Đề cương Phân tích chính sách | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trình bày khái niệm và vai trò của hoạt động phân tích chính sách? Trình bày các hình thức và chủ thể phân tích chính sách. Trình bày các dạng tri thức sinh ra trong quá trình PTCS? Trình bày khái niệm vấn đề chính sách. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
38 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương Phân tích chính sách | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trình bày khái niệm và vai trò của hoạt động phân tích chính sách? Trình bày các hình thức và chủ thể phân tích chính sách. Trình bày các dạng tri thức sinh ra trong quá trình PTCS? Trình bày khái niệm vấn đề chính sách. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

32 16 lượt tải Tải xuống
ĐỀ CƯƠNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH
Câu 1: Trình bày khái niệm và vai trò của hoạt động phân tích chính sách?
Hiện đang tồn tại hai cách hiểu khái niệm PTCS
Ở cách hiểu thứ nhất, PTCS liên quan trực tiếp đến công tác hoạch định, lựa chọn
và đề xuất giải pháp cho vấn đề chính sách.
Theo cách hiểu này thì kết quả PTCS sẽ là những lời khuyên, gợi ý cho các nhà
hoạch định chính sách.
Cách hiểu này thể hiện trong định nghĩa của Walter Williams:
“ PTCS là một quá trình tổng hợp thông tin để sản sinh ra một công thức cho các
quyết định chính sách, đồng thời cũng là quá trình xác định những thông tin cần
thiết về chính sách trong tương lai”.
Ở cách hiểu thứ hai, PTCS liên quan đến nghiên cứu chính sách, bên cạnh việc xác
định đặc điểm, tính chất, phạm vi và nguyên nhân của các vấn đề chính sách,
nghiên cứu chính sách còn tìm kiếm các phương án để điều chỉnh chính sách.
Do vậy, PTCS xuất hiện cả trong giai đoạn đánh giá chính sách.
Cách hiểu này được thể hiện trong định nghĩa của Thomas Dye: “ PTCS là hoạt
động nghiên cứu các nguyên nhân và hệ quả của CSC”.
Tóm lại, PTCS là quá trình sử dụng các kiến thức khoa học, các phương pháp và
kỹ thuật đa dạng để sản sinh, đánh giá và truyền tải các tri thức có liên quan đến
lĩnh vực chính sách.
Phân tích chính sách gắn chặt với quy trình chính sách.
Vai trò:
- Xác định vấn đề công cộng và tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề
đó.
- Giúp chủ thể làm chính sách lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
- Đánh giá toàn diện và chính xác các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của
CSC đến sự phát triển kinh tế xã hội.
- Đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện, điều chỉnh CSC.
Câu 2: Trình bày các hình thức và chủ thể phân tích chính sách
Các hình thức phân tích:
Theo thời gian:
- Phân tích tương lai: là việc phân tích và cung cấp thông tin trước khi phương
án chính sách được thực hiện.
- Phân tích quá khứ: là việc phân tích những gì đã xảy ra trong quá khứ có
liên quan đến việc đưa ra và truyền đạt thông tin sau khi CSC được thực
hiện.
Theo bản chất:
- Phân tích mô tả: vận dụng các lý thuyết, mô hình, khung khái niệm để mô tả,
giải thích và tiên đoán các kết quả chính sách.
- Phân tích chính xác: là việc phân tích dựa vào một hệ giá trị nhất định, bao
gồm tính hiệu quả, công bằng, đáp ứng yêu cầu,...
Chủ thể PTCS có thể thấy ở:
- Các cấp chính quyền (Trung ương tới địa phương)
- Công ty tư vấn chính sách (tư nhân)
- Các tổ chức phi lợi nhuân
- Các tổ chức vận động hành lang
- Các trường đại học, viện nghiên cứu
Melsner chia các nhà PTCS thành 3 nhóm chính:
- Những nhà chuyên môn (technician): là những nhà nghiên cứu với kỹ năng
phân tích xuất sắc những kỹ năng chính trị lại kém.
- Những nhà chính trị (politician): là những quan chức trong bộ máy nhà
nước, những người này thường tập trung vào sự thăng tiến cá nhân (lợi ích
mang tính cá nhân), các kỹ năng phân tích thường hạn chế.
- Những nhà doanh nghiệp (enterpreneur): giỏi cả kỹ năng phân tích lẫn kỹ
năng chính trị.
Câu 3: Trình bày các dạng tri thức sinh ra trong quá trình PTCS?
Vấn đề chính sách – Kết quả kỳ vọng của chính sách – Phương án chính sách – Kết
quả thực hiện của chính sách – Sự thể hiện của chính sách.
1. Vấn đề chính sách (Policy Problem)
- Trình bày về tình trạng của vấn đề chính sách đang lan truyền sự lo lắng, sự
căng thẳng, sự ngỡ ngàng mà chưa có cách giải quyết cụ thể.
- Tri thức về vấn đề chính sách cũng bao gồm nguyên nhân gây ra vấn đề và ít
nhất 2 giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề.
- Tri thức không đầy đủ hoặc sai lệch có thể gây ra việc xác định sai vấn đề
chính sách.
2. Kết quả kỳ vọng của các phương án chính sách (Expected Policy
Outcomes)
- Là kết quả trong tương lai khi áp dụng một hoặc nhiều phương án chính
sách.
- Dạng tri thức này không có sẵn (tính biến động của tương lai và hành vi con
người) cho nên cần phát huy tính sáng tạo khi tạo ra dạng tri thức này.
- VD: lượng khí thải trong không khí là bao nhiêu khi chính quyền áp dụng
các biện pháp bảo vệ môi trường?
3. Phương án chính sách được ưu tiên (Preferred Policy)
- Là phương án phù hợp nhất để giải quyết vấn đề chính sách.
- Để lựa chọn được phương án chính sách tốt nhất cần có một hệ thống các
tiêu chí (hiệu quả, công bằng, đáp ứng yêu cầu,..)
4. Kết quả chính sách thực hiện (Observed Policy Outcomes)
- Là kết quả thực hiện của phương án chính sách được lựa chọn (ưu tiên), cho
nên dạng tri thức này chỉ xuất hiện sau khi chính sách được đưa vào thực
tiễn.
- Cần lưu ý có một số kết quả không do việc thực hiện chính sách tạo ra mà
được gây ra bởi các yếu tố ngoài chính sách khác.
5. Sự thể hiện của chính sách (Policy Performance)
- Xem xét mức độ đạt được mục tiêu của chính sách.
- Chính sách có nên tiếp tục hay hủy bỏ, có cần chỉnh sửa, bổ sung gì không?
VD: các biện pháp kiểm soát rác thải có làm chậm quá trình trái đất nóng lên
hay không?
Câu 4: Trình bày khái niệm vấn đề chính sách
Về bản chất, nhu cầu tương lai của đời sống xã hội chính là khoảng cách giữa mức
sống hiện tại với tương lai theo qui luật vận động phát triển. Khoảng cách này
chính là một mâu thuẫn, khoảng cách được lấp đầy khi mâu thuẫn được giải quyết.
Như vậy, vấn đề chính sách có thể được coi là những mâu thuẫn nảy sinh cần được
Nhà nước giải quyết bằng chính sách.
Vấn đề chính sách chính là trung tâm của quá trình chính sách. Thông tin về vấn đề
chính sách là quan trọng nhất vì cách thức xác định vấn đề chi phối khả năng tìm ra
giải pháp. Vì vậy, cần phải chú trọng nâng cao năng lực xác định vấn đề chính
sách, tránh nhầm lẫn hoặc bỏ xót vấn đề chính sách.
Vấn đề chính sách là sự thể hiện của một trạng thái đang lan truyền sự lo lắng,
căng thẳng, ngỡ ngàng mà chưa có một giải pháp cụ thể nào.
Vấn đề chính sách là các nhu cầu, giá trị, cơ hội cải thiện chưa được xác định.
Câu 5: Trình bày đặc điểm của vấn đề chính sách
Tính chủ quan, Tính bất ổn, Tính phụ thuộc, Tính nhân tạo.
- Tính phụ thuộc: Các vấn đề chính sách thuộc một lĩnh vực thường có liên
quan đến vấn đề chính sách ở các lĩnh vực khác. Vì vậy, vấn đề chính sách
không hoàn toàn độc lập mà nằm trong một hệ thống các vấn đề, hệ thống
này tạo ra áp lực lên xã hội.
- Tính chủ quan: Các điều kiện bên ngoài làm trầm trọng các vấn đề chính
sách khiến chúng ta nhầm tưởng vấn đề chính sách là khách quan. Mặc dù
vậy, các điều kiện bên ngoài này được xác định, phân loại và đánh giá một
cách có chọn lọc thông qua lăng kính của các nhà phân tích.
- Tính nhân tạo: Vấn đề chính sách được tạo ra, duy trì và thay đổi bởi xã
hội. Vấn đề chính sách không bao giờ tách biệt khỏi đời sống của con người.
- Tính bất ổn: Vấn đề chính sách luôn biến động không ngừng. Do vậy, các
giải pháp thường xuyên bị lỗi thời.
Câu 6: Căn cứ vào mức độ phức tạp, vấn đề chính sách được phân loại ntn?
Căn cứ vào mức độ phức tạp, vấn đề chính sách được chia làm 03 loại.
1. Vấn đề có cấu trúc tốt (Well-structured): Những vấn đề mang tính chất
vận hành thường là những vấn đề có cấu trúc tốt. VD: Việc thay mới hay sửa
chữa thiết bị/vật tư được quyết định dựa trên chi phí của từng phương án và
mức độ khấu hao của thiết bị/vật tư.
2. Vấn đề có cấu trúc trung bình (Moderately-structured): Có sự mâu
thuẫn trong giá trị nhưng vẫn có thể điều tiết được bằng cách tìm ra điểm tối
ưu. VD: Một hội đồng gồm 3 người đưa ra lựa chọn về loại năng lượng ưu
tiên trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng thời gian tới. Có 2 loại năng lượng
là điện gió và điện mặt trời.
Ông A: Điện mặt trời – Điện gió
Ông B: Điện gió – Điện mặt trời
Bà C: Điện mặt trời – Điện gió
3. Vấn đề có cấu trúc yếu: Có sự mâu thuẫn trong giá trị và mâu thuẫn này
không thể điều tiết được, không có điểm tối ưu trong lựa chọn. VS: Một hội
đồng gồm 3 người đưa ra lựa chọn về loại năng lượng ưu tiên trong bối cảnh
thiếu hụt năng lượng thời gian tới. Có 3 loại năng lượng là điện gió, điện
mặt trời, điện hạt nhân.
Ông A: Điện mặt trời – Điện gió – Điện hạt nhân
Bà B: Điện gió – Điện hạt nhân – Điện mặt trời
Bà C: Điện hạt nhân – Điện mặt trời – Điện gió.
Câu 7: Trình bày khái niệm và mục tiêu của công tác dự báo trong PTCS
Khái niệm: W. Dunn: "Dự báo trong phân tích chính sách là hoạt động cung cấp
thông tin về trạng thái tương lai của xã hội trên cơ sở các thông tin có sẵn. Dự báo
đem lại tầm nhìn về kết quả chính sách qua đó tăng cường khả năng hiểu biết và
định hướng, kiểm soát xã hội"
2. Mục đích
a. Dự báo kết quả của chính sách hiện tại (chính sách cũ)
b. Dự báo kết quả của chính sách dự định triển khai (chính sách mới)
c. Dự báo nội dung của chính sách dự định triển khai
d. Dự báo hành vi của các chủ thể liên quan.
b. Dự báo kết quả của chính sách dự định triển khai (chính sách mới)
Xác định các thay đổi sẽ xảy ra khi một chính sách mới được đưa vào áp dụng
VD: Dự báo sản lượng điện của Việt Nam sau khi các chính sách liên quan
đến môi trường được triển khai.
c. Dự báo nội dung của chính sách dự định triển khai
Dự báo các thay đổi trong nội dung của một chính sách sắp được triển khai
VD: Các nhà phân tích dự báo Quốc hội sẽ áp dụng 4 tuần nghỉ/ 1 năm cho lao
động tại các doanh nghiệp. (Sau khi tham khảo 1 số chính sách của các nước châu
Âu cho lao động nghỉ 4-5 tuần trong 1 năm)
d. Dự báo hành vi của các chủ thể liên quan.
Dư báo khả năng các chủ thể ủng hộ hay phản đối các chính sách mới của Nhà
nước.
VD: Dự báo chính sách hỗ trợ giá điện trong đợt dịch Covid ảnh hưởng tới doanh
nghiệp, người dân, ngành điện như thế nào?
Câu 8: Dự báo trong PTCS được phân loại ntn?
▪ Dự báo xu hướng hiện tại và quá khứ trong tương lai.
▪ Phép ngoại suy sử dụng lập luận quy nạp.
▪ Lập luận quy nạp đưa ra các kết luận chung dựa trên các quan sát cụ thể (dữ liệu
lịch sử theo chuỗi thời gian), nhận định xu hướng quá khứ để dự báo tương lai.
b. Dự báo theo cơ sở lý thuyết (Theoretical forecasting)
-Dự báo dựa trên các lý thuyết giải thích việc tại sao các xu hướng trong quá khứ
lại lặp lại trong tương lai.
- Dự báo trên cơ sở lý thuyết sử dụng lập luận diễn dịch
-Lập luận này trước hết kiểm định các giả thiết, quy luật, định lý sau đó áp dụng
vào các quan sát cụ thể nhằm dự báo tương lai.
c. Dự báo theo đánh giá chuyên gia (Expert judgmental forecasting)
• Dựa trên kiến thức chuyên môn của từng chuyên gia
• Những chuyên gia này cho rằng mình có khả năng đặc biệt để phỏng đoán tương
lai (theo trực giác)
• VD: Vào năm 2050, đi trên các con đường cao tốc là những chiếc xe không người
lái nhưng vẫn có thể hoàn toàn tuân thủ luật giao thông.
Câu 9: Các phương pháp dự báo có những hạn chế gì?
Hầu như phương pháp dự báo nào cũng xuất hiện sai số, Mức độ chính xác:
Chính quyền Obama dự báo mức tăng chi tiêu ngân sách sai số 20.2% (98 tỷ
dollar)
: Các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ dự Cơ quan thực hiện dự báo
báo chính xác hơn các cơ quan chính quyền.
: Thời gian dự báo càng xa hiện tại thì sai số dự báo Khoảng thời gian dự báo
càng lớn.
Câu 10: Trình bày các tiêu chí lựa chọn phương án chính sách ? (6 tiêu chí)
1. Tính hữu dụng
▪Phản ánh mức độ đạt được kết quả chính sách.
▪Thể hiện sự hợp lý về mặt kỹ thuật
▪VD: Nếu điện hạt nhân cung cấp nhiều điện hơn điện mặ trời, thì sử dụng điện hạt
nhân là hữu dụng hơn.
2. Tính hiệu quả
• Phản ánh những nổ lực bỏ ra để đạt được kết quả kỳ vọng
• Thể hiện sự hợp lý về mặt kinh tế
• VD: Khi lựa chọn giữa điện hạt nhân và điện mặt trời, các nhà hoạch định sẽ tính
toán chi phí và lợi ích của từng phương án, phương án nào đem lại lợi ích lớn hơn
chi phí thì lựa chọn.
3. Tính đầy đủ:
• Phản ánh mức độ đạt được hiệu quả hay hữu dụng ở một ngưỡng nhất định.
• Tính đầy đủ thể hiện ở 4 kiểu tình huống:
Loại 1: Chi phí có sẵn, chính sách nào hữu dụng hơn thì lựa chọn
Loại 2: Tính hữu dụng có sẵn, chính sách nào chi phí thấp hơn thì lựa chọn
Loại 3: chi phí và mức độ hữu dụng đều không có sẵn, phương án nào cho tỷ
lệ hiệu quả kinh tế cao hơn thì được lựa chọn.
Loại 4: chi phí và mức độ hữu dụng đều có sẵn, phương án nào đáp ứng
được cả 2 yếu tố đó thì được lựa chọn.
4. Tính công bằng
-Một phương án chính sách được coi là công bằng khi kết quả (đơn vị hàng hóa
hoặc dịch vụ) hoặc những nỗ lực (khoản đầu tư) được phân phối một cách đồng
đều
-Một phương án có thể tốt hơn hẳn một phương án khác trên phương diện tính toán
chi phí lợi ích nhưng lại không đảm bảo tính công bằng do một nhóm hưởng nhiều
lợi ích còn nhóm khác chịu nhiều chi phí).
5. Tính đáp ứng yêu cầu
▪Thể hiện mức độ thỏa mãn của đối tượng chính sách với phương án chính sách
▪Có những phương án chính sách rất hiệu quả, công bằng nhưng lại không dáp ứng
được nhu cầu của nhóm đối tượng chính sách
VD: Chính sách cộng điểm thi đại học cho bà mẹ Việt Nam anh hùng.
6. Tính phù hợp
▪Đây là tiêu chí tổng hợp, xem xét sự kết hợp những hai hoặc nhiều tiêu chí
▪Tính phù hợp giúp các nhà phân tích trả lời câu hỏi rằng muc tiêu của phương án
chính sách có phù hợp với toàn thể xã hội hay không.
▪Đôi khi có sự mâu thuẫn giữa hiệu quả và công bằng, do vậy việc xem xét tiêu chí
phù hợp là điều cần thiết.
11. Trình bày mô hình lựa chọn giản đơn. Điều kiện để áp dụng mô hình này
trong lựa chọn phương án tối ưu
Trong nhiều trường hợp, việc chính quyền cần làm là đưa ra chính sách mới hoặc
giữ nguyên hiện trạng
Mô hình giản đơn
Những lưu ý các điều kiện áp dụng mô hình giản đơn
Một người ra quyết định
Kết quả chính sách phải chắc chắn
Kết quả chính sách phải diễn ra ngay lập tức, không được kéo dài khiến cho
các giá
trị thay đổi
12. Trình bày khái niệm của công tác giám sát và đánh giá chính sách
Khái niệm của công tác giám sát:
Công tác giám sát trong phân tích chính sách đề cập đến quá trình theo dõi,
đánh giá và kiểm soát thực hiện của chính sách công cộng. Đây là bước quan
trọng sau khi một chính sách đã được áp dụng để đảm bảo rằng nó đạt được
mục tiêu dự kiến và có ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng hoặc lĩnh vực
cụ thể.
Công tác giám sát trong phân tích chính sách đóng vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo tính hiệu quả và thực hiện chính xác của các quy định và
hướng dẫn đã được thiết lập. Quá trình này tập trung vào việc theo dõi và
đánh giá kết quả thực tế của chính sách, thông qua việc thu thập dữ liệu,
phân tích thông tin và đưa ra những đề xuất cải tiến.
Bằng cách liên tục thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, công tác
giám sát giúp xác định các chỉ số hoặc dấu hiệu để đo lường hiệu quả của
chính sách. Việc phân tích kỹ lưỡng dữ liệu này không chỉ cho thấy những
điểm mạnh và yếu, mà còn đề xuất các điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa
chính sách.
Hơn nữa, công tác giám sát còn bao gồm việc tương tác chặt chẽ với cộng
đồng và các bên liên quan. Bằng cách này, thông tin và phản hồi được chia
sẻ một cách đầy đủ, tạo điều kiện cho việc hiệu chỉnh chính sách phù hợp
với nhu cầu và thực tế cụ thể của người dân.
Khái niệm đánh giá chính sách:
Là những hoạt động có tính hệ thóng, nằm trong một tiến trình; các hoạt
động này nhằm kiểm tra toàn bộ các khía cạnh của chính sách (đầu vào, các
hoạt động thực hiện đầu ra, kết quả và tác động) và làm thế nào đeer sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực
Là xem xét khách quan và có hệ thống về một chính sách đang được thực
hiện hoặc hoàn thành để xác định tính thích hợp, hiệu lực, hiệu quả, tác động
và tính bền vững của nó
13. Trình bày tầm quan trọng của hệ thống và các chỉ số trong giám sát thực
hiện chính sách
Hệ thống các chỉ số:
Giám sát thực hiện đòi hỏi các thông tin phù hợp, có giá trị và đáng tin cậy
Các thông tin có thể thu thập từ số liệu của các cơ quan nhà nước ở trung
ương hay chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại
học, viện nghiên cứu,...
Khi các thông tin không có sẵn, người giám sát phải trực tiếp thu thập thông
tin qua bảng hỏi, phỏng vấn và quan sát thực địa
Việc thu thập, phân tích, suy luận kết quả chính sách phu thuộc vào khả
năng tạo ra các thước đo đáng tin cậy
Các chỉ số trong giám sát thực hiện chính
sách
14. Trình bày về vai trò của công tác giám sát và đánh giá chính sách
Vai trò của công tác giám sát:
Công tác giám sát trong phân tích chính sách đóng vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo chính sách công cộng được triển khai và thực hiện một cách
hiệu quả. Nó không chỉ dừng lại ở việc theo dõi quá trình thực hiện mà còn
tập trung vào việc đánh giá tác động và hiệu quả của chính sách đối với cộng
đồng và lĩnh vực liên quan.
Công tác giám sát giúp xác định đúng mức độ tuân thủ của chính sách, từ đó
đảm bảo rằng các mục tiêu và quy định đã được xác định được thực hiện
đúng theo kế hoạch. Việc thu thập thông tin và dữ liệu đa dạng từ các nguồn
khác nhau cung cấp cơ sở cho quá trình đánh giá chính xác và toàn diện.
Vai trò đánh giá chính sách:
Cung cấp các thông tin đáng tin cậy về sự thể hiện của chính sách (các nhu
cầu, gía trị có được hiện thực hoá thông qua giải pháp chính sách hay không)
Làm rõ các giá trị ẩn trong mục tiêu chính sách (xem xét mức độ phù hợp
của mục tiêu đối với nhóm đối tượng chính sách, nhóm lợi ích, công chức
hành chính)
Cung cấp thông tin cần thiết đê thực hiên các công đoạn phân tích chính
sách khác (xây dựng cấu trúc vấn đề, lựa chọn phương án,...)
15. Trình bày những rào cản mà các nhà hoạch định gặp phải khi lựa chọn
phương án chính sách tối ưu
Khi nhà hoạch định chính sách cố gắng chọn lựa phương án tối ưu, họ thường đối
mặt với nhiều rào cản và thách thức. Vấn đề có thể phức tạp, với nhiều yếu tố
tương quan và thông tin không đầy đủ, làm cho việc lựa chọn trở nên khó khăn.
Đánh giá các tác động không dễ dàng và sự đa dạng của lợi ích có thể gây mâu
thuẫn trong việc quyết định. Áp lực chính trị, xã hội và hạn chế về nguồn lực cũng
làm hạn chế quá trình chọn lựa. Hơn nữa, không chắc chắn về tương lai và khả
năng dự đoán không cao cũng gây ra khó khăn trong việc xác định phương án tối
ưu.
Vấn đề đôi khi phức tạp và liên quan mật thiết đến nhiều khía cạnh khác nhau, tạo
ra thách thức trong việc hiểu rõ và đánh giá được tất cả các yếu tố tương quan.
Thiếu thông tin và dữ liệu chính xác cũng là một hạn chế lớn, khiến cho việc đưa
ra quyết định dựa trên cơ sở khoa học trở nên khó khăn.
Việc đo lường và đánh giá các tác động của chính sách cũng là một thách thức, đặc
biệt là đối với những khía cạnh không dễ dàng đo lường như tác động xã hội, văn
hóa hoặc dự báo tương lai. Sự mâu thuẫn trong lợi ích và ảnh hưởng từ các nhóm
và cá nhân khác nhau tạo ra khó khăn trong việc đưa ra quyết định tối ưu có thể hài
hòa các lợi ích này.
Áp lực chính trị và xã hội cũng như hạn chế về nguồn lực tài chính và kỹ thuật
cũng gây rào cản lớn. Cuối cùng, sự không chắc chắn về tương lai và khả năng dự
đoán không cao cũng làm giảm khả năng xác định phương án tối ưu trong điều
kiện không chắc chắn này.
II. Vận dụng
Câu 1: Sử dụng phân tích ranh giới để xây dựng cấu trúc một vấn đề CSC?
B1: Lấy mẫu bão hòa
Các chủ thể liên quan đến vấn đề chính sách được liên hệ trực tiếp hoặc qua điện
thoại, email để tái hiện vấn đề theo góc độ của mình. Quá trình này kết thúc khi tất
cả các các chủ thể đã đưa ra ý kiến
B2: Trình bày, suy luận
Các nhà phân tích suy luận các ý tưởng được nêu ra bởi các chủ thể. Nó có thể là
các mô hình cơ bản, trình tự, thủ tục hay bất cứ thứ gì liên quan.
B3: Ước lượng ranh giới
Từ các thông tin suy luận được, các nhà phân tích tiến hành xây dựng bảng phân
bố tần suất.
Phân tích ranh giới là một phương pháp hữu ích để xác định và đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến một vấn đề chính sách công. Phân tích này giúp bạn hiểu rõ hơn về
các ràng buộc, cơ hội, và quan hệ giữa các bên liên quan. Dưới đây là một cách
bạn có thể sử dụng phân tích ranh giới để xây dựng cấu trúc cho một vấn đề chính
sách công:
1. Xác định Ranh giới Chính Sách:
- Hệ thống Chính Sách Hiện Tại: Đánh giá các chính sách, luật lệ hiện tại liên
quan đến vấn đề.
- Nguyên tắc và Giá trị Cơ bản: Xác định những nguyên tắc cơ bản và giá trị
mà các chính trị gia và cộng đồng đang chú trọng.
2. Xác định Các Bên Liên Quan:
- Các Bên Chính: Xác định những đối tượng và bên liên quan trực tiếp đến
vấn đề, bao gồm chính trị gia, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng.
- Quan hệ Quyền Lực: Phân tích quyền lực và ảnh hưởng của từng bên liên
quan đối với vấn đề.
3. Đánh Giá Tác Động:
- Tác Động Kinh tế: Đánh giá các yếu tố kinh tế có thể bao gồm chi phí, lợi
ích, và tác động đối với nguồn thu nhập.
- Tác Động Xã hội: Xác định tác động của chính sách đối với cộng đồng và xã
hội, bao gồm cả các tầng lớp xã hội và các nhóm dân tộc.
- Tác Động Môi trường: Đánh giá tác động của chính sách đối với môi trường
và bảo vệ tài nguyên.
4. Xác định Rủi ro và Thách thức:
- Rủi ro Pháp lý: Xác định các vấn đề pháp lý mà chính sách có thể đối mặt.
- Thách thức Thực hiện: Xác định những thách thức có thể xảy ra trong quá
trình triển khai chính sách.
5. Tạo Chiến Lược và Giải Pháp:
- Xây Dựng Chiến Lược Đối Phó: Dựa trên phân tích ranh giới, xây dựng
chiến lược để đối phó với những rủi ro và tận dụng cơ hội.
- Phát triển Giải Pháp Chính Sách: Xác định và phát triển các giải pháp chính
sách dựa trên các thông tin thu thập được từ phân tích ranh giới.
6. Đánh giá và Điều chỉnh:
- Đánh giá Liên tục: Thực hiện đánh giá liên tục về tình hình và điều chỉnh
chính sách khi cần thiết.
- Tương Tác Cộng Đồng: Liên tục tương tác với cộng đồng để đảm bảo sự hỗ
trợ và sự hiểu biết đúng đắn về chính sách.
Bằng cách này, phân tích ranh giới có thể giúp xây dựng một cấu trúc chính sách
công bền vững và linh hoạt, đồng thời đảm bảo rằng nó đáp ứng được nhu cầu và
mong muốn của cộng đồng.
Câu 2: Sử dụng phân tích thứ bậc để đưa ra các nguyên nhân của một vấn đề
chính sách.
Phân tích thứ bậc, hay còn gọi là phân tích nguyên nhân và hậu quả, là một phương
pháp mạnh mẽ để xác định các nguyên nhân gây ra một vấn đề chính sách. Dưới
đây là các bước bạn có thể thực hiện để sử dụng phân tích thứ bậc:
Bước 1: Xác định vấn đề chính sách
Chọn một vấn đề chính sách mà bạn muốn phân tích. Đảm bảo vấn đề này đang
ảnh hưởng lớn và cần giải quyết thông qua quyết định chính sách.
Bước 2: Xác định kết quả mong muốn
Rõ ràng về mục tiêu mong muốn khi giải quyết vấn đề chính sách. Điều này giúp
xác định các yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu này.
Bước 3: Xác định các yếu tố thứ bậc
Chia nhỏ vấn đề thành các yếu tố thứ bậc (nguyên nhân và hậu quả). Điều này giúp
bạn tìm hiểu cách mỗi yếu tố ảnh hưởng đến các yếu tố khác.
- Nguyên nhân chính: Đây là yếu tố trực tiếp gây ra vấn đề. Xác định nguyên
nhân cơ bản của vấn đề chính sách.
- Nguyên nhân phụ thuộc: Là các yếu tố xuất phát từ nguyên nhân chính và
góp phần làm tăng cường vấn đề.
- Nguyên nhân không mong muốn: Những yếu tố không mong muốn xuất
hiện và gây ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề.
Bước 4: Xác định mối liên kết giữa các yếu tố
Điều này liên quan đến cách mỗi yếu tố tương tác với nhau. Bạn có thể sử dụng
biểu đồ, sơ đồ, hoặc bảng để minh họa mối liên kết này.
Bước 5: Xác định các biện pháp giải quyết
Dựa trên phân tích thứ bậc, xác định các biện pháp giải quyết để giảm thiểu hoặc
loại bỏ nguyên nhân chính và các yếu tố phụ thuộc.
Bước 6: Đánh giá và lựa chọn biện pháp
Đánh giá các biện pháp giải quyết dựa trên khả năng thực hiện, hiệu quả và tác
động dự kiến. Lựa chọn biện pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu chính.
Bước 7: Tổng kết và theo dõi
Tổng hợp kết quả phân tích và xây dựng một kế hoạch theo dõi để đảm bảo rằng
biện pháp được triển khai và có tác động như mong đợi.
Phân tích thứ bậc giúp hiểu rõ nguyên nhân và tương tác giữa các yếu tố, từ đó tạo
nền tảng cho việc xây dựng các chiến lược chính sách hiệu quả.
Câu 3: Vận dụng phương pháp ước lượng ngoại suy tuyến tính để dự báo mức
tăng trưởng kinh tế năm tiếp theo, biết rằng mức tăng trưởng kinh tế của 05
năm gần lần lượt là: 5.1%, 6.2%, 6.34%, 7.12%, 6.9%
( giả sử năm )
Năm ( X) Tăng trưởng
kinh tế ( Y)
Mã hóa năm
(x)
xY x ^2
2010 5,1% -2 -10,2 4
2011 6,2% -1 -6,2 1
2012 6,34% 0 6,34 0
2013 7,12% 1 7,12 1
2014 6,9% 2 13,8 4
Tổng:
31,66%
Tổng: 10,86 Tổng:10
+) a=31,66/5=6,332
+)b= 10,86/10=1,086
-> Y= 6,332 + 1,086.x. Năm tới ( năm 2015) khi đó x=3
-> Y=9,59
Vậy mức tăng trưởng kinh tế năm tiếp theo là 9,59%
Câu 4: Vận dụng phương pháp ước lượng ngoại suy tuyến tính để dự báo số
lượng dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm tiếp theo, biết rằng số dự
án cả 06 năm gần nhất lần lượt là 1843, 2120, 2613, 2714, 3147, 4028
Năm(X) Số dự án
( Y)
Mã hóa năm
( x)
xY x ^2
2010 1843 -5 -9215 25
2011 2120 -3 -6360 9
2012 2613 -1 -2613 1
2013 2741 1 -2741 1
2014 3147 3 9441 9
2015 4028 5 20140 25
Tổng: 16492 Tổng: 14134 Tổng:70
+) a= 16492/6= 2748,67
+) b= 14134/70= 201,914
-> Y= 2748,67 + 201,914x. năm tới ( năm 2016 ) , khi đó x=7
-> Y= 4162,068
Vậy số lượng dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm tiếp theo ( năm 2016) là
khoảng 4162,086 dự án
| 1/38

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH
Câu 1: Trình bày khái niệm và vai trò của hoạt động phân tích chính sách?
Hiện đang tồn tại hai cách hiểu khái niệm PTCS
Ở cách hiểu thứ nhất, PTCS liên quan trực tiếp đến công tác hoạch định, lựa chọn
và đề xuất giải pháp cho vấn đề chính sách.
Theo cách hiểu này thì kết quả PTCS sẽ là những lời khuyên, gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách.
Cách hiểu này thể hiện trong định nghĩa của Walter Williams:
“ PTCS là một quá trình tổng hợp thông tin để sản sinh ra một công thức cho các
quyết định chính sách, đồng thời cũng là quá trình xác định những thông tin cần
thiết về chính sách trong tương lai”.
Ở cách hiểu thứ hai, PTCS liên quan đến nghiên cứu chính sách, bên cạnh việc xác
định đặc điểm, tính chất, phạm vi và nguyên nhân của các vấn đề chính sách,
nghiên cứu chính sách còn tìm kiếm các phương án để điều chỉnh chính sách.
Do vậy, PTCS xuất hiện cả trong giai đoạn đánh giá chính sách.
Cách hiểu này được thể hiện trong định nghĩa của Thomas Dye: “ PTCS là hoạt
động nghiên cứu các nguyên nhân và hệ quả của CSC”.
Tóm lại, PTCS là quá trình sử dụng các kiến thức khoa học, các phương pháp và
kỹ thuật đa dạng để sản sinh, đánh giá và truyền tải các tri thức có liên quan đến lĩnh vực chính sách.
Phân tích chính sách gắn chặt với quy trình chính sách. Vai trò:
- Xác định vấn đề công cộng và tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề đó.
- Giúp chủ thể làm chính sách lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
- Đánh giá toàn diện và chính xác các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của
CSC đến sự phát triển kinh tế xã hội.
- Đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện, điều chỉnh CSC.
Câu 2: Trình bày các hình thức và chủ thể phân tích chính sách Các hình thức phân tích: Theo thời gian:
- Phân tích tương lai: là việc phân tích và cung cấp thông tin trước khi phương
án chính sách được thực hiện.
- Phân tích quá khứ: là việc phân tích những gì đã xảy ra trong quá khứ có
liên quan đến việc đưa ra và truyền đạt thông tin sau khi CSC được thực hiện. Theo bản chất:
- Phân tích mô tả: vận dụng các lý thuyết, mô hình, khung khái niệm để mô tả,
giải thích và tiên đoán các kết quả chính sách.
- Phân tích chính xác: là việc phân tích dựa vào một hệ giá trị nhất định, bao
gồm tính hiệu quả, công bằng, đáp ứng yêu cầu,...
Chủ thể PTCS có thể thấy ở:
- Các cấp chính quyền (Trung ương tới địa phương)
- Công ty tư vấn chính sách (tư nhân)
- Các tổ chức phi lợi nhuân
- Các tổ chức vận động hành lang
- Các trường đại học, viện nghiên cứu
Melsner chia các nhà PTCS thành 3 nhóm chính:
- Những nhà chuyên môn (technician): là những nhà nghiên cứu với kỹ năng
phân tích xuất sắc những kỹ năng chính trị lại kém.
- Những nhà chính trị (politician): là những quan chức trong bộ máy nhà
nước, những người này thường tập trung vào sự thăng tiến cá nhân (lợi ích
mang tính cá nhân), các kỹ năng phân tích thường hạn chế.
- Những nhà doanh nghiệp (enterpreneur): giỏi cả kỹ năng phân tích lẫn kỹ năng chính trị.
Câu 3: Trình bày các dạng tri thức sinh ra trong quá trình PTCS?
Vấn đề chính sách – Kết quả kỳ vọng của chính sách – Phương án chính sách – Kết
quả thực hiện của chính sách – Sự thể hiện của chính sách.
1. Vấn đề chính sách (Policy Problem)
- Trình bày về tình trạng của vấn đề chính sách đang lan truyền sự lo lắng, sự
căng thẳng, sự ngỡ ngàng mà chưa có cách giải quyết cụ thể.
- Tri thức về vấn đề chính sách cũng bao gồm nguyên nhân gây ra vấn đề và ít
nhất 2 giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề.
- Tri thức không đầy đủ hoặc sai lệch có thể gây ra việc xác định sai vấn đề chính sách.
2. Kết quả kỳ vọng của các phương án chính sách (Expected Policy Outcomes)
- Là kết quả trong tương lai khi áp dụng một hoặc nhiều phương án chính sách.
- Dạng tri thức này không có sẵn (tính biến động của tương lai và hành vi con
người) cho nên cần phát huy tính sáng tạo khi tạo ra dạng tri thức này.
- VD: lượng khí thải trong không khí là bao nhiêu khi chính quyền áp dụng
các biện pháp bảo vệ môi trường?
3. Phương án chính sách được ưu tiên (Preferred Policy)
- Là phương án phù hợp nhất để giải quyết vấn đề chính sách.
- Để lựa chọn được phương án chính sách tốt nhất cần có một hệ thống các
tiêu chí (hiệu quả, công bằng, đáp ứng yêu cầu,..)
4. Kết quả chính sách thực hiện (Observed Policy Outcomes)
- Là kết quả thực hiện của phương án chính sách được lựa chọn (ưu tiên), cho
nên dạng tri thức này chỉ xuất hiện sau khi chính sách được đưa vào thực tiễn.
- Cần lưu ý có một số kết quả không do việc thực hiện chính sách tạo ra mà
được gây ra bởi các yếu tố ngoài chính sách khác.
5. Sự thể hiện của chính sách (Policy Performance)
- Xem xét mức độ đạt được mục tiêu của chính sách.
- Chính sách có nên tiếp tục hay hủy bỏ, có cần chỉnh sửa, bổ sung gì không?
VD: các biện pháp kiểm soát rác thải có làm chậm quá trình trái đất nóng lên hay không?
Câu 4: Trình bày khái niệm vấn đề chính sách
Về bản chất, nhu cầu tương lai của đời sống xã hội chính là khoảng cách giữa mức
sống hiện tại với tương lai theo qui luật vận động phát triển. Khoảng cách này
chính là một mâu thuẫn, khoảng cách được lấp đầy khi mâu thuẫn được giải quyết.
Như vậy, vấn đề chính sách có thể được coi là những mâu thuẫn nảy sinh cần được
Nhà nước giải quyết bằng chính sách.
Vấn đề chính sách chính là trung tâm của quá trình chính sách. Thông tin về vấn đề
chính sách là quan trọng nhất vì cách thức xác định vấn đề chi phối khả năng tìm ra
giải pháp. Vì vậy, cần phải chú trọng nâng cao năng lực xác định vấn đề chính
sách, tránh nhầm lẫn hoặc bỏ xót vấn đề chính sách.
Vấn đề chính sách là sự thể hiện của một trạng thái đang lan truyền sự lo lắng,
căng thẳng, ngỡ ngàng mà chưa có một giải pháp cụ thể nào.
Vấn đề chính sách là các nhu cầu, giá trị, cơ hội cải thiện chưa được xác định.
Câu 5: Trình bày đặc điểm của vấn đề chính sách
Tính chủ quan, Tính bất ổn, Tính phụ thuộc, Tính nhân tạo.
- Tính phụ thuộc: Các vấn đề chính sách thuộc một lĩnh vực thường có liên
quan đến vấn đề chính sách ở các lĩnh vực khác. Vì vậy, vấn đề chính sách
không hoàn toàn độc lập mà nằm trong một hệ thống các vấn đề, hệ thống
này tạo ra áp lực lên xã hội.
- Tính chủ quan: Các điều kiện bên ngoài làm trầm trọng các vấn đề chính
sách khiến chúng ta nhầm tưởng vấn đề chính sách là khách quan. Mặc dù
vậy, các điều kiện bên ngoài này được xác định, phân loại và đánh giá một
cách có chọn lọc thông qua lăng kính của các nhà phân tích.
- Tính nhân tạo: Vấn đề chính sách được tạo ra, duy trì và thay đổi bởi xã
hội. Vấn đề chính sách không bao giờ tách biệt khỏi đời sống của con người.
- Tính bất ổn: Vấn đề chính sách luôn biến động không ngừng. Do vậy, các
giải pháp thường xuyên bị lỗi thời.
Câu 6: Căn cứ vào mức độ phức tạp, vấn đề chính sách được phân loại ntn?
Căn cứ vào mức độ phức tạp, vấn đề chính sách được chia làm 03 loại.
1. Vấn đề có cấu trúc tốt (Well-structured): Những vấn đề mang tính chất
vận hành thường là những vấn đề có cấu trúc tốt. VD: Việc thay mới hay sửa
chữa thiết bị/vật tư được quyết định dựa trên chi phí của từng phương án và
mức độ khấu hao của thiết bị/vật tư.
2. Vấn đề có cấu trúc trung bình (Moderately-structured): Có sự mâu
thuẫn trong giá trị nhưng vẫn có thể điều tiết được bằng cách tìm ra điểm tối
ưu. VD: Một hội đồng gồm 3 người đưa ra lựa chọn về loại năng lượng ưu
tiên trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng thời gian tới. Có 2 loại năng lượng
là điện gió và điện mặt trời.
Ông A: Điện mặt trời – Điện gió
Ông B: Điện gió – Điện mặt trời
Bà C: Điện mặt trời – Điện gió
3. Vấn đề có cấu trúc yếu: Có sự mâu thuẫn trong giá trị và mâu thuẫn này
không thể điều tiết được, không có điểm tối ưu trong lựa chọn. VS: Một hội
đồng gồm 3 người đưa ra lựa chọn về loại năng lượng ưu tiên trong bối cảnh
thiếu hụt năng lượng thời gian tới. Có 3 loại năng lượng là điện gió, điện
mặt trời, điện hạt nhân.
Ông A: Điện mặt trời – Điện gió – Điện hạt nhân
Bà B: Điện gió – Điện hạt nhân – Điện mặt trời
Bà C: Điện hạt nhân – Điện mặt trời – Điện gió.
Câu 7: Trình bày khái niệm và mục tiêu của công tác dự báo trong PTCS
Khái niệm: W. Dunn: "Dự báo trong phân tích chính sách là hoạt động cung cấp
thông tin về trạng thái tương lai của xã hội trên cơ sở các thông tin có sẵn. Dự báo
đem lại tầm nhìn về kết quả chính sách qua đó tăng cường khả năng hiểu biết và
định hướng, kiểm soát xã hội" 2. Mục đích
a. Dự báo kết quả của chính sách hiện tại (chính sách cũ)
b. Dự báo kết quả của chính sách dự định triển khai (chính sách mới)
c. Dự báo nội dung của chính sách dự định triển khai
d. Dự báo hành vi của các chủ thể liên quan.
b. Dự báo kết quả của chính sách dự định triển khai (chính sách mới)
Xác định các thay đổi sẽ xảy ra khi một chính sách mới được đưa vào áp dụng
VD: Dự báo sản lượng điện của Việt Nam sau khi các chính sách liên quan
đến môi trường được triển khai.
c. Dự báo nội dung của chính sách dự định triển khai
Dự báo các thay đổi trong nội dung của một chính sách sắp được triển khai
VD: Các nhà phân tích dự báo Quốc hội sẽ áp dụng 4 tuần nghỉ/ 1 năm cho lao
động tại các doanh nghiệp. (Sau khi tham khảo 1 số chính sách của các nước châu
Âu cho lao động nghỉ 4-5 tuần trong 1 năm)
d. Dự báo hành vi của các chủ thể liên quan.
Dư báo khả năng các chủ thể ủng hộ hay phản đối các chính sách mới của Nhà nước.
VD: Dự báo chính sách hỗ trợ giá điện trong đợt dịch Covid ảnh hưởng tới doanh
nghiệp, người dân, ngành điện như thế nào?
Câu 8: Dự báo trong PTCS được phân loại ntn?
▪ Dự báo xu hướng hiện tại và quá khứ trong tương lai.
▪ Phép ngoại suy sử dụng lập luận quy nạp.
▪ Lập luận quy nạp đưa ra các kết luận chung dựa trên các quan sát cụ thể (dữ liệu
lịch sử theo chuỗi thời gian), nhận định xu hướng quá khứ để dự báo tương lai.
b. Dự báo theo cơ sở lý thuyết (Theoretical forecasting)
-Dự báo dựa trên các lý thuyết giải thích việc tại sao các xu hướng trong quá khứ
lại lặp lại trong tương lai.
- Dự báo trên cơ sở lý thuyết sử dụng lập luận diễn dịch
-Lập luận này trước hết kiểm định các giả thiết, quy luật, định lý sau đó áp dụng
vào các quan sát cụ thể nhằm dự báo tương lai.
c. Dự báo theo đánh giá chuyên gia (Expert judgmental forecasting)
• Dựa trên kiến thức chuyên môn của từng chuyên gia
• Những chuyên gia này cho rằng mình có khả năng đặc biệt để phỏng đoán tương lai (theo trực giác)
• VD: Vào năm 2050, đi trên các con đường cao tốc là những chiếc xe không người
lái nhưng vẫn có thể hoàn toàn tuân thủ luật giao thông.
Câu 9: Các phương pháp dự báo có những hạn chế gì?
Mức độ chính xác: Hầu như phương pháp dự báo nào cũng xuất hiện sai số,
Chính quyền Obama dự báo mức tăng chi tiêu ngân sách sai số 20.2% (98 tỷ dollar)
Cơ quan thực hiện dự báo: Các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ dự
báo chính xác hơn các cơ quan chính quyền.
Khoảng thời gian dự báo: Thời gian dự báo càng xa hiện tại thì sai số dự báo càng lớn.
Câu 10: Trình bày các tiêu chí lựa chọn phương án chính sách ? (6 tiêu chí) 1. Tính hữu dụng
▪Phản ánh mức độ đạt được kết quả chính sách.
▪Thể hiện sự hợp lý về mặt kỹ thuật
▪VD: Nếu điện hạt nhân cung cấp nhiều điện hơn điện mặ trời, thì sử dụng điện hạt nhân là hữu dụng hơn. 2. Tính hiệu quả
• Phản ánh những nổ lực bỏ ra để đạt được kết quả kỳ vọng
• Thể hiện sự hợp lý về mặt kinh tế
• VD: Khi lựa chọn giữa điện hạt nhân và điện mặt trời, các nhà hoạch định sẽ tính
toán chi phí và lợi ích của từng phương án, phương án nào đem lại lợi ích lớn hơn chi phí thì lựa chọn. 3. Tính đầy đủ:
• Phản ánh mức độ đạt được hiệu quả hay hữu dụng ở một ngưỡng nhất định.
• Tính đầy đủ thể hiện ở 4 kiểu tình huống: 
Loại 1: Chi phí có sẵn, chính sách nào hữu dụng hơn thì lựa chọn 
Loại 2: Tính hữu dụng có sẵn, chính sách nào chi phí thấp hơn thì lựa chọn 
Loại 3: chi phí và mức độ hữu dụng đều không có sẵn, phương án nào cho tỷ
lệ hiệu quả kinh tế cao hơn thì được lựa chọn. 
Loại 4: chi phí và mức độ hữu dụng đều có sẵn, phương án nào đáp ứng
được cả 2 yếu tố đó thì được lựa chọn. 4. Tính công bằng
-Một phương án chính sách được coi là công bằng khi kết quả (đơn vị hàng hóa
hoặc dịch vụ) hoặc những nỗ lực (khoản đầu tư) được phân phối một cách đồng đều
-Một phương án có thể tốt hơn hẳn một phương án khác trên phương diện tính toán
chi phí lợi ích nhưng lại không đảm bảo tính công bằng do một nhóm hưởng nhiều
lợi ích còn nhóm khác chịu nhiều chi phí).
5. Tính đáp ứng yêu cầu
▪Thể hiện mức độ thỏa mãn của đối tượng chính sách với phương án chính sách
▪Có những phương án chính sách rất hiệu quả, công bằng nhưng lại không dáp ứng
được nhu cầu của nhóm đối tượng chính sách
VD: Chính sách cộng điểm thi đại học cho bà mẹ Việt Nam anh hùng. 6. Tính phù hợp
▪Đây là tiêu chí tổng hợp, xem xét sự kết hợp những hai hoặc nhiều tiêu chí
▪Tính phù hợp giúp các nhà phân tích trả lời câu hỏi rằng muc tiêu của phương án
chính sách có phù hợp với toàn thể xã hội hay không.
▪Đôi khi có sự mâu thuẫn giữa hiệu quả và công bằng, do vậy việc xem xét tiêu chí
phù hợp là điều cần thiết.
11. Trình bày mô hình lựa chọn giản đơn. Điều kiện để áp dụng mô hình này
trong lựa chọn phương án tối ưu
Trong nhiều trường hợp, việc chính quyền cần làm là đưa ra chính sách mới hoặc giữ nguyên hiện trạng  Mô hình giản đơn
Những lưu ý các điều kiện áp dụng mô hình giản đơn
Một người ra quyết định 
Kết quả chính sách phải chắc chắn 
Kết quả chính sách phải diễn ra ngay lập tức, không được kéo dài khiến cho các giá trị thay đổi
12. Trình bày khái niệm của công tác giám sát và đánh giá chính sách
Khái niệm của công tác giám sát: 
Công tác giám sát trong phân tích chính sách đề cập đến quá trình theo dõi,
đánh giá và kiểm soát thực hiện của chính sách công cộng. Đây là bước quan
trọng sau khi một chính sách đã được áp dụng để đảm bảo rằng nó đạt được
mục tiêu dự kiến và có ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng hoặc lĩnh vực cụ thể. 
Công tác giám sát trong phân tích chính sách đóng vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo tính hiệu quả và thực hiện chính xác của các quy định và
hướng dẫn đã được thiết lập. Quá trình này tập trung vào việc theo dõi và
đánh giá kết quả thực tế của chính sách, thông qua việc thu thập dữ liệu,
phân tích thông tin và đưa ra những đề xuất cải tiến. 
Bằng cách liên tục thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, công tác
giám sát giúp xác định các chỉ số hoặc dấu hiệu để đo lường hiệu quả của
chính sách. Việc phân tích kỹ lưỡng dữ liệu này không chỉ cho thấy những
điểm mạnh và yếu, mà còn đề xuất các điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa chính sách. 
Hơn nữa, công tác giám sát còn bao gồm việc tương tác chặt chẽ với cộng
đồng và các bên liên quan. Bằng cách này, thông tin và phản hồi được chia
sẻ một cách đầy đủ, tạo điều kiện cho việc hiệu chỉnh chính sách phù hợp
với nhu cầu và thực tế cụ thể của người dân. 
Khái niệm đánh giá chính sách: 
Là những hoạt động có tính hệ thóng, nằm trong một tiến trình; các hoạt
động này nhằm kiểm tra toàn bộ các khía cạnh của chính sách (đầu vào, các
hoạt động thực hiện đầu ra, kết quả và tác động) và làm thế nào đeer sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực 
Là xem xét khách quan và có hệ thống về một chính sách đang được thực
hiện hoặc hoàn thành để xác định tính thích hợp, hiệu lực, hiệu quả, tác động
và tính bền vững của nó
13. Trình bày tầm quan trọng của hệ thống và các chỉ số trong giám sát thực hiện chính sách  Hệ thống các chỉ số: 
Giám sát thực hiện đòi hỏi các thông tin phù hợp, có giá trị và đáng tin cậy 
Các thông tin có thể thu thập từ số liệu của các cơ quan nhà nước ở trung
ương hay chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại
học, viện nghiên cứu,... 
Khi các thông tin không có sẵn, người giám sát phải trực tiếp thu thập thông
tin qua bảng hỏi, phỏng vấn và quan sát thực địa 
Việc thu thập, phân tích, suy luận kết quả chính sách phu thuộc vào khả
năng tạo ra các thước đo đáng tin cậy  
Các chỉ số trong giám sát thực hiện chính sách
14. Trình bày về vai trò của công tác giám sát và đánh giá chính sách
Vai trò của công tác giám sát: 
Công tác giám sát trong phân tích chính sách đóng vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo chính sách công cộng được triển khai và thực hiện một cách
hiệu quả. Nó không chỉ dừng lại ở việc theo dõi quá trình thực hiện mà còn
tập trung vào việc đánh giá tác động và hiệu quả của chính sách đối với cộng
đồng và lĩnh vực liên quan. 
Công tác giám sát giúp xác định đúng mức độ tuân thủ của chính sách, từ đó
đảm bảo rằng các mục tiêu và quy định đã được xác định được thực hiện
đúng theo kế hoạch. Việc thu thập thông tin và dữ liệu đa dạng từ các nguồn
khác nhau cung cấp cơ sở cho quá trình đánh giá chính xác và toàn diện. 
Vai trò đánh giá chính sách: 
Cung cấp các thông tin đáng tin cậy về sự thể hiện của chính sách (các nhu
cầu, gía trị có được hiện thực hoá thông qua giải pháp chính sách hay không) 
Làm rõ các giá trị ẩn trong mục tiêu chính sách (xem xét mức độ phù hợp
của mục tiêu đối với nhóm đối tượng chính sách, nhóm lợi ích, công chức hành chính) 
Cung cấp thông tin cần thiết đê thực hiên các công đoạn phân tích chính
sách khác (xây dựng cấu trúc vấn đề, lựa chọn phương án,...)
15. Trình bày những rào cản mà các nhà hoạch định gặp phải khi lựa chọn
phương án chính sách tối ưu
Khi nhà hoạch định chính sách cố gắng chọn lựa phương án tối ưu, họ thường đối
mặt với nhiều rào cản và thách thức. Vấn đề có thể phức tạp, với nhiều yếu tố
tương quan và thông tin không đầy đủ, làm cho việc lựa chọn trở nên khó khăn.
Đánh giá các tác động không dễ dàng và sự đa dạng của lợi ích có thể gây mâu
thuẫn trong việc quyết định. Áp lực chính trị, xã hội và hạn chế về nguồn lực cũng
làm hạn chế quá trình chọn lựa. Hơn nữa, không chắc chắn về tương lai và khả
năng dự đoán không cao cũng gây ra khó khăn trong việc xác định phương án tối ưu.
Vấn đề đôi khi phức tạp và liên quan mật thiết đến nhiều khía cạnh khác nhau, tạo
ra thách thức trong việc hiểu rõ và đánh giá được tất cả các yếu tố tương quan.
Thiếu thông tin và dữ liệu chính xác cũng là một hạn chế lớn, khiến cho việc đưa
ra quyết định dựa trên cơ sở khoa học trở nên khó khăn.
Việc đo lường và đánh giá các tác động của chính sách cũng là một thách thức, đặc
biệt là đối với những khía cạnh không dễ dàng đo lường như tác động xã hội, văn
hóa hoặc dự báo tương lai. Sự mâu thuẫn trong lợi ích và ảnh hưởng từ các nhóm
và cá nhân khác nhau tạo ra khó khăn trong việc đưa ra quyết định tối ưu có thể hài hòa các lợi ích này.
Áp lực chính trị và xã hội cũng như hạn chế về nguồn lực tài chính và kỹ thuật
cũng gây rào cản lớn. Cuối cùng, sự không chắc chắn về tương lai và khả năng dự
đoán không cao cũng làm giảm khả năng xác định phương án tối ưu trong điều
kiện không chắc chắn này. II. Vận dụng
Câu 1: Sử dụng phân tích ranh giới để xây dựng cấu trúc một vấn đề CSC? B1: Lấy mẫu bão hòa
Các chủ thể liên quan đến vấn đề chính sách được liên hệ trực tiếp hoặc qua điện
thoại, email để tái hiện vấn đề theo góc độ của mình. Quá trình này kết thúc khi tất
cả các các chủ thể đã đưa ra ý kiến B2: Trình bày, suy luận
Các nhà phân tích suy luận các ý tưởng được nêu ra bởi các chủ thể. Nó có thể là
các mô hình cơ bản, trình tự, thủ tục hay bất cứ thứ gì liên quan.
B3: Ước lượng ranh giới
Từ các thông tin suy luận được, các nhà phân tích tiến hành xây dựng bảng phân bố tần suất.
Phân tích ranh giới là một phương pháp hữu ích để xác định và đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến một vấn đề chính sách công. Phân tích này giúp bạn hiểu rõ hơn về
các ràng buộc, cơ hội, và quan hệ giữa các bên liên quan. Dưới đây là một cách
bạn có thể sử dụng phân tích ranh giới để xây dựng cấu trúc cho một vấn đề chính sách công:
1. Xác định Ranh giới Chính Sách:
- Hệ thống Chính Sách Hiện Tại: Đánh giá các chính sách, luật lệ hiện tại liên quan đến vấn đề.
- Nguyên tắc và Giá trị Cơ bản: Xác định những nguyên tắc cơ bản và giá trị
mà các chính trị gia và cộng đồng đang chú trọng.
2. Xác định Các Bên Liên Quan:
- Các Bên Chính: Xác định những đối tượng và bên liên quan trực tiếp đến
vấn đề, bao gồm chính trị gia, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng.
- Quan hệ Quyền Lực: Phân tích quyền lực và ảnh hưởng của từng bên liên quan đối với vấn đề. 3. Đánh Giá Tác Động:
- Tác Động Kinh tế: Đánh giá các yếu tố kinh tế có thể bao gồm chi phí, lợi
ích, và tác động đối với nguồn thu nhập.
- Tác Động Xã hội: Xác định tác động của chính sách đối với cộng đồng và xã
hội, bao gồm cả các tầng lớp xã hội và các nhóm dân tộc.
- Tác Động Môi trường: Đánh giá tác động của chính sách đối với môi trường và bảo vệ tài nguyên.
4. Xác định Rủi ro và Thách thức:
- Rủi ro Pháp lý: Xác định các vấn đề pháp lý mà chính sách có thể đối mặt.
- Thách thức Thực hiện: Xác định những thách thức có thể xảy ra trong quá
trình triển khai chính sách.
5. Tạo Chiến Lược và Giải Pháp:
- Xây Dựng Chiến Lược Đối Phó: Dựa trên phân tích ranh giới, xây dựng
chiến lược để đối phó với những rủi ro và tận dụng cơ hội.
- Phát triển Giải Pháp Chính Sách: Xác định và phát triển các giải pháp chính
sách dựa trên các thông tin thu thập được từ phân tích ranh giới.
6. Đánh giá và Điều chỉnh:
- Đánh giá Liên tục: Thực hiện đánh giá liên tục về tình hình và điều chỉnh
chính sách khi cần thiết.
- Tương Tác Cộng Đồng: Liên tục tương tác với cộng đồng để đảm bảo sự hỗ
trợ và sự hiểu biết đúng đắn về chính sách.
Bằng cách này, phân tích ranh giới có thể giúp xây dựng một cấu trúc chính sách
công bền vững và linh hoạt, đồng thời đảm bảo rằng nó đáp ứng được nhu cầu và
mong muốn của cộng đồng.
Câu 2: Sử dụng phân tích thứ bậc để đưa ra các nguyên nhân của một vấn đề chính sách.
Phân tích thứ bậc, hay còn gọi là phân tích nguyên nhân và hậu quả, là một phương
pháp mạnh mẽ để xác định các nguyên nhân gây ra một vấn đề chính sách. Dưới
đây là các bước bạn có thể thực hiện để sử dụng phân tích thứ bậc:
Bước 1: Xác định vấn đề chính sách
Chọn một vấn đề chính sách mà bạn muốn phân tích. Đảm bảo vấn đề này đang
ảnh hưởng lớn và cần giải quyết thông qua quyết định chính sách.
Bước 2: Xác định kết quả mong muốn
Rõ ràng về mục tiêu mong muốn khi giải quyết vấn đề chính sách. Điều này giúp
xác định các yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu này.
Bước 3: Xác định các yếu tố thứ bậc
Chia nhỏ vấn đề thành các yếu tố thứ bậc (nguyên nhân và hậu quả). Điều này giúp
bạn tìm hiểu cách mỗi yếu tố ảnh hưởng đến các yếu tố khác.
- Nguyên nhân chính: Đây là yếu tố trực tiếp gây ra vấn đề. Xác định nguyên
nhân cơ bản của vấn đề chính sách.
- Nguyên nhân phụ thuộc: Là các yếu tố xuất phát từ nguyên nhân chính và
góp phần làm tăng cường vấn đề.
- Nguyên nhân không mong muốn: Những yếu tố không mong muốn xuất
hiện và gây ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề.
Bước 4: Xác định mối liên kết giữa các yếu tố
Điều này liên quan đến cách mỗi yếu tố tương tác với nhau. Bạn có thể sử dụng
biểu đồ, sơ đồ, hoặc bảng để minh họa mối liên kết này.
Bước 5: Xác định các biện pháp giải quyết
Dựa trên phân tích thứ bậc, xác định các biện pháp giải quyết để giảm thiểu hoặc
loại bỏ nguyên nhân chính và các yếu tố phụ thuộc.
Bước 6: Đánh giá và lựa chọn biện pháp
Đánh giá các biện pháp giải quyết dựa trên khả năng thực hiện, hiệu quả và tác
động dự kiến. Lựa chọn biện pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu chính.
Bước 7: Tổng kết và theo dõi
Tổng hợp kết quả phân tích và xây dựng một kế hoạch theo dõi để đảm bảo rằng
biện pháp được triển khai và có tác động như mong đợi.
Phân tích thứ bậc giúp hiểu rõ nguyên nhân và tương tác giữa các yếu tố, từ đó tạo
nền tảng cho việc xây dựng các chiến lược chính sách hiệu quả.
Câu 3: Vận dụng phương pháp ước lượng ngoại suy tuyến tính để dự báo mức
tăng trưởng kinh tế năm tiếp theo, biết rằng mức tăng trưởng kinh tế của 05
năm gần lần lượt là: 5.1%, 6.2%, 6.34%, 7.12%, 6.9% ( giả sử năm ) Năm ( X)
Tăng trưởng Mã hóa năm xY x ^2 kinh tế ( Y) (x) 2010 5,1% -2 -10,2 4 2011 6,2% -1 -6,2 1 2012 6,34% 0 6,34 0 2013 7,12% 1 7,12 1 2014 6,9% 2 13,8 4 Tổng: Tổng: 10,86 Tổng:10 31,66% +) a=31,66/5=6,332 +)b= 10,86/10=1,086
-> Y= 6,332 + 1,086.x. Năm tới ( năm 2015) khi đó x=3 -> Y=9,59
Vậy mức tăng trưởng kinh tế năm tiếp theo là 9,59%
Câu 4: Vận dụng phương pháp ước lượng ngoại suy tuyến tính để dự báo số
lượng dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm tiếp theo, biết rằng số dự
án cả 06 năm gần nhất lần lượt là 1843, 2120, 2613, 2714, 3147, 4028 Năm(X) Số dự án Mã hóa năm xY x ^2 ( Y) ( x) 2010 1843 -5 -9215 25 2011 2120 -3 -6360 9 2012 2613 -1 -2613 1 2013 2741 1 -2741 1 2014 3147 3 9441 9 2015 4028 5 20140 25 Tổng: 16492 Tổng: 14134 Tổng:70 +) a= 16492/6= 2748,67 +) b= 14134/70= 201,914
-> Y= 2748,67 + 201,914x. năm tới ( năm 2016 ) , khi đó x=7 -> Y= 4162,068
Vậy số lượng dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm tiếp theo ( năm 2016) là khoảng 4162,086 dự án