-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn thi kết thúc học phần (có đáp án)
Đề cương ôn thi kết thúc học phần (có đáp án) môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác tại trường Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu gồm 62 trang giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao! Mời bạn đọc đón xem!
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác 1 tài liệu
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 34 tài liệu
Đề cương ôn thi kết thúc học phần (có đáp án)
Đề cương ôn thi kết thúc học phần (có đáp án) môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác tại trường Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu gồm 62 trang giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao! Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác 1 tài liệu
Trường: Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 34 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|359 747 69
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ
CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
Phần I. TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất( VC) và ý thức (YT)? Ý nghĩa
của phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?
-Khái niệm Vật chất: “vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại khoongleej thuộc vào cảm giác”.(Lênin)
-Khái niệm Ý thức: là một phạm trù triết học chỉ sự phản ánh thế giới khách
quan bởi bộ óc con người và được thể hiện ra là tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí con người.
-Mối quan hệ giữa VC và YT là mối quan hệ biện chứng. Trong mối hệ
này: +VC có trước, YT có sau. +VC là nguồn gốc của YT
+VC quyết định nội dung của YT
+VC quyết định sự biến đổi của YT
+VC là điều kiện để thực hiện hóa YT, tư tưởng
-Song YT vẫn có thể tác động trở lại VC thông qua hoạt động thực tiễn của con người:
Vai trò tích cực của YT ở việc nhận thức TG khách quan, hình thành mục
đích, phương hướng, biện pháp & ý chí cho hoạt động của con người.
Sự tác động lại của YT với VC có 2 khuynh hướng: Thúc đẩy &Kìm hãm:
● Ý nghĩa của phương pháp luận:
▪Một là, phải đảm bảo nguyên tắc khách quan:
-Xem xét đánh giá sự vật, phải căn cứ vào bản thân sự vật.
-Luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan
-Tôn trọng qui luật khách quan và hoạt động theo qui luật khách quan
-Chống bệnh chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan lOMoARcPSD|359 747 69
▪Hai là, phát huy tích cực sáng tạo của ý thức:
-Phát huy vai trò của tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí của con người
-Quan tâm đến lợi ích của con người
-Khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thụ động, trông chờ ỷ lại
●Ví dụ về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
+VC quyết định YT, chiếc xe ô tô là VC còn YT là ta thích nó, ta sẽ cố gắng
tạo ra tiền để có được chiếc ô tô. Từ đó thấy được từ VC sẽ tác động đếnYT.
+Não người là khối vật chất tự nhiên, nếu não người bị tổn thương thì hoạt
động nhận thức cũng sẽ bị ảnh hưởng.
+Tư duy lãnh đạo, quản lý chủ quan, duy ý chí đã làm kìm hãm sự phát triển
của nền kinh tế đất nước, đời sống nhân dân hết sức khó khăn trong giai đoạn
đất nước ta thực hiện chính sách bao cấp.
Câu 2: Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lí
về mối liên hệ phổ biến. Nội dung:
-Khái niệm Mối liên hệ :chỉ sự phụ thuộc, sự ảnh hưởng, tương tác và chuyển
hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt yếu tố, các quá
trình của một sự vật, hiện tượng trong thế giới.
-Khái niệm Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ
của các sự vật, hiện tượng của thế giới đồng thời cũng chỉ các mối liên hệ tồn
tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó mối liên hệ phổ biến nhất
là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới.
+Mỗi sự vật hiện tượng vừa tồn tại mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại mối liên hệ phổ biến.
+Những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong
những điều kiện nhất định. lOMoARcPSD|359 747 69
+Toàn bộ những mối lien hệ đặc thù và phổ biến tạo nên tính đa dạng trong
thống nhất và thống nhất trong đa dạng của các mối lien hệ trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
●Các tính chất của các mối liên hệ:
+Tính khách quan: sự chuyển hóa giữa các sự vật, hiện tượng là cái vốn có
của nó; tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý thức con người; con người chỉ
nhận thức và vận dụng nó.
+Tính phổ biến :không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại biệt lập hoặc tồn tại
với cấu trúc là một hệ thống bên trong nó mà sự vật, hiện tượng luôn tồn tại
với cấu trúc của một hệ thống mở có sự tương tác với các hệ thống khác.
+Tính đa dạng, phong phú:ở những vị trí, vai trò, điều kiện cụ thể khác nhau
thì sự vật, hiện tượng có những tính chất, biểu hiện khác nhau.
●Các mối liên hệ:
- Bên trong- bên ngoài
- Chủ yếu- thứ yếu
- Tất nhiên- ngẫu nhiên
- Trực tiếp- gián tiếp
→Các mặt trên có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của
các sự vật, hiện tượng
●Ý nghĩa của phương pháp luận:
-Là cơ sở lí luận khoa học xây dựng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử- cụ thể:
▪Quan điểm toàn diện:
+ Xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải bao quát các mặt, các yếu tố, các
mối liên hệ của nó. Đồng thời phải xây dựng đúng vai trò, vị trí của từng mối quan hệ.
+ Trong hoạt động thực tiễn muốn cải tạo sự vật phải đồng bộ các biện pháp,
phương tiện khác nhau, đồng thời phải biết kết hợp với chính sách có trọng tâm trọng điểm. lOMoARcPSD|359 747 69
+ Chống quan điểm phiến diện, chủ nghĩa triết chung, thuật ngụy biện,…
▪Quan điểm lịch sử- cụ thể:
+ Nhận thức và cải tạo phải gắn với không gian, thời gian xác định và chú ý
đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà sự vật đó sinh ra, tồn tại, biến đổi và phát triển.
+ Chống giáo điều, máy móc, rập khung, chung chung, đại thể,..
●Ví dụ về mối liên hệ phổ biến:
+Trong tự nhiên: mối liên hệ giữa các sinh vật(thực vật là thức ăn cho các
loài ăn cỏ, các loài ăn cỏ lại là thức ăn cho các loài ăn thịt, phân của động vật
lại là chất dinh dưỡng nuôi sống thực vật,..)
+Trong xã hội: các hình thái kinh tế -xã hội trong lịch sử loài người, hinh
thái trước là cơ sở cho hình thái sau ra đời( công xã nguyên thủy-chiếm hữu
nô lệ-phong kiến-tư bản chủ nghĩa-cộng sản chủ nghĩa).
+Trong tư duy: kiến thức ở cấp học trước là nền tảng cho kiến thức ở các cấp
học cao hơn: lớp 1-2-3-4-5; cấp 1-2-3-đại học..
Câu 3: Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của qui luật
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
-Khái niệm mâu thuẫn: chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa
giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
-Khái niệm mặt đối lập: chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh
hướng vận động trái ngược nhau nhưng lại là tiền đề, điều kiện tồn tại của nhau
→Mỗi sự vật là một thể thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Các mặt
đối lập vừa liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau(thống nhất) vừa tác động qua lại theo
xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau(đấu tranh). Khi cuộc đấu tranh của các
mặt đối lập lên đến đỉnh cao nhất trong điều kiện nhất định thì mẫu thuẫn
được giải quyết. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời và quá trình như trên lại tiếp diễn
→Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự phát triển lOMoARcPSD|359 747 69
●Ý nghĩa phương pháp luận:
-Mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của
sự vận động, phát triển
→Nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn,
phân tích đầy đủ các mặt đối lập; nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh
hướng của sự vận động. -Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú
→Trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch
sử cụ thể ( phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn, trong từng hoàn cảnh, điều
kiện nhất định); những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp
giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất.
●Ví dụ về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
+Trong xã hội có giai cấp luôn luôn có sự đối kháng, đấu tranh giữa các giai
cấp thống trị và giai cấp bị trị.
+Trong một nền kinh tế luôn luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh
nghiệp nhằm có thể khẳng định vị thế của mình trên thị tường, chính sự cạnh
tranh này( theo hướng tích cực, lành mạnh) là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Câu 4: Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận
thức? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?
-Khái niệm thực tiễn:là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính
lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
-Khái niệm nhận thức:là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế
giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra
những tri thức về thế giới khách quan ●Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
-Thực tiễn là cơ sở nguồn gốc, động lực của nhận thức:
+ Bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào sự vật hiện
tượng làm cho chúng bộc lộ thuộc tính, tính chất quy luật. Trên cơ sở đó con
người mới có hiểu biết, tri thức về sự vật. Nói khác đi, thực tiễn cung cấp vật
liệu cho nhận thức, là cơ sở để hình thành sự hiểu biết của con người.
+ Thực tiễn đề ra yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi các nhà lý luận phải giải quyết
để trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển. lOMoARcPSD|359 747 69
+ Thực tiễn là cơ sở rèn luyện các giác quan của con người, trên cơ sở đó
giúp con người nhận thức hiệu quả hơn và giúp thúc đẩy nhận thức phát triển.
-Thực tiễn là mục đích của nhận thức :
+Con người ngay từ khi mới xuất hiện trên Trái đất với tư cách là người đã
bị quy định bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại, tức là nhu cầu thực tiễn. Để
sống và tồn tại, con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh, nghĩa là phải có nhận thức.
+ Những tri thức- kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa, chỉ có giá trị khi được
vận dụng vào thực tiễn phục vụ con người. Nói khác đi, chính thực tiễn là
thước đo đánh giá giá trị, ý nghĩa, kết quả của nhận thức.
-Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức chân lý : -
Theo triết học duy vật biện chứng thì chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách
quan duy nhất để khẳng định chân lý. Bởi lẽ chỉ thông qua thực tiễn mới vật
chất hoá được tri thức, hiện thực hoá được tư tưởng; thông qua đó mới khẳng
định được chân lý và bác bỏ được sai lầm. ●Ý nghĩa phương pháp luận
( quan điểm thực tiễn ):
- Nhận thức phải trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn
- Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành
- Coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra
tính đúng đắn của nhận thức
- Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, chống bệnh kinh
nghiệm và bệnh giáo điều.
●Ví dụ về vai trò của thực tiễn đói với nhận thức
+Từ quá trình sản xuất nông nghiệp mà ông cha ta hình thành nên những kinh
nghiệm về nước, phân, cần, giống về nắng, mưa, hạn, lụt,..
+Từ thực tế đất nước rơi vào trì trệ, kém phát triển, đời sông nhân dân hết
sức khó khăn do chính sách kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp đã tác động
đến nhận thức của Đảng ta, từ đó Đảng ta đã đề ra và thực hiện đường lối Đổi mới.
+Quá trình học tập, chúng ta chứng kiến được nhiều bạn học tốt, có thành
tích cao khiến chúng ta cũng muốn được giỏi như học, đó là động lực tác
động vào nhận thức của chúng ta để chúng ta nỗ lực hơn,.. lOMoARcPSD|359 747 69
Câu 5: Trình bày nội dung và ý nghĩa của qui luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất (QHSX) với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
(LLSX)? Liên hệ sự vận dụng của nước ta trong qui luật này.
-Khái niệm Lực lượng sản xuất:là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần
tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn,
phát triển của con người.
+Người lao động(năng lực, tri thức, kỹ năng,..)
+Tư liệu sản xuất( đó tượng lao động, công cụ lao động, phương tiện lao động,…)
-Khái niệm Quan hệ sản xuất:là mối liên hệ giữa người với người trong quá
trình sản xuất.Gồm quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất; quan hệ tổ chức trong
quá trình sản xuất; quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
- Lực lượng sản xuất quyết định Quan hệ sản xuất.
+ LLSX là nội dung, QHSX là hình thức của quá trình sản xuất
+ LLSX quyết định sự hình thành của QHSX : LLSX như thế nào thì QHSX
tương ứng như thế ấy.
+ LLSX quyết định sự biến đổi của QHSX: khi LLSX thay đổi thì QHSX
cũng thay đổi theo cho phù hợp với sự phát triển của LLSX
- Quan hệ sản xuất tác động trở lại Lực lượng sản xuất: QHSX có tính độc lập
tương đối, thường xuyên, liên tục tác động trở lại LLSX theo 2 khuynh hướng:
+ Thúc đẩy LLSX phát triển nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
+ Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. ●Ý
nghĩa phương pháp luận
-Đây là quy luật cơ bản chi phối toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử nhân
loại. Nghiên cứu qui luật này là cơ sở lí luận khoa học để xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử.
-Đây cũng là cơ sở lý luận khoa học để Đảng ta hoạch định đường lối phát
triển kinh tế đất nước.
●Sự vận dụng của nước ta trong qui luật này:
-Trước đây, Việt Nam nói riêng và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa nói
chung đã không tuân thủ theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với lOMoARcPSD|359 747 69
trình đọ của lực lượng sản xuất nên áp dụng cơ chế quản lý kinh tế quan lieu,
bao cấp khiến cho tình hình kinh tế khủng hoản trầm trọng.
-Từ khi áp dụng chính sách Đổi mới, mở của nền kinh tế, Việt Nam đã nhận
thức đầy đủ, đúng đăn hơn về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với
trình độ lực lượng sản xuất. Chúng ta từng bước thay đổi chính sach trên các
lĩnh vực, trước hết là từ nông nghiệp với Khoán 10, Khoán 100. Tiếp đó là là
hợp pháp hóa, thừa nhận sự phát triển của kinh tế tư nhân, xem đó là “lực
lượng bổ sung cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa”-đây là cú hích mạnh cho
nền kinh tế đát nước.Nhà nước cũng cải cách lĩnh vực ngân hàng, tách các
ngân hàng thương mại ra khỏi ngân hàng trung ương, xây dựng nên thị trường
chứng khoán và tạo điều kiện cho sự ra đời của các ngân hàng tư nhân.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, GDP ngày càng lớn, chúng ta đã
thoát ra khỏi nhóm các nước kém phát triển, trở thành nước có nền kinh tế phát triển trung bình.
-Đảng ta tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn tại
các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp lại các tổ chức tín dụng, tiếp tục sử dụng
có hiệu quả các nguồn vốn ODA,…
→Tuân thủ quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất
đã giúp Việt Nam có sự phát triển vượt bậc về kinh tế- xã hội so với giai đoạn trước đây.
Câu 6: Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng? Ý nghĩa của phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?
-Khái niệm cơ sở hạ tầng:chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ
cấu kinh tế của xã hội, là cơ sở hiện thực cho sự thiết lập một hệ thống kiến
trúc thượng tầng của xã hội.
-Khái niệm kiến trúc thượng tầng: chi toàn bộ hệ thống kế cấu các hình thái
ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị-xã hội tương ứng, được hình
thành trến một cơ sở hạ tầng nhất định.
→CSHT & KTTT là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội. Đó là
phương diện chính trị- XH và phương diện kinh tế. Chúng tồn tại trong mối
quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau. CSHT đóng vai lOMoARcPSD|359 747 69
trò quyết định đối với KTTT, đồng thời KTTT thường xuyên tác động trở lại CSHT.
*Cơ sở hạ tầng quyết định Kiến trúc thượng tầng:
- CSHT qui định tính chất, đặc điểm, nội dung của KTTT, CSHT như thếnào
sẽ quyết định KTTT như thế ấy.
- Những mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng được phản ánh thành mâu thuẫn trong
kiến trúc thượng tầng.
- Khi CSHT thay đổi thì KTTT sớm muộn cũng thay đổi theo
- Kinh tế quyết định chính trị. Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng thống
trị trong đời sống chính trị, tinh thần.
*Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại Cơ sở hạ tầng:
- Chức năng của KTTT là xây dựng, duy trì, bảo vệ và phát triển CSHT đã sinh
ra nó(trong đó vai trò của Nhà nước là trực tiếp nhất, mạnh mẽ nhất)
- Tất cả các bộ phận của KTTT đều tác động trở lại CSHT
- Nếu KTTT tác động phù hợp với các qui luật kinh tế khách quan thì làm cho
CSHT phát triển , ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của CSHT ●Ý nghĩa phương pháp luận:
- Kiến trúc thượng tầng là do cơ sở hạ tầng sinh ra. Vì vậy, phải xây dựngvà
hoàn thiện một hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, đầu tư chiến lược phù
hợp với cơ sở hạ tầng, tức là phù hợp với quan hệ sản xuất hiện tồn và cơ cấu
thành phần kinh tế nhằm kích thích sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
- Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng. Vìvậy,
để củng cố kiến trúc thượng tầng vững mạnh thì cần phải mở rộng và phát
huy vai trò của các quan hệ sản xuất trong đời sống xã hội, cụ thể: + Thực
hiện mở rộng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự quản lý của Nhà nước.
+ Thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối
sản phẩm nhằm bảo đảm lợi ích cho các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Qua
đó, sẽ kích thích, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, góp phần củng
cố kiến trúc thượng tầng
+Nhà nước và các tổ chức xã hội cần có cơ chế, chính sách loại bỏ dần các
quan hệ sản xuất tàn dư, lạc hậu lOMoARcPSD|359 747 69
+ Từng bước ưu tiên phát triển những quan hệ sản xuất mới tiến bộ, khoa học
nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động.
Qua đó, góp phần củng cố kiến trúc thượng tầng vững mạnh. ●Ví dụ về mối
quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
+Cơ sở hạ tầng tư bản chủ nghĩa thì hệ thống kiến trúc thượng tầng như thể
chế chính trị, bộ máy nhà nước, pháp luật,…sẽ mang tính chất tư bản chủ nghĩa,..
+Pháp luật của nhà nước thuộc kiến trúc thượng tầng sẽ là công cụ điều chỉnh
các mối quan hệ kinh tế- xã hội trong cơ sở hạ tầng,…
Câu 7: Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội? Ý nghĩa
phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?
-Khái niệm ý thức xã hội: chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội,
nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Trong mối quan hệ tồn tại giữa xã hội và YTXH, CNDV lịch sử khẳng định
tồn tại xã hội quyết định YTXH, nhưng YTXH cũng có tính độc lập tương
đối của nó trong mối quan hệ với tồn tại xã hội, với 5 biểu hiện như sau:
- Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
+Bản chất của YTXH chỉ là sự phản ánh TTXH nên YTXH nó chung chỉ có
thể biến đổi sau sự biến đổi của TTXH mà sự biến đổi của TTXH diễn ra rất
nhanh nên YTXH không bắt kịp.
+Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán, cũng như do tính bảo
thủ, lạc hậu của một số hình thái YTXH
+Một số YTXH luôn gắn với lợi ích cùa những nhóm, giai cấp, tập đoàn nhất
định nên được họ ra sức bảo vệ.
- Tính vượt trước của ý thức xã hội
+Dự báo được tương lai, tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người
nhưng suy cho cùng nó vẫn phụ thuộc vào tồn tại xã hội
- Tính kế thừa của ý thức xã hội
+Phải chú ý, vận dụng những di sản đã có từ trước, không phủ nhận những
tư tưởng đã có trong lịch sử
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội lOMoARcPSD|359 747 69
+Mối quan hệ giữa chính trị, tư tưởng, văn học, nghệ thuật, triết học,…
- Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
+Phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất các mối liên hệ
kinh tế, vào vai trò của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng,…
●Ý nghĩa phương pháp luận:
-Nhận thức các hiện tượng của đời sống xã hội phải căn cứ vào tồn tại xã hội
làm nảy sinh ra nó. Mặt khác cần giải thích các hiện tượng đó từ những
phương diện khác nhau trong tính độc lập tương đối của nó.
-Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiến hành trên cả hai mặt trận TTXH và YTXH.
-Những biến đổi về mặt tinh thần cũng có thể là biến đổi mạnh mẽ đời sống tồn tại xã hội
-Xây dựng quan điểm về duy vật biện chứng về lịch sử trong xem xét, đánh
giá các hiện tượng tinh thần của đời sống xã hội, chống chủ nghĩa duy tâm
các loại, khắc phục chủ nghĩa duy vật kinh tế tầm thường.
-Thấy được: cuộc đấu tranh trong lĩnh vực ý thức tư tưởng là lâu dài, việc kế
thừa, tiếp thu các tri thức của khoa học, nắm vững Chủ nghĩa MácLênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh,… là rất quan trọng và cần thiết.
●Ví dụ về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội( đi theo trình tự 5 biểu hiện)
+Chế độ Phong kiến không còn nhưng tư tưởng phong kiến vẫn còn đến ngày nay.
+ Vũ trụ quan trong tư tưởng Triết học Phật giáo cho đến thời điểm này
vẫn còn nguyên giá trị. Nói như Albert Einstein thì: ' nếu có một Tôn giáo
nào tiếp cận được với sự phát triển của khoa học thì đó là Phật Giáo' . +
Chủ nghĩa Mác đã kế thừa những tinh hoa tư tưởng của loài người mà trực
tiếp là nền triết học Đức, kinh tế học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
+ Thời cổ đại Tây Âu thì triết học và nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt. Thời
Trung Cổ ở Tây Âu thì tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến triết học, nghệ
thuật, pháp quyền... Ngày nay thì hệ tư tưởng chính trị và khoa học đang tác
động đến các lĩnh vực của đời sống tinh thần xã hội. lOMoARcPSD|359 747 69
+Hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội các nước Tây Âu thế
kỷ XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản trở thành vũ khí về mặt tư tưởng của
giai cấp vô sản đấu tranh để xoá bỏ xã hội tư bản.
Phần II. KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC-LÊNIN
Chương 1. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
A. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.
-Lịch sử phát triển của sản xuất xã hội đã và đang tồn tại hai kiểu sản xuất:
+Sản xuất tự cấp, tự túc: sản phẩm do lao động làm ra nhằm thỏa mãn nhu
cầu trực tiếp của người sản xuất.
+Sản xuất hàng hóa: sản phẩm do lao động làm ra để trao đổi, mua bán trên thị trường.
-Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi thỏa mãn hai điều kiện sau: +Phân
công lao động xã hội: là sự phân chia các ngành nghê khác nhau, tạo ra sự
chuyên môn hóa lao động, dẫn đền chuyên môn hóa sản xuất. *Mỗi người
chỉ sản xuất được một hoặc một vài sản phẩm nhất định nhưng lại cần nhiều
loại sản phẩm khác nhau cho cuộc sống.
→Họ phải trao đổi sản phẩm cho nhau, liên hệ, phụ thộc vào nhau.
►Phân công lao động xã hội chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ.
+Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất. *Do các
quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất( tư hữu nhỏ) đã xác định người
sở hữu tư liệu sản xuất đồng thời là người sở hữu sản phẩm lao động.
→Làm cho người sản xuất độc lập với nhau nhưng vẫn phụ thuộc lẫn nhau
về sản xuất và tiêu dùng do cùng nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội.
*Người này tiêu dùng sản phẩm của người khác thông qua MUA-BÁN, tức
là trao đổi dưới hình thái hàng hoá.
►►Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi thỏa mãn đồng thời đầy đủ cả hai điều kiện trên.
B.Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa, mối quan hệ giữa chúng. -
Khái niệm Hàng hóa: là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán lOMoARcPSD|359 747 69
+Hàng hóa phải do lao động làm ra, phải được đem trao đổi, mua bán thì mới là hàng hóa
Vd: không khí, ánh sáng mặt trời rất cần thiết cho sự sống nhưng không phải
là hàng hóa vì không phải sản phẩm lao động của con người, không thể đem mua bán, trao đổi.
+Hàng hóa có hai dạng: vật thể( hữu hình) và phi vật thể( vô hình). +Hàng
hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội tư bản.
+Hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế chứa đựng
mọi mầm mống của sản xuất tư bản chủ nghĩa.
-Hai thuộc tính của hàng hóa:
+Gía trị sử dụng: là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
Vd: gạo để ăn, vải để may đồ mặc, xe dùng để di chuyển, ….
*Gía trị sử dụng được phát hiện dần trong quá trình phát triển của khoa họckỹ thuật.
*Gía trị sử dụng( công dụng) của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của vật thể
hàng hóa quyết định, đó là một phạm trù vĩnh viễn.
*Gía trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng, tiêu dùng, đó là nội dung
vật chất của của cải.
*Con người luôn cần đến các giá trị sử dụng hác nhau của hàng hóa để thỏa
mãn nhu cầu về nhều mặt của mình.
*Một vật là hàng hóa thì nhất thiết phải có giá tị sử dụng, nhưng không phải
bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa.
→Gía trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
►Gía trị sử dụng mang thuộc tính tự nhiên của hàng hóa.
+Gía trị : là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
*Chất của giá trị là lao động, sản phẩm mà không có kết tinh lao động của
người sản xuất thì nó vô giá trị.
*Lao động hao phí tạo ra sản phẩm càng nhiều thì giá trị sản phẩm càng cao.
*Gía trị hàng hóa biểu hiện cho mối quan hệ giữa những người sản xuất với
nhau, giá trị là một phạm trù lịch sử.
*Gía trị là nội dung, là cơ sở cho giá trị trao đổi còn giá trị trao đổi chỉ là hình
thức biểu hiện của giá trị.
►Gía trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa. lOMoARcPSD|359 747 69
-Mối quan hệ biện chứng giữa hai thuộc tính của hàng hóa.
+Hàng hóa là sự thống nhất của hai mặt đối lập giữa giá trị sử dụng và giá trị, thể hiện ở chỗ:
*Người làm ra hàng hóa chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra,
họ chỉ chú ý đến giá trị sử dụng cũng để mong muốn có được giá trị. *Người
mua hàng hóa chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng nhưng muốn tiêu dùng giá trị
sử dụng của hàng hóa thì phải trả giá trị của nó cho người bán →Qúa trình
thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng.
►Gía trị được thực hiện trước rồi mới đến giá trị sử dụng được thực hiện.
C.Quy luật giá trị.
-Khái niệm Quy luật giá trị: là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao
đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và
phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
+Việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
+Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người tự quyết định hao phí lao động của mình
nhưng giá trị của hàng hóa làm ra phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.
→Muốn bán hàng hóa và có lãi thì hao phí lao động cá biệt phải thấp hơn
hoặc bằng hao phí lao động xã hội.
+Trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc ngang giá.
+Sự vận động của quy luật giá trị thong qua vận động của giá cả hàng hóa
*Hàng hóa có giá trị cao thì giá cả cao và ngược lại.
*Gía cả còn phụ thuộc nhiều yếu tố: cạnh tranh, cung cầu, sức mua đồng tiền
→Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị: sự vận động của giá cả thị trường
tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị.
-Tác động của quy luật giá trị:
+Thứ nhất,điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
*Điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế
*Ngành nào có cung nhỏ hơn cầu thì giá cả hàng hóa lên cao, người sản xuất
đổ vốn vào kinh doanh nhiều, tư liệu sản xuất, sức lao động được chuyển vào
ngành đó và ngược lại.
+Sự biến động giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi
có giá cả thấp sang nơi có giá cả cao, làm cho hàng hóa lưu thông thông suốt. lOMoARcPSD|359 747 69
→Biến động về giá cả thị trường có tác động điều tiết nền kinh tế. +Thứ hai,
kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,
thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
*Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người là một chủ thể kinh tế độc lập tự quyết
định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
*Người nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội thì
sẽ có lợi thế trong kinh danh, thu lời cao và ngược lại.
*Người kinh doanh phải luon tìm cách cải tiến kỹ thuật, tổ chức quản lý, tiết
kiệm, nâng cao năng suất lao đông để giành lợi thể trong kinh doanh.
→Sự cạnh tranh làm quá trình cải tiến diễn ra mạnh mẽ hơn.
►Lực lượng sản xuất xã hội phát triển theo.
+Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất thành
người giàu, người nghèo.
*Người có điều kiện thuận lợi về trình độ, kiến thức trang bị kỹ thuật tốt thì
hao phí lao động cá biệt thấp và mau chóng giàu lên.
*Người có điều kiện không thuận lợi hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh thì bị
thua lỗ, phá sản, dẫn đến túng quẫn, nghèo khó.
►►Tác động của quy luật giá trị trong kinh tế có ý nghĩa thực tiễn và lý luận sâu sắc.
►►Quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn ngẫu nhiên, đào thải các mặt yếu
kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển.
►►Quy luật giá trị còn tạo ra phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo,
tạo ra hố sâu ngăn cách trong xã hội, bất bình đẳng,….
Chương 2. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
A.Công thức chung của tư bản và hàng hóa sức lao động.
1. Công thức chung của tư bản.
-Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, là hình thức biểu hiện đầu
tiên của tư bản. Mọi tư bản đều biểu hiện dưới dạng một số tiền nhất định.
Bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong điều kiện
nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột sức lao động.
-Trong lưu thông hàng hóa đơn giản thì +Tiền
được coi là tiền thông thường. lOMoARcPSD|359 747 69
H-T-H (hàng-tiền-hàng)
+Tiền được coi là TB thì vận động theo công thức (công thức chung của TB)
T-H-T (tiền-hàng- tiền)
→ Sự chuyển hóa tiền thành hàng hóa, rồi hàng hóa lại chuyển ngược lại thành tiền.
-Mục đích của lưu thông TB không phải là giá trị sử dụng (để thỏa mãn nhu
cầu như lưu thông hàng hóa giản đơn), mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng
thêm. Vì vậy số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên
vô nghĩa. Số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra nên công thức vận động đầy đủ của TB là T-H-T’
( trong đó T’= T+T)- số tiền trội hơn số tiền đã ứng ra là T
C.Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản
2.Hàng hóa sức lao động
-Khái niệm: “sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân
thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí
lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”- Các Mác
a. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
-Sức lao động là điều kiện cơ bản của sản xuất nhưng không phải trong bất
kỳ điều kiện nào sức lao động cũng trở thành hàng hóa
- Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của
mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa
- Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, để tồn tại
buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để kiếm sống. →Biến sức lao
động thành hàng hóa→Tiền biến thành tư bản. Hoặc lOMoARcPSD|359 747 69
- Có TLSX nhưng có ít nên vẫn đi làm thuê (không đủ tư liệu để sản xuất).
- Có nhiều TLSX nhưng không có khả năng tổ chức sản xuất có hiệu quả nên phải đi làm thuê.
b. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
-Hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng
+Gía trị hàng hóa sức lao động(giá trị) do thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ
tồn tại như năng lực sống của con người. Muốn tái sản xuất ra năng lực đó
con người phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn mặc, ở,
học nghề... người lao động còn phải thỏa mãn nhu cầu về gia đình, con cái.
→ chỉ có như vậy thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất một cách liên tục.
*Giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
*Ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu
về tinh thần, văn hóa... nó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở
từng thời kì, điều kiện địa lí, khí hậu.
*Lượng giá trị hàng hóa của sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:
▪Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để
tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân(cho người lao động)
▪Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân
▪Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con
cái, người thân người công nhân(cho gia đình người lao động)
+Gía trị sử dụng của hàng hóa sức lao động(giá trị sử dụng) có tính chất
đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn
hơn giá trị của bản thân nó → đó là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của TB.
→Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở
thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản. lOMoARcPSD|359 747 69
*Gía trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng chỉ thể hiện ra trong quá
trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. c. Tiền công
-Biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động
→Gía cả hàng hóa sức lao động(tức là tiền công)
+Tiền công danh nghĩa: là số tiền người công nhân nhận được do bán sức lao
động của mình cho nhà tư bản.
+Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu
dufg và dich vụ mà công nhân mua bằng tiền công danh nghĩa.(Vd: mua gạo, quần áo,..)
B.Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
-Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là
giá trị, nhưng cũng không phải giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. –
Trước khi muốn sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản phải sản xuất ra một
giá trị sử dụng vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi và giá trị thặng dư.
-Qúa trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản
tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản mua, nên có đặc điểm sau
+Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao động của anh ta
cũng như các yếu tố khác đều thuộc về và được nhà tư bản sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
+Sản phẩm do lao động của người công nhân làm ra nhưng nó thuộc về quyền
sở hữu của nhà tư bản. ►Kết luận
-Giá trị thặng dư là một phần mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công
nhân làm thuê tạo ra, bị nhà TB chiếm đoạt.(kí hiệu m)
-Ngày lao động của công nhân chia làm 2 phần: thời gian lao động tất yếu
(thời gian lao động tạo ra lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của
mình) và thời gian lao động thặng dư(phần còn lại của ngày lao động)
- Giá trị của hàng hóa gồm hai phần: giá trị tư liệu sản xuất, giá trị lao đông ̣
trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao đông, gọi là giá trị mới ̣ lOMoARcPSD|359 747 69
lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đây chính là chìa khóa để giải quyết mâu
thuẫn công thức chung của CNTB.
C.Khái niệm chung về TƯ BẢN: là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng
cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê.
D.Các đại lượng và khái niệm cơ bản
-Tư bản bất biến( kí hiệu c): phần tiền mà nhà tư bản dùng để mua tư liệu
sản xuất(giá trị được bảo tồn và chuyển hóa vào giá trị sản phẩm)
-Tư bản khả biến(kí hiệu v): phần tiền mà nhà tư bản dùng để mua sức lao
động(giá trị không tái hiện ra nhưng sẽ tăng lên)
-Gía trị thặng dư(kí hiệu m): một phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức
lao động do công nhân làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt.
-Gía trị ban đầu: c + v
-Gía trị mới: v + m
-Gía trị tổng cộng(giá trị hàng hóa):
+Công thức: W= c+v+m
-Tỷ suất giá trị thặng dư(kí hiệu m’): phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản.
+Công thức: m’ =100%
-Khối lượng giá trị thặng dư(kí hiệu M): phản ánh quy mô bóc lột của nhà tư bản
+Công thức: M=m’. V = lOMoARcPSD|359 747 69
trong đó V là tổng tư bản khả biến đại biểu cho giá trị của tổng số sức lao động.
-Thời gian lao động thăng dư(kí hiệu tTD): là thời gian nhà tư bản tìm cách
kéo dài ra để bóc lột thêm sức lao động, tạo thêm giá trị sản phẩm. +Công thức: m’=
trong đó tTD là thời gian lao động thặng dư; tTY là thời gian lao động tất yếu
-Tư bản cố định (kí hiệu c1): bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy
móc, thiết bị, nhà xưởng,...khi tham gia toàn bộ vào qua trình sản xuất giá trị
nó không chuyển hết vào một lần mà chuyển dần từng phần vào trong giá trị
sản phẩm. (khấu hao, hao phí)
-Tư bản lưu động(kí hiệu c2+v):là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động,...giá trị của nó được hoàn
lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất.
-Tư bản ứng trước: giá trị bỏ ra
+Công thức: K= c + v = c1+c2+v
E.Tích lũy tư bản.
1.Tính tất yếu khách quan của tích luỹ tư bản.
-Khái niệm Tích lũy tư bản: là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành
tư bản, hay là quá trình tư bản hoá giá trị thặng dư.
→Sử dụng tiền lời(giá trị thặng dư) là vốn(tư bản) -Tính
tất yếu khách quan phải tích lũy tư bản:
+Đáp ứng nhu cầu của tái sản xuất mở rộng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+Để có ưu thế trong cạnh tranh.
+Để đẩy mạnh ứng dụng khoa học-kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất. lOMoARcPSD|359 747 69
+Đảm bảo sự thống trị của giai cấp tư sản đối với giai cấp cong nhân.
2.Thực chất của tích lũy tư bản
-Được thể hiện thông qua quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa với ba nội dung tái sản xuất sau
+Tái sản xuất ra của cải vật chất.
+Tái sản xuất ra sức lao động.
+Tái sản xuất ra quan hệ sản xuất.
-Có hai loại hình tái sản xuất +Tái sản xuất giản đơn.
+Tái sản xuất mở rộng ►Kết luận:
-Thực chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày một lớn hơn.
-Nguồn gốc của tiền lương(v) là của tư bản ứng trước(K).
-Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy chính là giá trị thặng dư(m).
3.Động cơ của tích lũy tư bản
-Động cơ thúc đẩy tích lũy và tái sản xuất mở rộng là quy luật giá trị thặng dư.
-Ta có M(khối lượng giá trị thặng dư)= quy mô tiêu dùng + quy mô tích lũy tư bản
*Trường hợp 1: M không đổi : thực hiện tăng tich lũy, giảm tiêu dùng.
*Trường hợp 2: tỷ lệ phân chia không đổi: một phần tiêu dùng, một phần tích lũy.
4.Các quy luật của tích lũy tư bản lOMoARcPSD|359 747 69
-Tích lũy tư bản là quá trình làm cho cấu tạo hữu cơ( )của tư bản ngày càng tăng.
Ví dụ: nhà tư bản đầu tư 100triệu$ (80tr$-tư liệu sản xuất;20tr$-sức lao động),
trình độ bó lột m’=100%. →Cấu tạo hữu cơ : =
-Tích lũy tư bản là quá trình làm cho tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng.
+Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản
hóa giá trị thặng dư. Đây là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản.
+Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp
nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành tư bản cá biệt khác lớn
hơn.( cưỡng bức hoặc tự nguyện)
-Tích lũy tư bản là quá trình làm bần cùng hóa giai cấp công nhân +Bần cùng hóa tương đối.
+Bần cùng hóa tuyệt đối.
F. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản( tham khảo)
a)Tuần hoàn tư bản.
-Là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn(mua-sản xuất-bán), lần lượt
mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi quay trở về hình
thái ban đầu của nó với giá trị tăng thêm(giá trị thặng dư) SỨC LAO ĐỘNG
T – H ….SX…. H’ – T’
TƯ LIỆU SẢN XUẤT
b)Chu chuyển tư bản.
-Chu chuyển tư bản là quá trình định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp
lại của sự tuần hoàn tư bản. lOMoARcPSD|359 747 69
-Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian ứng trước tư bản vào sản xuất
cho đến khi tạo ra giá trị sản phẩm ngang với mức ban đầu, có thêm giá trị thặng dư.
+Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất.
+Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông.
-Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng(lần) chu chuyển của tư bản trong một năm.
+Công thức: n= CH/ch
trong đó n là số vòng( số lần) chu chuyển của tư bản; CH là thời gian trong
năm; ch là thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản.
Vd: một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 6 tháng thì tốc độ chu
chuyển trong năm là: n=CH/ch=12 tháng(1 năm)/6 tháng=2 vòng.
→Tốc độ chu chuyển tỷ lệ nghịch với thời gian 1 vòng chu chuyển của tư bản.
→Để tăng tốc độ chu chuyển tư bản phải giảm thời gian chu chuyển.
Chương 3.HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
A. Đặc trưng kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
●Khái quát lịch sử hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền Chủ nghĩa
tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổ chức
độc quyền. Lúc đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnh
vực của nền kinh tế. Hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền
cũng chưa thật lớn. Tuy nhiên, sau này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền
đã được nhân lên nhanh chóng và từng bước chiếm địa vị chi phối trong toàn
nền kinh tế. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa
tư bản độc quyền. Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc
thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là
chủ nghĩa tư bản mà trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát
triển của toàn bộ nền kinh tế. Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh
tự do, sự phân hóa giữa các nhà tư bản chưa thực sự sâu sắc nên quy luật lOMoARcPSD|359 747 69
thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận bình quân, còn trong chủ
nghĩa tư bản độc quyền, quy luật thống trị là quy luật lợi nhuận độc
quyền. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay đổi
được bản chất của chủ nghĩa tư bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền
cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư.(tham khảo, đọc thêm)
a)Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
-Ra đời và phát triển mạnh vào thế kỉ 18-19 ở châu Âu.
-Hoạt động cạnh tranh giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế.
-Nhà nước tư sản chỉ đứng ngoài và không can thiệp vào quá trình sản xuất,
trao đổi của nền kinh tế.
-Bộ máy nhà nước lúc này không lớn, chủ yếu là mô hình quan chủ lập hiến.
b)Chủ nghĩa tư bản độc quyền.
-Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai
đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
b1)Những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
+Sự phát triển của lực lượng sản xuất do tác động của tiến bộ khoa họckỹ thuật.
+Qúa trình tích lũy và tích tụ tư bản dẫn đến tập trung tư bản sản xuất cao
làm hình thành nên các xí nghiệp có quy mô lớn.
+Sự tác động của quy luật kinh tế tư bản chủ nghĩa( quy luật giá trị thặng
dư, quy luật tích lũy,…)làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo
hướng tập trung sản xuất quy mô lớn
+Xu hướng thỏa hiệp, thôn tính các xí nghiệp nhỏ vào các công ty, tập đoàn tư bản lớn.
+Sự cạnh tranh gay gắt buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thật, tăng quy
mô tích lũy để thắng thế trong kih doanh. lOMoARcPSD|359 747 69
+Cuộc khủng hoảng kinh tế 1873 dẫn đến sự phá sản của các nhà tư bản vừa
và nhỏ, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
+Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa thúc đẩy tập trung
sản xuất, hình thành nên các công ty cổ phần, dẫn dến sự ra đời của các tổ
chức độc quyền. b2)Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Tích tụ, tập trung sản xuất
Hình thành số ít các xí nghiệp lớn Cạnh tranh gay gắt
Thỏa hiệp, thâu tóm
Tổ chức độc quyền
-Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.
+Tổ chức độc quyền là liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào
trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa vào đó nhằm
mục đích thu lại lợi nhuận cao.
+Lúc đầu liên minh độc quyền chỉ là liên kết ngang(liên kết doanh nghiệp
trong cùng một ngành) nhưng về sau là liên kết dây chuyền(nhiều ngành khác nhau)
+Các hình thức đọc quyền cơ bản là: cascten, xanhđica,tơ rớt,côngxooscxiom.
-Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
+Tư bản tài chính là kết quả của quá trình thâm nhập, dung hợp vào nhau
giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư bản đế quốc trong công nghiệp.
+Đầu sỏ tài chính là một nhóm nhỏ độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống
kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản, được hình thành do sự phát triển của tư bản tài chính.
→Cơ chế thống trị của tư bản tài chính lOMoARcPSD|359 747 69 *Chế độ tham dự *Chế độ ủy thác
*Lập công ty mới, đầu tư chứng khoán,..
+Các đầu sỏ tài chính thống trị về kinh tế( nắm các ngành quan trọng, các
mạch nguồn kinh tế then chốt,…), chi phối về chính trị(điều khiển mọi hoạt
động của các cơ quan nhà nước, biến nhà nước thành công cụ phục vụ,…)
→Làm nảy sinh chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt,…chạy đua vũ trang
gây chiến tranh xâm lược.
-Xuất khẩu tư bản
+Xuất khẩu tư bản là mang tư bản đầu tư ra nước ngoài để sản xuất giá trị
thặng dư tại nước đó .
+Xuất khẩu tư bản là tất yếu để giải quyết tình trạng “tư bản thừa” trong
những nước tư bản đã tích lũy một khối lượng lớn tư bản.
+Những nước nhập khẩu tư bản đa phần lạc hậu, yếu kém nhiều mặt, đặc biệt
là về kinh tế nên rất hấp dẫn các nhà đầu tư tư bản.
+Các hình thức xuất khẩu tư bản:
*Về hình thức đầu tư có: đầu tư trực tiếp(xuất khẩu tư bản hoạt động) và đầu
tư tư bản gián tiếp(xuất khẩu tư bản cho vay)
*Về hình thức sở hữu có: xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân.
+Hệ quả của xuất khẩu tư bản
*Tích cực: tác động tích cực đến nền kinh tế của nước nhập khẩu tư bản, thúc
đẩy chuyển biến kinh tế từ thuần nông sang kinh tế công-nông nghiệp, tạo công ăn việc làm,…
*Tiêu cực:buộc chặt nền kinh tế các nước kém phát triển vào các nước lớn,
là công cụ để bành trướng, xâm lược, thống trị các nước của tư bản tài chính,… lOMoARcPSD|359 747 69
-Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các cường quốc
+Lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi phải có nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ
+Sự thèm khát lợi nhuận siêu ngạch thúc đẩy hoạt động bành trướng ra nước
ngoài để có thị trường ổn định thường xuyên.
+Các cuộc cạnh tranh khốc liệt tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa hiệp, ký kết
các hiệp định để củng cố địa vị của các tổ chức độc quyền.
→Hình thành các liên minh độc quyền quốc tế.
-Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc.
+Cần nơi đảm bảo nguồn nguyên liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ ổn
định nên các cường quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa.→Hình thành nên hệ
thống thuộc địa, nửa thuộc địa.
+Do sự phát triển không đều, chênh lệch về trình độ kinh tế, chính trị, quân sự,… giữa các nước.
+Sự phân chia không đều về thuộc địa dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc
để chia lại thế giới.
►Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên hệ chặt chẽ với nhau.
►Bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ
nghĩa tư bản độc quyền, về chính trị là hiếu chiến, xâm lược.
B.Vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản.
1.Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội
-Thay thế chế độ phong kiến, thay thế phương thúc sản xuất tự nhiên, tự túc,
tự cấp lạc hậu sang giai đoạn phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
-Chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn. lOMoARcPSD|359 747 69
-Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển với trình độ kỹ thuật và công nghệ
ngày càng cao: từ thủ công sang cơ khí, từ cơ khí sang tự động, từ tự động sang công nghệ hóa,…
-Giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội , liên kết
các bộ phận khác nhau của nền kinh tế thành một hệ thống.
-Xây dựng tác phong công ngiệp, kỷ luật lao động nề nếp cho người lao động.
-Thiết lập nền dân chủ tư sản, thừa nhận quyền tự do thân thể cá nhân.
→Sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
2.Hạn chế của chủ nghĩa tư bản.
-Qúa trình tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản là quá trình tước đoạt
đối với những người sản xuất hàng hóa nhỏ và nông dân tự do.
-Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là bóc lột sức lao
động của công nhân làm thuê. Dẫn đến sự bất bình đẳng và phân hóa xã hội.
-Gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược, tranh giành thị trường, thuộc địa làm
ảnh hưởng nghiêm trọng về các giá trị tinh thần và vật chất cho nhiều quốc
gia, dân tộc trên thế giới.
-Tạo ra hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong xã hội từng nước và giữa các nước với nhau.
-Tạo ra tình trạng ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
-Khống chế, chi phối về nợ đối với các nước kém phát triển.
-Tạo ra mâu thuẫn giữa chính các nước tư bản với nhau và giữa chủ nghĩa tư
bản với chủ nghĩa xã hội.
3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản.
-Mặc dù chủ nghĩa tư bản vẫn đang tiếp tục tự điều chỉnh để thích ứng trước
các biến động, mâu thuẫn của chính nó nhưng nó vẫn luôn tự hạn chế và tự phủ định mình. lOMoARcPSD|359 747 69
-Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản:mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giữa
năng lực sản xuất vô hạn với tiêu dùng và khả năng thanh toán hạn chế, mâu
thuẫn giữa khả năng sản xuất vô hạn với nguồn tài nguyên hạn chế,….
-Trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất dẫn đến quan hệ sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị thay thế bằng quan hệ sở hữu công công về tư liệu sản xuất.
-Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thay thế bằng phương thức sản
xuất cộng sản chủ nghĩa.
-Chủ nghĩa tư bản phát triển đã tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho
việc xây dựng xã hội mới-xã hội xã hội chủ nghĩa.
-Chủ nghĩa tư bản sẽ bị thay thế bằng một chế độ xã hội mới cao hơn là xã
hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là xã hội chủ nghĩa.
→Phải thực hiện cách mạng xã hội do giai cấp công nhân lãnh đạo để thay
thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Bài toán vd:
Bài 1: tư bản đầu tư là 900 000$, tỉ lệ tư bản bất biến trên tư bản khả
biến là 4/1, số công nhân làm thuê là 100 người. hỏi giá trị mới do một
công nhân làm thuê tạo ra là bao nhiêu khi trình độ bóc lột là 150%. Giải:
Số tiền ban đầu: c + v = 900
000$ m’= 150% (trình độ bóc lột) ta có:
c = 4v => 4v+v=900 000 => v= 180.000 m’=150%= m= 1.5v m= 270 000$ lOMoARcPSD|359 747 69
vậy giá trị mới là m+v= 270 000+180 000= 450 000$ giá
trị mới của một công nhân là 450 000 100 = 4 500$
Bài 2: một nhà tư bản ứng ra một lượng tư bản là 500 000$, trong đó bỏ vào
nhà xưởng 200 000$, máy móc thiết bị là 100 000$. Giá trị của nguyên liệu,
nhiên liệu và vật liệu phụ gấp 3 lần giá trị sức lao động. Hãy xác định tổng số
tư bản bất biến và tư bản khả biến, tư bản lưu động và tư bản cố định.
Tư bản cố định Giải
c1= 200 000$ + 100 000$ = 300 → c = 450 000$
000$ K=500 000$ (tư bản ứng trước)
Vậy tư bản bất biến (c) là 450 000$ K= C+V=500 000$ Ta có C= c1+c2 =c1+c2+v= 500 000$ 450 000= 300 000 + c2 Mà c2= 3v → c2 = 150 000$ → c1+3v+v=500 000$
Mà tư bản lưu động là → c1+ 4v =500 000$ c2 + v = 150 000 + 50 000 → 300 000 + 4v = 500 000$ → c2 + v = 200 000$ → 4v =500 000 – 300 000
Vậy tư bản lưu động → 4v = 200 000$ (c2+v) là 200 000$ → v = 50 000$
Vậy tư bản khả biến ( v ) là 50 000$ Ta có K= C +V =500 000$ = c + 50 000 =500 000$
Bài 3: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị và máy móc là 100 000
đô la. Chi phí nguyên liệu, vật liệu và nhiên liệu là 300 000 đô la. Hãy xác định: lOMoARcPSD|359 747 69
1. chi phí tư bản khả biến nếu biết rằng giá trị của một sản
phẩm là 1 000 000 đôla và trình độ bóc lột là 200%
2. tư bản cố định và tư bản lưu độngGiải: C1= 100 000 đô la C2= 300 000 đô la
C= C1 + C2= 400 000 đô la 1. Ta có: W = C + V + m =1 000 000 400 000 + V + m = 1 000 000 V + m = 600 000(*) Ta có: m’= 200%= m= 2v
thay m= 2v vào (*) ta được: v + 2v = 600 000
v= 200 000 đô la (tư bản khả biến)
2. tư bản cố định: c1= 100 000 đô la tư bản lưu động: c2 +
v = 200 000 + 300 000= 500 000$
Phần III. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Câu 1.Những điều kiện khách quan và chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân.
-Khái niệm Giai cấp công nhân
+Giai cấp công nhân là tập đoàn xã hội hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của
nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tỉnh chất xã hội
hóa ngày càng cao, là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp tham gia vào sản xuất,
tái sản xuất ra vật chất và cải tạo các mối quan hệ xã hội, là lực lượng chủ yếu của tiến
trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH
-Khái niệm Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là những nhiệm vụ cần phải thực
hiện trong quá trình xóa bỏ xã hội tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và lOMoARcPSD|359 747 69
xã hội cộng sản chủ nghĩa, gồm các nội dung cơ bản là kinh tế, chính trị-xã hội, văn hóa, tư tưởng.
→ “Sự thất bại của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản là một tất yếu như
nhau”(Các Mác-F.Ăngghen)
a)Điều kiện khách quan.
a1)Địa vị kinh tế-xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa. -
Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, trong đó người lao động luôn là yếu tố quan trọng nhất.
-Trong nền đại sản xuất công nghiệp, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp nhất, vừa
là sản phẩm căn bản nhất.
-Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân không có hoặc có rẩt ít tư liệu sản xuất
nên họ phải đi làm thuê.
-Lợi ích cơ bản của giai cấp cồng nhân đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản
+Lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN,giành lấy chính
quyền về tay mình, xây dựng và tổ chức xã hội mới không còn áp bức.
-Giai cấp công nhân thường có điều kiện làm việc và sinh sông tập trung nên họ có tinh
thần đoàn kết chặt chẽ.
-Giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và đa
số các tầng lớp khác trong xã hội. a2)Những đặc điểm về chính trị-xã hội của giai cấp
công nhân. -Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng.
+Đại biểu cho phương thức sản xuất mới, gắn liền với những thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại.
+Luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng, có lý luận khoa học dẫn đường.
+Có khả năng tập hợp các giai cấp, tầng lớp khác vào phong trào cách mạng.
-Thứ hai, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để nhất ngày nay.
+Giai cấp tư sản chỉ có tinh thần cách mạng trong thời kỳ chống phong kiến.
+Giai cấp công nhân bị tư sản bóc lột, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản.
+Họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ TB.
-Thứ ba,giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
+Trong nền đại sản xuất công nghiệp với dây chuyền sản xuất và nhịp độ làm việc khẩn
trương đã buộc giai cấp công nhân phải tuân thủ kỷ luật lao động.
→Tạo nên tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ cho công nhân.
+Tính tổ chức được tăng cường cùng với sự lớn mạnh về chính trị , tổ chức của giai cấp
công nhân, có lý luận khoa học dẫn đường và có chính đảng lãnh đạo.
→Không có ý thức tổ chức kỷ luật cao thì không thể đấu tranh chống lại CNTB.
-Thứ tư, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. lOMoARcPSD|359 747 69
+Giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế nên cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân không
được dừng lại ở phạm vi một doanh nghiệp, một quốc gia.
+Phải co sự gắn bó giữa phong trào công nhân các nước thì phong trào công nhân mới giành thắng lợi.
b)Điều kiện chủ quan
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý
muốn của ai. Nhưng cũng như các quy luật xã hội khác, nó không “ tự động” diễn ra như
các qui luật tự nhiên mà nó cần có những yếu tố chủ quan . Những nhân tố chủ quan đó là :
+ Thứ nhất: là có Đảng cộng sản , nhân tố chủ quan cơ bản để thực hiện thắng lợi sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
▪Đảng cộng sản là hạt nhân chính trị của mình và sự ra đời của Đảng là mốc đánh dấu sự
trưởng thành bằng đấu tranh tự giác của giai cấp công nhân
▪Đảng coi giai cấp công nhân là cơ sở xã hội hàng đầu của mình. Quan hệ giữa Đảng cộng
sản và giai cấp công nhân là quan hệ “máu thịt”. Tính chất tiền phong thực tiến và lý luận,
tính tổ chức khoa học và chặc chẽ xác định Đảng là người lãnh đạo, là hạt nhân của giai cấp công nhân.
▪Đảng cộng sản là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân . không có lý luận thì phong trào
công nhân không đi được xa.
▪Đảng cộng sản là bộ tham mưu của giai cấp công nhân. Bằng hiểu biết lý luận và kinh
nghiệm thực tiễn, Đảng cộng sản định ra cương lĩnh , đường lối, chiến lược, chính sách
đấu tranh. Đảng cũng là người tổ chức, động viên các sức mạnh, nguồn lực chính trị xã hội
trong phong trào công nhân.
▪Đảng cộng sản là đội tiên phong đấu tranh cho lợi ích của giai cấp công nhân và của dân
tộc. Đây là sự nghiệp cách mạng vĩ đại của những người lao động bị áp bức, bóc lột đứng
lên giải phóng bản thân và thoát khỏi áp bức giai cấp.
▪Chính sự ra đời của các Đảng Cộng sản đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao
động thực hiện thành công các cuộc cách mạng, đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao
động lên năm chính quyền, thiết lập nên một hệ thống xã họi chủ nghĩa hung mạnh trong phần lớn thế kỷ 20.
→Để làm tròn nhiệm vụ trên Đảng của giai cấp công nhân cần phải: nắm vững và trung
thành với chủ nghĩa Mác-Lênin; giữ vững và không ngừng tăng cường tính chất giai cấp
công nhân; giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng , xây dựng Đảng mạnh về chính trị , tư tưởng và tổ chức lOMoARcPSD|359 747 69
+ Thứ hai : sự phát triển của giai cấp công nhân, là kết quả của quá trình phát triển tự
thân , tự giác , chủ động. Sự phát triển giai cấp công nhân được thể hiện ở sự phát triển về
lượng và phát triển về chất.
▪Phát triển về lượng của giai cấp công nhân thể hiện sự tăng trưởng về số lượng cũng như
tỷ lệ lao động công nghiệp trong nền kinh tế.
▪Sự phát triển về chất của giai cấp công nhân được thể hiện ở năng lực làm chủ công nghệ
hiện đại và ý thức giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc.
2.Sự biến đổi của giai cấp công nhân thế giới hiện nay.Liên hệ giai cấp công nhân Việt Nam.
-Khái niệm Giai cấp công nhân
+Giai cấp công nhân là tập đoàn xã hội hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của
nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tỉnh chất xã hội
hóa ngày càng cao, là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp tham gia vào sản xuất,
tái sản xuất ra vật chất và cải tạo các mối quan hệ xã hội, là lực lượng chủ yếu của tiến
trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH
a)Sự biến đổi của giai cấp công nhân thế giới hiện nay.
-Sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và quá trình toàn cầu hoá kinh
tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến giai cấp công nhân các nước.
+Thứ nhất, chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu dân cư của từng nước, song lại có chiều
hướng gia tăng tỷ trọng trong tổng số giai cấp công nhân trên thế giới. Ở các nước đang
phát triển, trong thế kỷ XX, giai cấp nông dân chiếm số đông, nhưng hiện nay do diễn ra
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên giai cấp công nhân có sự gia tăng nhanh
chóng.(cuối thế kỷ 19 là khoảng 10 triệu, hiện nay khoảng 1 tỉ 200 triệu công nhân trên toàn thế giới).
+Thứ hai, là lực lượng lao động có trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, được đào
tạo nghề nghiệp nhất định trong cơ cấu lao động chung. So với giai cấp nông dân và những
người làm dịch vụ giản đơn, giai cấp công nhân được đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp
tốt hơn.(thế kỷ 19, đa phần là công nhân có trình độ thấp, đầu thế kỷ 21, giai cấp công nhân
đã trở thành những công nhân tri thức có trình độ cao(đại học, cao đẳng,…))
+Thứ ba, là nhóm người lao động đang từng bước được tiếp xúc với khoa học - công nghệ
tiên tiến, được rèn luyện tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp.
+Thứ tư, giai cấp công nhân khá đa dạng, phức tạp về thành phần xã hội, về nghề nghiệp
chuyên môn. Khác với các nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân ở các nước đang phát lOMoARcPSD|359 747 69
triển đang gia tăng về số lượng, cả ở bộ phận công nhân công nghiệp truyền thống, cả ở bộ
phận công nhân làm việc trong các lĩnh vực sản xuất mới, lĩnh vực công nghệ cao.
+Thứ năm, một bộ phận giai cấp công nhân các nước đang phát triển làm việc tại các cơ
sở sản xuất, khu công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đang (hoặc sẵn sàng)
chấp nhận sự bóc lột trực tiếp của tư bản nước ngoài. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận công
nhân có mức thu nhập khá hơn so với mặt bằng thu nhập chung của giai cấp công nhân tại đây.
+Thứ sáu, cũng như phần lớn các giai tầng lao động khác, giai cấp công nhân ở các nước
này có cơ hội và điều kiện thuận hơn để tiếp cận thông tin, các giá trị văn hoá tinh thần từ
các dân tộc, các cộng đồng người khác nhau.
+Thứ bảy, giai cấp công nhân giờ đã có ít nhiều tư liệu sản xuất, họ cũng có một số cổ
phần nhất định trong các công ty, xí nghiệp, một số đã gia nhập tầng lớp trung lưu, đời
sống được cải thiện.
+Thứ tám, quyền lợi củn giai cấp công nhân đã được cải thiện hơn trước, có chế độ làm
việc theo giờ, trả lượng theo ca, có các bộ luật lao động, tổ chức công đoàn bảo vệ chặt chẽ,…
+Thứ chín, các phong trào đấu tranh, biểu tình của công nhân không còn gói gọn trong
việc “tăng lương, giảm giờ làm” mà còn mở rộng sang các vấn đề khác.
+Thứ mười, giai cấp công nhân ngày càng là lực lượng quyết định sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người.
b)Liên hệ giai cấp công nhân Việt Nam.
-Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt
Nam còn có những đặc điểm riêng:
+Giai cấp công nhân VN tuy ra đời muộn và chiếm 1 tỷ lệ ít trong thành phần dân cư,
nhưng do kế thừa được truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cười của dân tộc mà giai cấp
công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất.
+ Giai cấp công nhân VN ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức
bóc lột của giai cấp T sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp làm
1, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để của CM của giai cấp công
nhân được nhân lên gấp bội. lOMoARcPSD|359 747 69
+ Giai cấp công nhân VN ra đời trước giai cấp tư sản VN, lại có Đảng lãnh đạo nên luôn
giữ được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình
+ Giai cấp công nhân VN đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ máu thịt với nông
dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh giai cấp, trước hết là đối
với giai cấp nông dân. Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn,
sẽ có nhiều người nông dân làm việc ở các cơ sở công nghiệp và trở thành công nhân ở
chính ngay quê hương mình…
+Giai cấp công nhân đi đầu trong sự nghiệp Đổi mới của Đảng, số lượng ngày càng tăng theo quy mô nền kinh tế.
+Cơ cấu giai cấp công nhân giảm trong khu vực kinh tế nhà nước, tăng nhiều ở các khu
vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
+Tuy nhiên công nhân nước ta có trình độ văn hóa, tay nghề, khoa học kỹ thuật còn thấp,
cách thức làm việc có nơi, có chỗ còn tỏ ra tùy tiện, manh mún, thiếu tác phong công nghiệp,..
+Đời sống của đại bộ phận công nhân Việt Nam vẫn còn bấp bênh, tỷ lệ thất nghiệp trong
công nhân còn cao, chi phí đào tạo cho công nhân còn lớn.
→Để đảm đương được sứ mệnh lịch sử, giai cấp công nhân VN phải liên minh được với
giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân khác; đồng thời phải có các
chính sách để cải thiện và nâng cao đời sông cho công nhân, nâng cao chất lượng, trình độ,
tay nghê cho người lao động, đảm bảo quyền và các lợi ích cho người công nhân,…
Câu 3. Tính tất yếu, mục tiêu, động lực, nguyên nhân, nội dung của cách mạng XHCN.
-Khái niệm Cách mạng Xã hội chủ nghĩa: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là
một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ cũ, nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa, bằng chế độ xã hội chủ nghĩa,
+Theo nghĩa hẹp: là một cuộc cách mạng chính trị được kết thúc bằng việc giai cấp công
nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước của giai
cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
+Theo nghĩa rộng: cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm hai thời kỳ: cách mạng chính trị
để thiết lập nhà nước vô sản và sau đó là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, v.v. để xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. lOMoARcPSD|359 747 69
a)Tính tất yếu, nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên nhân sâu xa của những cuộc cách mạng xã hội là do sự phát triển của lực lượng
sản xuất.Khi lực lượng sản xuất không ngừng phát triển mâu thuẫn với quan hệ sản xuất
đã lỗi thời, kìm hãm nó, tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng một quan hệ
sản xuất mới tiên tiến hơn
-Dưới chủ nghĩa tư bản, , lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng mang tính
chất xã hội hoá cao, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất.
-Quy luật cạnh tranh, tính vô chính phủ dẫn đến sản xuất thừa, các xí nghiệp ngưng hoạt
động, sản xuất đình trệ làm cho công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh
chống lại các nhà tư sản và giai cấp tư sản.
→Để khắc phục tình trạng trên, giai cấp tư sản đã tổ chức ra các xanhđica, tờrớt,
côngxôxiom và nhà nước tư bản ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế, bằng việc quốc hữu
hoá một số ngành khi khó khăn, tư hữu hoá khi thuận lợi nhưng vẫn không thể xoa dịu được mâu thuẫn.
-Cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn nổ ra, giai cấp công nhân phải nhận thức được sứ
mệnh lịch sử của mình, thực hiện việc tuyên truyền vận động nhân dân lật đổ chính
quyền nhà nước của giai cấp tư sản để giành lấy chính quyền về tay mình.
-Cách mạng XHCN nổ ra muốn thắng lợi phải có thời cơ cách mạng, kết hợp chặt chẽ các
yếu tố bên trong và bên ngoài
+Bên trong: giai cấp thống trị đã suy yếu, tranh đoạt lẫn nhau; giai cấp cách mạng đã
trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng; tầng lớp trung gian đã giác ngộ và sẵn sang hi sinh cho cách mạng.
+Bên ngoài: nhân được sự đồng tình, ủng hộ của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
-Cách mạng XHCN nổ ra bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất.
-Quan hệ sản xuất TBCN vẫn còn tồn tại thì nguyên nhân của cách mạng XHCN vẫn tồn tại theo.
→Cách mạng XHCN là một tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.
b)Mục tiêu của cách mạng Xã hội chủ nghĩa lOMoARcPSD|359 747 69
-Giải phóng con người, giải phóng xã hội là mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách
mạng xã hội chủ nghĩa, từng bước thực hiện việc giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công.
-Những mục tiêu đó từng bước biến thành hiện thực thông qua quá trình lao động nhiệt
tình của quần chúng nhân dân lao động, thông qua những biện pháp tổ chức xã hội một
cách khoa học trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa,
dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
-Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giành lấy chính quyền về
tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
-Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cách mạng xã hội chủ nghĩa là tập hợp các tầng lớp nhân
dân để tổ chức xây dựng xã hội mới, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người.
-Đến giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản, khi đó không còn giai cấp, không còn nhà nước,
giai cấp công nhân chấm dứt vai trò lịch sử, tự xóa bỏ mình. c)Động lực của cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
-Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu của cách mạng XHCN
+Ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng
+Là lực lượng chủ yếu tạo nên sự giàu có cho xã hội
+Là lực lượng xã hội đi đầu trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ TBCN và xây dựng xã hội mới.
→Là lực lượng hàng đầu bảo đảm thắng lợi cho cách mạng XHCN
-Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công
nhân, do vậy, giai cấp này trở thành động lực cách mạng to lớn trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Trong quá trình đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ giành thắng lợi khi
giai cấp nông dân đi theo giai cấp công nhân,
+Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng vậy, giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn
thành được sứ mệnh lịch sử khi đại đa số giai cấp nông dân đi theo giai cấp công nhân,
+Về phương diện kinh tế, giai cấp nông dân là một lực lượng lao động quan trọng.
+Về phương diện chính trị, giai cấp nông dân là lực lượng cơ bản tham gia bảo vệ chính quyền nhà nước XHCN
→Trên cơ sở liên minh công nông sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp đoàn kết các tầng lớp
khác trong cách mạng XHCN. lOMoARcPSD|359 747 69
-Tầng lớp trí thức là những người có vị trí quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa,
trong quá trình đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội. d)Nội dung
của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-Trên lĩnh vực chính trị:
+Đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân.
+Đưa quần chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ, làm thuê, bị áp bức, bóc lột trở thành
người làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội,
+Phát triển sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thu hút đông đảo quần chúng tham gia
quản lý xã hội, quản lý nhà nước
+Đảng Cộng ản và nhà nước XHCN phải thường xuyên chăm lo nâng cao kiến thức về mọi mặt cho nhân dân.
+Quan tâm xây dựng hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế, có những biện pháp để nhân
dân hoạt động tham gia quản lý nhà nước, xã hội.
-Trên lĩnh vực kinh tế: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực chất, là có tính chất kinh tế.
+Nhiệm vụ trọng tâm là phải phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất lao
động, cải thiện đời sống nhân dân.
+Phải thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất, thay chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bằng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa dưới những hình thức thích hợp.
+Thực hiện những biện pháp cần thiết gắn người lao động với tư liệu sản xuất.
+Phát huy tính tích cực xã hội, khả năng sáng tạo của người lao động để nâng cao năng
suất lao động, hiệu quả công tác
+Chủ nghĩa xã hội thực hiện làm theo năng lực, phân phối theo lao động
-Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá
+Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động đã là
những người làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, là những sáng tạo ra
những giá trị tinh thần của xã hội.
+Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc,
tiếp thu các giá trị văn hoá tiên tiến của thời đại.
+Giải phóng những người lao động về mặt tinh thần, xây dựng từng bước thế giới quan
và nhân sinh quan mới cho người lao động lOMoARcPSD|359 747 69
+Hình thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước, thương dân, có
bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân đạo, có hiểu biết và biết giải quyết đúng đắn mối quan
hệ cá nhân, gia đình và xã hội…, có năng lực làm chủ xã hội.
►Cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra đồng thời trên các lĩnh vực và các lĩnh vực đó có
quan hệ mật thiết, tác động, thúc đẩy lẫn nhau.
►Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình cải biến toàn diện xã hội cũ thành xã hội
mới,trong đó cải tạo kết hợp chặt chẽ với xây dựng mà xây dựng là chủ yếu.
Câu 4.Xu hướng phát triển và những đặc trưng cơ bản từng giai đoạn của hình thái
kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa.
4.1. Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa.
-Vận dụng quan điểm duy vật lịch sử để phân tích sự chuyển biến của các hình thái kinh
tế-xã hội từ thấp lên cao.
-Lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản phát triển đến trình độ xã hội hóa cao làm cho
mâu thuẫn giữa nhu cầu của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa này càng gay gắt.
-Mâu thuẫn trên lĩnh vực chính trị là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao
động với giai cấp tư sản cũng trở nên quyết liệt.
-Cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt, qua cuộc đấu tranh đó, giai cấp công nhân nhận ra
rằng muốn thắng lợi phải tiếp thu chủ nghĩa xã hội khoa học, phải xây dựng chính đảng .
→Lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước của giai cấp vô sản.
→Mở đầu cho hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa.
-Ở các nước tư bản phát triển trung bình và các nước thuộc địa có thể xuất hiện hình thái
kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa trong điều kiện giai cấp công nhân nắm quyền lãnh
đạo. Có thể bỏ qua thời kỳ TBCN, tiến thẳng lên XHCN.
-Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ làm cho lực lượng sản xuất ngaft càng
được xã hội hóa, trở nên mâu thuẫn gay gắt hơn với quan hệ tư nhân TBCN
+Giai cấp tư sản dùng nhiều biện pháp tăng cường can thiệp vào kinh tế hòng làm giảm đi
mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản
+Mâu thuẫn đối kháng trong cả chính trị và kinh tế không hề suy giảm, mâu thuẫn đó chỉ
có thể giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội
→Thiết lập hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa nhằm mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. lOMoARcPSD|359 747 69
→Hình thái kinh tế-xã hội Cộng sản chủ nghĩa là kết quả của hoạt động đấu tranh cách
mạng tự giác của giai cấp công nhân bởi CNTB không tự nó sụp đổ.
-Nhấn mạnh vai trò tích cực của nhân tố chủ quan, đồng thời chống lại phiêu lưu cách
mạng, xa rời hiện thực trình độ phát triển của cách mạng, trình độ giác ngộ của nhân dân, ….
4.2.Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa.
-Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ thấp lên cao, từ giai đoạn xã hội
xã hội chũ nghĩa (chủ nghĩa xã hội) lên xã hội cộng sản chủ nghĩa.
-Trong chủ nghĩa xã hội, chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa thực hiện nguyên tắc phân
phối "làm theo năng lực, hưởng theo lao động".
-Giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn xã hội cộng sản chủ nghĩa:con người
không còn lệ thuộc vào phân công lao động xã hội: đồng thời, lao động trở thành nhu cầu
số một của con người. con người thực hiện nguyên tắc phân phối "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu".
-Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có một thời kỳ quá độ từ xã
hội nọ sang xã hội kia, là thời kỳ cải biến cách mạng một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
a) Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
- Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội:
+Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất. Chủ nghĩa tư bản
được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất; dựa trên chế
độ áp bức bóc lột. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới hai hình thức là nhà nước và tập thể: không còn các giai cấp
đối kháng, không còn tình trạng, áp bức, bóc lột
+Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ
cao. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra tiền đề vật chất - kỹ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội
+Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội là kết quả của quá trình xây dựng và
cải tạo xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là tiền đề cho sự hình thành
các quan hệ xã hội mới cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.
+Bốn là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp,
phải cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó. lOMoARcPSD|359 747 69
→Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tể - xã hội
khác nhau có thể diễn ra với khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau.
- Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
+Trên lĩnh vực kinh tế: tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống
kinh tế quốc dân thống nhất không thể dùng ý chí để xóa bỏ ngay kết cấu nhiều thành
phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độ chưa trải qua sự phát
triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
▪Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại
hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, những hình
thức phân phối khác nhau, hình thức phân phối theo lao động giữ vai trò
+Trên lĩnh vực chính trị: kết cấu giai cấp xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng, phức
lạp. Thời kỳ này có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, những người
sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong một giai cấp, tầng
lớp cùng có nhiều bộ phận có trình độ, có ý thức khác nhau.
+Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa: tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau.
Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu
nông, V.V.. tồn tại các yếu tố văn hóa cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau.
→Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh
giai cấp khi giai cấp công nhân đã nắm được chính quyền, quản lý tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội diễn ra trong mọi lĩnh vực chính trị. kinh tế và tư tưởng - văn hóa. b) Xã hội
xã hội chủ nghĩa
-Xã hội xã hội chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội - giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản) là một
xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây.
+Thứ nhất, cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền đại công nghiệp
được phát triển lên từ những tiền đề vật chất - kỹ thuật của nền đại công nghiệp tư bản chủ
nghĩa, có trình độ cao hơn so với trình độ nền công nghiệp của xã hội tư bản chủ nghĩa.
+Thứ hai, chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, thiết lập
chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
▪Giai cấp vô sản đoạt lấy tư liệu sản xuất từ trong tay giai cấp tư sản, tập trung vào trong
tay nhà nước để phục vụ cho toàn xã hội,đến xã hội xã hội chủ nghĩa thì quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa mới được xác lập đầy đủ.
▪ Tư liệu sản xuất còn tồn tại dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể; người
lao động làm chủ các tư liệu sản xuất của xã hội, không còn tình trạng người bóc lột người. lOMoARcPSD|359 747 69
+Thứ ba, xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội tạo ra được cách tổ chức lao
động và kỷ luật lao động mới.
▪Tư liệu sản xuất đã mang tính xã hội hóa, không còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất,
ngựời lao động kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội,
cách thức tổ chức lao động mới dựa trên tinh thần tự giác của nhân dân, dưới sự lãnh đạo
của đảng cộng sản và quản lý thống nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
▪Lao động chặt chẽ trong từng khâu, từng lĩnh vực, trong sản xuất của toàn xã hội theo
những quy định chung của luật pháp.
▪Lao động được tổ chức có kế hoạch, trên tinh thần tự giác, tự nguyện một mặt đòi hỏi phải
đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động, mặt khác phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh khắc
phục tư tưởng, tác phong của người sản xuất nhỏ.
+Thứ tư, xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối
theo lao động.
▪ Mỗi người lao động sẽ nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng có giá trị
tương đương với số lượng, chất lượng, hiệu quả lao động mà họ đã tạo ra cho xã hội. Ngoài
ra còn có phân phối theo phúc lợi xã hội. Bằng thu thuế, những đóng góp khác của xã hội
→Nguyên tắc phân phối này vừa phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong xã
hội chủ nghĩa, vừa thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
+Thứ năm, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội mà ở đó nhà nước mang bản chất giai
cấp công nhân, có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.
▪Nhà nước xã hội chủ nghĩa là cơ quan quyền lực tập trung của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động; trấn áp những thế lực phản động,
▪Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân rộng rãi,tập hợp đại biểu các tầng lớp
nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào
công việc của nhà nước với tinh thần tự giác, tự quản;thực hiện tốt hơn quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
→Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì lợi ích của nhân dân.
▪Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc. Giai cấp công nhân là người đại
diện chân chính cho dân tộc, có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của dân tộc.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải đoàn kết được các dân tộc, tạo nên sự bình đẳng về mọi lOMoARcPSD|359 747 69
mặt giữa các dân tộc,đấu tranh bảo vệ những lợi ích chân chính của dân tộc, phát huy
những giá trị của dân tộc
+Thứ sáu, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội giải phóng con người khỏi ách áp bức,
bóc lột; thực hiện bình đẳng xã hội, con người phát triển toàn diện.
▪Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi sự bóc lột về kinh
tế, nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. xóa bỏ chế độ
chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, xóa bỏ đối kháng giai cấp, xóa bỏ bóc lột, con
nguời có điều kiện phát triển cá nhân,thực hiện được công bằng, bình đẳng xã hội
→Do giới hạn phát triển của những điều kiện khách quan, sự bình đẳng trong chủ nghĩa
xã hội vẫn chưa đạt tới mức hoàn thiện như trong giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
c) Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
-Về mặt kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển vô cùng mạnh mẽ ,của cải xã hội dồi dào,
ý thức con người được nâng lên, khoa học phát triển, lao được giảm nhẹ, nhân loại thực
hiện được nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu".
-Về mặt xã hội: Trình độ xã hội ngày càng phát triển, con người có điều kiện phát triển
năng lực của mình, tri thức con người được nâng cao, không còn có sự khác biệt giữa
thành thị và nông thôn. nền dân chủ thực sự hoàn bị, thực sự không hạn chế
▪ Nhà nước trở thành không cần thiết, nó tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước là một quá trình.
▪Con người sẽ được giải phóng hoàn toàn và được phát triển một cách thực sự toàn diện,
có điều kiện phát triển toàn diện năng lực, mang hết tài năng và trí tuệ cống hiến cho xã hội.
► Lịch sử phát triển của xã hội luôn luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan
► Tiến trình phát triển của lịch sử không bao giờ là con đường thẳng, phải trải qua những
bước thăng trầm với những con đường vòng, những bước khủng hoảng và thụt lùi tạm thời
trên con đường phát triển.
Câu 5.Phân tích tầm quan trọng và làm rõ những nội dung cơ bản của việc giải
quyết các vấn đề chính trị-xã hội trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.
A.Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa
a.1.1) Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lOMoARcPSD|359 747 69
a.1.1.1) Quan niệm về dân chủ
-Thứ nhất: dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, có nghĩa là nhân dân có quyền quyết
định những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình và có quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
-Thứ hai: dân chủ là một phạm trù chính trị khi nó gắn với một hình thái nhà nước,
một chế độ chính trị. Là phạm trù chính trị vì mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều
mang bản chất của giai cấp thống trị và bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị.
-Thứ ba: dân chủ được hiểu với tư cách là một hệ giá trị văn hoá phản ánh trình độ
phát triển của cá nhân và cộng đồng trong quá trình chống áp bức, bóc lột, bất bình đẳng
xã hội để tiến tới các giá trị nhân đạo, tiến bộ, tự do, bình đẳng và hạnh phúc. a.1.1.2)
Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
-Một là: nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được hình thành và xây dựng khi giai cấp công
nhân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và trở thành giai cấp thống
trị xã hội thông qua chính đảng của nó, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế thực thi dân chủ và bảo đảm thoả mãn ngày càng cao
các nhu cầu và lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. +Hai là:
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về các tư liệu sản
xuất chủ yếu. Chế độ sở hữu này cho phép từng bước xoá bỏ chế độ người bóc lột người,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. +Ba là: nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa thực hiện dân chủ rộng rãi với đông đảo quần chúng nhân
dân, đồng thời hạn chế dân chủ và thực hiện trấn áp với thiểu số giai cấp áp bức, bóc lột
và các thế lực phản động.
+Bốn là, nền dân chủ XHCN kết hợp lợi ích của cá nhân, tập thể và toàn xã hội nhằm
động viên, thu hút mọi ngồn lực, sức mạnh to lớn. Mọi tổ chức chính trị-xã hội, công dân
đều được tham gia vào công việc của nhà nước. Công dân có quyền bầu cử, ứng cử, đề cử
vào các cơ quan nhà nước.
+Năm là,nền dân chủ XHCN ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội;
hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế hoạt động, trình độ dân trí.
a.1.1.3)Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã họi chủ nghĩa
-Xây dựng nền dân chủ XHCN là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản.
-Dân chủ phải được mở rộng để phát huy cao độ tính tích cực, sang tạo của nhân dân, để
nhân dân tham gia xây dựng quản lý nhà nước, xã hội.
-Thực hành dân chủ rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. Dân chủ vừa là mục tiêu, vằ là động lực
của công cuộc xây dựng CNXH. lOMoARcPSD|359 747 69
-Xây dựng nền dân chủ XHCN dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản nhằm chuyển giao
quyền lực thực sự thuộc về nhân dân.
-Xây dựng nển dân chủ XHCN để phát triển, hoàn thiện dân chủ, đáp ứng nhu cầu của nhân
dân.Đay cũng là quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội.
-Chống lại biểu hiện dân chủ cực đoan, vô chính phủ, coi thường kỷ cương, pháp luật.
→Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan của công cuộc xây dựng CNXH.
b.1.2). Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa
b.1.2.1) Khái niệm “Nhà nước xã hội chủ nghĩa”
-Nhà nước xã hội chủ nghĩa là
+Một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản của giai cấp công nhân.
+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức trụ cột thể hiện và thực hiện ý chí quyền lực của
nhân dân, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân.
b.1.2.2). Đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một nhà nước kiểu mới với những đặc trưng cơ bản sau:
+Là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản của giai cấp công nhân.
+Là công cụ của chuyên chính giai cấp nhưng bảo vệ lợi ích cho nhân dân lao động và thực
hiện bạo lực trấn áp với kẻ thù
+ Mặt cơ bản của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức, xây dựng xã hội mới – xã hội xã
hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
+ Ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ, lôi cuốn đông
đảo quần chúng nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
+ Là một kiểu nhà nước đặc biệt bởi vì nó tự tiêu vong sau khi những cơ sở kinh tế – xã
hội cho sự tồn tại của nó mất đi, (tức là đến khi xác lập được chủ nghĩa cộng sản – giai
đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa). -Nhà nước xã hội chủ nghĩa
có những chức năng cơ bản sau:
+Chức năng tổ chức và xây dựng toàn diện xã hội mới: Đây là chức năng cơ bản và chủ
yếu của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới trên tất cả các lĩnh vực.
+Chức năng bạo lực: Nhà nước sử dụng những công cụ bạo lực để đập tan sự phản kháng
của kẻ thù chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ những thành quả cách
mạng, giữ vững độc lập, chủ quyền và giữ gìn trật tự an ninh xã hội. lOMoARcPSD|359 747 69
+Chức năng đối ngoại: mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau
vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.
-Nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa tập trung ở việc quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực
+Trên lĩnh vực kinh tế: phát triển mạnh số lượng sản phẩm, củng cố kỷ luật lao động,
nâng cao năng suất lao động,quản lý kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
+Trên lĩnh vực xã hội:xây dựng quan hệ xã hội mới, hình thành tổ chức lao động mới,
tập hợp người lao động có trình độ cao vào sản xuất, cải tạo người sản xuất nhỏ thông qua
các tổ chức thích hợp.
b.1.2.3) Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-Một là: thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động
phải “phá huỷ nhà nước tư sản” giành lấy chính quyền, thiết lập chuyên chính vô sản. -
Hai là: phải xác lập chuyên chính vô sản và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa vững
mạnh để đủ sức trấn áp kẻ thù, bảo vệ thành quả cách mạng. Đồng thời, tuyên truyền,
thuyết phục và lôi cuốn các giai cấp, tầng lớp trung gian trong xã hội -Ba là: xây dựng
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là trụ cột của quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
thực hiện quyền lực nhân dân; đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm các giá trị dân chủ.
B. Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa
a.2.1) Khái niệm và đặc trưng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa
a.2.1.1) Khái niệm nền văn hoá xã hội chủ nghĩa
-Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao
động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình; biểu hiện trình độ phát triển
xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
-Văn hoá bao gồm cả hai lĩnh vực: văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.
a.2.1.2) Đặc trưng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa
-Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nội dung cốt lõi, giữ vai trò chủ đạo, quyết định
phương hướng phát triển của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.
+Ý thực hệ giai cấp là nội dung cốt lõi của mọi nền văn hóa, tư tưởng của giai cấp thống
trị là tư tưởng thống trị của mỗi thời đại.
+Nếu coi nhẹ, xa rời nội dung khoa học, cách mạng của ý thức hệ giai cấp công nhân sẽ
dẫn đến thất bại trong việc xây dựng nền văn hóa XHCN.
→Đặc trưng này thể hiện bản chất giai cấp công nhân của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa. lOMoARcPSD|359 747 69
-Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. +Trong
xã hội cũ, các giai cấp thống trị độc quyền về tư liệu sản xuất và cả đời sống tinh thần.
+Trong tiến trình cách mạng XHCN, giai cấp công nhân và nhân dân lao là chủ thể sáng
tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá
+Văn hóa đồng thời là việc kế thừa các giá trị truyền thống và sang tạo ra các giá trị mới
-Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển một cách tự giác, đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản của giai cấp công nhân và có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
b.2.2) Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa
-Thứ nhất, tính triệt để và toàn diện của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải
thay đổi phương thức sản xuất tinh thần cũ bằng phương thức sản xuất tinh thần mới phù
hợp với phương thức sản xuất mới của xã hội xã hội chủ nghĩa.
+Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, phương thức sản xuất vật chất quyết định phương
thức sản xuất tinh thần.
+Phương thức sản xuất XHCN ra đời đồng thời với việc xây dựng nền văn hóa XHCN để
thay đổi bản chất ý thức xã hội, xây dựng ý thức mới.
-Xuất phát từ yêu cầu khách quan phải cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần lạc
hậu, lỗi thời của xã hội cũ để lại
+Đưa nhân dân thực sự trở thành chủ thể sản xuất và tiêu dùng, sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thần.
→Thực chất đây là cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực văn hoá.
-Tất yếu phải xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa nhằm không ngừng nâng cao
trình độ văn hoá cho nhân dân lao động. Đây là điều kiện cần thiết để chiến thắng nghèo
nàn, lạc hậu, nâng cao trình độ và nhu cầu văn hóa của nhân
-Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là một khách quan vì văn hoá vừa là mục tiêu
vừa là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+Văn hoá là mục tiêu vì xây dựng chủ nghĩa xã hội hướng tới các mục tiêu văn hoá, hướng
tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì sự phát triển toàn diện của con người.
+Văn hoá là động lực khi nó đóng vai trò to lớn thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã
hội; tạo ra những điều kiện, tiền đề quan trọng để khơi dậy và phát huy tính sáng tạo của quần chúng nhân dân
b.2.3) Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa
b.2.3.1) Những nội dung cơ bản của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa
-Một là: nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới. + Nâng
cao trình độ dân trí, trình độ văn hoá cho quần chúng nhân dân là điều kiện tiên quyết, lOMoARcPSD|359 747 69
quan trọng để phát huy khả năng sáng tạo của quần chúng trong quá trình xây dựng đất nước.
+Đội ngũ trí thức là yếu tố quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+Trí tuệ khoa học, cách mạng là yếu tố quan trọng đối với công cuộc xây dựng CNXH.
-Hai là: xây dựng con người mới phát triển toàn diện.
+ Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, vừa là chủ thể tích cực cải tạo tự nhiên và xã hội.
+Xây dựng con người đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng CNXH
+Xây dựng con người mới phát triển toàn diện về đức – trí – thể – mỹ; là con người có tinh
thần và năng lực xây dựng chủ nghĩa xã hội; có kỹ năng lao động và kỷ luật lao động; có
tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng; có sống tình nghĩa và tính cộng đồng cao.
-Ba là: xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa.
+Lối sống là dấu hiệu biểu thị sự khác biệt giữa những cộng đồng người với nhau.
+Lối sống XHCN là nguyên tắc của xã hội XHCN.
+Lối sống mới xã hội chủ nghĩa được hình thành và xây dựng dựa trên chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất chủ yếu, trong đó, sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo; thực hiện nguyên
tắc phân phối theo lao động; quyền lực thực sự thuộc về nhân dân; hệ tư tưởng khoa học
và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của
xã hội; xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng giới, bất bình đẳng xã hội, thực hiện công bằng xã
hội và mở rộng dân chủ…
- Bốn là: xây dựng gia đình văn hoá xã hội chủ nghĩa.
+Gia đình là một hình thức cộng đồng người đặc biệt gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ
chủ yếu: hôn nhân, huyết thống,
+Xây dựng gia đình văn hoá xã hội chủ nghĩa là một tất yếu để góp phần xây dựng nền văn
hoá xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, gia đình là tế bào của xã hội, giữa gia đình và xã hội có mối
quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. +Gia
đình văn hoá xã hội chủ nghĩa là gia đình được xây dựng và phát triển trên cơ sở kế thừa
và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc, loại bỏ những yếu tố lạc hậu; đồng
thời tiếp thu những giá trị mới tiến bộ của nhân loại về gia đình. +Việc xây dựng mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với xã hội là nội dung quan trọng nhất.
+Mối quan hệ giữa vợ chồng là bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ về mọi mặt. lOMoARcPSD|359 747 69
+Mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, giữa anh chị em là mối quan hệ huyết thống, thương yêu và trách nhiệm.
b.2.3.2) Phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa
-Thứ nhất: giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân trong đời sống tinh thần của xã hội.
+Giai cấp công nhân là giai cấp cầm quyền nên phải tác động, chi phối để hê tư tưởng của
mình trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội +Đây là phương thức
quan trọng để xây dựng nền văn hóa XHCN.
+Tiến hành thông qua việc truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trong các tầng lớp
nhân dân bằng những hình thức phù hợp
-Thứ hai: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và vai trò quản lý của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hoá.
+Đây là phương thức có tính nguyên tắc, và là sự bảo đảm về chính trị, tư tưởng để xây
dựng nền văn hoá theo đúng quỹ đạo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân.
+Thiết lâp chuyên chính vô sản thì mới có tiền đề chính trị xây dựng nền văn hóa vô sản.
+ Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hoá bằng cương lĩnh, đường lối, chính sách văn hoá,
được thể chế trong Hiến pháp, pháp luật, chính sách và do Nhà nước quản lý. -Thứ ba: kế
thừa những giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa
của văn hoá nhân loại.
+Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền
thống dân tộc; đồng thời tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ của văn hoá nhân loại để hình
thành nền văn hoá xã hội chủ nghĩa phong phú, đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
-Thứ tư: tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hoá.
+Nhân dân lao động là chủ thể sang tạo và thụ hưởng văn hóa
+Đảng cộng sản và Nhà nước XHCN cần tổ chức nhiều phong trào nhằm lôi cuốn nhân
dân tham gia vào các hoạt động sang tạo văn hóa.
C. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo
a.3.1) Vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc
giải quyết vấn đề dân tộc
a.3.1.1). Khái niệm dân tộc
-Nghĩa thứ nhất (nghĩa hẹp) chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền
vững, có sinh hoạt kinh tế chung; có ngôn ngữ chung của cộng đồng; trong sinh hoạt văn
hoá có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc;
có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc, bộ tộc và thể
hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó. lOMoARcPSD|359 747 69
→Với nghĩa này, dân tộc được hiểu như một tộc người trong một quốc gia đa dân tộc.
Ví dụ, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc bao gồm 54 tộc người.
-Nghĩa thứ hai (nghĩa rộng) chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân
dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất; có quốc ngữ chung; có
truyền thống văn hoá, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.
→Với nghĩa này, dân tộc được hiểu là quốc gia – dân tộc. Ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa
a.3.1.2). Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội
-Xu hướng thứ nhất: do sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền
sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập.
+Xu hướng này thể hiện rõ nét trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các
dân tộc thuộc địa và phụ thuộc muốn thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước thực dân,
đế quốc để quyết định con đường phát triển của dân tộc mình.
-Xu hướng thứ hai: các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc
gia muốn liên hiệp lại với nhau.
+Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, do sự phát triển của lực lượng
sản xuất, của khoa học - công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản đã
làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ sự biệt lập, khép kín của dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.
-Trong điều kiện đế quốc chủ nghĩa, hai xu hướng này gặp nhiều trở ngại khi thực hiện.Đặc
biệt các khối liên hiệp lại là sự áp đặt, thống trị của đế quốc nhằm áp bức, bóc lột các dân tộc thuộc địa.
-Với thắng lợi của cách mạng vô sản, giai cấp công nhan lên cầm quyền, mử ra quá trình
hình thành của dân tộc XHCN
-Dân tộc XHCN chỉ xuất hiện dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Leenin và ra đời
từ kết quả toàn diện trên mọi lĩnh vực của công cuộc xây dựng CNXH.
-Dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN có sự vận động theo hướng ngày càng văn minh, tiến bộ.
-Sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng là nhân tố quan
trọng để từng dân tộc đi đến phồn vinh, hạnh phúc.
-Sự xích lại giữa các dân tộc cũng làm ch những giá trị tinh hoa của các dân tộc hòa nhậ
và bổ sung cho nhau, làm phong phú thêm giá trị chung . lOMoARcPSD|359 747 69
b.3.1.3) Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn
đề dân tộc.
-Giải quyết vấn đề dân tộc là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong, hung thịnh của một quốc gia-dân tộc.
-Khi xem xét, giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân.
-Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
+Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ, ở trình
độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh
tế, chính trị, văn hóa.
+Quyền bình đẳng dân tộc phải được pháp luật bảo vệ ,được thực hiện trên thực tế.
Khắc phục sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc
+Thủ tiêu tình trạng áp bức dân tộc; phải đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,
chủ nghĩa bá quyền nước lớn, mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
-Các dân tộc có quyền tự quyết
+Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa
chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.
+Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập,
đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
+Thực hiện quyền dân tộc tự quyết phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân,
bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân. +Chống lại
các mưu toan can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, đòi ly khai, chia rẽ dân tộc.
-Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
+Phản ánh bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân.
+Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải
phóng giai cấp; giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.
+ Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
+Có vai trò quyết định đến việc thực hiện quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc.
+Tạo nên sức mạnh bảo đảm thắng lợi cho giai cấp cong nhân và nhân dân lao động trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
b.3.2) Tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải
quyết vấn đề tôn giáo
b.3.2.1)Khái niệm tôn giáo lOMoARcPSD|359 747 69
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hư ảo hiện thực khách quan;
đồng thời phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
-Tôn giáo ra đời từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, tồn tại ở hầu hết các cộng đồng
người.Hình thái phát triển đầy đủ bao gồm: ý thức tôn giáo; hệ thống tổ chức tôn giáo;
những hoạt động mang tính lễ nghi.
b.3.2.2)Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
-Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn tồn tại vì những nguyên nhân chủ yếu sau:
+Một là: nguyên nhân nhận thức
*Nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của chính con người mà khoa học chưa giải thích
được, trình độ dân trí còn hạn chế.
*Những sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà con người chưa thể nhân thức, chế ngự được.
→Một bộ phận quần chúng nhân dân vẫn tìm đến với tôn giáo để tìm sự an ủi, che chở.
+Hai là: nguyên nhân kinh tế
*Tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau làm nảy sinh những bất bình
đẳng về kinh tế, dẫn đến những khác biệt khá lớn về đời sống vật chất và tinh thần của các nhóm dân cư.
*Cơ chế thị trường với nhiều may, rủi bất ngờ tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho
con người dễ trở nên thụ động và trông chờ, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.
+Ba là: Nguyên nhân tâm lý
*Tín ngưỡng, tôn giáo thuộc ý thức xã hội, nó đã tồn tại lâu đời trong lịch sử và trở thành
niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, của đông đảo quần chúng nhân dân. *Điều kiện
kinh tế – xã hội đã có nhiều thay đổi, nhưng ý thức xã hội, trong đó có ý thức tôn giáo
thường có tính bảo thủ và mang tính bền vững hơn.
+Bốn là: Nguyên nhân chính trị – xã hội
*Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với chủ trương, đường lối
của Nhà nước xã hội chủ nghĩa (ví dụ: tinh thần nhân đạo, hướng thiện…)
*Tôn giáo vẫn đáp ứng nhu cầu và thu hút được một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân.
*Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách, trong đó có lợi dụng tôn giáo để mê
hoặc, áp bức quần chúng hoặc kích động quần chúng chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+Năm là: Nguyên nhân văn hoá lOMoARcPSD|359 747 69
*Tôn giáo đã đáp ứng phần nào nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của một bộ phận quần
chúng nhân dân, thường được thể hiện qua các nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo với những lời
răn theo chuẩn mực đạo đức
*Tôn giáo có ý nghĩa giáo dục cộng đồng, do vậy, tôn giáo vẫn lôi cuốn một bộ phận quần chúng nhân dân tin theo.
b.3.2.3) Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn
đề tôn giáo
-Một là: khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội
phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
+Chủ nghĩa Mác –Lênin và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác biệt về thế giới quan, nhân sinh quan,…
→Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn liền với quá trình cải tại xã
hội cũ, xây dựng xã hội mới.
-Hai là: phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.
+Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân nên nhà nước XHCN phản tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng.
+Mọi công dân và mọi tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Cần phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo. Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền
tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.
-Ba là: đoàn kết giữa những người có tôn giáo và không có tôn giáo; đoàn kết các tôn
giáo, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. +Nghiêm cấm mọi hành vi chia
rẽ cộng đồng vì lý do tôn giáo.
-Bốn là: phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo để có giải pháp phù hợp.
+Mặt tư tưởng thể hiện nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân nên trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội, việc khắc phục mặt này là việc làm thường xuyên, lâu dài. +Mặt
chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa
của các thế lực thù địch.Đấu tranh để loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn
giáo là nhiệm vụ thường xuyên, vừa phải khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thận trọng và
có sách lược phù hợp với thực tế.
-Năm là: phải có quan điểm lịch sử – cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo
+Những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. lOMoARcPSD|359 747 69
+Cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể khi giải quyết vấn đề liên quan đến tôn giáo +Nhà
nước XHCN cần có quan điểm và phương thức phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi
giải quyết vấn đề tôn giáo.
Câu 6.Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực.Những thành tựu;
nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng, sụp đổ; triển vọng phát triển của CNXH
hiện thực. A.Chủ nghĩa xã hội hiện thực.
-Khái niệm Chủ nghĩa xã hội hiện thực: là việc biến chủ nghĩa xã hội từ trong lý luận trở
thành một xã hội trên thực tế với tất cả các quy luật về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,
tư tưởng. Nó cũng chỉ sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới vào thế kỷ 20.
a)Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình CNXH hiện thực đầu tiên trên thế giới a1)
Cách mạng Tháng Mười Nga
-Ngày 7-11-1917, Đảng Công nhân dân chủ xã hội (Bônsêvích) Nga, đứng đầu là V.I.Lênin
đã lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, Nhà nước
Xôviết do V.I.Lênin đứng đầu đã ra đời.
-Cách mạng Tháng Mười Nga đã dùng bạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản và giai
cấp phong kiến địa chủ, lập nên chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã
hội hoàn toàn mới, một xã hội không có tình trạng người bóc lột người.
→Lịch sử đã mở sang một con đường mới cho sự giải phóng các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức.
→Mở đầu một thời đại mới trong lịch sử - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
a2) Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới
-Mô hình đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ra đời từ sau Cách mạng Tháng Mười đến khi kết
thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất.
-Nền kinh tế vốn lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đó
là nội chiến, tiếp đó là chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc và bị bao vây cấm vận về kinh tế.
→V.I.Lênin đã đề ra Chính sách cộng sản thời chiến
-Sau khi V.I.Lênin qua đời, triệu chứng của một cuộc chiến tranh thế giới mới ngày càng
lộ rõ. Nhà nước Xôviết áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, một cơ chế có thể thực
hiện được khi chính quyền đã thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
→Liên Xô đã thành công rực rỡ trong sự nghiệp công nghiệp hóa lOMoARcPSD|359 747 69
→Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cho phép phát huy cao độ tinh thần anh dũng, hy sinh
của hàng trăm triệu quần chúng nhân dân.
b)Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những thành tựu
của CNXH hiện thực
b1) Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ra đời bao gồm các
nước Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bungari, Ba Lan, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc,
Anbani, Mông cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cuba. b2) Những thành tựu của
chủ nghĩa xã hội hiện thực
-Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội,
thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới.
+Chế độ dân chủ được thiết lập cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động, thực hiện ngày càng
đầy đủ những quyền dân chủ, ngăn ngừa và trấn áp những hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân.
+Thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa và trên toàn thế giới.
-Đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ
nghĩa xã hội trên quy mô lớn với trình độ hiện đại, bảo đảm ngày càng tốt hơn đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân.
+Nước Nga trước Cách mạng Tháng Mười so với nước phát triển khác bị lạc hậu từ 50 đến 100 năm.
+ Khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ
bằng 1/22 của Mỹ cùng thời. Nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, Liên Xô đã trở thành một
trong hai siêu cường của thế giới.
+Năm 1985, thu nhập quốc dân của Liên Xô bằng 66% của Mỹ, sản lượng công nghiệp bằng 85% của Mỹ.
+ Liên Xô đã trở thành một nước có trình độ học vấn cao, thu được những thành tựu đáng
kể trong việc chăm sóc sức khỏe, phát triển y tế và bảo đảm phúc lợi xã hội cho nhân dân lao động.
+Đạt được những bước tiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ, có
tiềm lực quân sự và công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ
thuật, khoa học và công nghệ cũng có những thành tựu rất to lớn. lOMoARcPSD|359 747 69
-Chủ nghĩa xã hội ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới, đóng vai trò
quyết định đối với sự sụp đố hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ
nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới.
+Mở ra một xu thế phát triển tất yếu cho các dân tộc là con đường xã hội chủ nghĩa
+Góp phân phát triển mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc(Năm 1919, các nước thuộc
địa và nửa thuộc địa chiếm 72% diện tích và 70% dân số thế giới, tới nay chỉ còn 0,7%
diện tích và 5,3% dân số thế giới)
→Hàng trăm nước đã giành đuợc độc lập, trên một trăm nước tham gia vào Phong trào Không liên kết.
- Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trò quyết định đẩy lùi nguy cơ chiến
tranh; hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới.
-Tại các nước phương Tây, nhân dân lao động được sức hấp dẫn thực tế của chủ nghĩa
xã hội đã đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, các phúc lợi xã hội
→Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trải qua một thời kỳ phát triển rực rỡ, có những thành tựu
to lớn và đã phát huy tác dụng mạnh mẽ trong tiến trình phát triển lịch sử của loài người.
B.Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết và nguyên nhân của nó.
a) Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết
-Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đi
vào thời kỳ khủng hoảng.
-Từ tháng 4-1989 trở đi, sự đổ vỡ diễn ra liên tiếp ở các nước Đông Âu. Chỉ trong vòng 2
năm, đến tháng 9-1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và sáu nước Đông Âu đã bị sụp đổ hoàn toàn.
-Sự đổ vỡ cũng diễn ra ở Mông cổ và Anbani.
b) Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hộiXôviết
b1) Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết
-Mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ
quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan,
triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động. lOMoARcPSD|359 747 69
+Liên Xô bị bỏ xa dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với các nước tư bản
phát triển thì từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX
+Sự thua kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động
→Sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài nguyên nhân sâu xa làm chế độ xã hội chủ nghĩa
suy yếu, rơi vào khủng hoảng.
→Do quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội.
b2) Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của mô hình CNXH Xôviết
-Một là, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc những sai lầm nghiêm trọng về
đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đuờng lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại,
xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà nguy hiểm hơn lại ở một bộ phận
lớn những người lãnh đạo cao nhất trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
+Đường lối cải tổ là đường lối cơ hội hữu khuynh đến xét lại, đến từ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lênin.
+Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước công khai tuyên bố từ bỏ những mục
tiêu xã hội chủ nghĩa, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+Đầu hàng, từ bỏ lập trường giai cấp, phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin, phản bội sự
nghiệp xã hội chủ nghĩa. Cuộc cải tổ chính trị đánh thẳng vào hệ thống chính trị của chủ
nghĩa xã hội, trước hết là vào tổ chức Đảng.
+Nhóm lãnh đạo cải tổ tìm cách loại bỏ khỏi Ủy ban Trung ương Đảng hàng loạt những
người không tán thành đường lối sai lầm của cải tổ, kiên trì đường lối chủ nghĩa Mác - Lênin.
+Những người ngấm ngầm hoặc công khai thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin chiếm các
vị trí chủ chốt trong bộ máy Đảng và Nhà nước.
+Cải tổ đã phê phán, công kích, bôi đen tất cả ,phủ định sạch trơn mọi thành tựu của chủ
nghĩa xã hội, gây hoang mang, xáo động tư tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin của quần chúng
đối với những giá trị của chủ nghĩa xã hội.
+Đài, báo phương Tây tiếp sức mạnh mẽ và lái theo những ý đồ, mục đích đen tối của chúng.
-Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện
được "diễn biến hòa bình1' trong nội bộ Liên Xô và Các nước Đông Âu. lOMoARcPSD|359 747 69
+Chủ nghĩa đế quốc thường xuyên tiến hành một cuộc chiến tranh khi bằng súng đạn, khi
bằng "diễn biến hòa bình" chống chủ nghĩa xã hội, chống Liên Xô.
+Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ở bên ngoài theo sát quá trình cải tổ, tìm mọi cách để
lái nó đi theo ý đồ của chúng.
+Các thế lực bên ngoài tác động vào cải tổ cả về ý tưởng, chính trị và tổ chức.
+Viện trợ kinh tế được dùng làm một thứ vũ khí rất lợi hại để lái cuộc cải tổ theo quỹ đạo
mà phương Tây mong muốn.
Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh thực hiện: "diễn biến hòa bình" trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu.
→Sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và từ trên chóp bu
của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho Liên Xô sụp đổ. →Hai
nguyên nhân này quyện chặt vào nhau, tác động cùng chiều, trực tiếp phá sập ngôi nhà xã hội chủ nghĩa.
→Chính bọn cơ hội, xét lại và phản bội, sự mất cảnh giác cách mạng trong hàng ngũ những
người cộng sản là nguyên nhân cốt lõi nhất.
►Cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới là tất yếu nhưng sụp đổ thì không là tất yếu.
C. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội
a)Chủ nghĩa tư bản không phải tương lai của xã hội loài người.
-Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi
+Chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Nhưng đó
không phải là chế độ xã hội tương lai của nhân loại bởi bản chất bóc lột, phản dân chủ, vô
nhân đạo của chủ nghĩa tư bản không thay đổi.
+Phương thức sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa gây ra những
ung nhọt không thể chữa khỏi.
+Có những khuyết tật đã trở thành phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa; như: chăm sóc y
tế không đầy đủ, giáo dục trung học chất lượng kém, vấn đề phân biệt chủng tộc, nghèo
đói ngày càng sâu sắc, tội ác bạo lực tràn lan, cảm giác trống rỗng về tinh thần, v.v.
+Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản hiện đại, nhiều người vẫn phải tiếp tục chịu nghèo
đói, tật bệnh, mù chữ, chiến tranh, hưởng mức thu nhập dưới lUSD/ngày
+Sự kiện giới cầm quyền Mỹ và giới cầm quyền Anh tấn công Irắc năm 2003 càng khẳng
định bản chất hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc. lOMoARcPSD|359 747 69
Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên sâu sắc -Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đã
xuất hiện trong lòng xã hội tư bản
+Chủ nghĩa tư bản hiện đại sẽ còn tiếp tục phát triển thông qua chính những cuộc khủng
hoảng, những cuộc cải cách để thích ứng
+Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện những yếu tố của nền văn minh hậu
công nghiệp, kinh tế tri thức nảy sinh và phát triển...
→ Những đặc điểm trên đây cũng có thể xem là những đặc điểm của xã hội quá độ, vì nó
chứa đựng cả các yếu tố của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội tương lai. b)Chủ nghĩa
xã hội-tương lai của xã hội loài người.
b1) Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo
chung của chủ nghĩa xã hội
- Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình của chủ nghĩa xã hội
trong quá trình đi tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Nó không đồng nghĩa với sự cáo chung
của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội mà loài người đang vươn tới.
-Tương lai của xã hội loài người vẫn là chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử.
-Loài người vẫn trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế
→Các mâu thuẫn thời đại vẫn tồn tại, chỉ thay đổi hình thức biểu hiện và đặt ra yêu cầu mới phải giải quyết.
b) Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách, đổi mới và ngày càng đạt
được những thành tựu to lớn
-Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới một
cách toàn diện, chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước này tiếp tục phát triển. --Trung Quốc
và Việt Nam là hai nước đã tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới tương đối thành công nhất.
-Trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
mỗi nước, Trung Quốc và Việt Nam đã tìm ra mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội, trong điều kiện lịch sử mới: lOMoARcPSD|359 747 69
+Từ bỏ mô hinh kinh tế kế hoạch tập trungđa dạng hóa hình thức phân phối, xem trọng
phân phối theo lao động, bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng thực xóa đói giảm nghèo,
giữ gìn môi trường, V.V..
+Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng xây dựng hệ thống luật
pháp hiện đại giảm dần sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh ,thực hiện chế độ dân chủ
theo hướng công khai, minh bạch, tinh giản bộ máy và biên chế, V.V..
+Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng có vai trò to lớn trong các lĩnh vực
như từ thiện, cứu trợ người nghèo. V.V..
+Hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào hầu hết các tổ chức quốc tế, Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, …
+Bảo đảm sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước trên tất cả các mặt theo hướng khoa học, dân chủ và hiệu quả hơn,
phù hợp với điều kiện cụ thể
→Thế và lực của các nước xã hội chủ nghĩa không ngừng tăng lên.
→Các nước xã hội chủ nghĩa đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
→Uy tín và vị thế của các nước xã hội chủ nghĩa được quốc tế thừa nhận và đánh giá cao.
Các nước xã hội chủ nghĩa tích cực hoạt động tại các diễn đàn đa phương lớn của thế giới.
c) Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số
quốc gia trong thế giới đương đại
-Xuất hiện xu thế thiên tả và ngày càng phát triển mạnh lên thành một trào lưu vào đầu thế kỷ XXI ở Mỹ latinh.
-Các nước Mỹ latinh do cánh tả cầm quyền hiện nay, nhiều nước tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội.
→Những biểu hiện đó đã và đang thể hiện sự tác động sâu xa và sức sống mãnh liệt của
chủ nghĩa xã hội hiện thực đối với các dân tộc Mỹ lalinh, thể hiện bước tiến mới của chủ
nghĩa xã hội trên thế giới.
→Thực tế lịch sử chứng minh cho sức sống và khả năng phát triển của chủ nghĩa xã hội,
củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
►Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại và sự thức tỉnh
của các dân tộc, nhất định sẽ có bước phát triển mới.
►Theo quy luật khách quan của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội nhất định là tương lai của xã hội loài người. lOMoARcPSD|359 747 69
►Cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội vẫn đang còn rất nhiều khó khăn, phức tạp.
Document Outline
- ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
- H-T-H (hàng-tiền-hàng)
- T-H-T’
- = c1+c2+v