.Các yếu tố chính trị và pháp luật.
-Môi trường này bao gồm các yếu tố như:chính phủ,hệ thống pháp luật…ngày càng ảnh hưởng đến
hoạt động của doanh nghiệp. 13
- Chính phủ: cơ quan giám sát, duy trì và bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích quốc gia. Vai trò điều tiết
nền kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách tài chính, tiền tệ, thuế và các chương trình chi tiêu.
- Pháp luật: Đưa ra những quy định cho phép hay không cho phép, hoặc những ràng buộc, đòi hỏi
các doanh nghiệp phải tuân theo.
Để tận dụng được cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ, các doanh nghiệp phải nắm bắt được
các quan điểm, những quy định, những ưu tiên, những chương trình chi tiêu của Chính Phủ.
Thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện vận động hành lang khi cần thiết.
Ví dụ: các cuộc bạo động diễn ra ở các nước Trung Á làm cho doanh nghiệp ko thể hoạt động bình
thường => ảnh hởng đến lợi nhuận của DN
1.3.Các yếu tố văn hóa-xã hội.
-Môi trường văn hóa-xã hội bao gồm nhiều yếu tố như:dân số,văn hóa,gia đình,tôn giáo.Nó ảnh
hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần phải
phân tích các yếu tố văn hóa,xã hội nhằm nhận biết cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.Mỗi một sự thay
đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một nghành kinh doanh mới nhưng cũng co thể xóa đi một ngành kinh doanh.
Dân số: ảnh hưởng lên nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới đầu ra của doanh nghiệp. Vì vậy,doanh
nghiệp cần tìm hiểu rõ về nguồn dân số và xác định quy mô thị trường để từ đó có chiến lược
kinh doanh phù hợp với điều kiện ở từng nơi.
Gia đình: ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng,năng suất lao động cũng như hiệu quả làm việc
của tất cả mọi người.
Tôn giáo: ảnh hưởng tới văn hóa đạo đức, tư cách của mọi người, trong việc chấp hành và
thực thi các quyết định.
Văn hóa:bao gồm toàn bộ những :phong tục,tập quán,lối sống…được dùng để định hướng
hành vi tiêu dùng của mọi người trong xã hội.Nó chi phối đến việc hình thành những nhu cầu
về chủng loại chất lượng và kiểu dáng hàng hóa.Khi bước vào một thị trường mới việc đầu
tiên các doanh nghiệp cần làm là phải nghiên cứu về yếu tố văn hóa xem sản phẩm doanh
nghiệp mình đưa đến có phù hợp với nhu cầu,phong tục…nơi đó không.Nếu không phù hợp
thì sản phẩm đó sẽ bị loại bỏ hoặc không có nhu cầu.Trong trường hợp đó,các nhà quản trị
phải có kế hoạch thay đổi hợp lí,có thể thiết kế lại hình dáng bao bì,mẫu mã … sao cho phù
hợp với từng nền văn hóa ;cố gắng định vị sản phẩm bằng Slogan để người tiêu dùng biết đến
và tiêu dùng sản phẩm. Ví dụ:
Đối với McDonald đối với sản phẩm Hamburger khi bán ở Ấn Độ thì sản phẩm này có
đặc điểm là chứa hai miếng thịt cừu thay cho hai miếng thịt bò vì hầu hết người Ấn Độ đều
theo tôn giáo xem bò là vật thiêng liêng,không bao giờ ăn bò .
Nếu lúc này,McDonald không nghiên cứu về văn hóa người Ấn Độ thì liệu họ có tồn tại được trong quốc gia này hay không? 14
Hoặc như ví dụ điển hình tại Việt Nam:
-Trước đây,KFC được Việt Nam biết đến là một nhà hàng mini hiện đại ,quá đắt đỏ so với
những món ăn khác,thể hiện phong cách nhiều hơn đối với giới trẻ,còn chủ yếu thu hút toàn trẻ em
nhiều hơn.Còn bây giờ,KFC được biết đến là “Thịt gà rán”-đây là món ăn nhanh và đang trở nên
thông dụng với mọi người.Vậy họ đã làm những gì và thay đổi như thế nào?
-Khi mới bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam,KFC đã chịu lỗ trong 7 năm để tạo ra một
thói quen-một văn hóa tiêu dùng cho người Việt,đặc biệt là giới trẻ.Sự thành công của họ ngày hôm
nay cũng chính từ việc am hiểu tính chất văn hóa.Người dân Việt Nam thường mang tính chất nhà
hàng nhưng được phục vụ nhanh.KFC đã xây dựng một hệ thống cửa hàng khác biệt so với các cửa
hàng truyền thống,chọn màu đỏ làm màu chủ đạo,phục vụ chuyên nghiệp;Đồng thời bản thân sản
phẩm KFC cũng đã có sự khác biệt để phù hợp với văn hóa Việt Nam:bên cạnh những món ăn
truyền thống KFC còn chế biến một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị với người dân
Việt;kích thước của sản phẩm Hambeger cũng thay đổi,nhỏ hơn thích hợp với vóc dáng của người
Việt Nam.Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo nhiều loại giúp cho người tiêu dùng dễ lựa chọn món ăn ưa thích,
Một số món mới đã được tung ra thị trường góp phần làm tăng thêm sự phong phú trong danh
mục thực đơn…KFC tạo sự thích thú và tò mò cho giới thanh niên,tạo ra một trào lưu mới trong
cách tiêu dùng của người Việt Nam.Với hướng đi đúng đắn năm 2006,KFC đãthu được lợi nhuận và
đã thực sự thu hút được người Việt đặc biệt là giới trẻ không chỉ vì sự thuận tiện,sang trọng,thưởng
thức món ăn,mà còn thưởng thức một phong cách hiện đại đang phổ biến trên thế giới làm thay đổi
một phần văn hóa ẩm thực của người Việt nhưng vẫn giữ gìn giá trị văn hóa cốt lõi của Việt Nam.
- Sự tác động của các yếu tố văn hóa có tính chất lâu dài và tinh tế, khó nhận biết.
-Vì vậy,các nhà quản trị phải tìm hiểu kĩ các yếu tố văn hóa để có kế hoạch phát triển đổi
mới,phù hợp với điều kiện thực tiễn đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với tất cả mọi người.
1.4.Các yếu tố công nghệ.
-Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh,trực tiếp đến doanh nghiệp và tác động đến hoạt động quản
trị.Các thay đổi về công nghệ-kĩ thuật sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu tương lai của một tổ chức
về nhân lực.Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như:
- Lượng phát minh sáng chế và cải tiến khoa học kỹ thuật tăng lên nhanh chóng làm bùng nổ
về cuộc cách mạng về thông tin và truyền thông.
-Xuất hiện nhiều loại máy móc và nguyên liệu vật liệu mới với những tính năng và công dụng
hoàn toàn chưa từng có trước đây.
-Trình độ tự động hóa, vi tính hóa, hóa học hóa và sinh học hóa trong tất cả các khâu sản xuất,
phân phối lưu thông và quản lý ngày càng cao hơn.
-Các phương tiện truyền thông và vận tải ngày càng hiện đại và rẻ tiền hơn dẫn tới không gian
sản xuất và kinh doanh ngày càng rộng lớn hơn…
-Khi công nghệ phát triển,các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công
nghệ để tạo ra sản phẩm,dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh,nâng cao năng 15
lực cạnh tranh,bên cạnh đó hệ thống quản trị cũng phải thay đổi về chiến lược kinh doanh trong khâu
sản xuất,giới thiệu sản phẩm,rút ngắn thời gian thực hiện kế hoạch để phù hợp với công nghệ hiện
đại;công nghệ được cải tiến thì bản chất công việc càng yêu cầu đến việc công nhân lành nghề,có kĩ
thuật cao…như vậy dễ dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lao động,nhà quản trị phải nghiên cứu và có định
hướng phù hợp về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp không đổi mới về công nghệ kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị tụt hậu,giảm năng lực cạnh tranh.
Ví dụ: sự ra đời của các công nghệ hiện đại làm xuất hiện và tăng khả năng cạnh tranh của các
sp cạnh tranh, đe dọa các sp lỗi thời khiến cho các Dn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và giải
quyết các sp lõi thời đó
1.5.Các yếu tố tự nhiên.
-Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển và các nguồn tài nguyên.
-Môi trường tự nhiên Việt Nam mang lại nhiều thuận lợi cho cho các ngành như khai thác
khoáng sản, du lịch, vận tải….
-Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống con người, về nếp sống sinh hoạt dẫn đến sự
thay đổi trong nhu cầu hàng hóa.
-Tự nhiên có tác động rất lớn đến doanh nghiệp.Nó thường tác động bất lợi đối với các doanh
nghiệp,đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như:sản xuất
nông phâm,thực phẩm theo mùa,kinh doanh khách sạn,du lịch…để chủ động đối phó với các tác
động của yếu tố tự nhiên các nhà quản trị cần phải phân tích,dự báo,đánh giá tình hình thông qua các
cơ quan chuyên môn.phải có biện pháp đề phòng để giảm thiểu rủi ro tới mức có thể.
2.Các yếu tố môi trường vi mô.
2.1.Nhà cung ứng.
-Những nhà cung ứng là những cá nhân hay tổ chức cung cấp cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh
tranh các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định.
-Những sự kiện xảy ra trong môi trường của “nhà cung ứng”có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động quản trị của doanh nghiệp.Những nhà quản trị phải chú ý theo dõi giá cả của các mặt hàng
cung ứng,vì việc tăng giá của nguồn vật tư mua có thể phải nâng giá sản phẩm;phải nghiên cứu để
đưa ra chính sách phù hợp ;hoặc nếu có vấn đề làm rối loạn bên phía cung ứng thì kế hoạch sản xuất
sản phẩm sẽ không kịp tiến độ,làm lỡ đơn đặt hàng.Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả
năng tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đối với công ty.
Ví dụ: Wal – Mart là một trong những siêu thị bán lẻ giá rẻ lớn nhất thế giới có vai trò là nhà phân
phối, mang hàng hóa từ các DN sản xuất đến tay ng tiêu dùng. Nhiều DN đã quá dựa dẫm vào hệ
thống phân phối của gã khổng lồ này mà quên mất mình cũng phải xây dựng một hệ thống phân phối
cho riêng mình. Nhờ vậy, Wal – Mart có thể đưa ra những yêu sách buộc DN phải hạ giá, hoặc chiết
khấu hoặc sx sp thương hiệu riêng Wal – Mart và cạnh tranh vs csách sp của các DN vs lợi thế giá rẻ
2.2.Khách hàng. 16
-Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ những khách hàng của mình.
-Khách hàng luôn bị thu hut bởi những lợi ích hứa hẹn sẽ được hưởng trong việc mua hàng.
-Khách hàng luôn thay đổi nhu cầu,lòng trung thành của khách hàng luôn bị lung lay trước nhiều hàng hóa đa dạng.
-Các nhà quản trị phải nắm bắt được tâm lí và yêu cầu của khách hàng để kịp thời đổi mới hoặc đưa
ra những chiến lược,chương trình khuyến mãi nhằm kích thích tiêu dùng;quảng bá hình ảnh đưa ra
những ưu điểm vượt trội,tạo sự khác biệt cho sản phẩm đánh vào tâm lí để khách hàng yên tâm và
muốn gắn bó với sản phẩm của doanh nghiệp.Hoạt động của các nhà quản trị phải có sự điều tiết
lại,phải thường xuyên điều tra,tham khảo ý kiến khách hàng;có kế hoạch đổi mới trong công tác dịch vụ,chăm sóc khách hàng.
2.3.Đối thủ cạnh tranh.
-Là những cá nhân hay tổ chức có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu doanh
nghiệp bằng:Cùng loại sản phẩm hay Bằng sản phẩm có khả năng thay thế.
-Doanh nghiệp cần có chiến lược mới trong chất lượng sản phẩm,bên cạnh đó yếu tố quảng bá
thương hiệu cũng không kém phần quan trọng.
-Môi trường kinh doanh thuận lợi,ngành nghề sẽ được mở rộng đối thủ tiềm ẩn cũng là nguy cơ khá
quan trọng.Dự báo và lên kế hoạch cho những năm tiếp theo.
Ví dụ: Sự cạnh tranh của 2 hãng nc uống giải khát hàng đầu thế giới là Pepsi và CoCa Cola. Trong
lsử, Pepsi và CoCa sđã từng có những chiến lược cạnh tranh bắt chước về sp, thậm chí về giá để trả
đũa nhau. Khi Pepsi tung ra thị trường dòng sp nc uống đóng chai dành cho ng ăn kiêng Diet Pepsi
thì ngay lập tức Coca Cola cũng tung ra sp Diet Coke
3.Môi trường nội bộ.
3.1.Tài chính. -
Nguồn vốn và khả năng huy động vốn. -
Tình hình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn. - Kiểm soát các chi phí. -
Quan hệ tài chính với các bên hữu quan.
-Đây là nguồn lực quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động quản trị và quyết định đến mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mọi hoạt động sản xuất đều cần
có vốn bằng tiền hay bằng nguồn lực tài chính để thực hiện hoạt động;đây cũng là cơ sở để các nhà
quản trị vạch ra kế hoạch trong tương lai cho các hoạt động đầu tư mới,mua nguyên vật liệu,trả lương cho công nhân… 3.2.Nhân sự. -
Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. 17
Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức thể hiện ở năng lực,tay nghề và khả năng hoàn thành nhiệm
vụ của công nhân,nhân viên.Các nhà quản trị phải đánh giá đúng năng lực để giao phó công việc
chính xác,đề ra mức lương hợp lí tuy theo năng lực của mỗi người.
Các cán bộ quản lí phải là những người có năng lực lãnh đạo tốt, có khả năng đánh giá,nhìn nhận
vấn đề và định hướng xa.Phải là những tấm gương tốt trong mọi hoạt động,quy định của công
ty…luôn quan tâm đến mọi người dưới cấp quản lí,tạo được môi trường làm việc tốt nhất có thể.
-Xác định đúng nhu cầu lao động.
Đánh giá đúng nhu cầu,mục đích công việc để tuyển lao động phù hợp với ngành nghề…không
tuyển trái với định hướng để không phải hao tổn về thời gian đào tạo lại công việc.
-Cần có chính sách đãi ngộ hợp lý và động viên, khuyến khích người lao động tích cực làm việc .
Hoạt động quản trị phải chú trọng đến các chính sách đãi ngộ đối với công-nhân viên.Bởi đó cũng là
một phần tạo nên tâm lí,tinh thần làm việc của họ:lịch các ngày nghĩ lễ,tết,tiền thưởng...có chính
sách ưu đãi riêng cho những công-nhân viên có tuổi nghề dài tạo ra tâm lí muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
3.3.Cơ cấu tồ chức. -
Xác định đúng nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận, từng phòng ban và từng cá nhân. -
Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và khoa học. -
Đảm bảo hoạt động hiệu quả.
3.4.Văn hóa tố chức.
-Văn hóa tổ chức là những chuẩn mực, khuôn mẫu, giá trị truyền thống mà mọi thành viên trong tổ
chức tôn trọng và tuân theo.
-Cần xây dựng một nền văn hóa vững mạnh, mang nét riêng và độc đáo của tổ chức. Tổng kết
-Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản trị của các doanh nghiệp.Nó có
thể là cơ hội hoặc những thách thức đối với doanh nghiệp.Các nhà quản trị phải đánh giá chính xác
từng tác động để từ đó đưa ra kế hoạch phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
-Các nhà quản trị không nên chủ quan trước mọi diễn biến,lấy thực tế làm cơ sở nghiên cứu đề ra
mục tiêu,định hướng đưa doanh nghiệp đi lên phát triển bền vững.
-Các hoạt động quản trị phải đồng bộ có sự nhất quán trong các quyết định,để mọi hoạt động của
doanh nghiệp thống nhất,có hệ thống và nhiệm vụ riêng. 18
CÂU 12. Nhận dạng các nhóm đối tượng rủi ro tài sản, rủi ro trách nhiệm pháp lý, rủi
ro nguồn nhân lực. Lấy ví dụ về nhận dạng rủi ro theo đối tượng rủi ro tại các doanh nghiệp thực tế.
Nhận dạng đối tượng rủi ro tài sản
Với mỗi loại tài sản trong quá trình sd có những đặc điểm riêng, DN căn cứ theo những đặc điểm đó
để nhận dạng rủi ro liên quan đến từng loại TÀI SẢNản.
- Tài sản lưu động bao gồm tiền và hàng tồn kho
Tiền gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là tài sản có tính thanh khoản cao đối với doanh nghiệp.
Tiền có thể chuyển đổi nhanh chóng thành các loại tài sản khác, tính luân chuyển liên tục
Các rủi ro thường gặp đvs tiền bao gồm:
+Mất cắp hoặc bị gian lận: nguyên nhân này có thể đến từ chính nội bộ DN do đạo đức nhân viên;
đối tác bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp kém uy tín, kẻ trộm, kẻ cướp
+Lượng tiền ko đủ cho những giao dịch cần thiết hay khả năng thanh toán kém: nguyên nhân chủ
yếu do DN ko bán đc hàng hóa, dvụ để thu tiề về theo kế hoạch kinh doanh hoặc có những khoản thu khó đòi từ khách hàng
+Lạm phát: giá cả hàng hóa dịch vụ liên quan đến các khoản phải chi tăng lên so vs dự kiến kế
hoạch kinh doanh làm cho lượng tiền của doanh nghiệp ko còn đảm bảo đc khả năng thanh toán,
mua sắm ở thời điểm hiện tại
+Lãi suất: lãi suất NH giảm làm cho DN mất những khoản thu từ lãi tiền gửi NH, chi phí cơ hội tăng
lên khi tiền gửi NH chưa kịp đưa vào đầu tư
+Tỷ giá:ảnh hưởng đến hđ xuất nhập khẩu của DN
Hàng tồn kho là một phần tài sảnản quan trọng trong tài sảnản lưu động của DN, là các tài sảnản hữu
hình đc mua về giữ để bán, bao gồm:hàng hóa mua về để bán, thành phẩm tồn kho, và đang gửi bán,
nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang
RỦI RO thường gặp vs hàng tồn kho bao gồm: rủi ro lượng hàng tồn đọng lớn, ko xuất bán đc; rủi ro
hàng bị hư hỏng, giảm giá, lỗi mốt; hàng bị mất trộm; cháy nổ nhà máy, nhà kho
- Tài sản cố định hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình ngoài hàng hóa trong khu sx, trang thiêt bị trong cơ quan, nhà xưởng… còn
có các loại trái phiếu, cổ phiếu. Lạm phát, mất khả năng thanh toán, sụt giảm giá là những rủi ro dễ
xảy ra khi TTCK có những giai đoạn khủng hoảng
- Tài sản cố định vô hình là thương hiệu, uy tín, quyền sở hữu trí tuệ,…
RỦI RO phổ biến có thể xảy ra đối với loại tài sảnản này như mất uy tín, giá trị thương hiệu giảm,
quyền SHTT bị vi phạm, nạn hàng giả, hàng nhái, … do KH phàn nàn, khiếu nại về sp,dịch vụ; hay
đối thủ cạnh tranh tung tin tiêu cực về sp, dvụ của DN, đối tác hủy hợp đồng liên kết. Do vậy, DN 19
cần Đkí bảo hộ quyền SHTT cho các loại tài sản này để tránh bị đối thủ cạnh tranh ĐKí trc khiến
DN vừa mất TÀI SẢN vừa mất toàn bộ chi phí đã bỏ ra để có đc tài sảnản đó. Đôi khi những rủi ro
từ tài sảnản lưu động hay tài sảnản cố định hữu hình cũng là nguyên nhân trực tiếp gây nên rủi ro thương hiệu cho DN
Ví dụ về rủi ro tài sản:
Galaxy Note 7 chính thức lên kệ vào ngày 19/8/2016 với giá 18,99 triệu đồng. Đây là chiếc di
động dòng Note đầu tiên của Samsung sở hữu màn hình cong 2 cạnh, tính năng chống nước chuẩn
IP-68 (ngâm nước ở độ sâu 1,5m trong 30 phút) và cổng USB-C. Tuy nhiên, sáng 11/10/2016, hãng
Samsung Electronics Co. đã có văn bản đề nghị các đối tác trên toàn cầu ngừng bán, đổi điện thoại
thông minh thế hệ mới Galaxy Note 7 và khuyến cáo khách hàng ngừng ngay việc sử dụng dòng
máy này do những lo ngại về độ an toàn. Thời điểm phát đi đề nghị này là chỉ hơn 1 tháng sau khi
nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới công bố quyết định thu hồi 2,5 triệu chiếc Note
7 tại 10 thị trường trọng điểm trên toàn cầu sau các sự cố cháy nổ pin lithium-ion của điện thoại
trong lúc sạc. Việc thu hồi sản phẩm với quy mô chưa từng có và cũng chưa từng có tiền lệ này được
đánh giá là một tổn thất nặng nề với Samsung - Tập đoàn điện tử vốn luôn tự hào về công nghệ và chất lượng sản phẩm.
Theo Bloomberg, quyết định thu hồi của Samsung thật sự rất đắt khi hãng sẽ phải bỏ ra tới hơn 1 tỉ
USD cho chi phí thu hồi 2,5 triệu chiếc Galaxy Note 7 đã được bán ra trong suốt 2 tuần qua. Không
một nhà kinh doanh nào trên thế giới có thể cảm thấy dễ chịu khi nhìn thấy con số đó cả. Koh Dong
Jin, người đứng đầu mảng di động của Samsung cho biết rằng đó là "một con số đau lòng".
Ngoài ra, sự việc của Galaxy Note 7 còn chặn đứng đà tăng trưởng cổ phiếu của Samsung. Được
biết, nhờ vào sự thành công của bộ đôi Galaxy S7 và Galaxy S7 Edge, Samsung đã bay cao trong thị
trường chứng khoán khi giá cổ phiếu của hãng trong tháng 7 đã đạt mức kỉ lục và trở thành tháng có
lợi nhuận cao nhất hai năm qua. Tuy nhiên, giờ đây Samsung đã phải trở lại mặt đất để giải quyết
hậu quả của những vụ phát nổ pin.
Galaxy Note 7 được cho là flagship cuối cùng trong năm 2016 của Samsung để đối đầu với iPhone 7
của Apple chuẩn bị được ra mắt. Với vị thế là sản phẩm dẫn đầu trong phân khúc smartphone
Android, Samsung hoàn toàn không muốn mạo hiểm với chất lượng của Galaxy Note 7 một chút
nào. Dù vậy, chi phí cho khắc phục hậu quả cũng chiếm gần 5% lợi nhuận sau thuế của cả tập đoàn
Samsung trong năm nay (khoảng 20,6 tỉ USD).
Samsung Electronics dự tính sẽ thu được khoảng 600 USD doanh thu và 108 USD lợi nhuận cho mỗi
chiếc Galaxy Note 7 được bán ra. Hãng cũng đã đặt mục tiêu bán được 4-5 triệu chiếc trong quý 3 và
8-9 triệu chiếc trong quý cuối cùng của năm 2016. Tuy nhiên, giờ đây, các dự đoán về doanh số bán
smartphone của Samsung trong 2016 đã thay đổi.
Nhận dạng đối tượng rủi ro nhân lực
Đây là nhóm đối tượng rủi ro có liên quan đến tài sảnản con ng của tổ chức hay nói cách khác rủi ro
xảy ra liên quan tới nguồn nhân lực
Tình trạng nhân viên bỏ việc, thương tích, bệnh tật, hay có thể xảy ra tình trạnh nv ko có tinh thần và
động lực làm việc, thiếu tự giác và nỗ lực trong QT thực hiện NV… đều có thể gây ra những rủi ro nhân lực cho DN 20