Đề cương ôn tập - Sinh học đại cương | Đại học Lâm Nghiệp

Đề cương ôn tập - Sinh học đại cương | Đại học Lâm Nghiệp được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Lâm nghiệp 158 tài liệu

Thông tin:
16 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương ôn tập - Sinh học đại cương | Đại học Lâm Nghiệp

Đề cương ôn tập - Sinh học đại cương | Đại học Lâm Nghiệp được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

77 39 lượt tải Tải xuống
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC ĐAI CƯƠNG
Câu 1. Mô tả cấu trúc khảm lỏng của màng sinh chất? (Vẽ hình minh họa)
Cấu trúc: Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn chọn lọc của tế bào.
Màng sinh chất là màng khảm-lỏng được cấu tạo từ hai thành phần chính là lipit và
prôtêin. Các phân tử lipit và prôtêin có thể di chuyển trong phạm vi nhất định bên
trong màng.
Dựa vào đặc tính cấu trúc phân tử của màng, người ta nói màng sinh chất có cấu
trúc khám lỏng. Cấu trúc phân tử của màng gồm các prôtêin phân bố “khảm” (rải
rác xen kẽ) trong khung lipit. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit có đặc tính rất
linh hoạt làm cho màng luôn luôn linh hoạt, mềm dẻo (màng có mô hình khảm
lỏng
Câu 2. Mô tả cấu trúc và chức năng của ty thể? (Vẽ hình minh họa).
Cấu trúc của ti thể: Ti thể có 2 lớp màng bao bọc. Màng ngoài không gấp khúc,
màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp. Bên
trong ti thể là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.
Chức năng của ti thể là: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là các
phần tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hoá đường và
các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của
tế bào và cơ thể.
Câu 3. Phân biệt cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Câu 4. Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật?
Câu 5. Mô tả cấu trúc và chức năng của lục lạp (Vẽ hình minh họa)?
+ Cấu trúc:
- Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có hai lớp màng bao bọc.
- Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là
tilacoit.
- Các tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana.
- Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng.
- Trên màng của tilacoit chứa nhiều diệp lục và các enzim có chức năng quang
hợp.
- Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.
+ Chức năng của lục lạp: là nơi chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng
lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
Câu 6. Mô tả cấu tạo của enzym? (Gồm thành phần cấu tạo và cấu trúc không gian)
Cấu trúc của enzim: Thành phần của enzim là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với
các chất khác không phải là prôtêin. Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không
gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất (cơ chất là chất chịu sự tác động của
enzim) được gọi là trung tâm hoạt động. Thực chất đây là một chỗ lõm hoặc khe
nhỏ trên bề mặt enzim. Cấu hình không gian này tương thích với cấu hình không
gian của cơ chất. Tại đây, các cơ chất sẽ được liên kết tạm thời với enzim và nhờ
đó phản ứng được xúc tác.
Câu 7. Trình bày cơ chế hoạt động của enzym.
Cơ chế hoạt động của enzim: Enzim thoạt đầu liên kết với cơ chất tại trung tâm
hoạt động tạo nên phức hợp enzim - cơ chất. Sau đó bằng nhiều cách khác nhau
enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm. Việc liên kết enzim - cơ chất mang
tính đặc thù. Vì thế mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một vài phản ứng.
Câu 8. Trình bày sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính xúc tác của enzym?
Mỗi một enzyme hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ tối ưu nhất định. Khi nhiệt độ lệch
sang hai bên nhiệt độ tối ưu hoạt động của enzyme giảm và tốc độ phản ứng sẽ
giảm theo. Sự tăng nhiệt độ làm cho làm cho động năng của enzyme và cơ chất
tăng, chúng chuyển động nhanh hơn, va chạm nhiều hơn. Các phức chất enzyme-
cơ chất hình thành nhiều hơn, phản ứng xảy ra nhanh hơn. Tuy nhiên nếu nhiệt độ
quá cao, enzyme bị biến tính. Khi cấu hình vị trí xúc tác không còn phù hợp với cơ
chất, enzyme mất hoạt tính xúc tác. Khi nhiệt độ hạ thấp hơn nhiệt độ tối ưu, cơ
chất và phân tử enzyme chuyển động chậm. Tần số va chạm giữa chúng thấp> Ít
phức hợp enzyme-cơ chất hình thành và tốc độ phản ứng giảm.
Câu 9. Trình bày sự ảnh hưởng của các chất ức chế lên hoạt tính xúc tác của
enzym?
Hoạt tính của enzyme bị thay đổi khi có mặt của chất ức chế
- Chất ức chế cạnh tranh: Các chất kìm hãm có cấu trúc tương tự như cơ chất.
Chất ức chế gắn thuận nghịch vào trung tâm phản ứng của enzyme cạnh
tranh với cơ chất, khiến cho hoạt động xúc tác của enzyme chậm lại. Khi
chất ức chế được giải phóng hoạt động xúc tác của emzyme trở lại bình
thường
VD: Acid malonic hoạt động như chất cạnh tranh trung tâm hoạt động của
emzyme stixinic dehydrogenase với acid sucxinic. Trong điều kiện bình
thường, suxinic dehydrogenase xúc tác hai loại nguyên tử H của acid
sucxinic tạo thành acid fumaric. Khi có mặt của acid malonic, enzyme lien
kết với trung tâm hoạt động tạo thành phức hợp enzyme – chất ức chế và
không thể chuyển hóa được. Như vậy làm số lượng trung tâm phản ứng
giảm và tốc độ phản ứng cũng giảm theo
- Chất ức chế không cạnh tranh: Không gắn vào vị trí xúc tác mà gắn thuận
nghịch vào vị trí khác trên enzyme. Điều này sẽ làm thay đổi cấu hình của vị
trí hoạt động không còn phù hợp với c ơ chất. Vùng mà chất ức chế cạnh
tranh gắn vào enzyme gọi là vị trí di lập thể (allosteric site) và gây ra hiệu
ứng dị lập thể (allosteric effect). Khi chất ức chế giải phóng, hoạt động xúc
tác của enzyme trở lại bình thường
Một số chất kìm hãm gây biến đổi hoạt tính enzyme một cách không thuận
nghịch, nó làm biến đổi liên tục hay phá hủy trung tâm hoạt động của
enzyme. Phần lớn là các chất độc như eyanide (CN-) gắn vào cytochrome
cản trở việc chuyển điện tử O ,….
2
Câu 10. Phân tích vai trò của quá trình quang hợp?
+ Tổng hợp chất hữu cơ: sản phẩm của quang hợp tạo ra hợp chất hữu cơ cung cấp
nguồn thức ăn cho tất cả các sinh vật, dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp và
chế tạo ra thuốc chữa bệnh cho con người.
+ Tích lũy năng lượng: chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành các liên kết
hóa học, cung cấp và tích lũy năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.
+ Điều hòa không khí: quá trình quang hợp ở cây xanh hấp thụ khí CO2, giải
phóng khí O2 và nước có tác dụng điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính
đem lại không khí trong lành cho trái đất.
Câu 11. Trình bày quá trình hô hấp kỵ khí (gồm đường phân và quá trình lên men)?
- Hô hấp kị khí (hay còn được gọi là hô hấp yếm khí) là quá trình hô hấp sử dụng
chất oxy hóa khác mà không phải là oxy. Tuy oxy không được sử dụng trong quá
trình này như chất nhận electron cuối nhưng vẫn được dùng như một chuỗi chuyền
electron gọi là physolmere.
- Trong quá trình hô hấp của các sinh vật hiếu khí, electron sẽ được gắn kết chặt
chẽ vào với một chuỗi chuyền electron và chất oxy hóa cuối cùng chính là oxy.
Cùng với đó, phân tử oxy được xem là một chất có tính oxy hóa rất cao. Do vậy, nó
được xem là chất nhận electron vô cùng xuất sắc.
- Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu
ôxi.
- Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:
+ Đường phân là quá trình phân giải glucôzơ →→ axit piruvic và 2 ATP.
+ Lên men là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO hoặc tạo thành axit
2
lactic.
Câu 12. Trình bày quá trình hô hấp hiếu khí (gồm cả đường phân)?
- Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ, mà chất nhận
electron cuối cùng là oxi phân tử (O2). Đây là cách hô hấp của các vi sinh
vật nhỏ bé. Ở vi sinh vật nhân thực, chuỗi truyền electron ở màng trong ti
thể, còn sinh vật nhân sơ diễn ra ngay trên màng sinh chất.
- Hô hấp hiếu khí là quá trình phân giải nguyên liệu để sinh năng lượng cung
cấp cho hoạt động sống của cơ thể. Nguyên liệu chúng sử dụng là đường
đơn, trải qua giai đoạn đường phân và cho ra sản phẩm cuối cùng là ATP.
Đặc điểm lớn nhất của hô hấp hiếu khí là nó cần môi trường có O2 để thực
hiện quá trình hô hấp.
- Hô hấp hiếu khí có ý nghĩa rất đặc biệt, nó giúp tổng hợp ATP và cung cấp
nguyên liệu cần thiết cho các phản ứng tổng hợp. Hệ số hô hấp là tỉ số giữa
số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp. Hệ số này cho
biết số nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì và qua đó có thể đánh giá
tình trạng hô hấp của cây.
Đường phân tớ không biết, trên mạng nó cứ ghi cả cái gì crep khó hiểu v
Câu 13. Phân biệt quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân?
– Điểm khác nhau nguyên phân và giảm phân
+ Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai, còn giảm
phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
+ Nguyên phân có một lần phân bào còn giảm phân có hai lần phân bào.
+ Nguyên phân kì đầu không có sự bắt cặp và trao đổi chéo còn giảm phân Kì đầu
I có sự bắt cặp và trao đổi chéo.
+ Nguyên phân Kì giữa NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo còn giảm
phân Kì giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
+ Nguyên phân kết quả từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con còn giảm phân kết
quả từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con
+ Nguyên phân số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên còn giảm phân Số
lượng NST trong tế bào con giảm đi một nữa.
+ Nguyên phân duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào
mẹ còn giảm phân tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và phong phú của sinh
vật, giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa.
Câu 14. Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức sinh sản hữu tính và ứng dụng
trong nhân giống vật nuôi, cây trồng?
Ưu điểm : Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy động
vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
Nhược điểm : Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
Ứng dụng:
Con người tạo ra nhiều giống vật nuôi cây trồng nhờ lai hữu tính kết hợp
chọn lọc
o Ví dụ: vịt xiêm, giống lúa DT17, DT24, DT25
Tạo thế hệ con mang đặc điểm tốt của cả bố mẹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng
con người
o Ví dụ: ngô nếp tím, lợn lai Ỉ- Đại Bạch
Câu 15. Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và
Ứng dụng trong nhân giống cây Nông – Lâm nghiệp?
Ưu điểm:
- Cây mới chỉ chứa đặc điểm đặc tính từ cây bố hoặc mẹ
- Thực vật khi được nhân giống sinh dưỡng cũng bỏ qua giai đoạn từ nảy
mầm đến khi trưởng thành cây con, giai đoạn trưởng thành diễn ra sớm
Nhược điểm:
- Sự sinh sản sinh dưỡng có thể làm giảm sự đa dạng sinh học một số loài
- Nếu cây bố mẹ nhiễm một số bệnh từ trước thì rất có thể các cây con mới
được nhân giống theo phương pháp sinh sản sinh dưỡng sẽ dễ bị nhiễm bệnh
Ứng dụng trong nông nghiệp lâm nghiệp
- Hình thức sinh sản này cho phép duy trì tính trạng tốt có lợi cho con người
(duy trì chất lượng, hương vị nhất quán)
- Nhân giống cần thiết trong thời gian ngắn
- Tạo được giống cây trồng sạch bệnh
- Phục chế được các giống cây quý đang bị thoái hóa
- Giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao
Câu 16. Phân tích vai trò của đột biến đối với tiến hóa của sinh vật?
Vai trò chính của quá trình đột biến là tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá
trình tiến hóa, trong đó nguồn nguyên liệu chủ yếu là đột biến gen. Quá trình đột
biến gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lí, hóa sinh, tập
tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn của cơ thể.
Câu 17. Phân tích vai trò của Chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa của sinh vật?
- Dưới sự kiểm soát của CLTN trong một quần thể không đồng nhất về mặt di
truyền, xác suất của việc tái tạo có kết quả của những kiểu gen thích nghi sẽ
lớn hơn các kiểu gen khác. Thông qua sinh sản cùng thời gian, kiểu gen khác
ít dần, tần số kiểu gen bị biến đổi theo, vốn gen không giữ được sự ổn định.
Tạo một quần thể thích nghi đối với điều kiện sống cụ thể cùng với phương
hướng mới trong biến dị. Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với tiến hóa của
sinh vật, vì là một quá trình có hướng (sự sinh sản phân hóa) và không ngẫu
nhiên
- CLTN được coi là động lực, có vai trò sáng tạo, sang lọc, khuôn đúc từng
đơn vị di truyền đó lại thành một tập hợp đồng bộ, làm tăng tần số của chúng
ở các cả thể trong quần thể, làm cho quần thể tiến hóa
Trong quá trình tiến hóa, CLTN đã tác động chủ động dẫn đến những
biến dị định hướng trong vốn gen, tạo nên khả năng thích nghi cao của
sinh vật với ĐK sống
Câu 18. Các hình thức chọn lọc tự nhiên? Cho ví dụ tương ứng?
a) Chọn lọc ổn định
Khái niệm: Đây là hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung
bình, đào thải những cá thể mang tính trạng chệch xa mức trung bình.
Đặc điểm: Kiểu chọn lọc này diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều
thế hệ, do đó hướng chọn lọc trong quần thể ổn định, kết quả là chọn lọc tiếp tục
kiên định kiểu gen đã đạt được.
VD: Năm 1896, Bơmpoxơ (G.Bumpus) đã thu nhặt những chim sẻ bị quật chết
trong cơn bão thì thấy sải cánh của chúng quá dài hay quá ngắn. Như vậy, những
con có sải cánh trung bình đã được sống sót.
b) Chọn lọc vận động (Chọn lọc định hướng)
Khái niệm: Khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định thì hướng chọn
lọc cũng nghi mới.
Đặc điểm: Tần số kiểu gen biến đổi theo hướng thích nghi với tác động của nhân
tố chọn lọc định hướng. Đây là kiểu chọn lọc thường gặp và đa số
VD: Đacuyn nêu ra đều thuộc loại này. Sự tiêu giảm cánh của các sâu bọ trên các
hải đảo có gió mạnh là kết quả của chọn lọc. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những
cá thể có cánh dài, giữ lại những cá thể có cánh ngắn hoặc không có cánh. Do vậy,
trên đảo Kecghelen, trong 8 loài ruồi đã có 7 loài ruồi không cánh, trên đảo
Madero trong số 550 loài cánh cứng có tới 200 loài không bay được, trong khi đó
các loài thân thuộc với chúng trong đất liền đều có cánh và bay được.
c) Chọn lọc phân hoá (chọn lọc cực đoan)
Khái niệm: Khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và
trở nên không đồng nhất, số đông cá thể mang tính trạng trung bình bị rơi vào điều
kiện bất lợi bị đào thải.
Đặc điểm: Chọn lọc diễn ra theo một số hướng, trong mỗi hướng hình thành nhóm
cá thể thích nghi với hướng chọn lọc. Tiếp theo, ở mỗi nhóm chịu tác động của
kiểu chọn lọc ổn định. Kết quả là quần thể ban đầu bị phân hoá thành nhiều kiểu
hình
VD: màu bộ lông vũ của loài chim ở Bắc Mỹ là chim sẻ biết hót Passerina
amoena. Độ sáng của bộ lông con trống (đực) có nhiều dạng từ màu rất sáng đến
màu tối. Trong môi trường sống có vị trí làm tổ hạn chế, nhiều kẻ thù, thì những cá
thể màu sáng nhất và tối nhất đều thành công hơn trong việc chiếm được lãnh thổ
và thu hút con mái (cái). Còn những con trống có bộ lông trung gian lại kém thế
nên không có lãnh thổ và không có cơ hội giao phối, nên khó truyền được kiểu gen
của chúng cho đời sau. Kết quả là hai giá trị cực đoan chiếm ưu thế, còn giá trị
trung bình lại bị hạn chế và loại bỏ dần.
Câu 19. Phân tích ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ lên đời sống của sinh vật? cho ví
dụ?
1. Đối với động vật:
- Các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau với nhiệt độ.
+ Động vật biến nhiệt như côn trùng, bò sát, ếch nhái... có nhiệt độ thay đổi theo
nhiệt độ môi trường.
+ Động vật hăng nhiệt như chim thú... có nhiệt độ không đổi khi nhiệt độ môi
trường thay đổi.
Ví dụ: Ở cá rôphi Việt Nam:
+ 5,6°C: giới hạn dưới (chết).
+ 42°C: giới hạn trên (chết).
+ 30°C: nhiệt độ tối thuận.
+ 5,6°C - 42°C: giới hạn chịu đựng (hay giới hạn sinh thái).
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái của động vật.
Ví dụ: Ở vùng Bắc cực, động vật có kích thước lớn, da dày mỡ nhiều, trọng lượng
nặng hơn so với vùng nhiệt đới (Ví dụ ở gấu, rái cá...). Nhờ đó giúp chúng dự trữ
được năng lượng.
Tai, mõm và đuôi của thú vùng Rắc cực nhỏ hơn tai, mõm, đuôi của các cá thể
cùng loài ở vùng nhiệt đới. Nhờ dó giúp chúng giữ nhiệt tốt hơn.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật.
Ví dụ: Vào mùa rét, chim đi cư từ phương Bắc sang phương Nam. Hiện tượng ngủ
đông của dơi, gấu.... khi trời quá rét.
- Nhiệt độ môi trường tăng, làm tăng tốc độ các quá trình sinh lí trong thể sinh vật
là làm cho chu kì sống ngắn lại.
Ví dụ: Ruồi giấm có chu kì sống 17 ngày đêm ở 18°C; nếu tăng nhiệt môi trường
đến 25°C thì chu kì sống chỉ còn 10 ngày đêm.
2. Đối với thực vật
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái cơ thể thực vật.
Ví dụ: Cây sống ở vùng nhiệt đới, tầng cutin trên bề mặt lá rất dày để chống mất
nước cho cây; cây ở vùng ôn đới có lá rụng nhiều về mùa đông để giảm thoát hơi
nước; chồi cây được bao bọc bởi lớp vảy mỏng, thân và rễ có lớp bần dày để tạo
lớp cách nhiệt, giữ ấm cho cây.
- Nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lí của thực vật.
+ Đa phần, thực vật quang hợp tốt ở nhiệt độ 20°C - 30°C. Ở 0°C cây ngừng quang
hợp.
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đôn quá trình trao đổi khí, nhiệt độ cao làm tăng cường độ
hô hấp.
Câu 20. Phân tích đặc điểm tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính ở động vật?
Cho ví dụ.
Hiện tượng lưỡng tính -> thụ tinh ngoài -> thụ tinh trong.
- Quá trình thụ tinh diễn ra trong cơ thể con cái -> Hiệu suất thụ tinh tang
- Con đực có bộ phận đưa tinh trùng vào cơ quan sinh sản của con cái
- Con cái đẻ trứng ra ngoài môi trường -> Chịu ảnh hưởng của điều kiện môi
trường
- Con non sinh ra không hoặc có sự chăm sóc của bố, mẹ
Sự hoàn chỉnh về các hình thức sinh sản này đã đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả
sinh hc cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh và sống sót,thúc đẩy quá trình tăng trưởng
ở động vật non.
Ví dụ: Lớp bò sát, chim thú
Câu 21. Phân tích chiều hướng tiến hóa của sinh sản hữu tính ở thực vật? Cho ví
dụ minh họa?
Câu 22. Phân tích mối quan hệ tương tác của các sinh vật trong môi trường sống?
Cho ví dụ minh họa.
Quan hệ trung lập: Quan hệ của các loài sinh vật sống bên cạnh nhau nhưng loài
này không làm lợi hoặc gây hại cho loài kia. Ví dụ: chim và động vật ăn cỏ.
Quan hệ lợi một bên: Hai loài sinh vật sống chung trên một địa bàn, một loài lợi
dụng điều kiện do loài kia đem lại nhưng không gây hại cho loài thứ hai. Ví dụ: Vi
khuẩn cố định đạm, vi khuẩn sống trong đường ruột động vật lợi dụng thức ăn
môi trường sống của thể động vật nhưng không gây hại hoặc ít gây hại cho vật
chủ.
Quan hệ sinh: quan hệ của loài sinh vật sống dựa vào thể sinh vật chủ
với vật chủ thể gây hại giết chết vật chủ: giun, sán trong thể động vật
con người.
Quan hệ thú dữ - con mồi:quan hệ giữa một loài thú ăn thịt loài kia
con mồi như giữa sư tử, hổ, báo và các loài động vật ăn cỏ.
Quan hệ cộng sinh: quan hệ của hai loài sinh vật sống dựa vào nhau, loài này
đem lại lợi ích cho loài kia và ngược lại. Ví dụ: Tảo địa y, tảo cung cấp thức ăn
cho địa y, còn địa y tạo ra môi trường cư trú cho tảo.
Quan hệ cạnh tranh: quan hệ giữa hai hay nhiều loài cạnh tranh với nhau về
nguồn thức ăn và không gian sống có thể dẫn tới việc loài này tiêu diệt loài kia.
dụ: quan hệ giữa thỏ vật nuôi châu Úc trong cuộc cạnh tranh giành các đồng
cỏ.
Quan hệ giữa nhiều loài: Trong thực tế các loài sinh vật thể thay đổi quan hệ
theo thời gian. dụ: quan hệ giữa chuột rắn trong một quần đảo Thái bình
dương trong một năm thể thay đổi: Mùa đông - chuột bắt rắn, chuột thú ăn
thịt; Mùa hè - rắn bắt chuột, rắn là thú ăn thịt.
Trong các quan hệ trên 2 loại quan hệ giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì cân
bằng sinh thái tự nhiên quan hệ thú dữ - con mồi quan hệ sinh. Quan hệ
thú dữ - con mồi giúp cho quần thể con mồi duy trì tính chống chịu cao với thiên
nhiên, không phát triển bùng nổ về số lượng cá thể. Quan hệ ký sinh giúp cho việc
diệt trừ sâu bệnh các loài hại đối với con người giữ cho số lượng sâu bệnh
nằm trong giới hạn nhất định.
Câu 23. Trình bày khái niệm, đặc điểm của các hình thức vận chuyển các chất qua
màng tế bào?
Tớ tham khảo nhiều web thì mỗi web nó lại gọi mỗi tên khác nhau, có phần lú lú.
Cậu có thông tin nào về phần này kiểu chính xác bảo tớ tớ tổng hợp cho
Câu 24. Mô tả cấu trúc và chức năng của nhân tế bào?
* Cấu trúc:
- Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5μm.
Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng cấu trúc
giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có
một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc.
- Màng nhân gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6-9 nm. Màng ngoài
thường nối với mạng lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân có
đường kính từ 50 80 nm. Lỗ nhân được gắn với nhiều phân tử prôtêin cho phép
các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.
- Về thành phần hoá học thì chất nhiễm sắc chứa ADN, nhiều prôtêin kiềm tính
(histon). Các sợi chất nhiễm sắc trải qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể
(NST). Số lượng NST trong mỗi tế bào nhân chuẩn mang tính đặc trưng cho loài.
dụ: tế bào ma người 46 NST, ruồi giấm 8 NST, đậu Lan
14 NST, ở cà chua có 24 NST,…
- Trong nhân một hay vài thể hình cầu bắt mầu đậm hơn so với phần còn lại
của chất nhiễm sắc, đó nhân con hay còn gọi hạch nhân. Nhân con gồm chủ
yếu là prôtêin (80-85%) rARN. Nhân con khôngmàng riêng, chúng bị phân
huỷ mất đi khi tế bào phân chia. Nhân con chỉ được hình thành lại khi tế bào
con được tách ra nhờ phân bào.
* Chức năng:
Nhân tế bào kho chứa thông tin di truyền, trung tâm điều hành, định hướng
và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của
tế bào.
| 1/16

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC ĐAI CƯƠNG
Câu 1. Mô tả cấu trúc khảm lỏng của màng sinh chất? (Vẽ hình minh họa)
Cấu trúc: Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn chọn lọc của tế bào.
Màng sinh chất là màng khảm-lỏng được cấu tạo từ hai thành phần chính là lipit và
prôtêin. Các phân tử lipit và prôtêin có thể di chuyển trong phạm vi nhất định bên trong màng.
Dựa vào đặc tính cấu trúc phân tử của màng, người ta nói màng sinh chất có cấu
trúc khám lỏng. Cấu trúc phân tử của màng gồm các prôtêin phân bố “khảm” (rải
rác xen kẽ) trong khung lipit. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit có đặc tính rất
linh hoạt làm cho màng luôn luôn linh hoạt, mềm dẻo (màng có mô hình khảm lỏng
Câu 2. Mô tả cấu trúc và chức năng của ty thể? (Vẽ hình minh họa).
Cấu trúc của ti thể: Ti thể có 2 lớp màng bao bọc. Màng ngoài không gấp khúc,
màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp. Bên
trong ti thể là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.
Chức năng của ti thể là: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là các
phần tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hoá đường và
các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Câu 3. Phân biệt cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Câu 4. Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật?
Câu 5. Mô tả cấu trúc và chức năng của lục lạp (Vẽ hình minh họa)? + Cấu trúc:
- Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có hai lớp màng bao bọc.
- Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacoit.
- Các tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana.
- Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng.
- Trên màng của tilacoit chứa nhiều diệp lục và các enzim có chức năng quang hợp.
- Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.
+ Chức năng của lục lạp: là nơi chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng
lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
Câu 6. Mô tả cấu tạo của enzym? (Gồm thành phần cấu tạo và cấu trúc không gian)
Cấu trúc của enzim: Thành phần của enzim là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với
các chất khác không phải là prôtêin. Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không
gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất (cơ chất là chất chịu sự tác động của
enzim) được gọi là trung tâm hoạt động. Thực chất đây là một chỗ lõm hoặc khe
nhỏ trên bề mặt enzim. Cấu hình không gian này tương thích với cấu hình không
gian của cơ chất. Tại đây, các cơ chất sẽ được liên kết tạm thời với enzim và nhờ
đó phản ứng được xúc tác.
Câu 7. Trình bày cơ chế hoạt động của enzym.
Cơ chế hoạt động của enzim: Enzim thoạt đầu liên kết với cơ chất tại trung tâm
hoạt động tạo nên phức hợp enzim - cơ chất. Sau đó bằng nhiều cách khác nhau
enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm. Việc liên kết enzim - cơ chất mang
tính đặc thù. Vì thế mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một vài phản ứng.
Câu 8. Trình bày sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính xúc tác của enzym?
Mỗi một enzyme hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ tối ưu nhất định. Khi nhiệt độ lệch
sang hai bên nhiệt độ tối ưu hoạt động của enzyme giảm và tốc độ phản ứng sẽ
giảm theo. Sự tăng nhiệt độ làm cho làm cho động năng của enzyme và cơ chất
tăng, chúng chuyển động nhanh hơn, va chạm nhiều hơn. Các phức chất enzyme-
cơ chất hình thành nhiều hơn, phản ứng xảy ra nhanh hơn. Tuy nhiên nếu nhiệt độ
quá cao, enzyme bị biến tính. Khi cấu hình vị trí xúc tác không còn phù hợp với cơ
chất, enzyme mất hoạt tính xúc tác. Khi nhiệt độ hạ thấp hơn nhiệt độ tối ưu, cơ
chất và phân tử enzyme chuyển động chậm. Tần số va chạm giữa chúng thấp> Ít
phức hợp enzyme-cơ chất hình thành và tốc độ phản ứng giảm.
Câu 9. Trình bày sự ảnh hưởng của các chất ức chế lên hoạt tính xúc tác của enzym?
Hoạt tính của enzyme bị thay đổi khi có mặt của chất ức chế
- Chất ức chế cạnh tranh: Các chất kìm hãm có cấu trúc tương tự như cơ chất.
Chất ức chế gắn thuận nghịch vào trung tâm phản ứng của enzyme cạnh
tranh với cơ chất, khiến cho hoạt động xúc tác của enzyme chậm lại. Khi
chất ức chế được giải phóng hoạt động xúc tác của emzyme trở lại bình thường
VD: Acid malonic hoạt động như chất cạnh tranh trung tâm hoạt động của
emzyme stixinic dehydrogenase với acid sucxinic. Trong điều kiện bình
thường, suxinic dehydrogenase xúc tác hai loại nguyên tử H của acid
sucxinic tạo thành acid fumaric. Khi có mặt của acid malonic, enzyme lien
kết với trung tâm hoạt động tạo thành phức hợp enzyme – chất ức chế và
không thể chuyển hóa được. Như vậy làm số lượng trung tâm phản ứng
giảm và tốc độ phản ứng cũng giảm theo
- Chất ức chế không cạnh tranh: Không gắn vào vị trí xúc tác mà gắn thuận
nghịch vào vị trí khác trên enzyme. Điều này sẽ làm thay đổi cấu hình của vị
trí hoạt động không còn phù hợp với c ơ chất. Vùng mà chất ức chế cạnh
tranh gắn vào enzyme gọi là vị trí di lập thể (allosteric site) và gây ra hiệu
ứng dị lập thể (allosteric effect). Khi chất ức chế giải phóng, hoạt động xúc
tác của enzyme trở lại bình thường
Một số chất kìm hãm gây biến đổi hoạt tính enzyme một cách không thuận
nghịch, nó làm biến đổi liên tục hay phá hủy trung tâm hoạt động của
enzyme. Phần lớn là các chất độc như eyanide (CN-) gắn vào cytochrome
cản trở việc chuyển điện tử O2,….
Câu 10. Phân tích vai trò của quá trình quang hợp?
+ Tổng hợp chất hữu cơ: sản phẩm của quang hợp tạo ra hợp chất hữu cơ cung cấp
nguồn thức ăn cho tất cả các sinh vật, dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp và
chế tạo ra thuốc chữa bệnh cho con người.
+ Tích lũy năng lượng: chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành các liên kết
hóa học, cung cấp và tích lũy năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.
+ Điều hòa không khí: quá trình quang hợp ở cây xanh hấp thụ khí CO2, giải
phóng khí O2 và nước có tác dụng điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính
đem lại không khí trong lành cho trái đất.
Câu 11. Trình bày quá trình hô hấp kỵ khí (gồm đường phân và quá trình lên men)?
- Hô hấp kị khí (hay còn được gọi là hô hấp yếm khí) là quá trình hô hấp sử dụng
chất oxy hóa khác mà không phải là oxy. Tuy oxy không được sử dụng trong quá
trình này như chất nhận electron cuối nhưng vẫn được dùng như một chuỗi chuyền electron gọi là physolmere.
- Trong quá trình hô hấp của các sinh vật hiếu khí, electron sẽ được gắn kết chặt
chẽ vào với một chuỗi chuyền electron và chất oxy hóa cuối cùng chính là oxy.
Cùng với đó, phân tử oxy được xem là một chất có tính oxy hóa rất cao. Do vậy, nó
được xem là chất nhận electron vô cùng xuất sắc.
- Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu ôxi.
- Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:
+ Đường phân là quá trình phân giải glucôzơ →→ axit piruvic và 2 ATP.
+ Lên men là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.
Câu 12. Trình bày quá trình hô hấp hiếu khí (gồm cả đường phân)?
- Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ, mà chất nhận
electron cuối cùng là oxi phân tử (O2). Đây là cách hô hấp của các vi sinh
vật nhỏ bé. Ở vi sinh vật nhân thực, chuỗi truyền electron ở màng trong ti
thể, còn sinh vật nhân sơ diễn ra ngay trên màng sinh chất.
- Hô hấp hiếu khí là quá trình phân giải nguyên liệu để sinh năng lượng cung
cấp cho hoạt động sống của cơ thể. Nguyên liệu chúng sử dụng là đường
đơn, trải qua giai đoạn đường phân và cho ra sản phẩm cuối cùng là ATP.
Đặc điểm lớn nhất của hô hấp hiếu khí là nó cần môi trường có O2 để thực hiện quá trình hô hấp.
- Hô hấp hiếu khí có ý nghĩa rất đặc biệt, nó giúp tổng hợp ATP và cung cấp
nguyên liệu cần thiết cho các phản ứng tổng hợp. Hệ số hô hấp là tỉ số giữa
số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp. Hệ số này cho
biết số nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì và qua đó có thể đánh giá
tình trạng hô hấp của cây.
 Đường phân tớ không biết, trên mạng nó cứ ghi cả cái gì crep khó hiểu v
Câu 13. Phân biệt quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân?
– Điểm khác nhau nguyên phân và giảm phân
+ Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai, còn giảm
phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
+ Nguyên phân có một lần phân bào còn giảm phân có hai lần phân bào.
+ Nguyên phân kì đầu không có sự bắt cặp và trao đổi chéo còn giảm phân Kì đầu
I có sự bắt cặp và trao đổi chéo.
+ Nguyên phân Kì giữa NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo còn giảm
phân Kì giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
+ Nguyên phân kết quả từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con còn giảm phân kết
quả từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con
+ Nguyên phân số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên còn giảm phân Số
lượng NST trong tế bào con giảm đi một nữa.
+ Nguyên phân duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào
mẹ còn giảm phân tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và phong phú của sinh
vật, giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa.
Câu 14. Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức sinh sản hữu tính và ứng dụng
trong nhân giống vật nuôi, cây trồng?
Ưu điểm : Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy động
vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
Nhược điểm : Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. Ứng dụng: 
Con người tạo ra nhiều giống vật nuôi cây trồng nhờ lai hữu tính kết hợp chọn lọc o
Ví dụ: vịt xiêm, giống lúa DT17, DT24, DT25 
Tạo thế hệ con mang đặc điểm tốt của cả bố mẹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng con người o
Ví dụ: ngô nếp tím, lợn lai Ỉ- Đại Bạch
Câu 15. Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và
Ứng dụng trong nhân giống cây Nông – Lâm nghiệp? Ưu điểm:
- Cây mới chỉ chứa đặc điểm đặc tính từ cây bố hoặc mẹ
- Thực vật khi được nhân giống sinh dưỡng cũng bỏ qua giai đoạn từ nảy
mầm đến khi trưởng thành cây con, giai đoạn trưởng thành diễn ra sớm Nhược điểm:
- Sự sinh sản sinh dưỡng có thể làm giảm sự đa dạng sinh học một số loài
- Nếu cây bố mẹ nhiễm một số bệnh từ trước thì rất có thể các cây con mới
được nhân giống theo phương pháp sinh sản sinh dưỡng sẽ dễ bị nhiễm bệnh
Ứng dụng trong nông nghiệp lâm nghiệp
- Hình thức sinh sản này cho phép duy trì tính trạng tốt có lợi cho con người
(duy trì chất lượng, hương vị nhất quán)
- Nhân giống cần thiết trong thời gian ngắn
- Tạo được giống cây trồng sạch bệnh
- Phục chế được các giống cây quý đang bị thoái hóa
- Giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao
Câu 16. Phân tích vai trò của đột biến đối với tiến hóa của sinh vật?
Vai trò chính của quá trình đột biến là tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá
trình tiến hóa, trong đó nguồn nguyên liệu chủ yếu là đột biến gen. Quá trình đột
biến gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lí, hóa sinh, tập
tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn của cơ thể.
Câu 17. Phân tích vai trò của Chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa của sinh vật?
- Dưới sự kiểm soát của CLTN trong một quần thể không đồng nhất về mặt di
truyền, xác suất của việc tái tạo có kết quả của những kiểu gen thích nghi sẽ
lớn hơn các kiểu gen khác. Thông qua sinh sản cùng thời gian, kiểu gen khác
ít dần, tần số kiểu gen bị biến đổi theo, vốn gen không giữ được sự ổn định.
Tạo một quần thể thích nghi đối với điều kiện sống cụ thể cùng với phương
hướng mới trong biến dị. Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với tiến hóa của
sinh vật, vì là một quá trình có hướng (sự sinh sản phân hóa) và không ngẫu nhiên
- CLTN được coi là động lực, có vai trò sáng tạo, sang lọc, khuôn đúc từng
đơn vị di truyền đó lại thành một tập hợp đồng bộ, làm tăng tần số của chúng
ở các cả thể trong quần thể, làm cho quần thể tiến hóa
 Trong quá trình tiến hóa, CLTN đã tác động chủ động dẫn đến những
biến dị định hướng trong vốn gen, tạo nên khả năng thích nghi cao của sinh vật với ĐK sống
Câu 18. Các hình thức chọn lọc tự nhiên? Cho ví dụ tương ứng?
a) Chọn lọc ổn định
Khái niệm: Đây là hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung
bình, đào thải những cá thể mang tính trạng chệch xa mức trung bình.
Đặc điểm: Kiểu chọn lọc này diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều
thế hệ, do đó hướng chọn lọc trong quần thể ổn định, kết quả là chọn lọc tiếp tục
kiên định kiểu gen đã đạt được.
VD: Năm 1896, Bơmpoxơ (G.Bumpus) đã thu nhặt những chim sẻ bị quật chết
trong cơn bão thì thấy sải cánh của chúng quá dài hay quá ngắn. Như vậy, những
con có sải cánh trung bình đã được sống sót.
b) Chọn lọc vận động (Chọn lọc định hướng)
Khái niệm: Khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định thì hướng chọn lọc cũng nghi mới.
Đặc điểm: Tần số kiểu gen biến đổi theo hướng thích nghi với tác động của nhân
tố chọn lọc định hướng. Đây là kiểu chọn lọc thường gặp và đa số
VD: Đacuyn nêu ra đều thuộc loại này. Sự tiêu giảm cánh của các sâu bọ trên các
hải đảo có gió mạnh là kết quả của chọn lọc. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những
cá thể có cánh dài, giữ lại những cá thể có cánh ngắn hoặc không có cánh. Do vậy,
trên đảo Kecghelen, trong 8 loài ruồi đã có 7 loài ruồi không cánh, trên đảo
Madero trong số 550 loài cánh cứng có tới 200 loài không bay được, trong khi đó
các loài thân thuộc với chúng trong đất liền đều có cánh và bay được.
c) Chọn lọc phân hoá (chọn lọc cực đoan)
Khái niệm: Khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và
trở nên không đồng nhất, số đông cá thể mang tính trạng trung bình bị rơi vào điều
kiện bất lợi bị đào thải.
Đặc điểm: Chọn lọc diễn ra theo một số hướng, trong mỗi hướng hình thành nhóm
cá thể thích nghi với hướng chọn lọc. Tiếp theo, ở mỗi nhóm chịu tác động của
kiểu chọn lọc ổn định. Kết quả là quần thể ban đầu bị phân hoá thành nhiều kiểu hình
VD: màu bộ lông vũ của loài chim ở Bắc Mỹ là chim sẻ biết hót Passerina
amoena. Độ sáng của bộ lông con trống (đực) có nhiều dạng từ màu rất sáng đến
màu tối. Trong môi trường sống có vị trí làm tổ hạn chế, nhiều kẻ thù, thì những cá
thể màu sáng nhất và tối nhất đều thành công hơn trong việc chiếm được lãnh thổ
và thu hút con mái (cái). Còn những con trống có bộ lông trung gian lại kém thế
nên không có lãnh thổ và không có cơ hội giao phối, nên khó truyền được kiểu gen
của chúng cho đời sau. Kết quả là hai giá trị cực đoan chiếm ưu thế, còn giá trị
trung bình lại bị hạn chế và loại bỏ dần.
Câu 19. Phân tích ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ lên đời sống của sinh vật? cho ví dụ?
1. Đối với động vật:
- Các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau với nhiệt độ.
+ Động vật biến nhiệt như côn trùng, bò sát, ếch nhái... có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
+ Động vật hăng nhiệt như chim thú... có nhiệt độ không đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi.
Ví dụ: Ở cá rôphi Việt Nam:
+ 5,6°C: giới hạn dưới (chết).
+ 42°C: giới hạn trên (chết).
+ 30°C: nhiệt độ tối thuận.
+ 5,6°C - 42°C: giới hạn chịu đựng (hay giới hạn sinh thái).
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái của động vật.
Ví dụ: Ở vùng Bắc cực, động vật có kích thước lớn, da dày mỡ nhiều, trọng lượng
nặng hơn so với vùng nhiệt đới (Ví dụ ở gấu, rái cá...). Nhờ đó giúp chúng dự trữ được năng lượng.
Tai, mõm và đuôi của thú vùng Rắc cực nhỏ hơn tai, mõm, đuôi của các cá thể
cùng loài ở vùng nhiệt đới. Nhờ dó giúp chúng giữ nhiệt tốt hơn.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật.
Ví dụ: Vào mùa rét, chim đi cư từ phương Bắc sang phương Nam. Hiện tượng ngủ
đông của dơi, gấu.... khi trời quá rét.
- Nhiệt độ môi trường tăng, làm tăng tốc độ các quá trình sinh lí trong thể sinh vật
là làm cho chu kì sống ngắn lại.
Ví dụ: Ruồi giấm có chu kì sống 17 ngày đêm ở 18°C; nếu tăng nhiệt môi trường
đến 25°C thì chu kì sống chỉ còn 10 ngày đêm.
2. Đối với thực vật
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái cơ thể thực vật.
Ví dụ: Cây sống ở vùng nhiệt đới, tầng cutin trên bề mặt lá rất dày để chống mất
nước cho cây; cây ở vùng ôn đới có lá rụng nhiều về mùa đông để giảm thoát hơi
nước; chồi cây được bao bọc bởi lớp vảy mỏng, thân và rễ có lớp bần dày để tạo
lớp cách nhiệt, giữ ấm cho cây.
- Nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lí của thực vật.
+ Đa phần, thực vật quang hợp tốt ở nhiệt độ 20°C - 30°C. Ở 0°C cây ngừng quang hợp.
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đôn quá trình trao đổi khí, nhiệt độ cao làm tăng cường độ hô hấp.
Câu 20. Phân tích đặc điểm tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính ở động vật? Cho ví dụ.
Hiện tượng lưỡng tính -> thụ tinh ngoài -> thụ tinh trong.
- Quá trình thụ tinh diễn ra trong cơ thể con cái -> Hiệu suất thụ tinh tang
- Con đực có bộ phận đưa tinh trùng vào cơ quan sinh sản của con cái
- Con cái đẻ trứng ra ngoài môi trường -> Chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường
- Con non sinh ra không hoặc có sự chăm sóc của bố, mẹ
Sự hoàn chỉnh về các hình thức sinh sản này đã đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả
sinh hc cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh và sống sót,thúc đẩy quá trình tăng trưởng ở động vật non.
Ví dụ: Lớp bò sát, chim thú
Câu 21. Phân tích chiều hướng tiến hóa của sinh sản hữu tính ở thực vật? Cho ví dụ minh họa?
Câu 22. Phân tích mối quan hệ tương tác của các sinh vật trong môi trường sống? Cho ví dụ minh họa.
Quan hệ trung lập: Quan hệ của các loài sinh vật sống bên cạnh nhau nhưng loài
này không làm lợi hoặc gây hại cho loài kia. Ví dụ: chim và động vật ăn cỏ.
Quan hệ lợi một bên: Hai loài sinh vật sống chung trên một địa bàn, một loài lợi
dụng điều kiện do loài kia đem lại nhưng không gây hại cho loài thứ hai. Ví dụ: Vi
khuẩn cố định đạm, vi khuẩn sống trong đường ruột động vật lợi dụng thức ăn và
môi trường sống của cơ thể động vật nhưng không gây hại hoặc ít gây hại cho vật chủ.
Quan hệ ký sinh:Là quan hệ của loài sinh vật sống dựa vào cơ thể sinh vật chủ
với vật chủ có thể gây hại và giết chết vật chủ: giun, sán trong cơ thể động vật và con người.
Quan hệ thú dữ - con mồi:Là quan hệ giữa một loài là thú ăn thịt và loài kia là
con mồi như giữa sư tử, hổ, báo và các loài động vật ăn cỏ.
Quan hệ cộng sinh:Là quan hệ của hai loài sinh vật sống dựa vào nhau, loài này
đem lại lợi ích cho loài kia và ngược lại. Ví dụ: Tảo và địa y, tảo cung cấp thức ăn
cho địa y, còn địa y tạo ra môi trường cư trú cho tảo.
Quan hệ cạnh tranh:Là quan hệ giữa hai hay nhiều loài cạnh tranh với nhau về
nguồn thức ăn và không gian sống có thể dẫn tới việc loài này tiêu diệt loài kia. Ví
dụ: quan hệ giữa thỏ và vật nuôi ở châu Úc trong cuộc cạnh tranh giành các đồng cỏ.
Quan hệ giữa nhiều loài: Trong thực tế các loài sinh vật có thể thay đổi quan hệ
theo thời gian. Ví dụ: quan hệ giữa chuột và rắn trong một quần đảo Thái bình
dương trong một năm có thể thay đổi: Mùa đông - chuột bắt rắn, chuột là thú ăn
thịt; Mùa hè - rắn bắt chuột, rắn là thú ăn thịt.
Trong các quan hệ trên 2 loại quan hệ giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì cân
bằng sinh thái tự nhiên là quan hệ thú dữ - con mồi và quan hệ ký sinh. Quan hệ
thú dữ - con mồi giúp cho quần thể con mồi duy trì tính chống chịu cao với thiên
nhiên, không phát triển bùng nổ về số lượng cá thể. Quan hệ ký sinh giúp cho việc
diệt trừ sâu bệnh và các loài có hại đối với con người giữ cho số lượng sâu bệnh
nằm trong giới hạn nhất định.
Câu 23. Trình bày khái niệm, đặc điểm của các hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào?
Tớ tham khảo nhiều web thì mỗi web nó lại gọi mỗi tên khác nhau, có phần lú lú.
Cậu có thông tin nào về phần này kiểu chính xác bảo tớ tớ tổng hợp cho
Câu 24. Mô tả cấu trúc và chức năng của nhân tế bào? * Cấu trúc:
- Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5μm.
Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc
giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có
một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc.
- Màng nhân gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6-9 nm. Màng ngoài
thường nối với mạng lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân có
đường kính từ 50 – 80 nm. Lỗ nhân được gắn với nhiều phân tử prôtêin cho phép
các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.
- Về thành phần hoá học thì chất nhiễm sắc chứa ADN, nhiều prôtêin kiềm tính
(histon). Các sợi chất nhiễm sắc trải qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể
(NST). Số lượng NST trong mỗi tế bào nhân chuẩn mang tính đặc trưng cho loài.
Ví dụ: tế bào xô ma ở người có 46 NST, ở ruồi giấm có 8 NST, ở đậu Hà Lan có
14 NST, ở cà chua có 24 NST,…
- Trong nhân có một hay vài thể hình cầu bắt mầu đậm hơn so với phần còn lại
của chất nhiễm sắc, đó là nhân con hay còn gọi là hạch nhân. Nhân con gồm chủ
yếu là prôtêin (80-85%) và rARN. Nhân con không có màng riêng, chúng bị phân
huỷ và mất đi khi tế bào phân chia. Nhân con chỉ được hình thành lại khi tế bào
con được tách ra nhờ phân bào. * Chức năng:
Nhân tế bào là kho chứa thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng
và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.